Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TRẮC NGHIỆM KÍ SINH TRÙNG BÀI GIUN ĐŨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 6 trang )

GIUN ĐŨA
1. Giun hình ống (NEMATODA) là tên gọi để chỉ:
A. Các loại giun tròn ký sinh đường ruột
B. Các loại giun ký sinh ở người.
C. Các loại giun ký sinh ở người và thú.
D. Các loại giun có thân tròn và dài, ký sinh hoặc không ký sinh.
E. Các loại giun ký sinh hoặc không ký sinh ở người.
2. Hệ cơ quan nào không có trong cơ thể giun hình ống.
A. Tiêu hoá
B. Tuần Hoàn .
C. Thần kinh
D. Bài tiết
E. Sinh dục.
3.Giun hình ống là loài:
A. Lưỡng tính vì có cơ quan sinh dục đực và cái riêng biệt trên mỗi cá thể.
B. Đơn tình vì có cơ quan sinh dục đực và cái riêng biệt trên mỗi cá thể.
C. Lưỡng tính vì không có con đực và cái riêng biệt .
D. Không phân biệt được lưỡng tính hay đơn tính.
E. Có loài lưỡng tính, có loài đơn tính.
4. Ý nghĩa của hiện tượng giun lạc chỗ trong ký chủ là:
A. Giúp chứng minh một chu trình mới của giun trong ký chủ.
B. Giúp cho chẩn đoán lâm sàng tốt hơn.
C. Giải thích được các định vị bất thường của giun trong chẩn đoán.
D. Giúp tìm ra một biện pháp tốt trong dự phòng.
E. Giúp cho xét nghiệm chọn được kỷ thuật phù hợp.
5. Hiện tượng lạc chủ của giun nói lên mối quan hệ giữa.
A. Người và thú.
B. Người bệnh và người không bệnh.
C. Người lành mang mầm bệnh với người không bệnh.
D. Sự định vị bình thường của giun và cơ quan ký sinh bất thường.
E. Sự chu du của giun trong cơ thể người bệnh.


6. Biểu hiện rối loạn tiêu hoá của các loại giun ký sinh đường ruột là yếu tố điển hình để
chẩn đoán bệnh giun đường ruột.
A. Đúng vì giun ký sinh đường ruột sẽ gây nên các kích thích làm rối loạn nhu động ruột.
B. Sai vì không phải tất cả các loại giun đường ruột đều gây rối loạn tiêu hoá.
C. Đúng vì giun đường ruột hấp thu các chất dinh đưỡng trong ruột sẽ làm rối loạn hấp
thu của ruột.
D. Sai vì không chỉ có giun ký sinh đường ruột mới biểu hiện lâm sàng bằng rối loạn tiêu
hoá.
E. Đúng nếu kết hợp với yếu tố dịch tể.


7. Ascaris lumbricoides là loại giun :
A. Có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường.
B. Có kích thước to, hình giống chiếc đũa ăn cơm.
C. Hình dáng giống cây roi của người luyện võ.
D. Kích thước nhỏ như cây kim may.
E. Giun đực và cái thường cuộn vào nhau như đám chỉ rối.
8. Người bị nhiễm Ascaris lumbricoides khi:
A. Nuốt phải trứng giun đũa có ấu trùng giun có trong thức ăn, thức uống.
B. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột ký sinh.
C. Ăn phải thịt heo có chứa ấu trùng còn sống.
D. Muỗi hút máu truyền ấu trùng qua da.
E. Nuốt phải ấu trùng có trong rau sống.
9. Một trứng Ascaris lumbricoides có mang tính chất gây nhiễm khi:
A. Trứng giun đã thụ tinh.
B. Trứng giun phải còn lớp vỏ albumin bên ngoài.
C. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng.
D. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất trên 30 ngày.
E. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất 20 ngày.
10. Định vị lạc chổ của Ascaris lumbricoides trưởng thành có thể gặp ở các cơ quan sau

đây, ngoại trừ:
A. Ruột thừa
B. Ống mật chủ
C. Gan.
D. Ống tuỵ
E. Lách.
11. Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm
sàng là:
A. Rối loạn tiêu hoá.
B. Rối loạn tuần hoàn.
C. Hội chứng Loeffler.
D. Hội chứng suy dinh dưỡng.
E. Hội chứng thiếu máu.
12. Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá.
B. Biểu hiện sự tắc ruột.
C. Biểu hiện của hội chứng Loeffler.
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân.
E. Xét nghiệm máu tìm thấy bạch cầu toan tính tăng cao.
13. Chẩn đoán xác định trên lâm sàng người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides khi:
A. Có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.
B. Có biểu hiện của tắc ruột.


C. Người bệnh ói ra giun.
D. Có suy dinh dưỡng ở trẻ em.
E. Ở trẻ em có bụng to, xanh xao.
14. Trong phòng chống bệnh Ascaris lumbricoides , biện pháp không thực hiện là:
A. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
B. Điều trị hàng loạt, đồng thời cho những người nhiễm giun

C. Ăn uống đúng vệ sinh.
D. Dùng thuốc diệt giai đoạn ấu trùng trong cơ thể.
E. Không dùng phân tươi trong canh tác
15. Người bị nhiễm giun đũa có thể do:
A. Ăn cá gỏi
B. Ăn tôm cua sống
C. Ăn thịt lợn tái
D. Ăn thịt bò tái
E. Ăn rau quả tươi không sạch
16. Đường xâm nhập của bệnh giun đũa vào cơ thể là:
A. Đường sinh dục
B. Đường hô hấp
C. Đường da, niêm mạc
D. Đường máu
E. Đường tiêu hoá
17.Giun đũa có chu kỳ thuộc kiểu:
A. Đơn giản
B. Phức tạp
C. Phải qua nhiều vật chủ trung gian
D. Phải có môi trường nước
E. Phải có điều kiện yếm khí
18.Giun đũa trưởng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Đường dẫn mật
C. Hạch bạch huyết
D. Ruột non
E. Tá tràng
19.Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là:
A. Sinh chất ở ruột
B. Dịch mật

C. Máu
D. Dịch bạch huyết
E. Sinh chất ở ruột và máu.
20.Muốn chẩn đoán xác định bệnh giun đũa ta phải:
A. Xét nghiệm máu


B. Xét nghiệm đờm
C. Xét nghiệm phân
D. Xét nghiệm dịch tá tràng
E. Xét nghiệm nước tiểu
21.Trong chẩn đoán xét nghiệm giun đũa ta phải dùng kỷ thuật:
A. Xét nghiệm dịch tá tràng
B. Giấy bóng kính
C. Xét nghiệm phong phú KaTo.
D. Cấy phân
E. Chẩn đoán miễn dịch.
22.Bệnh giun đũa có tỷ lệ nhiễm cao ở:
A. Các nước có khí hậu lạnh
B. Các nước có nền kinh tế đang phát triển
C. Các nước có khí hậu khô nóng
D. Các nước có khí hậu nóng ẩm
E. Câu địa phương chuyên về nghề hầm mỏ.
23.Các cơ quan nội tạng của cơ thể mà ấu trùng giun đũa chu du ngoại trừ:
A. Gan
B. Phổi.
C. Thận.
D. Tim.
E. Ruột non.
24. Biểu hiện bệnh lý của giun đũa cần can thiệp ngoại khoa:

A. Suy dinh dưỡng.
B. Bán tắt ruột.
C. Viêm ruột thưà.
D. Rối loạn tiêu hoá.
E. Đau bụng giun.
25.Thứ tự các cơ quan nội tạng ở người mà ấu trùng giun đũa đi qua.
A. Ruột, Gan, Tim, Phổi.
B. Ruột, Tim, Gan, Phổi.
C. Tim, Gan, Ruột, Phổi.
D. Tim, Gan, Phổi, Hầu.
E. Ruột, Tim, Phổi.
26. Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng giun đũa đến phổi biẻu hiện lâm sàng là:
A.Rối loạn tiêu hoá.
B.Rối loạn tuần hoàn.
C.Hội chứng Loeffler
D.Hội chứng suy dinh dưỡng.
E.Hội chứng thiếu máu.
27. Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa bằng:


A. Dựa vào dáu hiệu rối loạn tiêu hoá.
B. Biểu hiện của sự tắt ruột.
C. Biểu hiện của Hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân.
E. Xét nghiệm máu thấy biến chứng toan tính tăng cao.
28. Những thuốc sau đây có thể tẩy giun đũa, trừ:
A.Mebendazole
B. Albendazole
C. Pyrantel pamoate
D.Piperazine

E. Metronidazole
29.Những điều kiện sau đây thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa, trừ
A.Nhiệt độ nóng và ẩm
B. Dùng phân tươi để tưới rau, bón ruộng
C. Trẻ em đùa với đất, cát
D.Không rữa tay trước khi ăn
E. Ăn thịt bò chưa nấu chín.
30.Đoạn thắt ở 1/3 trước thân giun đũa cái có ý nghĩa về:
A.Tiêu hoá
B. Sinh dục
C. Bài tiết
D.Thần kinh
E. Dinh dưỡng
31.Thời hạn tẩy giun đũa định kỳcần thiết ở những bệnh nhân đã bị giun chui ống mật là:
A.2 tháng
B. 4 tháng
C. 5 tháng
D.6 tháng
E. 1 năm
32. Loại thuốc tẩy giun đũa hiện nay không sử dụng vì gây đọc thần kinh :
A.Piperazine
B. Albendazole
C. Santonine
D.Mebendazole
E. Pirantel pamoate
33. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở người lớn cao hơn ở trẻ em
A. Đúng
B. Sai
34. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở thôn quê cao hơn ở thành phố
A. Đúng

B. Sai


35. Một trong những nguyên nhân gây nên giun đũa lạc chỗ là thiếu thức ăn.
A. Đúng
B. Sai
36. Giun đũa lợn nhiễm vào người thường ký sinh ở gan
A. Đúng
B. Sai
37. Bạch cầu ái toan trong bệnh giun đũa có tỷ lệ cao nhất khi giun đũa đã trưởng thành :
A. Đúng
B. Sai
38. Trứng giun đũa phát triển nhanh ở môi trường hiếm khí
A. Đúng
B. Sai
39. Trứng giun đũa có thể bị hỏng trong dung dịch thuốc tím với nồng độ khử trùng :
A. Đúng
B. Sai
40. Thuốc tẩy giun đũa tốt nhất là thuốc có nồng độ cao trong máu.
A. Đúng
B. Sai



×