B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
B ộ XÂY D ựN G
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
*********
HÁN MINH CƯỜNG
QUẢN LÝ XÂY DựNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN c ư NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
HÀ NỘI - 2015
B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
B ộ XÂY D ựN G
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
*********
HÁN MINH CƯỜNG
QUẢN LÝ XÂY DựNG THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN c ư NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIÉN
2. PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG
HÀ NỘI - 2015
Lòi cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả Luận án
Hán Minh Cường
Lòi cảm ơn
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến và PGS.TS. Mai Thị Liên Hương đã tận tình hướng
dẫn, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa sau đại học, Khoa Hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị cũng như các
Khoa, Phòng ban khác trong Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn
đồng nghiệp đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành Luận án.
Cuối cùng, Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bố, Mẹ, Vợ và các Anh, Chị, Em
tôi vì đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi để hoàn thành Luận án này.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả Luận án
Hán Minh Cường
TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
ABR
Be phản ứng kỵ khí vách ngăn mỏng dòng hướng lên
BASTAF
Be tự hoại với vách ngăn mỏng và lọc kỵ khí dòng hướng lên
BXD
Bộ Xây dựng
BNV
Bộ Nội vụ
BTNMT
Bộ Tài nguyên và môi trường
BQLDA
Ban quản lý dự án
CP
Chính phủ
DEWATS
Hệ thống xử lý nước thải phân tán
ĐDCNT
Điểm dân cư nông thôn
HTTK
Hạ tầng kỹ thuật
HTTN
Hệ thống thoát nước
NNPTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM
Nông thôn mới
NĐ
Nghị định
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
Quyết định
QH
Quy hoạch
QLXD
Quản lý xây dựng
QLĐT
Quản lý đô thị
SDĐ
Sử dụng đất
STGCCĐ
Sự tham gia của cộng đồng
TP
Thành phố
TNMT
Tài nguyên và môi trường
TXL
Trạm xử lý
UBMTTQ
Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND
Uỷ ban nhân dân
UASB
Be với lóp bùn kỵ khí dòng hướng lên
XLNT
Xử lý nước thải
MỤC LỤC
PHẦNI: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Mục tiêu nghiên cứu
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
3
Phương pháp nghiên cứu
3
Cấu trúc của Luận án
4
Điểm mới của Luận án
5
Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án
5
PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ QUẢN LÝ XÂY DựNG THEO QUY HOẠCH
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.1 Giói thiệu chung về đô thị trung tâm TP Hà Nội và các điểm dân cư nông thôn
của đô thị trung tâm
7
1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội
7
1.1.2 Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
8
1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung
tâm TP Hà Nội
11
1.2.1 Khái quát chung
11
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
13
1.2.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước thải
15
1.2.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước tại một số điểm dân cư điển hình
19
1.3 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN các điếmdân cư nông
thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
25
1.3.1 Thực trạng quản lý xây dựng HTTN theo QH
25
1.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN
36
1.4 Những đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu
41
1.4.1 Một số đề tài nghiên cứu tại Việt Nam
41
1.4.2 Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới
45
1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của Luận án
50
CHƯƠNG 2: c ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN VÈ QUẢN LÝ XÂY D ựN G
THEO QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM
DÂN C ư NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
2.1 Các phưtmg pháp nghiên cứu
51
2.2 Co* sở lý luận về quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các ĐDCNT 52
2.2.1 Một số nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý
52
2.2.2 Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển HTTN
53
2.2.3 Nội dung quản lý xây dựng HTTN theo quy hoạch
54
2.2.4 Những nguyên tắc chung trong quản lý xây dựng HTTN theo QH
56
2.2.5 Những yêu cầu đối với HTTN điểm dân cư nông thôn trong quá trình
xây dựng phát triển
58
2.2.6 Một số đặc điểm của các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm
T P H àN ộ i
63
2.2.7 Phạm vi áp dụng của một số công trình XLNT quy mô vừa và nhỏ ở
Việt Nam và xu thế quản lý nước thải hiện nay
73
2.2.8 Ý nghĩa và vai trò sự tham gia của cộng đồng trong QLXD HTTN theo
QH tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
74
2.3 Quản lý Nhà nước về xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm dân cư
nông thôn
76
2.3.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm hiện có về QLXD HTTN
76
2.3.2 Phân cấp quản lý xây dựng đối với HTTN nông thôn
76
2.3.3 Định hướng phát triển HTTN đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050
2.3.4 Các đồ án quy hoạch có liên quan đã được
79
phê duyệt
80
2.4 Kinh nghiệm quản lý xây dựng hệ thống thoát nước điểm dân cư nông thôn
trên thế giói và ở Việt Nam
88
2.4.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam
88
2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới
96
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY D ựN G
THEO QUY HOẠCH VÀ BÀN LUẬN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1 Quan điểm và mục tiêu QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030
102
3.1.1 Quan điểm quản lý
102
3.1.2 Mục tiêu quản lý
104
3.2 Đe xuất các mô hình thoát nước phù hợp vói lộ trình xây dựng theo QH
cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
105
3.2.1 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư làng nghề
105
3.2.2 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá
107
3.2.3 Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã thuần nông
109
3.2.4 Tiêu chí lựa chọn công nghệ XLNT phù họp cho các điểm dân cư nông
thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội
112
3.3 Đe xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các
điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030
3.3.1 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng
117
117
3.3.2 Một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý
xây dựng HTTN cho các điểm dân cư nông thôn
124
3.3.3 Quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN
128
3.3.4 Giải pháp phân kỳ đầu tư xây dựng theo QH
129
3.3.5 Xây dựng kế hoạch phát triển HTTN
131
3.3.6 Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng
137
3.4 Bàn luận về một số kết quả nghiên cứu
144
3.4.1 Bàn luận về các mô hình thoát nước cho các điểm dân cư nông thôn
của đô thị trung tâm TP Hà Nội
144
3.4.2 Bàn luận về việc lập kế hoạch phát triển HTTN
145
3.4.3 Bàn luận về sự tham gia của cộng đồng
146
PHẦN III: KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
147
Kiến nghị
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải tại một số
điểm dân cư nghiên cứu
Bảng 1.2: Tổng họp các trạm xử lý nước thải hiện trạng
17
18
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
114
Bảng 3.2: Ví dụ về bảng ma trận đánh giá mục tiêu
136
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí và giới hạn Đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
7
Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các điểm dân cư nông thôn nghiên cứu
11
Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội
14
Hình 1.4: Sơ đồ thoát nước thải tại các ĐDCNT đô thị trung tâm TPHà Nội
16
Hình 1.5: Vị trí 4 điểm dân cư nghiên cứu điển hình
20
Hình 1.6: Hình ánh vệ tinh thôn Yên Nhân-xã Tiền Phong-huyện Mê Linh
21
Hình 1.7: Hình ánh vệ tinh thôn Phú Diễn-xã Hữu Hoà-huyện Thanh Trì
22
Hình 1.8: Hình ánh vệ tinh thôn Thố Bảo-xã Vân Nội-huyện Đông Anh
23
Hình 1.9: Hình ánh vệ tinh xã La Phù - huyện Hoài Đức
24
Hình 1.10: Minh hoạ hệ thống thoát nước
26
Hình 1.11: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN TP Hà Nội
28
Hình 1.12: Quy trình lập kế hoạch phát triển HTTN
33
Hình 1.13: Quy trình 10 bước của phương pháp tiếp cận HCES
49
Hình 2.1: Yêu cầu đối với hệ thống thoát nước trong quát trình xây dựng
phát triển theo quy hoạch
58
Hình 2.2: Tổng họp tỷ trọng ngành nghề tại khu vực nghiên cứu
64
Hình 2.3: Tỷ trọng ngành nghề tại các huyện nghiên cứu trong Luận án
65
Hình 2.4: Dân cư phân bố phân tán ven sông và ven tuyến giao thông chính
68
Hình 2.5: Dân cư phân bố tập trung ven sông và ven tuyến giao thông chính
69
Hình 2.6: Dân cư phân bố tập trung theo cụm độc lập
69
Hình 2.7: Phân cấp quản lý xây dựng hệ thống thoát nước nông thôn
77
Hình 2.8: Minh hoạ mô hình thoát nước nửa riêng
87
Hình 2.9: Minh hoạ mô hình thoát nước riêng
87
Hình 2.10: Phân cấp quản lý xây dựng HTTN xã Đoan Hạ
90
Hình 2.11: Vị trí và ranh giới xã Kiêu Kỵ-huyện Gia Lâm-TP Hà Nội
91
Hình 2.12: Mô hình tổ chức quản lý xây dựng hệ thống thoát nước và
trạm xử lý tại Kiêu Kỵ
Hình 2.13: Mô hình tổ chức thoát nước thôn Lũng Giang
93
94
Hình 2.14: Trình tự thực hiện xây dựng mạng lưới thoát nước và trạm xử lý
nước thải tại Lũng Giang và trách nhiệm của các bên liên quan
95
Hình 2.15: Vị trí thị trấn Orangi
97
Hình 2.16: Khu tái định cư Barangay Villareal
99
Hình 3.1: Mô hình thoát nước cho khu vực làng nghề
107
Hình 3.2: Mô hình thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá
109
Hình 3.3: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông dạng tập trung
110
Hình 3.4: Mô hình thoát nước cho điểm dân cư thuần nông phân bố phân tán
111
Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống
thoát nước cho các khu vực làng nghề
119
Hình 3.6: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống
thoát nước cho các điểm dân cư thuộc xã đô thị hoá và các điểm
dân cư tập trung thuộc xã thuần nông
122
Hình 3.7: Mô hình quản lý xây dựng hệ thống thoát nước cho các điểm
dân cư phân bố phân tán của các xã thuần nông
Hình 3.8: Quy trình lập kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước
124
133
Hình 3.9: Nội dung kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước tại các điểm
dân cư nông thôn
135
Hình 3.10: Quy trình tham gia của cộng đồng trong quản lý xây dựng theo
quy hoạch hệ thống thoát nước
138
Hình 3.11: Sơ đồ nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý xây dựng
theo quy hoạch hệ thống thoát nước
143
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Đô thị trung tâm TP Hà Nội có diện tích tự nhiên 747,88 km2, bao gồm khu
vực nội đô (giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai
xanh sông Nhuệ), chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 (khu vực phía Nam
sông Hồng) và chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng (khu vực Mê Linh, Đông Anh, Yên
Viên - Long Biên - Gia Lâm). Vị trí và ranh giới của đô thị trung tâm Hà Nội được
xác định cụ thể trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [50]
Đô thị trung tâm có tính chất là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ,
y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Với mật độ dân số
khoảng 2000 người/km2, khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội trong những
năm vừa qua và những năm tới đây sẽ vẫn là một trong những địa phương có tốc độ
đô thị hoá nhanh nhất cả nước.
Các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phố Hà Nội bao gồm
các khu vực dân cư nằm trong các huyện ngoại thành, là nơi có mối quan hệ trực
tiếp về mọi mặt kinh tế - xã hội với khu vực nội đô, tập trung nhiều các cơ sở công
nghiệp lớn của cả nước. Vì vậy, các khu vực này cơ bản có những điều kiện phát
triển thuận lợi hơn so với các khu vực ngoại thành khác, hình thành nên các điểm
dân cư tập trung sầm uất, có kinh tế rất phát triển.
Trong những năm gần đây, các ĐDCNT nói chung của TP Hà Nội và các
ĐDCNT của đô thị trung tâm nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng về
kinh tế - xã hội. Đời sống của người dân cũng thay đổi theo hướng tích cực từng
ngày cùng với sự phát triển kinh tế, người dân đã có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận
với các tiện ích sống hiện đại. Mặc dù vậy, hiện nay chất lượng sống của dân cư tại
các khu vực này lại đang đối mặt với những hệ luỵ tiêu cực do sự phát triển nhanh
chóng nhưng thiếu bền vững mang lại. Rất nhiều vấn đề nảy sinh xuất phát từ thực
trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu vực này, do chưa được quan tâm đúng mức
và đầu tư xây dựng đầy đủ. Nổi lên trong số đó là những vấn đề liên quan đến hệ
2
thống thoát nước. Tình trạng úng ngập tại các xã có tốc độ đô thị hoá cao, vấn đề ô
nhiễm môi trường tại các xã làng nghề, nước thải sinh hoạt và sản xuất không được
xử lý xả trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi .... đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống và sản xuất của của người dân, gây ô nhiễm môi
trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế.... Vì vậy, việc quan tâm đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh HTTN theo những quy hoạch đã được duyệt là rất cần thiết.
Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời, mang một số đặc điểm chung như: mật độ dân cư đông, kinh tế phát
triển với nhiều loại hình ngành nghề đa dạng, bản sắc văn hoá phong phú...Tuy
nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và HTTN nói riêng lại chưa được xây
dựng hoàn chỉnh và đồng bộ (tỷ lệ mạng lưới đường cống chỉ đạt khoảng 80m/ha).
Tại các khu vực này, cao độ xây dựng hầu như không thực hiện theo đúng quy
hoạch, mạng lưới giao thông phức tạp, mặt cắt đường nhỏ, tỷ lệ đất dành cho giao
thông và hạ tầng kỹ thuật còn ít đã cản trở đến việc xây dựng hệ thống thoát nước,
bao gồm cả thoát nước thải và thoát nước mưa theo đúng như các đồ án quy hoạch
đã được duyệt.
Trong những năm tới đây, HTTN đô thị nói chung và HTTN của các
ĐDCNT nói riêng sẽ được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể quản lý xây dựng hệ thống thoát nước
một cách hiệu quả nhất, trong các điều kiện khó khăn như: hành lang pháp lý cho
vấn đề quản lý xây dựng hệ thống thoát nước khu vực dân cư nông thôn chưa đầy
đủ, thiếu quỹ đất để xây dựng các khu vực xử lý nước thải và mạng lưới cống rãnh,
thiếu hụt cán bộ quản lý có chuyên môn về thoát nước, khó khăn khi lựa chọn công
nghệ xử lý nước thải phù họp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý xây dựng và vận
hành hệ thống... để qua đó không chỉ giải quyết được các bức xúc trong đời sống
của nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hướng tới các mục tiêu
phát triển bền vững.
Sự phát triển kinh tế cùng quá trình đô thị hoá tại các khu vực nghiên cứu đã,
đang và sẽ còn diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn tới HTTN hiện trạng, làm nảy sinh
các xung đột và gây cản trở cho các khâu của công tác quản lý xây dựng.
3
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát
nước cho các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm thành phổ Hà Nội” là
việc làm thực sự cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các mô hình và giải pháp
quản lý xây dựng HTTN tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội mà trọng
tâm là:
-
Đe xuất các mô hình thoát nước phù họp với lộ trình xây dựng theo QH
cho từng loại ĐDCNT khu vực nghiên cứu;
-
Đe xuất bộ máy tổ chức quản lý phù họp phục vụ quản lý xây dựng
HTTN theo QH;
-
Đe xuất giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển HTTN trên cơ sở các đồ
án quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt;
-
Đe xuất giải pháp quản lý xây dựng HTTN theo QH với sự tham gia của
cộng đồng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
> Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng hệ thống thoát nước
theo quy hoạch;
> Phạm vi nghiên cứu: tại các điểm dân cư nông thôn của đô thị trung tâm
thành phố Hà N ộ i;
> Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
> Ý nghĩa khoa học: góp phần cụ thể hoá, bổ sung các lý luận khoa học về
quản lý xây dựng theo QH HTTN cho các ĐDCNT (nói chung) và cho
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội (nói riêng);
> Ý nghĩa thực tiễn: những đề xuất của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện cơ
chế chính sách trong quản lý xây dựng theo QH HTTN, đồng thời góp
phần nâng cao hiệu quả QLXD theo QH HTTN cho các ĐDCNT của đô
thị trung tâm TP Hà Nội, góp phần giải quyết tiêu thoát nước, giảm úng
ngập và ô nhiễm môi trường.
4
Phưtmg pháp nghiên cứu
> Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn;
> Phương pháp phân tích tổng họp;
> Phương pháp so sánh, đối chiếu;
> Phương pháp kế thừa;
> Phương pháp chuyên gia;
> Phương pháp phân tích SWOT;
Cấu trúc của Luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương), phần kết
luận - kiến nghị cùng danh mục các công trình đã công bố, tài liệu tham khảo và
phụ lục. Sơ đồ cấu trúc của Luận án:
5
Điếm mói của Luận án
- Luận án đã khảo sát, phân tích các đặc điểm và tính chất của các ĐDCNT
khu vực nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân loại thành các nhóm điểm dân
cư điển hình để làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý xây
dựng theo quy hoạch HTTN;
- Đe xuất các mô hình thoát nước phù họp với lộ trình xây dựng HTTN theo
quy hoạch tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội;
- Đe xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch HTTN cho các
ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội, bao gồm: giải pháp về tổ chức bộ máy
quản lý; xây dựng một số nội dung góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong
QLXD HTTN; quản lý cao độ nền và đấu nối HTTN; xây dựng kế hoạch phát triển
HTTN và giải pháp quản lý xây dựng với sự tham gia của cộng đồng.
Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án
Hệ thống thoát nước, bao gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống,
kênh, mương, hồ điều hoà...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công
trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom,
chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống úng ngập và xử lý nước thải. [12]
Hệ thống thoát nước chung', được hiểu trong Luận án này là hệ thống thu
gom nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất vào một mạng lưới đường
cống chung đến công trình xử lý hoặc nguồn tiếp nhận.
Hệ thống thoát nước riêng', được hiểu trong Luận án này là hệ thống có hai
mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt.
Hệ thống thoát nước nửa riêng', được hiểu trong Luận án này là hệ thống có
hai mạng lưới đường cống thoát nước mưa và thoát nước thải được đấu nối với
nhau tại giếng tràn tách nước để thu nhận nước mưa ban đầu và các loại nước thải
rồi đưa về trạm xử lý.
Hệ thống thoát nước giản lược, là sơ đồ thu gom chi phí thấp, sử dụng các
tuyến cống xuyên tiểu khu, đi qua sân sau hay vườn với độ sâu chôn cống < 0,5m;
đường kính cống nhỏ nhất cho phép là 100 mm; độ dốc tối thiểu 1/200. [66]
6
M ô hình thoát nước: được hiểu trong Luận án này là khái niệm để chỉ đặc
trưng về hình thức thu gom nước mưa và nước thải cùng giải pháp xử lý nước thải
của hệ thống thoát nước.
X ử lý nước thải tập trung: là khái niệm để chỉ giải pháp xử lý nước thải tại
một trạm xử lý tập trung cho một khu vực.
X ử lý nước thải phỉ tập trung: là khái niệm cung cấp các giải pháp xử lý
nước thải ngay tại hoặc gần nguồn sản sinh ra nước thải cho những khu vực không
đấu nối được với các trạm xử lý nước thải tập trung, hay những nơi không được
phép đấu nối với các trạm xử lý tập trung quy mô lớn do các vấn đề về kỹ thuật,
kinh tế hay thể chế.
Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết
với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một
khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,
văn hoá và các yếu tố khác. [52]
Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [6]
Quản lý xây dựng HTTN: khái niệm quản lý xây dựng HTTN trong phạm vi
Luận án này để chỉ công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng HTTN.
Hoạt động đầu tư xây dựng: là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng
gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. [52]
Quản lý xây dựng H TTN theo quy hoạch: là công tác quản lý xây dựng
HTTN trên cơ sở những đồ án quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. [Nguồn: tác giả]
Lập kế hoạch phát triển HTTN: là tổng thể các hoạt động liên quan tới việc
đánh giá, dự báo, huy động các nguồn lực, giao trách nhiệm trong việc xây dựng
HTTN theo quy hoạch. [Nguồn: tác giả]
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẺ QUẢN LÝ XÂY DựNG THEO QUY HOẠCH
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO CÁC ĐIỂM DÂN c ư NÔNG THÔN CỦA
ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VẺ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP HÀ NỘI VÀ CÁC
ĐIỂM DÂN C ư NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM
1.1.1 Đô thị trung tâm TP Hà Nội
Khái niệm “Đô thị trung tâm” thành phố Hà Nội được đề cập chính thức lần
đầu trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050. Theo đồ án này, vùng Thủ đô Hà Nội được cấu thành bởi vùng
đô thị hạt nhân trung tâm và vùng phụ cận. Trong đó, đô thị hạt nhân được xác định
chính là Thủ đô Hà Nội với 3 khu vực: khu vực đô thị phía Nam sông Hồng, khu
vực đô thị phía Bắc sông Hồng và khu vực đô thị phía Đông sông Hồng - Nam
sông Đuống. [81]
Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định số
1259/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050. Trong đồ án
này, khái niệm đô thị trung tâm
thành phố Hà Nội được đưa ra
rất cụ thể như trong hình 1.1.
Theo đó, khu vực đô thị trung
tâm được phát triển mở rộng từ
khu vực nội đô về phía Tây, Nam
đến đường Vành đai 4 và về phía
Bắc với khu vực Mê Linh, Đông
Anh; phía Đông đến khu vực Gia
Lâm và Long Biên.
Hĩnh 1.1: VỊ trí và giới hạn Đô thị trung tâm TP Hà Nội [50]
8
Đô thị trung tâm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, lịch sử,
dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo dân
số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6
triệu người. [50]
1.1.2 Các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
1.1.2.1 Vị trí và giới hạn
Với khái niệm về ĐDCNT và phạm vi ranh giới của đô thị trung tâm TP Hà
Nội như đã trình bày ở trên thì có thể thấy rằng các ĐDCNT của đô thị trung tâm sẽ
là các thôn, xóm, làng thuộc các xã nằm trong đô thị trung tâm. Thống kê cho thấy,
có tất cả 8 huyện có ranh giới nằm trong đô thị trung tâm, bao gồm: Mê Linh, Đông
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Hoài Đức và Đan Phượng. Như
vậy, tổng số xã nghiên cứu trong phạm vi Luận án là 103 xã với 478 điểm dân cư
trực thuộc.
1.1.2.2 Giới thiệu chung về các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
a. Điều kiện tự nhiên
*) Địa hình:
Khu vực nghiên cứu có dạng địa hình cơ bản là đồng bằng, thấp dần từ
hướng Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông với cao độ trung bình từ +5,Om đến
+20,Om so với mực nước biển. Trong đó khu vực các ĐDCNT phía Nam sông Hồng
có cao độ từ +2,5m đến +9,5m, khu vực phía Bắc sông Hồng có cao độ từ +8,Om
đến +20,Om [50], Nhìn chung, điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu khá thuận lợi
cho vấn đề thoát nước cũng như xây dựng các công trình đầu mối thoát nước.
Khỉ hậu:
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với 2 mùa chủ
yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng
ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Mùa lạnh
thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3, khí hậu lạnh và khô, trời ít mưa.
Nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu là 23,6°c, cao nhất vào khoảng
tháng 6 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình tại khu vực này là 79%, lượng
mưa trung bình hàng năm 1.800mm, mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa.
9
*) Thuỷ văn:
Hệ thống sông hồ chằng chịt là đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Khu vực
nghiên cứu chịu ảnh hưởng của rất nhiều sông lớn nhỏ như: sông Hồng, sông Đáy,
sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông c ầ u B ây...
Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua TP Hà Nội với tổng chiều dài hơn
30km, bắt đầu từ Thượng Cát, Bắc Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.
Tổng lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn tới 2640 m 3/s, tổng lượng nước
chảy qua tới 83,6 triệu m3. Lũ hàng năm của sông Hồng do các phụ lưu chính là
sông Đà và sông Lô gây nên. Hàng năm, mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến
tháng 10 dương lịch), đỉnh lũ rơi vào tháng 7,8 với mực nước lên tới 13-14m.
Ngoài sông Hồng, 2 con sông lớn khác có ảnh hưởng quan trọng đến việc
thoát nước cho khu vực dân cư nông thôn nghiên cứu cần kể đến là sông Đáy và
sông Nhuệ.
Sông Đáy bắt nguồn từ bãi Yên Trung, huyện Đan Phượng, trước năm 1932
là phân lưu của sông Hồng. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều
dài khoảng 245 km qua Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình [80], Sông Đáy hiện có các
chi lưu: sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông Đào Nam Định và sông
Ninh Cơ. Sông Đáy hiện là nguồn chính cho việc sản xuất và tiêu thoát nước cho
khu vực phía Tây TP Hà Nội.
Sông Nhuệ là con sông lớn nằm ở phía tả Đáy, lấy nước từ sông Hồng qua
cống Liên Mạc sau đó chảy về sông Đáy tại TP Phủ Lý. Sông Nhuệ đoạn chảy qua
TP Hà Nội có chiều dài khoảng 63km, chiều rộng từ 30-40m, cao độ đáy sông 0,52
- 2,8m, mực nước trung bình khoảng 5,3m với tổng 250 m3/s, hệ thống thuỷ nông
sông Nhuệ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 65717 ha lưu vực tại TP Hà Nội. Sông
Nhuệ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất cũng như thoát nước của nội thành
và một số khu vực ngoại thành TP Hà Nội. [49]
*) Địa chất:
Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới sông
Hồng, Ninh Bình, vùng trũng Hà Nội và miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào
cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ
Tứ. [50]
10
b. Hiện trạng kinh tế xã hội
Các điểm dân cư nghiên cứu có tổng dân số là 1.020.764 người chiếm chưa
tới 15% dân số toàn TP Hà Nội nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế xã hội TP. Đây là khu vực mà dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp là khá lớn so với các khu vực nông thôn khác trên địa bàn TP.
Tỷ lệ dân cư hoạt động trong 2 lĩnh vực này ở 478 ĐDCNT nghiên cứu là 35,9%
[Nguồn: tác giả]. Hàng năm, theo ước tính, thu ngân sách Nhà nước của khu vực
này vào khoảng 5000 tỷ đồng. Thu nhập trung bình hàng năm đạt 23,7 triệu
đồng/người/năm [37], Trong vài năm trở lại đây, nhất là từ khi triển khai Chương
trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn TP Hà
Nội nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã có nhiều phát triển, đời sống
người dân được cải thiện. Khu vực nghiên cứu trở thành một trong những động lực
quan trọng trong việc phát triển kinh tế TP Hà Nội.
1.1.2.3 Phân loại các ĐDCNT
Các ĐDCNT nghiên cứu trong Luận án mặc dù cùng nằm trên một khu vực
địa lý, có các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhưng
HTTN tại mỗi điểm lại có những đặc điểm khác nhau cả về mạng lưới, nguồn tiếp
nhận lẫn chất lượng xả thải ... Các điểm dân cư có mật độ mạng lưới đường cống
thoát nước khác nhau do sự khác biệt về mật độ phân bố dân cư; khác nhau về điều
kiện thuận lợi của nguồn tiếp nhận do đặc điểm điều kiện địa hình; khác nhau về
chất lượng xả thải bởi đặc thù về hoạt động sản x u ấ t...
Với số lượng các điểm dân cư nghiên cứu là 478 điểm, Luận án xem xét
phân loại các điểm dân cư thành những nhóm đặc trưng từ đó đi sâu nghiên cứu đặc
điểm, tính chất theo từng nhóm qua đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng
HTTN theo quy hoạch mang tính phổ quát cho từng nhóm.
Việc phân loại nhóm căn cứ vào những đặc điểm có ảnh hưởng nhiều nhất
tới vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các ĐDCNT khu vực nghiên cứu. Có
thể nhận thấy, các đặc điểm về ngành nghề của dân cư, thực trạng sử dụng đất, phân
bố dân cư là những yếu tố tác động chính làm nên sự khác biệt về HTTN và quản lý
xây dựng HTTN cho các khu vực này.
11
Qua những thống kê và đánh giá sơ bộ, Luận án đề xuất chia các ĐDCNT
nghiên cứu ra làm 3 dạng chính với vị trí và giới hạn được thể hiện trong hình 1.2
- Dạng 1: các điểm dân cư hiện
vẫn đang là các khu vực thuần
nông, dân cư hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp là chủ yếu - gọi
..........
ỉ
\
•
là các điểm dân cư thuộc xã thuần
nông;
- Dạng 2: các điểm dân cư là các
/
V .,
ẦKr4.4ỆI
-'
*- *•*•». Ỵ ĩ^*
V•‘.
à -V
.1«
li
MA/
iV
■* v
sV
làng nghề hoặc có nhiều các hoạt
động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- gọi là các điểm dân cư thuộc xã
.* i r O M !
4.
_
^
»
A
làng nghề;
- Dạng 3: các điểm dân cư chịu
■-V
ảnh hưởng chủ yếu và trực tiếp của
; V *
quá trình đô thị hoá, dân cư hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực dịch
Hình 1.2: Vị trí và giới hạn các ĐDCNT nghiên cứu
[Nguồn: tác giả]
vụ “ S91 là các điêm dân cư thuộc
xã đô thị hoá.
Theo thống kê, trong tổng số 478 điểm dân cư thì số làng nghề là 53 điểm, số
điểm dân cư dịch vụ là 119 điểm và số điểm dân cư thuần nông là 306 điểm.
(Xem thống kê, đặc điểm và tính chất các điểm dân cư nghiên cứtỉ tại Phụ ¡ục 1.1)
1.2 HIỆN TRẠNG HTTN CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN CỦA ĐÔ THỊ
TRUNG TÂM TP HÀ NỘI
1.2.1Khái quát chung
HTTN của các ĐDCNT đô thị trung tâm TP Hà Nội hầu hết được hình thành
và phát triển một cách tự phát. Neu như trước đây, khi các làng, xóm chưa chịu
nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các
làng nghề thì vấn đề thoát nước cho các khu vực này khá đơn giản. Nước mưa, nước
12
thải sản xuất và sinh hoạt hầu hết được thoát ra các khu vực ao hồ mộng trũng, phần
còn lại sẽ tự thấm. Trước đây khi hệ thống ao hồ còn nhiều, chưa bị lấp để phát triển
đất ở dân cư hoặc sản xuất, nước thải và nước mưa dễ dàng được tiếp nhận mà ít
gặp phải tình trạng úng ngập, kể cả khi có mưa lớn.
Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mà diện
tích mặt nước đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà
Nội, đến nay trên toàn địa bàn Hà Nội chỉ còn khoảng 138 ao, hồ với dung tích
khoảng 222 triệu m 3. Tổng kết lại, tính từ năm 1990 trở lại đây, Hà Nội có tới 21 hồ
lớn đã bị lấp với hơn 150 ha diện tích mặt nước bị biến mất [21], Có thể nhận thấy
đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng úng ngập và làm trầm
trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra vì các khu vực này mất
đi khả năng điều hoà và tự làm sạch của mạng lưới ao hồ, kênh rạch.
Trong những năm vừa qua, HTTN tại các ĐDCNT (chủ yếu là mạng lưới
cống, rãnh trong nội bộ các khu dân cư) đã liên tục được xây dựng và phát triển để
giải quyết các vấn đề thoát nước. Hầu hết trong số đó được xây dựng đồng thời với
các dự án cứng hoá các tuyến đường giao thông nội bộ tại các điểm dân cư. HTTN
đã được xây dựng hầu hết là hệ thống thoát chung với mạng lưới rãnh xây gạch, bê
tông B200 đến B800, rãnh đất hoặc cống bê tông có khẩu độ nhỏ D300, D400. Tuy
vậy, do không được xây dựng theo quy hoạch nên HTTN này không đồng bộ,
không đáp ứng được yêu cầu thoát nước hiện tại và trong tương lai. v ấ n đề úng
ngập, ô nhiễm môi trường diễn ra đặc biệt trầm trọng tại các khu dân cư trực tiếp
liên quan đến các dự án phát triển đô thị mới hoặc tại các làng nghề truyền thống...
Nước thải tại các khu dân cư hầu hết chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra các
nguồn tiếp nhận là hệ thống ao, hồ mộng trũng hoặc hệ thống kênh mương thuỷ lợi
nói chung. Theo thống kê, trên 478 điểm dân cư thì chỉ có khoảng trên dưới 10 điểm
là được xử lý nước thải. Các trạm xử lý hầu hết được xây dựng theo các chương
trình họp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước phát triển như: Chương
trình nước và vệ sinh môi trường do Phần Lan hỗ trợ, dự án Quản lý nước thải và
rác thải tại các tỉnh lỵ của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật Đức GIZ, Dự án cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng phát triển Châu Á ADB tài trợ ...
Những TXL này mới chỉ góp phần giải quyết một phần nhỏ trong việc xử lý nước
13
thải tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội. {Xem một sổ hình ảnh H TTN
của một sổ ĐDCNT tại Phụ lục 1.4).
1.2.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
1.2.2.1 Lưu vực thoát nước chung
Hệ thống thoát nước mưa các ĐDCNT về cơ bản chưa được xây dựng hoàn
chỉnh và hầu hết là hệ thống thoát nước chung. Với phạm vi nghiên cứu trải rộng từ
nội thành đến đường Vành đai 4, có thể phân chia lưu vực thoát nước cho toàn bộ
các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội thành 2 vùng chính: vùng tiêu Bắc Hà
Nội và vùng tiêu Tả Đáy. Trong đó:
a. Vùng tiêu Bắc Hà Nội:
- Sông Cà Lồ: đảm nhận tiêu thoát nước cho các điểm dân cư trên địa bàn
huyện Mê Linh và 1 phần huyện Đông Anh.
- Sông Ngũ Huyện Khê: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Đông Anh,
Cổ Loa. Việc tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào sông c ầ u phía hạ lưu
phụ thuộc vào mực nước sông c ầ u và được điều tiết đóng mở bởi cống Đặng Xá và
trạm bơm Đặng Xá.
- Sông Cầu Bây: đảm nhận tiêu thoát nước cho 1 phần Long Biên và Gia
Lâm. Việc tiêu thoát nước từ sông c ầ u Bây vào hệ thống tiêu Bắc Hưng Hải phía hạ
lưu phụ thuộc vào mực nước sông Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan. Riêng khu
vực Long Biên chỉ tiêu thoát tự chảy vào sông c ầ u Bây khi mực nước tại đập Thạnh
Bàn < +4,5m.
- Sông Đuống: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần Long Biên. Trong
trường họp mực nước tại đập Thạch Bàn > +4,5m thì phải bơm cưỡng bức ra sông
Đuống. Ngoài ra sông Đuống cũng là nguồn tiêu cho một phần huyện Đông Anh.
b. Vùng tiêu Tả Đáy:
Vùng tiêu Tả Đáy bao gồm hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ và sông Đáy.
Ngoài sông Tô Lịch phục vụ cho các quận nội thành cũ thì các ĐDCNT sẽ được
tiêu thoát nước ra sông Nhuệ và sông Đáy. Trong đó:
- Sông Nhuệ: đảm nhận tiêu thoát nước cho khu vực Từ Liêm và một số khu
dân cư thuộc Hà Đông. Sông Nhuệ, đoạn dưới Hà Đông hiện tiêu thoát nước vào
sông Đáy và một phần ra sông Hồng. Đoạn sông Nhuệ phía trên Hà Đông chỉ có
14
một phần nhỏ tiêu bằng cưỡng bức ra sông Đáy, còn lại là tự chảy xuống hạ lưu
phía Nam.
-
Sông Đáy: đảm nhận tiêu thoát nước cho một phần sông Nhuệ, sông Tích -
Thanh Hà và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai...
{Xem hiện trạng liru vực thoát nước chỉnh các Đ D C N T - Phụ lục 1.5)
1.2.2.2 M ạng lưới thoát nước mưa tại các điểm dân cư
Mạng lưới thoát nước mưa tại các ĐDCNT của đô thị trung tâm TP Hà Nội
trong một thời gian dài hầu hết được hình thành và phát triển một cách tự phát,
không theo quy hoạch. Mạng lưới cống rãnh được đặc trưng bởi các tuyến rãnh xây
có khẩu độ nhỏ, sử dụng cho cả thoát nước mưa và và thoát nước thải. Đối với các
tuyến rãnh trên các tuyến đường nội bộ điểm dân cư, khẩu độ rãnh thường từ B200
đến B400; đối với các tuyến thoát nước chính của điểm dân cư có thể là rãnh xây có
khẩu độ lớn B800, B1000, mương hở hoặc cống tròn có khẩu độ đến D1000. Theo
thống kê của tác giả, mật độ cống rãnh trung bình tại các điểm dân cư nông thôn của
đô thị trung tâm TP Hà Nội đạt khoảng từ 5 krn/krn2 đến 7 km/km2.
Các tuyến cống rãnh sau khi thu gom nước mưa (hoặc cả nước thải) một
phần được thoát trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là ao hồ, mộng trũng phía trong
hoặc xung quanh điểm dân cư. Một phần còn lại được thoát ra hệ thống kênh
mương tưới tiêu thuỷ lợi của khu vực. Mặc dù vậy, hầu hết các tuyến cống rãnh
hiện trạng ít được nạo vét, duy tu nên hiệu quả thoát nước không cao, xảy ra tình
trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường khi có mưa lớn. Hình 1.3 dưới đây minh hoạ
cho thực trạng thoát nước mưa tại các ĐDCNT nghiên cứu.
Hình 1.3: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng tại các ĐDCNT của đô thị
trung tâm TP H à Nội [Nguồn: tác giả]