LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các
cấp lãnh đạo, thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh, Tỉnh Nghệ
An; Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng
nghiệp và học sinh thuộc 8 trường tiểu học quận Thủ Đức; các cơ quan đoàn
thể xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn 8 phường, quận Thủ Đức đã nhiệt
tình cộng tác, cung cấp thơng tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
- TS. Phan Quốc Lâm - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng, bổ
sung các kiến thức và phương pháp nghiên cứu; trực tiếp giúp đỡ và động
viên tác giả hồn thành luận văn này.
Mặc dù trong q trình nghiên cứu, bản thân đã nỗ lực cố gắng tìm tịi
rất nhiều kiến thức từ các tài liệu cũng như từ trải nghiệm thực tiễn, song
cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những
lời chỉ dẫn chân thành, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo;
ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn. Đồng thời giúp cho bản thân tác giả có thêm nhiều kinh nghiệm
trong sự nghiệp quản lý giáo dục của mình và nhất là trong lĩnh vực quản lý
các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn
Hồ Nguyễn Trang Đài
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1
1.
Lý do chọn đề tài ………………………………………………
2.
1
Mục đích nghiên cứu ……………………………………...…..
3.
4
Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………………………...…
4.
4
Giả thuyết khoa học …………………………………………...
5.
4
Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………..………………..
6.
4
Phương pháp nghiên cứu ……………………………………...
7.
5
Những đóng góp của đề tài …………………………………....
8.
5
Cấu trúc của luận văn ……………………………………..… 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……………………... 7
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu ………………………………….… 7
Các khái niệm cơ bản ……………………………………….… 10
Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.18
Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học ………………………………….…………… 36
Kết luận chương 1 …………..………………………………...……. .43
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ……………..……. 44
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình
giáo dục của quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh …..….. 44
2.2. Khái quát về nghiên cứu thực trạng ..………………….……. 63
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng……………………….….…. 65
2.4. Đánh giá chung về thực trạng …………………..…………. 70
Kết luận chương 2 …………………….………………….…………. 73
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN THỦ
ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………………..… 74
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ………………………………… 74
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh….. 75
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp…...…90
Kết luận chương 3 ……………………………………….……...….. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……….………………….…………. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa nội dung giáo dục
kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ
trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh đạt hiệu quả địi hỏi nhiều yếu tố chứ khơng chỉ từ các bài giảng.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết- Học để
làm- Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.
Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến
thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến có một
bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung
quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học
sinh. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục- Đào tạo, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân
trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của
bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp
hành pháp luật, …Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả địi hỏi
nhiều yếu tố chú khơng phải chỉ từ các bài giảng suông bằng lý thuyết. Mặt
khác, giáo dục kỹ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm
huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kỹ năng sống
khơng phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà là của cả xã hội của
2
cộng đồng. Phải biết kết hợp cả ba yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội mới
mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện.
Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục- Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng
một số giải pháp, cụ thể: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán của các
trường; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong
việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh; giáo viên các trường học
không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên
quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh; các trường cần tăng
cường trao đổi thơng tin với gia đình một cách thường xuyên; cần có sự kết
hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản
lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay với đối tượng là học sinh tiểu
học tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế thì lại rất khó khăn và
phức tạp. Có ý kiến cho rằng vấn đề này khơng mới nhưng điều quan trọng và
có ý nghĩa hơn là khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong việc
kết hợp dạy chữ với dạy người cho học sinh. Dạy kỹ năng sống chính là dạy
cách làm người nhưng việc làm này lại ít được quan tâm trong một thời gian
dài. Có thể vì nhiều lý do khác nhau nhưng trên thực tế học sinh tiểu học
chúng ta hiện nay, kỹ năng sống cịn rất yếu kém. Các em có thể học rất giỏi
tất cả các bộ môn nhưng lại khơng biết cách giao tiếp, khơng biết xử lý các
tình huống gặp phải, khơng biết làm việc nhóm, …. Các em chỉ biết đến
trường để học kiến thức và khi về nhà thì tuân thủ theo mọi sự sắp đặt của ông
bà, bố mẹ. Các em như một chú nhộng được bọc trong một vỏ kén dày. Nếu
lớp vỏ kén ấy bị mất đi thì các em sẽ dễ bị tổn thương vì khơng có kỹ năng tự
bảo vệ mình, khơng thích nghi được với cuộc sống xung quanh. Giáo dục kỹ
3
năng sống cho học sinh tiểu học không phải chỉ giới hạn trong một thời gian
ngắn hay một bậc học, mà là một q trình xun suốt, lâu dài, khơng có giới
hạn. Hiện nay, ngay cả đội ngũ giáo viên cũng không biết phải giáo dục kỹ
năng sống như thế nào, bắt đầu từ đâu và thậm chí ngay cả chính bản thân
người giáo viên cũng chưa thấu hiểu thế nào là rèn kỹ năng sống. Mặc dù Bộ
giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các
môn học ở bậc tiểu học, đồng thời Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cốt cán và phát động nhiều
phong trào, nổi bật nhất là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” nhưng kết quả thì chúng ta đã đạt được những gì?
Hiệu quả giáo dục ra sao? Các em học sinh thể hiện kỹ năng sống của mình
đạt được ở mức độ nào? …cho đến nay vẫn chưa có một minh chứng cụ thể
nào cả. Giáo dục kỹ năng sống không phải là một mơn học cụ thể như tiếng
việt hay tốn mà là một quá trình giáo dục kết hợp từ thực tiễn cuộc sống đến
các môn tâm lý học, giáo dục học. Nó khơng có một phương pháp hay một
hình thức giảng dạy cụ thể mà phải tùy thuộc vào từng tình huống, từng hoàn
cảnh cụ thể để giáo dục các em. Bản thân người giáo viên ngoài việc tuân thủ
theo những cái chung như: thực hiện giảng dạy tích hợp kỹ năng sống theo
hướng dẫn chỉ đạo của Bộ- Sở, tổ chức các hoạt động thi đua; ……cịn phải
có ý thức tự tôi rèn, điều chỉnh các giá trị sống; phải thể hiện tốt những kỹ
năng sống ngay từ chính bản thân mình; phải là tấm gương cho các em học
tập và noi theo.
Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
quận Thủ Đức, đối với các nhà quản lý hiện nay cũng rất là nan giải. Nếu như
khơng hiểu rõ đối tượng mình đang quản lý từ giáo viên đến học sinh, khơng
tìm hiểu kỹ thực trạng của địa bàn nơi mình đang quản lý thì sẽ dẫn đến một
kết quả khơng như mong muốn. Một mặt, nhà quản lý cũng cần phải nghiên
4
cứu để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động
dạy học, các phong trào hoạt động ngoại khóa, hoạt động đồn thể sao cho
thật phong phú, đa dạng; quan trọng nhất là phải mang tính thiết thực và thật
gần gũi với các em. Làm sao để các em có thể vận dụng được các kỹ năng
sống ở mọi lúc, mọi nơi và hình thành được ý thức sống đẹp- sống đúng- sống
vì mình và vì mọi người. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần phải có những giải
pháp giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu và thấy rõ được tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học.
Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý
giáo dục hoạt động kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh” .
2.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất Một số giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học
trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
4.
Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tiểu học quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh nếu đề xuất và thực hiện
được một số giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu
5
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh
5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
5.3. Đề xuất và khảo sát tính cần thiết và tính khả thi một số giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh
6.
Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
− Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
− Phương pháp phân loại- hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận
có liên quan
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu thực tiễn
− Phương pháp điều tra
− Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
− Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp toán thống kê để xử lý các dữ liệu thu được về định
lượng
7.
Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trong các trường tiểu học.
7.2. Về mặt thực tiễn
6
Làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học quận Thủ Đức. Từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa
học và có tính khả thi để quản lý có hiệu quả hơn các hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học của thành phố nói chung và của quận Thủ
Đức nói riêng.
8.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống:
Năm 1996, thuật ngữ “kỹ năng sống” bắt đầu được biết đến ở Việt Nam
qua chương trình của UNICEF “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do
các chuyên gia Australia tập huấn.
Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do
UNESCO” tài trợ được tổ chức.
Năm 2005, có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu được triển khai liên quan
đến giáo dục kỹ năng sống trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ
thông như: Dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trợ “Giáo dục dân số và sức khỏe
sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa trong nhà trường”; đề
tài cấp Bộ “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”,
do trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội triển
khai.
Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến giáo dục kỹ năng sống trong
giáo dục phổ thơng, cịn có một số tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến giáo
dục kỹ năng sống trong giáo dục thường xuyên. Tiêu biểu là một số dự án hợp
tác giữa Viện chiến lược và Chương trình giáo dục với văn phòng UNESCO
Hà Nội: “Giáo dục kỹ năng sống ở trung tâm học tập cộng đồng” (2005);
“Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn” (2006).
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, có rất ít tác giả nghiên cứu về giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu
8
về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và qua các mơn học
đạo đức, tự nhiên xã hội, khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật, … mới chỉ nghiên cứu
ở mức độ tổng quát, chưa đi sâu nghiên cứu vào nội dung chi tiết, cũng như
hệ thống các phương pháp và hình thức tổ chức mang tính khả thi để đồng
thời đảm bảo cho cả hai mục tiêu (mục tiêu của từng môn học và mục tiêu
giáo dục kỹ năng sống).
1.1.1.2. Hiện trạng triển khai giáo dục kỹ năng sống:
Trong hệ thống giáo dục ở nước ta, mặc dù vấn đề giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh đã được nghiên cứu và bước đầu triển khai trong hệ thống
giáo dục khơng chính quy cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay, việc triển
khai để đưa giáo dục kỹ năng sống vào các môn học trong các trường phổ
thông vẫn hạn chế. Hầu hết giáo viên và học sinh vẫn còn xa lạ với các thuật
ngữ cũng như những vấn đề cơ bản liên quan đến kỹ năng sống và giáo dục
kỹ năng sống. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy ở nhà trường mới chỉ
được tiến hành ở một số trường học tư nhân, cịn trong hệ thống các trường
học cơng lập hầu như vẫn chưa có.
Mặc dù việc triển khai giáo dục kỹ năng sống chưa được tiến hành một
cách hệ thống và rộng rãi trong các nhà trường công lập nhưng nó lại đang là
vấn đề được nhiều các tổ chức ngoài tư nhân ở nước ta quan tâm. Các trung
tâm giáo dục kỹ năng sống được ra đời và tổ chức ở nhiều nơi (đặc biệt là ở
các thành phố lớn), một số nhà chùa cũng tham gia tổ chức giảng dạy để giáo
dục kỹ năng sống cho chúng sinh…
1.1.2. Các nghiên cứu ở ngồi nước
1.1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống
Trên thế giới, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về kỹ năng sống và
giáo dục kỹ năng sống. Ngoài một số cơng trình nghiên cứu về kỹ năng sống
của cá nhân như: Dorrothy I. Ansell and Joan M. Morse – 1994 (Creative Life
9
Skill Activities); Darlene Manix – 1995 (Life Skills Activities for Secondary
Students with Special Needs); Botvin – 2001 (Life skills training: fact sheet)
… Cịn có nhiều các cơng trình nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức
quốc tế: UNICEF, WHO, UNESCO. Có thể kể ra một vài cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu như:
− Life skills Education in schools (WHO, 1997)
− Skills for Health (WHO, 2001)
− Life Skills in Non- Formal Education: A Review (UNESCO, 2001)
1.1.2.2. Hiện trạng triển khai giáo dục kỹ năng sống
Năm 1979, tiến sĩ người Mỹ là Gilbert Botvin đã cơng bố một chương
trình đào tạo kỹ năng sống có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên từ lớp 7 đến
lớp 9. Sau đó, chương trình này đã được triển khai trong nhiều trường học
khác nhau và đã thu được nhiều kết quả ấn tượng.
Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNESCO,
UNFPA, WHO chương trình giáo dục kĩ năng sống đã được phát triển rộng
khắp trên phạm vi toàn cầu . Các tổ chức này đã mở những cuộc hội thảo,
cung cấp vật liệu, đồng thời phối hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động giáo
dục kĩ năng sống trong thanh thiếu niên. Chương trình này đã được thức hiện
và phát triển mạnh trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe, khu vực Nam Phi và
Botswana, khu vực Châu Á.
Tại khu vực Châu Á, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNICEF, UNESCO, UNFPA, các chương trình giáo dục kỹ năng sống đã
được triển khai rộng khắp ở cả Nam Á (Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri
Lanka), Đông Á (Trung Quốc), Trung Á (Mông Cổ), Đông Nam Á
(Campuchia, Idonesia, Lào, Myanmar, Philippin, Thái Lan, Đông Timor và
Việt Nam).
10
Tại khu vực Đơng Nam Á, cả chương trình giáo dục dựa trên kỹ năng
sống xuất hiện trên các quốc gia chủ yếu vào 5 năm cuối của thể kỉ XX (Thái
Lan- 1996; Indonesia- 1997; Philippin- 2001; Lào- 1998; Mianma- 1998;
Campuchia- 2001). Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau qua từng vấn đề cụ
thể, các quốc gia đã từng bước triển khai để đưa giáo dục kỹ năng sống vào
trong và ngoài nhà trường.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Kỹ năng sống
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Kỹ năng sống:
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là khả năng có hành
vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi hỏi
và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
Theo từ điển Wikipedia: “Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng của con
người có được qua việc học hoặc trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống dùng
để giải quyết những vấn đề mà con người thường phải đối mặt trong cuộc
sống hàng ngày”.
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO):
Kỹ năng sống gắn liền với bốn trụ cột của giáo dục, đó là
− Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, …
− Học để làm người, gồm các kỹ năng như: ứng phó với căng thẳng, kiểm
sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, …
− Học để sống với người khác, gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp,
thương lượng, tự khẳng định, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, …
− Học để làm, gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như:
kỹ năng đặt mục tiêu, đảm bảo trách nhiệm, …
11
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình- viện nghiên cứu sư phạm- Trường
Đại học sư phạm Hà Nội: Kỹ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý- xã hội
của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải
quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.
Theo thuyết hành vi: Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên
quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ; là những hành vi làm
cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và
thách thức của cuộc sống.
Cũng cần hiểu rộng hơn: Kỹ năng sống không phải là năng lực cá nhân
bất biến trong mọi thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại
mà cá nhân đó sống. Chính vì vậy, kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa
mang tính dân tộc- quốc gia, vừa mang tính xã hội- tồn cầu.
1.2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện
đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen
tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân
thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là
làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây
rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích
cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần
phát triển xã hội bền vững.
Giáo dục kỹ năng sống được xem như là một cách tiếp cận giáo dục
nhằm mục đích giúp con người có những khả năng tâm lý xã hội để tương tác
với người khác và giải quyết vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng
ngày một cách có hiệu quả. Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền
tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hồn cảnh, mơi trường
sống, cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó.
12
Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giúp cho người học có khả năng về
mặt tâm lý xã hội để phán đốn và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói
khơng với cái xấu”. Nhưng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là đưa
ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà giáo dục kỹ
năng sống phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi.
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi
nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình
và các lực lượng xã hội.
Chúng ta đều biết, cuộc sống ln tạo ra những khó khăn để cho con
người vượt qua những mất mát, để họ biết u q những gì mình đang có. Vì
vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển.
Là những nhà giáo dục, những người ln đồng hành với q trình phát triển
của học sinh, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho
các em. Bởi giáo dục kỹ năng sống chính là định hướng cho các em những
con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản:
con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối
quan hệ xã hội. Nắm được kỹ năng sống, các em sẽ biết chuyển dịch kiến
thức- “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”
… thành những hành động cụ thể trong thực tế- “làm gì và làm cách nào” là
tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng
được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững
vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể:
Trong quan hệ với chính mình: giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết
gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến
hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số
phận cho mình.
13
Trong quan hệ với gia đình: giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết
kính trọng ơng bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi
ốm đau, động viên an ủi nhau khi gia đình quyến có chuyện chẳng lành.
Trong quan hệ với xã hội: giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết cách
ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ
gìn trật tự an tồn giao thông; giữ vệ sinh đường phố; bảo vệ môi trường,
thiên nhiên … Từ đó, góp phần làm cho mơi trường sống trong sạch, lành
mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của
chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội
tích cực để hài hịa mối quan hệ giữa nhu cầu- quyền lợi và nghĩa vụ trong
cộng đồng.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tổ chức cách thực
hành các kỹ năng sống thơng qua q trình giáo dục. Kỹ năng sống được hình
thành từ các hoạt động giáo dục: giáo dục chính khóa, giáo dục ngoại khóa;
giáo dục lý thuyết, giáo dục thực hành, trải nghiệm, … Các em học sinh được
phát triển tồn diện, được hình thành và phát triển những phẩm chất và năng
lực của mình; được hồn thiện nhân cách chính là nhờ các hoạt động giáo dục
kỹ năng sống.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là mối quan hệ tương tác giữa con
người với môi trường và với các mối quan hệ xung quanh mình. Trong quá
trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, bản thân người tổ chức và
người tham gia hoạt động giáo dục vừa tạo ra được sản phẩm cho xã hội vừa
tạo ra tâm lý của chính bản thân mình. Sản phẩm xã hội được tạo ra trong quá
trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đó chính là
những con người phát triển tồn diện về nhân cách, có khả năng nhận thức tốt
mọi sự vật xung quanh mình; biết thể hiện bản thân ở mọi hồn cảnh; có ý
thức điều chỉnh hành vi, phân biệt hành vi tốt- xấu hoặc đúng- sai; biết bày tỏ
14
quan điểm của bản thân trong mọi vấn đề; chủ động trong hành vi và có khả
năng tự bảo vệ bản thân. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống giúp các em biết
tự điều chỉnh hành vi trong quá trình tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đội, hoạt động xã hội, ... Bởi lẽ, nó
khơng bị gị bó bởi những giờ học lý thuyết trên lớp mang tính hàn lâm, mà là
những hoạt động phối hợp, lồng ghép, tích hợp vào các môn học.
Người tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống- là thầy cô, là tổng
phụ trách, là ban giám hiệu nhà trường- cũng đúc kết được những kinh
nghiệm hay, những minh chứng sống trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục kỹ năng sống. Bản thân cũng phải tự ý thức, trau dồi, điều chỉnh
hành vi sao cho mối quan hệ giữa người dạy và người học ngày càng phát
triển tốt hơn, hoàn thiện hơn. Điều này sẽ giúp cho các em học sinh tin tưởng
hơn và thân thiện hơn với thầy cô giáo của mình; dễ dàng chia sẻ khi gặp phải
những khó khăn trong cuộc sống.
1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
1.2.3.1. Quản lý
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học
suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ,
nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Xét trên phương
diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một cơng
việc nào đó.
Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học: Xuất phát từ
những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngồi nước đã
đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm
15
về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những
định nghĩa về quản lý như sau:
Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì
và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.
Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp
con người hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.
Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
khơng nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.
Peter F Dalark: “Định nghĩa quản lý học phải được giới hạn bởi mơi
trường bên ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản
lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân cơng”.
Quản lý khơng đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương
diện:
Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
Thứ hai, điều hòa quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa
hai bên.
Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm
được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo
ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân- giá trị tập thể.
Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý đã nêu: “Quản lý là một
q trình cơng tác gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu chung… Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục
16
tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt
động của những người khác” [6, tr176]
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là hoạt động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được đích của tổ chức” [8, tr12].
Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội của nhà quản
lý, phù hợp với quy luật khách quan” [26, tr17].
Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu phân tích về cơng
việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các
kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức
quản lý tương tự. Nó cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc
nghiên cứu các môn học về quản lý.
1.2.3.2. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chính là
quản lý kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự
phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu
các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ năng sống ở học sinh.
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
1.2.4.1. Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt- Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó
[28, tr.265].
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên- Giải pháp là cách làm,
cách giải quyết một vấn đề cụ thể [23].
Như vậy, nói đến giải pháp là chúng ta nói đến những cách thức tác động
nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất
17
định để đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu,
càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra và càng thu
được hiệu quả cao.
Một giải pháp theo đúng khái niệm của nó là phải khả thi (về lý thuyết),
rồi phải được thực thi, chuyển thành một hình thái trực quan cảm tính trong
thực tiễn cuộc sống.
1.2.4.2. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Giải pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ cán bộ giáo viên, các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục
kỹ năng sống, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh.
Chỉ đạo các trường học về rèn kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng quy
tắc ứng xử có văn hóa trong nhà trường. Trước hết, đội ngũ cán bộ, giáo viên
phải nhận thức và thực hiện đúng quy tắc ứng xử, phải là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo. Mỗi thầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc
giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Nhà trường làm tốt phong trào thi
đua, biểu dương, nhân rộng điển hình là học sinh tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Các trường học tăng cường phối hợp hơn nữa với phụ huynh học sinh để cùng
thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Khơng nên coi xã hội hóa giáo dục chỉ là đóng
góp xây dựng cơ sở vật chấttrường, lớp học; mà cịn là tăng cường trao đổi
thơng tin giữa gia đình và nhà trường một cách thường xuyên, liên tục.
Nhà trường luôn xác định, không chỉ chú trọng dạy kiến thức văn hóa
cho học sinh mà cịn dạy các em cách sống, cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhà trường thường xuyên
18
phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh, đề ra “Quy chế phối hợp giáo dục
học sinh”, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý,
giáo dục các em. Nếu có hiện tượng các em học sinh bỏ học không lý do, nhà
trường có thơng báo ngay với gia đình, tìm hiểu nguyên nhân và cùng gia
đình thuyết phục các em đi học trở lại. Nhà trường còn xây dựng quy tắc ứng
xử giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở lấy ý kiến dân chủ của học sinh toàn
trường, tạo cho các em sự tự giác, nghiêm túc trong thực hiện các quy tắc
chung, góp phần xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh phát
triển toàn diện.
Vai trị của gia đình trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh
phải được đặc biệt coi trọng. Trước hết, các bậc cha mẹ phải là những tấm
gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn dạy
con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày. Để
từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóa ngay từ
trong gia đình. Các gia đình cịn phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhàtrường
trong việc quản lý giờ giấc, theo sát hoạt động, hướng các em đến nhữnghoạt
động lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, giáo dục các em trở thành những
conngười có lý tưởng, hồi bão phấn đấu vươn lên.
1.3. Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học thường là những trẻ có độ tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi. Đây
là lứa tuổi đầu tiên đến trường- trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo.
Trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui
chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động
lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trị và
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.
Cùng với cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều
19
mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc khơng thể tiếp cận được. Từ đó,
cùng với sự phát triển về thể chất dựa trên những thành tựu phát triển tâm lý
đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời
sống tâm lý của mình, mà trước hết là tính chủ định, kỹ năng làm việc trí óc,
sự phản tỉnh- những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi này. Ngoài ra,
nhà trường và hoạt động học tập cũng đặt ra cho trẻ những đòi hỏi mới của
cuộc sống. Trẻ khơng chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong mơi trường
“trung lập về tình cảm”, mà cịn phải thích ứng với những bó buộc khơng
tránh khỏi và chấp nhận việc một người lớn ngồi gia đình (thầy, cơ giáo) sẽ
đóng vai trị hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Trẻ chẳng những phải có ý
thức và có thái độ trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình,
đặc biệt là nhiệm vụ học tập và biết điều khiển hành vi của mình một cách có
chủ định, đồng thời phải có khả năng thiết lập,vận hành cùng một lúc các mối
quan hệ với các đối tượng khác nhau và mang các tính chất khác nhau. Trước
những thách thức này, trẻ dù muốn hay không cũng phải lĩnh hội các cách
thức, phương thức thích hợp hơn của hành vi và hoạt động để thỏa mãn những
yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống nhà trường và nhờ vậy “đẩy” được sự phát
triển của mình lên một mức cao hơn.
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh
hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ
em học cách học, học kỹ năng sống trong môi trường trường học và môi
trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia
đình và quan hệ của bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu
học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo
ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.
Chúng khơng chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và
hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặc quan trọng
20
trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên- lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn.
Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là thời kỳ của sự nhập
tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên
được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự
tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô
giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với
các đối tượng mà các em được tiếp xúc.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà
trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp
độ này thì lớp 1 là lớp đặc biệt - lớp đầu vào của cấp tiểu học, được nhiều
người cho là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 - lớp đầu ra
của cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển
tâm lý và trình độ thực hiện hoạt động học tập, nhưng khơng có sự thay đổi
đột biến, khơng có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì
học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học.
Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực
của người ở trình độ sơ đẳng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính
tốn, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác.
Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử
phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày
nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện
đại.
1.3.2. Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp cho học sinh:
21
Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
Có kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng
đến cuộc sống khỏe mạnh và an toàn của các em (nguy cơ bị lạm dụng tình
dục, bị dụ dỗ vào những trị chơi gây nghiện, ....); giúp phòng ngừa những
hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em.
Biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước
những tình huống căng thẳng, khó khăn trong giao tiếp hằng ngày của các em.
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học
sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phịng ngừa tai
nạn giao thơng, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học,
việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan
trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
1.3.2.2.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục kỹ
năng sống ở Việt Nam những năm qua, nội dung giáo dục kỹ năng sống cơ
bản, cần thiết cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thể hiện như sau:
Kỹ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân
mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn
nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh,