Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn thạc sĩ các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.3 KB, 67 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

NGUYỄN TRỌNG HƯNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

NGUYỄN TRỌNG HƯNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ THỦY TIÊN

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi
đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn
đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, chuyên
gia, bạn bè....
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tp.hcm, ngày 11 tháng 8 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Trọng Hưng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và luận
văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính Marketing Tp.hcm đã hết lòng tận tuỵ, truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua, đặc biệt là PGS. TS Hồ Thuỷ Tiên
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại tỉnh Vĩnh
Long”.
Tôi xin chân thành cám ơn các hộ gia đình đã tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra
trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho việc

phân tích đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính
sách xã hội, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã tại các
huyện trong tỉnh Vĩnh Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được
luận văn tốt nghiệp của mình.
Cũng xin cảm ơn đến các bạn sinh viên của Trường Cao đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu. Xin cảm ơn
sự động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): Ủy ban Kinh tế Xã
hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc.
UNFPA (United Nations for Population Fund): Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNICEF
(United Nations International Children's Emergency Fund): Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
NQ: Nghị quyết
CP: Chính phủ
TD: Tín dụng
BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
TCTD: Tổ chức tín dụng
NĐ: Nghị định
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
NH CSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội
NH TMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước
NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM: Ngân hàng thương mại
QTDND: Qũy tín dụng nhân dân

TCXH: Tổ chức xã hội
UBND: Uỷ ban nhân dân
CT: Chính thức
BCT: Bán chính thức
PCT: Phi chính thức
SXKD: Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 3.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 18 
HÌNH 4.1 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC................................................................................. 37 
HÌNH 4.2 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG
TÍN DỤNG BCT................................................................................................... 38 
HÌNH 4.3 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG
TÍN DỤNG PCT ................................................................................................... 38 
HÌNH 4.4 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO MUỐN VAY VỐN NHƯNG
KHÔNG VAY ĐƯỢC Ở THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ........... 39 


DANH MỤC BẢNG

BẢNG 3.2 TỔNG HỢP CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH .............. 26 
BẢNG 4.1 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2014 ............................... 29 
BẢNG 4.2 SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN
2009-2014 THEO ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................... 31 
BẢNG 4.3 THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CHỦ HỘ...................................... 33 
BẢNG 4.4 TÌNH HÌNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO THEO ĐỊA
BÀN NĂM 2014 .................................................................................................... 39 

BẢNG 4.5 SỐ HỘ NGHÈO ĐI VAY PHÂN LOẠI THEO SỐ NGUỒN ĐI VAY
............................................................................................................................... 41 
BẢNG 4.6 TỔNG HỢP ƯU ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI TÍN DỤNG .................. 42 
BẢNG 4.7 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO ................................................................................................. 43 


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1 
1.1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................... 1 
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................... 1 
1.2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................................ 1 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................ 2 
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 2 
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................... 2 
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 
1.4.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:........................................................................ 2 
1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 3 
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 3 
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. .................................... 3 
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:......................................................................................... 4 
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN ................................................................. 5 
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: .......................... 5 
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5 
2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG ............................................................. 8 
2.2.1 Khái niệm về tiếp cận tín dụng:......................................................................... 8 
2.2.2 Phương pháp tiếp cận. ....................................................................................... 9 
2.2.3 Ý nghĩa việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng .......................................... 12 
2.2.4 Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng: ...................................... 13 

2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ:............................................ 13 
2.3.1 Nước ngoài: ..................................................................................................... 14 
2.3.2 Trong nước: ..................................................................................................... 15 
CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 18 
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: gồm các bước sau: .............................................. 18 
3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU: .................................................................................................. 18 


3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................. 21 
3.3.1 Cỡ mẫu ............................................................................................................ 21 
Bảng 3.1 Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long .......... 21 
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................... 21 
3.4 DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO: ............................................................... 21 
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 28 
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014.28 
4.2 THỰC TRẠNG VIẾT TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO HIỆN NAY ............................................... 32 
4.2.1. Đặc điểm của chủ hộ và hộ gia đình .............................................................. 32 
4.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ ................................................................................... 32 
4.2.2 Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo........................... 36 
4.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG. ................................................................................................ 42 
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 47 
5.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 47 
5.2. KIẾN NGHỊ: ........................................................................................................... 48 
5.2.1 Đối với hộ nghèo: ............................................................................................ 48 
5.2.2 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có liên quan..................................... 48 
5.2.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long ................................... 49 

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: ..................................... 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52 
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 54 


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nền kinh tế nước ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Phần lớn dân cư tận dụng được nhiều cơ hội thuận lợi, phát triển sản xuất kinh
doanh vươn lên khá giả. Một bộ phận dân cư khác do gặp những rủi ro bất khả kháng rơi
vào hoàn cảnh nghèo đói. Quy luật phân hóa giàu nghèo dưới tác động của cơ chế thị
trường nếu không có sự điều phối của Nhà nước sẽ diễn ra ngày càng sâu sắc.
Đến cuối năm 2013, cả nước nói chung còn hơn 1,5 triệu hộ nghèo, tỷ lệ hộ tái nghèo
hàng năm còn cao, riêng tỉnh Vĩnh Long còn 12.623 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,57% tổng số
hộ trên địa bàn. Tỉnh cũng đã triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, tạo
điều kiện cho hộ nghèo tiếp tục được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh cải
thiện cuộc sống, tăng thu nhập để vươn lên khá, giàu. Về lâu dài, chính sách này góp phần
cải thiện dần các vấn đề về an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong
thực tế, hộ nghèo không được thụ hưởng chương trình tín dụng chính sách và rất khó khăn
để tiếp cận với nguồn vốn từ Ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính Sách Xã hội tỉnh Vĩnh Long, nhằm
đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo là cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn đối với tỉnh Vĩnh Long. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài
“Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Long”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài này được nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo, từ đó tìm ra một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng ưu đãi chính thức cho hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh
Long.
1


1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng vay vốn ưu đãi của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2014.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp
cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2009 -2014.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi cho
hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng các hộ nghèo tại Vĩnh Long tiếp cận tín dụng ưu đãi chính thức tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
- Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức của các hộ nghèo tại Vĩnh Long?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi
của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi
đối với hộ nghèo trong tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng vốn vay ưu đãi và các yếu tố tác
động đến việc tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội

trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014.
Vùng nghiên cứu được chọn dựa theo số liệu thống kê các hộ nghèo được tập trung tiêu
biểu và do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo và theo số lượng người
tham gia chương trình cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh Vĩnh Long.
Mỗi xã, thị trấn được chọn và phỏng vấn trực tiếp tại nhà một cách ngẫu nhiên theo thông
tin thu thập từ ngân hàng trên tại huyện và chính quyền địa phương.

2


1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu:
- Số liệu lấy từ các số liệu thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn năm 2009 – 2014.
- Số liệu tiến hành điều tra khảo sát trong năm 2014.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Định tính:
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê mô tả
- Định lượng: điều tra khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố thông qua số
liệu điều tra và chạy mô hình
+ Mô hình Probit có dạng như sau:
Prob (Y = 1│x) = F(x’β + u)
Trong đó:
Biến phụ thuộc (hanchetindung) là khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ưu đãi,
đây là một biến giả. Y=1: hộ bị hạn chế tín dụng; Y=0: hộ không bị hạn chế tín dụng.
xi là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ nghèo có vay được
vốn hay không như: quan hệ xã hội của chủ hộ, tuổi tác, thu nhập và thời gian cư trú của
hộ nghèo,…

1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
- Ý nghĩa khoa học:
Có cái nhìn tổng thể về thực trạng cho vay vốn tín dụng ưu đãi tại địa bàn nghiên cứu.
Xác định được những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay đến
thu nhập của đối tượng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động cho vay ưu đãi cho hộ nghèo từ
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long.

3


- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất những giải pháp hợp lý để góp phần giúp hộ nghèo có thể nâng cao khả năng
tiếp cận vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả, nhằm cải thiện đời sống và vươn lên thoát
nghèo.
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về lý luận.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
2.1.1. Khái niệm
- Tín dụng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật,

tiền tệ từ người cho vay sang người đi vay, trong đó người đi vay phải hoàn trả cho người
chủ sở hữu cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit
trong tiếng Anh - có nghĩa là lòng tin, sự tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải
theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các
hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng
thương mại. Trong đó tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín dụng
chính thức, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phi chính thức (Phạm Hoài Bắc,
2003).
- Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng trong đó người bán, nhà cung cấp đồng
ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hoá đã mua trong một khoảng thời gian nhất định (Trần
Ái Kết, 2009).
- Tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4 - Luật các TCTD số 47/2010/QH12
đã được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010).
- Khả năng bị giới hạn tín dụng: Là khả năng mà người đi vay có thể nhận được các
khoản vay với số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu xin vay (Martin Petrick, 2004).
2.1.2. Phân loại tín dụng: Có nhiều cách phân loại, xét về phương diện pháp lý có thể phân

chia thị trường tín dụng thành thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng phi
chính thức:
- Tín dụng chính thức: Là hình thức huy động vốn và cho vay thông qua các tổ
chức trung gian tài chính có đăng ký hoạt động và hoạt động công khai theo Luật, hoặc
chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp. Hoạt động theo hình thức
5


này có hệ thống ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã
tín dụng, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức kinh tế có hoạt động
ngân hàng, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các

chương trình và dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Chính
phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp
Liên hiệp quốc (IFDA).
- Tín dụng phi chính thức: Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng ở đây với
nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện
nay. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm
hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả
các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là
lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực
tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn
so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan
hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.
Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tín
dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những
giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong
khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng.
- Tín dụng bán chính thức: Bên cạnh tín dụng chính thức và không chính thức, tín
dụng bán chính thức gần đây cũng được hình thành và phát triển thông qua các chương
trình tín dụng vi mô, Kỷ yếu Khoa học 2012: 144-165 Trường Đại học Cần Thơ 148 được
cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ các quỹ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ
(NGO). Loại hình tín dụng này cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho những hộ bị loại
khỏi khu vực tín dụng chính thức. Tuy nhiên, khu vực tín dụng bán chính thức có một vai
trò nhỏ trong việc cung cấp tín dụng vi mô tại Việt Nam vì hệ thống tài chính thiếu một
khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính này (trước Luật Các Tổ Chức Tín Dụng sửa
đổi, được ban hành tháng 6 năm 2012).
6


Lĩnh vực tín dụng bán chính thức đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung

cấp các khoản vay nhỏ cho nhóm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở
nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Khu vực này dựa trên các chương trình tài chính vi mô,
được thực hiện bởi các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân. Các tổ chức này có
vốn riêng, quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên và quỹ từ các nguồn tài trợ khác. Họ đã
cho các đối tượng hưởng lợi vay vốn trực tiếp. “Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho
vay được gọi là "5 Cs" bao gồm: Vốn, tài sản đảm bảo, điều kiện, đặc điểm, khả năng trả
nợ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đặc điểm của người vay (Jovita M.Corpuz và
Ferdinand Paguia, 2008).
Vì vậy, hầu hết các hoạt động tài chính vi mô phát triển theo dự án thực hiện ở cấp
tỉnh địa phương. Do thông tin không đầy đủ và số liệu thu thập bị hạn chế, tín dụng bán
chính thức không được đề cập trong nghiên cứu này.
2.1.3 Hộ nghèo, tín dụng hộ nghèo và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ
nghèo:
- Hộ nghèo: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc
thấp hơn chuẩn nghèo.
Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng
(từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Tín dụng đối với hộ nghèo: là những khoản tín dụng ưu đãi chỉ dành riêng cho
những hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời
gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi. Để vay được vốn ưu đãi, hộ nghèo không
phải thế chấp tài sản, tuy nhiên phải thỏa mãn 3 điều kiện đó là: có hộ khẩu thường trú
hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ
nghèo và là thành viên của các tổ Tiết kiệm và vay vốn

7



- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo:
+ Là động lực giúp hộ nghèo vượt qua nghèo đói: Khi được vay vốn hộ nghèo có
điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây, con mới, kỹ
thuật canh tác mới đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
+ Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn. Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động
SXKD trong nền kinh tế thị trường.
+ Cung ứng vốn cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới: Từ nguồn vốn
vay, các hộ nghèo có điều kiện thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập, văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao có điều kiện phát triển, trật tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững
tạo bộ mặt nông thôn mới ở các vùng quê.
- Rủi ro đối với tín dụng hộ nghèo: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt
đông có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch
bệnh cây trồng vật nuôi....thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên
nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu
thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG
2.2.1 Khái niệm về tiếp cận tín dụng:
Là việc người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn được tại
các tổ chức tín dụng. Hay còn gọi là vay vốn ngân hàng là hình thức phát sinh giao dịch
bằng tài sản giữa một bên là các ngân hàng gọi là bên cho vay và một bên là các cá thể,
doanh nghiệp gọi là bên vay. Bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả vô
điều kiện cho bên cho vay cả vốn lẫn lãi khi đến hạn phải thanh toán đã thỏa thuận.

8


2.2.2 Phương pháp tiếp cận.
2.2.2.1 Phương pháp tiếp cận cổ điển:

Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò của các
trung gian tài chính trong thị trường tín dụng. Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng, ở các
nước đang phát triển, thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết kiệm. Vì thế, vai trò của Chính
phủ trong việc tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp vốn cho những nơi cần thiết là vô cùng
quan trọng. Về mặt nhu cầu tín dụng, tín dụng được xem là đầu vào quan trọng trong sản
xuất và việc không sẵn có của vốn là nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm
giới hạn cơ hội đầu tư của người dân cũng như doanh nghiệp.
Do đó, nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển cũng sẽ tăng trưởng chậm lại
vì thiếu nguồn cung tín dụng. Mặt khác, lãi suất trên thị trường tín dụng quá cao so với
những hộ vay nhỏ. Điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn thiết yếu khác cho đầu tư tăng
năng suất. Từ đó, nó tạo ra khe hở cho những người cho vay độc quyền kiếm lời. Vì vậy,
phương pháp tiết kiệm cổ điển chú trọng việc khuyến khích giá đầu vào. Tức là việc giảm
lãi suất sẽ làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và tạo nên sự khuyến khích cần thiết
cho việc hình thành vốn sản xuất. Trong trường hợp này, trường phái cổ điển ủng hộ cho
các chính sách tín dụng lãi suất thấp như lãi suất trần, luật chống cho vay nặng lãi và lãi
suất trợ cấp, … Theo trường phái này, vai trò của các chương trình tín dụng của Chính phủ
trở nên rất quan trọng trong việc can thiệp vào việc lập ngân quỹ cho từng vùng cụ thể, đặc
biệt là nông nghiệp, từng nhà sản xuất cụ thể, đặc biệt là các công ty nhỏ và nông dân vì
đây là những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo.
2.2.2.2 Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính:
Cũng giống như trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cũng cho rằng,
thị trường tín dụng bị phân khúc và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, trường phái kìm hãm tài
chính cũng phản bác lại những lập luận của trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài
chính cho rằng, các chính sách tài chính của chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính
phát triển theo đúng hướng của nó. Họ cho rằng, Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả
trên thị trường tự do.
9


Việc ấn định lãi suất thấp trong cho vay chính thức đã phá hỏng cân bằng về cung cầu trong hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay. Do đó, tín dụng rơi vào

những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền lực chính trị và vào những người có
sự bảo trợ.
Cho nên, lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền tiết kiệm
và lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính. Về nguồn cung tín dụng, lý thuyết này căn
cứ vào lập luận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận khi họ gửi tiền trong điều kiện có
rủi ro. Trong đó, lợi nhuận là lãi suất của các khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm
phát.
Do đó, theo phương pháp tiếp cận “sự co giãn lãi suất” cho rằng, lãi suất thực cao và
sự cố định giá cả là điều kiện cho việc thu hút các nguồn tiền tiết kiệm. Ngược lại, lãi suất
tín dụng thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tài chính chính thức. Vì có trần lãi
suất, các ngân hàng không thể tăng nguồn huy động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào
khung cấp tín dụng của ngân hàng trung ương. Từ đó, họ không thể huy động được những
nguồn tiết kiệm khác, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân bằng sẽ gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định các nguồn cung ứng tín dụng. Theo một
số kết quả nghiên cứu cho rằng, chính sách lãi suất thấp sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về các
khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải đưa ra các cơ chế không định giá. Điều
này làm cho các ngân hàng cung cấp “tín dụng lãi suất thấp”, nhưng thực tế lại khác, mặc
dù lãi suất danh nghĩa có thể thấp, nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay
trong suốt thời gian thực hiện thủ tục vay vốn là rất cao.
Bên cạnh đó, với mức lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính tái phân phối lại danh
mục tín dụng cho những hộ lớn quen biết hơn là lập quan hệ với những hộ vay nhỏ và các
khách hàng có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, tín dụng lãi suất thấp cũng là cơ hội cho những kẻ
tìm kiếm khe hở độc quyền. Điều này không chỉ dẫn đến thị trường tín dụng hoạt động kém
hiệu quả và bị xuyên tạc mà còn cản trở việc vay vốn của người nghèo và làm tăng cơ hội
cho tham nhũng và quan liêu.
10


Mặt khác, theo trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, với một lượng nhỏ quỹ,

người nông dân chỉ có thể đầu tư kỹ thuật lạc hậu và họ sẽ nhận phần lợi nhuận thấp.
Ngược lại, nếu anh ta có đủ vốn, anh ta sẽ tiếp cận với kỹ thuật hiện đại. Từ đó, lợi nhuận
sẽ cao và sẽ làm cho mức tiết kiệm tích lũy của anh ta vượt xa ngưỡng thấp nhất ban đầu.
Cho nên, lãi suất cao sẽ khuyến khích người gửi tiền mà không kiềm hãm đầu tư.
Vì vậy, các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kiềm hãm tài chính là giải
phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi mặt trên thị
trường tài chính. Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thức quản lý giá như lãi
suất trần, hạn ngạch tín dụng, ngân quỹ cho vay và bù lỗ, …
2.2.2.3 Phương pháp tiếp cận hiện đại:
Trường phái này cho rằng nguồn vốn cho vay trong thị trường tài chính nông thôn
phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo
nguồn cho vay là rất quan trọng. Hơn nữa, chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp
đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm sẽ giúp người nghèo
thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói (thu nhập thấp, không dư thừa cho tiết kiệm,
không đầu tư, năng suất thấp, thu nhập thấp). Ngoài ra, huy động vốn tốt có nghĩa là nguồn
vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn và đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ
chức tài chính vì nó giảm sự phụ thuộc của ngân hàng đối với các nguồn vốn bên ngoài và
đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của
khách hàng, đồng thời cũng giảm chi phí và khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn.
Ngoài ra, trường phái này chỉ ra rằng thị trường tài chính nông thôn thường bị phân
đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của Chính phủ trong việc mở rộng mạng
lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ
tài chính, tín dụng đa dạng của người dân. Bên cạnh đó, việc hạn chế tín dụng tồn tại ngay
cả trong thị trường cạnh tranh tự do vì cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa
cung và cầu của tín dụng. Mặt khác, do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường
tài chính nông thôn nên những người có nhu cầu vay nhỏ, đặc biệt là những người nghèo,
thường không gia nhập được thị trường tài chính chính thức.
11



Vì vậy, hai hướng giải quyết của trường phái tiếp cận hiện đại là tổ chức lại các định
chế tài chính truyền thống, xây dựng các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt
động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt
động. Hướng giải quyết thứ hai là thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính
thức và phi chính thức. Các tổ chức tín dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng phi
chính thức như là kênh dẫn vốn của mình. Ở nhiều nước đang phát triển như Đài Loan,
Indonesia…. Việc vận dụng các lý thuyết mới đã giúp hệ thống tài chính nông thôn phát
triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn. Đặc biệt là cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng cho các hộ
nông dân và các hộ nghèo.
2.2.3 Ý nghĩa việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
2.2.3.1 Đối với đối tượng đi vay:
Các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt
động trên địa bàn, điều này đồng nghĩa với người dân có được nguồn vốn vay để phát triển
sản xuất kinh doanh. Giúp cho người nghèo thoát nghèo sau quá trình xoá đối giãm nghèo
và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập cộng đồng. Giúp
cho người vay hiểu được trách nhiệm của mình trong quan hệ vai mượn, khuyến khích
người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh để tạo thu nhập trả nợ ngân hàng, tránh
sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.
2.2.3.2 Đối với cơ quan tín dụng:
Khẳng định được vai trò của mình đối với các hộ dân, các nguồn vốn cho vay trong
hộ dân được mở rộng, các dự án cho vay được thực hiện tốt, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa
cơ quan tín dụng và người dân, thu được khoản lãi từ việc cho vay.
2.2.3.3 Đối với kinh tế địa phương:
Góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống nông thôn, an ninh, trật
tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế các mặt tiêu cực. Tạo bộ mặt mới trong đời sống ở
địa phương. Nền kinh tế địa phương phát triển, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao nâng suất trong sản xuất
12



nông nghiệp. Góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã
hội.
2.2.4 Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng:
Các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng đa phần được xây dựng trên nền tảng thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo và thông tin bất đối xứng. Các nghiên cứu này thường được
thực hiện ở từng thị trường hoặc cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và
phi chính thức để so sánh tác động của từng yếu tố lên thị trường tương ứng.
Đối với thị trường tín dụng chính thức và cả phi chính thức, các nghiên cứu của
nhiều tác giả cho thấy, phần lớn khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay thường bị ảnh
hưởng bởi nhóm các yếu tố đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình như:
- Tuổi của chủ hộ: tuổi càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng càng hạn chế.
- Giới tính: theo Trần Thơ Đạt (1998) chủ hộ là nữ ít tiếp cận với hình thức tính
dụng chính thức. Họ thích vay từ các chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ vì thủ tục đơn
giản không cần phải thế chấp tài sản.
- Học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của
hộ càng nhiều hơn.
- Dân tộc: Chủ hộ là dân tộc kinh thì họ sẽ dễ tiếp cận với thông tin bằng tiếng việt
hơn các dân tộc khác.
- Tỷ lệ phụ thuộc: Số người phụ thuộc trong hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín
dụng càng thấp.
- Quan hệ xã hội: Có bạn bè, người thân càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng
càng cao.
2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ:
Hầu hết các nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của
hộ nghèo ở cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức mà chủ
yếu hai thị trường tín dụng được nghiên cứu nhiều nhất là nguồn tín dụng chính thức và phi
chính thức. Việc nghiên cứu các đối tượng tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng
13



vốn tín dụng được nhiều tác giả quan tâm và sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau
mà cụ thể chia thành các nhóm sau đây:
2.3.1 Nước ngoài:
Mô hình Probit và Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các đối tượng nghiên cứu.
2.3.1.1 Nghiên cứu của Okurut, (năm 2004)
Thực hiện việc nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn về nhu cầu tín dụng hộ nghèo tại
Uganda. Mô hình hồi qui OLS được tác giả sử dụng để thực hiện đo lường các yếu tố tác
động đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo mà không sử dụng các mô hình Probit và
Tobit như những đề tài trên.
Tiếp nối chủ đề này, Okurut (2006) lại tiếp tục thực hiện nghiên cứu cụ thể các yếu tố
ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của người nghèo và người Da màu trong khu vực tài
chính phân đoạn ở Nam Phi. Mô hình logit đa thức được dùng để ước tính yếu tố ảnh
hưởng tiếp cận vào hình thức tín dụng chung, mô hình Heckman được dùng để ước t ính
các yếu tố ảnh hưởng tiếp cận vào tín dụng cho người nghèo, mô hình probit dùng cho
phương pháp ước tính của yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng cho người da màu. Đây là sự
kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng với
nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chi phí và điều kiện cho vay có thể bị
han chế đối với một số người đi vay có rủi ro cao.
2.3.1.2 Nghiên cứu của Kedir (năm 2007)
Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu điều tra hộ gia đình năm 2000 ở vùng thành thị
của Ethiopia cho các hộ riêng biệt để xác định các yếu tác động đến việc tiếp cận tín dụng
và lượng vốn vay của các hộ này trong vùng nghiên cứu. Tác giả tìm thấy một tỷ lệ cao
(26,6%) của hạn chế tín dụng của hộ gia đình, phần lớn trong số đó là những mẫu khó tiếp
cận được nguồn tín dụng .
Đối với các yếu tố tác động đến hạn chế tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, nghiên
cứu của Kedir (2007) cho thấy các biến vị trí địa lý của các hộ gia đình, nguồn lực hộ gia
đình hiện tại, học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, tài sản thế chấp, số người phụ thuộc, tình
trạng hôn nhân và dư nợ là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng.

14


Các đặc tính của khách hàng vay, tức là mặc dù có tất cả các thông tin về cá nhân và hộ gia
đình nhưng cũng không thể giúp dự đoán những người sẽ nhận được tín dụng hay không,
điều này còn tùy thuộc vào quy chế xét nhận tín dụng
2.3.1.3 Nhóm nghiên cứu phát triển (DERG) của Trường Đại học Tổng
hợp Copenhagen (UoC), (năm 2010)
Cũng nghiên cứu ước lượng các mô hình xác suất tuyến tính và các tác động không
đổi của xác suất của việc có một khoản vay, xác suất của việc có khoản vay theo nguồn, và
xác suất của việc có khoản vay theo mục đích sử dụng để đánh giá các yếu tố quyết định
đến tiếp cận tín dụng thông qua việc sử dụng mô hình lựa chọn mẫu Heckman. Đề tài cũng
sử dụng phân tích số liệu chéo qua các năm để đánh giá tính hiệu quả của tín dụng đối với
các đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng sử dụng cách tiếp cận các biến công cụ để khắc
phục vấn đề mang tính nội sinh trong quá trình nghiên cứu.
2.3.2 Trong nước:
2.3.2.1 Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (năm 2001)
Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn
vay, lại sử dụng mô hình Probit kết hợp phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
nghiên cứu về việc quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân ở vùng Đồng bằng Sông
Hồng của Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng sử dụng mô hình Probit để tính xác suất nông hộ
tiếp cận tín dụng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của nông hộ.
2.3.2.2 Nghiên cứu của Vương quốc Duy & Lê Long Hậu (năm 2008)
Tác giả thực hiện việc nghiên cứu vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông
hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, tác giả không sử dụng tiếp mô hình Tobit hay ước
lượng bình phương nhỏ nhất để đánh giá khả năng tiếp cận lượng vốn vay của các nhân tố
mà tác giả lại nghiên cứu sự khác biệt của nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên các
tiêu chí thông qua phương pháp so sánh từng cặp.


15


2.3.2.3 Đối với nghiên cứu của Trần Bình Minh (năm 2010)
Tác giả cho thấy các yếu tố quyết định làm hạn chế tín dụng ở đây là do ba biến: nhận
được sự giúp đỡ từ cộng đồng trong quá trình vay vốn, lịch sử thanh toán các khoản nợ và
sự tiếp xúc với bất kỳ ai làm việc trong các khu vực tín dụng đó. Ngoài ra, tuổi của chủ hộ
cũng có ảnh hưởng, nam thì có cơ hội vay được cao hơn vì họ có được trình độ cao hơn.
Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ thuộc và tổng giá trị tài sản thì bị ảnh hưởng rất nhỏ. Điểm khác
trong nội dung nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu hạn chế tín dụng ở cả 3 thị trường so
với các nghiên cứu khác cùng nội dung. Một điểm đáng lưu ý nữa đối với vấn đề bị hạn
chế tín dụng là thông tin tín dụng ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, hộ nghèo nhận
được thông tin vay vốn tín dụng phần lớn từ chính quyền địa phương.
Riêng đối với Trần Bình Minh (2010) Nghiên cứu yếu tố quyết định hạn chế tín dụng
ở thị trường tín dụng nông thôn cho thấy các hộ gia đình nông thôn Việt Nam có thể tiếp
cận vốn vay ở 3 khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi
chính thức thông qua bộ số liệu được thu thập từ bốn tỉnh thành từ điều tra mức sống của
hộ gia đình Việt Nam năm 2002. Kết quả là các hộ gia đình đều bị hạn chế tín dụng trong
cả ba khu vực cung cấp vốn vay. Điểm khác trong nội dung nghiên cứu này là tác giả
nghiên cứu hạn chế tín dụng ở cả 3 thị trường so với các nghiên cứu khác cùng nội dung.
2.3.2.4 Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thơ (2010):
Tác giả nghiên cứu phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ
trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà ôn – Tỉnh Vĩnh Long, bằng phương pháp thu thập
số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính.
Tác giả đã sử dụng hồi quy tuyến tính, tác giả đã chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý
nghĩa, phát huy yếu tố ảnh hưởng tốt, khắc phục yếu tố có ảnh hưởng xấu. Cụ thể mô hình
probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tính dụng và mô hình Tobit
dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Độ tin cậy của mô hình là10%.
Kết quả mô hình probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa
10% là số lao động, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, mức độ quen biết trong xã

hội, thu nhập và giới tính. Trong đó hai biến có dấu đúng như kỳ vọng là số lao động và
biến điện thoại, các biến còn lại thì dấu kỳ vọng ngượi lại. Giá trị kiểm định mô hình
16


×