Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 98 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ HUỲNH NHƢ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ
VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115

08/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ HUỲNH NHƢ
MSSV: 4114702

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ
VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã ngành: 52620115


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN HỮU TÂM

08/ 2014


LỜI CẢM TẠ
---o0o--Trƣớc hết, tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
cha mẹ của tôi, ngƣời đã sinh ra tôi là ngƣời đã luôn quan tâm, chăm sóc và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình trƣởng thành.
Cảm ơn thầy cố vấn học tập Ts. Phạm Lê Thông đã quan tâm, dìu dắt,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bƣớc chân vào giảng đƣờng
Đại học.
Cảm ơn sự hƣớng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy Ths.
Nguyễn Hữu Tâm, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy và định hƣớng
đầy đủ, chi tiết cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy, cô Trƣờng Đại học Cần Thơ đã cung
cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trƣờng. Đặc biệt, quý
thầy, cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức
quan trọng để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các chú cán bộ địa phƣơng, các phòng, ban kinh
tế và bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông
nghiệp 2 khóa 37, những ngƣời bạn, đã luôn cùng tôi nỗ lực phấn đấu học
tập và rèn luyện trong suốt quá trình học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm ....
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)


Lê Thị Huỳnh Nhƣ
i


LỜI CAM ĐOAN
---o0o--Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Huỳnh Nhƣ

ii


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---o0o---

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….....

(ký và ghi họ tên)

iii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3.1 Phạm vi không gian .............................................................................. 3
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................. 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3.4 Giới hạn nội dung ................................................................................. 3
1.3.5 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3.6 Lƣợc khảo tài liệu ................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 7
2.1 Phƣơng pháp luận ....................................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân và nông hộ .................................... 7
2.1.2 Khái quát về sản xuất ............................................................................ 8
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất ....................................... 11
2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 12
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................. 14

iv


2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 14
2.2.3 Cơ cấu quan sát và cỡ mẫu ................................................................. 16
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................... 16
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU,
TỈNH SÓC TRĂNG ........................................................................................ 18
3.1 Phân tích tổng quan về vùng nghiên cứu .................................................. 18
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................... 18
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ..................................................................... 21
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu ....................... 24
3.2 Tình hình trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng…..….….... 29
3.2.1 Sơ lƣợc về hành tím ........................................................................... 29
3.2.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng hành tím qua các năm ....................... 33
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA
HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU – TỈNH SÓC
TRĂNG ............................................................................................................ 36
4.1 Phân tích thực trạng sản xuất hành tím thƣơng phẩm của nông hộ ........... 36
4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong sản xuất hành tím ................ 36
4.1.2 Lý do trồng hành tím .......................................................................... 41
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất................................................................................. 42
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hành tím .................... 47
4.2 Phân tích chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính ................................... 49
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận ..................................... 49
4.2.2 Doanh thu của nông hộ ....................................................................... 54
4.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính của các nông hộ trồng hành tím trên địa
bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ............................................................ 56
4.3 Ƣớc tính hiệu quả kỹ thuật của việc trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu

tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................. 58
4.3.1 Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas ................................................ 59
4.3.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas biến ngẫu nhiên
v


..................................................................................................................... 59
4.3.3 Ƣớc tính hiệu quả kĩ thuật .................................................................. 62
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất hành tím thƣơng
phẩm tại thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ..................................................... 64
4.4.1 Thuận lợi ............................................................................................ 64
4.4.2 Khó khăn ............................................................................................ 64
4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hành tím thƣơng phẩm trên
địa bàn huyện Vĩnh Châu ................................................................................ 66
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 67
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 67
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 68
5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng......................................................... 68
5.2.2 Đối với nhà nƣớc ................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 70
PHỤ LỤC 1 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................... 73
PHỤ LỤC 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ .............................................. 78

vi


DANH MỤC BẢNG
---o0o--Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu quan sát mẫu ------------------------------------------------------ 16
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa thị xã Vĩnh Châu năm 20112013 ------------------------------------------------------------------------------------- 24

Bảng 3.2 Diện tích và sản lƣợng trồng màu từ năm 2011 đến năm 2013 ------ 25
Bảng 3.3 Diện tích và sản lƣợng cây ăn quả từ năm 2011 đến năm 2013 ----- 26
Bảng 3.4 Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm của thị xã Vĩnh Châu từ năm
2011 đến năm 2013 ------------------------------------------------------------------- 27
Bảng 3.5 Diện tích, sản lƣợng, năng suất thủy sản trên địa bàn thị xã Vĩnh
Châu năm 2013 ----------------------------------------------------------------------- 28
Bảng 3.6 Hƣớng dẫn sử dụng phân bón cho hành tím trên 1.000m2 ---------- 32
Bảng 3.7 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013 ------------------- 33
Bảng 3.8 Diện tích trồng hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu 2013 ------- 34
Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động của nông hộ --------------------------------- 36
Bảng 4.2 Độ tuổi của nông hộ ------------------------------------------------------- 37
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông dân ------------------------------------------ 38
Bảng 4.4 Kinh nghiệm của nông hộ ------------------------------------------------ 39
Bảng 4.5 Diện tích đất canh tác nông hộ ------------------------------------------- 40
Bảng 4.6 Lý do trồng hành tím của nông hộ --------------------------------------- 41
Bảng 4.7 Nguồn gốc của hành tím -------------------------------------------------- 42
Bảng 4.8 Lý do sử dụng giống của nông hộ --------------------------------------- 43
Bảng 4.9 Thuận lợi cho việc trồng hành tím --------------------------------------- 47
Bảng 4.10 Khó khăn cho việc trồng hành tím ------------------------------------- 48
Bảng 4.11 Tổng hợp các chi phí trên mỗi công sản xuất ------------------------ 49
Bảng 4.12 Các khoản mục chi phí lao động trung bình trong sản xuất hành tím
của nông hộ----------------------------------------------------------------------------- 50

vii


Bảng 4.13 Lƣợng dƣỡng chất N, P2O5 và K2O đƣợc nông hộ sử dụng trong
mẫu điều tra ---------------------------------------------------------------------------- 53
Bảng 4.14 Thu nhập từ hoạt động sản xuất hành tím ----------------------------- 54
Bảng 4.15 Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất hành tím ----- 56

Bảng 4.16 Kết quả phân tích hàm sản xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất
hành tím --------------------------------------------------------------------------------- 58
Bảng 4.17 Kết quả ƣớc lƣợng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên -------------- 59
Bảng 4.18 Mức hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng hành tím ------------------ 62
Bảng 4.19 Sản lƣợng thực tế mất đi do kém hiệu quả kĩ thuật ------------------ 63

viii


DANH MỤC HÌNH
---o0o--Trang
Hình 3.1 Bảng đồ thị xã Vĩnh Châu ------------------------------------------------ 17
Hình 4.1 Mật độ trồng hành tím thƣơng phẩm của nông hộ --------------------- 42
Hình 4.2 Đối tƣợng quyết định giá bán--------------------------------------------- 46

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
---o0o---

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

:


Đồng bằng sông Cửu Long

KH – CN

:

Khoa học - công nghệ

ĐVT

:

Đơn vị tính

GLOBAL G.A.P

:

Global Good Agricultural Practices

HTX

:

Hợp tác xã

KHKT

:


Khoa học kĩ thuật

CP LĐGĐ

:

Chi phí lao động gia đình

LĐGĐ

:

Lao động gia đình

LĐT

:

Lao động thuê

CLB

:

Câu lạc bộ

x



CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất nƣớc Việt Nam đã có sự chuyển dịch
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn
diện của nền kinh tế đất nƣớc vào nền kinh tế toàn cầu đã mang lại lợi ích lớn để
phát triển kinh tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Việt Nam phải luôn phát
huy thế mạnh về nền kinh tế nông nghiệp của mình bằng việc tận dụng các điều kiện
thuận lợi về tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc phù hợp trồng các loại cây
nông nghiệp. Bởi vậy khi nhắc tới Việt Nam không chỉ nhắc tới vùng đặc sản lúa
gạo mà Việt Nam còn là vựa trái cây, rau màu lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê năm 2013, trong tổng số 89,7 triệu dân Việt Nam thì có 60,7
triệu ngƣời sống ở nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số). Trong khi đó tổng diện
tích cả nƣớc là 330.951 km2, đất nông nghiệp là 262.805 km2 (chiếm tới 79,4%) bao
gồm đất sản xuất nông nghiệp là 101.511 km2, đất lâm nghiệp là 153.731 km2, đất
nuôi trồng thuỷ sản là 7.120 km2 và đất ở tại nông thôn là 5.496 km 2 (chiếm 79,5%
tổng diện tích đất ở của cả nƣớc). Việt Nam có gần 24,5 triệu ngƣời lao động làm
việc trong khu vực nông lâm thủy sản (chiếm 47,7%) (Tổng cục thống kê, 2013).
Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm ở vùng Tây
Nam Bộ nƣớc ta với rất nhiều đặc sản nhƣ Dừa Sáp ở Trà Vinh, Quýt Hồng ở Lai
Vung Đồng Tháp, Khóm Cầu Đúc ở Vị Thanh Hậu Giang… Đặc biệt khi nhắc đến
Sóc Trăng không thể không nhắc tới củ hành tím ở thị xã Vĩnh Châu.
Sóc Trăng có vị thế thuận lợi nằm ở cửa sông Hậu và tiếp giáp biển Đông, các
giồng cát đƣợc phân bố khắp nơi trong tỉnh đặc biệt các xã ven biển của huyện Vĩnh
Châu. Với lực lƣợng lao động dồi dào và kinh nghiệm sản xuất có tính truyền thống
nên những năm qua đã tạo đƣợc nhiều sản phẩm rau màu có giá trị cao trong đó có
hành tím. Hành tím chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của huyện Vĩnh
Châu nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung. Hành tím là một trong loại gia vị phổ
biến nhất trên thế giới. Trong củ hành còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa vì vậy
đây là loại thảo dƣợc cực kỳ có giá trị trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa của

các axit béo và sự phá hoại của các gốc tự do. Chƣa hết, chúng còn có khả năng
kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thƣ, giảm tình trạng viêm nhiễm bên
trong cơ thể.
Hành tím Vĩnh Châu đã đƣợc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Quyết
định số 27199/QĐ-SHTT, ngày 29-12-2009 của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa
1


học và Công nghệ. Do đặc điểm thổ nhƣỡng cộng thêm việc vận dụng những kinh
nghiệm sản xuất nên màu hành tím sáng đẹp, củ chắc, thời gian bảo quản đƣợc hơn
6 tháng, vị thơm nồng độc đáo, giá trị thƣơng phẩm cao, đƣợc thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc ƣa chuộng. Mỗi năm, Vĩnh Châu cung cấp cho các tỉnh, thành trong
nƣớc và xuất khẩu hơn trăm nghìn tấn. Những năm qua, hàng nghìn hộ dân thoát
nghèo nhờ trồng hành tím. Tuy nhiên, nông nghiệp của thị xã Vĩnh Châu nói chung
và hành tím nói riêng phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, sức cạnh tranh
thấp, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, nền kinh tế tiểu nông.
Bên cạnh đó, việc sản xuất củ hành tím thƣơng phẩm còn một số khó khăn chẳng
hạn nhƣ: sự biến động về giá trên thị trƣờng, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định
và kênh tiêu thụ chƣa hiệu quả, còn mang tính tự phát, các tác nhân tham gia vào
kênh phân phối thƣờng tự tìm kiếm đầu vào, đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của
các cơ quan có chức năng. Để khắc phục những thách thức trên và có thể nâng cao
hiệu quả kỹ thuật của hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu việc phân tích và
đánh giá hiệu quả kỹ thuật của củ hành tím thƣơng phẩm đang đƣợc quan tâm, đặc
biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ
tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thương phẩm tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của các nông hộ trồng

hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất của hành tím thƣơng phẩm ở thị
xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt đƣợc của nông
dân trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu 3: Ƣớc tính hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất hành tím
thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các
nông hộ trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong đề tài từ năm 2011 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong đề tài từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 1
năm 2014.
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trồng hành tím thƣơng
phẩm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
1.3.4 Giới hạn về nội dung
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất củ hành tím
thƣơng phẩm là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn
cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số

nội dung sau đây: phân tích tình hình sản xuất hành tím thƣơng phẩm; phân tích chi
phí, doanh thu, lợi nhuận đạt đƣợc của nông dân trồng hành tím thƣơng phẩm; phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất trong quá trình sản xuất hành tím thƣơng
phẩm ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng; ƣớc tính mức hiệu quả kỹ thuật của nông
hộ trồng hành. Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng.
1.3.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng việc trồng hành tím thƣơng phẩm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu
đến nay đã phát triển nhƣ thế nào?
- Những thuận lợi và khó khăn làm ảnh hƣởng tới việc trồng hành tím thƣơng
phẩm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng?
- Hiệu quả sản xuất của việc trồng hành tím thƣơng phẩm hiện nay nhƣ thế
nào?
- Giải pháp nào giúp nông dân sản xuất hành tím thƣơng phẩm có hiệu quả
hơn, tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngƣời dân trồng hành tím thƣơng phẩm trên thị
xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
3


1.3.6 Lƣợc khảo tài liệu
Có thể nói chủ đề nghiên cứu về phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố tác
động tới năng suất và lợi nhuận của một mô hình nào đó đƣợc rất nhiều tác giả
nghiên cứu. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có lƣợc khảo một số tài liệu
liên quan để giúp cho đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một số đề tài đƣợc tham khảo từ
các tác giả nhƣ: Phạm Lê Thông, Đỗ Hoàng Phƣơng Thảo, Nguyễn Thị Luông,
Nguyễn Hữu Đặng, Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi, Hà Văn Dũng,...
Đỗ Hoàng Phƣơng Thảo (2011), “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình canh tác
Xà Lách Xoong ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long”, luận văn đại học, đề tài sử
dụng phƣơng pháp phân tích và thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối

thông qua giá trị sản xuất, sản lƣợng và diện tích, phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới mô hình nghiên cứu. Đồng thời mô hình hồi qui
tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất trồng xà lách xoong.
Kết quả nghiên cứu sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố nhƣng quan trọng nhất vẫn là chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
và chi phí lao động. Các yếu tố này có tác động trực tiếp và rõ ràng nhất đến lợi
nhuận, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố này thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo,
nhƣ chi phí thuốc nông dƣợc chỉ tăng lên 1 đồng/ 1.000 m2 thì lợi nhuận giảm 1,312
đồng/1.000 m2. Vì vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao trong sản xuất Xà Lách Xoong thì
các hộ nông dân nên chú ý các nhân tố này để có thể tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng
thời nâng cao lợi nhuận cho mình.
Nguyễn Thị Luông (2010), Phạm Lê Thông (2010) và Nguyễn Hữu Đặng
(2012) cùng phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long, mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản
xuất lúa và tìm ra nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên địa bàn
nghiên cứu có khác nhau. Đề tài của Phạm Lê Thông (2010) nghiên cứu 4 tỉnh là:
Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long An; Nguyễn Hữu Đặng nghiên cứu tại 4
tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu dựa trên số
liệu thu thập của 479 hộ và 155 số nông hộ ở các tỉnh, thành phố cho thấy phần lớn
nông hộ đạt đƣợc lợi nhuận khá cao trong hoạt động trồng lúa. Kết quả nghiên cứu
của Phạm Lê Thông (2010): Đông Xuân là vụ có điều kiện canh tác thuận lợi nhất
nên các nông hộ có thu nhập trung bình cao nhất, gần 20 triệu đồng/ha và hầu hết
nông hộ đều thu đƣợc lợi nhuận. Trong khi đó, ở các vụ Hè Thu và Thu Đông, mức
thu nhập trung bình thấp hơn, lần lƣợt là 7,7 triệu và 6,3 triệu đồng/ha. Các nhân tố
ảnh hƣởng đến năng suất lúa là ở vụ Đông Xuân: giống, thuốc nông dƣợc và lao
động thuê và tham gia tập huấn các hệ số đều dƣơng chứng tỏ khi tăng các yếu tố
4


đầu vào này thì năng suất có thể tăng thêm. Ở mùa vụ Hè Thu và Thu Đông thì

thuốc nông dƣợc và tham gia tập huấn có ý nghĩa và hệ số dƣơng. Tuy nhiên lao
động gia đình có ý nghĩa thống kê nhƣng hệ số âm. Còn ở đề tài của Nguyễn Hữu
Đặng (2012) thì năng suất lúa trung bình đạt ở năm 2008 là 6,47 tấn/ha, năm 2011 là
6,98 tấn/ha. Qua quá trình phân tích bằng frontier thì các yếu tố lƣợng giống, diện
tích đất, lƣợng phân lân, ngày công lao động, chỉ số đất, loại giống gieo sạ và năm
sản xuất (2008 hoặc 2011) có ý nghĩa thống kê và có hệ số dƣơng chứng tỏ có ảnh
hƣởng đến năng suất và yếu tố lƣợng phân đạm cũng ảnh hƣởng đến năng suất tuy
nhiên có hệ số âm và mức hiệu quả kỹ thuật trung bình là khá cao 88,96%.
Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân tích hiệu
quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu
tỉnh Sóc Trăng”, ứng dụng phƣơng pháp tiếp cận phi tham số, tạp chí khoa học
trƣờng Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu chú trọng phƣơng pháp tiếp cận phi tham số
trong đo lƣờng hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở ƣớc lƣợng tổng hợp hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực của các hộ trồng hành tím tại huyện Vĩnh
Châu tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng mô hình ƣớc lƣợng hiệu quả
chi phí (CE), mô hình ƣớc lƣợng hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE). Kết quả phân
tích cho thấy rằng hộ sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật khá cao (0,93) trong khi hiệu
quả phân phối nguồn lực tƣơng đối thấp (0,66), điều này đã tác động và làm giảm
sút hiệu quả sử dụng chi phí ( 0,62). Ngoài ra kết quả phân tích còn chỉ ra rằng hộ
sản xuất hành tím trong vùng khảo sát có quy mô đầu vào sản xuất khá hợp lý với
hiệu quả theo quy mô trung bình 0,98.
Nguyễn Hữu Đặng (2012), “ Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2011”. Đề tài sử dụng hàm sản xuất biên Cobb –
Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích bằng
chƣơng trình Frontier 4.1. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các
nông hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 là 88,96%. Các yếu tố đầu vào nhƣ đất đai, lao
động, loại giống và việc điều chỉnh lƣợng phân đạm, tăng phân lân đã góp phần tích
cực vào tăng trƣởng sản lƣợng của hộ trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó việc tập

huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải
thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngƣợc lại kinh nghiệm của hộ, tỷ lệ đất thuê là các
yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Kim Thành Đô (2013), “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng
đến sản xuất nếp tại Long An vụ Hè Thu 2012”. Luận văn đại học, đề tài sử dụng
5


phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh trung bình, phân tích hồi quy tƣơng quan,
phân tích ma trận SWOT để phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông
dân hai huyện Châu Thành và Thủ Thừa sạ nếp theo phƣơng pháp sạ lan với mật độ
sạ thấp hơn 150 kg/ha, chủ yếu là hai giống nếp OM84, OM85 và bón phân theo
công thức 93N – 68 P2O5 - 47 K2O (Hè Thu năm 2012). Năng suất trung bình là
5,87 tấn/ha, doanh thu trung bình 32,6 triệu/ha/vụ với chi phí bỏ ra là 13,7
triệu/ha/vụ. Phân tích hồi quy tƣơng quan cho thấy các yếu tố kỹ thuật không có ảnh
hƣởng đến năng suất của mô hình. Tuy nhiên giữa các yếu tố kỹ thuật: kinh nghiệm
sản xuất, cấp giống, mật độ sạ và lƣợng phân đạm, lân, kali có mối tƣơng quan với
nhau.

6


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về kinh tế hộ nông dân và nông hộ
2.1.1.1 Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động và mục đích kinh tế. Mục đích của loại hình kinh tế này là
nhằm đáp ứng nhu cầu của loại gia đình.

Theo "Kinh tế hộ nông dân" xuất bản năm 2000 của TS. Đỗ Văn Viện và Th.S
Đặng Văn Tiến thì: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền
sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực sản xuất nhƣ đất đai, lao động, vốn và tƣ liệu
sản xuất đƣợc coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung
một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh tùy thuộc vào chủ hộ. Đƣợc
nhà nƣớc hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
2.1.1.2 Nông hộ
Nông hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp.
Ngoài ra các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các
hoạt động sản xuất khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
Nông hộ hay hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông,
lâm, ngƣ nghiệp bao gồm nhóm ngƣời có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc
cùng sống chung dƣới một mái nhà cùng ăn chung và có chung một nguồn thu nhập,
tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu của các thành viên trong nông hộ. Hộ có những đặc trƣng riêng biệt không
giống nhƣ là các đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: Nông hộ là một đơn vị
kinh doanh xã hội khá đặc biệt.
Hộ nông dân có sự gắn bó giữa các thành viên về huyết thống, về quan hệ hôn
nhân, có lịch sử truyền thống lâu đời... nên các thành viên trong nông hộ gắn bó với
nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Do thống
nhất với nhau về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động.
Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có
đƣợc. Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lực lao động. Vì vậy, tổ chức sản
xuất trong hộ nông dân có nhiều ƣu viết và có tính đặc thù (Frank Ellis, 1993).

7


2.1.2 Khái quát về sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi để tạo ra
một sản phẩm và dịch vụ nào đó (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa
dịch vụ khác. Trong sản xuất hành tím các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân
bón, thuốc nông dƣợc, đất, nƣớc, lao động, vốn, máy móc thiết bị...
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra từ quá trình sản
xuất, yếu tố đầu ra thƣờng đo bằng sản lƣợng. Trong sản xuất hành tím thƣơng phẩm
đầu ra là toàn bộ sản lƣợng hành tím thƣơng phẩm thu hoạch trong một vụ.
2.1.2.2 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, hàm sản xuất đƣợc
định nghĩa thông qua tối đa mức sản lƣợng có thể đƣợc sản xuất bằng cách kết hợp
các yếu tố nhập lƣợng nhất định. Theo Wicksteed, có thể đƣa ra một hàm sản xuất
của một hàng hóa y theo dạng tổng quát nhƣ sau:
y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)
Trong đó: y là sản lƣợng đầu ra (outputs) và xi = (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu vào.
Các biến trong hàm sản xuất đƣợc giả định là dƣơng, liên tục và các yếu tố đầu vào
đƣợc xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lƣợng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lƣợng tối đa đƣợc tạo ra ứng với mỗi phƣơng
án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trƣớc. Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố
định (là những yếu tố đƣợc nông dân sử dụng một lƣợng cố định và nó không ảnh
hƣởng trực tiếp đến năng suất nhƣ: chi phí máy tƣới, chi phí máy bơm nƣớc, …) và
các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất nhƣ: giống,
lao động, phân bón, thuốc nông dƣợc,…)
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm
nhƣng dạng hàm Cobb-Douglas đƣợc sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp. Ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản lƣợng Y và của các
yếu tố đầu vào xi thƣờng quan hệ theo dạng tuyến tính. Do vậy hàm sản xuất đƣợc
viết dƣới dạng:
lnY = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk+ ui


8


Trong đó: Y và xi (i = 1, 2, …., k) lần lƣợt là các lƣợng đầu ra đầu vào của quá trình
sản xuất. Hằng số β0 có thể đƣợc gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động
của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất. Những yếu
tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với cùng lƣợng đầu vào x i, β0
càng lớn sản lƣợng tối đa có thể đạt đƣợc sẽ càng lớn.
2.1.2.3 Các yếu tố đầu vào liên quan đến sản xuất
a. Vốn
Vốn sản xuất là giá trị toàn bộ của những tài sản đƣợc sử dụng trực tiếp làm
phƣơng tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất.
Theo Kay R.D và Edwards W.N ( Đại học Texaz và Lowa, Hoa Kỳ) vốn trong
sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tƣ, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực
trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc chia làm hai
loại vốn cố định và vốn lƣu động:
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tƣ vào tài sản cố định. Tài
sản cố định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm: tƣ liệu lao động có giá
trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài và giá trị của nó đƣợc chuyển dần sang giá
trị của sản phẩm sản xuất ra.
- Vốn lƣu động: là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tƣ vào tài sản lƣu động.
Tài sản lƣu động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm: là những tƣ liệu
sản xuất có giá trị nhỏ và sử dụng trong một thời gian ngắn.
b. Lao động
Lao động là nguồn lực cần thiết trong bất kì một hoạt động nào đó trong xã hội
nói chung cũng nhƣ trong nền kinh tế nói riêng. Phạm vi tham gia của lao động vào
trong các hoạt động sản xuất nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành
nghề cụ thể cũng nhƣ đòi hỏi ngƣời lao động phải đáp ứng trình độ nhất định.
c. Đất đai

Đất đai đƣợc xem nhƣ một trong ba nguồn lực sản xuất. Giống nhƣ lao động,
đất đai cũng là một nguồn lực đầu vào không đồng nhất. Đất trong sản xuất nông
nghiệp là một trong những tƣ liệu sản xuất vô cùng quan trọng và khó có một yếu tố
nào thay thế đƣợc đất trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai trong sản xuất nông
nghiệp là một trong những yếu tố cần nhƣng chƣa đủ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên đất trong sản xuất nông nghiệp lại khan hiếm về số lƣợng cũng
nhƣ chất lƣợng và có một vị trí cố định.

9


2.1.2.4 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
yếu tố đầu ra dƣới dạng sản phẩm hay dịch vụ. Trong quá trình chuyển hóa cũng là
quá trình phát sinh các chi phí khác nhau cấu thành sản phẩm hay dịch vụ. Quá trình
sản xuất còn là một kế hoạch đƣợc hoạch định của con ngƣời sử dụng tài nguyên
thiên nhiên để hoàn thành một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:
lnY = β0 + β1 lnX1 + β2 lnX2+ β3 lnX3 + β4 lnX4 + β5 lnX5 + β6 lnX6 + β7
lnX7 + ui
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: năng suất/đợt (kg/1.000 m2)
Β0: hệ số tự do
X1: lƣợng phân đạm (N) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2/đợt.
X2: lƣợng phân lân (P) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2/đợt.
X3: lƣợng phân kali (K) nguyên chất đƣợc sử dụng, đơn vị tính là
kg/1.000m2/đợt.
Các loại phân nguyên chất trên đƣợc tính bằng lƣợng hỗn hợp mà nông dân sử

dụng cho %N, %P, %K có trong các loại phân hỗn hợp nhƣ: Ure (46%N), NPK (1616-8). Bên cạnh các loại phân vô cơ NPK (16-16-8) và Ure thì các nông hộ còn sử
dụng phân chuồng. Tuy nhiên, khó xác định đƣợc tỷ lệ nguyên chất của N, P, K
trong các loại phân chuồng chính vì thế lƣợng phân N, P, K chỉ xác định dựa trên
phân ure (46%N) và NPK (16-16-8).
N: Là lƣợng phân đạm nguyên chất đƣợc sử dụng trên một công 1.000m2,
lƣợng phân nguyên chất đƣợc tính bằng lƣợng phân sử dụng nhân với % đạm
nguyên chất có trong hợp chất của phân. Trên địa bàn nghiên cứu thì nông dân sử
dụng các loại phân chứa đạm nhƣ Urê (46%N), phân NPK (16%N), DAP (18%N).
P: Là lƣợng phân lân nguyên chất (P2O5) đƣợc sử dụng trên một công 1.000m2.
Lƣợng phân nguyên chất đƣợc tính bằng lƣợng phân sử dụng nhân với % lân nguyên
chất có trong hợp chất của các loại phân bón có chứa lân nhƣ: phân NPK 16% hoặc
20% có lân. Phân DAP thƣờng có 46% nguyên chất P. Đối với phân lân đơn sẽ chứa
trung bình là 16% lân.
10


K: Là lƣợng phân kali nguyên chất (K2O) đƣợc sử dụng trên 1 công 1.000m2.
Lƣợng phân nguyên chất đƣợc tính bằng lƣợng phân sử dụng nhân với % nguyên
chất có trong hỗn hợp chứa kali. Các loại phân nguyên chất có chứa kali nhƣ NPK
16-16-8 có 8% nguyên chất kali, NPK 20-10-15 có chứa 15% kali. Ngoài ra thì còn
có phân kali đơn chứa 60% kali.
X4: Chi phí thuốc nông dƣợc sử dụng đƣợc tính bằng tổng chi phí cho các loại
thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc dƣỡng. Đơn vị tính là 1.000
đồng/1.000m2/đợt. Do thực tế lƣợng thuốc nông dân sử dụng quá nhiều loại khác
nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng là không đồng nhất (thuốc bột
tính bằng gam, thuốc nƣớc tính bằng ml). Chính vì thế việc đƣa nồng độ nguyên
chất của các loại thuốc nông dƣợc là rất phức tạp nên chi phí bằng tiền cho thuốc
nông dƣợc có thể là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tƣơng đồng giữa các
nông hộ.
X5: Lƣợng giống mà nông hộ gieo trồng, lƣợng giống ảnh hƣởng đến mật độ.

Lƣợng giống đƣợc tính bằng kg/1.000m2/đợt.
X6: Tuổi của nông hộ.
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi và
hƣớng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh
doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao
động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là
“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có
thể đƣợc đo lƣờng theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí đƣợc gọi
là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244-NXB từ điển Bách
khoa Hà Nội, 2001).
Theo Farrell (1957, trang 6), “Hiệu quả đƣợc định nghĩa là khả năng sản xuất
ra một mức đầu ra cho trƣớc từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của
một nhà sản xuất riêng lẻ có thể đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa chi phí tối thiểu và
chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trƣớc đó”.
2.1.3.2 Hiệu quả sản xuất

11


Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi ngƣời “Kết
quả nhƣ yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” Viện ngôn ngữ học Từ điển Tiếng
Việt (2002, Trang 440).
Trong sản xuất kinh doanh thƣờng phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử
dụng nguồn lực sản xuất vì thế hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu tiên
các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử
dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất với chi phí thấp nhất; sản xuất đủ để đáp ứng nhu

cầu của thị trƣờng. Hiệu quả là một thuật ngữ tƣơng đối và luôn liên quan đến một
vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản
xuất thì ngƣời ta thƣờng đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả
chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối.
2.1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là mức sản lƣợng tối đa có thể đạt đƣợc ở một mức chi phí
nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ kỹ thuật sản xuất khác nhau
(Ellis, 1993)
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra số lƣợng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc xem là một phần của
hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì trƣớc hết phải đạt đƣợc
hiệu quả kỹ thuật. Trong trƣờng hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải
sản xuất ra mức sản lƣợng tối đa tƣơng ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói
cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo
ra mức sản lƣợng nhất định.
2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Khái niệm chi phí
- Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để
tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất
định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí là do sự
biến đổi của biến phí. Khi sản lƣợng bằng không đồng nghĩa với việc không sản
xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi. Chi phí cố
định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong quá trình sản

12



xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất vẫn phải chịu chi
phí này.
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự tăng
giảm của sản lƣợng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản phí này khi
ngừng sản xuất.
2.1.4.2 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu đƣợc do tiêu thụ sản
phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận đƣợc sau khi bán sản phẩm. Hay nói
cách khác doanh thu chính bằng sản lƣợng hành tím thƣơng phẩm khi tiêu thụ nhân
với giá bán.
Doanh thu = Sản lƣợng x Đơn giá
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận
có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).
+ Nếu lợi nhuận > 0 thì đánh giá mô hình sản xuất có hiệu quả.
+ Nếu lợi nhuận < 0 thì đánh giá mô hình sản xuất chƣa hiệu quả.
2.1.4.4 Khái niệm thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chƣa tính
công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi, chi phí cố
định, thuế (nếu có).
Thu nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra
để chăm sóc cây trồng.
Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản xuất = (Số giờ chăm sóc cây
trồng hàng ngày * Số ngày tham gia sản xuất trong một đợt). Sau đó quy đổi thành
ngày công lao động, một ngày bằng 8 giờ.
2.1.4.5 Các chỉ tiêu tài chính khác

- Doanh thu trên chi phí
13


×