Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404 sang thị trƣờng châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC VÂN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404
SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 12- 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC VÂN ANH
MSSV: 4114732

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404
SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


ĐINH THỊ LỆ TRINH

Tháng 12-2014


LỜI CẢM TẠ

---o0o--Trƣớc tiên, em kính gởi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất
đến quý thấy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh và tất cả thầy cô của
trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần
thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt em chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Lệ
Trinh đã tận tình hƣớng dẫn và sửa chữa những khuyết điểm cho em trong
suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm Ban giám đốc công ty TNHH 2TV Thủy sản 404 đã
tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, các anh chị trong phòng Kế hoạch Kinh
Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và
góp ý để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục.
Kính chúc Quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị Kinh Doanh, cũng
nhƣ Ban Giám đốc và các anh chị trong công ty Hải sản 404 dồi dào sức khỏe
và thành công trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày......tháng.....năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Vân Anh

i



LỜI CAM ĐOAN
----o0o---

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện,các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày.......tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Vân Anh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---o0o--..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng.....năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... vi
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu......................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2

1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu ................................................... 5
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu .................................................................... 6
2.1.3 Tình hình thị trƣờng châu Âu và xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng
này. ............................................................................................................. 9
2.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu ........................... 12
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................... 18
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................ 18
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 21
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ............................................................... 21
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hải sản 404 ........................................ 21
3.1.2 Lịch sử hình thành ........................................................................... 21
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................... 23
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý ............................................................... 24
3.2 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ ........................................................................ 27
3.3 CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT ....................................................... 29
3.4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 404 .... 29
iv


3.4.1 Tình hình thu mua nguyên liệu ....................................................... 29
3.2.2 Tình hình chế biến xuất khẩu .......................................................... 30
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI
SẢN 404 TRONG GIAI ĐOẠN 2011- 6T/2014 ......................................... 31
CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 35
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN
404 ................................................................................................................ 35

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN CỦA CÔNG TY 404
SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU .............................................................. 39
4.2.1 Sản lƣợng và kim ngạch .................................................................. 39
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu .................................................................................................. 41
4.2.2 Tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu 43
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo hình thức xuất khẩu
.................................................................................................................. 45
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY 404 SANG THỊ TRƢỜNG CHÂU ÂU ...... 49
4.3.1 Các nhân tố bên ngoài ..................................................................... 49
4.3.2 Các yếu tố bên trong ........................................................................ 61
CHƢƠNG 5 ..................................................................................................... 66
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ........................................... 66
5.2 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU .......................................... 66
5.3 GIẢI PHÁP VỀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT............. 68
5.4 GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ........................ 68
5.5 GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING, R&D ...................... 69
CHƢƠNG 6 ..................................................................................................... 71
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 71
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 71
6.2.1 Kiến nghị với doanh nghiệp ............................................................ 71
6.2.2 Kiến nghị với Nhà nƣớc và Bộ, ngành Thủy sản ............................ 72

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 - 2013 .................. 277

Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 –
6T/2014 .......................................................................................................... 322
Bảng 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 –
6T/2014 .......................................................................................................... 366
Bảng 4.4. Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trƣờng châu
Âu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013 ............................ 39
Bảng 4.5 Cơ cấu xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu giai đoạn 2011 – 2013 . 431
Bảng 4.6 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của công ty sang châu Âu
theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2011 – 6T/2014 ..................................... 466

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ...................................................................... 12
Hình 2.2. Ma trận SWOT ........................................................................................... 17
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty Hải sản 404 ......................... 26
Hình 3.4 Trình độ lao động của công ty năm 2013 .................................................... 28
Hình 4.4 Cơ cấu sản lƣợng xuất khẩu qua các thị trƣờng .......................................... 35
Hình 4.5 Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu của Công ty .................. 39
Hình 4.6 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty theo hình thức ........................... 47
Hình4.7 Cơ cấu sử dụng phƣơng thức thanh toán của Công ty sang thị trƣờng Châu
Âu ............................................................................................................................... 48
Hình 4.8 Sơ đồ phân phối thủy sản của công ty sang thị trƣờng châu Âu ................. 64
Hình 4.9 Mô hình liên kết dọc ................................................................................... 67

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
XK

:

xuất khẩu

NK

:

Nhập khẩu

ĐBSCL

:

Đồng bằng Sông Cửu Long

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

NN&PTNT :

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Tiếng Anh
EU

:

(European Union) Liên minh châu Âu

VASEP
:
(Vietnam Association of seafood exporters and
producers) Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
GDP

:

(Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc

WTO
thế giới

:

(World Trade Organization) tổ chức thƣơng mại

:

(European Community) Cộng đồng Châu Âu

nội


EC

HACCP
:
(Hazard Analysis and Critical Control Points)
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
ODA
triển chính thức

:

( Official Development Assistant) Viện trợ phát

GMP
hành sản xuất tốt

:

(Good Manufacturing product) Tiêu chuẩn Thực

GSP

:

(Good Storage Practices) Thực hành tốt bảo quản

thuốc

viii



CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm 1961, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên đƣợc Chính phủ Việt
Nam cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng trong sản xuất kinh
doanh. Đặc biệt từ năm 1986, khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thị trƣờng
xuất khẩu thủy sản đã đƣợc mở rộng và tăng trƣởng với tốc độ nhanh,
mở đƣờng cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công nghiệp
và khai thác đánh bắt chăn nuôi.
Với ƣu thế là một quốc gia giàu tiềm năng về khai thác xuất khẩu
thủy sản nên Việt Nam rất coi trọng việc đầu tƣ và phát triển lĩnh vực
này, nó giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của cả đất nƣớc
và mang lại nhiều giá trị kinh tế to lớn. Đƣợc xem là một trong những
vùng trọng điểm của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế Đồng Bằng
Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp
xuất khẩu đặc biệt là thủy sản.
Công ty TNHH 2TV Hải sản 404 là công ty xuất khẩu thủy sản lớn tại
thành phố Cần Thơ, thuộc nhà nƣớc quản lý. Công ty có vị trí thuận lợi trong
việc kinh doanh và chế biến thủy hải sản cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc
và nhiều thị trƣờng lớn trên thế giới. Tuy nhiên trong thời kỳ suy thoái, việc
đối mặt với những khó khăn nhƣ giá nguyên liệu tăng, rào cản kỹ thuật, chính
sách nhiều bất cập, cạnh tranh gay gắt,..là những thực tế không của riêng ai.
Trong những thị trƣờng xuất khẩu của công ty thì thị trƣờng châu Âu là một
trong những thị trƣờng truyền thống và chủ lực. Châu Âu với tổng số 48 nƣớc
trong khu vực thực sự là một thị trƣờng rộng lớn đa dạng, có nhiều triển vọng
cho hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhƣng đồng thời cũng là một thị
trƣờng hết sức khắt khe. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng

bởi cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào
thị trƣờng này biến động liên tục. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc xuất khẩu để đề ra các giải pháp để phục hồi và đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản của công ty sang thị trƣờng này là cần thiết. Chính vì vậy trong
thời gian thực tập ở Công ty Hải sản 404 tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Phân tích tình hình hình xuất khẩu của Công ty Hải sản 404 sang thị trƣờng
châu Âu” để qua đó có thể thấy rõ đƣợc thực trạng xuất khẩu của công ty sang
1


thị trƣờng này từ đó có thể đề xuất đƣợc những giải pháp thích hợp nhằm giúp
công ty có thể đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty
hải sản 404 sang thị trƣờng châu Âu trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm
2014. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Công ty sang thị trƣờng châu Âu – thị trƣờng chủ lực của Công
ty để ngày càng phát triển hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Hải sản
404 sang thị trƣờng châu Âu từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, trên cơ sở
phân tích các chỉ tiêu về sản lƣợng, giá trị xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
vào thị trƣờng. Trong đó mặt hàng xuất khẩu chính là cá tra fillet.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
thủy sản của Công ty sang thị trƣờng châu ÂU.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty
Hải sản 404 sang thị trƣờng châu Âu.


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Hải sản 404, trụ sở đặt tại số 404 đƣờng
Lê Hồng Phong, Quận Bình thủy, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Các thông tin và số liệu chính đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài lấy từ
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Thời gian thực hiện đề tài từ: 8/2014 – 11/2014
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty hải
sản 404 sang thị trƣờng châu Âu để từ đó đƣa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu của Công ty.

1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trƣớc khi tiến hành làm luận văn này, tác giả đã tham khảo một vài đề tài
luận văn của các sinh viên khóa trƣớc viết về các vấn đề có liên quan đến việc
xuất khẩu thủy sản cũng nhƣ các hoạt động của công ty 404 và các công ty
chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản khác, để học hỏi
kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề để rút ra bài học cho bản thân
2


để có thể thực hiện tốt đề tài nghiên cứu cũng nhƣ có đƣợc những kiến thức và
kinh nghiệm thực tiễn. Cụ thể những đề tài mà tác giả đã tham khảo:
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu thủy hải
sản của công ty hải sản 404” của Nguyễn Thị Năm thực hiện năm 2010. Đề tài
tập trung phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty, qua đó sử dụng
phƣơng pháp so sánh và thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hƣởng của
từng nhân tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong
đề tài này tác giả không đề cập đến phân tích ma trận SWOT để tìm ra điểm

mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức của công ty trong tình hình
thực tế.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của
công ty hải sản 404 sang thị trƣờng Hàn Quốc” của Nguyễn Thùy Dƣơng thực
hiện năm 2014. Đề tài đã phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng chả cá surimi
của công ty sang một thị trƣờng nhất định là Hàn Quốc bằng các phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp so sánh qua các năm và phân tích các nguyên nhân ảnh
hƣởng đến kết quả xuất khẩu chả cá surimi. Từ đó, dùng ma trận SWOT để
tìm ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức đối với Công
ty và đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này của
Công ty trong những năm tới. Còn đề tài của tác giả nhắm sang thị trƣờng
khác rộng hơn là thị trƣờng EU với tất cả các mặt hàng mà công ty xuất khẩu
chủ lực.
Ngoài ra tác giả đã tham khảo thêm đề tài luận văn “Phân tích tình hình
xuất khẩu thủy sản của Công ty CPXNKTS Bến Tre sang thị trƣờng EU” do
Nguyễn Trùng Khánh Phƣơng thực hiện năm 2012. Đề tài đã phân tích rất cụ
thể tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty vào thị trƣờng EU, đồng thời đã
phân tích đƣợc những ƣu khuyết điểm của công ty cũng nhƣ cơ hội và thách
thức để đƣa ra những giải pháp cụ thể làm gia tăng giá trị cũng nhƣ hiệu quả
xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trƣờng EU. Tuy nhiên đề tài không
phân tích cụ thể những áp lực cạnh tranh mà Công ty CPXNKTS Bến Tre gặp
phải, nhƣng có giới thiệu rõ về thị trƣởng EU nhƣ văn hóa, xã hội, nhu cầu
tiêu dùng thủy sản, các qui định về chất lƣợng sản phẩm, thuế quan...từ đó tác
giả có thêm một số hiểu biết nhất định về thị trƣờng EU để áp dụng những giải
pháp phù hợp với công ty mà tác giả đang nghiên cứu.
Thông qua việc tham khảo những đề tài trên điểm giống của đề tài “Phân
tích tình hình xuất khẩu của Công ty Hải sản 404” là đều phân tích tình hình
xuất khẩu của công ty, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu. Tuy nhiên ở từng thời kì khác nhau thì tình hình xuất nhập khẩu sẽ khác
3



nhau, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh, qui mô và thị trƣờng của công ty sẽ có
sự thay đổi.

4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
*Khái niệm
“Xuất khẩu (XK) là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách
bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trƣờng nƣớc ngoài và bán sản phẩm hay dịch
vụ ấy ra khỏi biên giới của một quốc gia” (Dƣơng Hữu Hạnh, 2005). Vì vậy,
việc tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài rất cần thiết nếu muốn cho sản phẩm hay
dịch vụ có thể xâm nhập vào thị trƣờng đó.
Hoạt động XK diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ XK
hàng hóa tiêu dùng cho đến XK hàng hóa phục vụ sản xuất, từ máy móc thiết
bị cho đến các công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều
nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
*Vai trò
Theo Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010, vai trò của xuất khẩu đƣợc thể hiện
qua các vai trò sau:
Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc
gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn
quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy để phát triển. Nguồn
ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu đƣợc chuyển thành nguồn vốn để nhập khẩu
(NK) các mặt hàng sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đƣợc, phục vụ nhu cầu

tiêu dùng của ngƣời dân.
Đối với nền kinh tế, XK góp phần thúc đẩy tăng trƣởng sản xuất, tạo ra
tăng trƣởng kinh tế. Từ một ngành XK, có thể kéo theo sự phát triển của các
ngành có liên quan. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cƣờng hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, mang nguồn
ngoại tệ về cho đất nƣớc.
Thông qua hoạt động XK, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm về kinh doanh, quản lý, công nghệ mới, hiện đại trên thế giới, giúp
cho doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng một cách chủ động
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

5


Đẩy mạnh XK có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
theo hƣớng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tƣơng đối của
quốc gia. Giúp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
XK mang lại công ăn việc làm , tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho
ngƣời lao động. Bên cạnh đó XK còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu những vật
phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nƣớc không tự sản xuất đƣợc hoặc sản xuất
với giá thành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu
cầu của ngƣời dân.
XK có vai trò tăng cƣờng hợp tác quốc tế giữa các nƣớc, nâng cao vị trí
vai trò của đất nƣớc trên thƣơng trƣờng quốc tế. Thông qua XK, quốc gia XK
sẽ có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc, cũng nhƣ mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại khác nhƣ: đầu tƣ quốc tế, tín dụng quốc tế, du lịch quốc tế với các nƣớc
đối tác. Đây là điều quan trọng và cần thiết mà tất cả các quốc gia đang phát
triển, cụ thể là Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm.
Tóm lại, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một

quốc gia vì không một quốc gia nào phát triển mà không có xuất khẩu. Do
vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là hƣớng phát triển có tính chất chiến lƣợc để đƣa
đất nƣớc thành một nƣớc công nghiệp mới trong thời buổi kinh tế thị trƣờng
hiện nay.
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nƣớc, sau đó xuất
khẩu ra nƣớc ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hoạt động xuất khẩu
đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức: XK trực tiếp, XK gián tiếp, XK tại chỗ,
tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu....Mỗi hình thức có những ƣu điểm và khuyết
điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có
sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do
chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong
nƣớc tới khách hàng nƣớc ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp tự lo mọi quá trình của xuất
khẩu từ nghiên cứu thị trƣờng, lập kế hoạc đến phân phối và thu tiền ở nƣớc
ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dựng đối với các doanh nghiệp có trình độ
6


qui mô sản xuất lớn, đƣợc phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên
thƣơng trƣờng và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng
có mặt trên thị trƣờng thế giới.
Phƣơng thức này có một số ƣu điểm là: thông qua đàm phán thảo luận
trực tiếp dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do
đó: giảm đƣợc chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập, chủ động trong
việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phƣơng thức này còn bộc lộ
một số những nhƣợc điểm nhƣ dễ xảy ra rủi ro: nếu nhƣ không có cán bộ xuất
nhập khẩu có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng ở một
thị trƣờng mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình, khối lƣợng hàng
hoá khi tham giao giao dịch thƣờng phải lớn thì mới có thể bù đắp đƣợc chi
phí trong việc giao dịch.
Nhƣ khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc.
Nghiên cứu hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện
giao dịch đƣa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công
việc. Lựa chọn ngƣời có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối lƣợng
hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu quả.
2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
“Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trƣờng nƣớc ngoài
thông qua các trung gian XK nhƣ ngƣời đại lý hoặc ngƣời môi giới” (La
Nguyễn Thùy Dung, 2010). Hình thức XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp
xúc trực tiếp giữa ngƣời mua nƣớc ngoài và ngƣời sản xuất trong nƣớc. Để
bán đƣợc sản phẩm của mình ra nƣớc ngoài, ngƣời sản xuất phải nhờ vào
ngƣời khác hoặc tổ chức trung gian có khả năng XK trực tiếp. Hình thức này
an toàn hơn cho nhà XK, giảm chi phí marketing và sự cạnh tranh trực tiếp.
Nhƣng phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng và bị phụ
thuộc vào đơn vị trung gian. Do đó, XK gián tiếp thƣờng sử dụng đối với các
cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chƣa đủ điều kiện XK trực tiếp, chƣa quen biết
thị trƣờng, khách hàng và chƣa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất
nhập khẩu.
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010) các doanh nghiệp có thể thực hiện
XK gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

7



-

Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Managerment Company)

Công ty quản lý XK là công ty quản trị XK cho Công ty khác. Các nhà
XK nhỏ thƣờng thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nƣớc ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bô máy XK riêng. Do đó, họ thƣờng phải thông qua
EMC để XK sản phẩm của mình.
-

Thông qua khách hàng nƣớc ngoài ( Foreign Buyer)

Đây là hình thức XK thông qua các nhân viên của công ty NK nƣớc
ngoài. Họ thƣờng là những ngƣời có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị
trƣờng thế giới. Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp XK cũng cần
phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững với thị
trƣờng nƣớc ngoài.
-

Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)

Những ngƣời hoặc tổ chức ủy thác thƣờng là đại diện cho những ngƣời
mua ở nƣớc ngoài cƣ trú trong nƣớc của nhà XK. Nhà ủy thác XK hành động
vì lợi ích của ngƣời mua và ngƣời mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị
đƣợc đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất đƣợc chọn và
họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình XK.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phƣơng thức thuận lợi cho XK.
Việc thanh toán thƣờng đƣợc bảo đảm nhanh chóng cho ngƣời sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà đƣợc ủy thác XK
chịu trách nhiệm.

-

Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)

Môi giới XK thực hiện chức năng liên kết giữa nhà XK và nhà NK.
Ngƣời môi giới đƣợc nhà XK ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.
Ngƣời môi giới thƣờng chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng
nhất định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)
Hãng buôn XK thƣờng đóng tại nƣớc XK và mua hàng của ngƣời chế
biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để XK và
chịu mọi rủi ro liên quan đến XK. Nhƣ vậy, các nhà sản xuất thông qua các
hãng buôn XK để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài.

8


2.1.3 Tình hình thị trƣờng châu Âu và xuất khẩu thủy sản vào thị
trƣờng này.
2.1.3.1 Giới thiệu thị trường châu Âu
Châu Âu có tổng dân số hơn 710 triệu ngƣời sống trong 48 quốc gia khác
nhau ở châu Âu. Giống nhƣ các lục địa khác, tài sản của các quốc gia châu Âu
không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số ngƣời nghèo nhất
vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những ngƣời nghèo ở lục địa khác. Sự
khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét giữa các nƣớc
Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống
cao, nhiều nền kinh tế Đông Âu vẫn bị ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng của
Liên Xô và Yugoslavia trƣớc đây.
Liên minh châu Âu, giống nhƣ một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn
nhất nhì thế giới. Trong các quốc gia châu Âu một số nƣớc liên kết lại với

nhau thành lập liên minh. Liên minh này có tên chính thức là Liên minh châu
Âu (EU) và cón lại là các quốc gia khác. Hầu hết các quốc gia này đều có
quan hệ kinh tế, chính trị phụ thuộc tƣơng đối lớn bởi EU.
EU với tổng số thành là 28 quốc gia, dân số hơn 500 triệu ngƣời, đây là
một thị trƣờng lớn, ổn định, giá tốt nhƣng đòi hỏi rất cao về chất lƣợng và
VSATTP. Trong khu vực châu Âu thì EU là thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn
nhất và ổn định của Việt Nam. Trong đó Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan... là
những thị trƣờng nhập khẩu chính.
Theo số liệu thống kê, năm 2013, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt
trên 6,7 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2012. Theo hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, tình trạng thiếu nguyên liệu,
khó khăn về thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng EU vẫn tiếp tục chi phối tình
hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy, trong số các mặt hàng thủy sản chủ
lực, mặt hàng tôm vẫn duy trì đƣợc nhịp độ tăng trƣởng cao so với cùng kỳ
năm 2013 với mức tăng chung tới 52,8%, đạt giá trị 2,34 tỷ USD, chiếm xấp
xỉ 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
thứ hai là cá tra vẫn chƣa có tăng trƣởng dƣơng. Giá trị xuất khẩu cá tra đạt
1,04 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 1,4% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu cá
ngừ vẫn giảm nhiều, ở mức 14,8%, đạt giá trị 303,5 triệu USD. Trong những
năm gần đây xuất khẩu cá tra liên tiếp gặp khó khăn. Trong đó EU vẫn là hai
thị trƣờng lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 20,4% tổng kim ngạch
9


nhập khẩu mặt hàng này. Tây Ban Nha vẫn duy trì vị trí dẫn đầu nhập khẩu cá
tra trong khối EU, tiếp đến là Hà Lan, Đức và Anh.
Nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu quan trọng nhất mà EU nhập từ Việt
Nam: tôm đông lạnh và các sản phẩm tôm, cá fillet đông lạnh, cá tra, cá ngừ,
nhuyễn thể có vỏ, điệp tôm hùm. EU tăng nhanh nhập khẩu cá tra từ Việt

Nam, đƣa Việt Nam trở thành nhà cung cấp cá fillet đông lạnh lớn thứ 2 cho
EU. Về mặt giá trị, nhập khẩu thủy sản đã tăng với tốc độ rất mạnh do giá thủy
sản tăng. Giá nhập khẩu thủy sản trung bình tăng 50% so với 5 năm trƣớc.
Thị trƣờng EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây
là thị trƣờng liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh mẽ
nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trƣờng khó tính nhất
về tiêu dùng thủy sản. Thị trƣờng này với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá,
nghêu...kích thƣớc nhỏ, chất lƣợng vừa phải có thể bổ sung cho thị trƣờng
Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hóa tạo thế cân bằng cho hoạt động XK thủy sản
của VN. Do vậy, tăng cƣờng XK sang EU chính làm một trong những giải
pháp giúp các DN chế biến XK thủy sản VN đảm bảo ổn định sản xuất. Song
việc mở rộng thị phần thủy sản VN ở đây cũng không phải là một việc dễ
dàng.
2.1.3.2 Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang thị
trường châu Âu
Do trong khu vực châu Âu, EU là thị trƣờng chính và lớn nhất, mặt khác
EU lại là thị trƣờng khó tính hơn cả. Nên những yêu cầu, qui định, thủ tục xuất
khẩu sang thị trƣờng này đáng lƣu ý hơn cả.
Nét đặc trƣng thƣơng mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi
trƣờng và bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Sau đây là nững lƣu ý cụ thể:
- Yêu cầu cao về vệ sinh: Tuy kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam vào
EU tăng trƣởng cao trong những năm vừa qua, nhƣng hàng thủy sản của ta
chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trƣờng này, còn cách xa tiềm năng XK của VN
do yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng
này rất cao. EU chỉ NK những sản phẩm từ những DN chế biến thủy sản ở
Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh.
- Bảo vệ môi trƣờng, nguồn lợi tự nhiên: Chƣơng trình môi trƣờng của
EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi
trƣờng chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Quy định về môi
trƣờng của EU rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan gián tiếp đến

10


môi trƣờng và các quy định liên quan trực tiếp đến VASTTP. Khi XK hàng
tủy sản sang EU, ngaoì việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ,
VASTTP, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn
phải tuân thủ các quy định về môi trƣờng của EU. Ngƣời tiêu dùng EU đặc
biệt quan tâm đến các hoạt động liên quan đến môi trƣờng và xã hội của các
Công ty sản xuất thực phẩm.
- Hƣớng đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe với những nguy cơ về
dịch bệnh trên gia sức và gia cầm nhƣ hiện nay, ngƣời tiêu dùng ngày càng
quan tâm đến các sản phẩm an toàn. Trong đó thủy sản là sự lựa chọn hàng
đầu. Ngoài ra thủy sản có chất lƣợng đóng vai trò chống lại các nguy cơ về
sức khỏe.
- Hƣớng đến sự thuận tiện: cuộc sống ngày càng bận rộn, thời gian dành
cho công việc gia đình ngày càng ít đi. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm chế
biến sẵn cũng tăng lên, điển hình nhƣ thủy sản.
- Ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá, đặc là trong thời kì suy
giảm kinh tế nhƣ hiện nay. Xu hƣớng ngƣời tiêu dùng sẽ chuyển sang các loại
thủy sản có giá rẻ nhƣ cá tra Việt Nam.
- Tập quán ứng xử: EU không phải là một thực thể văn hóa, không đồng
nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng, cách ứng xử. Mỗi nƣớc
có bản sắc văn hóa riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau.
- Các biên pháp thuế quan đƣợc sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan
của EU thấp hơn so với những cƣờng quốc khác và có xu hƣớng giảm nhƣng
EU vẫn là một thị trƣờng đƣợc bảo hộ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan
(rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt.
- Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu.
- Cạnh tranh trên thị trƣờng này ngày càng gay gắt do lƣợng hàng NK rất
nhiều từ các nƣớc khác nhƣ Ailen, Trung Quốc, Mỹ...

- Kênh NK và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều
đầu mối có phƣơng thức úng xử khác nhau. Hiện nay ngày càng có nhiều các
cửa hàng bán lẻ trên thị trƣờng thủy sản. Các DN Việt Nam cần nắm rõ những
đặc điểm của kênh phân phối và các đầu mối nhập khẩu để có những biện
pháp xâm nhập cụ thể.
Với sản lƣợng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bạn hàng ổn định,
cùng với nguồn nguyên liệu nhiệt đới phong phú về chủng loại và khối lƣợng,
chất lƣợng cao, thủy sản VIệt Nam đã hội tụ đầy đủ những điểu kiện cần thiết
để trở thành một đối tác lớn xuất khẩu htủy sản cho bạn hàng EU, cũng nhƣ
toàn châu Âu.
11


2.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
* Môi trƣờng vi mô
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter
Michael E. Porter, 1998, Giáo sƣ của trƣờng Kinh doanh Havard, ông đã
mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng kinh doanh nào cũng phải chịu
tác động của năm lực lƣợng cạnh tranh, bao gồm: năng lực thƣơng lƣợng của
ngƣời cung ứng, nguy cơ bị thay thế, nguy cơ từ đối thủ mới, năng lực thƣơng
lƣợng của khách hàng và cƣờng độ cạnh trạnh trong ngành. Năm yếu tố này
đƣợc ông biểu diễn trong sơ đồ sau:
ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG GIA
NHẬP THỊ TRƢỜNG
Nguy cơ từ đối thủ
gia nhập mới
CÁC ĐỐI THỦ
TRONG NGÀNH
NHÀ

CUNG CẤP

Sức mạnh mặc cả
của nhà cung cấp

Sức mạnh mặc cả
của khách hàng
KHÁCH HÀNG

Nguy cơ
từ đối thủ
gia nhập mới
Sự đe dọa của hàng hóa
và dịch vụ thay thế

SẢN PHẨM
THAY THẾ

Nguồn: Michael E. Porter, Chiến lƣợc cạnh tranh, NXB Trẻ
Hình 2.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

12


*Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm nhƣ là:
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Tầm quan trọng của số lƣợng sản
phẩm đối với nhà cung cấp. Sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hƣởng của
các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm. Chi phí
chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, sự tồn tại của các nhà cung cấp
thay thế. Nguy cơ tăng cƣờng sự hợp nhất của các nhà cung cấp, chi phí cung

ứng so với tổng lợi tức của ngành.
*Nguy cơ thay thế thể hiện ở các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản
phẩm, xu hƣớng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tƣơng quan giữa
giá cả và chất lƣợng của các mặt hàng thay thế.
*Nguy cơ đến từ những người gia nhập mới thể hiện ở các yếu tố các lợi thế
chi phí tuyệt đối, sự hiểu biết về chu kì dao động thị trƣờng, Khả năng tiếp cận
các yếu tố đầu vào, Chính sách của chính phủ, Tính kinh tế theo quy mô, Các
yêu cầu về vốn,Tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa, Các chi phí chuyển đổi
ngành kinh doanh, Khả năng tiếp cận kênh phân phối, Khả năng bị trả đũa,
Các sản phẩm độc quyền.
*Năng lực thương lượng của khách hàng thể hiện ở Vị thế mặc cả, Số
lƣợng ngƣời mua, Thông tin mà ngƣời mua có đƣợc, Tính đặc trƣng của nhãn
hiệu hàng hóa, Tính nhạy cảm đối với giá, Sự khác biệt hàng hóa sản phẩm,
Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, Mức độ sẵn có của hàng hóa
thay thế, Động cơ của khách hàng.
*Cường độ cạnh tranh thể hiện ở Mức độ tập trung của ngành, Sự khó khăn
khi rút ra khỏi ngành, Chi phí cố định/giá trị gia tăng, tình trạng tăng trƣởng
của ngành, Tình trạng dƣ thừa công suất, Khác biệt giữa các sản phẩm, Các
chi phí chuyển đổi, Tính đặc trƣng của thƣơng hiệu hàng hóa, Tính đa dạng
của các đối thủ cạnh tranh , Tình trạng sàng lọc trong ngành.
Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp cần xác định đúng các đối thủ cạnh tranh
hiện tại trên thị trƣờng và dự đoán những đối thủ tiềm ẩn có thể ảnh hƣởng
đến Công ty mình trong tƣơng lai. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải nhận
định đƣợc ƣu khuyết điểm của họ để ra quyết định và mức độ cạnh trạnh thích
hợp để giành lợi thế trong ngành, đặc biệt đối với những ngành có sức hấp dẫn
lớn và hàng rào gia nhập ngành thấp.
Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho doanh
nghiệp nhƣ vật tƣ, thiết bị lao động,..Các doanh nghiệp cần phải có thông tin
chính xác về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ giá cả hàng hóa...từ phía nhà cung
13



ứng. Số lƣợng nhà cung cấp trên thị trƣờng sẽ quyết định đến áp lực cạnh
tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Ngoài ra,
thông tin về nhà cung cấp cũng ảnh hƣởng lớn đến việc lựa chọn nhà cung cấp
đầu vào cho doanh nghiệp. Bất kì sự biến đổi từ nhà cung ứng trực tiếp hay
gián tiếp đều ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp vì thế đòi hỏi các
công ty phải luôn cập nhật thông tin về nhà cung ứng trên thị trƣờng.
Khách hàng: là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vì họ có hể điều khiển sự cạnh
tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của mình. Nếu khách hàng
có ƣu thế họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá
xuống, đòi hỏi chất lƣợng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn. Tầm quan trọng của
họ đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua quy mô, số lƣợng khách hàng, chi
phí chuyển đổi cũng nhƣ thông tin về khách hàng. Vì vậy, khách hàng là yếu
tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và có thể xem sự
tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế: sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm dịch
vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm dịch vụ trong
ngành. Sức ép của các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm
hiểu kĩ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
*Môi trƣờng vĩ mô
a) Thuế
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nƣớc chủ nhà. Kết quả thuế quan là
làm tăng chi phí của việc đƣa hàng hóa đến một nƣớc.
c) Hàng rào kỹ thuật
Vận dụng những thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại
(Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO,

các nƣớc còn đƣa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa có
thể dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, nhƣ các quy định về công nghệ,
quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng...
d) Chính sách ngoại thƣơng

14


Chính sách ngoại thƣơng là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác định
trong lĩnh vực ngoại thƣơng của một nƣớc trong một thời kì nhất định.
Chính sách ngoại thƣơng là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế
của một đất nƣớc, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nƣớc trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nƣớc trong từng thời kỳ có khác
nhau cho nên đƣờng lối chính sách ngoại thƣơng phải thay đổi, để đạt đƣợc
những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại
thƣơng áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách
ngoại thƣơng đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nƣớc, chống lại sự cạnh
tranh từ bên ngoài tạo điều kiện thúc đẩy sản suất trong nƣớc phát triển và
bành trƣớng ra bên ngoài.
“Mỗi nƣớc đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự
nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nƣớc đều có chính sách phát triển ngoại
thƣơng riêng với các biện pháp cụ thể” (Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010).
2.1.3.2 Các nhân tố bên trong
a) Nguồn nhân lực của công ty
Nhân tố con ngƣời từ trƣớc đến nay vẫn đƣợc các nhà quản trị doanh
nghiệp coi là nguồn lực quý giá nhất của một doanh nghiệp. Nguồn nhân lực
mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chất lƣợng nguồn

nhân lực phản ánh trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng lao
động cụ thể là trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngƣời lao động.
b) Nguồn lực tài chính
Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động
vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác
đầu tƣ về kinh doanh liên kết. Tình hình sử dụng vốn cũng sẽ quyết định chi
phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
c) Chất lƣợng sản phẩm
Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín
của các sản phẩm và muốn chiếm vị thế cao trong sản xuất kinh doanh một
loại sản phẩm nào đó, không còn con đƣờng nào khác là phải luôn nâng cao
chất lƣợng sản phẩm. Muốn vậy, việc phân tích chất lƣợng sản phẩm phải
15


×