Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty roussel việt nam từ năm 2012 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ THỊ KIM TÚ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ROUSSEL VIỆT NAM TỪ NĂM
2012 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ THỊ KIM TÚ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ROUSSEL VIỆT NAM TỪ NĂM
2012 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK. 60 72 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN





c bày t

tới PGS.TS Nguyễn Thị S
D

c Hà Nộ

H

i tr c ti

c

ởng phòng s

i h c,

ih c

ớng dẫ
t



u ki n,

tôi trong su t quá trình nghiên c u và hoàn thành luận

.
ởi l i c

n Ban giám hi u nhà

ng, Th y Cô trong Bộ môn Qu n lý và Kinh t D
ih

D

c Hà Nộ

P

ih c

ng d


ởi l
Công ty Roussel Vi N

B

c và các ban phòng c a

u ki n thuận l

tôi th c hi


tài.


,b


,


ng nghi p

Hà Nội, tháng 5
H c viên

Võ Thị Kim Tú

2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH ..................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ........................................ 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................... 3

1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ................................... 5
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.............. 6
1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.. 6
1.2.2. Các chỉ tiêu thƣờng dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ............................................................................................ 8
1.3. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƢỜNG DƢỢC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
NƢỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ........................................... 11
1.3.1. Vài nét về ngành dƣợc thế giới .......................................................... 11
1.3.2. Khái quát về thị trƣờng dƣợc phẩm ở nƣớc ta trong những năm gần
đây ................................................................................................................ 12
1.3.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty Dƣợc Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................ 14
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY ROUSSEL VIỆT NAM ........................ 17
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 19
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................................... 19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài ........................................... 19


2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 19
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
2.4. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................... 25
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 25
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................... 25
2.5. XỬ LÝ KẾT QUẢ .................................................................................... 25
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27
3.1. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY ROUSSEL VIỆT NAM
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014 .................................................................... 27
3.1.1. Mô hình tổ chức của công ty .............................................................. 27
3.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ....................................................................... 28

3.1.3.Cơ sở vật chất ...................................................................................... 30
3.1.4. Kết cấu nguồn vốn.............................................................................. 33
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG ROUSSEL VIỆT NAM TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014 ................ 36
3.2.1. Phân tích doanh thu ........................................................................... 36
3.2.2. Phân tích chi phí ................................................................................. 42
3.2.3. Phân tích lợi nhuận ............................................................................. 44
3.2.4 .Phân tích các tỷ số tài chính ............................................................... 45
3.2.5. Mạng lƣới phân phối .......................................................................... 53
3.2.6. Tình hình nộp ngân sách nhà nƣớc .................................................... 54
3.2.7. Năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV ................... 50
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................ 58
4.1.VỀ NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY ......................................................... 58
4.2.VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH....................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT
(Sử dụng trong khóa luận)
1

CBCNV

2

CSH

3


CP

4

CNTT

5

Cán bộ công nhân viên
Chủ sở hữu
Chi phí
Công nghệ thông tin

CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

6

CƢVT

Cung ứng vật tƣ

7

DN

Doanh nghiệp

8


DT

Doanh thu

9

DTBH

Doanh thu bán hàng

10

ĐTNH

Đầu tƣ ngắn hạn

11

EBIT

12

FDA

13

GDP

Good Distribution Practice- Thực hành phân phối tốt


14

GLP

Good Laboratory Practice-Thực hành phòng thí nghiệm tốt

15

GPP

Good Pharmacy Practice- Thực hành nhà thuốc tốt

16

GSP

Good Storage Practice- Thực hành bảo quản tốt

17

KH-TH

Kế hoạch - tổng hợp

18

KT-BT

Kỹ thuật – bao bì


19

KD

20

LDLK

21

QA

Quality Assurance – Đảm bảo chất lƣợng

22

RD

Reseach Development – Nghiên cứu phát triển

23

ROA

Earnings Before Interest and Taxes- Thu nhập trƣớc lãi vay
và thuế
Food and Drug Administration- Cục quản lý thực phẩm và
dƣợc phẩm Hoa Kỳ

Kinh doanh

Liên doanh liên kết

Return On total Assets- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản


Return On common Equily- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

24

ROE

25

ROS

26

TCDH

Tài chính dài hạn

27

TC-HC

Tổ chức- hành chính

28

TC-KH


Tài chính - kế toán

29

TCNH

Tài chính ngắn hạn

30

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

31

TS

32

TSCĐ

Tài sản cố định

33

TSLĐ

Tài sản lƣu động


34

WTO

World Trade Organization -Tổ chức Thƣơng mại thế giới

sở hữu
Return On Sales- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tài sản


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU.
Bảng 1.1. Kim ngạch nhập khẩu thuốc ở Việt Nam từ 2009 – 2013.............. 12
Bảng 1.2. Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời mỗi năm từ 2009 - 2013 ............. 13
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 21
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty .................................................. 28
Bảng 3.5. Danh mục máy móc thiết bị dùng trong kiểm nghiệm và nghiên cứu
............................................................................................................................... 31
Bảng 3.6. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty từ 2012 - 2014 .............. 33
Bảng 3.7. Tình hình phân bổ vốn của công ty từ 2012-2014 ........................... 35
Bảng 3.8. Doanh thu của công ty từ 2012 - 2014 .............................................. 36
Bảng 3.9. Doanh thu thuần bán hàng của công ty từ 2012 - 2014 .................. 38
Bảng 3.10. Doanh thu thuần các sản phẩm chính từ 2012 - 2014 ................... 39
Bảng 3.11. Tổng hợp các chi phí từ 2012 - 2014 ............................................... 42
Bảng 3.12. Kết quả lợi nhuận từ 2012 - 2014 .................................................... 44
Bảng 3.13. Các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty ............................. 45
Bảng 3.14. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ................ 47
Bảng 3.15. Cơ cấu tài chính của công ty ........................................................... 48

Bảng 3.16: Các chỉ số sinh lời ............................................................................. 49
Bảng 3.17. Số lƣợng chi nhánh và nhà thuốc trên địa bàn thành phố ........... 51
Bảng 3.18. Tình hình nộp ngân sách nhà nƣớc ................................................ 53
Bảng 3.19. Năng suất lao động bình quân của CBCNV công ty từ 2012-2014...
...............................................................................................................................55
Bảng 3.20. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 2012 -2014 .. 57


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 20
Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức ........................................................................ 27
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực công ty từ năm 2012 -2014 ........... 29
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu trình độ trình độ CBCNV của công ty năm 2014 .. 30
Hình 3.5. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty từ năm 2012-2014...34
Hinh 3.6. Tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty từ năm 2012-2014..
............................................................................................................................... 34
Hình 3.7. Tổng doanh thu của công ty các năm 2012-2014 ............................. 37
Hình 3.8. Doanh thu bán hàng, doanh tu thuần và các khoản ....................... 39
Hình 3.9. Biểu đồ doanh thu các mặt hàng chính từ năm 2012-2014 ............ 40
Hình 3.10. Doanh thu thuần, giá vốn và tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần qua
các năm 2012 -2014 ............................................................................................. 43
Hình 3.11. Tổng tiền thuế nộp của công ty từ năm 2012-2014........................ 54
Hình 3.12. Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên công ty từ
năm 2012-2014 ..................................................................................................... 56
Hình 3.13. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty từ năm 2012
đến năm 2014 ....................................................................................................... 57
Hình 3.14. Sơ đồ đƣờng đi của sản phẩm công ty Roussel Việt Nam ........... 58


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc phòng, chữa bệnh rất quan trọng đối với cuộc sống, đặc biệt là đối với
con ngƣời. Khi môi trƣờng, thực phẩm ngày càng bị ô nhiễm thì nguy cơ bệnh
tật ngày càng tăng, do đó thuốc phòng chữa bệnh ngày càng trở nên cần thiết
nhƣ một nhu cầu thiết yếu. Ở Việt nam hiện nay với gần 90 triệu dân thì việc
phát triển ngành dƣợc phẩm là một điều tất yếu và rất đáng đƣợc quan tâm. Dân
số đông, mô hình bệnh tật phức tạp và đa dạng nên Việt Nam là một thị trƣờng
thuốc đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp dƣợc trong và ngoài nƣớc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa khi Việt Nam tham gia tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), ngành Dƣợc Việt Nam đang phải đứng trƣớc những
cơ hội thách thức to lớn khi Nhà nƣớc đã giảm bớt sự bảo hộ đối với các doanh
nghiệp Dƣợc trong nƣớc và loại bỏ dần rào cản thƣơng mại với các doanh
nghiệp nƣớc ngoài. Thị trƣờng dƣợc phẩm nƣớc ta liên tục tăng trƣởng và thực
sự sôi động bởi sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và các công ty dƣợc trong nƣớc. Sự đa dạng của
các thành phần kinh tế tham gia vào thị trƣờng dƣợc phẩm đã làm cho cạnh
tranh trên thị trƣờng ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó để tồn tại và
phát triển, các công ty buộc phải nghiên cứu, kiểm tra đánh giá lại tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm lựa chọn đƣa ra những phƣơng
hƣớng, mục tiêu hoạt động kinh doanh phù hợp để nâng cao tối đa hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Công ty Roussel Việt Nam với hơn 50 năm hoạt động và phát triển đã gặt hái
đƣợc một số thành công đáng kể. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đã
đạt đƣợc doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh tế nhƣ thế nào?.. Để tìm hiểu các
kết quả kinh tế nhằm nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh của công ty, xác
định các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty

1



Roussel Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014”. Đề tài thực hiện với các mục
tiêu sau:
1. Phân tích nguồn lực của Công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 đến
năm 2014.
2. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Roussel
Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2014.
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục các điểm còn yếu và phát huy
các lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong tƣơng lai.

2


CHƢƠNG I : TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích đƣợc hiểu là sự chia nhỏ sự vật, hiện tƣợng thành nhiều bộ phận
khác nhau, từ đó nghiên cứu chúng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận
cấu thành để thấy đƣợc bản chất, tính qui luật hiện tƣợng trong quá trình nghiên
cứu. Khác với các hiện tƣợng tự nhiên khác, trong hoạt động kinh doanh, các
hiện tƣợng kết quả cần phân tích chỉ tồn tại bằng những phạm trù kinh tế, do vậy
việc phân tích phải thực hiện bằng những phƣơng pháp đặc thù [2], [3], [10],
[15].
Các phƣơng pháp đặc thù nhƣ: Liên hệ, so sánh, đối chiếu… và tổng hợp
lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng nghiên
cứu, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của con ngƣời, là công cụ không thể thiếu đƣợc của các nhà quản trị kinh
doanh trong quá trình phân tích, xử lý thông tin để đƣa ra các quyết định quản lý
hàng ngày của mọi doanh nghiệp. Do vậy, phân tích hoạt động kinh doanh cần

phải vận dụng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ mô hình kinh tế lƣợng, đồ thị, hàm
số …nhằm nghiên cứu tính qui luật, xu hƣớng phát triển của mọi quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế [2], [3], [10], [16].
Nhƣ vậy, có thể khái quát lại “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá
trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức,
phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan,
nhằm mục đích hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả cao hơn” [2], [3], [10].
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

3


Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mục tiêu
cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra
một doanh nghiệp hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải có trách nhiệm
với xã hội, nhƣ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tạo công bằng cho ngƣời lao động, bảo
vệ môi trƣờng…
Để đạt đƣợc mục tiêu của mình các doanh nghiệp cần phải xác định phƣơng
hƣớng, mục tiêu đầu tƣ, biện pháp sử dụng các yếu tố sản xuất một cách khoa
học hiệu quả. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải nắm đƣợc các nhân tố ảnh
hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Thông tin thu đƣợc từ phân tích hoạt động kinh doanh cũng giúp cho việc dự
báo, dự đoán xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp
nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra các phƣơng án thực thi kinh doanh phù hợp
với xu hƣớng phát triển. Do dó, phân tích kinh doanh đƣợc xem là một công cụ
không thể thiếu đƣợc đối với các nhà quản trị khác nhau trong nền kinh tế cạnh
tranh phát triển [2], [3], [10], [14].
Phân tích hoạt động kinh doanh cho thấy bức tranh toàn cảnh trình độ tổ chức
sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong hiện tại, từ đó giúp
các nhà quản trị đƣa ra các quyết định tƣơng lai cho doanh nghiệp mình.

Thông tin thu đƣợc từ phân tích kinh doanh giúp cho nhà quản trị nhận dạng
và cải tạo tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tự giác, có ý thức phù
hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật kinh tế khách quan nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh tối ƣu. Phân tích kinh doanh thƣờng hệ thống các
phƣơng pháp dùng để đánh giá hệ thống chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Các đối
tƣợng thƣờng sử dụng các thông tin từ phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Các nhà đầu tƣ vốn
- Các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp
- Các cơ quan chức năng của nhà nƣớc
- Nhà quản trị doanh nghiệp

4


- Cán bộ công nhân viên doanh nghiệp
- Công ty kiểm toán.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động tài chính và hoạt động quản lý của mọi cấp quản trị. Thông qua việc phân
tích sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh
trong các doanh nghiệp phát triển [10], [14],[15].
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trƣờng có quan hệ mật thiết
với nhau. Đó là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá
các điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ
sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho nhà quản trị
lựa chọn và đƣa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do
vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị
trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất [2], [3], [15].
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh trở thành một công cụ quan trọng trong quá

trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra
quyết định kinh doanh đúng đắn.
Phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế
Nhiệm vụ trƣớc tiên của phân tích là phải đánh giá và kiểm tra kết quả đạt
đƣợc so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… đã đặt ra để khẳng
định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng.
- Xác định nhân tố ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên
ảnh hƣởng của các nhân tố đó

5


Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do
đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên các mức
độ ảnh hƣởng đó.
- Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn
tại trong quá trình hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung,
mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải đƣợc khai thác
và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc
phục tồn tại ở doanh nghiệp.
- Xây dựng phƣơng án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp phải
tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào
các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và định hƣớng đi của doanh nghiệp,
các phƣơng án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp
thì cần phải điều chỉnh kịp thời [2], [3], [16].

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lĩnh vực nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh không ngoài các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phân tích kinh
doanh trong doanh nghiệp là những kết quả kinh doanh cụ thể, đƣợc biểu hiện
bằng các chỉ tiêu kinh tế, dƣới tác động của các nhân tố kinh tế.
Kết quả kinh doanh thuộc đối tƣợng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của
từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ mua vật tƣ
hàng hóa, bán sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể là kết quả
tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một
chu kỳ kinh doanh [2], [3], [15].
1.2.1. Chỉ tiêu kinh tế thuộc nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh

6


Nội dung của phân tích kinh doanh là các kết quả kinh doanh biểu hiện
bằng các chỉ tiêu kinh tế dƣới sự tác động của các nhân tố kinh tế. Nhƣ vậy chỉ
tiêu kinh tế dùng để phân tích rất phong phú và đa dạng, có nhiều tiêu thức phân
chia khác nhau:
 Theo tính chất của chỉ tiêu, bao gồm:
- Chỉ tiêu số lƣợng: Phản ánh qui mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh nhƣ:
doanh thu bán hàng, lƣợng vốn đầu tƣ, diện tích sản xuất, số lƣợng lao động…
- Chỉ tiêu chất lƣợng: Phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào nhƣ: giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các
tài sản, chi phí…
 Theo phƣơng pháp tính toán trị số của chỉ tiêu, bao gồm:
- Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tuyệt đối: Dùng đánh giá qui mô sản xuất và kết
quả sản xuất tại thời gian và không gian cụ thể nhƣ: doanh thu, giá trị sản lƣợng
hàng hóa sản xuất, lƣợng lao động … năm nay tăng bao nhiêu so với năm trƣớc
- Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số tƣơng đối: Thƣờng dùng trong phân tích các

quan hệ kinh tế giữa các bộ phận, cơ cấu của bộ phận trong tổng thể nghiên cứu,
tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu để biết xu hƣớng phát triển của chỉ
tiêu, nhƣ chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, tăng trƣởng lợi nhuận, doanh thu….
- Chỉ tiêu kinh tế thể hiện trị số bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt
đối, nhằm phản ánh mức độ phổ biến của hiện tƣợng nghiên cứu nhƣ: năng suất
bình quân của một lao động, thu nhập bình quân một lao động, chi phí bình quân
một sản phẩm….
 Theo tính chất khái quát và chi tiết của chỉ tiêu, bao gồm:
- Chỉ tiêu khái quát dùng để phản ánh kết quả chung của doanh nghiệp nhƣ
doanh thu, lợi nhuận đạt đƣợc sau một kỳ kinh doanh…
- Chỉ tiêu chi tiết dùng để phản ảnh cụ thể từng kết quả kinh doanh nhƣ tỷ suất
lợi nhuận so với doanh thu, khả năng thanh toán…

7


 Theo nội dung kinh tế của chỉ tiêu, bao gồm:
- Chỉ tiêu phản ánh các điều kiện của quá trình sản xuất nhƣ số lƣợng công nhân,
vốn đầu tƣ, số máy móc thiết bị…
- Chỉ tiêu phản ánh các kết quả tài chính nhƣ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)…
 Theo ý nghĩa thông tin của chỉ tiêu, bao gồm:
- Chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm phân tích nhƣ các chỉ tiêu trên bảng cân
đối kế toán
- Chỉ tiêu phản ánh một thời kỳ nhƣ chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh,
nhƣ lợi nhuận, doanh thu…
Nhƣ vậy, để phân tích kết quả kinh doanh, cần phải xây dựng hệ thống chỉ
tiêu tƣơng đối hoàn chỉnh để phù hợp với từng cấp quản lý phục vụ cho hoạt
động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất [2], [3], [10], [14].
1.2.2. Các chỉ tiêu thƣờng dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp
Theo văn bản của Bộ Tài chính – Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà
nƣớc số 1486/TCDN ngày 20/12/1997 về các tài liệu phân tích đánh giá hoạt động
của doanh nghiệp có đƣa ra một số chỉ tiêu sau:
Tổ ch c bộ máy qu

u ngu n nhân l c

Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng
quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động và sắp xếp nhân
lực không hợp lý sẽ vừa ảnh hƣởng đến năng suất lao động của mỗi ngƣời vừa
ảnh hƣởng hoạt động của doanh nghiệp.
Với ngành dƣợc, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn. Với doanh nghiệp Dƣợc sản xuất là chính, số lƣợng
dƣợc sỹ sau đại học ở các phân xƣởng cao hơn ở bộ phận khác.
Doanh s mua và bán

8


- Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định đƣợc nguồn hàng đồng thời tìm ra đƣợc
dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả doanh số
sản xuất) và thể hiện đƣợc cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những ngƣời làm công
tác kinh doanh. Doanh số mua gồm có tổng doanh số mua của doanh nghiệp, các
nguồn mua, giá vốn trong sản xuất, giá mua sản phẩm…
- Doanh số bán có ý nghĩ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng doanh
nghiệp để từ đó đƣa ra một tỷ lệ tối ƣu nhằm khai thác hết thị trƣờng, đảm bảo lợi
nhuận cao. Doanh số bán bao gồm tổng doanh số bán, doanh số bán theo cơ cấu

nhóm hàng, doanh số bán buôn, doanh số bán lẻ… So sánh tỷ trọng từng phần với
tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ.
Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trƣờng và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt đƣợc mức tối đa lợi tức
trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận
diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt
động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phi để lập kế hoạch và
đƣa ra các quyết định kinh doanh cho tƣơng lai.
Phân tích v n
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai tiềm năng sẵn có, biết
mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh vƣợng hay suy thoái)
hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện
pháp tăng cƣờng quản lý hợp lý.
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp nhƣ thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại
tài sản có hợp lý không, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hƣởng đến quá trình kinh
doanh và phục vụ của doanh nghiệp Dƣợc hay không.

9


L i nhuận và tỷ su t l i nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Dƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng. Khi
phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Dƣợc, chỉ tiêu này đánh giá mục
đích đầu tƣ của mình có đạt hay không
M

ới phân ph i


Để thực hiện các bƣớc cơ bản trong chu trình cung ứng thuốc, phải tổ chức
mạng lƣới phân phối theo các cấp độ khác nhau. Mạng lƣới phân phối đƣợc tạo
bởi các kênh phân phối. Kênh phân phối là con đƣờng đi của thuốc từ nơi sản xuất
đến ngƣời sử dụng. Giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng có thể có ít hoặc
nhiều ngƣời trung gian xen vào. Số lƣợng ngƣời trung gian thể hiện chiều dài của
kênh phân phối. Số lƣợng kênh phân phối trong mạng lƣới sẽ ảnh hƣởng nhiều tới
giá cả và chất lƣợng thuốc.
Qu n lý ch

ng trong s n xu t và kinh doanh

Quản lý chất lƣợng trong sản xuất và kinh doanh cần quan tâm đến:
+ Thực hiện việc phân tích, kiểm nghiệm, xác định chất lƣợng nguyên phụ
liệu làm thuốc, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc thành
phẩm.
+ Tỷ lệ phế phẩm.
N

ộng và thu nhập bình quân c a CBCNV
Năng suất lao động bình quân của CBCNV đƣợc thể hiện bằng chỉ tiêu

doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dƣợc có hiệu quả
hay không và ngƣợc lại.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dƣợc không phải chỉ
tính đến lợi nhuận thu đƣợc mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống CBCNV
thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của CBCNV là lƣơng
và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thƣởng quý, năm, lễ, tết…Thu


10


nhập bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của ngƣời lao động với
doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định
Nộ

N

ớc

Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, thể hiện hiệu quả
đầu tƣ của Nhà nƣớc với các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại
và hoạt động có hiệu quả.
1.3. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƢỜNG DƢỢC PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
NƢỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.3.1. Vài nét về ngành dƣợc thế giới
Theo nghiên cứu của Merck Human Health Division, cho thấy thị trƣờng kinh
doanh dƣợc trên thế giới có nhiều biến động [19], [20].
- Thị trƣờng có tính cạnh tranh cao nhƣng bị phân mảng rất lớn vì các thuốc
GENERIC lẫn sản phẩm điều trị.
- Rất nhiều mô hình kinh doanh, dễ bị chi phối chiến lƣợc phát triển bởi các cổ
đông.
- Kinh doanh sản phẩm cao cấp, chất xám và khoa học.
- Sản phẩm bảo hộ bản quyền dễ bị tổn thƣơng cao (copy nhái) tại các nƣớc
đang phát triển.
- Chiến lƣợc dài hạn phát triển sản phẩm thƣờng bị giới hạn về thời gian.
- Chiến lƣợc Marketing dài hạn vẫn còn cơ hội nhƣng liên tục thay đổi theo tình
hình.
- Sản phẩm dễ bị chi phối với sự kiểm soát của FDA (những thông tin có lợi và

bất lợi)
- Môi trƣờng kinh doanh liên tục bị cạnh tranh
- Cơ hội sử dụng kênh thông tin điện tử (e-channel) vẫn còn cao do chƣa đƣợc
đầu tƣ đúng mức

11


- Phân khúc mục tiêu: Đội ngũ y tế và bệnh nhân. Một số lƣợng lớn khách hàng
có nhu cầu tìm hiểu về cách thức điều trị mới và kiến thức sản phẩm cũng nhƣ
thông tin về bệnh tật, cơ hội tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các công ty Dƣợc.
1.3.2. Khái quát về thị trƣờng dƣợc phẩm ở nƣớc ta trong những năm gần
đây
1.3.2.1. Ho

ộng nhập khẩ d

c phẩm

Hoạt động nhập khẩu thuốc tiếp tục tăng trƣởng nhanh trong các năm qua,
kim ngạch nhập khẩu thuốc năm 2013 tăng 60,6% so với năm 2009. Thuốc
nhập khẩu đã góp phần đáng kể trong việc cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị,
đáp ứng mô hình bệnh tật của Việt Nam trong khi thuốc sản xuất trong nƣớc
chƣa thể làm đƣợc điều này, đặc biệt đối với thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc
hiếm.
B ng 1.1. Kim ng ch nhập khẩu thu c ở Vi t Nam từ 2009 – 2013
Đơn vị tính : Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu


2009

2010

2011

2012

2013

Nhập khẩu

1.170

1.252

1.400

1.790

1.879

Tốc độ tăng so với năm

100

107,0

111,8


127,9

105,0

trƣớc (%)
Nguồn: Cục Quản lý Dược
Năm 2013, tổng giá trị nhập khẩu nguyên, phụ liệu và thuốc thành phẩm
đạt 1.879 triệu USD tăng 5,0% so với năm 2012 và tăng 60,6% so với năm
2009 [8], [21], [22].
1.3.2.2. Tình hình s n xu

ớc

Do Việt Nam là nƣớc đang phát triển, nền công nghiệp còn chƣa cao nên
hiện nay hầu hết các công nghệ sản xuất thuốc trong nƣớc đều đƣợc mua lại

12


hoặc đƣợc nhƣợng quyền của các công ty dƣợc phẩm nƣớc ngoài, hoặc các công
ty dƣợc phẩm nhập khẩu các bán thành phẩm (cốm, bột…) của nƣớc ngoài về
gia công, đóng nang, dập viên…với mục đích giảm giá thành cũng nhƣ số lƣợng
của các thuốc ngoại nhập [9], [22], [23].
Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là các loại thuốc thông
thƣờng, rất ít thuốc đặc trị, giá thành rẻ, thƣờng đƣợc sử dụng ở bệnh viện tuyến
cơ sở. Do đó nên rất khó để xuất khẩu ra thị trƣờng thuốc đang rất phát triển và
đòi hỏi công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chỉ có một số thuốc viện trợ hoặc thuốc
trị sốt rét đƣợc xuất khẩu sang Lào, Campuchia và các nƣớc Châu Phi…
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công nghiệp dƣợc Việt
Nam đang ở mức phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dƣợc nội địa nhƣng đa

số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể
nói rằng công nghiệp Dƣợc Việt Nam vẫn đang ở mức phát triển trung bìnhthấp. Hiện nay các công ty dƣợc trong nƣớc chỉ mới sản xuất đƣợc 50% giá trị
thuốc sử dụng trong nƣớc, còn lại là sản phẩm nƣớc ngoài [19], [22].
1.3.2.3. Tình hình sử dụng thu c ở Vi t Nam
B ng 1.2. Ti n thu

ừ 2009 - 2013

i mỗ

Đơn vị tính : USD/người
Năm
Chỉ tiêu
Tiền thuốc bình quân

2009

2010

2011

2012

2013

19,77

22,25

25,4


29,5

31,8

100

113,1

114,2

116,1

107,8

đầu ngƣời/năm
Tốc độ tăng so với
năm trƣớc (%)
Nguồn: Cục Quản lý Dược
Tiền thuốc bình quân tính trên đầu ngƣời ở Việt Nam ngày càng tăng,
liên tục năm sau tăng so với năm trƣớc, điều này chứng tỏ nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cũng nhƣ mức sống của ngƣời dân ngày càng tăng lên, đồng thời tình

13


hình và chất lƣợng khám chữa bệnh của mỗi ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện
đáng kể. Tuy nhiên so với mức bình quân của thế giới vẫn còn rất thấp (40
USD/ngƣời) [9], [19], [23].
1.3.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty Dƣợc Việt Nam

hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự
đa dạng của các thành phần kinh tế tham gia vào thị trƣờng dƣợc phẩm đã làm
cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và phức tạp. Để đạt đƣợc kết
quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định
phƣơng hƣớng, mục tiêu trong đầu tƣ, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có
về các nguồn nhân lực, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm đƣợc các
yếu tố ảnh hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động của từng yếu tố đến kết quả
kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
một vấn đề cần thiết.
Từ thực tế đó, các đề tài về phân tích hoạt động kinh doanh đã đƣợc
nhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Trần Thị Lan Anh (2003), Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty dược phẩm Hà Tây thông qua một số chỉ tiêu kinh tế từ năm
1996 đến năm 2000, luận văn thạc sĩ . Đề tài đã nghiên cứu:
Về tình hình sản xuất: Cơ cấu hàng của công ty tƣơng đối rộng, tân dƣợc
chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên chỉ là các mặt hàng thông thƣờng nằm trong một
số lƣợng hoạt chất hạn chế.
Hoạt động xuất nhập khẩu: Nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trên tổng
doanh số mua, tuy nhiên hàng nhập khẩu công ty chủ yếu là nhập ủy thác, số
lƣợng hàng do chính công ty phân phối chiếm tỷ lệ thấp.
Tỷ trọng bán buôn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn bán lẻ rất nhiều.
Doanh thu thuần và các tỷ suất lợi nhuận còn thấp, gánh nặng lãi vay
lớn, thu hồi vốn chậm trong khi tồn kho lớn.

14


Đề tài đã phân tích đƣợc hoạt động kinh doanh của công ty thông qua
các chỉ tiêu kinh tế. Tuy nhiên, đề tài phân tích hoạt động của công ty vào các

năm 1996-2000, giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam chƣa hội nhập Tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO) nên tính cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng đến
hoạt động kinh doanh còn ít [1].
Đinh Việt Chung (2013), Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần dược phẩm Đông Âu từ năm 2008 đến năm 2012, luận văn dƣợc sĩ
chuyên khoa cấp 1. Đề tài đã nghiên cứu:
Về doanh số: Doanh số mua và bán của công ty tăng dần theo các năm
và đã vƣợt doanh số công ty đề ra. Đối tƣợng khách hàng của công ty không
chỉ thu hẹp trong tỉnh mà còn vƣơn rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả
nƣớc.
Tỷ trọng bán buôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bán lẻ, chủ yếu
bán cho các DNKD dƣợc phẩm và bệnh viện cũng là nơi tiêu thụ không nhỏ,
các mặt hàng của công ty đang có từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Nên công ty chƣa
thực sự chuyên sâu mở rộng hệ thống bán lẻ.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Luôn giao động trong khoảng 2-5%, đây
là tỷ lệ khá thấp với một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy nhƣng lại phù hợp
với chu kỳ phát triển của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn: Số vòng quay và số ngày luân
chuyển vốn lƣu động tƣơng đối ổn định. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tƣơng
đối cao.
Nhìn chung đề tài đã phân tích hoạt động kinh doanh của công ty thông
qua các chỉ tiêu kinh tế. Tuy nhiên, đề tài đi sâu vào phân tích chiến lƣợc hoạt
động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến năm 2012 và hoạch định chiến
lƣợc kinh doanh công ty giai đoạn 2014-2020 [8 ].

15


Nguyễn Nhật Hải (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh của chi
nhánh công ty dược phẩm TW1 tại Bắc Giang giai đoạn 2006-2010, luận văn

thạc sĩ dƣợc học. Đề tài đã nghiên cứu:
Về doanh số: doanh số mua và doanh số bán của chi nhánh liên tục tăng.
Trong cơ cấu nhóm khách hàng của chi nhánh, tỷ lệ bán cho bảo hiểm y tế của
các bệnh viện, trung tâm y tế… là rất lớn, đây chính là khách hàng mục tiêu
của chi nhánh. Tuy nhiên, thị phần bị thu hẹp khi các công ty dƣợc nƣớc ngoài
đấu thầu vào Bắc Giang, Lạng sơn.
Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Trong giai đoạn từ năm 2004-2008,
chi nhánh luôn kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, chi nhánh chủ yếu tập trung các
mặt hàng thuốc đắt tiền, trong khi thị trƣờng tiêu thụ có mức thu nhập thấp.
Hệ thống kinh phân phối đang đƣợc mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên,
địa bàn trải rộng có nhiều huyện miền núi gây khó khăn cho việc đi lại và vận
chuyển hàng hóa đồng thời chi nhánh chƣa tập trung bán hàng OTC.
Đề tài đã phân tích đƣợc các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, mục tiêu của chi nhánh là thị trƣờng nhỏ,
ngƣời dân có trình độ và thu nhập thấp, đối thủ cạnh tranh ít nên không phản
ánh đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh [12].
Vũ Thị Hoa (2014), Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần
dược phẩm Hải Phòng giai đoạn 2009-2013, luận văn dƣợc sĩ chuyên khoa cấp
1. Đề tài đã nghiên cứu:
Tổng doanh thu: Tăng nhƣng không đều qua các năm và luôn ở mức cao,
doanh thu bán hàng sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tỷ trọng doanh thu
hàng phân phối trong doanh thu bán hàng vào khu vực bệnh viện.
Cơ cấu chi phí: Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn nhất nên đã ảnh
hƣởng rất lớn đến tổng chi phí.

16


×