Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

các bộ phận cấu thành cơ bản của pháp luật an sinh xã hội và giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.82 KB, 18 trang )

Bài 6:
1. Phân tích các bộ phận cấu thành cơ bản của pháp luật an sinh xã hội?
2. Chị P là giáo viên THCS Y, làm việc theo hợp đồng làm việc xác định
thời hạn 3 năm từ tháng 1/2013. Tháng 5/2014, khi có thai được 3 tháng,
trong một lần đi làm về chị bị tai nạn giao thông. Hậu quả là chị bị chấn
thương sọ não và bị sảy thai. Sau khi ra viện, chỉ được xác suy giảm 32%
khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên hết thời gian nghỉ theo quy định,
chị làm đơn xin nghỉ tiếp 3 tháng. Hết thời gian nghỉ 3 tháng, Hiệu trưởng
trường THCS Y thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc với chị.
Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, hãy tình các chế độ
mà chị P được hưởng.

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................2

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, nhu cầu an sinh của
người dân là một vấn đề vô cùng quan trọng. An sinh xã hội thể hiện quyền
cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn
minh và không có sự loại trừ. An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm
bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời
sống, do vậy có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã
hội. Bên cạnh đó, hệ thống An sinh xã hội thông qua tác động tích cực của
các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ
nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và


toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung. Vậy để tìm hiểu rõ các bộ
phận cấu thành của hệ thống an sinh em xin giải quyết về vấn đề “các bộ
phận cấu thành cơ bản của pháp luật an sinh xã hội và giải quyết tình
huống”
NỘI DUNG
I. Các bộ phận cấu thành của pháp luật an sinh xã hội
Theo cách hiểu phổ biến, ASXH là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước
và cộng đồng đối với những người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện
pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng
lao động, giảm sút thu nhập hoặc gặp rủi ro, bất hạnh, rơi vào tình trạng
nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, mất sức lao động, già yếu...động viên, khuyến khích tự lực vươn lên
giải quyết vấn đề của chính họ. Với quan niệm này, ta có dễ dàng nhận thấy
bộ phận cấu thành cơ bản của pháp luật an sinh bao gồm: Bảo hiểm xã hội,
trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội.
1. Bảo hiểm xã hội:

3


Điểm nổi bật nhất trong ASXH Việt Nam chính là BHXH Việt Nam,
được hiểu “là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đông vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Luật BHXH 2014, Điều 3).
Bảo hiểm xã hội là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa là trụ cột
trong hệ thống ASXH ở Việt Nam. Phát triển bảo hiểm xã hội sẽ là tiền đề
và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước, bao gồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ
cấp ngắn hạn, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Hiện nay bảo hiểm xã

hội Việt Nam đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối
với đời sống người lao động. Đối tượng bảo hiểm xã hội đã được mở rộng
tới mọi người lao động với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2013 số người tham gia
bảo hiểm xã hội (BHXH) đến nay đạt hơn 10,5 triệu người, trong đó 10,4
triệu người tham gia BHXH bắt buộc.
BHXH là sự bảo vệ mang tính chất xã hội đối với người lao động và
gia đình họ thông qa việc đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp cho
người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập gây ra bởi
các biến cố như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, thất nghiệp…
Là một hình thức bảo hiểm với mục đích xã hội phi lợi nhuận, BHXH
vừa thực hiện vai trò chung của bảo hiểm, vừa thực hiện vai trò đăc biệt của
mình trong đời sống kinh tế xã hội. Đối với người lao động, BHXH có vai
trò to lớn- đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi
ốm đau, tai nạn, đồng thời cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách
nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Đối với các
4


tổ chức sử dụng lao động, BHXH giúp họ ổn định hoạt động, ổn định sản
xuất, kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động
một cách hợp lý, từ đó góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn
vị ổn định, sản xuất kinh doanh hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng
gắn bó với nhau hơn. Đối với nền kinh tế, xã hội, BHXH góp phần nâng cao
tính cộng đồng xã hội, huy động vốn đầu tư làm cho thị trường tài chính
phong phú và kinh tế xã hội phát triển.
2. Trợ giúp xã hội
Đây chính là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các
điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong
những trường hợp bất hạnh rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo cho

cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
Trợ giúp xã hội có vai trò quan trọng đối với đất nước: đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế, dễ bị tổn thương
trong cộng đồng, từ đó giúp họ vượt qua những khó khăn vươn lên trong
cuộc sống; góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn
thương của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế; góp phần làm cho sự
bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội toàn diện hơn; góp phần phát triển xã hội
hài hòa và bền vững, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế.
Nguồn tài chính đảm bảo thực hiện trợ giúp xã hội được hình thành
chủ yếu từ Nhà nước, sự hảo tâm, từ thiện của các tổ chức, cộng đồng dân sư
mà đối tượng không phải đóng góp trực tiếp.
Trợ giúp xã hội được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: trợ giúp
thường xuyên và trợ giúp đột xuất.
5


Trợ giúp thường xuyên là hình thức trợ giúp mang tính định kỳ, lặp đi
lặp lại áp dụng với đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn kéo dài. Đối tượng
áp dụng gồm người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, người tâm
thần mãn tính- người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt,
rối loạn tâm thần đã được các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị
nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không
nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo,… với các hình thức bằng
tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống.
Trợ giúp xã hội đột là hình thức cứu trợ mang tính tức thời nhằm đối
phó với các biến cố xảy ra mang tính thảm họa: gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên
tai hạn hán, hoả hoạn. Đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội đột xuất là
những người hoặc hộ gia đình khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý
do bất khả kháng. Đối với hộ gia đình các trường hợp được hưởng: gia đình

có người bị chết, mất tích do hậu quả thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản
của nhà nước và nhân dân; gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, chảy, hỏng nặng
không có chỗ ở; gia đình mất phương tiện sản xuất,…Đối với cá nhân à
người bị thương nặng do hậu quả của thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài sản
của Nhà nước và nhân dân; người thiếu đói do giáp hạt, gia đình thuộc diện
nghèo.
Nếu xem xét ở phạm vi rộng thì ASXH ở Việt Nam còn bao gồm cả
các nội dung khác như: chính sách Ưu đãi xã hội, chương trình xoá đói giảm
nghèo, chương trình trợ giúp các địa phương đặc biệt khó khăn và gồm cả
các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác.
Như vậy, có thể thấy cấu trúc hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay
có sự tương thích và phù hợp với quan niệm về ASXH của Tổ chức lao động
quốc tế trong Công ước 102 về quy phạm tối thiểu.
6


3. Ưu đãi xã hội:
Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối
tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất
nước. ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những
người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia đình)
nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Điều này
chẵng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội,
mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”. Trên thế giới, bất cứ một quốc gia nào cũng có một bộ phận dân
cư là những có công với tổ quốc của họ. Chính vì vậy, ưu đãi xã hội có ý
nghĩa trên mọi bình diện của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và
pháp lý
Ở Việt Nam, trải qua hai cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ với sự
đóng góp to lớn của tất cả các tầng lớp những người phải hy sinh lợi ích của

mình cho Tổ quốc. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ trong dân cư, do tham
gia kháng chiến với thời gian dài, đã gặp khó khăn không chỉ vì thương tật,
tuổi cao, sức khỏe kém mà còn bị hạn chế về điều kiện học tập để thích nghi
với những yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế, không có điều kiện
chăm lo cho con cái ở mức bình thường. Đối với những người đã hy sinh thì
sự cống hiến của bản thân và thân nhân của họ còn to lớn hơn nữa. Từ hoàn
cảnh xã hội đó, chính sách ưu đãi đối với những người có công là một bộ
phận quan trọng của hệ thống chính sách xã hội ở Việt nam, liên quan tới
khoảng 8% dân số. Do hoàn cảnh khó khăn và nhu cầu trợ giúp của bản thân
và gia đình người có công, sự ưu đãi của xã hội đối với họ thuộc hệ thống
chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, khác với những đối tượng cần trợ giúp
khác, những người có công là đối tượng sứng đáng được xã hội, Nhà nước
ưu đãi ở mức độ cao hơn so với những bộ phận dân cư khác. Ưu đãi xã hội
7


được coi là một trong những điểm đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội ở
Việt Nam.
Những đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội gồm: liệt sĩ và gia đình
liệt sĩ; thương binh và bệnh binh; những người tham gia hoạt động cách
mạng; những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất
nước.
Ưu đãi xã hội có các hình thức sau:
Thứ nhất, ưu đãi về vật chất: trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng được
hưởng ưu đãi xã hội; trợ cấp bằng hiện vật cho các đối tượng hưởng ưu đãi
xã hội như xây nhà tình nghĩa, cải thiện nhà ở, quà tặng; trợ cấp nghỉ dưỡng,
an dưỡng; ưu tiên giao hoặc thuê đất, ưu đãi vay vốn để sản xuất.
Thứ hai, ưu đãi về tinh thần: tặng bằng khen, huân chương, huy
chương, kỉ niệm chương phong tặng các danh hiệu; tặng bằng tổ quốc ghi
công hoặc bằng có công với đất nước cho các đối tượng và gia đình có công;

dựng tượng đài người có công; dùng tên người có công để đặt tên phố, tên
trường học; ưu tiên cho con em các đối tượng có công trong tuyển sinh giáo
dục đào tạo, ưu tiên giải quyết việc làm.
Chính sách ưu đãi xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách
an sinh xã hội nói riêng và trong hệ thống chính sách xã hội nói chung. Nó
không chỉ phản ánh sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của Nhà nước, của
cộng đồng mà còn là của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước .
Chính sách ưu đãi xã hội thực chế là đường lối chủ trương của Đảng
và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có
công với nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh
cao cả của họ đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn
hóa tinh thần đối với người có công. Đây là chính sách đặc biệt dành cho
những đối tượng đặc biệt nên cần phải có những quy định cho phù hợp với
8


đặc điểm kinh tế xã hội của từng thời kì. Ở Việt Nam, chế độ ưu đãi xã hội
được coi là một nhánh cơ bản của pháp luật an sinh.

II. Giải quyết tình huống
- Xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội của chị P: Chị P đóng bảo
hiểm vào tháng 1/2013 và đến thời điểm chị xảy ra tai nạn giao thông là vào
tháng 5/2014 là chị P có 1 năm 4 tháng (làm tròn theo Nghị định 152/2006
là 1, 5 năm đóng bảo hiểm xã hội).
Từ đó, có thể xác định Chị P được hưởng các chế độ an sinh xã hội
như sau:
1. Chế độ thai sản
1.1 Điều kiện hưởng
Đầu tiên, theo tình huống đã ra thì chị P đủ điều kiện hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội về thai sản, vì chị P là giáo viên của trường THCS Y theo

hợp đồng có thời hạn 3 năm từ tháng 1/2013 (theo điểm a khoản 1 Điều 2
Luật BHXH “người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên”)
Đồng thời chị P là lao động nữ và đang mang thai, vào tháng 5/2014,
khi có thai được 3 tháng, chị P không may bị tai nạn giao thông và bị sảy
thai. Sự việc xảy thai này dù do nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì
cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thể chất cũng như tinh thần của người
phụ nữ. Chính vì vậy, để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức
khỏe, pháp luật hiện hành quy định ở trường hợp này chị P sẽ được hưởng
chế độ trợ cấp thai sản.
1.2. Chế độ hưởng

9


Theo như phân tích ở trên thì chị P đươc hưởng chế độ khi sẩy thai,
nạo, hút thai hoặc thai chết lưu. Theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH 2014
và hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 152/2006 hướng dẫn một số điều của
Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì “khi sẩy thai, nạo, hút thai
hoặc chết lưu thì lao động nữ được nghĩ việc hưởng chế độ thai sản mười
ngà nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới
ba tháng, bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm
mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên”. Như vậy, chị P đang mang thai
được 3 tháng và không may bị sẩy thai, nên chị P sẽ được hưởng thời gian
nghỉ là bốn mươi ngày.
Ngoài ra theo Điều 39 Luật BHXH về mức hưởng chế độ thai sản, thì
chị P có mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc, và trong thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm
xã hội, trong thời gian này chị P không phải đóng bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ tai nạn lao động
2.1. Điều kiện hưởng
Ngoài việc được hưởng chế độ thai sản như đã phân tích ở trên, thì theo
tình huống đã ra chị P đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH về tai nạn lao
động, vì chị P làm việc cho trường THCS Y và đã đóng BHXH từ tháng
1/2013 (theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật BHXH).
Đồng thời, căn cứ vào khoản 1 Điều 4 luật BHXH; căn cứ vào Điều 105
BLLĐ quy định “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động” và căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 43 quy định người lao động
được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn “trên tuyến đường đi và
10


về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”,
căn cứ vào các dữ kiện mà đề bài cho (chị P bị tai nạn trên đường từ công ty
đi làm về). ). Mặt khác, khoản 2 Điều 39 Luật BHXH quy định: “suy giảm
khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tại nạn quy định tại khoản 1 Điều
này”, trong khi đó chị P bị suy giảm 32% khả năng lao động, do đó có thể
kết luận trường hợp của chị P đã nằm trong diện được hưởng chế độ tai nạn
lao động.
1.2. Chế độ hưởng
Thứ nhất, Chị P sau khi bị tai nạn và sảy thai, chị phải vào viện điều trị và
được xác định là suy giảm 32% khả năng lao động, Chị P được người sử
dụng lao động trả đủ lương và chi phí chữa trị theo quy định tại khoản 1
Điều 144 Bộ Luật lao động vè trách nhiệm của người sử dụng lao động đối
với người bị tai nạn lao động : “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và
những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với
người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ

khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không
tham gia bảo hiểm y tế. 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho
người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong
thời gian điều trị. 3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Thứ hai, Chị P sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng . Vì: theo như
tình huống, chị P bị tai nạn lao động và bị suy giảm 32% khả năng lao động.
Nên theo quy định tại Điều 47 Luật BHXH 2014 quy định về trợ cấp hằng
tháng và được hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 152/2006: “1. Người lao
động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp
hằng tháng.
11


2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức
lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ
một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm
xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”.
Theo quy định tại Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH mức trợ cấp
hàng tháng được tính như sau:
Mức trợ
cấp hằng

=


Mức trợ cấp tính theo mức

+

Mức trợ cấp tính theo số

suy giảm khả năng lao động
năm đóng BHXH
tháng
= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin : mức lương tối thiểu chung.
- m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
- L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị.
- t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không
kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội.
Chị P có mức suy giảm khả năng lao động là 32%; có 1 năm 4 tháng
(1/2013 - 5/2014) tính làm tròn thành 1,5 năm đóng bảo hiểm xã hội. Chị P
12


thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng với mức trợ cấp được tính như
sau:


Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

Mức trợ cấp tính theo mức

suy giảm khả năng lao động


=

0,3 x MLTTC + (32– 31) x 0,02 x MLTTC

= 0.32 x MLTTC
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm:

Mức trợ cấp tính
theo số năm
đóng BHXH

=

0,005 x TLĐBH 4/2014 + (1,5 – 1) x 0,003 x TLĐBH
4/2009

= 0.0065 x TLĐBH 4/2014
Vậy, mức trợ cấp hàng tháng của chị P là: 0,32 x MLTTC + 0,0065 x
TLĐBH 4/2014.
Ngoài ra, chị P còn được hưởng các chế độ kèm theo sau:
Thứ nhất,được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu
phát sinh theo quy định tại Điều 45 Luật BHXH: “Người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của
cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo
niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật”. Chị P bị suy giảm 32%
khả năng lao động, nếu như thương tật này khiến chị bị tổn thương các chức
năng hoạt động của cơ thể như: chân, tay, cột sống… thì chị còn được Quỹ

bảo hiểm xã hội cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt, căn cứ vào tình
trạng thương tật của chị.
Thứ hai, về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thương tật: căn
cứ vào khoản 1 Điều 48 Luật BHXH 2006: “1. Người lao động sau khi điều
trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề
13


nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ
năm ngày đến mười ngày. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40%
mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở
tập trung”.Như vậy, sau khi ra viện, chị P sẽ được hưởng một khoản trợ cấp
trong 7 ngày nghỉ trên theo quy định.
3. Chế độ thất nghiệp
3.1. Điều kiện hưởng
Bảo hiểm thất nghiệp là yếu tố góp phần tạo “lưới an toàn” chung
giúp đỡ và bảo vệ người lao động khi gặp khó khăn trong quan hệ lao động,
giúp họ đảm bảo cuộc sống tạo cơ hội cho họ quay lại làm việc….
Chị P là giáo viên của trường THCS Y, vậy chị P chính là người lao
động tham gia quan hệ lao động với người sử dụng lao động là hiệu trưởng
trường.
Theo quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013 thì đối tượng bắt buộc
tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp
đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng

14


lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia
bảo hiểm thất nghiệp.”
Ở đây, chị P là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên chị P có
quyền và nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ. Sau khi nghỉ ốm thêm
3 tháng, chị bị hiệu trưởng trường THCS Y chấm dứt hợp đồng lao động,
theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang đóng
bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện
sau: “1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các
trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24
tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối
với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật
này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36
tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thấtnghiệp,..”
Chị P làm việc từ tháng 1/2013 cho đến ngày bị tai nạn là tháng
5/2014, vậy chị đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong

khoảng thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp). Và sau khi chị P
15


bị chấm dứt hợp đồng lao động nếu chị đã đăng kí thất nghiệp với trung tâm
dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày
đăng kí thất nghiệp thì chị P đủ điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp thất
nghiệp như quy định.
3.2. Chế độ hưởng
Như đã phân tích ở trên nếu đủ điều kiện theo Điều 49 Luật việc làm
2013 thì theo quy định tại điều 50 Luật việc làm, chị P được hưởng mức trợ
cấp thất nghiệp:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi
thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người
lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật
lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03
tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng
thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.
Như vậy, chị P sẽ được hưởng Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng
60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tức là chị được hưởng: 0,6 x
TLĐBH. Và thời gian hưởng là ba tháng vì chị P mới đóng bảo hiểm thất
nghiệp được 16 tháng.


16


KẾT LUẬN
Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát
triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng
và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là
động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được như diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng,
mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội
ngày càng lớn. Trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiện
còn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao; mức trợ cấp xã hội còn thấp;tỉ
lệ người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp; đời sống của một bộ phận
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và
có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức
trung bình của cả nước. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó
có sự thiếu thống nhất trong nhận thức về nội dung, vai trò và vị trí của
ASXH trong mô hình phát triển xã hội nên hệ thống ASXH chưa theo kịp sự
phát triển kinh tế, nguồn lực thực hiện bảo đảm ASXH còn hạn chế. Do đó,
để có thể phát triển hệ thống an sinh xã hội chúng ta cần phải khắc phục các
hạn chế đó giúp hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện hơn.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật An sinh xã hội, trường đại học Luật Hà Nội, năm
2012
2. Luật Bảo hiểm xã hội 2014

3. Nghị Định 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn một số
điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc.
4. Luật việc làm 2013.
5. Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm
xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
6. />gsuyngam/item/21515502.html

18



×