Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG ĐÌNH SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƢ̉ DỤNG
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

HOÀNG ĐÌNH SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƢ̉ DỤNG
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN HẢI

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc
hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, ngày … tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao hiêụ quả sƣ̉ du ̣ng trang
thiết bị Y tế tại bệnh viện Bãi Cháy - tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Nhấ t là
của tập thể cán bộ nhân viên y bác sĩ tại bệnh viện Bãi Cháy

. Tôi xin đƣợc

bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau
Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng
dẫn TS. Ngô Văn Hải .
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh t ế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày … tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................... 5
5. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng trang thiết bị Y tế tại bệnh viện ..... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trang thiết bị Y tế ........................................... 6
1.1.2. Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động ........................... 8
1.1.3. Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa
tuyến tỉnh .......................................................................................................... 9
1.1.4. Khái niệm về hiệu quả......................................................................... 10
1.1.5. Bản chất hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện ................. 15
1.1.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế ở
bệnh viện tuyến tỉnh ....................................................................................... 16
1.1.7. Nguyên tắc sử dụng đạt hiệu quả trang thiết bị y tế ở bệnh viện.......... 17
1.1.8. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế
tại bệnh viện tuyến tỉnh ................................................................................. 19

1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện
tuyến tỉnh.......................................................................................................... 22
1.2.1. Các văn bản chính sách qui định về sử dụng trang thiết bị y tế...... 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv
1.2.2. Những thành tựu đã đạt đƣợc trong việc đầu tƣ đổi mới và nâng
cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế ở các bệnh viên trong nƣớc. ........ 22
1.2.3. Những hạn chế trong sử dụng trang thiết bị y tế ở việt Nam ........... 24
1.2.4. Bài học kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị y tế trong bệnh viện .... 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 29
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra ...................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 29
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................ 29
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 30
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu khảo sát ................................................ 31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đánh giá trong nghiên cứu đề tài ................... 31
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng các TTBYT ............................................. 31
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TTBYT tại Bệnh viện .......... 31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT
BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY ...................................................... 34
3.1. Khái quát về bệnh viên Bãi Cháy .......................................................... 34
3.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................... 34
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện Bãi Cháy .................................. 34
3.1.3. Tổ chức bộ máy ................................................................................... 36
3.1.4. Nguồn nhân lực ................................................................................. 38
3.1.5. Kết quả hoạt động tài chính của bệnh viện Bãi Cháy ........................... 41
3.2. Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh

viên Bãi Cháy .................................................................................................. 41
3.2.1. Hiện trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viên Bãi Cháy .............. 41
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viên Bãi Cháy ................ 58
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng TTBYT tại
bệnh viện Bãi Cháy ......................................................................................... 65
3.3.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................. 65
3.3.2. Nhân tố bên trong bệnh viện ................................................................. 66
3.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viê ̣n Bãi Cháy ........ 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 78
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 79
Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SƢ̉ DỤNG
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY...................... 82
4.1. Định hƣớng, mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế
tại bệnh viên Bãi Cháy .................................................................................... 82
4.1.1. Định hƣớng hoạt động tại bệnh viên Bãi Cháy ..................................... 82
4.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Bãi Cháy ...... 83
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sƣ̉ du ̣ng tr ang thiết bị tại bệnh
viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 84
4.2.1. Giải pháp 1:Nâng cao tần suất sử dụng các trang thiết bị y tế chủ
yếu tại bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh ................................................ 84
4.2.2. Giải pháp 2 Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý và sử
dụng TTBYT .................................................................................................. 86
4.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ sử dụng TTB Y tế .................. 87
4.2.4. Giải pháp 4: Tăng cƣờng đổi mới đầu tƣ TTB y tế phù hợp với tiến
bộ của ngành.................................................................................................... 89

4.2.5. Giải pháp 5: Huy động mọi nguồn vốn để mua sắm TTB y tế của
bệnh viện ......................................................................................................... 90
4.3. Kiến nghị ................................................................................................. 90
4.3.1. Đối với Bộ y tế ...................................................................................... 90
4.3.2. Đối với sở y tế tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 91
4.3.3. Đối với Bệnh viện Bãi Cháy ................................................................. 91
KẾT LUẬN.................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN

: Doanh nghiệp

KCB

: Khám chữa bệnh

TBYT

: Thiết bị y tế

TCCB


: Tổ chức cán bộ

TMCP

: Thƣơng mại cổ phần

TSCĐ

: Tài sản cố định

TTBYT

: Trang thiết bị y tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát .............................................................. 29
Bảng 3.1. Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua các năm ................ 39
Bảng 3.2. Phân bổ nhân lực của Bệnh viện năm 2014 ................................... 40
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động tài chính của Bệnh viện
Bãi Cháy.......................................................................................... 41
Bảng 3.4. Chủng loại TTBYT đƣợc trang bị và khả năng đáp ứng của
bệnh viện Bãi Cháy ......................................................................... 42
Bảng 3.5. Tình hình đầu tƣ trang thiết bị chủ yếu đối với khoa Ngoa ̣i
tổng hợp và khoa Ngoại chấn thƣơng ............................................. 44
Bảng 3.6. Nguồn vốn mua sắm TTBYT của bệnh viện Bãi Cháy qua các năm . 49

Bảng 3.7. Trang thiết bị y tế đƣợc mua sắm từ nguồn NSNN ở Bệnh
viện Bãi Cháy .................................................................................. 52
Bảng 3.8. Tỷ lệ khấu hao và hạn mức khấu hao các loại TTBYT chủ yếu
tại Bệnh viện Bãi Cháy năm 2014 .................................................. 54
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao một số
TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2014 ..................................... 55
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế qua việc
thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện Bãi Cháy năm 2014 .............. 59
Bảng 3.11. Tần suất sử dụng một số TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy
năm 2014 ................................................................................ 61
Bảng 3.12. Đánh giá về chất lƣợng TTBYT ở Bệnh viện Bãi Cháy .............. 62
Bảng 3.13. Hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy .................... 64
Bảng 3.14. Chất lƣợng lao động khoa lâm sàng ............................................. 67
Bảng 3.15. Chất lƣợng lao động các khoa cận lâm sàng ................................ 68
Bảng 3.16. Chỉ tiêu khảo sát tình hình sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi
Cháy (n: 52) .................................................................................... 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

viii
Bảng 3.17. Kết quả công tác kiểm kê số lƣợng TTBYT nhập về qua các năm...... 72
Bảng 3.18. Đánh giá về quản lý nguồn nhập TTBYT .................................... 74
Bảng 3.19. Đánh giá từ cán bộ CNV về công tác quản lý sử dụng TTBYT
của Ban giám đốc bệnh viện ........................................................... 76
Bảng 4.1. Dự kiến nâng cao tần suất sử dụng của một số TTBYT bệnh
viện Bãi Cháy ................................................................................. 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất.................................................. 12
Sơ đồ 3.1. Tổ chức của Bệnh viện baĩ Cháy ................................................... 36
Biểu đồ 3.1. Tổng nguồn vốn mua sắm TTBYT quản lý theo loại nguồn vốn .... 49
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của bệnh nhân về chất lƣợng TTBYT tại bệnh viện ... 63
Biểu đồ 3.3. Các thủ tục khi nhập TTBYT (ĐVT: %) .................................... 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bệnh Viện Bãi Cháy (Bai Chay Hospital) là bệnh viện đa khoa hạng
II tuyến tỉnh nằm trong hệ thống y tế nhà nƣớc có nhiệm vụ thực hiện các
kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt và triển khai 640 giƣờng bệnh có đầy đủ các
chuyên khoa. Năm 2012, Bệnh viện đã đƣợc Chủ tịch nƣớc trao tặng
Huân chƣơng lao động hạng Nhì cho những thành tích đã đạt đƣợc trong 5
năm (2007-2011). Với tập thể trên 600 cán bộ, viên chức và ngƣời lao
động luôn mong muốn cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc ngƣời
bệnh toàn diện một cách chuyên nghiệp và chất lƣợng cao nhất, chính vì
vậy bệnh viện cần một lƣợng trang thiết bị Y tế rất lớn và đa dạng. Trang
thiết bị y tế bao gồm các thiết bị, dụng cụ, vật tƣ, phƣơng tiện vận chuyển
chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
và du khách. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đặc biệt

trong giai đoạn công nghiê ̣ p hóa, hiện đại hóa hiện nay nhu cầu chăm sóc
sức khỏe nhân dân, du khách đòi hỏi chất lƣợng ngày càng cao. Trang
thiết bị y tế (TTBYT) là một trong nhƣ̃ng yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả, chất lƣợng công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho thầy thuốc trong
công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần
đƣợc tăng cƣờng đẩu tƣ cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm đảm bảo tính
khoa học, đồng bộ và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân.
Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế
trong chuẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo.
Hiện nay trên thế giới do sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao và
ứng dụng các công nghệ từ lĩnh vực điện tử Y sinh nên đã cho ra các
TTBYT hiện đại chuyên sâu phục vụ chuẩn đoán và điều trị đạt kết quả
cao nhƣ các TTBYT: máy chụp cộng hƣởng từ MRI, máy chụp cắt lớp đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2
dãy dựng hình, siêu âm doppler màu 3D, 4D, dao mổ Gammar, máy gia
tốc điều trị ung thƣ, máy sinh hóa, huyết học tự động, máy điện tim, máy
phaco mổ mắt, máy rửa tay tự động, hệ thống hấp sấy tiệt trùng, bàn mổ,
dụng cụ trung phẫu, đại phẫu; trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngành y tế, TTBYT đã và đang đƣợc nghiên cứu phát triển, sử dụng và đang
hỗ trợ tích cực cho các nhà y dƣợc học không ngừng thu đƣợc những kì tích
lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn
trong thực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực trang thiết bị y tế. Do
Việt Nam là một nƣớc còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân
sách cho y tế của nƣớc ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở
Việt Nam đƣơ ̣c cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhƣng không

đƣợc đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chƣa
đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Tình trạng này sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp đến chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, ảnh hƣởng
đến hiệu quả sử dụng các trang thiết bị y tế trong bệnh viện
Đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc, trong hơn hai mƣơi năm
đổi mới vƣ̀ a qua, ngành y tế đã đầu tƣ nâng cấp TTBYT cho các cơ sở y
tế. Trong đó đặc biệt quan tâm tới đến các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến
cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng trang thiết bị, tạo công
bằng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, tạo
niềm tin cho nhân dân. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh và các tuyến dƣới đã
đƣợc cung cấp TTBYT, dụng cụ cần thiết để phục vụ công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
Từ năm 2005 đến nay, cơ sở vật chất cũng nhƣ TTBYT của bệnh
viện Bãi Cháy đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nƣớc, Trái
phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phƣơng; Nguồn vốn sự
nghiệp y tế; Nguồn kết dƣ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để đầu tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3
trang thiết bị y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; Quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; từ đề án xã hội
hóa Y tế, Tài trợ của ngân hàng TMCP Công Thƣơng..
Do đó, trong quản lý và sử dụng TTBYT hiện tại của bệnh viện Bãi
Cháy còn nhiều bất cập, chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Do mỗi lần
nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn vốn khác lại có các yêu cầu khác nhau
cũng nhƣ đƣợc cấp các TTBYT khác nhau không có tính đồng bộ, còn
mang tính chồng chéo, lạc hậu. Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý sử
dụng, bảo hành, bảo dƣỡng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy còn không

đồng đều, vừa thiếu về số lƣợng, và còn hạn chế về trình độ chuyên môn.
Cho nên hiệu quả sử dụng TTBYT còn thấp và không đồng đều, chƣa đảm
bảo chất lƣợng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh (KCB).
Sử dụng TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lƣợng KCB tại bệnh
viện Bãi Cháy, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu
hút ngƣời dân tới KCB, góp phần làm giảm sự quá tải cho bệnh viện tuyến
trên, đồng thời ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay
tại tuyến tỉnh, vì vậy giảm đƣợc chi phí không cần thiết. Việc này rất có ý
nghĩa đối với ngƣời nghèo, những ngƣời bệnh tại vùng sâu vùng xa, ở xa
so với những bệnh viện lớn tuyến trên có trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện
đại. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại Bê ̣nh viê ̣n Bãi
Cháy là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao hiêụ quả sƣ̉ du ̣ng trang thiết bị Y tế tại bệnh viện Bãi Cháy
tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế
tại bệnh viện Bãi Cháy, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qua sử
dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luâ ̣ n và thực tiễn về hiệu
quả sử dụng trang thiết bị y tế tuyến tỉnh.
Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng trang
thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy;

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qua sử dụng
trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là việc sử dung trang
thiết bị y tế và hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy.
- Điều tra khảo sát ban lãnh đạo bệnh viện, các trƣởng phó khoa,
phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý TTBYT, các
bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân đƣợc sử dụng TTBYT của bệnh viện
Bãi Cháy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại
Bệnh viê ̣ n Bãi Cháy; đánh giá thực trạng tình hình sử dụng TTBYT;
những điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý
TTBYT; các yếu tổ ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng TTBYT; đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy.
3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại Bệnh viê ̣ n Bãi Cháy.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014.
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11
năm 2014.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5
Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp thực hiện từ tháng 11/2014 đến
tháng 03 năm 2015, các giải pháp đề xuất đến năm 2015, định hƣớng đến

năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo về hiệu quả sử dụng TTBYT tại
bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian tới. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và
đánh giá thực tiễn từ đó đề xuất sử dụng TTBYT phù hợp để nâng cao hiệu
quả sử dụng tại các khoa phòng của bệnh viện Bãi Cháy.
- Định hƣớng tập trung đầu tƣ TTBYT để phát triển một số chuyên
khoa mũi nhọn trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng phát triển của
bệnh viện để phát huy tối đa hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả sử dụng TTBYT,
đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh
và các vùng phụ cận.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo luận văn đƣợc kết cấu
thành 04 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng trang
thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y
tế tại bệnh viên Bãi Cháy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

TẠI BỆNH VIỆN
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng trang thiết bị Y tế tại bệnh viện
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm trang thiết bị Y tế
1.1.1.1. Khái niệm trang thiết bị y tế
Theo Thông tƣ số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2014 của Bộ Y tế thì
trang thiết bị y tế đƣợc giải thích nhƣ sau [8]:
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tƣ, hóa chất kể cả
phần mềm cần thiết, đƣợc sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ
cho con ngƣời nhằm mục đích [8]:
- Ngăn ngừa, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thƣơng;
- Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám
bệnh, chữa bệnh;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm soát sự thụ thai;
- Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế);
- Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một
loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn đƣợc cập nhật ứng dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi.
1.1.1.2. Đặc điểm trang thiết bị Y tế
Trang thiết bị Y tế có thể đƣợc chia làm hai loại: Y dụng cụ và thiết
bị, nhiều loại TTBYT hiện đại đang đƣợc sử dụng trong lĩnh vực khám
chữa bệnh cho con ngƣời. Việc ứng dụng khoa học cộng nghệ, đã giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

cho việc chuẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an
toàn, hiệu quả. TTBYT còn giúp cho ngƣời thầy thuốc thêm vững tin và
yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho ngƣời
bệnh thêm lạc quan, hi vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị.
Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và đƣợc sử dụng linh
hoạt cho các đối tƣợng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
Trang thiết bị y tế theo giá trị: loại thông dụng nhƣ vật tƣ tiêu hao,
công cụ dụng cụ và loại là tài sản cố định thƣờng là hiện đại nên có giá trị
cao, đắt tiền. Nó đƣợc sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiên
về khám chữa bệnh nhƣ máy xạ trị gia tốc, cộng hƣởng từ, chụp cắt lớp...
Trang thiết bị y tế theo nguồn hình thành: Tại bệnh viện tuyến tỉ nh
đƣợc hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách
nhà nƣớc, các loại viện trợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua
sắm, liên doanh liên kết, xã hội hóa.
Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau có tính năng sử
dụng khác nhau:
Loại thiết bị cá nhân: TTBYT đƣợc sử dụng tại tƣ gia (Homecare).
Đây là một phƣơng cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng
cho một nền tảng y tế hiện đại.
Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết yếu đơn giản, dễ sử dụng,
kết hợp với các thiết bị khác đƣợc sử dụng trong bệnh viện, đặc biệt là
đơn vị y tế nhỏ.
Loại TTBYT chuyên dùng trong các bệnh viện yêu cầu ngƣời sử
dụng phải am hiểu kỹ thuật tính năng vận hành, kiểm tra theo dõi các
thông số.
Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu
trong các phòng nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế không
phát huy đƣợc ngay nhƣng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hƣớng phát
triển lâu dài, nhằm tăng cƣờng năng lực cho bệnh viện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

8
Trang thiết bị y tế luôn đòi hỏi ngƣời sử dụng phải cập nhật và nâng
cao trình độ thƣờng xuyên.
1.1.2. Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động
Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phƣơng
tiện vận chuyển, vật tƣ chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt
động phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế [9]. Dựa vào các nội
dung chuyên môn của y học, ngày nay ngƣời ta có thể phân ra 10 nhóm
TTBYT nhƣ sau:
- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trƣng là:
Máy chụp X-Quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hƣởng từ,
chụp mạch số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm . . .
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy
điện tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lƣu huyết não....
- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị nhƣ máy đếm
tế bào, máy ly tâm....
- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các
thiết bị nhƣ máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp
tim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy....
- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu nhƣ điện phân, điện sóng ngắn, tia
hồng ngoại, laser trị liệu....
- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế nhƣ Laser CO2, Laser YAG, Nd,
Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser....
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng nhƣ máy đo công năng
phổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thƣ, thiết bị
cƣờng nhiệt, máy chạy thận nhân tạo....
- Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phƣơng Đông nhƣ máy dò huyệt,

massage, châm cứu, điều trị từ phổi....
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thƣờng dùng ở gia đình nhƣ
huyết áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử, máy chạy khí rung, điện tim....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9
- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y
tế nhƣ thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ thống
máy tính), xe ôtô cứu thƣơng, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nƣớc thải....
Ngoài phân loại có tính chất tƣơng đối trên đây, để đảm bảo sự thống
nhất trong toàn ngành, Bộ trƣởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế
cụ thể đƣợc sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
1.1.3. Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa
tuyến tỉnh
Để tăng cƣờng hoạt động quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực TTBYT, Bộ
trƣởng Bộ y tế đã ký quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc
ban hành danh mục TTBYT tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Danh mục
TTBYT do Bộ y tế ban hành đối với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh phân bổ
theo các khoa nhƣ sau :
- TTBYT khoa Khám bệnh gồm 41 loại.
- TTBYT khoa Cấp cứu hồi sức gồm 105 loại.
- TTBYT khoa Nội tổng hợp gồm 75 loại.
- TTBYT khoa Nội tim mạch lão khoa gồm 72 loại.
- TTBYT khoa truyền nhiễm gồm 72 loại.
- TTBYT khoa Lao gồm 74 loại.
- TTBYT khoa Da liễu gồm 69 loại.
- TTBYT khoa Thần kinh gồm 76 loại.
- TTBYT khoa Tâm thần gồm 68 loại.

- TTBYT khoa Y học cổ truyền gồm 67 loại.
- TTBYT khoa Nhi gồm 73 loại.
- TTBYT khoa Ngoại tổng hợp gồm 73 loại.
- TTBYT khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức gồm 114 loại.
- TTBYT khoa Phụ sản gồm 103 loại.
- TTBYT khoa Tai mũi họng gồm 82 loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10
- TTBYT khoa Răng hàm mặt gồm 83 loại.
- TTBYT khoa Mắt gồm 95 loại.
- TTBYT khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm 87 loại.
- TTBYT khoa Ung bƣớu gồm 66 loại.
- TTBYT khoa Huyết học truyền máu gồm 51 loại.
- TTBYT khoa Hoá sinh gồm 49 loại.
- TTBYT khoa Vi sinh gồm 61 loại.
- TTBYT khoa Chẩn đoán hình ảnh gồm 34 loại.
- TTBYT khoa Thăm dò chức năng gồm 35 loại.
- TTBYT khoa nội soi gồm 25 loại.
- TTBYT khoa Giải phẫu bệnh gồm 31 loại.
- TTBYT khoa Chống nhiễm khuẩn gồm 23 loại.
- TTBYT khoa Dƣợc gồm 40 loại.
- TTBYT khoa Dinh dƣỡng gồm 16 loại.
- TTBYT Phòng Kế hoạch tổng hợp gồm 12 loại.
- TTBYT Phòng Y tá gồm 5 loại.
- TTBYT Phòng Vật tƣ thiết bị y tế gồm 24 loại.
- TTBYT Phòng Tổ chức cán bộ gồm 5 loại.
- TTBYT Phòng Hành chính quản trị gồm 32 loại.

- TTBYT Phòng Tài chính kế toán gồm 8 loại.
- Trang thiết bị chung và dự phòng gồm 56 loại.
Dựa vào các danh mục của bộ Y tế ban hành mà các bệnh viện Đa
khoa tuyến tỉnh, cán bộ đƣợc giao công tác quản lý vật tƣ – trang thiết bị
của các bệnh viện cần xây dựng các mẫu biểu, sổ sách theo dõi, cập nhật
hàng hóa hàng tháng và báo cáo tình hình thay đổi TTBYT cho cấp trên.
1.1.4. Khái niệm về hiệu quả
Đối với tất cả các cơ quan, đơn vị kinh tế, các đơn vị sản xuất kinh
doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, với các cơ chế quản lý khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11
nhau, nhƣng trong mỗi giai đoạn phát triển của nó cũng có các mục tiêu khác
nhau. Trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, mọi doanh nghiệp đều có
mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này
mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trƣờng, phải thực hiện
việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phƣơng án kinh doanh, phải kế
hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tổ chức thực hiện
chúng một cách có hiệu quả [1].
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động của mình,
các đơn vị, các tổ chức đều phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của
chúng. Để hiểu đƣợc phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất , hiệu quả
sử dụng các nguồn lực thì trƣớc tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế
nói chung là gì.
Từ trƣớc đến nay có rất nhiều tác giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về
hiệu quả kinh tế:
Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi

xã hội không thể tăng sản lƣợng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt
giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn
khả năng sản xuất của nó".
Tổng quát, đƣờng giới hạn khả năng sản xuất cho biết sản lƣợng tối đa
của hai (hay nhiều) sản phẩm có thể sản xuất đƣợc với một số lƣợng tài
nguyên nhất định [11].
Thực chất của quan niệm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền
kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là
cao nhất, là lý tƣởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

Hình 1.1. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất
- Hai tác giả Wohe và Doring lại đƣa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lƣợng tính theo đơn vị hiện vật (kg, chiếc …) và
lƣợng các nhân tố đầu vào (đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu, giờ lao động…)
đƣợc gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ
lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra đƣợc gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và
"để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị ngƣời ta còn hình thành tỷ lệ giữa
sản lƣợng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái niệm
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động,
máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tƣ, còn hiệu quả tính bằng giá trị là

hiệu quả hoạt động quản trị chi phí.
- Theo các tác giả khác:
Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi quan hệ
giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lƣợng kết quả và chi phí. Các quan điểm này
mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ
phần tham gia vào quy trình kinh tế.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số
giữa kết quả nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Điển hình cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả đƣợc xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh". Đây là quan điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả của các quá trình kinh tế.
Một khái niệm đƣợc nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nƣớc quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng
(hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
đƣợc mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tƣơng đối đầy đủ phản ánh đƣợc
tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh [11].
Hiệu quả theo quan điểm của lý thuyết hệ thống là một phạm trù phản
ánh yêu cầu các quy luật tiết kiệm các nguồn lực đầu vào..
Hiệu quả là số tƣơng đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để
đạt đƣợc kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tƣơng đối giữa kết quả và chi phí
để đạt đƣợc kết quả đó, phản ánh đƣợc bản chất mối quan hệ của hiệu quả
kinh tế những chƣa biểu hiện đƣợc tƣơng quan về lƣợng và chất giữa kết quả
và chƣa phản ánh đƣợc hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này.

Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, vật lực..) để đạt đƣợc mục tiêu xác định với mức chi phí bỏ ra thấp nhất.
Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh
mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là: H = K - C
Trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
K: kết quả đạt đƣợc
C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tƣơng đối thì: H = K/C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14
Từ khái niệm về hiệu quả nêu trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh doanh là phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp để đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của
lao động xã hội đƣợc xác định trong mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc
cuối cùng với lƣợng hao phí lao động xã hội đã bỏ ra.
Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh
mức độ, quy mô, là cái mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau mỗi kỳ kinh doanh, có
kết quả mới tính đƣợc hiệu quả, đó là sự so sánh giữa kết quả là khoản thu về
so với khoản bỏ ra là chính các nguồn lực đầu vào. Nhƣ vậy, dùng kết quả để
tính hiệu quả kinh doanh cho từng kỳ. Hiệu quả và kết quả có mối quan hệ
mật thiết với nhau nhƣng lại có khái niệm khác nhau. Có thể nói, kết quả là
mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh, còn hiệu quả là phƣơng tiện để
đạt đƣợc mục tiêu đó.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng

các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt đƣợc kết quả cao nhất
trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất [11].
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của
bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và mối quan tâm của DN nói riêng, đặc biệt
nó đang là vấn đề cấp bách mang tính thời sự đối với các DN nhà nƣớc Việt
nam hiện nay. Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế vừa là
câu hỏi, vừa là thách thức đối với các bệnh viện hiện nay.
Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tìm biện pháp nhằm khai thác và sử
dụng vốn, sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình, trên cơ sở đó so
sánh và lựa chọn phƣơng án sử dụng tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Vậy hiệu quả sử dụng TTBYT là gì ?
Hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện
mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×