Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mỹ đức hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

-----o0o-----

PHAN MAI THÀNH TRÍ
MSSV: 4114590

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

LÊ TẤN NGHIÊM

08/2014


LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường Đại
học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những
kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến:
Chân thành biết ơn thầy Lê Tấn Nghiêm đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn quý thầy (cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
các thầy (cô) khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã dày công truyền đạt kiến


thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị tại Doanh nghiệp Tư nhân
Mỹ Đức Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại cơ quan và thực
hiện tốt luận văn của mình.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế & Quản trị Kinh
doanh cùng quý cô (chú), anh (chị) tại Doanh nghiệp Tư nhân Mỹ Đức Hưng
tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long luôn được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Người thực hiện

Phan Mai Thành Trí

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu trong
quá trình thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Người thực hiện

Phan Mai Thành Trí

ii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…….

Vình Long, ngày…..tháng…..năm 2014Thủ
trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…..………………………………………………………………………
………….…..…………………………………………………………………
……………….…..……………………………………………………………
…………………….…..………………………………………………………
………………………….…..…………………………………………………
……………………………….…..……………………………………………
…………………………………….…..………………………………………
………………………………………….…..…………………………………
……………………………………………….…..……………………………
…………………………………………………….…..………………………
………………………………………………………….…..…………………
……………………………………………………………….…..……………
…………………………………………………………………….…..………
………………………………………………………………………….…..…
……………………………………………………………………………….….
.………………………………………………………………………………….
…..………………………………………………………………………………
….…..…………………………………………………………………………
……….…..……………………………………………………………………
…………….…..………………………………………………………………
………………….…..…………………………………………………………
……………………….…..……………………………………………………
…………………………….…..………………………………………………
………………………………….…..…………………………………………
……………………………………….

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Giảng viên hướng dẫn

(ký tên và ghi họ tên)

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3.3 Ðối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................... 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ..................................... 6
2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh ........................... 6
2.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh ............................... 7
2.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh................................ 8
2.1.5 Những cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng .................................................................. 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

MỸ ĐỨC HƯNG............................................................................................ 19
3.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG ... 19
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.......................................................... 20
3.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................ 21

v


3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 22
3.4.1 Thuận lợi ........................................................................................ 22
3.4.2 Khó khăn ........................................................................................ 23
3.4.3 Phương hướng phát triển:............................................................... 23
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG ............................... 25
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG ...................................... 25
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu ........................................................ 25
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận ......................................................... 40
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH ................................................................................................. 43
4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp .......................... 43
4.2.2 Phân tích các tỷ số về quản trị tài sản ............................................ 46
4.2.3 Phân tích các tỷ số quản trị nợ ....................................................... 48
4.2.4 Phân tích khả năng sinh lời của công ty......................................... 49
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................. 52
4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .............. 52
4.3.2 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ..................... 59
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG ............. 69
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................ 69
5.2 GIẢI PHÁP ........................................................................................... 70
5.2.1 Đổi mới công nghệ ......................................................................... 70
5.2.2 Chính sách đối với người lao động ................................................ 70
5.2.3 Hạn chế ô nhiễm môi trường ......................................................... 70
5.2.4 Đa dạng và nâng cao chất lượng .................................................... 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 73
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 73
vi


6.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................... 74
6.2.1 Đối với doanh nghiệp ..................................................................... 74
6.2.2 Đối với Nhà nước ........................................................................... 74
PHỤ LỤC........................................................................................................ 77

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.11a: Doanh thu và chênh lệch doanh thu thành phần của DNTN
Mỹ Đức Hưng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014................................................ 27
Bảng 4.12a: Doanh thu và chênh lệch doanh thu theo mặt hàng tại
DNTN Mỹ Đức Hưng giai đoạn 2011 – 2013 ................................................. 29
Bảng 4.12b: Doanh thu và chênh lệch doanh thu theo mặt hàng tại
DNTN Mỹ Đức Hưng 6 thánh đầu năm 2013 và 2014 ................................... 30
Bảng 4.1.3: Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng gốm mỹ nghệ tại DNTN
Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn 2011 - 06/2014 ............................................... 32

Bảng 4.2a: Chi phí và chênh lệch chi phí thành phần của DNTN Mỹ Đức
Hưng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .............................................................. 39
Bảng 4.2b : Chi phí và chênh lệch chi phí thành phần của DNTN Mỹ
Đức Hưng giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................... 38
Bảng 4.3a: Lợi nhuận và chênh lệch lợi nhuận thành phần của DNTN
Mỹ Đức Hưng giai đoạn 2011 -2013 ............................................................... 41
Bảng 4.4: Các chỉ số về khả năng thanh toán của DNTN Mỹ Đức Hưng
giai đoạn 2011 – 06/2014 ............................................................................... 44
Bảng 4.5: Các tỷ số về quản trị tài chính của DNTN Mỹ Đức Hưng giai
đoạn 2011 – 06/2014........................................................................................ 46
Bảng 4.7: Tỷ suất sinh lời của DNTN Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn
từ năm 2011 – 06/2014 .................................................................................... 50
Bảng 4.8a: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DNTN Mỹ Đức
Hưng năm 2012 so với năm 2011 .................................................................. 53
Bảng 4.8c: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DNTN Mỹ Đức
Hưng 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 ........................... 56
Bảng 4.9: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DNTN
Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn 2011 - 6/2014 ................................................. 58
Bảng 4.10: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chia theo khu vực trong
giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................ 60

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 : Cơ cấu tổ chức của DN .......................................................... 20
Hình 3.2: Quy trình sản xuất gốm tại DNTN Mỹ Đức Hưng ................. 22
Hình 4.1.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DNTN Mỹ Đức
Hưng giai đoạn 2011 – 6/2014 ........................................................................ 27

Hình 4.1.2: Cơ cấu các mặt hàng gốm sản xuất tại DNTN Mỹ Đưc Hưng
trong giai đoạn 2011 – 06/2014 ....................................................................... 31
Hình 4.1.3: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng gốm mỹ nghệ tại
DNTN Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn 2011 – 06/2014 .................................. 36
Hình 4.2: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DNTN
Mỹ Đức Hưng .................................................................................................. 42
Hình 4.3: Các Chỉ số thanh toán của DNTN Mỹ Đức Hưng trong
giai đoạn 2011 – 6/2014................................................................................... 44

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
GDP: Thu nhập quốc dân
TP: Thành phố
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần hòa nhập vào nền kinh tế
thề giới. Việt Nam đã và đang là điểm đến an toàn và đầy tiềm năng của các
nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực và thế giới. Ðây là một tính hiệu tích cực
cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng và hướng đi này sẽ mang lại nhiều cơ

hội cho sự phát triển về mọi mặtcủa đất nước, từ kinh tế-xã hội đến văn hóagiáo dục và y tế. Những cơ hội chưa được tận dụng, phát huy hết thì nước ta
phải phải đối mặt với những thách thức, khó khăn mới và phải cùng với thế
giới nhanh chóng khắc phục, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên
cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải cạnh
tranh, cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất vươn
lên để tồn tại, phát triển và tự khẳng định mình. Do đó, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm cho mình một giải pháp kinh doanh phù hợp với thực tiển, các
chính sách kinh doanh hiệu quả từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để thống nhất
phương thức quản lý. Trong đó, hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng và
tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp, đây cũng là đều mà các nhà quản trị đặc biệt
quan tâm. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, phân phối cho ai, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tìm ra các quyết định kinh doanh thật đúng đắn và các
chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, bên cạnh các doanh
nghiệp vẫn trụ vững, mở rộng và phát triển sản xuất, thì cũng có không ít các
doanh nghiệp thua lỗ, nghiêm trọng hơn là ngày càng nhiều doanh nghiệp gặp
phải tình trạng phá sản và giải thể. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, tổng
số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so
với năm 2012 với tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%.
Trong khi đó, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt
động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước. Vì vậy,
doanh nghiệp cần phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng
vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và
ngoài nước, vừa có điều kiện tích luỹ, mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm
bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Để
hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp phải thông qua nghiên cứu, phân
tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp
dựa trên số liệu của kế toán. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể
1



khai thác hết những khả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát
hiện. Cũng qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các
vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Là một sản phẩm của ngành thủ công truyền thống, các sản phẩm gốm sứ
không chỉ mang đậm nét văn hóa dân tộc, không chỉ là sản phẩm đáp ứng nhu
cầu sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là những sản phẩm
phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức tinh hoa văn hóa của
dân tộc. Vì vậy gốm sứ có nhu cầu ngày càng cao ở cả trong và ngoài nước
theo sự phát triển giao thoa giữa các nước, giữa các dân tộc trên thê giới. Nhận
thấy doanh nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng là một doanh nghiệp sản xuất gốm
vừa và nhỏ, có lịch sử hình thành không lâu, chưa chú trọng đến việc phân tích
về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nhằm giúp doanh nghiệp có
cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động kinh doanh gốm sứ của chính doanh
nghiệp trong những năm gần đây. Trên cơ sơ đó đưa ra những giải pháp đúng
đắn nhằm thúc đẩy sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn lực và tăng nâng suất,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng
trên nên đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng” được thực hiện
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng
trong giai đoạn từ năm 2011-2014 nhằm đánh giá tình hình hoạt động của
công ty, từ đó đề ra các giải pháp để giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh
doanh trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong giai đoạn 2011-2014

- Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2011-2014
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được sử dụng từ các Báo cáo tài chính và các tài liệu
khác phục vụ cho việc phân tích từ phòng kế toán, phòng sản xuất và phòng
kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Bài viêt sử dụng số liệu nghiên cứu qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6
tháng đầu năm 2014.
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.
1.3.3 Ðối tượng nghiên cứu
Các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh như doanh thu, chi phí lợi
nhuận, và các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như môi trường vi mô, môi trường vĩ

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để thực hiện đề tài tốt hơn, bài viết có tham khảo một số tài liệu nghiên
cứu và rút ra được một số kết luận sau:
Phạm Văn Mau (2008), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần may Tiền Tiến. Đề tài trình bày những vấn đề lý luận cơ bản
của phân tích hoạt động kinh doanh như: khái niệm ,vai trò, nội dung và
phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tài liệu còn nêu
lên được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như
chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2005 – 2007. Ở

chi phí tác giả phân loại từng loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh
và các nhân tố ảnh hưởng đến các loại chi phí đó. Điều này sẽ giúp cho các
doanh nghiệp nhận thức chính xác hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của mình. Ngoài ra, tài liệu còn sử dung các chỉ tiêu về tài chính
như khả năng thanh toán, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh là như
thế nào, đồng thời củng đưa ra các chỉ tiêu và phương pháp phân tích lợi
nhuận củng như hiệu quả kinh doanh cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên tác giả còn
chưa phân tích các nhóm tự chủ về tài chính để đánh giá tình hình tài chính
của công ty một cách hoàn thiện hơn.
Lê Thị Thùy Oanh (2010), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiên Giang. Bài biết có cơ sở đầy đủ lựa
3


chọn các phương pháp phân tích và các chỉ tiêu tài chính phù hợp với đề tài.
Với mục tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả đã sử dụng các
thông tin kinh tế của đôi thủ cạnh tranh là công ty cổ phần cơ khí – điện Lữ
Gia để làm nổi bậc điểm mạnh của doanh nghiệp, cũng như thấy rõ điểm yếu
của doanh nghiệp. Tác giả dùng các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
qua 3 năm 2007 – 2009 để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó
để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tác giả đã sử dụng các chỉ
tiêu về khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và các
tỷ số sinh lời. Bằng cách này không những giúp người đọc thấy được tình hình
thực sự sủa doanh nghiệp mà còn hổ trợ rất nhiều khi theo dõi phân tích
SWOT ở phần sau. Bằng cách so sánh giữa lợi nhuận đem lại từ hoạt động với
tiền lãi gữi ngân hàng, tác giả đã chứng minh rằng thực hiện kinh doanh là
hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp, đồng thời làm cho bài báo cáo hấp dẫn
hơn. Tuy nhiên, đề tài chủ yếu dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh đê phân tích chưa đưa ra thêm bảng cân đối kế toán vào để phân tích sẽ

thấy rõ hơn về tình hình doanh nghiệp.
Kiền Thị Tiền (2008), Phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh tại công ty cổ
phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long. Bài viết phân tích tình hình doanh thu, chi
phí, lợi nhuận từ năm 2006-2008, đồng thời tác giả đi sâu nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh, từ đó đi đến giải pháp nhăm nâng cao hiệu
quả hoạt động trong kinh doanh cơ khí của doanh nghiệp. Tuy nhiên bài viết
chỉ phân tích trong phạm vi doanh nghiệp nên chưa thấy được mức độ phát
triển của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh cũng như toàn ngành cơ khí.
Do đó đề tài “ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
tư nhân Mỹ Đức Hưng” đã khắc phục thiếu sót củng như nhược điểm của bài
viết này.
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có bài viết hay tác giả nào nghiên cứu cụ thể
về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Mỹ
Đức Hưng. Thông qua tài liệu lược khảo, và nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, bài viết sử dụng các chỉ tiêu về doanh thu, chi
phí và lợi nhuận để đánh giá tình hình sản xuất chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông
qua các chỉ số về tài chính như: tỷ số thanh khoản, tỷ số về quản trị tài sản, tỷ
số về quản trị nợ và tỷ số khả năng sinh lời. Mặt khác, bài viết đã sử dụng
phương pháp thay thế liên hoàn, đưa các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh vào trong bài viết để đi sâu vào tìm hiểu những điểm mạnh, điểm

4


yếu, cơ hội cũng như thách thức để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để đưa
doanh nghiệp ngày càng phát triển.

5



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong
qua trình kinh doanh được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các
lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại.
Hiệu quả kinh doanh bao gồm 2 mặt là hiệu quả kinh tế ( phản ánh trinh độ sử
dụng nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt được kết quẩ
cao nhất so với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích
về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh).
Theo ông Trịnh Văn Sơn (2005), phân tích hoạt động kinh doanh là quá
trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh
doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra
các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu các
hiện tượng, các quá trình và các hoạt động cá liên quan trực tiếp và gián tiếp
với kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Trên cơ sở
đó bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu kết hợp với các lý thuyết
kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm rút ra tính quy luật và xy
hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu củng như đánh giá tình hình
kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, dựa
vào các dữ liệu lịch sử. làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, củng như dự báo
hoạch định chính sách trong tương lai. Cùng với kế toán và các khoa học kinh

tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một tròn những công cụ đắc lực để
quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doah nghiệp.
(Nguyễn Tấn Bình, 2004)
2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh
Theo ông Nguyễn Tấn Bình (2004), việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết đối với các nhà quản
6


trị tròn doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với các hiện tượng bên ngoài
cổ đông, nhà đầu tư. Cụ thể:
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà
nó còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh nào thì củng tồn tại những khả năng tiềm tàng chưa
được phát hiện được, chỉ thông qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thì
doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn
giúp doanh nghiệp thấy rõ các nguyên nhân, nguồn gốc của các hạn chế àm
doanh nghiệp đang gặp phải, các giải pháp thích hợp cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh củng như những hạn chế mà doanh nghiệp
đang gặp phải. Từ đó có cơ sở để xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến
lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra cá quyết
định kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa

rủi ro
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài khác, khi có có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông
qua phân tích họ mới cs thể có quyết định đúng đắn trong công việc hợp tác
đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không?
2.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch cảu đơn vị kinh tế, những nhân tố
phát sinh bên trong hoặc ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dựa trên kết quả phân tích đó để đưa ra
quyết định quản trị kịp thời trước mắt, ngắn hạn hoặc xây dựng chiến lược dài
hạn.

7


2.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Theo ông Nguyễn Tấn Bình (2004), nhiệm vụ của phân tích hoạt động
kinh doanh là một công cụ kinh tế không thể thiếu trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang
những nhiệm vụ quan trọng cụ thể:
Đánh giá thường xuyên và toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh kết
quả dạt được bằng các chỉ tiêu kinh tế: Đó là việc đánh giá và kiểm tra khái
quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức…
đã đặt ra đều khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên
một số mặt chủ yếu cảu quá trình hoạt động kinh doanh.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được và mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố: Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp
của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm

nguyên nhân gây nên biến động cảu trị số nhân tố đó.
Phát hiện và đề ra biện pháp, phương pháp nhằm hạn chế những mặt yếu
kém, phát huy những mặt tích cực, khai thác các khả năng còn tiềm tàng: Phân
tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà củng
không chỉ dừng lại ở chổ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, àm từ cơ sở
nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác, và những chỗ còn
tồn tại nhiều yếu kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh khắc phục
điểm yếu ở doanh nghiệp của mình.
Xây dụng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định: Bởi bì
nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm xem xét, đánh giá, dự
báo kết quả có thể đạt được trong tương lai để nhận biết tiến độ thực hiện và
những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát
hiện những rủi ro có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng
đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các
giải pháp phù hợp trong tương lai.
Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía
cạnh hoạt động đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như
môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh
nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược
kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không còn phù hợp thì cần
phải điều chỉnh kịp thời.

8


2.1.5 Những cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng
2.1.5.1 Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và

hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bao gồm ba loại chính: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản
phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu phát sinh từ hoạt động
liên doanh, liên kết mang lại, thu từ tiền gửi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các
đơn vị và các tổ chức khác, thu từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu…
Doanh thu khác: là những khoản mà doanh nghiệp không dự tính
trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những
khoản thu không mang tính thường xuyên.
2.1.5.2 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
daonh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
keets quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát ính trong các hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vu, nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh
nghiệp: doanh thu và lọi nhuận.
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, dịc vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân
viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định,
bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chỉ ra có liên quan
đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí
quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ,
khấu hao. Đây là những chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào
9



tăng lên sao với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên
nhân cụ thể.
2.1.5.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của cá
hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh
lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ,
giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kỳ một tổ chức nào củng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khac nhau. Mục tiêu của tổ chức phi
chính phủ là lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo,
không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều
xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp
có tồn tại và phát triên được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có
tạo ra được lợi nhuận không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan
trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cở bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, lợi nhuạn còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng
tái sản xuất xã hội.
Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên
kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính.Trong đó:
Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp san khi lấy
tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại, thuế, giá vồn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ

hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này
được tính toán dựa trên cở sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho
hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.

10


Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt
động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không
dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản
lợi nhuận khác có thể do chủ quản đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu
nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
- Thu về nhượng bán, thanh ký tài sản cố định.
- Thu tiền phạt từ vi phạm hợp đồng.
- Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xữ lý, xóa số.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện.
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
2.1.5.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua hệ
thống các chỉ số tài chính
a) Các tỷ số thanh khoản
Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn. Nhóm tỷ số này bao gôm: Tỷ
số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Số liệu để tính toán hai chỉ
số này được lấy từ Bảng cân đối kê toán.

 Khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hien thời thể hiện môi quan hệ so sánh giữa tài sản lưu
động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thâp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ
bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài
chính cua doanh nghiệp khả quan.
Tỷ số thanh toán hiện hành=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng
thanh toán. Nó phản ánh nếu không bánh hết hàng tồn kho thì khả năng thanh
toán của doanh nghiệp ra sao. Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền
mặt tưc thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán
11


Tỷ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp
khả quan. Nhưng nếu cao quá tức phản ánh tình hình vốn bằng tiền qua nhiều
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ số này bằng 1 là tốt nhất.
b) Các tỷ số về quản trị tài sản
 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho

của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn
kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm
được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vòng quay
hàng tồn kho được tính bằng công thức sau đây:
Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các
khoản bán chịu) của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao
nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân một ngày

Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào
chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong
từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.
 Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định=

Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
 Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =


Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
trong doanh nghiệp.
12


c) Các tỷ số quản trị nợ
 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tổng nợ

Tỷ số nợ =

Tổng tài sản

Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty cho việc tài trợ các
loại tài sản hiện hữu
 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp.
 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
EBIT


Khả năng thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay của một doanh nghiệp. Như vậy, khả năng thanh
toán lãi vay cảu một công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và
mức độ nợ của doanh nghiệp.
d) Các tỷ số khả năng sinh lời
Đây là chỉ số được các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị trong
doanh nghiệp và các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm khi xem xét hiệu quả kinh
doanh củ doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức
sinh lời của số vốn kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng
nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng.
 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh

13


thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài
sản. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn
 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của
vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng, tỷ số này phản ánh cứ một đồng
vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu
đồng về lợi nhuận.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của công ty trong giai đoạn
2011-2014 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và một số tài liệu có liên quan từ phòng kế toán
và phòng cung tiêu của doanh nghiệp
Đồng thời, thông tin còn được thu thập từ các tạp chí, sách báo chuyên
ngành và từ Internet để phục vụ cho việc phân tích
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh
a) Khái niệm và điều kiện so sánh
 Khái niệm:
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
14


×