Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại thị xã bình minh – vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---   ---

NGUYỄN KIM NGÂN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ
BÌNH MINH – VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 12 - 2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

NGUYỄN KIM NGÂN
MSSV: 4114633

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ
BÌNH MINH – VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp


Mã số ngành: 52620115

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PHẠM QUỐC HÙNG

Tháng 12 - 2014
2


LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường Đại
học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những
kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành cảm ơn đến:
Chân thành biết ơn Thầy Phạm Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là
các Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã dày công truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ địa phương đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh
Doanh cùng với các Cô, Chú cán bộ địa phương sức khỏe, hạnh phúc và thành
công!.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng

năm

Người thực hiện


Nguyễn Kim Ngân

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ luận
văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng

năm

Người thực hiện

Nguyễn Kim Ngân

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….……
…………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Giảng viên phản biện
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…..………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…..………………………………………………………………………………

…..………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………….....
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

. năm

Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi họ tên)

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................ ............... 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................... ....................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................... ..................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................ ................................... .2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................. .............................. .........................2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu.......... .....................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................... .................................. ........................3
1.3.1 Phạm vi không gian ...................... ................................... ....................3
1.3.2 Phạm vi thời gian ....................... .................................. ........................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................... ......................... ..........................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... .. .. 4
2.1 Cơ sở lý luận ..................................... ....................................... .............. 4
2.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ..... .......................... .................... 4
2.1.2 Khái niệm nông hộ...... ......................................................................... 4
2.1.3 Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp......... ................................................ 5
2.1.4 Thu nhập nông hộ ...... ......................................................................... 6
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ....... ................. ............. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu............. ......................................................... 14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...... ..................... ..................... 14
2.2.2 Phương pháp thu nhập số liệu ...................................... ..................... 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............. ............................ ................. 15
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH
LONG.......... ............................................................................................... 20
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long
..................................................................................................................... 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................. ..................................... ...................... 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......... ................................ ........................ 24

v



3.2 Thực trạng sản xuất của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long ...... .............. . 27
3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp.. ................................. .................... 27
3.2.2 Thực trạng sản xuất công nghiệp ...... ..................................... ........... 32
3.2.3 Tình hình sản xuất thương mại – dịch vụ .......... ....................... ........ 33
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG ...... .. ... 34
4.1 Một số đặc điểm của nông hộ nghiên cứu ......... ...................... ............ 34
4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ ........... ...............................................................34
4.1.2 Đặc điểm của các thành viên trong hộ ........... ............... .....................36
4.1.3 Đặc điểm về diện tích đất sở hữu của nông hộ ....... .................. ........ 41
4.2 Thực trạng thu nhập của nông hộ............. ....................... ..................... 41
4.2.1 Tổng thu nhập và thu nhập bình quân của các nông hộ ........... ........ 41
4.2.2 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ ..................................................... 43
4.2.3 Thực trạng thu nhập nông nghiệp của nông hộ..... ................... ......... 46
4.2.4 Tình hình tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ .... .. 48
4.2.5 Thực trạng đa dạng hóa thu nhập của các nông hộ .......................... . 49
4.2.6 Tình hình vay vốn của các nông hộ .............................. .................... 50
4.2.7 Tình hình tham gia các hoạt động đoàn thể của các nông hộ ........... . 51
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập các nông hộ .. ........................ ...... 52
4.4 Các giải pháp cải thiện thu nhập cho nông hộ ...................................... 55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .. ............................................ ... 58
5.1 Kết luận .......................................................................................... ...... 58
5.2 Kiến nghị .................................................................................. ............ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ . 60

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Diễn giải và kỳ vọng của các biến độc lập ................................... 18
Bảng 3.1 Diện tích đất tự nhiên của thị xã Bình Minh - Vĩnh Long qua các
năm 2012-2013 . .......................................................................................... 22
Bảng 3.2 Dân số thị xã Bình Minh – Vĩnh Long phân theo vùng qua các năm
2011-2013 ................................................................................................... 24
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động theo ngành của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long
2011-2013 (%) ........................................................................................... .25
Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành thị và nông thôn của thị xã Bình Minh
(2011-2013) .. .............................................................................................. 26
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng lúa của thị xã Bình Minh (2011-2013) ...... 28
Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh (2011-2013) 28
Bảng 3.7 Diện tích và năng suất các loại cây ăn trái chủ yếu của thị xã Bình
Minh (2011-2013) ........................................................................................ 30
Bảng 3.8 Sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh (2011-2013)... 31
Bảng 3.9 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của thị xã Bình Minh
năm 2013................................................................................................. .....31
Bảng 3.10 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của thị xã Bình Minh
năm 2011-2013. ........................................................................................... 32
Bảng 3.11 Số cơ sở và giá trị thương mại-dịch vụ của thị xã Bình Minh giai
đoạn 2011-2013 ........................................................................................... 33
Bảng 4.1 Độ tuổi chủ hộ thị xã Bình Minh – Vĩnh Long ........................... 35
Bảng 4.2 Số nhân khẩu của các nông hộ tại thị xã Bình Minh ................... 36
Bảng 4.3 Tuổi của các thành viên trong hộ . ............................................... 37
Bảng 4.4 Phân bố tuổi lao động theo giới tính của các thành viên trong hộ 38
Bảng 4.5 Số lao động của nông hộ phân theo lĩnh vực tạo thu nhập .......... 40
Bảng 4.6 Thống kê số hộ dựa trên tổng diện tích đất sở hữu ..................... 41
Bảng 4.7 Phân nhóm tổng thu nhập nông hộ .............................................. 42
Bảng 4.8 Phân nhóm thu nhập bình quân đầu người ................................... 43
Bảng 4.9 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ....... ............................. 46
vii



Bảng 4.10 Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của nông hộ . .................... 46
Bảng 4.11 Nhóm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp .................. 47
Bảng 4.12 Thu nhập phi nông nghiệp của các nông hộ phân theo ngành nghề
..................................................................................................................... 48
Bảng 4.13 Số nguồn thu nhập, SID và thu nhập của nông hộ . .................. 49
Bảng 4.14 Thực trạng vay vốn của các nông hộ .......................................... 50
Bảng 4.15 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình 52
Bảng 4.16 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của
nông hộ ........................................................................................................ 53

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bảng đồ hành chính thị xã Bình Minh . ....................................... 21
Hình 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bình Minh năm 2010,
2013.... ................................................................................. ........................27
Hình 3.3 Tỷ trọng các loại rau màu chính của thị xã Bình Minh năm 2013 29
Hình 4.1 Đặc điểm giới tính chủ hộ ............................................................ 34
Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................ 35
Hình 4.3 Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ ............................. 38
Hình 4.4 Nghề nghiệp của các thành viên .... ............................................. .39
Hình 4.5 Cơ cấu thu nhập nông hộ tại thị xã Bình Minh .......................... ..44
Hình 4.6 Cơ cấu thu nhập nông hộ tại thị xã Bình Minh phân theo nghề nghiệp
tạo thu nhập ....... ................................................................................. .........45
Hình 4.7 Tình hình tham gia các tổ chức đoàn thể của nông hộ . ............. ..51


ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OLS (Ordinary least squares): Phương pháp bình phương bé nhất
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
PNN: Phi nông nghiệp

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cũng như các địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL), ngành Nông nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng trong cơ
cấu kinh tế của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Trong những năm qua, nhờ
vào sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng như sự quan tâm của chính quyền
địa phương, nền nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mới, sản
xuất nông nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng, mang lại giá trị kinh tế
cao cho người dân. Từ đó, thu nhập nông hộ tăng lên và đời sống người dân
được cải thiện hơn trước (thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 22,1
triệu đồng, vượt kế hoạch 0,1 triệu đồng). Thế nhưng, xu hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền nông nghiệp, nông dân,
nông thôn hiện nay. Theo niên giám thống kê của thị xã Bình Minh, năm 2013
diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã là 6.845,7 ha, giảm 62,1 ha so với năm
2010.
Bình Minh là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long được chính thức công
nhận trở thành thị xã dựa trên Nghị quyết 89/NQ-CP của thủ tướng Chính phủ
năm 2012. Với diện tích tự nhiên hơn 9.163 ha, nhưng phần lớn diện tích đất

đai được sử dụng vào canh tác nông nghiệp nên đời sống người dân phụ thuộc
chủ yếu vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều năm qua, cùng với sự nỗ
lực của các cấp, ban ngành, đoàn thể, bà con nông dân đã được chuyển giao
khoa học – kỹ thuật thông qua các hoạt động khuyến nông, góp phần không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế của vùng cũng như cải thiện thu nhập nông hộ.
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với những khó khăn về điều kiện
tự nhiên, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ... Mặt khác, tình trạng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, tự phát như các nông hộ hiện nay gây khó khăn trong việc kiểm
soát dịch bệnh, thị trường đầu ra và việc tính toán chi phí cũng như đo lường
hiệu quả sản xuất của nông hộ. Hơn thế nữa, với thực trạng dân số tăng liên
tục trong khi diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần do đô thị hóa đã khiến
nông hộ không ngừng đối mặt với những rủi ro.
Từ thực tế trên, tỉnh Vĩnh Long nói chung và Thị xã Bình Minh nói riêng
đã có những chính sách thiết thực hỗ trợ nông dân trong nhằm hạn chế rủi ro
đồng thời ổn định thu nhập cho người dân. Cụ thể, Ngày 09/01/2012, Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách
hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
trong nông nghiệp, điển hình nhất của chính sách này là mô hình “ Cánh đồng
1


mẫu lớn”, đến năm 2013 (sau 2 năm thực hiện mô hình) toàn tỉnh đã có 8 cánh
đồng mẫu lớn với diện tích 1.690,03 ha tập trung tại 7 huyện, trong đó có xã
Đông Thạnh của thị xã Bình Minh. Tham gia mô hình này, bà con được hỗ trợ
nhiều nguồn khác nhau, từ các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, tín dụng, tập
huấn khoa học – kỹ thuật…) đến yếu tố thị trường đầu ra. Bên cạnh những
chính sách hỗ trợ của nhà nước thì sự chủ động của bà con cũng đóng vai trò
quan trọng không kém trong vấn đề cải thiện thu nhập. Nhìn chung, bên cạnh
hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhiều bà con còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp (PNN), cụ thể là thu nhập từ tiền công, tiền lương, hoạt động

buôn bán... Góp phần đa dạng hóa thu nhập cho gia đình, giảm bớt sự phụ
thuộc cũng như rủi ro từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, trong những năm qua nhờ vào sự phấn đấu của các ban ngành,
đoàn thể và bà con nông dân, tỷ lệ hộ nghèo cùa toàn thị xã đã có xu hướng
giảm (năm 2013 là 5,73%, giảm 1,61% so với năm 2012). Mặc dù tỷ lệ hộ
nghèo có giảm, nhưng mức sống của bà con trong vùng vẫn còn thấp. Bên
cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rõ rệt
(năm 2013, số hộ nghèo ở nông thôn là 770 hộ, cao hơn thành thị 204 hộ). Vậy
tại sao với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà tình trạng mức
sống thấp của bà con vùng nông thôn vẫn tiếp diễn. Để giải quyết vấn đề nâng
cao thu nhập cho các nông hộ tác giả cần trả lời câu hỏi “Các yếu tố nào ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn thị xã Bình Minh” để biết được
yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu và ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập. Để trả
lời cho câu hỏi trên, việc thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của các nông hộ trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” là
rất cần thiết. Nhằm đề ra các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu để cải
thiện thu nhập cho nông hộ trong vùng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và dựa trên kết quả nghiên
cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ tại thị xã Bình
Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng thu nhập của các nông hộ trên địa bàn Thị xã Bình
Minh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.

2



1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu nhập của các nông hộ tại Thị xã Bình Minh hiện nay
như thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trên địa bàn?
- Dựa vào quá trình phân tích trên, những giải pháp nào cần được đề ra
nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Phạm vi không gian của đề tài là thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ tại thị xã Bình Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của các nông hộ.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất
nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể
tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất của ruộng đất có thể
tăng lên nhờ vào quá trình cải tạo của con người, làm ruộng đất ngày càng
màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất hơn cũng cùng trên một đơn

vị diện tích nhất định.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Các loại
cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định, chúng rất
nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đỏi của điều kiện tư nhiên
như: thời tiết, khí hậu, nước, đất đai, cho đến sự tác động của con người như
phân bón, thuốc trừ sâu… đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của sản phẩm thu hoạch cuối cùng trong quá trình sản xuất.
- Sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ cao. Do sự biến động về
điều kiện tự nhiên, mỗi loại cây trồng có sự thích nghi với những điều kiện
khác nhau, điều này tạo ra những màu vụ cây trồng khác nhau. Vì thế, trong
sản xuất nông nghiệp, người nông dân có thể tận dụng hợp lý lợi thế tự nhiên
để sản xuất ra những nông sản đặc trưng của vùng với chi phí thấp và năng
xuất cao. Điển hình ở thị xã Bình Minh, bà con canh tác cây cải xà lách xoong
dựa trên lợi thế về đất đai màu mỡ và điều kiện khí hậu thích hợp. Hằng năm,
cây trồng này mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế đáng kể (Nguyễn Công
Bằng, 2012).
2.1.2 Khái niệm nông hộ
Nông hộ được khái niệm như là một gia đình mà các thành viên trong
nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian lao động của mình cho các hoạt động nông
nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến các yếu tố thị trường đầu vào
và đầu ra (Ellis, 1993).
Cụ thể hóa khái niệm của Ellis, Phạm Văn Dương (2010) đưa ra khái
niệm như sau: Nông hộ là những hộ hoạt động nông nghiệp, các thành viên
trong hộ có tài sản chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
4


hoạt động sản xuất kinh doanh khác mà pháp luật không cấm và là chủ thể
trong các quan hệ sản xuất kinh doanh. Tóm lại, nông hộ là các hộ có các
thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng

như các hoạt động PNN khác mà pháp luật không cấm. Nông hộ có những đặc
điểm sau:
- Vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu
dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp tư túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài việc tham gia sản xuất nông nghiệp còn tham
gia các hoạt động PNN khác.
2.1.3 Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp.
Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc
rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ
những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình. Việc phân
loại hộ sản xuất có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách
tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả.
Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau:
+ Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuât, kỹ năng lao động, biết
tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị
trường. Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ
chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra
có thể tiêu thụ trên thị trường.
+ Loại thứ hai là: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong
tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi
trường kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng
cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất
quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lính vực sản
xuất nông nghiệp. Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả
năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp
phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất. Mặt khác, bằng các hoạt
động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể giúp các hộ sản xuất này làm
quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch toán kinh tế để các hộ thích

nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất hàng hoá, tự tiêu dùng (tự
cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.

5


+ Loại thứ 3 là: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động,
không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn
ốm đau và những hộ gia đình chính sách,… đang còn tồn tại trong xã hội.
Thêm vào đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự phá
sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư
thừa.
Tóm lại, việc phát triển kinh tế hộ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ
quan của bà con nông dân mà còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khách quan
bên ngoài. Nhất là đối với các nông hộ mặc dù họ có kinh nghiệm nhưng
không đủ điều kiện sản xuất, họ rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan, ban
ngành, đoàn thể ở địa phương thông qua các chính sách như: cho vay vốn với
lãi suất thấp, hỗ trợ tiền mua máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp hoặc chính sách hỗ trợ, tư vấn việc làm cho lao động nhàn rỗi hay thiếu
đất sản xuất ở địa phương. Còn đối với những đối tượng có điều kiện sản xuất
nhưng thiếu kinh nghiệm hoặc trình độ thì cần được hướng dẫn và hỗ trợ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua các chương
trình khuyến nông, các buổi tập huấn thực tế cũng góp phần rất quan trọng vào
sự khả quan của việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nói chung, tùy vào điều
kiện từng cá nhân, từng vùng khác nhau mà địa phương cần có những chính
sách tác động khác nhau. Từ đó, các chính sách phục hóa nền kinh tế, chương
trình hỗ trợ các xã trong diện đặc biệt khó khăn, các chương trình phát triển
của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
như điện, nước, cầu cống, trạm y tế, trường học,… được thực hiện góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế hộ.

2.1.4 Thu nhập nông hộ
Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập mà nông hộ thu
được từ các hoạt động nông nghiệp và hoạt động PNN. Thu nhập nông nghiệp
bao gồm thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thuỷ sản, các dịch vụ trong
nông nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp. Những nguồn thu nhập còn lại
ngoài các nguồn thu nhập nêu ở trên là thu nhập PNN (Huỳnh Thị Đan Xuân
và Mai Văn Nam, 2011).
Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp: Chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật
mà các thành viên trong hộ thu được từ sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như:
sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản. Thu nhập từ
hoạt động nông nghiệp được ước tính bằng tổng doanh thu sau khi bán được
các mặt hàng nông sản trừ đi chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất.
Trong đó, doanh thu bằng tổng giá trị của nông sản sau khi bán đi, được tính

6


bằng tổng sản lượng nông sản nhân với giá bán. Chi phí phát sinh trong suốt
quá trình sản xuất bao gồm: chi phí máy móc, chi phí nguyên liệu (điện, xăng,
dầu, nước,...), vật liệu (giống, phân bón, thức ăn,...), chi phí lao động (nhân
công) và một số chi phí khác. Ngày nay, lao động gia đình không còn là nguồn
lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nữa, lao động gia đình được thể
hiện bằng số ngày công của các thành viên trong gia đình tham gia trong quá
trình sản xuất nông nghiệp. Thay vào đó là việc sử dụng lao động thuê mướn
nên trong quá trình sản xuất còn phát sinh thêm chi phí nhân công. Chi phí lao
động thuê mướn thường được tính theo số ngày nhân với giá ngày công lao
động. Tùy thuộc vào từng công việc hoặc địa phương khác nhau mà giá ngày
công lao động khác nhau.
Do nhu cầu ổn định thu nhập cũng như giảm rủi ro từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp nên thu nhập PNN cũng là một nguồn thu đáng kể của các nông

hộ hiện nay. Nhờ vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nên lao động thủ
công dần được thay thế bằng máy móc, từ đó thời gian lao động nhàn rỗi của
người dân tăng thêm, tạo điều kiện cho các nông hộ đa dạng hóa thu nhập
thông qua việc tham gia vào các hoạt động PNN. Các hoạt động PNN chủ yếu
ở nông thôn như: tham gia các làng nghề thủ công (đan thảm, dệt chiếu, làm
nhang,...), các hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ PNN (sửa xe, hớt
tóc,...). Ngoài ra, các thành viên trong gia đình là cán bộ, công nhân viên chức
nhà nước tạo ra thu nhập hàng tháng từ tiền lương cũng được xem là thu nhập
từ hoạt động PNN. Tùy theo các công việc khác nhau mà việc xác định thu
nhập từ hoạt động PNN là khác nhau. Cụ thể là đối với các công việc kinh
doanh, buôn bán nếu có chi phí đầu tư thì thu nhập sẽ bằng lợi nhuận từ việc
kinh doanh, buôn bán, nghĩa là doanh thu trừ chi phí kinh doanh). Còn đối với
các hoạt động PNN không đầu tư chi phí thì thu nhập được xác định bằng hiện
vật hoặc số tiền lương mà các thành viên trong gia đình nhận được thông qua
quá trình lao động (ví dụ: tiền lương của cán bộ, công nhân, viên chức nhà
nước, tiền công từ làm thuê PNN, dịch vụ, tài xế, thợ hồ, thợ mộc,…). Bên
cạnh những nguồn thu nhập trên, đối với các hộ có đất nhưng không canh tác
có thể cho các hộ khác thuê để sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng thêm được
nguồn thu nhập phi nông nghiệp cho hộ.
Bên cạnh thu nhập, khái niệm đa dạng hóa được nhắc đến trong nghiên
cứu này nhằm giải thích nguyên nhân xuất hiện cũng như ý nghĩa của các hoạt
động PNN đối với nông hộ.
Đa dạng hóa thu nhập là chiến lược mà các nông hộ sử dụng để đối phó
với tính thời vụ và rủi ro trong sản xuất và để sử dụng hiệu quả các nguồn lực
sẵn có của nông hộ (Ellis, 2000). Đa dạng hóa phụ thuộc vào sự phát triển của
7


hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…), đô
thị hóa, chính sách phát triển (mở chợ, phát triển khu công nghiệp, tiệu thủ

công nghiệp,…).
Có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập.
Block và Webb (2001) đã so sánh tỷ trọng của hoạt động trồng trọt với tỷ
trọng của các hoạt động khác để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của
nông hộ. Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là không thể đo lường
được đối với các nông hộ không tham gia hoạt động trồng trọt. Để khắc phục
nhược điểm này, nghiên cứu của Barrett and Reardon (2001) đã sử dụng chỉ số
Herfindahl nhằm chứng minh đa dạng hóa thu nhập không chỉ phụ thuộc vào
tỷ trọng của hoạt động trồng trọt mà còn phụ thuộc vào số lượng hoạt động mà
hộ tham gia.
Theo Mai Văn Nam và cộng sự (2008), Tương tự với chỉ số Herfindahl
trong việc đo lường mức độ đa dạng sinh học, đối với đa dạng hóa thu nhập
cũng có thể được đo bằng chỉ số Simpson. Công thức của nó như sau:
n

SID  1   Pi 2
i 1

Trong đó, Pi là tỷ trọng thu nhập từ mỗi nguồn i, SID dao động từ 0 đến
1. Nếu hộ nào chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất thì Pi =1, kết quả là SID =
0. Hay nói cách khác, số nguồn thu nhập càng tăng thì tỷ trọng Pi càng giảm,
khi đó SID tiến về 1. Joshi (2003) đã sử dụng chỉ số này để so sánh mức độ đa
dạng hoá thu nhập ở các nước Nam Á bởi vì chỉ số khắc phục được điểm yếu
trong phương pháp của Block và Webb.
Để đo lường cũng như so sánh thu nhập giữa các nông hộ hoặc giữa các
địa phương khác nhau, tác giả sử dụng những chỉ tiêu sau đây: thu nhập bình
quân nông hộ, thu nhập bình quân đầu người trên năm, thu nhập bình quân đầu
người trên tháng. Trong đó, thu nhập bình quân nông hộ: là tổng thu nhập của
các nông hộ chia cho số hộ khảo sát; Thu nhập bình quân đầu người/năm: là
tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia

đình; Thu nhập đầu người trên tháng: tổng thu nhập của hộ chia cho số thành
viên trong hộ và chia đều cho 12 tháng.
Khái niệm hộ nghèo cũng là một trong những khái niệm thể hiện thực
trạng thu nhập của một địa phương trong một thời kì nhất định. Hộ nghèo là
những hộ được chính quyền địa phương bình xét, đánh giá, xếp vào danh sách
hộ nghèo (đã hoặc chưa được cấp giấy “chứng nhận hộ nghèo”) của từng năm

8


Theo tiêu chuẩn nghèo tương ứng của Bộ lao động thương binh – Xã hội
hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21
tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ):
* Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng;
* Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ mức quy định nêu
trên trở xuống là hộ nghèo.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ là từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vốn chịu ảnh hưởng của nhiểu yếu tố, từ yếu tố
nội tại của nông hộ đến các yếu tố khách quan bên ngoài mà nông hộ khó có
thể kiểm soát được (điều kiện tự nhiên, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách
của địa phương,...). Đã có nhiều bài nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ. Theo các nhà nghiên cứu Huỳnh Trường Huy và
cộng sự (2008), Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008), Nguyễn Văn Ngân
và Lê Khương Ninh (2008), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011),
Huỳnh Thị Đan Xuân (2011), Lê Khương Ninh (2011), Nguyễn Công Bằng
(2012), thu nhập của nông hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó có các
yếu tố thuộc về nguồn lực con người (liên quan đến đặc điểm của chủ hộ, nhân

khẩu, lao động, trình độ học vấn,…), các yếu tố về nguồn lực tài chính (vốn
đầu tư, vốn vay) và nguồn lực đất đai.
Thứ nhất, nguồn lực con người có ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập, bao
gồm trình độ học vấn của các thành viên và số nhân khẩu của hộ.
Theo Yang (2004), học vấn là yếu tố mấu chốt quyết định khả năng nâng
cao thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Học vấn tạo cơ hội việc
làm, quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp, khẳng định vị thế của mỗi cá nhân
trong xã hội. Những lao động có trình độ học vấn thấp thường gắn với những
nghề nghiệp có mức lương thấp. Ngược lại, những lao động có trình độ học
vấn cao hơn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội có được thu nhập cao hơn. Welch
(1974) cho rằng mức thu nhập của một cá nhân tỷ lệ thuận với số năm đi học
của họ. Điều này có thể giải thích là do những người đi học nhiều hơn thường
gắn với kỹ năng và trình độ tay nghề cao hơn. Còn đối với nhà tuyển dụng, họ
cũng sẵn sàng chi trả cho những người có bằng cấp cao hơn với mức lương
cao hơn, do đó họ xem số năm đi học như một dấu hiệu nhận thấy người có
năng lực cao hơn. Còn đối với nông dân nói riêng, trình độ học vấn đóng vai

9


trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập gia đình, trình độ học vấn cao
gắn liền với khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật tốt hơn. Từ đó, hiệu quả sản
xuất được nâng cao đồng nghĩa với việc cải thiện thu nhập. Ngày nay, đa số
các nông hộ đều nhận thấy tầm quan trọng của trình độ học vấn đến sự phát
triển kinh tế gia đình. Họ nhận thấy được đa dạng hóa thu nhập từ tiền lương
cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để ổn định thu nhập. Vì thế, Theo
nghiên cứu của Nguyễn Công Bằng (2012), trình dộ học vấn được đo bằng số
lớp (số năm) đến trường của một cá nhân. Hệ số này bằng 0 nếu cá nhân đó
mù chữ, từ 1-12 nếu trình độ phổ thông, bằng 14 nếu là trung cấp, bằng 15 là
cao đẳng và bằng 16 nếu trình độ đại học trở lên. Hệ số của biến trình độ học

vấn trung bình của các thành viên trong hộ được kỳ vọng là ảnh hưởng dương
đến thu nhập bình quân của hộ.
Số nhân khẩu cũng là một trong những yếu tố con người ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ. Theo Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), số nhân
khẩu của hộ nhận giá trị là số thành viên trong hộ. Yếu tố nhân khẩu tác động
tích cực hay tiêu cực đến thu nhập còn tùy thuộc vào đặc điểm nhân khẩu của
từng hộ. Đối với những hộ có số lao động tạo thu nhập cao hơn số người sống
phụ thuộc thì biến nhân khẩu sẽ tác động tích cực đến thu nhập. Ngược lại, đối
với những hộ có tỷ lệ người phụ thuộc cao hơn thì biến nhân khẩu sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến thu nhập nông hộ. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này
cho thấy số nhân khẩu tác động nghịch chiều đến thu nhập, hay nói các khác,
số nhân khẩu của hộ càng tăng thì thu nhập bình quân/người/tháng của hộ sẽ
càng giảm. Trong đề tài nghiên cứu này, biến số nhân khẩu được kỳ vọng là
ảnh hưởng nghịch chiều đến thu nhập bình quân của hộ.
Bên cạnh nguồn lực con người, thu nhập nông hộ còn chịu tác động
không ít bởi yếu tố nguồn lực tài chính, bao gồm vốn đầu tư và vốn vay.
Vốn là yếu tố đầu vào thiết yếu cho sản xuất nói chung và sản xuất nông
nghiệp nói riêng. Vốn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất cũng như thu nhập nông hộ. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích vai trò của
vốn đối với thu nhập. Theo Lê Khương Ninh (2011), trong nông nghiệp, ngoài
đất đai thì vốn cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu, vì người nông dân cần
chúng để mua giống, vật tư nông nghiệp, thuê lao động, máy móc,... Nhằm
đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, nhờ đó làm tăng thu nhập. Trong
bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn khá thấp nên thường
không đủ để tích lũy đầu tư. Vì thế, phần lớn các nông hộ cần đến sự hỗ trợ
của vốn vay thông qua các tổ chức tín dụng. Lượng vốn vay có thể giúp nông
dân đầu tư vào hệ thống thủy lợi, mua máy móc, thiết bị, đầu tư cho khoa học
– kỹ thuật góp phần đa dạng hóa thu nhập của nông hộ. Hơn thế nữa, vốn
10



vay còn giúp nông dân bù đắp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch,
giúp bà con nông dân tránh được tình trạng bán nông sản với giá thấp ngay sau
khi thu hoạch. Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008)
cho thấy thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, kéo theo đó
là thu nhập nông hộ thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tình trạng tích lũy vốn thấp
vì thế có thể gây nên thực trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất ở vụ sau. Thiếu
vốn đầu tư có thể được các nhà nghiên cứu ví như một vóng lẫn quẫn của các
nông hộ trong vấn đề thoát nghèo cũng như cải thiện thu nhập gia đình. Để
giải quyết tình trạng thiếu vốn của nông hộ thì cần sự can thiệp của một tổ
chức bên ngoài, do đó, vốn vay là một nguồn quan trọng giúp nông dân giải
quyết khó khăn về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nông hộ
gặp khó khăn trong vấn đề vay tín dụng chính thức. Theo Nguyễn Văn Ngân
và Lê Khương Ninh (2008), cũng như các nước đang phát triển khác, Việt
Nam thành lập các tổ chức tín dụng chuyên biệt dành cho nông thôn để hỗ trợ
cho nông dân về mặt tài chính với lãi suất thấp. Mặc dù được xác định là đối
tượng chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, các tổ chức tín
dụng thường quan ngại khi cho các đối tượng hộ nghèo vay vì nguy cơ nợ xấu
cao. Kết quả là những hộ nghèo vẫn tiếp tục đối diện với khó khăn về vấn đề
vốn. Từ thực tế trên, ta thấy được tầm quan trọng của vốn vay đến thu nhập
của các nông hộ trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Biến này được đo lường như sau: 0: đối với hộ không vay vốn và 1: đối với hộ
có vay vốn. Biến này được kỳ vọng ảnh hưởng tích cực đến thu nhập.
Sự tác động của vốn vay đến thu nhập phản ánh trực tiếp sự ảnh hưởng
của chi phí đầu tư đến thu nhập. Sự thiếu hụt vốn đầu tư trong sản xuất khiến
nhiều nông hộ hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội nâng cao thu nhập. Đặc biệt là
trong sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư hợp lý cho nguyên vật liệu sản xuất
cũng như lao động rất quan trọng trong việc quyết định yếu tố đầu ra của quá
trình sản xuất. Bên cạnh đó, sản xuất PNN cũng không thể thiếu yếu tố vốn
đầu tư. Đối với các hộ thiếu đất sản xuất hoặc có thời gian lao động nhàn rỗi

thì thu nhập từ PNN là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của họ. Có
những hoạt động PNN phải đầu tư chi phí trong thời gian dài hạn, chẳng hạn
như muốn có nguồn thu nhập từ tiền lương nhà nước thì hộ phải đầu tư vốn
trong suốt 16 năm học tập. Do đó, vấn đề chi phi sản xuất được tác giả xác
định trong ngắn hạn bằng cách sử dụng dữ liệu cắt ngang. Theo Nguyễn Công
Bằng (2012), hiện nay mức độ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của nông dân
còn thấp nên chưa khai thác hết lợi thế tiềm năng của đất đai, lao động và lợi
thế so sánh của từng vùng được thiên nhiên ban tặng. Do vậy, khi một nông hộ

11


tăng cường đầu tư máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi thì sẽ khai
thác được nhiều hơn hiệu quả sản xuất, từ đó thu nhập nông hộ được tăng
thêm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2010) cũng cho
thấy rằng chi phí đầu vào ảnh hưởng theo chiều thuận đối với thu nhập, khi
tăng 1% yếu tố đầu vào thì thu nhập sẽ tăng 0,261%. Chi phí đầu tư cho sản
xuất được đo lường bằng số tiền mà nông hộ bỏ ra phục vụ trong suốt quá
trình sản xuất (bao gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp). Biến chi
phí đầu tư cho sản xuất cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng dương đến thu
nhập nông hộ.
Ngoài nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, nguồn lực đất đai
cũng là một trong những yếu tố có tác động chủ yếu đến thu nhập nông hộ.
Cũng như các hoạt động sản xuất khác, hoạt động sản xuất nông nghiệp
không thể thiếu yếu tố đất đai trong quá trình sản xuất. Đất đai là yếu tố thiết
yếu trong quá trình sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất
của nông hộ. Quy mô đất đai tỷ lệ thuận với thu nhập nông hộ. Các hộ có diện
tích đất đai rộng lớn thường là các hộ khá, giàu, còn các hộ nghèo thường là
các hộ có diện tích đất hạn chế hơn, thậm chí có những hộ không có đất phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, làm hạn chế khả năng cải thiện và nâng cao thu

nhập (Marsh và cộng sự, 2007). Đồng tình với quan điểm trên, Huỳnh Trường
Huy và cộng sự (2008) cho rằng đất đai là tài sản quan trọng nhất của nông hộ
và khả năng tiếp cận với đất (cả về số lượng và chất lượng) là một yếu tố
quyết định đối với sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ. Vì phần lớn thu
nhập nông hộ phụ thuộc vào nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp
phần lớn là sử dụng lao động chân tay nên yếu tố đất đai đóng một vai trò rất
quan trọng. Nguyễn Quang Tuyến (2011) bổ sung rằng đất đai đã trở thành
hàng hóa trong nên kinh tế thị trường dựa theo Luật đất đai năm 1993 và 2003.
Vấn đề này đang làm thay đổi quyền sở hữu đất đai và kinh tế hộ do hiện
tượng phân hóa trong nông dân và làm đa dạng hóa thu nhập trong những hộ
có qui mô đất đai khác nhau.
Nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh khác, Nguyễn Công Bằng (2012)
cho rằng mặc dù diện tích đất đai đóng vai trò chính trong việc mở rộng sản
xuất, nâng cao thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên, do đặc điểm của đất đai mà
nông hộ có diện tích đất khiêm tốn có thể nâng cao năng suất trên cùng một
diện tích đất canh tác thông qua việc cải thiện độ màu mỡ đất đai bằng việc
canh tác hợp lí (bón phân phù hợp, xen canh, luân canh hợp lí,...). Kết quả là
việc sử dụng vốn, sức lao động một cách hiệu quả, việc tăng cường áp dụng
khoa học – kỹ thuật vào sản xuất sẽ tăng khả năng nâng cao thu nhập của
những nông hộ có diện tích đất sản xuất hạn hẹp.
12


Theo một vài nghiên cứu trước đây, một trong những yếu tố tác động
không nhỏ đến thu nhập nông hộ chính là khả năng tiếp cận chính sách nhà
nước thông qua việc tham gia vào các hoạt động đoàn thể.
Theo Nguyên Vụ trưởng vụ Tổ chức Phi Chính phủ Nguyễn Ngọc Lâm
(2012), cho đến nay bên cạnh 6 đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chính phủ cho phép thành lập 400 hội có phạm vi
toàn quốc, bao gồm các hội nghề nghiệp, hội nhân đạo từ thiện, các hội của
các tổ chức kinh tế... Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cho phép hơn 6500 hội có phạm vi hoạt động tại địa phương, đó là chưa kể
hàng vạn hội được thành lập, hoạt động tại các xã, phường, thị trấn, quận,
huyện. Ngoài ra có khoảng hàng nghìn tổ chức phi chính phủ đã đăng ký hoạt
động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo trợ xã hội, tư vấn pháp luật, tài
chính vi mô, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện... Ngoài các tổ chức hội, tổ chức phi
chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật là pháp nhân, còn có
nhiều tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân như: hội đồng hương,
đồng môn, đồng niên, câu lạc bộ, nhóm tự quản... đang hoạt động rất sôi nổi ở
xã, phường, thị trấn và các cơ sở.
Các tổ chức nhân dân đã thực sự hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát
triển và khoả lấp các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường phát triển thông
qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, đóng
góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của cơ chế, chính sách cho phù hợp với
thực tiễn cũng như thúc đẩy sự ra đời và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặt khác, các tổ chức nhân dân thời gian qua cũng đã cung ứng nhiều dịch vụ
cho hội viên của mình, cho xã hội thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới vùng
sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không
muốn triển khai, nhà nước chưa đủ điều kiện để với tới, đồng thời đã cùng nhà
nước thực hiện tốt công tác xã hội hoá: giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học- kỹ
thuật,…
Theo Nguyễn Kim Phú (2013), các hộ tham gia các tổ chức đoàn thể thì
hiệu quả sản xuất tăng lên thông qua việc áp dụng khoa học – kỹ thuật hoặc
giảm đi chi phí sản xuất so với các hộ không tham gia. Hội Nông Dân là một
trong những hội, đoàn thể được địa phương khuyến khích tham gia. Nguyễn
Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) giả định rằng biến giả tham gia các hoạt
động đoàn thể được đo lường như sau: nhận giá trị 1 đối với các hộ có tham
gia và nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia. Biến tham gia các hoạt động đoàn

thể được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với thu nhập nông hộ.
13


×