Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG tác QUẢN lý CHI NSNN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG tài CHÍNH bắc lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.85 KB, 96 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐÀI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINHT

VONGXAY PHET SOM PHONE

GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NSNN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYỂN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

TPHCM 2011-2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐÀI HỌC TÀI CHÍNH MARKETINHT

VONGXAY PHET SOM PHONE

GIẢI PHÁP NHẦM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NSNN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYỂN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

Người hướng dẫn khoa học
Viện sĩ,TSKH. Nguyễn Văn Đáng

TPHCM 2011-2013




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa hoc
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn.

VONGXAY PHET SOM PHONE


Danh mục các chữ viết tắt

CHDCND Lào

:

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

CHXHCN

:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

NSNN

:


Ngân sách nhà nước

NS

:

Ngân sách

NN

:

Nhà nước

HSSV

:

Học sinh sinh viên

CBVC

:

Cán bộ viên chức

BHYT

:


Bảo hiểm y tế

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

TSCĐ

:

Tài sản cố định

CĐTC

:

Cao đẳng Tài chính

GD-ĐT

:

Giáo dục - Đào tạo

KBNN

:


Kho bạc nhà nước


Danh mục các bảng, biểu

Số hiệu

Tên bảng, biểu

Trang

Quy mô nhân sự của Trường CĐTC Bắc Lào năm 2008-

35

bảng, biểu
Bảng số 2.1

2010
Bảng số 2.2

Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào

36

Bảng số 2.3

Tổng hợp nội dung chi giai đoạn 2008-2010


37

Bảng số 2.4

Tỷ lệ các nội dung chi giai đoạn 2008-2010

37

Bảng số 2.5

Chi tiết chi Ngân sách cho các khoản chi thường xuyên

39

theo chức năng, nhiệm vụ giai đoạn 2007-2010
Bảng số 2.6

Quy định mức chi trả tiền giảng, tiền công làm vượt giờ

44

Bảng số 2.7

Tình hình trang bị máy tính trong thời gian qua

58

Bảng số 2.8

Tình hình quản lý nợ của trường CĐTC Bắc Lào


61

Bảng số 3.1

Dự kiến quy mô nhân sự năm 2015

68

Bảng số 3.2

Dự kiến quy mô đào tạo năm 2015

68


Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu ............................................................................................................... 1

CHƯƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NSNN VÀ
QUẢN LÝ CHI NSN .........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN ........................................................................... 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi NSNN ........................................................... 3
1.1.2. Vai trò chi NSNN ................................................................................. 6

1.1.3. Phân loại chi NSNN ............................................................................ 11
1.2. QUẢN LÝ CHI NSNN ................................................................................. 14

1.2.1. Khái niệm quản lý chi NSNN.............................................................. 14
1.2.2. Đặc điểm quản lý Chi NSNN .............................................................. 15
1.2.3. Nội dung quản lý chi NSNN ............................................................... 16
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước ............. 22
1.3. Nội dung chi và quản lý chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo .. 25
1.3.1. Nội dung các khoản chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo ....... 25
1.3.2. Nội dung quản lý các khoản chi NSNN tại các đơn vị sự nghiệp
đào tạo .......................................................................................................... 28
1.3.3. Quản lý tài sản, tiền lương và các quỹ tài chính tại đơn vị sự nghiệp
đào tạo........................................................................................................... 28
1.4. Xu hướng tăng cường quản lý NSNN ..................................................... 31
CHƯƠNG2:THỰCTRẠNGQUẢNLÝCHINSNNTẠITRƯỜNGCAOĐẲ
NGTÀICHÍNHBẮCLÀO ............................................................................... 34
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH
BẮC LÀO........................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng nội dung chi NSNN tại trường Cao đẳng tài chính Bắc Lào ....... 36


2.2.1. Cơ chế quản lý chi NSNN tại trường Cao đẳng tài chính Bắc Lào......... 37
2.2.2. Nội dung chi NSNN tại trường cao đẳng tài chính Bắc Lào ................... 40
2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN tại trường cao đẳng tài chính
BắcLào .............................................................................................................. 44
2.3.1. Lập dự toán chi tại trường Cao đẳng tài chính Bắc Lào ......................... 44
2.3.2. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ....................................................... 45
2.3.3. Thực trạng quản lý chi tài sản Nhà nước tại trường Cao đẳng tài
chính Bắc Lào ............................................................................................... 57
2.3.4. Thực trạng kiểm tra kiểm soát tài chính ............................................. 58

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường Cao
đẳng tài chính Bắc Lào .............................................................................. 59
2.4.1 Những kết quả đạt được ...................................................................... 59
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 61

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO ............68
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DẠY NGHỀ
Ở CHDCND LÀO TRONG NHỮNG NĂM ..................................................... 68
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC
LÀO TRONG NHỮNG NĂM TỚI ...................................................................... 70
3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO ......................................................................... 72

3.3.1 Đổi mới phương thức quản lý đối với GD-ĐT ................................... 72
3.3.2 Đa dạng hoá các nguồn thu cho sự phát triển của trường Cao đẳng
Tài chính Bắc Lào ....................................................................................... 74


3.3.3. Tăng cường chi NSNN cho đầu tư xây dưng cơ bản để tăng thêm
cơ sở vật chất nhà trường. Đồng thời thu hút các nguồn viện trợ nước
ngoài chi đầu tư cơ sở hạ tầng ...................................................................... 75
3.3.4 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với thực tế theo
hướng tăng cường thêm nguồn lực cho đội ngũ giảng viên trong đơn vị .... 76
3.3.5 Tăng cường công tác quản lý tài sản trong đơn vị ............................. 77
3.3.6 Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập ................. 80
3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị ........ 81
3.4. MỘT SỐ KIẾN .................................................................................................. 84


3.4.1 Về phíacơ quan quản lý ....................................................................... 84
3.4.2 về phía trường cao đẳng tài chính Bắc Lào ......................................... 86
KẾT LUẬN....................................................................................................... 89


Danh mc ti liu tham kho
1. Lut giỏo dc Lo, nm 2007
2. Chin lc phỏt trin kinh t-xó hi 8 tnh min Bc ca Lo, B K
hoch v u t Lo, nm 2010-2015
3. Bi tng kt k toỏn trng CTC Bc Lo nm 2010-2012
4. B Ngoi giao (1997), Lch s v quỏ trỡnh hỡnh thnh cỏc nc
ASEAN.
5. CHDCND Lo (2006), 30 nm thc hin k hoch phỏt trin kinh t
- xó hi ca nc CHDCND Lo, Nxb U ban k hoch v u t.
6. ng Nhõn dõn cỏch mng Lo (1986), Vn kin i hi i biu
ton quc ln th IV, Nxb U ban tụn giỏo Trung ng, H ni.
7. ng Nhõn dõn cỏch mng Lo (2001), Vn kin i hi ng ton
quc ln th VII, Nxb Ban Tuyờn hun Trung ng.
8. ng Nhõn dõn cỏch mng Lo (2011), Vn kin i hi ng ton
quc ln th IX, Nxb Ban Tuyờn hun Trung ng.
9. Quc hi nc CHDCND Lo (1991), Hin phỏp nc CHDCND
Lo.
10. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NS (2006)
11. Học viện tài chính, lý thuyết tài chính (2005) Nxb tài chính Hà nội
12. Ngân hàng thế giới, hoàn cảnh kinh tế ở nước CHDCND Lào (2005)
13. Học viện tài chính Giáo trình quản lý tài chính công, (2005) Nxb tài
chính.
14. Quy định về nh mc chi NSNN số 08, Viêng Chăn ngày
22/12/2002 ca B trng B Ti chớnh Lo.
15. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005 và 2006-2010, Báo

cao của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào.
16. PGS, TS Dương Đăng Chinh và Phạm Văn khoan (2005), Quản lý
tài chính công, Nxb tài chính Hà Nội
17. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII


18. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
19. Trần Xuân Trí, Cải cách hành chính trong công tác quản lý chi
NSNN qua KBNN (2002)
20. Niêm giám thống kê qua các năm 2001-2007.
21. Giáo trình thuật ngữ chuyên ngành tài chính Việt Lào.
22. Cỏc ti liu tham kho khỏc.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, một trong những yêu cầu và cũng là mục tiêu của các nước
là hiện đại hoá nền giáo dục, bồi dưỡng cho con người có tinh thần khám
phá, thích ứng với sự biến đổi của xã hội, đặc biệt là chúng ta đang sống
trong thời đại mà toàn cầu hoá kinh tế là xu thế không thể đảo ngược, ở đó,
nền kinh tế mới, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò trọng yếu. Để đảm bảo
giành thắng lợi hoặc không bị tụt hậu trong xu thế thời đại ngày nay Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư cho sự phát triển giáo dục - đào tạo, coi
“Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để thúc đẩy sự phát triển giáo
dục - đào tạo phải tăng cường đầu tư từ NSNN. Bên cạnh đó việc quản lý các
khoản chi đó sao cho đúng mục đích, đúng theo quy định của Nhà nước, đảm
bảo nguyên tắc tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, chống thất thoát NSNN là một
đòi hỏi cấp thiết.
Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào cũng là một đơn vị sự nghiệp

công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, là một đơn vị sự nghiệp
có thu sử dụng kinh phí từ NSNN hàng năm. Hàng năm dựa trên nguồn thu
sự nghiệp của trường và kinh phí từ NSNN bổ sung thêm nhà trường tiến
hành chi tiêu theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực
hiện định mức chi khác. Do tính chất thu chi của trường có tính chất khá
phức tạp như vậy, nên cần có biện pháp tăng cường quản lý chi NSNN sao
cho đạt hiệu quả cao là rất cần thiết để thực hiện tốt công tác giảng dạy cho
các sinh viên và các cán bộ ngành Tài chính đến từ 8 tỉnh miền Bắc của Lào.
Vì vậy, tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện
công tác quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào là rất
cần thiết, giúp cho trường nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN, thực hiện
tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao. Nên em mới mạnh dạn nghiên cứu đề tài: ”
Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại trường
Cao đẳng tài chính Bắc Lào ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1


Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường Cao
đẳng Tài chính Bắc lào trong giai đoạn 2010-2012, từ đó đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN
tại trường trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản
lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào trong giai đoạn 20102012.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong việc tập trung phân
tích, đánh giá về công tác quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính
Bắc Lào giai đoạn 2010-2012 và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính- Bắc
Lào.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng biện pháp luận, phương pháp tư duy, các phương
pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Dựa trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế công tác quản lý chi
NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào, đề tài đã góp phần:
- Làm sáng tỏ vấn đề cơ bản về chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường Cao
đẳng Tài chính Bắc Lào.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
chi NSNN tại Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba
chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về NSNN và quản lý chi NSNN
2


Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN tại trường cao đẳng tài chính
Bắc Lào
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN tại trường
cao đẳng tài chính Bắc Lào
CHƯƠNG 1: MỘT SÔ VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ CHI NSNN
VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi NSNN
1.1.1.1. Khái niệm chi NSNN
Chi ngân sách nhà nước là một trong hai nội dung cơ bản của hoạt

động NSNN. Thông qua chi NSNN mới đảm bảo các yếu tố vật chất và quá
trình hoạt động của Nhà nước. Ở đây, Nhà nước chính là chủ thể của NSNN.
Các yếu tố vật chất đó được phục vụ cho hoạt động cơ bản của Nhà nước, có
thể tóm tắt trên hai mặt như sau:
- Thứ nhất là, Chi NSNN để nuôi sống chính bản thân bộ máy nhà
nước.
- Thứ hai là, Chi NSNN để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nơi các
nguồn tài chính được huy động và tạo lập từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ
các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cũng chính quỹ tiền tệ đó lại được
chi dùng cho các nhu cầu khác nhau, liên quan đến nhiều lợi ích khác nhau
nên trước khi đưa vào sử dụng NSNN được phân phối thành các loại quỹ
khác nhau. Như vậy, chi NSNN bao gồm hai quá trình là phân phối và sử
dụng NSNN.
Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình
thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát
từ NSNN mà không cần trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa

3


vào sử dụng. Ví dụ: Việc chi dùng quỹ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản,
hoặc các chương trình có mục tiêu.
Chi NSNN chính là sự phối hợp giữa hai quá trình đó.
Từ những nhận thức đó có thể đưa ra khái niệm chi NSNN như sau:
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng của NN theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập

trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN
không chỉ là những định hướng, hay chỉ trên giấy tờ mà chi NSNN phải là
những việc làm cụ thể, phải được phân bổ cho từng hoạt động, từng mục tiêu
và từng công việc cụ thể thuộc các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Trong
khái niệm chi NSNN ở trên cần chú ý các điểm sau đây:
- Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
- Chi NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tài chính NN, bên cạnh
các nguồn tài chính khác không đưa vào NSNN như Quỹ dự trữ quốc gia,
quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo hiểm xã hội.
- Chi NSNN là những nhiệm vụ cụ thể, không dừng lại trên các định
hướng, mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động, từng công việc
cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Quốc hội quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán
NSNN.
1.1.1.2. Đặc điểm chi NSNN
Trong mỗi một chế độ xã hội khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử, chi
NSNN có nội dung, cơ cấu khác nhau, song chúng có đặc điểm chung chủ
yếu sau đây:
- Chi NSNN gắn liền với bộ máy NN, các chức năng và những nhiệm
vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà NN đảm đương trong từng thời kỳ.
Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của NN trên tất cả các lĩnh
vực. Nhưng nguồn NSNN có được trong từng năm, từng thời kỳ lại có hạn
4


làm hạn chế phạm vi hoạt động của NN, buộc NN phải lựa chọn để xác định
rõ phạm vi chi NSNN. Nhà nước không thể bao cấp tràn lan qua chi NSNN,
mà phải tập trung nguồn tài chính vào phạm vi đã hoạch định để giải quyết
các vấn đề lớn của đất nước.

- Chi NSNN gắn với quyền lực của NN. Quy mô, nội dung cơ cấu chi
NSNN được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước có quyền quyết
định các vấn đề quan trọng nhất của NN, quyết định quy mô, nội dung, cơ
cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các mục tiêu quan trọng
nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị,
xã hội của quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý,
điều hành các khoản chi NSNN. Vì vậy hoạt động thu, chi NSNN phải được
thông qua trước Quốc hội và được Quốc hội cho phép, nội dung cơ cấu và
quy mô các khoản chi NSNN khi đã được thông qua trước Quốc hội có giá
trị như một đạo luật. Hơn nữa hoạt động thu, chi NSNN đều được thể chế
bằng các văn bản quy phạm pháp luật của NN. Vì vậy, chi NSNN gắn liền
với quyền lực nhà nước.
- Hiệu quả của chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và dựa vào việc hoàn thành
các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng mà các khoản chi NS đảm
nhận. Tuy nhiên điều đó không bác bỏ trong đầu tư phải chú ý tới hiệu quả
kinh tế, nhất là các khoản nợ vay để đầu tư.
- Chi ngân sách là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các
khoản cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hoá,
xã hội, giúp đỡ người nghèo không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước.
Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng.
Tuy nhiên NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện chương rình
mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp
hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo)

5


- Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó

gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương,
tín dụng, thuế, tỷ giá hối đoái.
- Chi NSNN có quy mô lớn, phức tạp có tác động mạnh mẽ đến môi
trường tài chính vĩ mô, đến tổng cung, tổng cầu về vốn tiền tệ. Nếu thu, chi
NSNN cân đối được, về cơ bản tổng cung cầu về hàng hoá, dịch vụ của xã
hội sẽ ổn định. Sự vận động của các phạm trù giá trị mất cân đối cũng sẽ ảnh
hưởng lớn đến tổng cung, tổng cầu về tài chính mà cụ thể là chi NSNN.
Nói tóm lại, chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm khác nhau và
trong từng điều kiện lịch sử khác nhau. Nhận thức đẩy đủ về đặc điểm chi
NSNN còn được thể hiện thông qua quá trình quản lý và tổ chức thực hiện
các khoản chi ngân sách nhà nước.
1.1.2. Vai trò chi NSNN
Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, vai trò
của NSNN bao giờ cũng gắn liền với vai trò của NN trong từng thời kỳ nhất
định, nó được thể hiện trên một số lĩnh vực điều tiết sau đây:
Thứ nhất, thông qua chi NSNN, NN thực hiện phân bổ trực tiếp hoặc
gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển, sản xuất, hình
thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Vốn NSNN là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận
động của toàn bộ vốn xã hội. Bởi lẽ, qua thu, phần lớn nguồn tài chính quốc
gia được tập trung vào NS nhằm đáp ứng nhu cầu của NN, các khoản chi của
NS có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn nhằm vào các mục
tiêu của chiến lựơc kinh tế và thông qua hoạt động thu chi của vốn ngân
sách, NN thực hiện việc hướng dẫn, chi phối các nguồn tài chính của các chủ
thể khác trong xã hội. Vì vậy, qua phân bổ nguồn tài chính của NSNN, NN
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ, cơ cấu của các nguồn tài chính
ở các chủ thể đó theo định hướng của NN.
Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng kinh tế; phát triển những ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận
6



cao, thu hồi vốn nhanh; ưu tiên các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh
trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu.
Chính phủ có thể tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh
nghiệp vào những lĩnh vực, những vùng cần thiết để hình thành cơ cấu kinh
tế mới cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Các
khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quả của nó lại
được tính bằng sự tăng trưởng của GDP, sự phân bổ chung hợp lý của nền
kinh tế hoặc bằng các chi tiêu khác như tạo ra khả năng tăng tốc độ lưu
chuyển hàng hoá và dịch vụ.
Thứ hai, thông qua chi NS, NN có thể điều tiết thị trường, bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối thị trường rất
mạnh mẽ. Mọi sự biến động của giá cả đều có nguyên nhân từ sự mất cân đối
cung cầu. Người kinh doanh nói chung rất nhạy cảm với tình hình giá cả để
di chuyển nguồn vốn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Nhưng đối với
người sản xuất, sự di chuyển này là rất khó khăn và đối với nền kinh tế, thì
việc di chuyển vốn sẽ gây ra những phản ứng dây chuyển dẫn tới làm mất ổn
định của cơ cấu. Vì vậy, Chính phủ cần có sự tác động tích cực đến thị
trưởng nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng cũng
như để giữ vững cơ cấu kinh tế đã được hoạch định.
Đối với thị trường hàng hoá, hoạt động điều tiết của Chính phủ được
thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của NN (bằng tiền, bằng
ngoại tệ, các loại hàng hoá, vật tư chiến lược) được hình thành từ nguồn thu
của NSNN. Một cách tổng quát, cơ chế điều tiết là, khi giá cả của một loại
hàng hoá nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, Chính phủ đưa dự trữ
hàng hoá đó ra thị trưởng để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn được giá cả
và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây nguy cơ lạm phát chung cho cả
nền kinh tế. Còn khi giá cả một loại hàng hoá nào đó bị giảm mạnh, có khả

năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang
lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hoá đó theo một giá nhất
định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất. Bằng công cụ thuế và chính sách
7


chi tiêu NSNN, Chính phủ có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để
góp phần ổn định giá cả trên thị trường.
Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động hoạt
động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ
giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả trong đó công cụ ngân sách với các
biện pháp như: chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo, phát
hành công trái, chi trả nợ.
Kiềm chế lạm phát luôn được coi là mục tiêu trọng yêu trong điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Lạm phát, với sự bùng nổ các
cơn sốt về giá, gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, cho người sản
xuất và người tiêu dùng. Giữa lạm phát và hoạt động thu - chi của NSNN
luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, có thể khẳng định, các giải
pháp nhằm kiềm chế lạm phát đều liên quan đến hoạt động của NSNN.
Việc kiên quyết xoá bỏ bao cấp giá và từng bước khắc phục tình trạng
bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh, NSNN đỡ bị thâm hụt và
có thể dành nguồn vốn tập trung cho chi thường xuyên và chi cho các
chương trình công cộng. Việc đổi mới cơ cấu NS, tăng tỷ trọng các khoản
chi đầu tư, đổi mới hệ thống thuế, đảm bảo mức động viên hợp lý và khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển là những giải pháp đảm bảo cho sự
thành công của công cuộc đấu tranh chống lạm phát.
Thứ ba, thông qua chi NS, NN có thể điều chỉnh thu nhập, góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội.
Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh ở CHDCND Lào hiện nay là
mâu thuẫn giữa tính nhân đạo của chủ nghĩa xã hội và quy luật khắt khe của

nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, việc làm và phúc lợi xã
hội. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của
toàn xã hội. Chính sách đó vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm
bảo cuộc sống chung của xã hội, nhất là những người nghèo khổ. Việc sử
dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập đối
với các thành viên của xã hội là nhằm thực hiện công bằng xã hội về thu
nhập, đảm bảo và ổn định cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đảm bảo vai
8


trò kích thích của thu nhập đối với sự phát triển đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động, với sự phát triển sản xuất và khống chế mức tiêu
dùng phù hợp với trình độ, năng lực sản xuất của nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần đang trong quá trình hình thành và phát triển.
Để điều chỉnh thu nhập và giải quyết các vấn đề xã hội, bên cạnh công
cụ hữu hiệu là chính sách thuế, Chính phủ rất quan tâm tới chính sách chi
NS. Thông qua chi NSNN thực hiện việc phân phối lại, nhằm chuyển bớt
một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo
và Nhà nước cũng là người thay mặt xã hội thực hiện nghĩa vụ cơ bản đối
với các đối tượng thương binh, gia đình liệt sĩ, trẻ mồ côi, người già không
nơi nương tựa. Các khoản chi phí cho mục tiêu phúc lợi xã hội, mục tiêu trợ
cấp cho người nghèo cần được bố trí với chiều hướng tăng lên theo một tỷ lệ
nhất định so với tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, nhu cầu chi tiêu của Chính phủ ngày càng tăng, nhất là các
khoản chi cho tiêu dùng xã hội, giải quyết các chính sách xã hội cho các đối
tượng được đưa ra khỏi quá trình sản xuất khi thực hiện việc sắp xếp lại các
doanh nghiệp NN, khi bảo trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách bảo
trợ, chi cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, chi hỗ trợ thực hiện chính sách
dân số, chính sách việc làm. Điều đó đặt ra vấn đề cần mở rộng phạm vi điều
chỉnh của NSNN trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập cá nhân nhằm tăng

thêm nguồn thu cho NSNN và tạo thêm nguồn vốn để điều tiết thêm cho các
khoản trợ cấp cho các đối tượng có mức sống dưới trung bình của xã hội.
Cho nên vấn đề điều chỉnh thu nhập, tái phân phối thu nhập qua NSNN
không chỉ hiểu đơn giản là điều tiết phần thu nhập quá cao, mà còn bao hàm
cả việc điều chỉnh mức thu nhập quá thấp đến mức thu nhập trung bình, đủ
để người lao động thực hiện tái sản xuất giản đơn sức lao động và có thể dự
trữ một phần thu nhập để thực hiện các khoản chi khác trong sinh hoạt gia
đình.
Như vậy, xét trên góc độ kinh tế cũng như xã hội, hoạt động của chi
NSNN có vai trò to lớn, tác động đến các quá trình kinh tế - xã hội của đất
9


nước. Việc tổ chức hoạt động của NSNN một cách đúng đắn, phù hợp với
các điều kiện khách quan sẽ tạo ra những tác động tích cực, ngược lại, sẽ có
những tác động tiêu cực đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, chi NSNN đối với việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ
máy NN, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài
chính cho hoạt động của bộ máy NN từ Trung ương đến địa phương, bản. ở
CHDCND Lào, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các
hoạt động của bộ máy NN từ các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính NN
đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng nhân
dân cách mạng Lào lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà
nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy, có thể nói, cả
hệ thống chính trị nước CHDCND Lào đều do NSNN cung ứng nguồn tài
chính.
Nguồn kinh phí quyết định các hoạt động quốc phòng và an ninh cũng
từ NSNN. “Hàng hoá công cộng” này có được là nhờ dựa vào “sản xuất của
Chính phủ” mà nguồn trang trải là chi NSNN. Vai trò của NSNN trên lĩnh

vực an ninh quốc phòng của đất nước là không một khâu tài chính nào có thể
thay thế được.
Thứ năm, vai trò kiểm tra của chi NSNN
NSNN có mối quan hệ mật thiết với các khâu tài chính khác trong hệ
thống tài chính quốc gia. Nó thể hiện ở chỗ: các khâu tài chính khác đều phải
làm nghĩa vụ với NSNN; mặt khác lại nhận được sự tài trợ, hỗ trợ của NSNN
dưới những hình thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kiểm tra của Chi NSNN gắn chặt với quyền lực NN, nhất là quyền lực
của hệ thống hành chính NN. Nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ
thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính NN các cấp về nghĩa
vụ phải thực hiện đối với NSNN cũng như việc sử dụng vốn, kinh phí, tài
sản NN. Như vậy, kiểm tra NSNN đối với các hoạt động tài chính khác là
10


một mặt trong hoạt động quản lý và kiểm tra của NN, có tác động sâu sắc tới
các hoạt động tài chính khác và có vai trò quan trọng góp phần xây dựng một
xã hội công bằng, văn minh và dân chủ.
1.1.3. Phân loại chi NSNN
Phân loại chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quá trình
hoạch định chính sách và phân bổ NS giữa các lĩnh vực, đảm bảo trách
nhiệm của cơ quan NN trong quản lý NS. Nó giúp quá trình phân tích kinh tế
và quản lý thực hiện NS hàng ngày được thuận lợi cũng như định hướng chi
ngân sách trong tương lai. Tuỳ thuộc vào các mục tiêu khác nhau mà chi
ngân sách có nhiều cách phân loại.
* Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân:
Đây là cách phân loại dựa vào chức năng của Chính phủ đối với nền
kinh tế - xã hội thể hiện qua 20 ngành kinh tế quốc dân như: Nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế
biến gỗ, xây dựng, khách sạn nhà hàng và du lịch, giao thông vận tải, kho bãi

và thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, khoa học và công nghệ, quản lý NN
và an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo, y tế và các hoạt động xã hội,
hoạt động văn hoá
* Phân loại chi theo nội dung kinh tế của các khoản chi:
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản chi mà chi NSNN có thể
chia ra thành các nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục chi NS.
Theo cách phân loại này thì các khoản chi được chia thành: Chi
thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác.
Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn
thường dưới một năm: Nhìn chung đây là khoản chi chủ yếu phục vụ cho
chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách thường xuyên của NN như:
Quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thông tin,
thể dục thể thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng nhân dân cách
mạng Lào.
Thuộc loại chi thường xuyên gồm có các nhóm, mục chi sau đây:
11


- Chi thanh toán cho cá nhân như tiền lương, tiền công, phụ cấp, học
bổng sinh viên; tiền thường, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp như: Bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn, các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại
các cơ quan NN như: Điện nước, vệ sinh môi trường, vật tư văn phòng, dịch
vụ thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ
chuyên môn của từng ngành như: in ấn chỉ, đồng phục, trang phục.
- Chi mua sắm sửa chữa: Các khoản chi mua đồ dùng, trang thiết bị,
phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ.
- Chi khác gồm: Những khoản chi thường xuyên không xếp vào
các nhóm trên.
Các khoản chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác

động dài thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả
năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước.
Các khoản chi đầu tư phát triển bao gồm:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
không hoặc chậm có khả năng thu hồi vốn như: Các công trình giao thông,
điện lực, bưu chính viễn thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, phúc
lợi công công..; chi mua hàng hoá, vật tư dự trữ của NN; đầu tư hỗ trợ vốn
cho các doanh nghiệp cần thiết phải có sự tham gia của NN; chi cho các
chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của NN.
Các khoản chi khác bao gồm những khoản chi còn lại không được xếp
vào hai nhóm chi kể trên bao gồm như: chi trả nợ gốc và lãi, chi bổ sung cho
các ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân
sách năm sau.
Việc phân loại các khoản chi thành chi thường xuyên và chi đầu tư
phát triển là rất cần thiết trong quản lý NSNN. Nó cho phép đánh giá, so
sánh các khoản chi thường xuyên phải bỏ ra cho các hoạt động quản lý kinh
tế - xã hội của NN làm cơ sở để xác định được hiệu quả hoạt động của các
đơn vị. Sự khác biệt trong kỹ thuật quản lý giữa chi thường xuyên và chi đầu
12


tư cũng là một lý do giải thích cho sự cần thiết của việc phận loại này. Trong
chi đầu tư phát triển, kỹ thuật lựa chọn các dự án phải dựa trên việc phân tích
đánh giá chi phí và lợi ích trong dài hạn, điều này hoàn toàn khác với cách
đánh giá các khoản chi thường xuyên có tính chất ngắn hạn. Nếu một quốc
gia muốn tăng trưởng trong dài hạn thì cần ưu tiên chi NSNN cho các
chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Cách phân loại này cung
cấp các thông tin cần thiết để NN phân bổ cũng như quản lý NS cho các hoạt
động đầu tư đó. Nó còn đáp ứng cho mục đích thống kê tài chính của Chính
phủ, đồng thời giúp cho việc kiểm soát tuân thủ các tiêu chuẩn định mức chi

tiêu của NN cũng như phân tích kinh tế đảm bảo cân đối giữa các nhóm, mục
chi.
* Phân loại theo tổ chức hành chính:
Phân loại theo tổ chức bộ máy hành chính NN là cần thiết để xác định
rõ trách nhiệm quản lý chi công cộng cho từng bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và
cũng cần thiết cho quản lý thực hiện NS hàng ngày, ví dụ: giao dịch thu, chi
qua kho bạc NN. Theo cách phân loại này chi NS được phân loại theo các
bộ, cục, sở, ban hoặc cơ quan đơn vị thụ hưởng NSNN theo cấp quản lý:
Trung ương, tỉnh, huyện hay bản. Chi NS còn được phân loại theo đơn vị dự
toán các cấp bao gồm: Cấp I và cấp II nhằm làm rõ trách nhiệm từng cấp
trong quản lý NS nói chung và kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN nói
riêng.
Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán NS hàng năm do
Thủ tướng Chính phủ giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự
toán NS cho đơn vị cấp dưới trực thuộc, chịu trách nhiệm trước NN về tổ
chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán NS của đơn vị mình và công
tác kế toán quyết toán của đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được
đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và là đơn vị trực tiếp sử dụng NS, được đơn
vị dự toán cấp I giao dự toán NS, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế
toán và quyết toán NS của đơn vị mình, và đơn vị sử dụng NS trực thuộc (nếu
13


có)., chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán NS
của đơn vị mình và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp
dưới.
Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp II được nhận kinh phí để
thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế
toán và quyết toán.

1.2. QUẢN LÝ CHI NSNN
1.2.1. Khái niệm quản lý chi NSNN
Quản lý là quá trình chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo, tác động, kiểm
tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm
làm cho đối tượng quản lý vận động theo ý đồ của chủ thể quản lý. Quan hệ
chủ thể và đối tượng quản lý được xác định:
- NN là chủ thể quản lý. Tuỳ theo tổ chức bộ máy của nền hành chính
từng quốc gia, mỗi nước có các cơ quan NN trực tiếp quản lý NSNN phù
hợp.
- Đối tượng quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chi ngân sách
trong năm tài khoá được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, quản lý NSNN là quá trình NN vận dụng các quy luật khách
quan, sử dụng hệ thống các phương pháp tác động, điều chỉnh đến các hoạt
động chi NSNN như hình thành, tập trung, phân phối và sử dụng các nguồn
tài chính nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng. nhiệm vụ của
mình.
Quá trình tác động và điều chỉnh của NN ở đây cần được hiểu:
- Là quá trình vận dụng các chức năng tài chính để hoạch định chiến
lược, kế hoạch, chính sách, chế độ liên quan đến thu chi của NN.
- Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình
thu - chi của NN phù hợp với yêu cầu khách quan cũng như điều kiện của đất
nước trong từng thời kỳ.

14


- Là quá trình vận dụng các phương pháp thích hợp thực hiện thanh
tra, kiểm tra bảo đảm cho quá trình thu chi của NN đúng pháp luật, chống
các hiện tượng tiêu cực.

1.2.2. Đặc điểm quản lý Chi NSNN
Quản lý chi NSNN có những đặc điểm như sau:
- Chi ngân sách nhà nước được quản lý bằng pháp luật và theo dự
toán. Việc nhận thức đúng đắn đặc điểm này sẽ giúp cho Nhà nước và các cơ
quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý và điều hành chi NSNN đúng luật,
đảm bảo quá trình thực thi ngân sách hiệu quả.
- Quản lý chi NSNN sử dụng một hệ thống các biện pháp, một trong
những biện pháp quan trọng nhất là biện pháp tổ chức - hành chính. Biện
pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng:
Hướng thứ nhất, chủ thể ban hành các văn bản pháp quy, quy định tính
chất, mục tiêu quy mô, cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập và điều lệ hoạt
động, mối quan hệ trong và ngoài tổ chức.
Hướng thứ hai, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý buộc cấp
dưới hoặc cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ nhất định.
Nói đến quản lý hành chính là nói đến hình thức cưỡng chế của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý. Cưỡng chế bằng pháp luật là bản chất
của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong cơ chế quản lý chi
NSNN ở CHDCND Lào. NSNN ở CHDCND Lào là ngân sách tập trung,
thống nhất có phân chấp quản lý nhưng Nhà nước Trung ương thống nhất
tập trung việc ban hành các cơ chế chính sách về quản lý chi NSNN từ khâu
lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN.
- Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN được xem xét trên quan
điểm biện chứng, toàn diện kết hợp với phân tích định lượng.
Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN không đồng nghĩa với hiệu
quả của công tác chi NSNN. Nếu hiệu quả chi NSNN được thực hiện bằng
việc so sánh kết quả đạt được với số tiền mà Nhà nước bỏ ra, thì hiệu quả
của công tác tổ chức quản lý chi NSNN được thể hiện bằng so sánh giữa kết

15



×