Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
HỘ NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CÙ LAO DUNG
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 8 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

NGUYỄN THỊ DUYÊN
MSSV: 4114671

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
HỘ NÔNG DÂN TRỒNG MÍA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CÙ LAO DUNG
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN DUYỆT

Tháng 8 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập diễn ra gần bốn năm, dưới sự giúp đỡ tận tình
của quí thầy (cô) khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
em chân thành biết ơn.
Đầu tiên em xin cảm ơn thầy Phạm Lê Thông cố vấn học tập của em gần
bốn năm liền, luôn luôn giúp đỡ, hướng dẫn, dạy bảo em tận tình. Cảm ơn
thầy Nguyễn Văn Duyệt đã sẳn sàng nhiệt tình hướng dẫn, cho ý kiến để em
có thể hoàn thành tốt luận văn trong học kỳ này. Và còn có tất cả thầy, cô bộ
môn khoa đã giảng dạy em trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn tới các anh, chị ở phòng nông nghiệp huyện
Cù Lao Dung đã hướng dẫn, giúp đỡ em hết mình để em có được những tài
liệu nghiên cứu góp phần quan trọng để em hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ba, mẹ người luôn tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa đại học ngày hôm nay và sự
giúp đỡ của các bạn học lớp kinh tế nông nghiệp khóa 37 trong học tập cũng
như kì làm luận văn lần này.
Kính chúc sức khỏe, thành công tới quí thầy cô, gia đình và bạn bè của em!

Cần thơ, ngày..... tháng.... năm
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Duyên

i


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Duyên

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần thơ, ngày....tháng....năm
Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Duyệt

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần thơ, ngày....tháng....năm
Giảng viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3

1.4.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5 Lược khảo tài liệu ............................................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 5
2.1 Phương pháp luận . ............................................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) ...................................5
2.1.2 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ ....................................................................5
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất ............................................................................. 6
2.1.4 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ....................................................................7
2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính .................................................................................. 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 10
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................... 14
3.1.Giới thiệu khái quát về huyện Cù Lao Dung ..................................................... 14
3.1.1 Vị trí địa lí................................................................................................ 14
3.1.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 14
3.2 Tình hình phát triển nông nghiệp huyện Cù Lao Dung...................................... 16
3.2.1 Trồng trọt ................................................................................................. 16
3.2.2 Chăn nuôi ................................................................................................. 18
3.2.3 Thủy sản .................................................................................................. 19
3.3 Tình hình sản xuất mía huyện Cù Lao Dung ..................................................... 19
v


3.3.1 Giới thiệu khái quát về cây mía ................................................................ 19
3.3.2 Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc ........................................................ 20
3.2.3 Tình hình sản xuất mía huyện Cù Lao Dung ............................................. 21
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ SẢN XUẤT
MÍA CỦA HUYỆN CÙ LAO DUNG .................................................................... 23

4.1 Thông tin về hộ sản xuất mía ............................................................................ 23
4.1.1 Đặc điểm nông hộ .................................................................................... 23
4.2 Phân tích chi phí lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của các hộ nông dân
trồng mía của huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng ................................................. 30
4.2.1 Phân tích chi phí....................................................................................... 30
4.2.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận cỏa nông hộ trồng mía ở huyện Cù
Lao Dung tỉnh Sóc Trăng ...................................................................................... 34
4.3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng của của huyện Cù Lao
Dung ...................................................................................................................... 36
4.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật....................................................................... 36
4.3.2 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật .................................................................... 38
4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật ....................................................... 41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .............................................................. 42
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 42
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 42
5.2.1 Đối với nông hộ ...................................................................................... 42
5.2.2 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương .......................................... 43
5.2.3 Đối với tổ chức khuyến nông ................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 46
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 52

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân phối số quan sát theo địa bàn nghiên cứu ....................................... 10
Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên........................... 12
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Cù Lao Dung năm 2012 ......................... 16

Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng các loại hoa màu, lương thực thực phẩm từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 16
Bảng 3.3: Số lượng đàn chăn nuôi ở huyện Cù Lao Dung từ năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014 ............................................................................................... 18
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất mía từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .................. 20
Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm chung của nông hộ trồng mía ........................................ 22
Bảng 4.2 Giới tính và dân tộc của chủ hộ ............................................................... 22
Bảng 4.3: Nguồn nhân lực của nông hộ trồng mía huyện Cù Lao Dung .................. 24
Bảng 4.4: Thực trạng vay vốn của các nông hộ trồng mía....................................... 25
Bảng 4.5: Tình hình tham gia tập huấn ................................................................... 26
Bảng 4.6 Tình hình tham gia hội, đoàn thể của chủ hộ............................................ 27
Bảng 4.7: Giống mía của các nông hộ .................................................................... 27
Bảng 4.8: Lý do chọn giống ................................................................................... 27
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất mía trung bình của hộ trên 1000m2 ............................... 30
Bảng 4.10: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông hộ trồng mía ............................ 32
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tài chính trong vụ thu hoạch mía ....................................... 34
Bảng 4.12: Thống kê mô tả các biến số trong hàm sản xuất .................................... 34
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng hàm sản xuất .......................................................... 35
Bảng 4.14: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật .......................................................... 37
Bảng 4.15: Phân phối năng suất bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật .................. 37

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ ................................................ 23
Hình 4.2: Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ ...................................................... 23
Hình 4.3: Cơ cấu quy mô sản xuất ......................................................................... 24
Hình 4.4: Cơ cấu nguồn vay vốn của nông hộ ........................................................ 26

Hình 4.5: Cơ cấu nguồn gốc giống ......................................................................... 28
Hình 4.6: Cơ cấu sản xuất mía................................................................................ 30
Hình 4.7: Cơ cấu chi phí của các loại phân ............................................................. 31

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NN & PTNN: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
OLS (Ordinary least squares) : Phương pháp bình phương bé nhất
MLE (Maximum likehood estimation) : Phương pháp thích hợp cực đại
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LĐGĐ: Lao động gia đình
KH: Kế hoạch

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ
ĐBSCL được biết đến ngoài là vựa lúa và vựa trái cây lớn nhất cả nước
còn là khu vực trồng mía nhiều nhất nước ta do điều kiện tự nhiên, mạng lưới
sông ngòi phát triển và thổ nhưỡng phù hợp. Theo Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì diện tích mía của khu vực ĐBSCL niên vụ 2012–2013 vừa
qua là hơn 60 nghìn ha chiếm khoảng 20,2% diện tích mía cả nước. Giống mía
trồng tại Việt Nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài. Tuy nhiên do
chế độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt
được so với tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại. Sóc Trăng là một

trong những tỉnh có diện tích trồng mía cao nhất nước. Ngoài lúa và cây ăn
trái thì mía cũng luôn là cây trồng chủ lực của tỉnh. Theo Sở nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng niên vụ mía năm 20122013 vừa qua thì
diện tích mía toàn tỉnh đạt 13.381 ha. Trong đó, huyện Cù lao dung có diện
tích 7.956 ha chiếm 59,9%, huyện Mỹ Tú diện tích 2.700 ha chiếm 20,33%,
huyện Long Phú diện tích 635ha chiếm 4.78%, chỉ sau tỉnh Hậu Giang 14.200
ha và Long An 13.600 ha (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn niên vụ
mía năm 2012-2013).
Nông dân trồng mía tập trung nhiều nhất ở hai huyện Mỹ Tú và huyện
Cù Lao Dung. Điển hình ngay tại Cù Lao Dung có diện tích trồng mía nguyên
liệu nhiều nhất ở ĐBSCL gần 8.000 ha. Nhưng tình trạng của hộ nông dân
trồng mía ở đây đang khá bất ổn, theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thì xu hướng trong thời gian tới diện tích gieo trồng mía sẽ giảm không chỉ ở
riêng tỉnh sóc trăng mà còn ở các tỉnh lân cận với sản lượng mía cao như Hậu
Giang, Trà Vinh cũng sẽ giảm tỉ lệ trồng mía sang các mô hình trồng trọt khác.
Đa phần, người dân chuyển sang nuôi tôm hoặc trồng màu. Việc bỏ mía đang
tăng đột biến, khiến việc giữ vùng mía nguyên liệu càng trở nên khó khăn hơn.
Tình hình sản xuất của huyện tìm ẩn nhiều bất cập như: vùng nguyên liệu chưa
được đầu tư đúng mức, hình thức thu mua mía chủ yếu chỉ dựa vào thương lái
kém hiệu quả do bị ép giá thường xuyên, giá cả trên thị trường biến động phức
tạp nông dân khó nắm bắt cũng như rất khó tiếp cận khoa học công nghệ do
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn đầu tư, sự liên kết giữa doanh nghiệp,
thương lái và nông dân còn chưa chặt chẽ, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau trong
đánh giá trữ lượng đường, chất lượng giống mía ngày càng giảm sút, xuất hiện
nhiều loại dịch bệnh, sâu hại khó kiểm soát do hoạt động sản suất mía đều
mang tính thời vụ đã làm hạn chế sự phát triển diện tích mía ổn định của tỉnh
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và sản xuất kinh doanh của các nhà máy
đường.
Để làm tăng năng suất cũng như kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lí sẽ
góp một phần quan trọng tối đa hóa năng xuất và cắt giảm chi phí cho nông

dân. Chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra các nhân tố làm ảnh hưởng
đến năng xuất trồng mía hiện tại, từ đó khắc phục một phần khó khăn cho
nông dân của huyện hiện nay. Từ những lý do nêu trên nên em đã quyết định
1


chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng mía trên
địa bàn huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng” nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất mía, từ đó đề ra các giải pháp thiết
thực góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Bài nghiên cứu nhằm ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của nông hộ trồng mía trên địa bàn huyện Cù Lao Dung từ
đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao năng suất để tăng thu nhập cho hộ
nông dân trồng mía hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất mía hiện tại
của huyện Cù Lao Dung
 Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng mía
 Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả kỹ
thuật của hộ nông dân từ đó góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Thực trạng sản xuất mía hiện nay của huyện Cù Lao Dung như thế nào?
 Các hộ trồng mía có đạt được hiệu quả kỹ thuật hay không?
 Các biện pháp thiết thực nào nhằm làm tăng hiệu quả kỹ thuật cũng như
thu nhập cho nông hộ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
Sóc Trăng là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn tại

ĐBSCL, gần 13.000 ha niên vụ 20122013 vừa qua. Sự phân bố diện tích
trồng mía của huyện hầu hết đều tập trung ở tất cả các huyện. Do điều kiện về
thời gian và tài chính nên số liệu sẽ được tác giả thu thập tại một số xã có diện
tích trồng mía cao của huyện Cù Lao Dung là: An Thạnh Đông, An Thạnh Nhì
và Đại Ân 1.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng mía tại địa bàn
huyện Cù Lao Dung, điển hình là ở 3 xã An Thạnh Đông, An Thạnh Nhì và
Đại Ân 1.
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Các thông tin được tác giả thu thập từ các nông hộ trồng mía, những
thông tin này được thu thập từ niên vụ mía năm 2013- 2014. Ngoài ra, tác giả
còn thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp
chung của huyện trong năm gần nhất (2011 - 6 tháng đầu năm 2014).

2


1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Hữu Đặng (2012) “Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai
đoạn 2008-2011”. Tác giả ước lược hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp tham
số thông qua hàm sản xuất biên Cobb –Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả
kỹ thuật. Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố đầu vào tác động đến hiệu quả kỹ
thuât, ngoài ra tác giả còn đưa các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho
thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên
cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96%, hiệu quả kỹ thuật ở năm
2011 thấp hơn hiệu quả kỹ thuật năm 2008. Tăng trưởng sản lượng của hộ
trong giai đoạn 2008-2011 là do đóng góp của các yếu tố đầu vào như đất đai,
lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân.

Ngoài ra còn có hiệu quả kỹ thuật đóng góp vào trong việc tăng trưởng sản
lượng. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu
tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Phạm Lê Thông (2010) “ So sánh hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu
và Thu Đông ở Đồng bằng song Cửu Long”. Trong bài nghiên cứu tác giả sử
dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả kỹ
thuật của hai mô hình. Mức hiệu quả kỹ thuật đạt được trong hai vụ lúa lần
lượt là 78% và 78,5%. Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất
thoát khoảng 1,2 tấn lúa/ha trong cả hai vụ. Kết quả này cho thấy tiềm năng
lớn để nông dân cải thiện năng suất của mình nếu cải thiện kỹ thuật. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ
giúp cải thiện đáng kể năng suất và hiệu quả đạt được.
Quan Minh Nhựt (2006) “ Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình độc
canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới – An Giang năm
2004 – 2005”. Trong nghiên cứu tác chủ yếu sử dụng hàm khoảng cách nhân
tố đầu vào biên (SFIDF) dạng hàm Cobb-Douglas, trong ước lượng hiệu quả
kỹ thuật đối với hộ sản xuất theo mô hình Lúa-Lúa-Lúa và mô hình Lúa-Đậu
nành-Lúa. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa
độc canh biến động từ 0,788 đến 0,999, có hai biến ảnh hưởng đến mô hình
lúa độc canh là lao động thuê (R_Labor) và máy móc (Machine). Đối với sản
xuất luân canh, hiệu quả kỹ thuật dao động từ 0,467 đến 0,999, cũng có hai
yếu tố ảnh hưởng đó là lao động thuê (R_Labor) và giống (Seed). Qua đó cho
ta thấy, hộ sản xuất lúa độc canh đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn hộ sản xuất
theo mô hình luân canh. Kết quả này là cơ sở quan trọng cho chúng ta đánh
giá và lựa chọn mô hình phù hợp cũng như giúp cho các cơ quan chính phủ
tham khảo trong thực thi các chính sách chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
Nguyễn Thị Luông (2009) “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa thu
đông ở thành phố Cần Thơ”. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS và
phương pháp khả năng cực đại MLE để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
năng xuất như: phân bón, lượng Đạm và Kali có tác động mạnh tới sản lượng

đầu ra của nông hộ, thuốc bảo vệ thực vật, diện tích trồng lúa của hộ. Hiệu quả
3


kỹ thuật của nông hộ đạt khoảng 52,04%. Khoảng cách giữa nông hộ có hiệu
quả kỹ thuật cao nhất và nông hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất chênh lệch
quá cao 97,75% cho thấy sự hạn chế về kỹ thuật trồng lúa của nông dân ở Cần
Thơ.
Trần Trúc Linh (2010) “So sánh hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ
trồng lúa vụ hè thu và thu đông ở ĐBSCL”. Trong nghiên cứu tác giả đã sử
dụng hai phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) và phương
pháp cực đại hóa khả năng (MLE) để so sánh năng suất của hai vụ lúa Hè Thu
và Thu Đông. Năng suất đạt được ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông và vụ
Hè Thu có diện tích trồng lúa cao hơn nên chiếm sản lượng cao hơn Thu
Đông. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hai vụ là: ngày công lao
động gia đình, lượng phân bón, thuốc nông dược, giống… Kết quả phân phối
mức hiệu quả kỹ thuật khá cao trung bình đạt 78,39%, nông hộ đạt cao nhất
chiếm 94,90%.Hiệu quả kỹ thuật của hai vụ Hè Thu và Thu Đông là tương
đương nhau lần lượt là: 78,35% và 78,45%.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)
Theo Farell (1957) thì hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng
đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng
đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước ứng với một trình độ công nghệ

nhất định.
2.1.2 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ
2.1.2.1 Khái niệm về hộ
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) “ Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết thống và những làm ăn chung”.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất,
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống
kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều
sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhều hơn vào hệ thống kinh tế rộng
lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa
đối với hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.
2.1.2.2 Khái niệm nguồn lực của nông hộ
Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người. Chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ
tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả
trong sản xuất.
2.1.2.3 Khái niệm về kinh tế hộ
Ellis (1998) định nghĩa về kinh tế nông hộ như sau: “Kinh tế hộ nông
dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai,
sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình. Sản xuất của hộ thường nằm trong
hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt
động của thị trường”.
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Yếu tố đầu vào bao gồm các
yếu tố cố định và các yếu tố biến đổi. Yếu tố cố định là những yếu tố được

nông dân sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất. Ví dụ như: chi phí sử dụng máy bơm, máy cắt cỏ, máy suốt, các
loại chi phí thu hoạch khác. Yếu tố biến đổi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
5


năng suất cây trồng. Những yếu tố này được sử dụng nhiều hay ít còn phụ
thuộc vào kinh nghiệm canh tác của nông hộ.
Hàm sản xuất có dạng:
Q = F(X1, X2, X3,…Xn; Z1, Z2, Z3,…, Zm) (2.1)
Trong đó:
Q: là sản lượng đầu ra
Xi : là các yếu tố đầu vào biến đổi (i=1, 2, 3,...,n)
Zi : là các yếu tố đầu vào cố định (i=1, 2, 3,...,m)
Ngoài ra có thể nói : Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là
biểu diển về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá
trình toán học.
Hàm sản xuất có dạng :
Y = f (x1, x2, x3,..., xm+1,..,xn) (2.2)
Trong đó :
Y : là mức sản lượng đầu ra
x1, x2, x3,..., xm+1,...,xn : là khối lượng các yếu tố đầu vào.
Tuy có nhiều hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp.
Cobb – Douglas (1928), nhận xét rằng logarithm của sản lượng Y và
logarithm của các yếu tố đầu vao Xi có mối quan hệ theo dạng tuyến tính. Họ
đã đưa ra giả thuyết về hàm sản xuất Cobb – Douglas như sau :
lnY = ln0 + 1lnX1 + 2lnX2 + ... + nlnXn (2.3)
hoặc : Y = 0X1 ... Xnm (2.4)

Trong đó :
Y : là mức sản lượng đầu ra
Xi : là các yếu tố đầu vào (i = 1, 2, 3,...,n)
Hằng số 0 đại diện cho tham số hiệu quả từ các yếu tố đầu vào cố định
Xi. 0 có thể lớn, 0 càng lớn thì thu được đầu ra Y càng lớn từ các yếu tố đầu
vào.
Tham số i đo lường hệ số co giãn của sản lượng theo số lượng các yếu
tố đầu vào của hàm sản xuất. Họ giả định chúng là các hằng số và có giá trị
nằm trong khoảng (0,1). Hiệu suất theo quy mô cho hàm sản xuất có thể được
tính theo công thức sau :
 dY

Hiệu xuất quy mô =

  dX
i



i



Xi 

Y  ,

6



Trong đó: i = (1, 2, 3, ..., n)
Do vậy, i cho biết phần trăm thay đổi của sản lượng khi các yếu tố đầu
vào i thay đổi 1%.
2.1.4 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Hiệu quả kỹ thuật có thể được ước lượng trực tiếp từ hàm sản xuất do
hàm sản xuất cho biết lượng đầu ra tối đa có thể được tạo ra từ số lượng cho
trước của một tập hợp đầu vào. Để có thể ước lượng lượng đầu ra tối đa từ một
tập hợp các lượng đầu vào cho trước, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với phần
sai số hỗn hợp có thể được sử dụng.
Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có thể được viết như sau:
Yi = f(xi,)exp(vi – ui)
Hay

ln Yi  ln  f  xi     vi  ui   ln  f  xi    ei

Trong đó:
Yi: là năng suất hoặc sản lượng trên hộ, 1 là yếu tố sản xuất đầu vào
thứ i,  là hệ số cần ước lượng. vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố
ngẫu nhiên và được giả định có phân phối chuẩn v ~ N(0,σv2) và độc lập với
ui. ui là phần phi hiệu quả được giải định lớn hơn hoặc bằng 0 và có phân phối
nửa chuẩn u ~  N(0, u2  .
Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên tức
đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ
thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất
biên, tức năng suất thực tế (Yi) thấp hơn năng suất tối đa (Y*) và hiệu số giữa
Y* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ
thuật càng thấp.
Theo Maddala (1977), nếu u được phân phối như giá trị tuyệt đối của
một biến có phân phối chuẩn N(0, u2), giá trị trung bình và phương sai tổng
thể của u, tách rời khỏi v, được ước lượng bởi:

2


(3)

 2u (  2)


(4)

E(u) =  u 
Var(u) =

Jondrow và cộng sự (1982) chỉ ra rằng ui đối với mỗi quan sát có thể
được rút ra từ phân phối có điều kiện của ui, ứng với ei cho trước. Với phân
phối chuẩn cho trước của vi và nửa chuẩn của ui, kỳ vọng của mức phi hiệu
quả của từng nông trại cụ thể ui, với ei cho trước là:

7


^
 f  .
 e 
ui  E (ui ei )    
  i  
 1  F  .    

(5)


Trong đó: *2 = u2.v2, = u/v,  =  2u   2v và f(.) và F(.) lần lượt
là các hàm phân phối mật độ và tích lũy chuẩn tắc được ước tính tại ei/. Bên
cạnh đó tỉ số phương sai, ’ = u2/2, nằm trong khoảng (0,1) được giới thiệu
bởi Corra và Battese (1992) sẽ giải thích phần sai số chủ yếu nào trong 2 phần
tác động sự biến động của sản lượng thực tế. Khi ’ tiến tới 1 (u→ ), sự
biến động của sản lượng thực tế chủ yếu là do sự khác biệt trong kỹ thuật sản
xuất của doanh nghiệp. Ngược lại, ’ tiến tới 0, sự biến động đó chủ yếu do
tác động của những yếu tố ngẫu nhiên.
Hiệu quả kỹ thuật được tính theo công thức sau:
^

TEi = E[exp(- ui  Yi)]
2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính
2.1.5.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí là toàn bộ các chi phí đầu tư vào trong sản xuất để tạo ra
sản phẩm. Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí lao động, vật tư nông
nghiệp, máy móc. Ngoài ra còn chi phí cơ hội lao động gia đình.
Tổng chi phí = Chi phí thuê lao động + Chi phí giống + Chi phi nông
dược + Chi phí phân bón + Chi phí khác
2.1.5.2 Doanh thu
Doanh thu là giá trị của sản phẩm hay số tiền mà người sản xuất thu
được từ việc bán sản phẩm.
Doanh thu = Số lượng sản phẩm * Giá đơn vị sản phẩm
2.1.5.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí (không có
chi phí lao động gia đình) sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong lợi nhuận
có hai loại: Lợi nhuận có tính lao động gia đình và lợi nhuận chưa tính lao
động gia đình.
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
2.1.5.4 Các tỷ số tài chính

a. Doanh thu trên Tổng chi phí (không có chi phí LĐGĐ): là 1 đồng tiền
thực tế nông hộ đầu tư để sản xuất thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu/ Tổng chi phí = Doanh thu/ Tổng chi phí
b. Lợi nhuận trên Tổng chi phí (không có chi phí LĐGĐ): thể hiện 1
đồng chi phí đầu tư sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/ Tổng chi phí = Lợi nhuận/ Tổng chi phí
8


c. Lợi nhuận trên Doanh thu: là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận
chia cho doanh thu. Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/ Doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài được chọn tại 3 xã như: An Thạnh Đông,
Đại Ân 1, An Thạnh Nhì. Tác giả lựa chọn địa bàn như vậy là do: huyện Cù
Lao Dung là huyện có vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, diện tích mía ở
huyện niên vụ năm 2012-2013 đạt 13.381 ha chiếm khoảng gần 60% diện tích
mía ở tỉnh Sóc Trăng. Cây mía được trồng đa phần ở các xã của huyện Cù Lao
Dung. Nơi đây tập trung nhiều nông dân trồng mía và là vùng mía nguyên liệu
trọng điểm.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phóng vấn trực tiếp 130
hộ nông dân trồng mía của 3 địa bàn xã của huyện thông qua bảng câu hỏi, căn
cứ vào diện tích của mỗi xã. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
được sử dụng để phỏng vấn tình hình sản xuất mía của nông hộ nhằm thu thập
các nội dung: Thông tin tổng quát nông hộ, tình hình sản xuất, lượng các yếu
tố sử dụng trong sản xuất, các chi phí sản xuất và những thuận lợi, khó khăn

của nông hộ.
Bảng 2.1: Phân phối số quan sát theo địa bàn nghiên cứu
Xã, phường

Số nông hộ

Tỷ lệ (%)

Xã An Thạnh Đông

50

38,46

Xã Đại Ân 1

50

38,46

Xã An Thạnh Nhì

30

23,08

130

100,00


Tổng

Nguồn: Số liệu điều tra 130 mẫu, 2014

2.2.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của bài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn khác
nhau như: số liệu thống kê của huyện Cù Lao Dung, các báo cáo tổng kết tình
hình kinh tế-xã hội của các xã, các số liệu liên quan đến năng suất, sản lượng
nông hộ trồng mía. Số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê huyện
Cù Lao Dung, Cục Thống kê huyện Cù Lao Dung, từ Phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Ngoài ra, còn có các đề tài đã nghiên cứu liên quan đến
cây mía hoặc liên quan tới địa bàn nghiên cứu.

9


2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm
Excel, được xử lí bằng phần mềm Stata. Kết quả sau khi xử lí sẽ kết luận
những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất
mía. Các phương pháp phân tích số liệu được tác giả sử dụng cụ thể với từng
phương pháp như sau:
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện
không chắc chắn. Hai khái niệm cơ bản của thống kê là tổng thể (Population)
và Mẫu (Sample). Tổng thể là tập hợp tất cả phần tử mà ta nghiên cứu và
muốn có kết luận về chúng. Mẫu là tập hợp một số phần tử được chọn từ tổng
thể. Thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài này nhằm mô tả thực trạng sản

xuất mía của huyện Cù Lao Dung và tình hình sản xuất mía của nông hộ.
2.2.3.4 Phương pháp phân tích mô hình hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên
Tác giả sử dụng phương pháp mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và năng suất mất đi ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất của nông hộ bằng hai phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất (OLS) và phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (MLE).
Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas có dạng cụ thể
như sau:
LnYi = β0 + β1lnNi + β2lnP i + β3lnKi + β4lnGi + β5lnNDi + β6 lnHVi +
β7lnKNi + β8TDi + β9TGHi + β10GTi + ei
Trong đó:
Yi: Là năng suất mía sản xuất được của nông hộ thứ i
βk: Là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (*) (k = 0, 1, 2,...,
10).
ei: Là sai số hỗn hợp của mô hình (*) (ei = vi – ui). Trong đó, vi: là sai
số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn và u i là sai số do phi hiệu quả theo
phân phối nữa chuẩn.
Trong mô hình, các giá trị βk đại diện cho mức ảnh hưởng của các
lượng yếu tố đầu vào đối với năng suất. Khi lượng yếu tố đầu vào tăng lên 1%
thì năng suất thay đổi βk%. Mức thay đổi đồng biến hay nghịch biến tùy thuộc
vào dấu của hệ số βk. Các biến độc lập ảnh hưởng đến năng suất của các nông
hộ được giải thích và kỳ vọng được trình bày qua bảng 2.2

10


Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Biến
số


Diễn giải biến

Lược khảo tài liệu

Kỳ
vọng

Ni

Lượng đạm (N) nguyên chất sử dụng trên
một 1000m2 được tính bằng cách lấy tỉ lệ
phần trăm lượng đạm nguyên chất có
trong lượng phân NPK sử dụng trên một
1000m2 (kg/1000m2)

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)

+/-

Lượng lân (P) nguyên chất sử dụng trên
một 1000m2 được tính bằng cách lấy tỉ lệ
phần trăm lượng lân nguyên chất có trong
lượng phân NPK sử dụng trên một
1000m2 (kg/1000m2)

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)


Lượng Kali (K) nguyên chất sử dụng trên
một 1000m2 được tính bằng cách lấy tỉ lệ
phần trăm lượng kali nguyên chất có
trong lượng phân NPK sử dụng trên một
1000m2(kg/1000m2)

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)

Pi

Ki

NDi

+/-

Phạm Lê Thông
(2010)
+/-

Phạm Lê Thông
(2010)

Chi phí thuốc nông dược được nông hộ Nguyễn Hữu Đặng
sử dụng trên một 1000m2 đất cach tác
(2008-2011)
(1000đồng/1000m2)

Gi


Phạm Lê Thông
(2010)

+/-

Phạm Lê Thông
(2010)

Lượng giống giống sử dụng trên một Phạm Lê Thông
1000m2 đất canh tác (kg/1000m2)
(2010)

+/-

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)
Quan Minh Nhựt
(2006)
HVi

Biến trình độ học vấn là biến định lượng
được đo lường bằng số năm đi học của
chủ hộ (năm)

11

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)
Quan Minh Nhựt

(2006)

+


Biến
số

Diễn giải biến

Lược khảo tài liệu

Kỳ
vọng

KNi

Biến kinh nghiệm là biến định lượng, thể
hiện số năm kinh nghiệm của chủ hộ
(năm)

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)

+

Biến giả tín dụng, nhận giá trị 1 nếu chủ
hộ có vay vốn, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ
không có vay vốn.


Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)

GTi

Biến giả giới tính, nhận giá trị 1 nếu chủ
hộ là nam và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là
nữ.

Nguyễn Hữu Đặng
(2008-2011)

+

TGHi

Biến giả tham gia hội, nhận giá trị 1 nếu
chủ hộ có tham gia hội, đoàn thể. Nhận
giá trị là 0 nếu chủ hộ không tham gia.

Tác giả tự đề xuất

+

TDi

12

Quan Minh Nhựt
(2006)

+/-

Quan Minh Nhựt
(2006)


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÙ LAO DUNG
3.1.1 Vị trí địa lí
Cù Lao Dung là vùng nằm trong kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng, được
thành lập vào năm 2002 trên cơ sở tách lập một phần diện tích của huyện Long
Phú. Địa bàn huyện là phần cù lao của sông Hậu, được bao bọc bởi hai cửa
Định An và Trần Đề (cửa Định An rộng hơn 2.500 m, cửa Trần Đề rộng hơn
2000 m) và tiếp giáp với Biển Đông (với trên 17 km bờ biển)
 Về tọa độ địa lý:
 Kinh độ Đông: 106001’54’’ - 106009’15’’
 Vĩ độ Bắc:

09024’10’’ – 09048’28’’

 Về ranh giới địa lí hành chính:
 Phía Đông giáp huyện Trà Cú , tỉnh Trà Vinh (cửa Định An)
 Phía Tây giáp huyện Long Phú (cửa Trần Đề)
 Phía Nam giáp Biển Đông
 Phía Bắc giáp Cồn Mỹ Phước – huyện Kế Sách
Toàn địa bàn được chia làm 8 đơn vị hành chính trực thuộc. Trung tâm
huyện đặt tại Thị Trấn Cù Lao Dung, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn
thể, trụ sở hành chính quản lí nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp
huyện và cũng là một trong hai trung tâm kinh tế đô thị quan trọng. Địa bàn

xung quanh huyện Cù Lao Dung sẽ trở thành cửa ngõ của tuyến đường sông
quốc tế hàng đầu của vùng với nhiều trung tâm kinh tế - xã hội năng động.
Trên cơ sở đó, ngoài thế mạnh về sản xuất nông nghiệp – thủy văn, huyện Cù
Lao Dung có nhiều tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ và một số cơ sở
hậu cần quan trọng trong khu vực phát triển kinh tế biển vùng của sông Hậu
trong tương lai.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Địa hình huyện Cù Lao Dung bị chia cắt bởi hệ thống sông gạch tự
nhiên hình thành nên nhiều cồn nhỏ với độ cao trung bình từ 0,5 – 1,2vm so
với mức nước biển. Vùng ven biển là vùng bãi chiều được hình thành qua
nhiều năm lấn biển, nên có địa hình đồng bằng bãi bồi của sông và ven biển
xen lẫn các cồn cát, độ cao trung bình 0,5 – 1,0vm so với mặt nước biển. Vùng
nội đồng cao độ thay đổi theo hường từ Đông sang Tây, cao ở phía bờ sông
Hậu và thấp dần về nội đồng. Mặt khác, do tác động của quá trình phát triển
đô thị, công tác sang lấp mặt bằng phục vụ các công tác xây dựng tạo sự thay
đổi cục bộ ở các khu vực trung tâm.

13


3.1.2.2 Sông ngòi
Ngoài dòng chảy chính là hệ thống sông Hậu, địa bàn còn có hệ thống các
kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 830 km, với mật độ 3,17
km/km2. Các dòng chảy chính trên địa bàn gồm:
 Sông Hậu, là dòng chảy chính trên địa bàn, cung cấp nước ngọt từ
thượng nguồn đổ về, đoạn chảy qua địa bàn được phân thành hai nhánh
(Định An và Trần Đề) với tổng chiều dài khoảng 69 km, chiều rộng
biến động khoảng 1.100- 2.800 m, lưu lượng nước vào khoảng 7.0008.000 m 3/s trong mùa mưa và giảm còn 2.000- 3.000 m 3/s trong mùa
khô.

 Sông Bến Bạ, có tổng chiều dài khoảng 18,2 km, độ rộng dòng chảy
vào khoảng 150- 400m, phân phối nước ngọt cho địa bàn với nguồn
nước lấy trực tiếp từ sông ngòi.
 Sông Cồn Tròn, kết nối từ sông Khém Sâu chảy theo hướng Đông BắcTây Nam với tổng chiều dài khoảng 20 km, chiều rộng dao động lớn
khoảng 60- 350 m, đảm nhận vai trò phân phối nước cho phía Tây địa
bàn.
Ngoài ra, trong quá trình khai thác địa bàn, đã hình thành hệ thống các
kênh rạch nội đồng bao gồm: Hệ thống các kênh như: kênh Xáng, kênh Long
Ẩn-Bình Linh, kênh vùng 5-7, kênh giữa vùng 5… Hệ thống sông rạch tự
nhiên: rạch Sâu, rạch Mù U, rạch Đùi, rạch Xẻo Lá…
3.1.2.3 Khí hậu
Huyện Cù Lao Dung có đặc điểm khí hậu chung của Tỉnh Sóc Trăng
nói riêng và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có đặc điểm như:
nền nhiệt dồi dào, các chỉ tiêu khí hậu như quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi,
độ ẩm không khí… Phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 1 trùng với gió mà Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng
với gió mùa Đông Bắc. Về nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26,6 - 26,90C,
tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28,2 0C), tháng 1 có nhiệt độ trung
bình thấp nhất (25,40C), tổng bức xạ trung bình đạt 140 - 150 Kcal/cm 3. Về
lượng mưa trung bình năm ở Sóc Trăng là 1.660 – 2.230 mm. Lượng mưa
phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm, lượng mưa thấp nhất (chiếm
5 - 10%) trong khi lượng bốc hơi cao gây nên tình trạng thiếu nước cho sản
xuất và sinh hoạt đặc biệt là vùng ven biển. Số giờ nắng bình quân năm
khoảng 2.300 giờ/ năm và khoảng 6,4 giờ/ngày.

14


×