Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.08 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ CẨM DIỆU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN
PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Cần Thơ, tháng 8, năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ CẨM DIỆU
MSSV: 4114609

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN
PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LA NGUYỄN THÙY DUNG
NGUYỄN QUỐC NGHI

Cần Thơ, tháng 8, năm 2014


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý thầy
cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp
thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa kinh tế & Quản trị kinh
doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là cô La Nguyễn
Thùy Dung và thầy Nguyễn Quốc Nghi đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng
kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự
giúp đỡ của các bạn trong lớp Kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37 trong học tập
cũng như lúc em thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và bạn bè!
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Diệu

i



LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn toàn dựa trên kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày….tháng…năm…
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Diệu

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
…..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….tháng.…năm.…
Giảng viên hướng dẫn

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
…..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….tháng.…năm.…
Giảng viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.4.1 Phạm vi không gian............................................................................................. 3
1.4.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................ 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 4
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
...................................................................................................................................... 4
1.5.2 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của nông hộ .................................................................................................. 8


CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 11
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 11
2.1.1 Một số khái niệm............................................................................................... 11
2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp .................. 13
2.1.3 Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế ...................................................................... 14
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích xã hội ................................................................... 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 17
2.2.3 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 18

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 21
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................ 21
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN ............................................. 21
3.1.1 Vị trí địa lí ......................................................................................................... 21
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 21
3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi ..................................................................................... 21
v


3.1.2.3 Đất đai ............................................................................................................ 22
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................................. 22

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN ..... 26
3.2.1 Về trồng trọt ...................................................................................................... 26
3.2.2 Chăn nuôi .......................................................................................................... 27
3.2.3 Thủy sản ............................................................................................................ 28


3.3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOAN 2004-2013 ................................ 28
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 33
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ ..................................................................... 33
4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ .................................................. 33
4.1.1 Tuổi của người sản xuất chính .......................................................................... 33
4.1.2 Trình độ học vấn của người sản xuất chính ...................................................... 34
4.1.3 Nguồn lực lao động ........................................................................................... 35
4.1.4 Kinh nghiệm của người sản xuất chính ............................................................. 36
4.1.5 Tập huấn ............................................................................................................ 36
4.1.6 Diện tích đất canh tác ........................................................................................ 37
4.1.7 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái ............................................. 38
4.1.8 Nguồn thu nhập phi nông nghiệp của của nông hộ ........................................... 40

4.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG
HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2013 ................................... 41
4.2.1 Thực trạng canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi............................... 41
4.2.2 Thực trang chuyển đổi của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cây
trồng. .......................................................................................................................... 43
4.2.3 Thực trạng chuyển đổi của nhóm nông hộ chuyển đổi phương thức sản xuất.. 48

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ ............................................................ 49
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở
huyện Phong Điền, TP Cần Thơ ................................................................................ 49
4.3.2 Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây
trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ ............................................... 52


4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA CÁC NHÓM NÔNG
HỘ .................................................................................................................... 55
4.4.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 55
4.4.2 Hiệu quả kinh tế -xã hội của từng nhóm nông hộ ............................................. 57

CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 61

vi


GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG
TRỌT CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............ 61
5.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP................................................................... 61
5.1.1 Yếu tố kinh tế - thị trường ................................................................................. 61
5.1.2 Yếu tố hội nhập ................................................................................................. 62
5.1.3 Yếu tố công nghệ ............................................................................................. 62
5.1.4 Yếu tố văn hóa xã hội ....................................................................................... 63

5.2 GIẢI PHÁP GIÚP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY
TRỒNG HUYỆN PHONG ĐIỀN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................. 64
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 66
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 66
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66
6.2.1 Đối với chính quyền đại phương ....................................................................... 66
6.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông ............................................................................ 67
6.2.3 Đối với nông dân ............................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 71

PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 73

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp phương pháp nghiên cứu từ các nguyên cứu liên quan. . 10
Bảng 2.1: Số quan sát của từng xã ở huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ .......... 17
Bảng 2.2: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình ........................... 19
Bảng 2.3: Đo lường và diễn giải các biến trong mô hình phân tích nhân tố ... 20
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Phong Điền năm 2012 – 2013....... 22
Bảng 3.2: Diện tích – dân số - mật độ dân số 2011- 2013............................... 23
Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo xã, thị trấn năm 2013 .......... 23
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2012-2013 .. 25
Bảng 3.5: Giá trị và cơ cấu công nghiệp sản xuất huyện Phong Điền, Tp Cần
Thơ ................................................................................................................... 25
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng năng xuất lúa ở huyện Phong Điền 2011 –
2013 ................................................................................................................. 26
Bảng 3.7: Diện tích sản xuất các loại cây màu huyện Phong Điền 2011-201326
Bảng 3.8: Diện tích và sản lượng cây lâu năm ở huyện Phong Điền 2012-2013
.......................................................................................................................... 27
Bảng 3.9: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011-2013 .................. 27
Bảng 3.10: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2011-2013 .. 28
Bảng 3.11: Diện tích sản xuất sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2008-2013 .. 29
Bảng 3.12: Diện tích trồng cây ngắn ngày trong huyện Phong Điền 2008 2013 ................................................................................................................. 29
Bảng 3.13: Diện tích sản xuất của một loại cây lâu năm ở huyện Phong Điền
giai đoạn 2004-2013 ........................................................................................ 30
Bảng 3.14: Diện tích trồng cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm khác ở
huyện Phong Điền giai đoạn 2004 - 2013 ....................................................... 31

Bảng 4.1: Thông tin chung của người sản xuất chính ..................................... 33
Bảng 4.2: Tuổi của người sản xuất chính ........................................................ 33
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ ......................................................... 34
Bảng 4.4: Nguồn nhân lực của nông hộ .......................................................... 35
Bảng 4.5: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ ................................................. 36
Bảng 4.6: Tình hình tập huấn của các nhóm nông hộ ..................................... 36
Bảng 4.7: Diện tích đất canh tác của các nhóm nông hộ ................................. 37
Bảng 4.8: Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái ........................... 38
Bảng 4.9: Các loại nông sản canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi . 41

viii


Bảng 4.10: Sự chuyển đổi giữa các loại cây trong nhóm nông hộ chuyển đổi
cơ cấu sản phẩm ............................................................................................... 44
Bảng 4.11: Diện tích các loại cây ngắn ngày trước và sau chuyển đổi của nông
hộ giai đoạn 2004-2013 ................................................................................... 44
Bảng 4.12: Diện tích trồng cây lâu năm trước và sau chuyển đổi của nông hộ
giai đoạn 2004-2013 ........................................................................................ 46
Bảng 4.13: Các tiêu chí chuyển đổi phương thức mà nông hộ áp dụng .......... 49
Bảng 4.14: Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hướng đến quyết định
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ ... 50
Bảng 4.15: Tỷ lệ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ
cấu cây trồng của nông hộ ............................................................................... 53
Bảng 4.16: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ ................................. 54
Bảng 4.17: Hiệu quả tài chính của các nhóm nông hộ .................................... 55

ix



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ. ............................. 18
Hình 3.1 Sự thay đổi diện tích sản xuất của một loại cây lâu năm ở huyện
Phong Điền giai đoạn 2004-2013 .................................................................... 30
Hình 3.2 Sự thay đổi diện tích của cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm
khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 .............................................. 31
Hình 4.1 Trình độ học vấn của các nhóm nông hộ .......................................... 34
Hình 4.2 Tỷ lệ tập huấn của các nhóm nông hộ .............................................. 37
Hình 4.3 Nhận thức của các nhóm nông hộ về “NNST” ................................. 39
Hình 4.4 Kênh thông tin biết đến nông nghiệp sinh thái của nông hộ ............ 39
Hình 4.5 Cơ cấu nguồn thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ ..................... 40
Hình 4.6 Cơ cấu nguồn thu nhập phi nông nghiệp và nông nghiệp của nông hộ
.......................................................................................................................... 40
Hình 4.7 Các nhóm nông hộ nghiên cứu ......................................................... 41
Hình 4.8 Các loại nông sản canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi ... 42
Hình 4.9 Kế hoạch sản xuất của nhóm nông hộ không chuyển đổi ................ 43
Hình 4.10 Sự chuyển đổi các mô hình canh tác của nhóm nông hộ chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ............................................................................................... 43
Hình 4.11 Diện tích các loại cây ngắn ngày trước và sau khi chuyển dịch cơ
cấu .................................................................................................................... 45
Hình 4.12 Diện tích trước và sau chuyển đổi của các loại cây có múi ............ 46
Hình 4.13 Diện tích trước và sau khi chuyển dịch của nhóm cây ăn trái lâu
năm................................................................................................................... 47
Hình 4.14 Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ ................................. 54
Hình 4.15 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ không chuyển đổi .................. 57
Hình 4.16 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm .. 58

Hình 4.17 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ chuyển đổi phương thức sản
xuất................................................................................................................... 59
Hình 4.18 Biểu đồ so sánh hiệu quả xã hội của các nhóm nông hộ ................ 60

x


DOANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV:

Bảo vệ thực vật

NNST:

Nông nghiệp sinh thái

CHN:

Cây hằng năm

CLN:


Cây lâu năm

DT:

Doanh thu

CP:

Chi phí

LN:

Lợi nhuận

TP:

Thành phố

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và
là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội, phát triển nông nghiệp luôn
giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế
mạnh, là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử

thách và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã
đạt được những thành tựu to lớn. Không những cấp đầy đủ lương thực, thực
phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà
còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân
được cải thiện. Thặng dư xuất khẩu nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong
cân bằng cán cân thương mại quốc gia. Bởi thương mại Việt Nam thường
xuyên nhập siêu thì nông nghiệp là ngành duy nhất luôn xuất siêu. Năm 2012
là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (284
triệu USD) chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và xuất khẩu của các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ
USD và đạt thặng dư xuất khẩu ròng 10,6 tỷ USD trong năm 2012. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát
triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được. Vì vậy, chuyển dịch
cơ cấu ngành trồng trọt là một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay. Thật vậy, Sau gần 30 năm
đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật. Về cơ cấu ngành kinh tế,
cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh
tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ
chiếm 43,3%. Sáu tháng đầu năm 2014, cơ cấu nền vẫn theo hướng tích cực.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61%1. Quá trình
1

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
/>

1


chuyển dịch cơ cấu ngành trông trọt theo hướng có hiệu quả đang được Đảng
và nhà nước quan tâm và không ngừng đưa ra những giải pháp thích hợp.
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm kinh tế
của Đồng bằng sông Cửu Long vì vậy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
là một phần trong đổi mới cơ cấu ngành kinh tế cũng như cơ cấu thu nhập của
người dân trong tỉnh. Hiện nay, Phong Điền là huyện đang nổ lực thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều kết
quả tích cực. “Sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của huyện ngày càng được nâng chất, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, đặc
biệt là đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 4,75%”2. Song song
với chương trình xây dựng NTM thì tình hình chuyển dịch cây trồng trong
huyện đang là vấn đề qua tâm và cũng là một bước quan trọng trong quá trình
thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như nâng cao thu nhập của người dân sinh
sống tại đây. Theo Sở NN & PTNT, Tp. Cần Thơ đang triển khai kế hoạch đầu
tư gần 2.100 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Điền với 82%
số vốn được huy động ngoài ngân sách. Phong Điền được biết đến như một
vựa trái cây của thành phố với những đặc sản làm nên tên tuổi như cam mật,
dâu Hạ Châu…nơi đây đã và đang có những thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn
cũng như ý thức của người dân về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông
nghiệp sinh thái, đây là mô hình sản xuất mà hầu như quốc gia nào cũng đang
hướng tới và cố gắng theo đuổi. Vì vậy, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền,
TP. Cần Thơ” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện
Phong Điền từ đó đưa ra một số giải pháp giúp việc chuyển dịch cơ cấu ngành
trồng trọt theo hướng bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện
Phong Điền, Tp. Cần Thơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ
ở huyện Phong Điền chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài tập trung phân tích các mục
tiêu cụ thể như sau:
2

Huyện Phong Điền (Tp Cần Thơ): sẽ về đích vào năm 2016.
/>
2


- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông
hộ ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 – 2013.
- Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi
cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền.
- Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng bền vững.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Phong Điền giai đoạn
2004 – 2013 diễn ra như thế nào? Nhóm cây trồng nào được chuyển đổi tích
cực?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của
nông hộ ở huyện Phong Điền?
- Xu hướng chuyển dịch của cây trồng ở huyện Phong Điền trong thời
gian tới sẽ phát triển theo hướng nào? Có theo hướng nông nghiệp sạch hay
không?

- Những giải pháp nào giúp việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện
Phong Điền được hiệu quả và bền vững?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ. Cụ
thể số liệu được thu thập tại 4 xã đại diện là Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái,
Nhơn Nghĩa.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014. Số
liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài từ năm 2004 điến 2013 do phòng NN &
PTNN huyện Phong Điền cung cấp. Số liệu sơ cấp thu được do phỏng vấn trực
tiếp 140 nông hộ trong huyện, thời gian phỏng vấn từ tháng 10/2014 đến tháng
11/2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và những nông hộ không thay đổi cơ cấu cây trồng từ năm 2004 đến năm 2013
ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ. Vì đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự
chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt nên những nông hộ kết hợp các
mô hình sản xuất khác (vườn–chuồng, vườn-ao, vườn-ao-chuồng..) hay những
3


nông hộ canh tác quá nhiều loại nông sản (vườn tạp) trên một diện tích đất sản
xuất không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây
trồng của nông hộ
Maria S. Bowman và David Zilberman (2013), Phạm Thanh Vũ (2013),
Đào Xuân Kiên (2012), Rehima M, Belay K và công sự, (2013) đã xác định có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông hộ

và có thể được chia thành 4 nhóm lớn đó là nguồn nhân lực của nông hộ, đặc
điểm của người ra quyết định sản xuất , các yếu tố kinh tế-xã hội và điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lí.
1.5.1.1 Các yếu tố về nguồn lực của nông hộ ảnh hưởng đến quyết
định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
Nguồn lực của nông hộ bao gồm : lao động, vốn, diện tích đất canh tác.
Theo McCann (1997), thu nhập và vốn là các nguyên nhân sẽ ảnh hưởng
đến việc lựa chọn cây trồng, hệ thống canh tác hay việc sẵn sàng đầu tư vào
các loại cây trồng mới, hệ thống mới hoặc các công nghệ mới của nông hộ.
Tại các nước đang phát triển, để đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình nông
hộ thường chuyển dịch từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao
hơn, hay chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia ngành
nghề phi nông nghiệp. Nông hộ có thể tránh phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ
sự độc canh cây lúa hoặc cây ăn trái, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây
trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa thu nhập có thể được xem là
một chiến lược của nông hộ để hạn chế được những rủi ro và bảo đảm được
thu nhập, ổn định cuộc sống khi có biến cố xảy ra. Hơn nữa, sản xuất nông
nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro do điều kiện tự nhiên, thời
tiết, khí hậu, sâu bệnh và các yếu tố khách quan, trong khi đó hệ thống bảo
hiểm đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, nên nông hộ có
xu hướng đa dạng hóa thu nhập nhằm giảm bớt các rủi ro nêu trên (Rehima M,
Belay K và công sự, 2013).
Benin và cộng sự, 2004; Ashfaq và cộng sự, 2008; Fetien và cộng sự,
2009. Lao động là nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp hay còn được coi là
đầu vào của sản xuất nông nghiệp và cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng
tích cực đến việc chuyển đổi cây trồng của nông hộ. Theo Fisher (1951) cho
rằng những nông hộ có lực lượng lao động đông sẽ có xu hướng chuyển sang
trồng những loại nông sản có giá trị kinh tế cao hơn hay đa dạng hóa các loại

4



nông sản hoặc mở rộng vi mô canh tác. Fisher (1951) cũng nhận định thừa lao
không phù hợp cho việc phát triển một loại cây trồng với một diện tích thu
hoạch rất hẹp.
Trong một nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Trang, 2009 tác giả cho rằng
những hộ có thu nhập thấp thì khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông
nghiệp càng cao. Nguyên nhân là do có sự hạn chế nguồn lực đầu vào trong
sản xuất nhưng lại dư thừa lao động nên tận dụng thời gian lúc nông nhàn để
làm thuê là lựa chọn mang tính chiến lược của nông hộ. Tuy nhiên với những
hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao để tăng thu nhập thì nông hộ buộc phải tham gia thị
trường lao động hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây
trồng, vật nuôi.
Theo Rehima M, Belay K và công sự, 2013, diện tích đất canh tác có ảnh
hưởng tích cực đến mức độ đa dạng hóa cây trồng của nông dân, nghiên cứu
chỉ ra rằng diện tích đất càng tăng thì nông dân có xác suất đa dạng hóa cây
trồng càng tăng, tuy nhiên trong một nghiên cứu khác của Pope and Prescott
(1980) lại chỉ ra rằng những nông hộ có diện tích đất canh tác lớn sẽ tập trung
chuyên canh hơn là da dang hóa cây trồng vì họ cho rằng, đất nông nghiệp
khá lớn đòi hỏi quản lý hơn về kỹ năng, yếu tố đầu vào…các hộ gia đình có
thể không có khả năng để sản xuất nhiều loại cây trồng.
1.5.1.2 Các yếu tố về đặc điểm của người ra quyết định sản xuất
(người sản xuất chính trong nông hộ) có ảnh hưởng điến quyết định
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
Đặc điềm của người sản xuất chính bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, kinh
nghiệm sản xuất, giới tính và khả năng chấp nhận rủi ro trong nông nghiệp.
Thái độ của nông dân, giáo dục và kiến thức cũng là những yếu tố ảnh
hưởng tới người nông dân khi họ quyết định áp dụng hoặc không áp dụng
khoa học kỷ thuật vào trong nông nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, hay có
ý thức hoặc không có ý thức đối với việc bảo môi trường tự nhiên (McCann,

1997; Rehima và cộng sự, 2013 ).
Theo Nguyễn Văn Hăng (2009) tuổi của người sản xuất chính có vai trò
rất quan trong trong việc sản xuất nông nghiệp. Tuổi phản ánh kinh nghiệm
của người nông dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây
trồng, những người nông dân có tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp và họ muốn tránh rủi ro nhiều hơn những nông dân trẻ,
ngoài ra những nông dân trẻ tuổi chỉ muốn tập trung trồng những cây có lợi
nhuận cao và họ chỉ muốn chuyên canh.

5


Trong một bài nghiên cứu của Rehima và cộng sự (2013) cho thấy về sự
khác biệt giữa nam và nữ trong sự đa dạng hóa cây trồng ở Ethiopia, kết quả là
những chủ hộ là nữ thì thường quan tâm đến an ninh lương thực và đa dạng
hóa nguồn thu nhập hơn nam, cho nên khả năng đa dạng hóa cây trồng nếu
chủ hộ là nữ thì sẽ cao hơn. Nhưng trong một nghiên cứu ở Zambia thì cho kết
quả ngược lại (Kimhi and Chiwele, 2000), những hộ có chủ hộ là nữ thì khả
năng đa dạng hóa sẽ thấp hơn chủ hộ là nam.
Jodha (1981) thấy rằng rủi ro của nông nghiệp có ảnh hưởng tới đầu tư
trong nông nghiệp dẫn đến việc phân bổ tối ưu các nguồn lực. Nông dân
thường sợ rủi ro trong sản xuất vì vậy việc mạo hiểm mở rông quy mô hay
chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế nhưng có rủi ro cao không
phải là lựa chọn của họ.
1.5.1.3 Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng điến quyết định chuyển
đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm: thị trường, lợi nhuận từ mô hình,
chính sách, công tác khuyến nông, và xu hướng chung của công đồng.
Chính sách địa phương cũng là một trong những yếu tố quyết định đến
sự chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ (Eicher và Staatz, 1998;

de Lauwere, 2004; Truong Thi Ngoc Chi và cộng sự, 2003; Bowman và
Zilberman, 2013) chính sách địa phương tốt sẽ góp phần khuyến khích người
dân sản xuất theo định hướng của chính quyền. Theo Rehima và cộng sự
(2013) những người nông dân tham gia vào công tác khuyến nông thì thường
có khả năng đa dạng hóa cây trồng hơn những hộ không tham gia.
Bên cạnh đó, theo de Lauwere (2004), Bosma và cộng sự (2012),
Canavari và cộng sự (2005), Phạm Thanh Vũ và cộng sự (2013) quyết định
chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ còn bị ảnh hưởng bởi xu
hướng chuyển đổi của cộng đồng địa phương. Một nghiên cứu về việc nuôi cá
không theo quy hoạch của Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2007) cho thấy
rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sản xuất tự phát là do người dân
luôn làm theo phong trào. Bên canh đó giá đầu vào biến động và quy mô kinh
tế liên quan đến đầu vào hoặc công nghệ có cũng có thể ảnh hưởng làm cho
nông dân trồng đa dạng hóa các loại cây trồng khác nhau hoặc trồng thêm đất
trong một vụ hơn một (Zilberman và cộng sự, 2012).
Phạm Thanh Vũ và cộng sự (2013) cũng cho thấy rằng việc chuyển đổi
mô hình canh tác còn phụ thuộc vào lợi nuận của mô hình mang lại, nông dân
sẽ chuyễn qua mô hình canh tác có hiệu quả hơn nếu như mô hình hiện tại
không mang lại lợi nhuận cho họ.

6


1.5.1.4 Các yếu tố điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí có ảnh hưởng đến
quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ.
Theo Eicher và Staatz (1998), Bosma và cộng sự (2005), Rehima và cộng
sự (2013) cho rằng điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch
các mô hình sản xuất nông nghiệp. Rehima và cộng sự (2013) trong một bài
nghiên cứu đã tìm ra rằng, đất đai càng màu mỡ thì người dân có xu hướng chỉ
trồng những loại cây mang lại lợi nhuận cao, khai thác triệt để dinh dưỡng của

đất, ít có xu hướng đa dạng hóa. Điều đó cũng đúng với sự phát triển cây lúa ở
Việt Nam, khi giá lúa giảm thấp và dinh dưỡng đất ngày càng cạn kiệt do
người dân trồng lúa quanh năm thì Chính phủ, cũng như người dân, có xu
hướng luân canh hoặc xen canh các loại cây trồng để làm tăng độ phì nhiêu
của đất, cải tạo đất, nhằm tăng năng suất.
Lý thuyết về sự chọn lựa mô hình sản xuất nông nghiệp của Eicher và
Staatz (1998) cho thấy, dịch bệnh là một trong những yếu tố mà nông dân xem
xét đến khi lựa chọn sản xuất một loại nông sản nào đó. Dịch bệnh trong nông
nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn sản xuất một loại
sản phẩm nông nghiệp nào đó của nông hộ, tình trạng dịch bệnh càng phức
tạp, công tác quản lí dịch kém thì người dân càng có xu hướng chuyển sang
sản xuất loại sản phẩm nông nghiệp khác. Nguồn nước, tình trạng dịch bệnh,
côn trùng cũng ảnh hưởng đến sự chuyển dịch mô hình sản xuất. Một nghiên
cứu của Truong Thi Ngoc Chi và cộng sự (2003) cho thấy một số hộ đã quyết
định ngưng sản xuất loại nông sản mà trước đó – năm 2000 – họ đã trồng hoặc
nuôi là do khó khăn trong việc quản lí nguồn nước và cây trồng bị côn trùng
tấn công, làm giảm năng suất. Eicher và Staatz (1998), Bosma và cộng sự
(2012) cũng cho rằng yếu tố về nguồn nước, tình trạng dịch bệnh cũng ảnh
hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp.
Lauwere (2004), Lê Thanh Phong và cộng sự (2004) khoảng cách từ nhà
đến chợ của huyện, xã, thị trấn đã làm thay đổi số hoạt động nông nghiệp của
hộ. Rehima và cộng sự (2013) khoảng cách từ nhà của hộ đến chợ hoặc thị
trấn, xã tác động cùng chiều với sự đa dạng hóa, những hộ càng ở xa chợ họ
thường có xu hướng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm để bù đắp cho khoản chi
phí giao dịch. Bosma và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về mô hình lúa – cá
cũng cho rằng khoảng cách từ nhà đến thị trấn là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn áp dụng mô hình lúa – cá, khoảng cách càng xa, khả
năng áp dụng mô hình càng cao.

7



1.5.2 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
Nhóm tác giả Mai Văn Thành, Trần Nam Anh và cộng sự (2004) với bài
nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết
định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hòa Bình”. Nghiên cứu đã sử dụng trọng số trung bình (WAI) phương pháp
phân tích nhân tố và hàm hồi qui logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp của người dân. Kết quả cho
thấy khi phân tích nhân tố ảnh hưởng dựa trên nhận thức về mức độ quan
trọng thì nhóm nhân tố kinh tế (tăng thu nhập, vốn, sản phẩm đa dạng...) có
ảnh hưởng mạnh nhất sau đó là nhóm nhân tố xã hội (thị trường, dịch vụ
khuyến nông, hỗ trợ đầu vào,an toàn lương thực, nông hộ thành công, quyền
sở hữu đất...) và cuối cùng là nhóm nhân tố lý sinh (chất lượng đất, nguồn
nước, sâu bệnh..). Khi phân tích nhân tố ảnh hưởng dựa trên nhận thức về mức
độ ảnh hưởng thì giống mới, tăng thu nhập, thị trường, an toàn lương thực và
nông hộ thành công là các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định áp
dụng mô hình nông lâm kết hợp của nông hộ. Tuy nhiên các nhân tố chính
trong 19 nhân tố thuộc 3 nhóm nhân tố lớn có ảnh hưởng đến quết định của
nông hộ là an toàn lương thực, dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ đầu vào, tổ chức
địa phương và quyền sở hữu đất.
Trong nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây trồng
ở SNNPR, Ethiopia” của Rehima M, Belay K và công sự (2013). Nghiên cứu
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và kinh tế lượng để phân tích là mô
hình Heckman 2 bước (probit và OLS). Đầu tiên mô hình probit dùng để xác
định xác suất của sự đa dạng hóa bao gồm 24 biến: giới tính của chủ hộ, tuổi
của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu tong gia đình, số người
có độ tuổi từ 15 điến 65 tuổi, kinh nghiệm của chủ hộ, thu nhập nông nghiệp,
vay tín dụng, thành viện của hợp tác xã, diện tích đất sản xuất, khoảng cách

của nông trại đến trung tâm, độ màu mỡ của đất…Sau khi xác định không có
sự sai lệch trong sự lựa chọn tác giả sử dụng hồi quy OLS. Kết quả của mô
hình cho thấy rằng nếu phụ nữ là chủ hộ thì xác suất đa dạng hóa là 16,35%,
trong khi đó kinh nghiệm là giảm xác xuất đa dạng hóa của nông hộ với
30,17%, những nông dân là thành viên của hợp tác xã sẽ có xác suất đa dạng
hóa thấp hơn 13,7%, cùng với kỳ vọng của tác giả diện tích đất canh tác tăng
lên 1 hecta thì xác suất đa dạng hóa tăng 29,93%, ngoài ra kết quả còn cho
thấy rằng khoảng cách từ nơi cư trú tới chợ gần nhất có ảnh hưởng tích cự đến
mực độ đa dạng hóa của hộ cụ thể là nếu khoảng cách tăng lân 1 phút đi bộ thì
mức độ đa dạng sẽ tăng 3,8%. Độ màu mỡi của đất cũng có ảnh hưởng trái
8


chiều đến sự đa dạng hóa, khi tỉ lệ đất màu mỡ tăng dấn đến tỉ lệ đa dạng hóa
giảm…Tóm lại, mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra yếu tố quyết định
khả năng và mức độ đa dạng hóa cay trồng ở SNNPR của Ethiopia. Mô hình
Heckman hai giai đoạn được sử dụng để ước tính sự đa dạng quyết định và
mức độ đa dạng hóa một cách riêng biệt của vùng này.
Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Phương Dung (2010) đã có nghiên cứu
“Các giải pháp phát triển ngành hàng bưởi Năm roi phú hữu Hậu Giang” dựa
trên số liệu được thu thập từ 318 nông hộ sản xuất và các tác nhân tham gia
tiêu thụ bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu này nhằm phân tích
hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Hậu Giang và phân tích kênh tiêu thụ bưởi
năm roi, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ bưởi Năm roi ở Hậu Giang. Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô trồng bưởi của
nông hộ. Theo đó, kinh nghiệm, lao động, diện tích, giá bán bưởi, sâu bệnh,
tập huấn, tuổi và năng suất là những yếu tố được cho rằng ảnh hưởng đến
quyết định mở rộng hay không mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ. Kết quả
chạy mô hình Probit cho thấy chỉ có hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của

họ là tuổi của chủ hộ và năng suất. Trong đó, đa số các hộ tiếp tục mở rộng
sản xuất bưởi (71,7%). Tuy nhiên, có 28,3% hộ sẽ chuyển sang trồng cây khác
bởi đất đã không còn cho cây bưởi phát triển và giá phân bón cao nhưng giá
bưởi thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của họ.
Đa phần các nghiên cứu trên sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuôc
là biến nhị phân 0,1 để phân tích, nên tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy
logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây
trồng của nông hộ, bởi mô hình logit dễ dàng đạt đến giá trị hội tụ (0 và 1).
Theo Long, J. Scott (1997) thì các ước lượng của mô hình logit xấp xỉ /3
lần so với các hệ số tương ứng trong mô hình probit. Tuy nhiên, những kết quả
ước lượng này gần như không có sự khác biệt về phương sai của các hệ số
biến giải thích. Ngoài ra tác giả còn phân tích thống kê mô tả một số nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ nhằm giải
thích nhiều hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của nông hộ trong đại
bàn nghiên cứu.

9


Bảng 1.1: Tổng hợp phương pháp nghiên cứu từ các nguyên cứu liên quan.
Năm Tên tác giả

Tên đề tài nghiên cứu

Phương pháp

2004 Mai Văn
Thành, Trần
Nam Anh
và cộng sự.


Các nhân tố ảnh hưởng đến
người dân trong việc ra quyết
định áp dụng hệ thống nông
lâm kết hợp tại xã Cao Sơn,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

-Trọng số trung bình
(WAI)
-Phân tích nhân tố
(EFA)
-Hàm hồi qui logit

2010 Mai Văn
Nam và
Nguyễn Thị
Phương
Dung.

Các giải pháp phát triển ngành
hàng bưởi Năm roi phú hữu -Mô hình probit
Hậu Giang

2013 Rehima M,
Belay K và
công sự

Các nhân tố ảnh hưởng đến đa -Thống kê mô tả
dạng hóa cây trồng ở SNNPR, -Mô hình Heckman
Ethiopia

2 bước (probit và
OLS)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Nông hộ và đặc điểm của nông hộ
- Nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, là các thành viên
có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp
luật quy định và là chủ thể trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh (Phạm Văn
Dương, 2010).
- Nguồn lực của nông hộ rất đa dạng, bao gồm: đất đai, lao động, kỹ
thuật, vốn, … Các nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất của hộ. Nếu nông hộ tận dụng tốt sự hỗ trợ này sẽ giúp hộ giảm
chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
- Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia
đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động
trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi
lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của
hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động
khi vào thời vụ.
- Ngoài ra, nông hộ còn có những đặc điểm sau:
+ Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là

một đơn vị tiêu dùng.
+ Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa nông hộ và thị trường.
+ Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào
hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào
là một nông hộ.
2.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về
mặt lượng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh
tế nông nghiệp theo xu hướng nhất định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
11


- Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu
sẵn cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế theo xu hướng có lợi và hiệu
quả hơn.
- Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là sự chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của các qui luật và điều kiện kinh tế khách quan.
Trong nghiên cứu của Trương Toại Nguyện (2014) về ảnh hưởng của đa
dạng hóa thu nhập tác giả cũng định nghĩa đa dạng hóa thu nhập có thể được
xem là quá trình chuyển đồi từ sản xuất cây trồng có giá trị thấp sang cây
trồng, vật nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp có giá trị cao hơn. Định
nghĩa này tập trung vào việc đa dạng hóa như là một nguồn để nâng cao thu
nhập hay đó là một chiến lược nhằm giảm rủi ro. Vì vậy những nông hộ
thường sẵn sàng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mình nếu như
việc chuyển chuyển đổi đó mang lợi lợi nhuận ổn định cho họ.
2.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Theo Đào Xuân Kiên (2012) Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và
loại cây được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông
nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có
của vùng. Cơ cấu cây trồng là một bộ phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó
còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chuyển từ trạng thái cây trồng cũ sang
trạng thái cây trồng mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế,
phát triển những cây trồng có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao.
Việc chuyển đổi cơ cấu cầy trồng bao gồm đa dạng hóa, mở rộng quy mô
hoặc là chuyển đổi phương thức canh tác. Trong đó chuyển đổi phương thức
canh theo hướng nông nghiệp bền vững đang được quan tâm hơn cả. Theo
Nguyễn Xuân Thành (2013) Mục đích của phát triển nông nghiệp bền vững là
kiến tạo nên một hệ thống canh tác bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh
tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất
đai, không làm ô nhiễm môi trường.
2.1.1.4 Phát triển nông nghiệp bền vững
Trong những năm đầu thập niên 80, Douglas GK đã phân loại 3 nhóm
khác nhau về định nghĩa nông nghiệp bền vững.

12


×