Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

so sánh hiệu quả tài chính các nông hộ sản xuất muối huyện hòa bình tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

VÕ THỊ THẢO LINH

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT MUỐI
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 12/2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD
BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

VÕ THỊ THẢO LINH
MSSV: 4114628

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT MUỐI
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp


Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG

Tháng 12/2014
2


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự quan tâm
truyền đạt những kiến thức quý báo trong sách vở cũng như trong thực tiễn
của Thầy, Cô, đồng thời nhà trường tạo cơ hội cho em xâm nhập thực tế thông
qua thời gian em phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất muối, đã giúp em
có cơ hội tiếp xúc thực tế học hỏi thêm được nhiều kiến thức để hoàn thành tốt
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trong đó có thầy Phạm
Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành cuốn luận văn này.
Em cũng xin cảm ơn những nông hộ sản xuất muối ở Xã Vĩnh Thịnh
Huyện Hòa Bình đã nhiệt tình cung cấp các số liệu sơ cấp. Đồng thời, em cũng
xin cảm ơn tất cả Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác tại Phòng Nông Nghiệp &
PTNT Huyện Hòa Bình đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về những
kiến thức chuyên môn, cung cấp số liệu và giúp em tiếp thu được những kinh
nghiệm trong thực tế.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô cùng toàn thể Cô, Chú, Anh,
Chị trong Phòng NN&PTNT Huyện Hòa Bình cũng như các chủ nông hộ sản
xuất muối được nhiều sức khỏe, công tác tốt và thành công trong công việc
cũng như trong cuộc sống.


Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thảo Linh

3


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày…...tháng…..năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thảo Linh

4


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

5


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Giảng viên phản biện

6


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.1 Không gian ................................................................................................. 3
1.4.2 Thời gian .................................................................................................... 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 5

2.1 Phương pháp lí luận ....................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân, vai trò của hộ nông dân, kinh tế hộ và tình
hình phát triển kinh tế hộ ..................................................................................... 5
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân ....................................................................... 5
2.1.1.2 Vai trò của hộ nông dân ........................................................................... 5
2.1.1.3 Kinh tế hộ và tình hình phát triển kinh tế hộ ở nước ta ............................. 5
2.1.2 Các khái niệm về hiệu quả .......................................................................... 7
2.1.3 Khái niệm hiệu quả tài chính ...................................................................... 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 11
2.2.2.1 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 1................................................... 11
2.2.2.2 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 2................................................... 12
2.2.2.3 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 3................................................... 13
2.2.2.4 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 4................................................... 15
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGÀNH MUỐI
HUYỆN HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU ............................................................ 16
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 16
3.1.1 Tổng quan về huyện Hòa Bình.................................................................. 16
3.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 16
3.1.1.2 Khí hậu .................................................................................................. 17
3.1.1.3 Khái quát về kinh tế, văn hóa-xã hội ...................................................... 17
a Khái quát về kinh tế ........................................................................................ 17
b Văn hóa xã hội ............................................................................................... 17
3.1.2 Tổng quan về xã Vĩnh thịnh...................................................................... 18

7


3.2 Thông tin ngành muối Huyện Hòa Bình Tỉnh Bạc Liêu ............................... 18

3.2.1 Tổng quan quy trình sản xuất muối truyền thống ...................................... 18
3.2.1.1 Sơ đồ hệ thống “Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền
thống” ............................................................................................................... 18
3.2.1.2 Tỉ lệ diện tích các ô trong hệ thống ........................................................ 19
3.2.1.3 Các công đoạn chính trong sản xuất muối .............................................. 19
a Công đoạn cung cấp nước biển ....................................................................... 19
b Công đoạn bay hơi chế chạt ............................................................................ 20
c Công đoạn kết tinh thạch cao .......................................................................... 20
d Công đoạn kết tinh muối ăn ............................................................................ 20
3.2.2 Tổng quan về quy trình sản xuất muối trải bạt ......................................... 21
3.2.2.1 Sơ đồ “quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo phương pháp kết
tinh muối trên sân trải bạt” ................................................................................ 21
3.2.2.2 Sơ đồ tổng thể mặt bằng quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo
quy trình công nghệ kết tinh muối trên sân trải bạt ............................................ 22
3.2.3 Thông tin mùa vụ sản xuất muối của huyện ............................................. 22
3.2.4 So sánh chất lượng muối của hai mô hình sản xuất ................................... 22
3.2.5 Diện tích, sản lượng và năng suất muối từ năm 2010 đến năm 2014 ......... 25
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC NÔNG HỘ SẢN
XUẤT MUỐI ................................................................................................... 29
4.1 Thông tin cơ bản về các nông hộ được điều tra ............................................ 29
4.1.1 Giới tính của chủ hộ ................................................................................. 29
4.1.2 Tuổi chủ hộ .............................................................................................. 29
4.1.3 Nhân khẩu và đặc điểm nguồn lao động.................................................... 30
4.1.4 Trình độ học vấn....................................................................................... 30
4.1.5 Diện tích đất sản xuất và số lần thu hoạch muối ........................................ 31
4.1.6 Kinh nghiệm sản xuất ............................................................................... 32
4.1.7 Tập huấn................................................................................................... 33
4.2 Thông tin về thị trường tiêu thụ muối của các nông hộ ................................ 34
4.2.1 Thị trường tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ muối .. 34
4.2.1.1 Giá bán .................................................................................................. 34

4.2.1.2 Hình thức tiếp cận thông tin về thị trường .............................................. 35
4.2.1.3 Hình thức bán muối của các nông hộ ..................................................... 36
4.2.1.4 Lý do chọn thương lái ............................................................................ 37
4.3 So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất muối truyền thống và
trải bạt ............................................................................................................... 37
4.3.1 Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận trên ha của mô hình muối
truyền thống ...................................................................................................... 37
4.3.1.1 Phân tích chi phí trên ha của mô hình muối truyền thống ....................... 38
8


4.3.1.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận của mô hình muối truyền thống ............. 39
4.3.1.3 Các chỉ tiêu tài chính mô hình truyền thống ........................................... 40
4.3.1.4 Những thuận lợi của mô hình muối truyền thống ................................... 41
4.3.1.5 Những khó khăn của mô hình muối truyền thống ................................... 41
4.3.2 Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận trên ha của mô hình muối trải
bạt ..................................................................................................................... 42
4.3.2.1 Phân tích chi phí trên ha của mô hình muối trải bạt ................................ 42
4.3.2.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận của mô hình muối trải bạt ...................... 44
4.3.2.3 Các chỉ tiêu tài chính mô hình trải bạt .................................................... 44
4.3.2.4 Những thuận lợi của mô hình trải bạt ..................................................... 45
4.3.2.5 Những khó khăn của mô hình trải bạt .................................................... 46
4.3.3 So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình sản xuất
truyền thống và trải bạt ...................................................................................... 46
4.3.3.1 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và trải
bạt ..................................................................................................................... 46
4.3.3.2 So sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình sản xuất truyền thống và
trải bạt ............................................................................................................... 49
4.3.3.3 Đánh giá hiệu quả giữa hai mô hình truyền thống và trải bạt .................. 51
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận hoạt động sản

xuất muối của các nông hộ ................................................................................ 51
4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất hoạt động sản xuất muối
của các nông hộ ................................................................................................. 51
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất muối
của các nông hộ ................................................................................................. 55
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất muối ................................................. 58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 60
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 60
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ............................................................... 60
5.2.2 Đối với phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình ............................................. 61
5.2.3 Đối với tổ chức chính phủ......................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62-63
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 64-76
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 77-82

9


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình lợi nhuận ............................ 14
Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình năng suất ............................ 15
Bảng 3.1 Tỉ lệ diện tích các ô sản xuất muối ...................................................... 19
Bảng 3.2 So sánh chất lượng muối của hai mô hình truyền thống và trải bạt...... 23
Bảng 3.3 Diện tích, sản lượng và năng suất muối từ năm 2010 đến năm 2014 ... 25
Bảng 4.1 Giới tính của các nông hộ ................................................................... 29
Bảng 4.2 Bảng thể hiện độ tuổi của chủ hộ ........................................................ 29
Bảng 4.3 Bảng thể hiện nhân khẩu và đặc điểm nguồn lao động ........................ 30
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................... 30

Bảng 4.5 Diện tích áp dụng của từng mô hình sản xuất ..................................... 31
Bảng 4.6 Số lần thu hoạch muối trên vụ ............................................................ 32
Bảng 4.7 Kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ ................................................. 32
Bảng 4.8 Thông tin kỹ thuật sản xuất muối........................................................ 33
Bảng 4.9 Tỷ lệ tham gia tập huấn của các chủ hộ .............................................. 34
Bảng 4.10 Giá bán mỗi đợt thu hoạch ................................................................ 35
Bảng 4.11 Hình thức tiếp cận thông tin của các chủ hộ...................................... 35
Bảng 4.12 Hình thức bán muối của các nông hộ ................................................ 36
Bảng 4.13 Lý do chọn thương lái....................................................................... 37
Bảng 4.14 Các chỉ tiêu bình quân trên một ha của mô hình truyền thống ........... 38
Bảng 4.15 Danh mục các khoản chi phí trên ha của mô hình truyền thống ........ 38
Bảng 4.16 Sản lượng từng đợt thu hoạch của mô hình truyền thống .................. 39
Bảng 4.17 Các chỉ tiêu tài chính mô hình truyền thống ...................................... 40
Bảng 4.18 Các chỉ tiêu bình quân trên một ha của mô hình trải bạt .................... 42
Bảng 4.19 Danh mục các khoản chi phí trên ha mô hình trải bạt........................ 43
Bảng 4.20 Sản lượng muối thu hoạch từng đợt mô hình trải bạt ........................ 44
Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chính mô hình trải bạt............................................... 44

10


Bảng 4.22 Tổng hợp chi phí, doanh thu, thu nhập và lợi nhuận trên ha của hai
mô hình sản xuất ............................................................................................... 47
Bảng 4.23 So sánh các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình .................................. 49
Bảng 4.24 Kiểm định sự khác biệt về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình
giữa hai mô hình truyền thống và trải bạt .......................................................... 50
Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi quy mô hình năng suất lần 1 ........................... 52
Bảng 4.26 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến từng mô hình năng
suất sau khi loại biến ......................................................................................... 53
Bảng 4.27 Kết quả phân tích hồi quy mô hình lợi nhuận lần 1 ........................... 56

Bảng 4.28 Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến từng mô hình
lợi nhuận sau khi loại biến ................................................................................. 57

11


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Hòa Bình ............................................................... 16
Hình 3.2 Quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống .................... 18
Hình 3.3 Quy trình sản xuất muối chất lượng cao theo phương pháp kết tinh
muối trên sân trải bạt (PVC) .............................................................................. 21
Hình 3.4 Sơ đồ tổng thể quy trình mặt bằng ...................................................... 22
Hình 3.5 Hình ảnh muối trải bạt và muối truyền thống huyện hòa Bình ............. 23
Hình 3.6 Biểu đồ so sánh một số thành phần hóa học của ba loại muối.............. 24
Hình 3.7 So sánh hàm lượng ẩm và hàm lượng muối (NaCl) hai loại muối ....... 24
Hình 3.8 Diện tích muối từ năm 2010 đến năm 2014 ......................................... 26
Hình 3.9. Sản lượng muối từ năm 2010 đến năm 2014 ...................................... 27
Hình 3.10. Năng suất muối từ năm 2010 đến năm 2014..................................... 27
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỉ trọng các chi phí của mô hình truyền thống ........... 39
Hình 4.2 Những thuận lợi của mô hình truyền thống ......................................... 41
Hình 4.3 Những khó khăn của mô hình truyền thống ......................................... 42
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỉ trọng các chi phí của mô hình trải bạt .................... 43
Hình 4.5 Những thuận lợi của mô hình trải bạt .................................................. 45
Hình 4.6 Những khó khăn của mô hình trải bạt ................................................. 46
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện hiệu quả kinh tế của hai mô hình truyền thống và
trải bạt ...................................................................................................................

12


48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TB: Trải bạt

CPK: Chi phí khác

NN: Nhà nước

CPDV: Chi phí dịch vụ

CP: Chi phí

TĐHV: Trình độ học vấn

TN: Thu nhập

CPNL: Chi phí nhiên liệu

LN: Lợi nhuận

CPLĐ: Chi phí lao động

DT: Doanh thu

CPCBSX: Chi phí chuẩn bị sản xuất

TT: Truyền thống


HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp

CLB: Câu lạc bộ

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CPK: Chi phí khác

NS: Năng suất

KN: Kinh nghiệm

MH: Mô hình

MHTB: Mô hình trải bạt

MHTT: Mô hình truyền thống

13


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Muối là chất rất cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Ngoài công dụng làm gia vị, dược liệu cần thiết hàng ngày cho con người,
muối ăn còn là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp hóa học. Với rất nhiều công dụng như vậy, nên nhu cầu tiêu thụ
muối trong nước lẫn ngoài nước hàng năm là rất cao. Bên cạnh đó, muối cũng

đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Là một nước có bờ
biển dài trên 3.000 km nên Việt Nam giàu tiềm năng sản xuất muối. Diện tích
sản xuất muối trong các năm gần đây có xu hướng tăng lên. Cụ thể như năm
2013, diện tích sản xuất muối cả nước đạt 14.189 ha, tăng 32 ha so với năm
2012. Tính đến tháng 8-2014, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.814
ha, tăng 4,4% so với cùng kì năm 2013. Song song với mức tăng diện tích, sản
lượng muối năm 2013 cũng tăng lên 28,7% so với cùng kì năm 2012 và bằng
104% so với kế hoạch năm. Sản lượng muối cả nước trong 8 tháng đầu năm
2014 khoảng hơn 1 triệu tấn, tăng 10,7% so với cùng kì năm 2013 (NDH,
2014).
Diện tích sản xuất và sản lượng tăng lên là dấu hiệu đáng mừng cho
ngành muối Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu thụ muối thì lại khó khăn, năm nào
lượng muối cũng tồn đọng lại rất nhiều. Vào 8 tháng đầu năm 2014, lượng
muối tồn đọng trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất muối khoảng
264.862 tấn, trong đó miền Bắc tồn 28.492 tấn, miền Trung tồn 127.226 tấn,
ĐBSCL tồn 109.144 tấn. Hiện tượng tồn đọng muối còn lại khá nhiều trong
diêm dân là do giá muối quá thấp, nếu bán thì diêm dân sẽ không có lời. Một
nghịch lý đáng buồn của ngành muối là trúng mùa mất giá, thất mùa trúng giá.
Bên cạnh đó, giá muối trong nước thấp là do lượng muối nhập khẩu rất nhiều.
Điển hình năm 2013, nhập khẩu khoảng 400 nghìn tấn muối (Chủ yếu là muối
chất lượng cao phục vụ cho các nghành công nghiệp và y tế), riêng 8 tháng
đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu muối đạt 10 triệu USD, tăng 5,9% so với
cùng kì năm 2013 (P.NM, 2014). Hiện tượng thừa muối trong nước nhưng vẫn
nhập khẩu muối công nghiệp đang là vấn đề khó khăn cho các diêm dân. Nhận
định tình hình đó, theo ông Vũ Bội Tuyền phát biểu rằng “nguyên nhân là cả
hai phương pháp làm muối trong nước hiện nay đều chỉ cho ra loại muối có
hàm lượng NaCl 85% (đối với phương pháp phơi cát ở miền Bắc) và 93-96%

14



(với phương pháp phơi nước ở miền Trung và Nam). Hàm lượng NaCl này
thấp hơn so với yêu cầu tiêu chuẩn của muối công nghiệp là 98%. Trong khi
đó, hàm lượng các chất Magie (Mg), Canxi (Ca), Sunphat (SO4) và các chất
không tan lại quá cao so với tiêu chuẩn” (Lê Quang Thọ, 2011). Đây là vấn đề
khó khăn chung cho các tỉnh sản xuất muối trong nước.
Huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu cũng đang gặp khó khăn về vấn đề trên.
Toàn huyện có diện tích làm muối là 1.000 ha với khoảng 20 km bờ biển và
3.439 ha bãi bồi ven biển. Tuy nhiên, phần lớn sản xuất muối của huyện là
phương pháp truyền thống với năng suất (40 tấn/ha) và chất lượng muối không
cao nên giá bán ra rất thấp (600-1.000 đồng/kg) vì các thương lái thu mua cho
rằng muối không đủ tiêu chuẩn để làm muối công nghiệp. Bên cạnh đó, hiện
nay muối nhập khẩu với chất lượng cao hơn đang cạnh tranh gay gắt với diêm
dân của huyện. Vì thế, sản xuất muối đã cực khổ mà bán ra càng khó khăn
hơn, lợi nhuận của diêm dân cũng không nhiều. Trước thực tế đó, nhiều
phương án đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng muối và nâng cao thu
nhập của các nông hộ sản xuất muối của huyện. Trong đó, có phương pháp áp
dụng mô hình muối trải bạt được thực hiện tại huyện nhằm nâng cao chất
lượng muối và thu nhập các nông hộ sản xuất muối. Xuất phát từ vấn đề trên
nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính các nông hộ
sản xuất muối ở huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu”. Nhằm phân tích hiệu quả
tài chính của các mô hình sản xuất của các nông hộ sản xuất muối. Từ đó, đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các nông hộ để mô hình sản xuất
muối phát triển hơn trong thời gian sắp tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính mô hình sản xuất muối của các nông hộ ở
huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển mô
hình sản xuất muối đạt năng suất và chất lượng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ
muối và cải thiện thu nhập các diêm dân.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất muối ở huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
(2) Phân tích hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất muối của nông hộ
ở huyện Hòa Bình.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình
sản xuất muối.

15


(4) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất muối trong
thời gian sắp tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau:
 Thực trạng việc sản xuất muối của các nông dân ở huyện Hòa Bình tỉnh
Bạc Liêu như thế nào?
 Các mô hình sản xuất muối hiện nay ra sao?
 Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình
sản xuất muối của các nông hộ?
 Cần có những giải pháp nào để giúp nâng cao hiệu quả tài chính của
các nông hộ tham gia mô hình sản xuất muối ở huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Do cả hai mô hình đều được thực hiện ở huyện Hòa Bình nên đề tài tập
trung nghiên cứu các hộ gia đình thuộc các xã trong huyện, cụ thể là xã Vĩnh
Thịnh. Lý do chọn xã Vĩnh Thịnh vì xã này nằm ven biển có diện tích tự nhiên
là 6.029,47 ha trong đó diện tích sản xuất muối là 650 ha, lớn nhất huyện. Đặc
biệt, tại xã Vĩnh Thịnh có áp dụng các mô hình sản xuất muối khác nhau. Đặc
điểm địa hình của xã tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân từ 1,0 -1,5m ở

ven sông và thấp dần trong nội đồng. Với đặc điểm địa hình này Xã Vĩnh
Thịnh rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất
muối (Phan Phú Khải, 2013).
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp: Các số liệu sơ cấp được dùng để phân tích lấy từ các
báo cáo, tài liệu của phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, Cục chế biến NLTS
& nghề muối, các bài báo trên Internet,… giai đoạn 2010 đến 8 tháng đầu năm
2014.
Số liệu sơ cấp: Toàn huyện Hòa Bình có hơn 250 hộ sản xuất muối
nhưng do hạn chế về mặt thời gian nên tác giả chỉ phỏng vấn 80 nông hộ sản
xuất muối của cả hai mô hình. Các số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng
câu hỏi trực tiếp phỏng vấn nông dân sản xuất muối trải bạt và muối truyền
thống phát sinh thực tế từ tháng 10/2013 đến 3/2014.

16


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các các nông hộ sản xuất muối ở xã Vĩnh
Thịnh huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.

17


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hộ nông dân, vai trò của hộ nông dân, kinh tế hộ
và tình hình phát triển kinh tế hộ

2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
Nông hộ (hộ nông dân): “Hộ nông dân là tế bào kinh tế - xã hội, là hình
thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các
nước nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có
ông bà và cháu chắt. Hộ nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng,
chăn nuôi hoặc thủy sản, vì nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm
nghiệp và thủy sản” (Lâm Quang Huyên, 2004). Cũng theo Lâm Quang Huyên
(2004): “Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết thống
là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa
việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá
trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh
tế. Do đó, nông hộ có thể thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng mà các đơn
vị khác không thể thực hiện được. Bản thân mỗi nông hộ là một tế bào xã hội,
là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng: đơn vị tiêu dùng xét cả khía cạnh tiêu
dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt”.
2.1.1.2 Vai trò của hộ nông dân
Theo Trần Quốc Khánh (2005) phát biểu rằng: “Hộ nông dân có vai trò
quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực của
hộ và ruộng đất đã được nhà nước giao. So với trang trại, hiệu quả sử dụng
nguồn lực của hộ có kém hơn, nhưng có bản tính cần cù, chịu khó khi các
nguồn lực được giao cho hộ quản lý và tổ chức sử dụng, các hộ nông dân đang
có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực để sản xuất nông sản
đáp ứng nhu cầu xã hội. Với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông
dân từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết. Vì vậy các hộ nông dân
đã có vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển công nghiệp sang sản xuất
hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

18



2.1.1.3 Kinh tế hộ và tình hình phát triển kinh tế hộ ở Việt Nam
Theo Lâm Quang Huyên (2004), ta có khái niệm về kinh tế nông hộ như
sau: “Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dựa trên các nguồn
lực cơ bản của hộ (lao động gia đình, đất đai, vốn sản xuất, kỹ thuật tay nghề)
để phục vụ sản xuất gọi là kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ là loại hình sản
xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp”.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là hoạt động sản xuất của nông
hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Các thành viên trong hộ gắn bó với
nhau chặt chẽ bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống. Về mặt kinh tế, các
thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối mà cốt lỗi là quan hệ lợi ích kinh tế vì vậy các thành viên
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì mục đích và lợi ích chung là làm cho
hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có.
Mặc khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là có quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán và chưa thật sự sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có nhưng có vai trò
hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã tạo ra sản
lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, cung cấp sản
phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao
động,... tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân,
cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trường đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục đích phấn đấu cho toàn Đảng
và Nhà nước ta cũng như nhân dân nhằm tăng thu nhập cho người dân, làm
cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhà nước.
Từ những đặc điểm kinh tế hộ như trên, thì tình hình phát triển kinh tế
nông hộ của nước ta cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Theo Trần Quốc

Khánh (2005, tr29) phát biểu rằng: “Kinh tế nông hộ ở nước ta từ sau năm
1954 đến nay đã có nhiều biến đổi, từ chỗ được chia ruộng đất và canh tác
trong từng hộ nông dân (giai đoạn 1954 đến trước 1960) đến giai đoạn trở
thành xã viên tiến hành lao động tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp
(giai đoạn 1960-1980), chuyển sang chế độ khoán 100 (giai đoạn 1981-1987),
chế độ khoán 10 (giai đoạn 1988-1993) và các hộ nông dân được sự tự chủ từ
năm 1994 đến nay”. Trải qua các giai đoạn khác nhau, sự biến đổi của kinh tế
hộ nông dân ở nước ta có khác nhau, nhưng cũng nhờ sự biến đổi đó vị trí của

19


nông dân đã được khẳng định trở lại. Kinh tế hộ nông dân đã và đang tạo
những điều kiện thuận lợi để phát triển. Vì vậy năng lực sản xuất của nông dân
từng bước được nâng lên. Qua các giai đoạn phát triển kinh tế hộ, các nông hộ
thể hiện tính tự chủ trong sản xuất ngày càng tăng cao. Từ những giai đoạn
làm tập thể đến giai đoạn tự làm chủ ruộng đất, làm chủ kinh tế giúp cho các
nông hộ có ý chí hơn trong việc phát triển kinh tế hộ và làm giàu cho hộ.
2.1.2 Các khái niệm về hiệu quả
Kinh tế học quan tâm chủ yếu về sự khan hiếm. Sự khan hiếm thường
được định nghĩa như là một nguồn cung có hạn về một hàng hóa hay dịch vụ.
Nhu cầu con người thì đa dạng và không thể thõa mãn được, nhưng những
nguồn lực như đất đai, nguyên vật liệu, lao động,… để sản xuất những thứ họ
cần thì có hạn. Sự khan hiếm đòi hỏi phải có sự lựa chọn những cách sử dụng
nguồn lực khác nhau. Điều này dẫn đến khái niệm về hiệu quả và có nhiều
cách nhận định khác nhau: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả tài chính. Khi đề cập đến hiệu quả sản
xuất, các nhà kinh tế học thường xem xét dưới ba khía cạnh khác nhau như:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả phân phối và hiệu quả kỹ thuật.
Hiệu quả là việc xem xét các thứ tự ưu tiên cho các nguồn lực sao cho đạt

kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được
đó là hiệu quả. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng
phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con
người.
Hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là tình trạng một xí nghiệp không thể
sản xuất, với bí quyết kỹ thuật nhất định, một sản lượng lớn hơn từ cùng các
đầu vào, hoặc cùng sản lượng với số lượng ít hơn của một hoặc nhiều đầu vào
mà không làm tăng số lượng đầu vào khác.
Hiệu quả kinh tế là tình trạng (với công nghệ nhất định) không thể tạo ra
một tổng phúc lợi lớn hơn từ các nguồn lực có sẵn. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh tế trung bình trên từng hộ như là: doanh thu trên hộ, chi phí trên hộ,
thu nhập trên hộ và lợi nhuận trên hộ.
2.1.3 Khái niệm hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính: Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các
nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của
môt xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra
nhất định. Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất
cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường. Hiệu quả tài chính được tính

20


qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả
tài chính còn được đo lường qua các chỉ tiêu như lợi nhuận/doanh thu, lợi
nhuận/lao động gia đình, doanh thu/lao động gia đình, doanh thu/chi phí.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như sau:
 Doanh thu (DT): là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu được xác định bằng giá bán nhân sản
lượng. Ta có công thức tính doanh thu như sau:

Doanh thu = giá bán * tổng sản lượng
 Chi phí (CP): là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá
trình sản xuất và thu hoạch.
∑CP = ∑chi phí chuẩn bị sản xuất+ ∑Chi phí nhiên liệu + ∑Chi
phí dịch vụ + ∑Chi phí lao động + ∑Chi phí khác
+ ∑Chi phí lao động + ∑Chi phí khác
 Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của
việc sản xuất, bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy việc tính
lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản
xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho
việc sản xuất. Ta có công thức tính lợi nhuận như sau:
LN = DT - ∑ CP
Lợi nhuận của mô hình được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao
gồm: chi phí chuẩn bị sản xuất (nghìn đồng), chi phí nhiên liệu (nghìn đồng),
tổng chi phí lao động (nghìn đồng), năng suất (tấn/ha), giá bán (nghìn đồng),
trình độ học vấn (năm), kinh nghiệm (năm). Trong đó, các giả thuyết đặt ra đối
với mô hình lợi nhuận như sau:
 Chi phí chuẩn bị sản xuất (nghìn đồng): là các khoản chi phí bỏ ra lúc
trước khi sản xuất muối như là bạt nhựa PVC, máy móc, keo dán,… chi phí
ban đầu bỏ ra càng nhiều thì lợi nhuận đem lại càng ít.
 Chi phí nhiên liệu (nghìn đồng): là các khoản chi phí như xăng, dầu ,
nhớt được sử dụng để đưa nước vào ruộng muối. Chi phí nhiên liệu bỏ ra càng
nhiều thì lợi nhuận càng ít.
 Tổng chi phí lao động (nghìn đồng): là tất cả các khoản chi phí lao
động thuê và lao động gia đình bỏ ra lúc sản xuất muối. Với giả thuyết đặt ra
là chi phí lao động càng nhiều thì lợi nhuận càng ít. Trong đó, tổng chi phí lao

21



động bao gồm nhiều chi phí lao động khác nhau như: chi phí lăn khuôn, chi
phí bừa đất, chi phí quản lý và chi phí thu gom vận chuyển.
 Năng suất (tấn/ha): năng suất càng cao thì lợi nhuận càng cao.
 Giá bán (nghìn đồng): giá bán ra của 1 giạ muối. Giá bán càng cao thì
lợi nhuận càng cao.
 Trình độ học vấn (năm): trình độ học vấn của người sản xuất muối
ảnh hưởng đến năng suất muối và giá bán sản phẩm muối. Vì vậy, trình độ học
vấn càng cao thì lợi nhuận càng cao.
 Kinh nghiệm sản xuất (năm): kinh nghiệm sản xuất càng nhiều thì lợi
nhuận càng cao.
 Thu nhập hay thu nhập của hộ gia đình: Là phần thu nhập mà hộ gia
đình nhận được bao gồm lợi nhuận thu được và chi phí lao động gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình
 Năng suất: số lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích
(ha) trong 1 vụ. Năng suất của mô hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như: nồng độ nước biển (baume), ngày công lao động (ngày), mô hình sản
xuất, nhiên liệu (lít), diện tích sản xuất (ha), tập huấn, kinh nghiệm (năm).
Trong đó, theo giả thuyết đặt ra đối với mô hình nghiên cứu như sau:
 Nồng độ nước biển (baume): nồng độ nước biển là yếu tố rất quan
trọng trong việc sản xuất muối. Những vùng biển đủ điều kiện để sản xuất
muối là nồng độ nước biển phải cao, phải mặn hơn các nước biển thông
thường. Vì vậy, nồng độ nước biển càng cao thì năng suất muối càng cao.
 Ngày công lao động (ngày): ngày công lao động ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất sản xuất muối. Lao động sản xuất muối có nhiều công đoạn
khác nhau như: lăn khuôn, bừa đất, quản lý,…
 Công đoạn lăn khuôn: là lăn khuôn ruộng muối và đắp bờ. (Vì trong
quá trình thu thập dữ liệu, các đáp viên luôn gom chung hai công đoạn lăn
khuôn và đắp bờ vào chung là lăn khuôn. Nên tác giả gọi chung cho hai công
đoạn này là lăn khuôn) là công đoạn làm bằng phẳng nền ruộng muối và đắp
bờ ruộng muối. Trong sản xuất muối, giai đoạn này rất quan trọng vì nền

khuôn bằng phẳng mới thu hoạch được nhiều muối. Vì vậy, lăn khuôn ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất muối.

22


 Công đoạn bừa đất: là xới đất để độ mặn nước biển tăng nhanh. Sử
dụng công lao động để xới đất càng nhiều thì độ mặn sẽ tăng nhanh, nước biển
sẽ nhanh kết tinh thành muối, khi đó năng suất muối càng cao.
 Công đoạn quản lý ruộng muối: là thăm dò độ mặn của nước biển ở
từng ô chạt. Khi nào đủ độ mặn của nước biển thì sẽ bơm qua ô chạt kế tiếp
(từ ô chạt 1 đến ô chạt 7). (Độ mặn đủ tiêu chuẩn để bơm qua ô chạt khác độc
giả xem ở phần 3.2)
 Mô hình sản xuất: biến giả, nông dân sản xuất theo mô hình trải bạt
hay truyền thống, nhận giá trị bằng 1 nếu mô hình truyền thống, ngược lại
nhận giá trị bằng 0.
 Nhiên liệu (lít): độ mặn tăng từ ô chạt 1 đến ô chạt 7, sau đó kết tinh ở
ô kết tinh. Vì vậy, để tăng độ mặn thì phải bơm nước từ ô chạt 1 đến ô chạt 7
và cuối cùng là ô kết tinh. Vì vậy, sử dụng nhiên liệu càng nhiều thì năng suất
càng cao.
 Diện tích sản xuất (ha): diện tích sản xuất càng nhiều thì tỉ lệ ô kết
tinh càng lớn. Khi đó, diện tích càng nhiều thì năng suất càng cao.
 Tập huấn: biến giả, tập huấn giúp nâng cao hiểu biết về các qui trình
sản xuất muối của các diêm dân. Nhận giá trị bằng 1 nếu có tập huấn, ngược
lại sẽ nhận giá trị bằng 0.
 Kinh nghiệm (năm): Kinh nghiệm giúp cho các nông hộ có nhiều hiểu
biết hơn về sản xuất muối. Vì vậy, kinh nghiệm càng nhiều thì năng suất càng
cao.
 Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại bao nhiêu đồng doanh thu.

 Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Nhằm đánh giá lại hiệu quả về lợi
nhuận của chi phí đầu tư. Nghĩa là chỉ số này phản ánh một đồng chi phí đầu
tư vào sản xuất thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra
một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì sẽ tạo ra cho nông hộ bao nhiêu đồng
thu nhập.
 Thu nhập trên lao động gia đình: là chỉ số được tính bằng cách lấy
tổng thu nhập chia cho tổng ngày công lao động gia đình. Tỷ số này cho biết
một ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.

23


 Lợi nhuận trên lao động gia đình: là chỉ số được tính bằng cách lấy
tổng lợi nhuận chia cho tổng ngày công lao động gia đình. Tỷ số này cho biết
một ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập qua hình thức nông hộ
trả lời bảng câu hỏi đóng. Cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất
với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu điều tra là 80.
Số liệu thứ cấp: Các số liệu sơ cấp thu thập từ: Các báo cáo tổng hợp,
kết quả nghiên cứu đã được thực hiện tại địa bàn huyện, thống kê Phòng
NN&PTNT Huyện Hòa Bình Tỉnh Bạc Liêu, Báo cáo của Bộ NN&PTNT, các
sách báo tạp chí, internet,…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng chương trình Excel, SPSS để tổng hợp, xử lý số liệu thu thập và
viết báo cáo.
2.2.2.1 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 1
Sử dụng thống kê mô tả để mô tả thực trạng việc sản xuất muối của các

nông hộ ở huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
 Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản
ánh một cách tổng quan đối tượng nghiên cứu. Một số đại lượng thống kê mô
tả thường được sử dụng:
Trung bình cộng (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia
cho số quan sát.
Số trung vị (Me): là giá trị của biến đứng ở vị trí giữa của một dãy số đã
được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
Số Mode (Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay
trong một dãy số phân phối.
Phương sai (Variance): là số bình quân số học của bình phương các độ
lệch giữa các lượng biến với số bình quân số học giữa các lượng biến đó.
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): thể hiện sự khác biệt về đánh giá
mẫu điều tra của từng biến (căn bậc hai của phương sai).
Sum: tổng cộng các giá trị trong tập dữ liệu quan sát.

24


Giá trị nhỏ nhất (Minimum): thể hiện giá trị nhỏ nhất của tổng thể.
Giá trị lớn nhất (Maximum): thể hiện giá trị lớn nhất của tổng thể.
Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan
sát rơi vào giới hạn của tổ đó.
2.2.2.2 Phương pháp phân tích cho mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) để phân tích,
so sánh, đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình muối trải bạt và muối
truyền thống nhằm mục đích: so sánh chi phí và lợi nhuận của nông hộ giữa
hai mô hình. Bên cạnh đó, so sánh các hiệu quả kinh tế của hai mô hình như:
+ Chi phí sản xuất trung bình trên ha.

+ Tổng thu trên ha: tổng giá trị sản lượng thu được trên ha.
+ Lợi nhuận bình quân trên ha.
+ Lợi nhuận trên tổng chi phí đầu tư (vốn đầu tư): cho biết một đồng chi
phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đề tài kiểm định sự khác nhau về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung
bình trên ha giữa hai mô hình. Để kiểm định sự khác biệt về trung bình 2 tổng
thể thì có 2 kiểm định là t-test và kiểm định mann-whitney. Để sử dụng kiểm
định t-test thì mẫu phải có các điều kiện như sau: kích cỡ hai mẫu so sánh phải
bằng nhau (mỗi mô hình là 40) và chênh lệch của các giá trị giữa hai mẫu phải
có phân phối chuẩn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Với
nghiên cứu này của tác giả, để xem mẫu có phân phối chuẩn hay không tác giả
sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirnov với cỡ mẫu lớn hơn 50, được coi là
có phân phối chuẩn khi mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05 (Nguyễn Ngọc Rạng).
Qua kiểm định Kolmogorov-Smirnov ta có doanh thu (sig. = 0,001) và chi phí
(sig. = 0,005) < 0,05 nên không có phân phối chuẩn, lợi nhuận (sig. = 0,200) >
0,05 nên có phân phối chuẩn (xem phụ lục 1). Do đó, tác giả sử dụng kiểm
định phi tham số (cụ thể là kiểm định Mann- Whitney) để so sánh từng cặp về
doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình trên ha của hai mô hình.
 Đặt giả thuyết:
H0: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình trên ha giữa hai mô hình
không có sự khác biệt.
H1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình trên ha giữa hai mô hình có
sự khác biệt.

25


×