Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

thực trạng thanh toán quốc tế bằng l c tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng việt nam – chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

Họ và Tên: VŨ NGỌC GIÀU

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Tháng 12 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

Họ và Tên: VŨ NGỌC GIÀU
MSSV: 4114746

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 53240120


Giáo viên hƣớng dẫn: Đinh Thị Lệ Trinh

Tháng 12 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Với những kết quả đạt được như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản
thân em mà còn sự đóng góp to lớn của các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt tất cả
những kiến thức cho em. Cùng với những kiến thức tích lũy trong thời gian học
tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ cộng với thực tế mà em học được
trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh Cần Thơ đã giúp em dần hoàn thiện kiến thức của mình. Nhưng thực tế
thì khá phức tạp và đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn cao. Vì vậy, đối với
một sinh viên chưa có kiến thức nhiều về thực tế như em cần phải học hỏi và
trao dồi nhiều hơn nữa.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ cùng
các quý thầy cô đã dạy dỗ, tạo điều kiện tốt cho em học tập, nghiên cứu tại
trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Đinh Thị Lệ Trinh đã
tận tình chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ đặc biệt là các Anh/chị phòng Khách hàng
doanh nghiệp đã tạo điều kiện cũng như chỉ dẫn nhiệt tình cho em những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng.

Cần Thơ, Ngày…..tháng….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Vũ Ngọc Giàu



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
tập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, Ngày…..tháng…..năm 2014
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Ngọc Giàu

i


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Cần Thơ, Ngày……tháng……năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Cần Thơ, Ngày…..tháng…..năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đinh Thị Lệ Trinh


iii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
Cần Thơ, Ngày…..tháng…..năm 2014
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

iv


MỤC LỤC

……….……….
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU............................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................ 1
1.1.2 Căn cứ thực tiễn ............................................................................................. 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung: .............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ....................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................... 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................ 3
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................................. 5
2.1.1 Khát quát chung về thanh toán quốc tế .................................................... 5
2.1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 5
2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa ..................................................................................................................... 5
2.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động TTQT................ 5
2.1.2 Khái quát chung về phƣơng thức thanh toán L/C ................................. 6
2.1.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 6
2.1.2.2 Đặc điểm của L/C ........................................................................................ 7
2.1.2.3 Nội dung của L/C.......................................................................................11
2.1.2.4 Phân loại L/C..............................................................................................12
2.1.2.5 Chức năng của L/C ...................................................................................16
2.1.2.6 Vai trò của L/C ...........................................................................................17


v


2.1.2.7 Các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân
hàng thƣơng mại.....................................................................................................18
2.1.2.8 Các chứng từ thƣờng đƣợc sử dụng trong kinh doanh xuất nhập
khẩu...........................................................................................................................19
2.1.2.9 Những phƣơng tiện thanh toán quốc tế ................................................20
2.1.3 Các điều kiện và văn bản áp dụng khi TTQT bằng L/C.....................22
2.1.3.1 Các điều kiện ..............................................................................................22
2.1.3.2 Các văn bản áp dụng .................................................................................23
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C .........24
2.1.4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................................24
2.1.4.2 Doanh số thanh toán quốc tế ...................................................................24
2.1.4.3 Thu nhập từ hoạt động TTQT .................................................................24
2.1.4.4 Chi phí hoạt động TTQT ..........................................................................25
2.1.5 Giới thiệu sơ lƣợc về SWIFT (Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication – Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân
hàng toàn thế giới) .................................................................................................25
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................25
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................25
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu..................................................................25
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................28
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................28
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................28
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát tri ển .........................................................28
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.........................................................29

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận ...........................................30
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức............................................................................................30
3.1.3.2 Chức năng của từng bộ phận ..................................................................31

vi


3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2011 – SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014........32
3.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2011- 6T2014 ......................32
3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động ...............................37
3.2.2.1 Thuận lợi .....................................................................................................37
3.2.2.2 Khó khăn .....................................................................................................39
3.2.2.3 Phƣơng hƣớng hoạt động của NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................................40
CHƢƠNG 4 .............................................................................................................42
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ.......................................................................42
4.1 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH CẦN THƠ...............................................................................................42
4.1.1 Quy trình thanh toán L/C hàng XK và NK t ại Vietinbank – CT .....42
4.1.1.1 Quy trình thanh toán L/C hàng nhập khẩu ..........................................42
4.1.1.2 Quy trình thanh toán L/C hàng xuất khẩu ...........................................45
4.1.1.3 Ƣu và nhƣợc điểm của quy trình TTQT bằng L/C ..............................47
4.1.2 Tổng quan về tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ và các yếu tố
ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng thức thanh toán của DN..................48
4.1.3 Thực trạng TTQT bằng L/C xuất khẩu và nhập khẩu tại Ngân hàng

TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ................................53
4.1.4 So sánh việc nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C xuất khẩu và
L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ .................................................................................58
4.1.5 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo từng thị trƣờng ........59
4.1.6 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo khách hàng ...............62
4.1.7 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo mặt hàng ...................65

vii


4.1.8 So sánh phí thanh toán L/C của Vietinbank – Cần Thơ so với một số
ngân hàng khác trên địa bàn TP. Cần Thơ .....................................................68
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG
L/C TẠI NH TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN
THƠ ..........................................................................................................................70
4.2.1 Nhân tố chủ quan .........................................................................................70
4.2.1.1 Tích cực .......................................................................................................70
4.2.1.2 Tiêu cực .......................................................................................................71
4.2.2 Nhân tố khách quan ....................................................................................72
4.2.2.1 Tích cực .......................................................................................................72
4.2.2.2 Tiêu cực .......................................................................................................73
4.3 PHÂN TÍCH SWOT .......................................................................................73
CHƢƠNG 5 .............................................................................................................80
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ...........80
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN...............................................80
5.2 GIẢI PHÁP.......................................................................................................81
5.2.1 Hoàn thiện chuỗi quy trình giữa các nghiệp vụ liên quan đến hoạt

động thanh toán quốc tế .......................................................................................81
5.2.2 Đẩy mạnh tài trợ XNK ...............................................................................82
5.2.3 Dự trữ đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu TTQT .....................................83
5.2.4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái bằng các giao dịch ngoại hối phái
sinh ............................................................................................................................83
5.2.5 Xây dựng chính sách KH và đẩy mạnh hoạt động marketing...........84
5.2.6 Đa dạng hóa các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại Vietinbank
– CT...........................................................................................................................85
5.2.7 Xác định mức kỹ quỹ, mức chiết khấu hợp lý và đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ...........................................................................................................86
5.2.8 Rút ngắn các công đo ạn xử lý hồ sơ.........................................................86
5.2.9 Giải pháp về nguồn nhân lực của ngân hàng ........................................87
viii


CHƢƠNG 6 .............................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................89
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................89
6.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................89
6.2.1 Đối với các cấp có thẩm quyền ở Cần Thơ.............................................89
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ....................................................................89
6.2.3 Đối với Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ...............................................................................................90
6.2.4 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ....................................................91
6.2.5 Đối với các nghiên cứu sau.........................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................93
PHỤ LỤC 1: BIỂU PHÍ TTQT CỦA VIETINBANK – CT ........................95
PHỤ LỤC 2: BIỂU PHÍ TTQT CỦA EXIMBANK – CT ............................97
PHỤ LỤC 3: BIỂU PHÍ TTQT CỦA VIETCOMBANK – CT...................99
PHỤ LỤC 4: TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI L/C CỦA

VIETINBANK ..................................................................................................... 101
PHỤC LỤC 5: KIM NGẠCH XNK CỦA CẦN THƠ VÀ TTQT CỦA
VIETCOMBANK, EXIMBANK VÀ VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN
THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6T2014................................................................... 103

ix


DANH SÁCH BẢNG
……….……….
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 6T2014 ................33
Bảng 4.1 Tình hình TTQT tại VietinBank – CT giai đoạn 2011 –6 tháng đầu
năm 2014...................................................................................................................49
Bảng 4.2 Tiêu chí lựa chọn phương thức TTQT của DN XNK.........................53
Bảng 4.3 Số món và doanh số thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu...........54
Bảng 4.4: Doanh số và số món TTQT bằng L/C theo thị trường giao dịch giai
đoạn 2011 – 6T2014 ................................................................................................60
Bảng 4.5: Tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C theo khách hàng .................63
Bảng 4.6: Doanh số và số món thanh toán bằng L/C theo mặt hàng giai đoạn
2011 – 6T2014 .........................................................................................................66
Bảng 4.7 Biểu phí thanh toán L/C của VietinBank so với VietcomBank và
EximBank ở Cần Thơ năm 2011 – 6T2014..........................................................69
Bảng 4.8 Doanh số thanh toán XNK của Vietinbank, Vietcombank, Eximbank
Cần Thơ giai đoạn 2011- 6T2014 ..........................................................................72
Bảng 4.9 Thị phần TTQT bằng L/C tại Cần Thơ giai đo ạn 2011 – 6T2014 ....75
Bảng 4.10 Kim ngạch XNK của Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6T2014 ...............77
Bảng 4.11 Tỷ trọng của doanh số thanh toán XNK của Vietinbank – CT so với
kim ngạch XNK của CT giai đoạn 2011 – 2013..................................................77

x



DANH SÁCH HÌNH
……….……….
Hình 2.1 Quy trình nghiệp vụ của NH thông báo L/C .......................................... 9
Hình 2.2 Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ ......................................10
Hình 2.3 Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang ...................................14
Hình 2.4 Quy trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang có xác nhận .............15
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng VietinBank Cần Thơ ..........................30
Hình 4.1: Tỷ trọng TTQT theo từng phương thức của Vietinbank – CT giai
đoạn 2011 – 6T2014 ................................................................................................50
Hình 4.2 : Tỷ trọng thanh toán bằng L/C XK và NK của Vietinbank – CT giai
đoạn 2011 – 6T2014 ................................................................................................55

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NH

Ngân hàng

VietinBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

TMCP

Thương mại cổ phần


L/C

Thư tín dụng

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

DN

Doanh nghiệp

BCT


Bộ chứng từ

eUCP

Supplement To The Uniform Customs and Practice For
Documentary Credit For Electronic Presentation

ISBP

International Standard Banking Practice Under Documentary
Credit

L/C

Letter of Credit

TF

Trade Finance

SWIFT

Society
for
Telecommunication

UCP

Uniform Customs and Practice or Documentary Credit


URR

Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under

Worldwide

Documentary Credit

xii

Interbank

Financial


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
……….……….
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động
kinh tế nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng.
Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại,
hoạt động thanh toán quốc tế các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò
quan trọng, nó không những được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ
kinh tế đối ngoại giữa các nước trên thế giới mà còn hỗ trợ đắc lực cho DN
trong việc tài trợ vốn cũng như hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Trong những năm qua, hoạt động TTQT ngày càng chiếm vai trò quan
trong trong hoạt động kinh tế của quốc gia cũng như các NHTM và cả với

VietinBank. Nhận thức được điều đó, VietinBank nói chung và Vietinbank
Chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã không ngừng đổi mới và nâng cao nghiệp vụ
thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách
kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động
XNK ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán quốc tế ngày càng
được phát triển và hoàn thiện hơn. Sau quá trình tìm hiểu và thời gian thực tập
tại phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, tôi nhận thấy phương thức tín dụng chứng từ
có giá trị ngày càng giảm, trong khi trước đó thì đây chính là phương thức
thanh toán được áp dụng phổ biến đối các các DN kinh doanh XNK để mua
bán với đối tác của mình, đặc biệt là những đối tác mới với mong muốn mở
rộng thị trường của mình, vì nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người
bán hàng đảm bảo nhận được tiền, người mua nhận được hàng và có trách
nhiệm thanh toán tiền hàng. Đây là phương thức tín dụng quốc tế an toàn nhất
hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Công Thƣơng Vi ệt
Nam - chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014”,
nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động TTQT tại phòng Khách hàng doanh nghiệp,
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Cần

Trang 1


Thơ. Đồng thời tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện
phương thức Tín dụng chứng từ tại đây.

hoạt động TTQT bằng


1.1.2 Căn cứ thực tiễn
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một thành phố
lớn nhất ở Đồng bằng sông cửu long, cũng chính vì thế mà ở Thành phố Cần
Thơ các hoạt động về kinh tế rất năng động và phát triển với nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa từ 1,3 tỷ USD (năm 2011) tăng lên 1,5 tỷ USD (năm 2013) và tính đến 6
tháng đầu năm 2014 là khoảng 505,49 triệu USD. Tình hình chung của kinh tế
trong những năm gần đây có không ít biến động nhưng kim ngạch xuất nhập
khẩu vẫn không ngừng tăng qua các năm vì vậy nhu cầu của các DN về thanh
toán quốc tế vẫn rất cần thiết.
Là một trong những ngân hàng có uy tín và được thành lập từ lâu trong
hệ thống ngân hàng thương mại quốc gia, ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ đã nhận thấy được nhu cầu cấp thiết đó của
các doanh nghiệp nên đã phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ TTQT của
mình, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu đang hoạt động ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận khác.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng TTQT bằng L/C tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- sáu tháng đầu năm
2014, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và phòng
ngừa rủi ro trong TTQT bằng L/C.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động TTQT và TTQT bằng L/C tại
Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – sáu tháng
đầu năm 2014.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Ngân Hàng
VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động TTQT bằng L/C.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả TTQT bằng L/C và hạn

chế các rủi ro trong quá trình thực hiện.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Trang 2


Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Cần Thơ, trong thời gian từ 11/08/2014 đến 17/11/2014.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu
năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng TTQT bằng L/C tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đoàn Thị Hoàng Yến (2012) luận văn tốt nghiệp: “ Phân tích các hoạt
động thanh toán quốc tế tại VietinBank chi nhánh Cần Thơ”, Khoa Kinh tế QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung của đề tài là phân tích khá chi tiết
hoạt động chuyển tiền, nhờ thu, hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và so
sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng phương thức thanh toán XNK của
VietinBank chi nhánh Cần Thơ.
Huỳnh Ngọc Huệ (2010) luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ”, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại Học
Cần Thơ. Tác giả phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo từng phương
thức dựa vào kết quả hoạt động thanh toác quốc tế tại BIDV qua 3 năm 2007 –
2009 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thanh
toán quốc tế của các DN XNK, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
Huỳnh Huyền Trân (2012) luận văn tốt nghiệp: “ Phân tích hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần

Thơ”, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích
thực trạng TTQT theo từng phương thức: tín dụng chứng từ, phương thức nhờ
thu, phương thức chuyển tiền và các nhân tố ảnh hưởng đến TTQT tại BIDV –
Chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Cần Thơ.
Tuy là hai NH khác nhau là BIDV và VietinBank sẽ có những khác biệt
lớn, tuy nhiên nó đều thuộc chung một thị trường đó là ở Cần Thơ và đặc thù
của hoạt động TTQT là giống nhau về mặt bản chất nên việc tham khảo bài
viết trên để làm cơ sở cho đề tài “Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn
2011 - 6 tháng đầu năm 2014” là hợp lý.
Trang 3


Vương Thanh Lâm (2013) luận văn tốt nghiệp: “ Phân tích hoạt động
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Tây Đô”, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích
tình hình TTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến TTQT tại VietinBank – Chi
nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010 -2012.
Điểm mới và khác biệt của đề tài: “Thực trạng thanh toán quốc tế bằng
L/C tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014”
- Chỉ ra thực trạng TTQT của Ngân hàng theo từng ngành, từng vùng
lãnh thổ cụ thể.
- So sánh phí dịch vụ của VietinBank Cần Thơ với một số NH khác có
chi nhánh ở Cần Thơ.
- So sánh tỷ trọng của nghiệp vụ TTQT bằng L/C so với các phương thức
khác và trong tổng của của hoạt động TTQT. So sánh thị phần của Vietinbank
– CT với một số NH khác trong địa bàn. Rút ra những nguyên nhân và rủi ro
trong TTQT bằng L/C của Ngân hàng.

- Từ đó kết hợp với những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng trong
TTQT bằng L/C để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
TTQT bằng L/C tại Ngân hàng.

Trang 4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
……….……….
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khát quát chung về thanh toán quốc tế
2.1.1.1 Khái niệm
Thanh toán quốc tế được rất nhiều tác giả, nhiều nhà kinh tế định nghĩa,
mỗi người có cách định nghĩa khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì lại giống
nhau. Theo Đinh Xuân Trình (2006) thì: “Thanh toán quốc tế là việc chi trả
bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hóa giữa các tổ chức hay cá
nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một số quốc
gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước
liên quan”.
2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa
Đối với nền kinh tế: TTQT góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh
tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc
tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.
Đối với các DN XNK: TTQT phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa
và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đối với các ngân hàng thương mại: TTQT tạo doanh thu dịch vụ, thúc
đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
2.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động TTQT

Có rất nhiều tác giả bàn về vai trò của NHTM trong hoạt động TTQT
nên cũng có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chung quy lại thì các ý kiến đó
tương đối giống nhau, và ý kiến được nhiều tác giả cũng như các nhà kinh tế
đồng quan điểm nhiều nhất là của tác giả Đinh Xuân Trình (2006), theo đó thì
NHTM có một số vai trò như sau
a) Đối với hoạt động ngoại thương
Là cầu nối trung gian thanh toán giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau.
Tiến hành thanh toán theo yêu cầu và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong
giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật

Trang 5


nghiệp vụ TTQT, từ đó hạn chế rủi ro và tăng sự tin tưởng cho khách hàng
trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài.
Thực hiện tài trợ XNK cho khách hàng một cách chủ động và tích cực
khi khách hàng không đủ năng lực về vốn trong quá trình thực hiện TTQT.
Là nhà cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính
nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, cung
cấp các phương án lựa chọn phương pháp thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ
xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên mua bán, từ đó
thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế.
b) Đối với nhà nhập khẩu
Tìm kiếm những nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài.
Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà
nhập khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
Kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu.
Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế.
c) Đối với nhà xuất khẩu

Tìm kiếm những nhà nhập khẩu nước ngoài.
Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà
xuất khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế.
Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa nhà xuất khẩu.
2.1.2 Khái quát chung về phƣơng thức thanh toán L/C
2.1.2.1 Khái niệm
Thư tín dụng (Letter of Credit – viết tắt là L/C) là một hình thức mà ngân
hàng thay mặt người nhập khẩu/người nhận hàng hóa cam kết với người xuất
khẩu/người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người
xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp với
quy định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu/người
nhận hàng hóa (Đinh Xuân Trình, 2006).
L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi
được thiết lập thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Tính
chất độc lập của L/C được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của NH đối với người
Trang 6


hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu), không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người
mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà
xuất khẩu trình và nội dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán.
Việc thanh toán của NH không phụ thuộc vào hiện trạng của hàng hóa. Nếu
thực trạng của hàng hóa không đúng với chứng từ thì hai bên mua và bên bán
phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua không thanh
toán tiền cho người bán thì NH vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho
người bán, thực hiện đầy đủ và đúng các điều khoản đã được quy định trong
L/C. Vì vậy, Ngân hàng sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: đề
nghị ký quỹ, vay vốn…tùy theo khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng,
NH có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do giám đốc từng địa

bàn NH công bố trong từng thời kỳ cụ thể.
2.1.2.2 Đặc điểm của L/C
Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng
từ, không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ.
L/C phải chỉ rõ là L/C hủy ngang hoặc không hủy ngang, nếu không chỉ
rõ thì nó sẽ ngầm được hiểu là L/C không hủy ngang.
Theo TS.Đinh Xuân Trình (2006) thì L/C có một số đặc điểm sau:
a) Các bên tham gia
Người xin mở thư tín dụng (The applicant for credit): là người mua hay
tổ chức nhập khẩu.
* Nhiệm vụ và quyền lợi của người xin mở L/C:
- Làm đơn đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gởi tới NH.
- Ký quỹ (nếu ngân hàng yêu cầu).
- Thanh toán phí dịch vụ NH: phí mở L/C, phí chỉnh sửa L/C…
- Kết hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của BCT thanh toán do
người xuất khẩu gởi tới.
- Có quyền từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng L/C.
- Nhận hàng (nếu có).
Người hưởng lợi từ L/C: là người bán, người XK hàng hóa hoặc người
khác do người XK chỉ định.
* Nhiệm vụ của người hưởng lợi:

Trang 7


- Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện của các nội dung
trong L/C và có thể đề nghị điều chỉnh nội dung của L/C khi cần thiết.
- Giao hàng đúng theo quy định của L/C.
- Lập BCT thanh toán xuất trình cho NH theo đúng quy định của L/C.
- Trả các phí dịch vụ NH: phí thông báo L/C, phí chỉnh sửa L/C, phí kiểm

tra BCT…
* Quyền lợi của người hưởng lợi:
- Từ chối giao hàng nếu nội dung của L/C khác với nội dung hợp đồng
ngoại thương đã thỏa thuận gây thiệt hại cho người XK và người XK đã đề
nghị điều chỉnh L/C nhưng không được đáp ứng.
- Quyền được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế người mình hưởng
lợi L/C.
Ngân hàng phát hành(The issuing/ opening bank): là NH phục vụ cho
người NK, ở bên nước người NK, cung cấp tín dụng cho nhà NK và là NH
thường được hai bên NK và XK thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong
hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước thì người NK có quyền
lựa chọn.
* Nhiệm vụ của NH phát hành bao gồm:
- Yêu cầu người mở L/C làm đúng theo thủ tục của NH và ký qũy (nếu
có) để đảm bảo thanh toán cho NH.
- Phát hành L/C theo nội dung của người mở L/C, thông báo đến người
hưởng lợi thông qua NH đại ký ở nước người XK.
- Sẽ điều chỉnh L/C khi có yêu cầu và kiểm tra tính hợp lệ của BCT
thanh toán do người XK gởi tới.
- Yêu cầu nhà NK thanh toán tiền và sẽ thanh toán tiền cho người hưởng
lợi nếu BCT của nhà XK đúng với quy định trong L/C.
* Quyền lợi của NH phát hành:
- Hưởng lợi từ phí dịch vụ của ngân hàng từ 0,125% đến 0,5% trên trị giá
của L/C.
- Ngân hàng được miễn trách nhiệm khi gặp trường hợp bất khả kháng:
chiến tranh, hỏa hoạn, động đất, bão…
- Từ chối thanh toán nếu BCT không hợp lệ.

Trang 8



Ngân hàng thông báo(The advising bank): là NH phục vụ người XK,
thông báo cho người XK biết L/C đã mở. NH này thường ở nước người XK và
có thể là NH chi nhánh hoặc đại lý của NH phát hành L/C.
* Nhiệm vụ của NH thông báo:
- Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển nó tới người XK một cách kịp thời.
- Đánh giá tính hợp lệ của BCT và sau đó chuyển tới NH phát hành.
- Thanh toán tiền cho người XK nếu được ủy quyền thanh toán.
Quyền lợi của NH thông báo: Được hưởng phí dịch vụ NH.

Tiếp nhận L/C và

Thông báo L/C

Tiếp nhận và kiểm

kiểm tra L/C

đến nhà NK

tra BCT

Không hợp lệ

Trả lại BCT cho nhà XK

Hỗ trợ hoàn thiện BCT

Hợp lệ


Chuyển BCT đến NH mở
L/C. Thanh toán

Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006

Hình 2.1 Quy trình nghiệp vụ của NH thông báo L/C
Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức
thanh toán này:
Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là NH xác nhận trách nhiệm
của mình sẽ cùng NH mở L/C, bảo đảm việc trả tiền cho người XK trong
trường hợp NH mở L/C không đủ khả năng thanh toán. NH xác nhận có thể là
NH thông báo L/C hay là một NH khác do người XK yêu cầu. Thường là một
NH lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là NH mở L/C hoặc là
một NH khác được NH mở L/C chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay
chiết khấu hối phiếu cho người XK.
Trang 9


Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là NH đứng ra thương
lượng cho BCT và thường là NH thông báo L/C. Trường hợp L/C quy định
thương lượng tự do thì bất kỳ NH nào cũng có thể là NH thương lượng. Tuy
nhiên, có trường hợp L/C quy định thương lượng tại một NH nhất định.
Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank), NH chỉ định (The
nominated bank), NH hoàn trả (The reimbursing bank), NH đòi tiền (The
claiming bank), NH chấp nhận (The accepting bank), NH chuyển chứng từ
(The remitting bank)
b) Quy trình thanh toán
(3)
Người nhập khẩu

(Applicant)

(2)

(9)

Người xuất khẩu

(7)

(Benificiary)

(8)

(10)

(4)

(6)

(8)

NH phát hành

(1)

NH thông báo

(Issuing Bank)


(5)

(Advising Bank)

Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006

Hình 2.2 Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ
Chú thích
(1) Người NK và người XK ký kết hợp đồng thương mại, trong đó phương
thức thanh toán là tín dụng chứng từ.
(2) Người NK căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại NH
phục vụ mình cho người XK thụ hưởng.
(3)Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người NK sẽ mở L/C và chuyển L/C
sang NH thông báo để báo cho người XK biết.
(4) Ngân hàng thông báo L/C sẽ thông báo cho người XK biết rằng L/C đã
mở.
(5) Người XK nếu chấp nhận nội dung của L/C đã mở sẽ tiến hành giao hàng,
nếu không sẽ đề nghị NH phát hành điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trang 10


×