Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ số tài chsinh mô hình trồng mía ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
T - QUẢN
ẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

PHÂN TÍCH HIỆU
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT V
VÀ CÁC
CHỈ SỐ TÀI
ÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG
ỒNG MÍA Ở
HUYỆN
ỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LU
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 52620115

Tháng 8 - năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
T - QUẢN
ẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
MSSV: 4114669



PHÂN TÍCH HIỆU
ỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ
V CÁC CHỈỈ SỐ T
TÀI CHÍNH
MÔ HÌNH TRỒNG
TRỒNG MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LU
Ngành: KINH TẾ
T NÔNG NGHIỆP
Mã ngành: 52620115

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS.NGUYỄN VĂN DUYỆT

Tháng 8 - năm 2014


LỜI CẢM TẠ
---o0o--Tôi chân thành xin gửi lời ghi ơn sâu sắc đến cha mẹ, là đấn sinh thành,
nuôi dƣỡng chăm sóc quan tâm và đầu tƣ cơ sở vật chất đầy đủ cho tôi từ khi
chào đời cho đến nay.
Chân thành biết ơn thầy cố vấn học tập Ts. Phạm Lê Thông đã quan tâm,
dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bƣớc chân vào giảng
đƣờng Đại học.
Chân thành biết ơn sự hƣớng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy
Ths. Nguyễn Văn Duyệt, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy và định hƣớng

đầy đủ, chi tiết cho tôi hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn tất cả quý thầy, cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền
đạt kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trƣờng. Đặc biệt, quý
thầy, cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức
quan trọng để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học cùng lớp kinh tế nông nghiệp 2 khóa
37 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và chia sẻ những
tài liệu tham khảo cần thiết bổ ích cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh cùng Quý Cô Chú, và các bạn dồi dào sức khỏe, công tác tốt, vui
vẻ trong cuộc sống và thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Mạnh Cƣờng

i


LỜI CAM ĐOAN
---o0o--Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Mạnh Cƣờng


ii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
---o0o----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)

Ths.Nguyễn Văn Duyệt

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ....................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................ viii
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 2
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................... 3

1.4.1 Phạm vi không gian .............................................................................................. 3
1.4.2 Phạm vi thời gian .................................................................................................. 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 4
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ ............................................................... 4
2.1.2 Khái niệm về sản xuất........................................................................................... 4
2.1.3 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả ........................................................................ 5
2.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích .................................................................... 5
2.1.5 Các biến đầu vào và đầu ra ................................................................................... 6
2.2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ................................................................................................ 7
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 8
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu..................................................................... 8
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................................ 8
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................................. 9
2.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................ 12
CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................... 15
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG ............................................................................ 15
3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP ............... 15
3.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 15
3.2.2 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 16
3.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI ..................................................................................... 16
3.3.1 Về nông nghiệp ................................................................................................... 16
3.3.2 Về công nghiệp ................................................................................................... 17
3.3.3 Về văn hóa xã hội ............................................................................................... 17
3.4 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÍA ........................................................................................... 18
3.4.1 Nguồn gốc và đặt điểm của cây mía ................................................................... 18
3.4.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................................ 19

3.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG NĂM
2013 ....................................................................................................................................... 21
3.6 SƠ LƢỢC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP NĂM 2014 ...... 23
CHƢƠNG 4 ........................................................................................................................... 24
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG .......... 24
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ ĐIỀU TRA........................................................ 24

iv


4.1.1 Tuổi và kinh nghiệm sản xuất của đáp viên........................................................ 24
4.1.2 Trình độ học vấn ................................................................................................. 25
4.1.3 Tham gia tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....................... 26
4.1.4 Nguồn lực đầu vào của mô hình trồng mía ......................................................... 28
4.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của thị trƣờng đầu ra và đầu vào trong sản xuất . 32
4.1.6 Kế hoạch sản xuất mía trong thời gian tới .......................................................... 34
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ........................ 35
4.2.1 Phân tích khoản mục chi phí – lợi nhuận............................................................ 35
4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính của nông hộ sản xuất mía trên địa bàn huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang ............................................................................................................. 41
4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC SẢN XUẤT MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG .............................................................................................................. 44
4.3.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas biên ngẫu nhiên ............... 44
4.3.2 Ƣớc tính mức hiệu quả kỹ thuật ......................................................................... 47
4.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật ........................................................ 48
CHƢƠNG 5 ........................................................................................................................... 50
MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT MÍA CHO NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU
GIANG ................................................................................................................................... 50

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA CỦA NÔNG HỘ
............................................................................................................................................... 50
5.1.1 Những Thuận Lợi ............................................................................................... 50
5.1.2 Những khó khăn ................................................................................................. 51
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...................................................................................................... 52
CHƢƠNG 6 ........................................................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 55
6.1 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 55
6.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 58
PHỤ LỤC 1............................................................................................................................ 59
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ
THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG MÍA HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG .... 59
PHỤ LỤC 2............................................................................................................................ 64
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH
HẬU GIANG ......................................................................................................................... 64

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra tại 3 xã quan sát của huyện Phụng Hiệp ...... 9
Bảng 3.1: Cơ cấu về diện tích các loại cây trồng ở huyện Phụng Hiệp .............21
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng và năng suất mía trên địa bàn huyện Phụng
Hiệp từ năm 2010 đến năm 2013..................................................................................22
Bảng 4.1: Độ tuổi của các đáp viên .............................................................................24
Bảng 4.2: Kinh nghiệm của đáp viên ..........................................................................25
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của các đáp viên ...........................................................26
Bảng 4.4: Công tác tham gia tập huấn của đáp viên ...............................................27

Bảng 4.5: Giới tính về nguồn lực lao động của các đáp viên ...............................28
Bảng 4.6: Diện tích đất trồng mía và số lao động của nông hộ............................28
Bảng 4.7: Tình hình nguồn vốn của nông hộ ............................................................29
Bảng 4.8: Thực trạng về việc sử dụng giống mía của nông hộ ............................30
Bảng 4.9: Mô tả lý do chọn giống mía của nông hộ ...............................................30
Bảng 4.10: Thuận lợi về đầu vào cho việc sản xuất mía ........................................32
Bảng 4.11: Khó khăn về đầu vào trong việc sản xuất mía ....................................33
Bảng 4.12: Thuận lợi và khó khăn của đầu ra cho việc sản xuất mía.................34
Bảng 4.13 Kế hoạch sản xuất mía của nông hộ trong thời gian tới ....................34
Bảng 4.14: Chi phí cơ bản trên 1.000m2 trong việc trồng mía của các nông hộ
............................................................................................................................................... 35
Bảng 4.15: Liều lƣợng dƣỡng chất đạm, lân và kali mà nông hộ đã sử dụng
trên diện tích 1.000m2 ......................................................................................................37
Bảng 4.16: Các khoảng mục chi phí lao động trung bình của các công đoạn
trong quá trình sản xuất mía của nông hộ ..................................................................39
Bảng 4.17: Năng suất và doanh thu của các nông hộ niên vụ 2013 – 2014......41
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ sản xuất mía .........................42
Bảng 4.19: Kết quả ƣớc lƣợng của hàm sản xuất biên ngẫu nhiên .....................45
Bảng 4.20: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật ...........................................................47
Bảng 4.21: Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật.........................................49

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Tình hình tập huấn của các đáp viên ........................................................27
Hình 4.2: Cơ cấu nơi mua giống của nông hộ ..........................................................31

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chi Phí
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu Long
DT: Doanh thu
LĐGĐ: Lao động gia đình
LN: Lợi nhuận
NĐ: Nghị định
QTKD: Quản trị kinh doanh
TE: (Technical Efficiency) Hiệu quả kỹ thuật
TN: Thu nhập
TNHH: Trách nhiệm hữu hạng

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế hiện nay, thì Việt Nam vẫn lấy phát
triển kinh tế nông nghiệp làm phần chủ đạo, nhờ vào truyền thống nông
nghiệp lâu đời với điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn
nƣớc, kinh nghiệm…Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng phát triển
nông nghiệp lớn nhất đóng vai trò chủ đạo về sản phẩm nông sản của cả nƣớc
với các loại lúa nƣớc, cây ăn quả, rau màu,…nhƣng với tình hình hiện nay thì
ngƣời nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc trồng và chăm sóc nhiều
loại nông sản do biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh lạ ngày càng diễn biến
phức tạp, và nhiều bất cập về biến động giá cả đầu ra cho sản phẩm ảnh hƣởng
trực tiếp đến đời sống của các nông hộ. Đặc biệt là đối với ngƣời dân trồng
mía ở tỉnh Hậu Giang, cây mía chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nông

nghiệp của tỉnh ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của phần đông nông hộ của
tỉnh Hậu Giang nói chung và của huyện Phụng Hiệp nói riêng. Trong niên vụ
mía 2012-2013 năng suất mía trung bình của Việt Nam là vào khoảng 64
tấn/ha, trong khi đó ở Thái Lan là khoảng 100 tấn/ha. Về năng suất đƣờng thì
Brazil hiện sản xuất đƣợc 10 tấn đƣờng/ha còn ở Việt Nam chỉ tầm 4-5 tấn
đƣờng/ha, qua đó cho thấy hiệu quả kỹ thuật trồng mía của nông hộ đang gặp
rất nhiều khó khăn.
Hậu Giang là tỉnh mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên vẫn còn non yếu
hơn các tỉnh khác, vì vậy tỉnh lấy phát triển nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
để nâng cao đời sống xã hội. Huyện Phụng Hiệp chiếm tỷ trọng rất cao về diện
tích trồng mía của tỉnh Hậu Giang cụ thể là diện tích trồng cây hoa màu và cây
công nghiệp hàng năm là khoảng 13.859 ha nhƣng cây mía đã chiếm 9.554 ha
chiếm khoảng 69% (Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp,2013). Cây mía
ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập, đời sống của hầu hết các nông hộ của huyện.
Nhƣng thực tế hiện nay cho thấy việc phát triển cây mía đã xuất hiện nhiều
vấn đề bất cập ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và tập quán trồng mía lâu
đời của huyện nhƣ: quy mô sản xuất nhỏ hẹp, tập quán canh tác lạc hậu, năng
suất thấp, sản xuất mang tính thời vụ nên chịu nhiều ảnh hƣởng về thời tiết,
dịch bệnh, các biến động của thị trƣờng đầu vào ở mỗi mùa vụ sản xuất thì chi
phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền nhân công, vận chuyển ngày càng
tăng, nhƣng về thị trƣờng đầu ra thì ngày càng khó khăn, giá cả bấp bênh do
năng suất mía không cao và không đáp ứng đúng theo nhu cầu của thị trƣờng
hiện nay, nhiều hộ đang rất chán nản với việc trồng mía và có ý định chuyển
1


đổi sang cây trồng khác điều này hết sức đáng lo ngại cho vị thế quan trọng
của cây mía đối với tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng.
Từ những vấn đề trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu
quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng mía tại huyện

Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang” để đánh giá về hiệu quả kỹ thuật nhằm đƣa ra
các giải pháp để các nông hộ tăng năng suất, hiệu quả tốt hơn để đáp ứng đúng
mức nhu cầu thị trƣờng hiện nay và đƣa ra các chỉ tiêu tài chính quan trọng
giúp cho nông hộ phát triển đúng hƣớng nâng cao đời sống.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu
tài chính của mô hình trồng mía của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao
hiệu quả kỹ thuật của mô hình này đối với địa bàn đƣợc khảo sát trong đề tài.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết đƣợc mục tiêu chung nói trên, nội dung của đề tài tập trung
giải quyết các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ mía của huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt đƣợc của các
nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 3: Ƣớc tính mức hiệu quả kỹ thuật (TE: Technical Efficiency)
của mô hình sản xuất mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng mía tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Thực trạng về việc trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang nhƣ thế nào?
Câu 2: Những chỉ số tài chính nào ảnh hƣởng trực tiếp đến mô hình sản
xuất mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang?
Câu 3: Những thuận lợi, khó khăn về yếu tố kỹ thuật mà nông hộ phải
đối mặt khi trồng mía là gì?
Câu 4: Có những giải pháp kiến nghị gì để giải quyết những vấn đề bất
cập trong quá trình trồng mía của các nông hộ trong thời gian tới?


2


1.4 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất ở ĐBSCL, năm 2013
diện tích khoảng 14.260 ha. Mía đƣợc trồng hầu hết các huyện của tỉnh nhƣ
huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh và huyện Phụng Hiệp.
Do điều kiện thời gian và mức tài chính có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài đƣợc tác giả chọn chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp vì đây là huyện có diện tích
mía lớn của tỉnh, năm 2013 diện tích mía huyện Phụng Hiệp là 9.554 ha chiếm
khoảng 67%. Vì vậy nên có tính đại diện cao cho mẫu. Trong huyện Phụng
Hiệp lấy 3 xã làm đại diện đó là xã Hiệp Hƣng, xã Tân Phƣớc Hƣng và xã
Phƣơng Bình.
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tập trung nghiên cứu ở các nông hộ trồng mía tại
xã Hiệp Hƣng, xã Tân Phƣớc Hƣng và xã Phƣơng Bình huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang. Do các địa bàn này có diện tích trồng mía lớn vị trí thuận lợi
cho việc nghiên cứu và xin số liệu.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong giới hạn học kỳ 1 năm học 2014–2015 và
trong kế hoạch từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014.
Số liệu thứ cấp đƣợc thống kê từ năm 2011-2013. Thông qua phòng nông
nghiệp và niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp năm 2013.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ niên vụ mía 2013-2014. Bằng cách
phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đã soạn trƣớc đối với các nông hộ
trồng mía tại địa bàn nghiên cứu năm 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng mía tại xã Hiệp Hƣng, xã
Tân Phƣớc Hƣng và xã Phƣơng Bình thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu

Giang.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về nông hộ và kinh tế hộ
- Định nghĩa về nông hộ: “nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp,
tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động
của gia đình để sản xuất, thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng
chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng và xu hƣớng hoạt
động với mức độ không hoàng hảo cao”. (Nguồn: Frank Ellis, 1993)
- Nông hộ: Là những ngƣời nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ
nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp nhiều ghề sử dụng lao
động và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Ngoài ra họ còn có các
hoạt động phụ khác để tăng thu nhập.
- Kinh tế hộ: Là hoạt động kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất sử
dụng chủ yếu là nguồn lực lao động gia đình với mục đích là đáp ứng nhu cầu
của hộ gia đình. Tuy nhiên cũng có sản xuất ra để trao đổi nhƣng ở mức độ
hạn chế.
2.1.2 Khái niệm về sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi (inputs) để
tạo thành các yếu tố đầu ra, một sản phẩm và dịch vụ nào đó (outputs).
(Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, 2008)
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ khác. Trong quá trình sản xuất mía thì yếu tố đầu vào bao gồm:
giống, thuốc nông dƣợc, phân bón, máy móc thiết bị…
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa dịch vụ đƣợc tạo ra từ quá trình sản

xuất, thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng sản lƣợng. Trong sản xuất mía thì sản lƣợng
đầu ra là toàn bộ sản lƣợng mía đƣợc thu hoạch trong năm.
Hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá
trình sản xuất. Thông thƣờng đƣợc viết dƣới dạng:
Y = f (x1, x2, x3, x4,…..xn)
Trong đó: Y là sản lƣợng đầu ra và x i = (1, 2, 3, 4,….n) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất đƣợc giả định là dƣơng, liên tục và các yếu
tố đầu vào đƣợc xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi sản lƣợng.

4


Hàm sản xuất cho biết mức sản lƣợng tối đa đƣợc tạo ra ứng với mỗi
phƣơng án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trƣớc. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố đƣợc nông dân sử dụng một lƣợng cố định
và nó không ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất nhƣ: chi phí máy tƣới, chi phí
máy bơm nƣớc, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hƣởng trực
tiếp đến năng suất nhƣ: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dƣợc,…)
2.1.3 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả
2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ
đợi và hƣớng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
2.1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra số lƣợng sản phẩm nhất định xuất phát từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc xem là
một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì
trƣớc hết phải đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật. Trong trƣờng hợp tối đa hóa lợi

nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lƣợng tối đa tƣơng ứng
với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để
chỉ sự kết hợp tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lƣợng nhất
định.
2.1.4 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
- Khái niệm chi phí (CP)
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lƣợng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
+ Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.
5


+ Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lƣợng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
- Khái niệm về doanh thu (DT)
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu đƣợc do tiêu thụ sản
phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận đƣợc sau khi bán sản phẩm. Hay
nói cách khác doanh thu chính bằng sản lƣợng mía khi tiêu thụ nhân với giá
bán.
Doanh thu = Sản lƣợng x Đơn giá
- Lợi nhuận (LN)

Trong kinh tế học lợi nhận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội.
LN = tổng DT – tổng CP (bao gồm chi phí lao động gia đình)
-Thu nhập (TN)
Là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra.
Thu nhập = LN + chi phí lao động gia đình
Lao động gia đình (LĐGĐ) là số ngày công lao động mà ngƣời trực tiếp
sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. LĐGĐ đƣợc tính bằng đơn
vị ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính là 8 giờ lao động).
2.1.5 Các biến đầu vào và đầu ra
2.1.5.1 Những biến đầu vào
- Các yếu tố về mặt kỹ thuật
+ Phân bón: Chỉ lƣợng phân bón đƣợc sử dụng bao gồm: đạm, lân, kali
và đƣợc thể hiện theo đơn vị kg/1.000m2.
+ Thuốc nông dƣợc: Dùng để chỉ tổng hợp các loại thuốc diệt côn trùng,
thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và dƣỡng cây có thể là thuốc nƣớc
hoặc bột, đƣợc thể hiện qua đơn vị là lit hoặc kg/1.000m2.
+ Giống mía: Chỉ các loại giống mía khác nhau đƣợc nông hộ sử dụng
gieo trồng.
+ Lƣợng giống: Để chỉ tổng số lƣợng mía giống đƣợc sử dụng trên một
đơn vị diện tích canh tác.
+ Quy mô đất: Chỉ tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ đang sở
hữu.
6


+ Diện tích trồng mía: Là phần diện tích đất mà nông hộ trích ra để sản
xuất và canh tác mía.
- Các yếu tố xã hội:
+ Nhân khẩu: Chỉ số thành viên đang sinh hoạt chung trong gia đình.

+ Độ tuổi: Để chỉ tuổi của chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình,
trong hay ngoài độ tuổi lao động, đƣợc tính theo năm.
+ Trình độ học vấn: Để chỉ trình độ học vấn của chủ hộ trong gia đình
tham gia trồng mía về việc hoàng thành các lớp học, đƣợc tính bằng số năm
theo lớp học.
+ Kinh nghiệm sản xuất: Để chỉ ra số năm kinh nghiệm của chủ hộ trong
việc canh tác mía, đƣợc tính bằng số năm.
- Các yếu tố kinh tế:
+ Vốn: Để chỉ tổng đầu tƣ đƣới dạng tiền hoặc hiện vật, sức lao động
(lao động gia đình hoặc lao động thuê) trong quá trình thực hiện mô hình trồng
mía, đƣợc thể hiện dƣới dạng tiền (đồng) và ngày công (8 giờ/ngày).
+ Lao động: Là số ngƣời tham gia vào các hoạt động trong quá trình thực
hiện mô hình sản xuất mía, ngày công lao động 8 giờ/ngày.
+ Lao động gia đình: Chỉ nguồn nhân lực là các thành viên trong gia đình
của nông hộ có tham gia vào việc canh tác mía, đƣợc tính bằng ngày công.
+ Lao động thuê: Là lao động (nam hoặc nữ) đi làm thuê trong mô hình
canh tác mía thể hiện theo ngày công và đƣợc trả công bằng tiền mặt theo thỏa
thuận với những công việc khác nhau.
2.1.5.2 Những biến đầu ra
- Sản lượng mía: Chỉ đầu ra của mía trên một đơn vị trung bình, thể hiện
bằng tấn/ha.
- Năng suất mía: Để chỉ sản lƣợng mía trên một đơn vị trung bình, thể
hiện bằng kg/1000m2.
2.2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số đƣợc tính bằng cách lấy tổng
doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này nhằm phản ánh một đồng chi phí
đầu tƣ thì nông hộ sẽ thu đƣợc bao nhiều đồng doanh thu. Nếu DT/CP < 1 thì
ứng với nông hộ sẻ bị thua lỗ, nếu DT/CP = 1 thì nông hộ sẽ hòa vốn, còn
DT/CP > 1 thì nông hộ sẽ có lời.


7


Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ số đƣợc tính bằng cách lấy lợi
nhuận chia cho tổng chi phí. Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì
nông hộ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dƣơng thì
ngƣời sản xuất có lời, cho thấy nông hộ sử dụng lao động hiệu quả.
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): chỉ số này đƣợc tính bằng cách lấy tổng
thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí nông hộ
bỏ ra sẽ thu lại đƣợc bấy nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập trên chi phí chưa có LĐGĐ (TN/CP chưa có LĐGĐ): là tỷ số
đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chƣa có LĐGĐ. Tỷ số này
thể hiện một đồng chi phí bỏ ra (chƣa có LĐGĐ) sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu
đồng thu nhập. Chỉ số này càng lớn càng cho thấy nông hộ hoạt động sản xuất
có hiệu quả.
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): chỉ số này đƣợc tính bằng cách lấy
lợi nhuận chia cho doanh thu. Tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu
có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại đƣợc bao nhiêu phần
trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là tại xã Hiệp Hƣng, xã Tân Phƣớc Hƣng
và xã Phƣơng Bình thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Vì đây là địa
bàn tập trung rất nhiều nông hộ trồng mía của huyện và nằm vị trí san sát nhau
có đƣờng giao thông thuận lợi cho việc thu thập số liệu.
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập chủ yếu từ hai nguồn số liệu là sơ cấp và thứ cấp.
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp của đề tài đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 70
hộ nông dân trồng mía của 3 xã: xã Hiệp Hƣng, xã Tân Phƣớc Hƣng và xã

Phƣơng Bình của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vì đây là địa bàn trồng
mía tập trung và có diện tích lớn thuận tiện cho việc đi thu thập số liệu và có
tính đại diện cao. Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, để lấy ý kiến từ các hộ
nông dân để thu thập thông tin chung về vùng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, dựa vào tiêu chí là diện tích canh tác.

8


Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra tại 3 xã quan sát của huyện Phụng Hiệp


Số nông hộ phỏng vấn

Hiệp Hƣng

25

Tân Phƣớc Hƣng

29

Phƣơng Bình

16

Tổng số

70


Nguồn: Kết quả điều tra 70 hộ, 2014

2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản
xuất mía của các nông hộ: Số liệu về kinh tế, dân số, xã hội đƣợc thu thập từ
niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang trong 3 năm (20112013); còn số liệu về diện tích, năng suất sản lƣợng đƣợc thu thập từ phòng
Nông Nghiệp huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2013, còn lại các số liệu
có liên quan khác đƣợc thu thập từ tổng cục thống kê, mạng internet, và tham
khảo cái bài báo, tạp chí, luận văn có liên quan.
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc điều chỉnh
và nhập vào phần mềm Excel, và đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS: dùng để
thống kê các thông tin chung về nông hộ và Stata: dùng để chạy mô hình các
yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và ƣớc lƣợng mức hiệu quả kỹ thuật. Kết quả
sau khi xử lý sẽ kết luận đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ
thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất mía.
2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả khái quát thực trạng sản
xuất mía tại địa bàn nghiên cứu nhƣ về năng suất, sản lƣợng, diện tích,…
nhằm đánh giá chính xác sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích nhƣ: độ
tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, nhân khẩu, lao động,…
Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích, kết luận và trình bày kết quả nghiên cứu.
2.3.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối tuyệt đối
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc dùng trong phân tích
hoạt động kinh tế. Phƣơng pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều
kiện cũng nhƣ tính chất để xem xét các hiện tƣợng kinh tế. Ta có các phƣơng
pháp so sánh sau:
9



- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: số tuyệt đối là một trong những số
liệu biểu diễn quy mô, khối lƣợng hay là giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó
trong một thời gian nhất định và địa điểm cụ thể. Có hai loại số tuyệt đối là số
tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm. Điều kiện để các số tuyệt đối có thể
so sánh với nhau là các số tuyệt đối phải cùng đơn vị tính, cùng một phƣơng
pháp tính toán, cùng nội dung phản ánh và cùng một khoảng thời gian nhất
định.
So sánh số tuyệt đối: là lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi giá trị
tuyệt đối của năm trƣớc để thấy sự chênh lệch.
Công thức: ΔY = Y1 – Y0
Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
ΔY: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của
các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế để đƣa ra biện pháp khắc phục.
So sánh số tương đối: là lấy giá trị tƣơng đối của năm sau trừ đi giá trị
tƣơng đối của năm trƣớc đó, đƣợc tính bằng công thức:
Y1 - Y0
ΔY =

X 100%
Y0

Y1: Chỉ tiêu năm sau.
Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc.
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động ở các mức độ chỉ
tiêu kinh tế. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh

tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục hiệu quả.
- Phương pháp so sánh bằng số bình quân: số bình quân là một chỉ số thể
hiện giá trị trung bình về mặt lƣợng của một đơn vị nào đó, bằng cách san bằng
các trị số trong đơn vị đo cho nhau để nhằm phản ánh một cách khái quát về
tình hình của một đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định.

10


2.3.3.3 Phương pháp tần số
Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm thống kê các dữ liệu có cùng
thuộc tính, đặc điểm hay tính chất. Kết quả phân tích tần số đƣợc thể hiện dƣới
dạng bảng tần số, bảng này trình bày tất cả các biến số thƣờng nhiên về định
tính hơn định lƣợng.
Việc xác định tần số của một thuộc tính nào đó chúng ta dựa vào quan
sát các đối tƣợng rơi vào thuộc tính đó và gom những quan sát đó thành một
nhóm, để từ đó có cái nhìn tổng quan về các đối tƣợng và cho thấy mức độ tập
trung của các giá trị đó.
2.3.3.4 Các biến đưa vào để phân tích mục tiêu 3
Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào, dựa vào
các biến đầu vào nhƣ lƣợng phân đạm, lân, kali, lƣợng giống, tập huấn, ngày
công, kinh nghiệm và chi phí thuốc nông dƣợc để nhằm phân tích hiệu quả kỹ
thuật mà nông hộ trồng mía ở địa bàn nghiên cứu sử dụng cho việc sản xuất
mía. Ta thiết lập hàm Cobb–Douglas có dạng sau:
lnYi = β0 + β1lnNi + β2lnPi+ β3lnKi + β4lnGi + β5lnTi + β6lnFi + β7THi +
β8lnKNi + ui
Trong đó Yi là biến phụ thuộc.
Biến phụ thuộc Yi: năng suất mía của nông hộ thứ i đƣợc tính bằng
(kg/1.000m2).

β0: là hệ số đƣợc ƣớc lƣợng trong mô hình (k=0, 1, 2,…,8)
Ui: sai số chuẩn
+ Ni: lƣợng phân đạm (N) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2.
+ Pi: lƣợng phân lân (P) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2.
+ Ki: lƣợng phân kali (K) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2.
+ Gi: Lƣợng giống tiêu tốn trên diện tích đất canh tác cho 1000m2, đơn vị
tính là kg/1000m2. Yếu tố này phản ánh ảnh hƣởng của mật độ gieo trồng mía.
+ Ti: Chi phí thuốc nông dƣợc tính bằng tổng chi phí cho các loại thuốc
cỏ, thuốc sâu, thuốc dƣỡng. Đơn vị tính là 1.000đ/1.000m2. Do thực tế lƣợng
chất các loại thuốc nông dân sử dụng quá nhiều loại khác nhau và đơn vị tính
nồng độ nguyên chất của chúng là không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam,
11


thuốc nƣớc tính bằng ml). Chính vì thế việc đƣa nồng độ nguyên chất của các
loại thuốc nông dƣợc là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc nông
dƣợc có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tƣơng đồng giữa các
nông hộ.
+ Fi: là số ngày công lao động tham gia sản xuất trong một vụ. Chủ yếu
tham gia hầu hết trong các khâu trong sản xuất nhƣ: làm đất, trồng mía, bón
phân, phun thuốc, tƣới tiêu, chăm sóc… Lao động đƣợc tính bằng số ngày lao
động/1.000m2.
+ THi: biến giả nhận giá trị là 1 khi có tham gia tập huấn, nhận giá trị 0
khi không tham gia tập huấn.
+ KNi: là số năm nông hộ tham gia trồng mía (số năm).
Phƣơng pháp “ƣớc lƣợng khả năng cao nhất” (MLE) đƣợc áp dụng để ƣớc
lƣợng các tham số của mô hình biên ngẫu nhiên. Kết quả ƣớc lƣợng cũng cho thấy

mức hiệu quả kỹ thuật của từng nông hộ. Dựa trên mức hiệu quả kỹ thuật của
từng nông hộ tìm ra mức năng suất thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật cho từng
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
2.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có lƣợc khảo một số tài liệu liên
quan nhằm kế thừa phát huy những phƣơng pháp nghiên cứu có ích và có liên
quan đến đề tài nghiên cứu của mình để nhằm giúp cho đề tài phong phú và
hoàn thiện hơn. Tôi đã tham khảo một số đề tài của các tác giả nhƣ:
Nguyễn Hữu Đặng (2012). “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011”. Trong bài tác giả đã sử dụng hàm
Cobb – Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật (technical inefficiency
model) đƣợc sử dụng để phân tích bằng chƣơng trình FRONTIER 4.1. Phƣơng
pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên phân tầng theo diện tích đất bình quân hộ trồng
lúa vùng điều tra khoảng (0,6 ha). Theo đó, 50% số quan sát đƣợc điều tra
ngẫu nhiên từ các nông hộ có diện tích đất canh tác trên 0,6 ha còn các hộ còn
lại đƣợc điều tra từ diện tích dƣới 0,6 ha. Số liệu điều tra trực tiếp bằng bảng
câu hỏi bao gồm về các thông tin sử dụng số lƣợng các yếu tố đầu đầu vào
trong sản xuất nhƣ: giống, phân bón, thuốc nông dƣợc, lao động và năng suất,
sản lƣợng đầu ra của nông hộ. Số liệu đƣợc kiểm tra và đƣợc tác giả loại bỏ
các quan sát bất thƣờng và hiện tƣợng đa cộng tuyến trƣớc khi đƣa vào phân
tích. Trong nghiên cứu này tác giả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật bằng phƣơng
pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu

12


quả sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008–2011
là 88,96%. Với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lƣợng
của nông hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 11,04%. Các yếu tố đầu vào

đƣợc sử dụng nhƣ: Đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lƣợng
phân đạm, tăng phân lân đã góp phần tích cực vào việc tăng sản lƣợng lúa.
Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã
góp phần tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ. Ngƣợc lại,
thâm niên kinh nghiệm của nông hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế
khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Phạm Lê Thông (2010). “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và
thương hiệu lúa gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong bài này tác giả
đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả các biến và xem sự biến
động của các biến trong mô hình. Phƣơng pháp sử dụng hàm sản xuất, lợi
nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas để thấy đƣợc sự tác động của các yếu tố
đầu vào nhƣ : giá giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động thuê
và lao động gia đình, tập huấn. Trong đó biến tập huấn ảnh hƣởng đến năng
suất và lợi nhuận là nhiều nhất và từ đó thấy đƣợc mô hình đạt đƣợc hiệu quả
kinh tế là 72% và hiệu quả kỹ thuật là 85%. Bên cạnh đó còn thấy đƣợc khoản
thất thoát về năng suất trung bình là khoảng 1,23 tấn/ha và khoản lợi nhuận
trung bình là khoảng 3,2 triệu đồng/ha ảnh hƣởng khá cao trong mô hình
thông qua hiệu quả kỹ thuật.
Phạm Lê Thông (2010). “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất
lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Mục tiêu chung của đề tài là phân tích
hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa và tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Đông xuân là vụ có
điều kiện canh tác thuận lợi nhất nên các nông hộ có thu nhập trung bình cao
nhất, gần 20 triệu đồng/ha và hầu hết nông hộ đều thu đƣợc lợi nhuận. Trong
khi đó, ở các vụ Hè Thu và Thu Đông, mức thu nhập trung bình thấp hơn, lần
lƣợt là 7,7 triệu và 6,3 triêu đồng/ha. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa
là ở vụ Đông Xuân: giống, thuốc nông dƣợc và lao động thuê và tham gia tập
huấn các hệ số đều dƣơng chứng tỏ khi tăng các yếu tố đầu vào này thì năng
suất có thể tăng thêm. Ở mùa vụ Hè Thu và Thu Đông thì thuốc nông dƣợc và
tham gia tập huấn có ý nghĩa và hệ số dƣơng, tuy nhiên lao động gia đình có ý

nghĩa thống kê nhƣng hệ số âm.
Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014). “Phân tích hiệu quả kinh
tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài nghiên cứu
dựa trên số liệu thu thập từ 120 nông hộ trồng sen của tỉnh Đồng Tháp, thông
qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn và các nông hộ đƣợc chọn bằng phƣơng pháp
13


chọn mẫu ngẫu nhiên. Tác giả đã ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật của nông hộ
trồng sen bằng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas, ứng dụng
các biến để phân tích hiệu quả kỹ thuật nhƣ: lƣợng phân đạm, phân lân, phân
kali đều đƣợc tính bằng hàm lƣợng nguyên chất, lƣợng giống, chi phí thuốc
nông dƣợc, chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình. Kết quả hàm
sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sen là
lƣợng giống, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động
gia đình. Mức hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc ở vụ 1 là 86,81% và ở vụ 2 là
85,33%.
Trần Thị Thảo (2011). “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc trồng
mía ở thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang”. Mục tiêu chung của đề tài đƣợc ƣớc
lƣợng thông qua phƣơng pháp OLS và MLE có 4 yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến
năng suất mía đó là phân đạm, lân, kali và lao động gia đình mà nông hộ đã sử
dụng. Qua kết quả cũng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông
hộ đạt đƣợc là 92,46% mức hiệu quả kỹ thuật khá cao tuy nhiên để đạt đƣợc
tối ƣu thì phải cần phát huy thêm 7,54%. Thông qua phân tích các khoản mục
chi phí – lợi nhuận đề tài cũng đƣa ra mức tỷ suất lợi nhuận là 0,722.

14


CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG
Thực hiện nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của
Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam và nghị quyết số 05/2004/NĐ-CP ngày
02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ đƣợc chia tách thành hai
đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu
Giang.
Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với 6
đơn vị hành chính là Thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành
A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Đến tháng 9/2005, thực hiện nghị quyết
số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp đƣợc chia tách thành 2
đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và Thị xã Tân Hiệp (nay là Thị xã Ngã
Bảy).
3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN PHỤNG
HIỆP
3.2.1 Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 48.528,11 ha, chiếm 30,3% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh , tổng dân số 193.704 ngƣời (chiếm 26,3% dân số toàn tỉnh).
Mật độ dân số bình quân 400 ngƣời/km2 là một trong những huyện có mật độ
dân số thấp nhất của tỉnh (bằng huyện Vị Thủy, cao hơn huyện Long Mỹ).
Huyện Phụng Hiệp có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc
gồm: thị trấn Cây Dƣơng, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, xã Phụng
Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hƣng, Tân Phƣớc
Hƣng, Hòa Mỹ, Phƣơng Bình, Phƣơng Phú, Tân Long và Bình Thành.
Trên địa bàn huyện có 8 trục giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ
61, đƣờng tỉnh 925, đƣờng tỉnh 92, đƣờng tỉnh 927B, đƣờng tỉnh 928, đƣờng
tỉnh 928B và đƣờng tỉnh 929. Với vị trí địa lý nhƣ trên cho thấy huyện Phụng
Hiệp có rất nhiều thuận lợi nhƣ:
Có vị thế nằm gần sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy
mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh

tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vị trí kế cận với thị xã Ngã Bảy, trung tâm động lực phát triển kinh tế xã hội vùng Đông – Bắc của tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra huyện Phụng Hiệp còn
nằm gần thành phố Cần Thơ, lại có nhiều trục giao thông chính chạy qua, nhất
15


×