Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 128 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

ĐINH THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BẮC SÀI GÒN
UẬN V N THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

TP.HCM , tháng 12 năm 2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

ĐINH THỊ HOÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐỄN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BẮC SÀI GÒN
UẬN V N THẠC SĨ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN IÊNG DIỄM
TP.HCM , tháng 12 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên làm luận văn

Đinh Thị Hoài


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý
Thầy Cô, bạn bè và tập thể Cán bộ Công nhân viên BIDV Bắc Sài Gòn.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đoàn Liêng Diễm, người hướng dẫn khoa học
của Luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận
văn.
Tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè, ban lãnh đạo và các đồng nghiệp
đang làm việc tại BIDV Bắc Sài Gòn đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành Luận văn.

Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép tôi gởi lời tri
ân và cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Tài Chính – Marketing trong
thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.

Học viên làm luận văn

Đinh Thị Hoài


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... viii
Danh mục các bảng biểu..................................................................................................... ix
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ........................................................................................... x
Tóm tắt luận văn ................................................................................................................. xi
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3


1.4.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu............................................................. 3
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................. 4

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 4

1.6.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.6.1. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................ 5
1.6.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................... 5
1.6.3. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 5

1.7.

Bố cục của luận văn .................................................................................................. 6


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ Ý THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO
TẠO
2.1.

VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN ỰC

Giới thiệu về Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Sài Gòn ...................................... 8
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 8

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Sài Gòn ............................ 9
2.1.2.1. Công tác huy động vốn ................................................................. 9
2.1.2.2. Công tác tín dụng ........................................................................ 10
2.1.2.3. Công tác dịch vụ ròng ................................................................. 11
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV BSG .......................... 12

2.2.

Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV BSG ............................ 15
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của BIDV Bắc Sài Gòn .................................... 15
2.2.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ............................................ 15
2.2.1.2. Cơ cấu về giới tính ...................................................................... 16
2.2.1.3. Cơ cấu theo loại hợp đồng lao động ........................................... 17
2.2.1.4. Cơ cấu theo loại lao động ........................................................... 17
2.2.2.

2.3.

Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV BSG ................. 18

Khái niệm về đào tạo và phát triển NNL................................................................ 20
2.3.1. Khái niệm nguồn nhân lực .......................................................................... 20
2.3.2. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực.............................................................. 24
2.3.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 24

2.4.

Vai trò của đào tạo và phát triển NNL ................................................................... 25
2.4.1. Đối với doanh nghiệp .................................................................................. 26
2.4.2. Đối với người lao động ............................................................................... 26



2.5.

Hoạt động đào tạo và phát triển NNL .................................................................... 26
2.5.1. Đào tạo ........................................................................................................ 27
2.5.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo ............................................................ 28
2.5.1.2. Lên kế hoạch và chuẩn bị đào tạo ............................................... 29
2.5.1.3. Thực hiện kế hoạch đào tạo ........................................................ 29
2.5.1.4.Đánh giá hiệu quả đào tạo.............................................................. 29
2.5.2. Đánh giá hiệu quả làm việc ......................................................................... 29
2.5.3. Kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân ................................................... 30

2.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL........................... 32
2.6.1. Nhân tố con người ....................................................................................... 32
2.6.2. Nhân tố quản lý ........................................................................................... 33
2.6.2.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển .................................................. 33
2.6.2.2. Các chương trình đào tạo và phát triển NNL .............................. 33
2.6.2.3. Trình độ của đội ngũ đào tạo ...................................................... 33
2.6.2.4. Công tác đánh giá thực hiện công việc ....................................... 34
2.6.2.5. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động ................................... 34
2.6.2.6. Các nguồn lực của doanh nghiệp ................................................ 34
2.6.2.7. Trang thiết bị, máy móc và công nghệ........................................ 34
2.6.2.8. Nếu xí nghiệp đưa ra các chính sách ......................................... 35
2.6.2.9. Các nhân tố khác ......................................................................... 35
2.6.2.10. Các chủ trương, chính sách của chính phủ ................................. 35

2.7.


Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển NNL ............................................ 36
2.7.1. Kinh nghiệm của NHTW Malaysia ............................................................. 36


2.7.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển NNL ................................. 38
2.7.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 42
2.8.

Mô hình đào tạo và phát triển NNL của BIDV BSG ............................................. 42

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các giả thiết mô hình nghiên cứu ............................................................................... 45
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 45
3.3. Thu thập dữ liệu .......................................................................................................... 46
3.3.1. Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................... 46
3.3.2. Dữ liệu thứ cấp.............................................................................................. 46
3.4. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 46
3.4.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 46
3.4.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 49
3.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 54
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu .................................................................................................................... 56
4.2. Phân tích mô hình ....................................................................................................... 56
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 56
4.2.2. Phân tích mô tả các nhân tố tác động đến công tác đào tạo ........................ 58
4.2.3. Phân tích mô tả công tác đào tạo và phát triển NNL ..................................... 59
4.3. Phân tích thang đo ...................................................................................................... 59
4.3.1. Cronbach’s Alpha ......................................................................................... 59
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)............................................................... 61

4.3.2.1. Kết quả phân tích EFA cho các nhân tố...................................... 62


4.3.2.2. Kết quả phân tích EFA cho công tác đào tạo ............................. 65
4.3.3. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................... 66
4.3.4. Phân tích hồi quy .......................................................................................... 67
4.3.4.1. Phân tích tương quan .................................................................. 67
4.3.4.2. Phân tích hồi quy ........................................................................ 68
4.3.5. Kiểm đinh giả thuyết .................................................................................... 71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu .................................................................................. 73
5.2. Đề xuất các giải pháp ................................................................................................. 74
5.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 77
5.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước TPHCM ........................................................ 77
5.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN .................................... 77
5.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo.............................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIDV

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV Bắc Sài Gòn : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
CBNV

: Cán bộ nhân viên


ĐVT

: Đơn vị tính

HRDC

: Viện phát triển nguồn nhân lực Malaysia (Human Resouce
Development Center).

Incombank

: Ngân hàng công thương Việt Nam

KBO

: Tổ chức có năng lực dựa trên nền tảng tri thức

LienVietbank

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt.

MHB

: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long.

NHTW

: Ngân hàng Trung ương


NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NNL

: Nguồn nhân lực

TTĐT

: Trung tâm đào tạo

TMCP

: Thương mại cổ phần

VPĐD

: Văn phòng đại diện


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu

Thứ tự

Trang

Bảng 2.1


Các chỉ tiêu về dịch vụ tại BIDV Bắc Sài Gòn

11

Bảng 2.2

Thống kê nguồn nhân lực theo giới tính từ 2009-2012

16

Bảng 2.3

Thống kê nguồn nhân lực theo loại Hợp đồng lao động từ

17

Bảng 2.4

Thống kê nguồn nhân lực theo loại lao động từ 2009- 2012

17

Bảng 3.1

Tổng hợp các thang đo được mã hoá

50

Bảng 3.2


Thang đo các nhân tố tác động đến công tác đào tạo và phát triển

52

NNL
Bảng 4.1

Thông tin mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2

Thống kê mô tả các nhân tố tác động đến công tác đào tạo và phát

56

59
triển NNL
Bảng 4.3

Kết quả EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác

63

đào tạo và phát triển NNL
Bảng 4.4

Kết quả phân tích EFA cho thang đo công tác đào tạo và phát triển

65


NNL
Bảng 4.5

Hệ số tương quan giữa các khái niệm trong nghiên cứu

68

Bảng 4.6

Kết quả phân tích hồi quy

70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Thứ tự

Tên hình vẽ, biểu đồ

Trang

Hình 1.1

Quy trình nghiên cứu

6

Hình 2.1


Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính của BIDV BSG

14

Hình 2.2

Chu trình đào tạo trong doanh nghiệp

27

Hình 2.3

Mô hình đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc Sài Gòn

43

Hình 4.1

Thông tin về độ tuổi theo giới tính

57

Hình 4.2

Thông tin về trình độ học vấn

58

Hình 4.3


Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

66


TÓM TẮT
Trong tổ chức, con người là nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo thực hiện sứ
mệnh, mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng của tổ chức. Một trong những yếu tố mang ý nghĩa to lớn của quản lý
nguồn nhân lực trong tổ chức là đào tạo và phát triển. Đào tạo và phát triển là nhân tố
giúp cho nguồn nhân lực của tổ chức ngày càng hoàn thiện, tiến bộ, từ đó làm cho tổ
chức phát triển.
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm rất nhiều nội dung quan
trọng. Nó là yếu tố nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo nói riêng và hoạt
động quản lý nguồn nhân lực nói chung.
Là một đơn vị thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV),
BIDV Chi nhánh Bắc Sài Gòn cũng nằm trong quỹ đạo phát triển chung của ngành.
Công tác đào tạo và phát triển NNL tuy đã được quan tâm nhưng chưa được đầu tư
đúng mức dẫn đến còn nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng
như chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đối với Ngân hàng. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn” được
lựa chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại BIDV trong thời gian tới.
Đề tài gồm 5 chương: Chương 1 là Tổng quan về đề tài nghiên cứu, Chương 2
là Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, Chương 3 là Phương pháp nghiên cứu,
Chương 4 là Kết quả nghiên cứu và Chương 5 là Kết luận và kiến nghị.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tác giả đã xây
dựng mô hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho BIDV.
Ngoài ra, đề tài sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể sử

dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.
Phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, điều tra xã hội học các
Cán bộ Công nhân viên đang công tác tại BIDV Bắc Sài Gòn và sử dụng SPSS phân


tích để đưa ra kết quả đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Bắc Sài Gòn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp BIDV Bắc Sài Gòn có một cái nhìn
tổng thể về thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị đồng
thời có tác dụng như một nghiên cứu tiền khả thi giúp BIDV Bắc Sài Gòn thực hiện
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt hơn trong thời gian sắp tới, góp phần
định hình chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giúp BIDV Bắc Sài Gòn cạnh tranh
tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Đây có thể xem như là một trong
những nghiên cứu thiết thực cho BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng và của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với một quốc gia, con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất
quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như tạo vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Đối
với một Doanh nghiệp (DN), nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố then chốt tạo nên sức
mạnh cho DN. NNL có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của
một quốc gia và khả năng cạnh tranh của một DN. Quản trị NNL được coi là yếu tố cơ
bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của DN.
Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề quản trị NNL đang đặt ra nhiều
đòi hỏi mới đối với các DN Việt Nam họat động trên mọi lĩnh vực, trong đó, Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với hơn mười tám ngàn
CBCNV, với chặng đường phát triển hơn 56 năm gắn liền với lịch sử cách mạng và

công cuộc xây dựng đất nước, có thể nói, NNL là yếu tố hết sức cơ bản và quan trọng
để BIDV phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay
nếu NNL dồi dào nhưng thiếu chuyên nghiệp, quản trị NNL thiếu hiệu quả sẽ trở thành
điểm bất lợi của BIDV, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
DN.
Là một đơn vị trực thuộc BIDV, BIDV Bắc Sài Gòn cũng nằm trong quỹ đạo
phát triển chung của ngành. Công tác đào tạo và phát triển NNL tuy đã được quan tâm
nhưng chưa được đầu tư đúng mức nên dẫn đến nhiều khiếm khuyết…. Điều này ảnh
hưởng đến hiệu quả SXKD cũng như môi trường làm việc của DN. Mặt khác, để
chuẩn bị cho việc tái cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng cho yêu cầu đổi mới của BIDV
trong thời gian tới, BIDV Bắc Sài Gòn cũng cần có những bước chuẩn bị về NNL
nhằm góp phần xây dựng đội ngũ CBCNV đủ năng lực có thể thích ứng tốt với những
thay đổi trong tương lai, góp phần đưa BIDV Bắc Sài Gòn phát triển bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Sài Gòn” được tác giả lựa chọn để


nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị NNL của
BIDV Bắc Sài Gòn trong thời gian tới.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ ĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đã có khá nhiều những nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả công

tác đào tạo và phát triển NNL tại nhiều loại hình DN, từ DN nhà nước đến Công ty cổ
phần hay Công ty trách nhiệm hạn…hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
ngân hàng, điện lực, xây dựng…cụ thể như các đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị
nguồn nhân lực của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam tại Long An” [9],
“Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP xuất nhập

khẩu Việt Nam” [27], “Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL tại Học viện công nghệ Bưu
chính Viễn thông cơ sở tại TPHCM thông qua công tác tuyển dụng và đào tạo” [25]…
Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt
động quản trị NNL của các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam tại các tỉnh, thành phố như đề tài “Giải pháp hoàn thiện công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam-chi nhánh Bến Tre” [19], “Một số giải pháp hoàn thiện công tác
quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa” [20]….Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung
nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc Sài Gòn.
Tác giả các đề tài trên đã vận dụng cơ sở lý luận chung về quản trị NNL, các
yếu tố ảnh hưởng đến NNL, vận dụng kinh nghiệm của một số nước tiên tiến ở khu
vực Đông Nam Á trong công tác đào tạo và phát triển NNL, đúc kết kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản trị NNL tại đơn vị công tác để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, đề xuất các giải
pháp khắc phục những tồn tại, phát huy những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện
công tác đào tạo và phát triển NNL tại đơn vị nhằm đáp ứng tình hình, định hướng,
môi trường kinh doanh của DN trong tương lai.
Tuy nhiên, các đề tài chưa xây dựng một mô hình đào tạo và phát triển NNL
riêng để áp dụng cho DN đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, một số đề tài chưa đi sâu
vào lĩnh vực đào tạo và phát triển, các giải pháp đưa ra trong một vài đề tài còn mang


tính chung chung, chưa đi vào cụ thể áp dụng cho từng DN đặc biệt đối với ngân hàng
như ngân hàng BIDV, một số đề tài khi nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo và phát triển
NNL của một số nước tiên tiến, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm để áp dụng cho
ngành ngân hàng nói chung cũng như DN nói riêng.
Trên cơ sở kế thừa, phát huy những điểm mạnh cũng như khắc phục những hạn
chế trong các nghiên cứu nói trên, luận văn đã phân tích được những nhân tố tác động
đến công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc Sài Gòn thông qua phương pháp

lấy ý kiến phỏng vấn tất cả CBCNV BIDV Bắc Sài Gòn. Từ đó đề xuất mô hình đào
tạo và phát triển NNL của BIDV, có thể áp dụng chung cho các BIDV tỉnh, thành trực
thuộc BIDV. Mặt khác, luận văn còn đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Bắc Sài Gòn trong
thời gian tới.
1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo

và phát triển NNL tại BIBV Bắc Sài Gòn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo và phát triển NNL từ năm
2009 đến 2012 và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL tại BIDV Bắc
Sài Gòn từ nay đến năm 2020.
1.4.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm vào mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng công tác đào

tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn giai đoạn 2009-2012 để thấy rõ những mặt
mạnh, những mặt còn hạn chế dựa trên kết quả khảo sát các nhân tố tác động đến công
tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Bắc Sài Gòn thời gian qua. Từ đó,
tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển


nguồn lực tại Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc

Sài Gòn trong thời gian tới.
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn và mức độ ảnh hưởng
của chúng như thế nào? Trong đó, yếu tố nào là quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều
nhất đến sự hài lòng của khách hàng đối với công tác đào tạo và phát triển NNL tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
- Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn hiện nay như thế nào?
- Cần làm gì để công tác đào tạo và phát triển NNL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn hiện nay và trong tương lai được hoàn thiện?
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới đòi hỏi các
DN trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một trong những ngân hàng đi đầu trong đổi mới, đang trong giai đoạn
hoàn thiện, tái cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu mới…Cách thức đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc
Sài Gòn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với định hướng phát triển của BIDV trong
tương lai. Vì vậy, hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một yêu
cầu cấp thiết đối với BIDV Bắc Sài Gòn trong thời gian tới.
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực sử dụng chung cho các đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
- Luận văn sẽ mang đến cho BIDV Bắc Sài Gòn có một cái nhìn tổng thể về thực
trạng công tác đào tạo và phát triển NNL của đơn vị, đồng thời có tác dụng như một
nghiên cứu khả thi giúp BIDV Bắc Sài Gòn sử dụng NNL một cách hiệu quả hơn, góp



phần định hình chiến lược phát triển NNL và giúp BIDV Bắc Sài Gòn đáp ứng yêu
cầu tái cơ cấu của BIDV trong thời gian tới cũng như giúp BIDV Bắc Sài Gòn cạnh
tranh tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho BIDV các tỉnh, thành
trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc hoàn thiện
công tác đào tạo và phát triển NNL tại đơn vị cũng như đáp ứng cho các sinh viên có
nhu cầu nghiên cứu chuyên ngành quản trị kinh doanh hay quản trị NNL liên quan đến
BIDV Bắc Sài Gòn nói riêng và BIDV nói chung.
1.6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn áp dụng hai phương pháp nghiên cứu: định tính kết hợp định lượng,

trải qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
1.6.1. Nghiên cứu sơ bộ
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về khái niệm đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá những
yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua phương
pháp chọn mẫu. Sau đó, luận văn tiến hành phỏng vấn các nội dung quan trọng làm cơ
sở xây dựng, hiệu chỉnh và thiết lập bảng câu hỏi cho nghiên cứu tiếp theo.
1.6.2.

Nghiên cứu chính thức

Được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 179
mẫu, với phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu nghiên
cứu chính thức được thu thập từ CBCNV BIDV Bắc Sài Gòn. Phương pháp chọn mẫu
trong giai đoạn nghiên cứu này là phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dựa trên kết quả
nghiên cứu từ việc thu thập mẫu, luận văn sẽ đưa ra một vài đề xuất góp phần nâng
cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn

trong những năm tiếp theo.
1.6.3.

Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề tài
xuất trình ở phần trên, quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:


Hệ thống hóa lý thuyết về công
tác đào tạo và phát triển NNL

Các công trình nghiên cứu đã công bố.
Dựa vào tình hình thực tế tại BIDV

Thảo luận nhóm
Xác định các yếu tố tác động đến
công tác đào tạo và phát triển
Thiết kế lần 1
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
Lấy thông tin vào bảng câu hỏi
Nhập số liệu và xử lý số liệu
SPSS

Phỏng vấn thử(n=10)
Thiết kế hoàn chỉnh
Kiểm định Cronbach
Alpha. Phân tích
EFA. Phân tích hồi
quy.


Kết luận, nhận xét từ phân tích số
liệu
Đề xuất các giải pháp
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
1.7.

BỐ CỤC CỦA LUẬN V N
Luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi,

phương pháp nghiên cứu và nội dung của đề tài.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này nêu thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc
Sài Gòn, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL, cơ sở lý
thuyết và mô hình đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc Sài Gòn.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương 2. Nghiên
cứu đề xuất thang đo hiệu chỉnh và bảng câu hỏi chính thức đo lường các nhân tố tác
động đến công tác đào tạo và phát triển NNL.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày phương pháp phân tích, quy trình phân tích và kết quả
nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cùng
các giả thuyết đưa ra. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm SPSS 20 và
EXCEL phiên bản 2007.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện
công tác đào tạo và phát triển NNL tại BIDV Bắc Sài Gòn, những hạn chế đề tài và
hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ Ý THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN ỰC
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH BẮC SÀI GÕN
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển

Một trong những mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam là thiết lập một mạng lưới rộng khắp trong cả nước, xây dựng các chi nhánh hoạt
động tại các địa bàn lớn tại các trung tâm thành phố. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam đã chính thức khai trương chi nhánh Tân Bình có trụ sở chính
đặt tại 354A Cộng Hoà – Phường 13 – Quận Tân Bình – Tp. Hồ Chí Minh vào ngày
17/12/2005.
Chi nhánh được thành lập theo quyết định số 244/QĐ-HĐQT ngày 28/11/2005
của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4116000564 ngày 30/11/2005 của Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hồ
Chí Minh. Ngày 01/12/2005, BIDV chi nhánh Tân Bình được nâng cấp lên thành chi
nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngày 07/12/2007, Chủ tịch hội đồng quản trị BIDV đã ký quyết định đổi tên

BIDV chi nhánh Tân Bình thành BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn nhằm tạo điều kiện để
đơn vị phát huy tốt hơn vai trò trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, để tạo điều kiện trong việc
thu hút và chăm sóc khách hàng, BIDV BSG đã thay đổi trụ sở giao dịch là 290 Nam
Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 08 – Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh, với giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động chi nhánh số 0100150619-087 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở
Kế hoạch Đầu tư TPHCM cấp lần đầu ngày 30/11/2005 và đăng ký thay đổi lần 08
ngày 30/11/2012. Ngày 30/11/2012, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn.


Tại thời điểm mới thành lập, BIDV - Chi nhánh Tân Bình có tổng tài sản trên
500 tỷ đồng và chỉ có 2 phòng giao dịch. Hiện nay, BIDV BSG có quy mô 179 lao
động và 6 phòng giao dịch đặt tại các địa bàn như quận Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp và
Quận 3. Huy động vốn tại thời điểm 31/12/2012 là 8.151 tỷ đồng (chi nhánh có quy
mô nguồn vốn đứng thứ 3 (sau Sở giao dịch 2 và BIDV Hồ Chí Minh), đứng thứ 6 trên
toàn hệ thống (sau Sở giao dịch 1, CN TPHCM, Sở giao dịch 2, CN Hà Thành và CN
Hà Nội), và dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 9.185 tỷ đồng (chi nhánh có quy mô tín dụng
đứng thứ 2 (sau SGD 2 – 15.416 tỷ đồng), chiếm 16,17% tổng dư nợ tín dụng của các
chi nhánh BIDV trên địa bàn Tp.HCM. Thành quả này là do BIDV BSG đặt chất
lượng sản phẩm – dịch vụ là công tác trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh
doanh.
Các chức năng hoạt động chung:
- Huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng).
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh).
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ, thanh toán, dịch vụ bằng VNĐ và ngoại tệ

theo yêu cầu của khách hàng.
2.1.2.

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV BSG trong những năm

gần đây
2.1.2.1. Công tác huy động vốn


Quy mô huy động vốn

Huy động vốn tính đến thời điểm 31/12/2012 toàn chi nhánh đạt 8.151 tỷ đồng,
đạt 116% so với kế hoạch năm 2012. Tăng 1.264 tỷ đồng (tăng 18,35% so với thực
hiện năm 2011). Trong đó:


- Huy động vốn dân cư đạt 2.024 tỷ đồng, hoàn thành 101% so với kế hoạch năm
2012, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2011.
- Huy động vốn từ tổ chức kinh tế (TCKT) đạt 6.076 tỷ đồng, hoàn thành 121,5%
so với kế hoạch 2012, tăng 17,5% so với thực hiện năm 2011.
- Huy động vốn từ ĐCTC đạt 51 tỷ đồng, hoàn thành 102% so với kế hoạch năm
2012, tăng 410% so với thực hiện năm 2011.
Huy động vốn bình quân đạt 7.318 tỷ đồng, đạt 117% so với kế hoạch năm
2012, tăng 1.245 tỷ đồng (tăng 20,5% so với thực hiện năm 2011). Trong đó:
- Huy động vốn bình quân dân cư đạt 1.772 tỷ đồng, tăng 28,6% so với năm
2011.
- Huy động vốn bình quân TCKT đạt 5.513 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm
2011.
- Huy động vốn bình quân từ ĐCTC đạt 33 tỷ đồng, giảm 28,3% so với
2011.[18]



Cơ cấu huy động vốn

Huy động vốn kỳ hạn ngắn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng HĐV. Huy
động vốn ngắn hạn năm 2012 đạt 6,597 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,9%. Tuy nhiên huy
động vốn trung dài hạn có xu hướng gia tăng trong năm 2012 (tăng 1.448 tỷ đồng ˷
1366% so với năm 2011). Nguyên nhân một phần do chính sách điều hành lãi suất của
NHNN, ngoài ra do BIDV BSG triển khai sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt đã thu
hút khách hàng lựa chọn kỳ hạn gửi từ 12 tháng.
Huy động vốn VND đạt 5.789 tỷ đồng, chiếm 71% so với tổng huy động. Huy
động vốn ngoại tệ đạt 2.362 tỷ đồng, chiếm 29%.
2.1.2.2. Công tác tín dụng


Quy mô tín dụng

Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 9.185 tỷ đồng, hoàn thành 100% giới hạn tín dụng
TW giao, tăng 1.154 tỷ đồng (tăng 14,4% so với thực hiện năm 2011). Trong đó:
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ bán lẻ đạt 628 tỷ đồng, tăng 30,8% so với 2011.


- Dư nợ tín dụng cuối kỳ khách hàng TCKT đạt 8.557 tỷ đồng, tăng 13,3% so với
thực hiện năm 2011.
Dư nợ tín dụng bình quân trong năm 2012 đạt 8.464 tỷ đồng, tăng 9,9% so với thực
hiện năm 2011. Trong đó:
- Dư nợ tín dụng bình quân bán lẻ đạt 523 tỷ đồng, hoàn thành 97% so với kế
hoạch năm 2012, tăng 8,5% so với thực hiện năm 2011.
- Dư nợ tín dụng bình quân khách hàng TCKT đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 10% so
với thực hiện năm 2011.



Cơ cấu tín dụng

Dư nợ chi nhánh tập trung chủ yếu kỳ hạn trung dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Dư nợ trung dài hạnh đến 31/12/2012 thực
hiện đạt 6.150 tỷ đồng, đạt 99% so với kế hoạch 2012, tăng 12,2% so với thực hiện
năm 2011.
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ tổng dư nợ đạt 66,96%, giảm 1,9% so với thực
hiện năm 2011. Dư nợ cho vay bất động sản đạt 2.479 tỷ đồng, chiếm 27% trên tổng
dư nợ.


Chất lƣợng tín dụng

Dư nợ xấu tính đến 31/12/2012 toàn chi nhánh là 113 tỷ đồng, tăng 76,8% so
với thực hiện năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu 1,24% tăng 76,8% so với thực hiện năm 2011.
Tỷ lệ nợ xấu 1,24%, tăng 0,44% so với thực hiện năm 2011. Tổng dư nợ nhóm II
chiếm 9,2% so với tổng dư nợ, tăng 2,33% so với thực hiện năm 2011.
2.1.2.3. Công tác dịch vụ ròng


Thu dịch vụ ròng

Thu dịch vụ ròng (không tính KDNT và phái sinh) toàn chi nhánh trong năm
2012 đạt 18.015 tỷ đồng, đạt 80,1% so với kế hoạch năm 2012. Giảm 24,6% so với
thực hiện năm 2011. Thu dịch vụ ròng của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các nguồn
thu truyền thống như: thu dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thu từ các



×