Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I 50 năm xây dựng và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 73 trang )

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
50 năm xây dựng và phát triển
BAN BIÊN TẬP
Tổng biên tập:

TS. Phan Thị Vân, Viện trưởng

Phó tổng biên tập:

TS. Nguyễn Hữu Ninh, Phó Viện trưởng
TS. Nguyễn Quang Huy - Phó Viện trưởng

BAN SOẠN THẢO
Trưởng ban:

ThS. Trần Thế Mưu, Phó Viện trưởng

Phó trưởng ban:

KS. Nguyễn Tiến Sỹ, Phó Bí thư Đảng ủy

Thành viên:

ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa
ThS. Vũ Thị Ngọc Liên
ThS. Trần Văn Chí
ThS. Đinh Văn Thành
TS. Nguyễn Văn Tiến
ThS. Kim Thị Thoa
CN. Hoàng Thu Thủy
CN. Trần Thị Minh Hậu


CN. Nguyễn Tiến Dũng
CN. Phạm Thị Kim Thoa
CN. Mai Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................. ii
Lời nói đầu .................................................................................... 1
PHẦN 1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN
NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I ............................. 2
1. Các đơn vị tiền thân của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I ........................................................................................... 2
2. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I ............................... 5
PHẦN 2. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC THỜI KỲ .... 15
1. Giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1982 ................................ 15
Khoa học và công nghệ ...................................................... 15
Khuyến ngư và chuyển giao công nghệ .............................. 18
Hợp tác trong nước và quốc tế ........................................... 18
Đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 19
2. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2013 ................................ 19
Khoa học và công nghệ ...................................................... 20
Khuyến ngư và chuyển giao công nghệ .............................. 25
Hợp tác trong nước và quốc tế ........................................... 27
Đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 30
3. Những phần thưởng cao quý được Nhà nước trao tặng ...... 32
PHẦN 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN I ............. 33
1. Nghiên cứu .......................................................................... 33
2. Chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác ...................... 35
3. Đào tạo, tập huấn ................................................................ 36
4. Hợp tác trong nước và quốc tế ............................................ 37

PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................... 38


DANH MỤC VIẾT TẮT
ACIAR

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ốtxtrâylia

AECID

Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha

AIDA

Tổ chức phi Chính phủ Tây Ban Nha

AIT

Học viện Công nghệ Châu Á

AusAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Ốtxtrâylia

DANIDA

Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch

DFID


Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

EU

Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc

ICLARM

Trung tâm Quốc tế Quản lý Nguồn lợi Thủy sinh

NACA

Mạng lưới các Trung tâm Thủy sản Châu Á

NORAD

Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

SIDA

Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc


VIFOTEC

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam


Lời nói đầu
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I có tiền thân là
Trạm Nghiên cứu Cá nước ngọt từ năm 1963 tại Đình Bảng
- Tiên Sơn - Hà Bắc (nay là Từ Sơn - Bắc Ninh). Sau 50
năm xây dựng và phát triển, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I đã trở thành tổ chức khoa học công nghệ công
lập đầu ngành, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên
trường Quốc tế.
Qua các thời kỳ phát triển của Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản I, nhiều thế hệ cán bộ, viên chức và lao động
của Viện đã khắc phục khó khăn, nỗ lực lao động và đóng
góp nhiều công sức xây dựng và phát triển Viện. Chúng tôi
vô cùng trân trọng những truyền thống tốt đẹp của các thế
hệ đi trước, nỗ lực phấn đấu nhằm xứng đáng là Đơn vị Anh
hùng thời kỳ đổi mới.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I (1963-2013), chúng tôi biên soạn
và xuất bản cuốn sách: “Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I - 50 năm Xây dựng và Phát triển”. Cuốn sách ghi lại
quá trình thành lập, phát triển và những thành tựu đạt được
qua các giai đoạn, cũng như định hướng phát triển trong
những năm tới. Trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn
sách này, tập thể các tác giả đã dày công sưu tầm, kiểm
chứng các tư liệu lịch sử để hoàn thành cuốn sách với nỗ lực
cao nhất. Tuy nhiên, cuốn sách sẽ không tránh khỏi những

thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được những ý
kiến đóng góp của Quý độc giả để bổ sung và chỉnh sửa cho
những lần tái bản tới.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng ủy và Ban Lãnh đạo
Viện, tôi xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn các thế hệ viên
chức lao động của Viện qua các thời kỳ, cũng như sự giúp
đỡ và hợp tác của các tổ chức trong và ngoài nước.
VIỆN TRƯỞNG
TS. Phan Thị Vân
1


PHẦN 1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I
1. Các đơn vị tiền thân của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I
Năm 1961, từ cơ sở là trại cá Cổ Bi và trại cá Hà Trì Hà Đông (Hà Nội), Trạm Nghiên cứu Cá nước ngọt được
thành lập và xây dựng trên 8,38 ha đất tại xã Đình Bảng,
huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh). Sau thời gian xây dựng, Trạm Nghiên cứu Cá nước
ngọt Đình Bảng (Trạm) đã đi vào hoạt động vào năm 1963.
Nhiệm vụ chính của Trạm lúc này là điều tra cơ bản sông
ngòi, hồ chứa, ao đầm nước ngọt toàn miền Bắc và sản xuất
giống một số loài cá truyền thống hiện có tại địa phương
như cá Mè, cá Trôi, cá Trắm, cá Chép, cá Rô phi đen,…
Tháng 8/1964, Mỹ đánh phá miền Bắc, hoạt động
nghiên cứu của Trạm cũng vì thế trải qua nhiều khó khăn,
cán bộ công nhân viên đã đi vào các tỉnh khu 4, vùng chiến
tranh ác liệt để làm nhiệm vụ điều tra cơ bản về sông ngòi,
ao đầm nước ngọt. Một số công nhân, viên chức đã được

điều động nhập ngũ, tham gia chiến đấu. Trong thời kỳ này,
Trạm bị máy bay Đế quốc Mỹ đánh bom làm một người
chết, ba người bị thương và gây thiệt hại nhiều tài sản, cơ sở
vật chất. Thời điểm đó, số cán bộ công nhân viên chức chỉ
có hơn 50 người, KS. Ngô Quang Phẩm giữ chức vụ Trạm
trưởng. Lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học bao gồm
một số kỹ sư được đào tạo từ Trung Quốc và cán bộ được
đào tạo tại các trường Đại học và Trung cấp trong và ngoài
2


nước. Sau năm 1971, số cán bộ nghiên cứu đã được bổ sung
04 Tiến sỹ và TS. Hà Ký giữ chức vụ Trạm trưởng.
Ngày 16/01/1977, Bộ Nông nghiệp ra Quyết định số 24
NN-TC/QĐ về việc nâng cấp Trạm Nghiên cứu Cá nước
ngọt thành Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Nội địa nhằm
mở rộng nhiệm vụ hoạt động. Ngày 14/01/1980, Bộ Hải sản
đã ra Quyết định số 5145/QĐ về việc quy định lại nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu
Thủy sản Nội địa (Trung tâm) như sau:
Nhiệm vụ - quyền hạn:


Tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật
nuôi và khai thác thủy, đặc sản nước ngọt trong phạm vi
lãnh thổ từ vĩ tuyến 16 trở ra theo đúng chính sách, chế
độ Nhà nước và chủ trương, phương hướng của Bộ. Chủ
trì trong việc sản xuất thử và hướng dẫn áp dụng thử
hoặc áp dụng lần đầu vào sản xuất những kết quả nghiên
cứu, thực nghiệm của Trung tâm.




Tổ chức điều tra thủy đặc sản (diện tích, điều kiện nuôi,
ngư loại, đặc tính sinh học,…) theo kế hoạch của Bộ.
Xâu đầu mối, tổng hợp tình hình, số liệu điều tra thủy,
đặc sản của các đơn vị và địa phương để phục vụ cho
quy hoạch của ngành.



Nghiên cứu các biện pháp: Bảo vệ môi trường, phòng
chống bệnh cá và cơ giới hóa từng bước nghề nuôi và
khai thác thủy đặc sản nội địa.



Thực hiện có hiệu quả, đúng chính sách, chế độ Nhà
nước kế hoạch hợp tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật
3


nuôi thủy, đặc sản với các cơ quan trong và ngoài nước
được Bộ phân công.


Xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật về điều tra, nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học - kỹ thuật nuôi thủy, đặc sản.




Tham gia đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành.



Tổ chức thông tin khoa học kỹ thuật trong nội bộ Trung
tâm, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời những thành tựu
khoa học kỹ thuật nuôi thủy, đặc sản trong và ngoài
nước.



Sử dụng có hiệu quả các loại vật tư, thiết bị, lao động,
tiền lương được giao.



Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.

Cơ cấu tổ chức:
Trung tâm có Giám đốc phụ trách theo chế độ Thủ
trưởng và các Phó Giám đốc giúp việc. TS. Phạm Thế giữ
chức vụ Giám đốc Trung tâm, TS. Nguyễn Văn Thuần và
KS. Nguyễn Đăng Viễn giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung
tâm
Tổ chức các phòng, đơn vị như sau:
-


Phòng Kỹ thuật giống

-

Phòng Kỹ thuật nuôi

-

Phòng Thủy sinh - Thủy hóa

-

Phòng Sinh lý - Sinh hóa

-

Bộ môn Điều tra
4


-

Bộ môn Bệnh cá

-

Bộ môn Môi trường

-


Bộ môn Khai thác

-

Trại Thực nghiệm và sản xuất (kể cả Prolan B)

-

Phòng Kế hoạch - Vật tư

-

Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị

-

Tổ Kế toán - Tài vụ

-

Tổ Thông tin Khoa học Kỹ thuật (kể cả Thư viện)

2. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của ngành Nông
nghiệp, ngày 02 tháng 6 năm 1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng đã ra Quyết định số 150/CT về việc sửa đổi tổ chức
mạng lưới nghiên cứu nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Thủy sản.
Quyết định 150/CT nêu rõ: “Chuyển Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản (hiện ở Hải Phòng) lên Hà Bắc và hợp nhất
với Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Nội địa thành Viện

Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I”.
Ngày 19 tháng 8 năm 1983, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã
ra Quyết định số 434/TS-QĐ về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I, quyết định ghi rõ:
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (sau đây gọi tắt
là Viện I) là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật và nuôi
trồng thủy sản trực thuộc Bộ, có nhiệm vụ điều tra môi
trường và nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu khoa học kỹ thuật
về giống, nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến và bảo vệ
5


nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thực hiện sản xuất thử và
hướng dẫn áp dụng vào sản xuất những kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của Viện trong phạm vi các tỉnh từ Bình Trị
Thiên trở ra nhằm phát triển sản xuất trước mắt, đáp ứng
yêu cầu thực phẩm trong vùng.
Lãnh đạo Viện I gồm Viện trưởng TS. Phạm Mạnh
Tưởng và các Phó Viện trưởng là TS. Trần Mai Thiên và
KS. Nguyễn Đăng Viễn. Các phòng, đơn vị trực thuộc gồm:
- Phòng Nghiên cứu Môi trường và Bảo vệ Nguồn lợi
- Phòng Nghiên cứu Giống và Kỹ thuật Nuôi Thủy sản
- Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Khai thác và Bảo quản
- Phòng Thông tin - Khoa học Kỹ thuật
- Trại giống Trung tâm
- Trại sản xuất thử và một số trạm khác
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Phòng Kế toán - Tài vụ
- Phòng Tổ chức Nhân sự (Bao gồm Tổ chức Cán bộ và

Lao động tiền lương)
- Phòng Hành chính Quản trị.
Sau 10 năm hoạt động, tháng 2 năm 1993, Viện I đã
làm thủ tục đăng ký hoạt động khoa học công nghệ. Ngày
10 tháng 02 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường đã cấp giấy chứng nhận số 239 đăng ký hoạt
động Khoa học Công nghệ của Viện I. Theo đó, chức năng,
nhiệm vụ của Viện I đã được bổ sung đa dạng hơn, trong đó
chú trọng đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua
6


việc thực hiện chủ trương khuyến ngư của Nhà nước; chú
trọng hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ
chức trong và ngoài nước. Viện I mở rộng mối quan hệ với
các tổ chức Quốc tế như UNDP, FAO, ICLARM, NACA,
AIT, … tham gia đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.
Nhiệm vụ trọng tâm của Viện I được xác định là:
“Nghiên cứu - Khuyến ngư - Đào tạo”.
Cơ cấu tổ chức của Viện bao gồm: Viện trưởng là
TSKH. Trần Mai Thiên và 02 Phó Viện trưởng là TS. Lê
Thanh Lựu và KS. Thái Doãn Ứng. Viện có 103 cán bộ
công nhân viên chức, trong đó có 06 Tiến sỹ, 03 Thạc sỹ, 44
Kỹ sư, 21 Kỹ thuật viên và 29 Công nhân.
Các phòng ban và đơn vị như sau:


Phòng Nghiên cứu Giống: TS. Nguyễn Quốc Ân Quyền Trưởng phòng.




Phòng Kỹ thuật Nuôi: KS. Phạm Văn Trang - Quyền
Trưởng phòng.



Phòng Sinh học: TS. Lê Thanh Lựu - Quyền Trưởng
phòng.



Phòng Môi trường và Bảo vệ Nguồn lợi: TS. Nguyễn
Hữu Tường - Trưởng phòng.



Phòng Kế hoạch Tổng hợp: KS. Thái Doãn Ứng Trưởng phòng.



Phòng Kế toán - Tài vụ: CN. Nguyễn Thị Đồng - Quyền
Trưởng phòng.



Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị: KS. Phạm Văn Sỹ
- Quyền Trưởng phòng.
7





Phòng Thông tin - Khoa học: KS. Trần Văn Vỹ - Quyền
Trưởng phòng.



Trại giống Trung tâm: KS. Nguyễn Văn Ninh - Trại
trưởng.

Ngày 09 tháng 01 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Thủy sản ra
Quyết định số 823/QĐ-TCCB-LĐ cho phép Viện I mở rộng
phạm vi nghiên cứu, Quyết định ghi rõ: “Cho phép Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I được mở rộng phạm vi
nghiên cứu và thực nghiệm, thuần hóa, di giống một số đối
tượng thủy sản ở vùng nước ngọt ra vùng nước lợ, nước
mặn và ngược lại, nhằm đa dạng hóa giống nuôi, mở rộng
địa bàn nuôi các đối tượng thủy sản, đưa vào sản xuất…”.
Đây là mốc lịch sử quan trọng trong phát triển chức năng và
nhiệm vụ của Viện I.
Ngày 08 tháng 6 năm 2000, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã
ra Quyết định số 521/2000/QĐ-BTS về việc chuyển giao
nhiệm vụ nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (nước lợ và nước
mặn) của Viện Nghiên cứu Hải sản cho Viện I. Quyết định
ghi rõ: “Chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thực
nghiệm, kỹ thuật sản xuất giống và nghiên cứu kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản (nước mặn, nước lợ) kèm theo cơ sở nghiên
cứu (Trạm trại nghiên cứu thực nghiệm), trang thiết bị, hồ
sơ, tài liệu, mẫu vật, tiêu bản … và cán bộ, công nhân viên
có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về giống và công nghệ

nuôi trồng thủy sản của Viện Nghiên cứu Hải sản”. Kể từ
thời điểm này, nhiệm vụ và những thành tựu nghiên cứu
trong lĩnh vực nuôi thủy sản mặn, lợ của Viện I được thể
hiện rõ nét và nổi bật hơn.
8


Sau khi tổ chức bàn giao giữa 2 Viện, Viện I được bổ
sung thêm 24 cán bộ công nhân viên chức và 4 cơ sở,
phòng, trạm trại.
Từ năm 2001, Ban lãnh đạo Viện I gồm có Viện trưởng
- TS. Lê Thanh Lựu và các Phó Viện trưởng - TS. Phạm
Anh Tuấn và TS. Lê Xân.
Ngày 07 tháng 3 năm 2005: Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã
ra Quyết định số 09/2005/QĐ-BTS, quy định chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Viện I. Tiếp đó, ngày 30 tháng
7 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số
1042/QĐ-BTS về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Viện I
sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy
định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ và
quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Viện I như sau:
Chức năng:
Viện I là tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải
kinh phí thuộc Bộ Thủy sản, có chức năng nghiên cứu các
vấn đề về giống, nuôi trồng, bệnh, môi trường thủy sản, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nội địa và ven biển, công
nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất.
Nhiệm vụ:
 Xây dựng phương hướng nghiên cứu khoa học công

nghệ thuỷ sản, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ
thuật thuỷ sản dài hạn, 5 năm, hàng năm và tổ chức
thực hiện sau khi được Bộ Thủy sản phê duyệt;

9




Điều tra môi trường, nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven
biển, các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế nhằm xác
định tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ
sản của các vùng nước; xây dựng phương hướng phát
triển thuỷ sản nội địa và ven biển theo vùng lãnh thổ về
khai thác, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung

của ngành;
 Đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên nước lên
nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức mạng lưới quan trắc, cảnh
báo và dự báo môi trường phòng ngừa dịch bệnh thuỷ
sản trong khu vực phục vụ trong công tác quản lý, chỉ
đạo sản xuất của Bộ và địa phương;
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong và ngoài nước, phục vụ cho nuôi trồng, khai thác,
bảo quản, bảo vệ nguồn lợi, chế biến thuỷ sản nội địa và
ven biển phù hợp với yêu cầu địa phương và xuất khẩu;
 Tập hợp tuyển chọn và lưu giữ giống thuần, thuần hoá
những loài thuỷ sản mới nhập nội, lai tạo giữa các đối
tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế để tạo ra giống mới có

năng suất và hiệu quả;
 Nghiên cứu các đặc điểm sinh học về sinh sản, dinh
dưỡng, sinh trưởng của các đối tượng nuôi có giá trị
kinh tế, nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất giống nhân tạo, nuôi tăng sản phục vụ cho xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa;


10


Nghiên cứu phương pháp di giống, nuôi trồng các loài
rong có giá trị kinh tế trên các vùng nước mặn, lợ, ngọt
làm thức ăn cho ấu trùng thuỷ sản trong sản xuất giống;
 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch; kỹ thuật
chế biến các mặt hàng thuỷ sản; nghiên cứu quy trình
công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm chế biến; chế biến các loại


thức ăn, dinh dưỡng cho các đối tượng nuôi trồng thuỷ
sản;
 Nghiên cứu cải tiến công cụ khai thác thuỷ sản phù hợp
với từng đối tượng và điều kiện tự nhiên, ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật, thử nghiệm các loại hình khai thác
thuỷ sản tiên tiến ven biển và nội địa;
Thực hiện việc khảo nghiệm các giống mới, các loại
thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản;
 Tổ chức đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thử;

chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến; soạn
thảo các quy trình sản xuất; tham gia xây dựng tiêu
chuẩn ngành, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chế về
quản lý phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản;
 Thực hiện hợp tác trong nước và quốc tế nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ, tổ chức công tác thông tin khoa
học kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
công nghệ và phổ biến cho các cơ sở sản xuất áp dụng;
 Tham gia công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật,
khuyến ngư, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật cho các địa phương;


11


Tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật thuộc nhiệm vụ được
giao theo quy định của pháp luật;
 Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính của Viện I
theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thủy
sản giao.


Đến năm 2007 cơ cấu tổ chức của Viện có 13 đơn vị,
trong đó: 3 phòng nghiệp vụ; 3 phòng chuyên môn; 6 Trung
tâm và 01 Phân viện. Tổng số người lao động: 360 người;
bao gồm 08 Tiến sỹ; 34 Thạc sỹ, 156 cán bộ có trình độ Đại
học, 162 kỹ thuật viên và công nhân.
Căn cứ vào các tư liệu lịch sử của Viện I, tại Buổi gặp

mặt các lãnh đạo Viện I qua các thời kỳ được tổ chức vào
tháng 9 năm 2013, các thế hệ lãnh đạo của Viện I đã thống
nhất lấy ngày 2 tháng 6 hàng năm là ngày truyền thống của
Viện.
Hiện tại, tháng 10/2013, cơ cấu tổ chức của Viện I
gồm:
Ban Lãnh đạo Viện:
- Viện trưởng:

TS. Phan Thị Vân.

- Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Hữu Ninh
TS. Nguyễn Quang Huy
ThS. Trần Thế Mưu
Viện I có 4 phòng nghiệp vụ, 3 phòng chuyên môn, 7
Trung tâm và 1 Phân viện. Tổng số người lao động là 313
người, trong đó 11 tiến sỹ, 11 nghiên cứu sinh, 54 thạc sỹ,
168 kỹ sư, còn lại là kỹ thuật viên và công nhân.
12


Sơ đồ tổ chức hành chính của Viện I hiện nay
BAN

LÃNH ĐẠO VIỆN

Phòng chức năng

Văn phòng


Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Thông tinHợp tác quốc tế Đào tạo

Phòng nghiên cứu

Trung tâm,
Phân viện

Trung tâm NC quan
trắc, cảnh báo MT
và phòng ngừa dịch
bệnh thuỷ sản khu
vực miền Bắc

Trung tâm Quốc gia
giống thủy sản
nước ngọt miền Bắc

Phòng Sinh học Thực nghiệm

Trung tâm Quốc gia
giống hải sản
miền Bắc

Trung tâm Tư vấn
thiết kế và chuyển
giao công nghệ
thủy sản


Phòng Nguồn lợi và
Khai thác thủy sản
nội địa

Phân viện
Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản
Bắc Trung Bộ

Trung tâm Nghiên
cứu thuỷ sản nước
lạnh

Trung tâm Chọn
giống cá rô phi
Quảng Nam

Trung tâm sản xuất
tôm sạch bệnh
Ninh Thuận

Phòng Di truyền Chọn giống

Phòng Kế hoạch Khoa học

13


Lãnh đạo các phòng, đơn vị:
-


-

Văn phòng: Chánh Văn phòng - KS. Nguyễn Tiến Sỹ.
Phòng Tài chính - Kế toán: Trưởng phòng - ThS. Lê
Thị Thu Hiền.
Phòng Thông tin - HTQT - Đào tạo: Trưởng phòng ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa.
Phòng Kế hoạch - Khoa học: Trưởng phòng - CN.
Nguyễn Thị Thiếu Anh.
Phòng Di truyền - Chọn giống: Trưởng phòng - TS.
Trần Thị Thúy Hà.
Phòng Sinh học Thực nghiệm: Trưởng phòng - TS.
Nguyễn Văn Tiến.
Phòng Nguồn lợi và Khai thác thủy sản nội địa: Phó
Trưởng phòng phụ trách - ThS. Nguyễn Đức Tuân.
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo môi
trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực
miền Bắc: Giám đốc - ThS. Mai Văn Tài.
Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ
thủy sản: Giám đốc - ThS. Trần Anh Tuấn.
Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt miền
Bắc: Giám đốc - ThS. Võ Văn Bình.
Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Bắc: Giám
đốc - ThS. Trần Thế Mưu.
Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh: Giám
đốc - ThS. Nguyễn Thanh Hải.
Trung tâm Chọn giống cá Rô phi Quảng Nam: Giám
đốc - KS. Nguyễn Công Dưỡng.
Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc
Trung Bộ: Phân Viện trưởng - ThS. Chu Chí Thiết.

Trung tâm sản xuất tôm sạch bệnh Ninh Thuận: TS.
Trương Trọng Nghĩa phụ trách.
14


PHẦN 2. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC THỜI KỲ
1. Giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1982
Trước tình hình khó khăn chung của đất nước trước và
sau khi thống nhất, Trạm Nghiên cứu Cá nước ngọt (19631977) và sau này là Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Nội địa
(1978-1982), với chức năng và nhiệm vụ được giao, đã nỗ
lực tổ chức các hoạt động nghiên cứu và đạt được những
thành tựu quan trọng. Trong đó, kết quả nghiên cứu về điều
tra cơ bản, sinh sản nhân tạo và phòng trị bệnh thủy sản là
những thành tựu mang tính đột phá, rất có giá trị và làm cơ
sở, nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu và phát triển
thành công ở giai đoạn tiếp theo.
Khoa học và công nghệ
Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số đối tượng nuôi:
Trong giai đoạn này, nhiều nghiên cứu cơ bản về đặc điểm
sinh học của đối tượng nuôi phục vụ phát triển nuôi trồng
thủy sản như: Lươn, Ếch bò, cá Quả,... đã được thực hiện.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo: Trước những năm 1970,
con giống cho nghề nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hoàn toàn
vào việc thu từ tự nhiên. Từ năm 1963-1970, nghiên cứu
cho sinh sản nhân tạo thành công trên cá Mè trắng và cá Mè
hoa đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong sản xuất giống
nhân tạo. Hàng loạt các đối tượng nuôi truyền thống khác
như cá Trôi Việt Nam, cá Trắm cỏ, cá Chép cũng được
nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công. Trong giai
đoạn năm 1970-1975, Trạm đã tiến hành nhập nội hai dòng

cá Chép Hungary (cá Chép vẩy và cá Chép kính) và cho lai
15


để tạo ra con lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu
sinh sản và lai tạo thành công cá Trê phi. Di giống thuần hóa
thành công một số đối tượng như cá Rô hu, cá Mrigal, cá
Catla đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản ở
miền Bắc. Cũng trong giai đoạn này, nhiều tiến bộ kỹ thuật
đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất như: Kỹ thuật nuôi
vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, cải tiến bình ấp
trứng, kỹ thuật sản xuất giống cá Rô phi, kỹ thuật cấy ngọc
trai nhân tạo,...
Nghiên cứu kỹ thuật ương cá: Nhiều nghiên cứu, thí
nghiệm ương nuôi được tiến hành. Kết quả đã đưa ra được
các thông số kỹ thuật hoặc hướng dẫn kỹ thuật ương nuôi
các đối tượng cá truyền thống. Trong giai đoạn này đã xác
định được các tiêu chuẩn về kỹ thuật ương nuôi như điều
kiện ao ương, điều kiện môi trường, mật độ ương theo từng
giai đoạn, phương pháp thu hoạch và vận chuyển con giống.
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm: Các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào cải tiến hình thức nuôi: Nuôi cá
nước chảy; nuôi cá ruộng lúa; nuôi cá thương phẩm trong
ao; nuôi ghép cá trong ao; nuôi cá trong ao nước thải.
Nghiên cứu về thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản:
Lĩnh vực thức ăn, dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản đã
được quan tâm nghiên cứu. Kết quả đã xác định được loại
thức ăn phù hợp cho ương nuôi cá Chép, cá Trắm cỏ; sử
dụng bèo Nhật Bản để chế biến thức ăn nuôi thương phẩm
cá Trắm cỏ; dùng phân vô cơ để phát triển thức ăn tự nhiên

cho cá nuôi trong ao; nuôi tảo lục đơn bào theo hình thức
công nghiệp và dùng chúng làm thức ăn cho cá; xác định
16


hiệu quả các loại men và nấm men sử dụng để nuôi cá; quy
trình sản xuất thức ăn viên cho nuôi cá.
Nghiên cứu về bệnh trong nuôi trồng thủy sản: Các đề
tài nghiên cứu đột phá về bệnh đối với các đối tượng nuôi đã
được thực hiện trong giai đoạn này, bao gồm: điều tra ký
sinh trùng ở một số loài cá kinh tế nước ngọt miền Bắc Việt
Nam; điều tra ký sinh trùng gây bệnh cá thuộc vùng hồ Suối
Hai; nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với cá
ruộng; ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự nhiễm trùng bánh
xe ở cá Chép hương và cách phòng trị; nghiên cứu khu hệ
ký sinh trùng cá tôm nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long;
nghiên cứu phòng trị bệnh nấm thủy mi ở cá Rô phi và trứng
cá Chép; nghiên cứu ký sinh trùng cá nước ngọt và phương
pháp phòng trị. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần
nâng cao năng suất sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
nước ngọt.
Điều tra cơ bản và khai thác nội địa: Nghiên cứu về
nguồn lợi và khai thác thủy sản đã được tiến hành ở các hệ
thống sông, hồ chứa và đầm lớn trên cả nước. Từ năm 19621975, đã điều tra nghiên cứu ở hồ Ba Bể, Hồ Tây, đầm
Rưng, đầm Vạc; điều tra, xây dựng luận chứng kinh tế, quy
hoạch hồ chứa, khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá sông Hồng;
nghiên cứu khai thác và sử dụng hồ chứa Thác Bà, Vân
Trục, Cấm Sơn. Từ năm 1976-1978, đã điều tra nguồn lợi
thủy sản sông Cửu Long; điều tra nguồn lợi thủy sản Nam
Trung Bộ gồm nguồn lợi thủy sinh, khu hệ cá, ký sinh trùng

và các hình thức, kỹ thuật khai thác thủy sản tại đầm Châu
Trúc - Bình Định, Biển Hồ - Pleiku và hồ Lak - Kon Tum.
17


Nghiên cứu khai thác cá hồ chứa bằng lưới liên hợp góp
phần nâng cao hiệu quả đánh bắt; nghiên cứu một số biện
pháp nâng cao năng suất và sản lượng cá hồ chứa. Kết quả
nghiên cứu về điều tra cơ bản nguồn lợi và khai thác thủy
sản nội địa là những dữ liệu quan trọng cho việc quy hoạch
phát triển thủy sản, bảo vệ và khai thác nguồn lợi hiệu quả.
Khuyến ngư và chuyển giao công nghệ
Trong giai đoạn này, các hoạt động về khuyến ngư và
chuyển giao công nghệ mang tính thăm dò, ứng dụng triển
khai một số mô hình thử nghiệm như: Xây dựng vành đai
thực phẩm cho thành phố và khu công nghiệp gang thép
Thái Nguyên (1975-1983); ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi
cá thịt tại Nông trường Đông Anh I - Hà Nội; nuôi cá nước
thải tại huyện Thanh Trì và Yên Duyên - Hà Nội. Bộ phim
về nuôi thương phẩm cá Rô phi đã được xây dựng, có tác
dụng tuyên truyền cho ngành, đẩy mạnh phong trào nuôi cá
giỏi. Bộ phim này được giải nhì trong loại phim tài liệu
khoa học Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1978-1985,
Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KN-04 nghiên cứu
và đưa các tiến bộ kỹ thuật của Ngành Thủy sản nước ngọt
vào sản xuất đã đạt được kết quả tốt và được tặng Bằng
khen của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước.
Hợp tác trong nước và quốc tế
Hợp tác trong nước: Trong quá trình thực hiện công tác
điều tra và triển khai các đề tài nghiên cứu, lực lượng cán bộ

nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các

18


cơ quan và địa phương có liên quan, đáp ứng được các yêu
cầu nhiệm vụ được giao.
Hợp tác quốc tế: Do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp
nhiều khó khăn, hội nhập quốc tế còn hạn chế, nên hợp tác
quốc tế ở giai đoạn này chưa được mở rộng, chủ yếu hợp tác
với Trung Quốc thông qua hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật và
mời chuyên gia sang giúp đỡ.
Đào tạo nguồn nhân lực
Mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực nhưng Trạm đã có 19 cán bộ được
đào tạo ở trình độ đại học trong nước và 8 cán bộ được đào
tạo ở nước ngoài. Năm 1968, Trạm đã giúp các tỉnh Hà Bắc,
Vĩnh Phú, Hà Tây đào tạo được nhiều cán bộ kỹ thuật và lập
quy hoạch xây dựng trại giống để sản xuất và cung cấp cá
giống các loại cho 13 tỉnh thành.
2. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2013
Viện được thành lập và trải qua các giai đoạn đổi mới,
phát triển khác nhau. Trong đó, giai đoạn 1983-1999 là thời
kỳ đổi mới quan trọng xác định phương hướng cho Viện I
trong những năm sau này. Từ năm 2000 tới nay, khi có các
cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực nuôi nước lợ, nuôi biển, Viện I
đã tiếp tục phát triển không ngừng, đạt được những thành
tựu quan trọng, phục vụ hiệu quả cho đẩy mạnh sản xuất
nuôi trồng thủy sản và góp phần hiện đại hóa nghề nuôi
trồng thủy sản.


19


Khoa học và công nghệ
Nghiên cứu chọn giống và sản xuất giống: Giai đoạn
năm 1983-1999, Viện I đã nghiên cứu chọn giống và sản
xuất giống thành công trên nhiều đối tượng nuôi thuỷ sản
nước ngọt truyền thống. Đã tiến hành nhập nội một số đối
tượng nuôi như cá Chép Hungary, cá Rôhu, cá Mrigal, cá
Catla, cá Trê phi. Nổi bật là chương trình chọn giống cá
Chép, lai tạo từ cá Chép Việt, cá Chép Hungary và cá Chép
In-đô-nê-si-a để tạo ra sản phẩm các Chép lai mang thương
hiệu Viện I (cá Chép V1). Công trình khoa học này đã đạt
giải thưởng Hồ Chí Minh và gắn liền với tên tuổi của hai
nhà khoa học của Viện là PGS. TS Trần Mai Thiên và TS.
Phạm Mạnh Tưởng. Công nghệ di truyền điều khiển giới
tính áp dụng thành công để sản xuất cá Rô phi đơn tính đực
bằng xử lý hormone, tạo cá Mè vinh toàn cái bằng phương
pháp mẫu sinh. Cũng trong thời gian này, Viện I đã nhập nội
và thuần hóa một số dòng cá Rô phi từ Philipin, Thái Lan,
Đài Loan và cá chọn giống dòng GIFT. Trong đó, cá dòng
GIFT có ưu điểm về tốc độ tăng trưởng và ngoại hình đẹp.
Năm 1998, Viện I bắt đầu thực hiện chương trình chọn
giống cá Rô phi dòng GIFT nhằm tăng sức sinh trưởng và
khả năng chịu lạnh với sự hỗ trợ của dự án NORAD. Kết
quả đã tạo ra sản phẩm là dòng cá Rô phi chọn giống
NOVIT4, có hiệu quả chọn giống tăng 30% so với quần đàn
ban đầu, được người nuôi đánh giá rất cao. Viện I cũng đã
thực hiện nghiên cứu sinh sản nhân tạo và gia hóa thành

công một số loài thủy sản bản địa, hoang dã có giá trị
thương mại cao, có ý nghĩa bảo tồn lớn như cá Anh vũ, cá
20


Chiên, cá Lăng chấm, cá Bỗng, cá Rầm xanh, cá Chạch
sông. Giai đoạn năm 2000-2013, Viện I đã làm chủ công
nghệ sản xuất giống các đối tượng thủy sản nước ngọt
truyền thống và tập trung nghiên cứu các đối tượng có ưu
thế, thị trường có nhu cầu lớn đồng thời chú ý tới các đối
tượng bản địa có giá trị kinh tế và các đối tượng mới. Tiếp
tục thành công từ chương trình chọn giống cá Rô phi trong
môi trường nước ngọt, chọn giống trong môi trường nước lợ
mặn cũng được thực hiện từ năm 2006. Cá Rô phi chọn
giống sinh sản tốt trong môi trường nuôi nước lợ có độ mặn
15‰, sinh trưởng mỗi thế hệ tăng 8,2-10,6%. Những năm
gần đây, Viện I đã nghiên cứu thành công công nghệ sản
xuất cá Rô phi đơn tính bằng phương pháp lai khác loài đạt
>95% cá đực. Cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng
phương pháp lai khác loài có ưu thế hơn so với phương
pháp xử lý bằng hormone. Viện I cũng thành công trong
việc di giống thuần hóa một số đối tượng cá nước lạnh gồm
cá Hồi vân, cá Tầm và gần đây là cá Trắng, góp phần đa
dạng đối tượng nuôi, tăng giá trị cho nhóm đối tượng nuôi
cá nước ngọt của Việt Nam.
Các đối tượng nuôi thuỷ sản nước lợ và nước mặn chủ
yếu tập trung nghiên cứu từ năm 2000 và đạt được những
thành công đột phá, góp phần phát triển nuôi trồng thuỷ sản
ven biển. Đặc biệt từ năm 2005, với sự thành lập của Trung
tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc và Phân viện Nghiên

cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Viện I là đơn vị đi
đầu và làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhiều loài cá
biển, nhuyễn thể và giáp xác có giá trị kinh tế cao, đã được
21


áp dụng vào xuất hàng hoá ở quy mô lớn. Cụ thể như cá
Song chấm nâu, cá Song chuột, cá Giò, cá Hồng Mỹ, cá
Chim vây vàng, cá Song vằn, cá Hồng vân bạc, Tôm rảo,
Ngao Bến Tre, Ngao dầu, Ngao lụa, Hầu cửa sông, Hầu
Thái Bình Dương, Tu hài, Tôm chân trắng sạch bệnh. Nhiều
doanh nghiệp, ngư dân đã tiếp nhận và áp dụng công nghệ
với quy mô lớn trên các đối tượng kể trên. Điển hình là các
đối tượng cá biển và tôm được nuôi nhiều ở Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nam Định, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa,
Nghệ An,..; nhuyễn thể như Tu hài, Hầu Thái Bình Dương
được nuôi nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng; Ngao Bến Tre
được sản xuất tại Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh
Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế và một số tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long. Hiện nay, Viện I đang tiếp tục nghiên cứu
và đạt được thành công ban đầu trong nghiên cứu sản xuất
giống cá Song da báo, cá Song vua, cá Nhụ 4 râu. Ngoài ra,
Viện I chú trọng nghiên cứu sâu về di truyền chọn giống
như giải mã trình tự và lập bản đồ gen Tôm sú, chọn giống
theo hướng sạch bệnh và nâng cao sức tăng trưởng tôm sú
và tôm chân trắng, tạo giống Hầu đa bội...
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi: Viện I chú trọng nghiên cứu
xây dựng các mô hình nuôi đạt năng suất cao và đem lại
hiệu quả rõ rệt như các dạng nuôi kết hợp vườn, ao, chuồng
(VAC), nuôi ghép, mô hình cá - lúa, nuôi thủy đặc sản đạt

hiệu quả cao. Đến nay, Viện I đã có nhiều quy trình công
nghệ nuôi thương phẩm các loài thủy sản được áp dụng vào
thực tế và đem lại hiệu quả kinh tế cao như Quy trình nuôi
cá Chép, cá Lăng chấm, cá Chiên, cá Chầy đất, cá Chầy mắt
22


×