Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh và vấn đề ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.58 KB, 100 trang )

Luận văn tốt nghiệp

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra là một tất yếu khách quan
đặc biệt dưới tác động của toàn cầu hóa như hiện nay.Quá trình CNH,ĐTH tạo ra
nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân nhưng cũng
tạo ra không ít bức xúc, khó khăn. Các làng nghề tạo công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho lao động ở nông thôn; giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực
nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo
tồn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc...Tuy nhiên, trong những năm qua, tình
trạng ONMT ở các làng nghề ngày càng nghiêm trọng, diễn biến chất lượng môi
trường nước, môi trường không khí và môi trường đất ngày càng xấu đi, sự đa dạng
hoá sinh học bị xâm phạm, tại một số làng nghề ONMT đã ở tình trạng báo động.
Tình trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân và ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.
Khu vực nhà nước nói chung và Chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng, bằng
các công cụ quản lý của mình đã có những biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu
ONMT ở các làng nghề. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế đã chứng minh
là công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề BVMT ở các làng nghề còn nhiều bất
cập, hiệu quả đạt được không cao, tình trạng ONMT được cải thiện chậm chạp, tại
một số địa phương không có chuyển biến tích cực.
Giải pháp thiết thực là cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ?
Ô nhiễm môi trường có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế. Để có thể
phát triển làng nghề bền vững thì đòi hỏi các làng nghề phải có những biện pháp
như thế nào? hướng phát triển ra sao để tránh gây ô nhiễm môi trường đồng thời
cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh? Thấy được tầm quan trọng của


việc phát triển làng nghề với bảo vệ môi trường nên em đã chọn đề tài : « Phát

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

2

triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh và vấn đề ô nhiễm
môi trường » làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng thực trạng kinh tế làng nghề và ô nhiễm môi trường tại
làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh.
+ Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát
triển bền vững làng nghề.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài nằm gọn trong khu vực làng
nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của huyện Từ Sơn - Bắc Ninh gồm có 2 làng nghề
Phù Khê và làng Đồng Kỵ. Tuy nhiên tập trung chủ yếu vào làng nghề Đồng Kỵ bởi
tính chất đặc trưng của làng nghề.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau
- Thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn, tài liệu sơ cấp
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
5. Bố cục đề tài bao gồm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Chuyên đề được chia làm 3 chương, gồm:
Chương I :Cơ sở lý luận về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến sự phát triển
kinh tế làng nghề.
Chương II :Thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý nhà nước đối với việc
giải quyết ONMT ở làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh.
Chương III :Các giải pháp pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế làng nghề và
giải quyết vấn đề ONMT tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính
mong sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị
Hòa Loan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chung về làng nghề
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề, có nhiều khái
niệm về làng nghề khác nhau như TS. Dương Bá Phượng trong “ Bảo tồn và phát
triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá” đã định nghĩa làng nghề là
những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ,
số lao động và số thu nhập so với nghề nông .hay Ths. Nguyễn-Sỹ trong Luận văn
Thạc sĩ “Sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá” đã đưa ra khái niệm làng nghề là một cụm dân
cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông
nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập... Như vậy, ta có thể định nghĩa làng nghề
như sau: “làng nghề là một thôn ( làng) có một nghề được tách ra khỏi nông nghiệp
để sản xuất kinh doanh độc lập và nghề đó thu hút đại đa số lao động trong làng
đồng thời đem lại thu nhập chính cho người dân của thôn (làng) đó”.
Hiện tại cả nước có hơn 1.450 làng nghề phân bố trên 58 tỉnh thành trong cả
nước, riêng vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 55,2% với hơn 800 làng nghề. Trong
số này có những làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),
làng dệt lụa Hà Đông (Hà Tây), làng chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), làng tranh
dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)...và có
những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở sự lan toả của các làng nghề
truyền thống như làng nghề xây dựng Nội Duệ, làng chế biến lương thực thực phẩm
Cát Quế (Hà Tây)... Xét về yếu tố ngành nghề có làng nghề tiểu thủ công nghiệp
(chiếm khoảng 85%), làng nghề dịch vụ như làng nghề dịch vụ vận tải thuỷ Trung
Kênh (Bắc Ninh), làng nuôi trồng thủy sản An Bình (Bắc Ninh)...

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

4

 Làng nghề truyền thống
Một bộ phận không nhỏ trong làng nghề ở nước ta đó là các làng nghề truyền
thống. Đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các làng nghề, khoảng 85%.
Làng nghề truyền thống là khái niệm bao hàm khái niệm về “làng nghề” và “nghề

truyền thống”. Nghề truyền thống ở đây là những nghề cổ truyền, có lịch sử lâu đời
và còn duy trì được đến ngày nay. Các tiêu chí là nghề truyền thống gồm 3 tiêu chí
sau: Nghề xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công
nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của
một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Nghề truyền thống tạo nên nét văn hoá đặc trưng cho vùng nghề và cho cả
dân tộc. Như vậy, làng nghề truyền thống có thể được hiểu là một làng nghề đã
hình thành từ lâu đời và còn được duy trì đến ngày nay; sản phẩm có tính cách
riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hoá lịch sử của địa phương được nhiều nơi biết
đến, phương thức truyền nghề theo cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng tộc”.
Làng nghề truyền thống là một di sản văn hoá vật thể quan trọng trong nền văn hoá
Việt Nam, những làng nghề như tranh dân gian Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ...đã và đang tạo nên vốn quý đó cho dân tộc.
 Làng nghề mới
Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu
do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình
thành và phát triển.
• Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề đó là: Phân loại theo làng nghề truyền
thống và làng nghề mới; phân loại theo nghành sản xuất, loại hình sản phẩm; phân
loại theo quy mô sản xuất, trình độ công nghệ; phân loại theo nguồn thải và mức độ
ô nhiễm; phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với những cách phân loại như
trên để phuc vụ cho mục đích nghiên cứu chuyên đề lựa chọn cách phân loại theo
nguồn thải và mức độ ô nhiễm.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B



5

Luận văn tốt nghiệp

 Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
Theo cách phân loại này ta có làng nghề ô nhiễm nặng, làng nghề ô nhiễm
trung bình và làng nghề ô nhiễm nhẹ. Căn cứ để xác định mức độ ô nhiễm của làng
nghề có thể minh họa ở hình 1.

Các số liệu đặc
trưng môi trường
trong dòng thải
của làng nghề


Có chất
chất thải
thải nguy
nguy
hại
hại vượt
vượt quá
quá quy
quy
định
định



Không


Ô
Ô nhiễm
nhiễm
nặng
nặng


Có ítít nhất
nhất một
một thông
thông số
số
môi
trường
đặc
môi trường đặc trưng
trưng
cho
cho làng
làng nghề
nghề
cao
cao hơn
hơn 55 lần
lần TCCP
TCCP




Không

Có ítít nhất
nhất một
một thông
thông số
số
môi
môi trường
trường đặc
đặc trưng
trưng
cho
cho làng
làng nghề
nghề
từ
2
đến
từ 2 đến 55 lần
lần TCCP
TCCP



Ô
Ô nhiễm
nhiễm trung
trung
bình

bình

Không

Có ítít nhất
nhất một
một thông
thông số
số
môi
môi trường
trường đặc
đặc trưng
trưng
cho
cho làng
làng nghề
nghề
nhỏ
nhỏ hơn
hơn 22 lần
lần TCCP
TCCP


Ô
Ô nhiễm
nhiễm nhẹ
nhẹ


Không
Làng
Làng nghề
nghề không
không gây
gây ôô
nhiễm
nhiễm
Hình 1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


6

Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá sơ lược về mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề được thể
hiện trong bảng 1
Bảng 1: Đánh giá mức độ ô nhiễm của các nhóm làng nghề
Nhóm LN

Ươm tơ, dệt vải
Chế biến lương thực, thực
phẩm
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ nghệ
Vật liệu xây dựng

Nghề khác

Mức độ ô nhiễm
Môi trường Môi trường không
Chất thải rắn
nước
khí
Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB
X
X
X
X

X

X
X

X
X
X

X
X
X

X
X
X
X

X
Nguồn: Tổng hợp thống kê của nhóm nghiên cứu

1.1.2. Khái niệm ONMT.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tại Điều 1 thì môi trường được định
nghĩa như sau:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên” .
Như vậy, môi trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người
trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tác động
trực tiếp tới đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con
người và thiên nhiên.
 Vai trò của môi trường: Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta
cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển. Vai trò của môi trường thể hiện trên các mặt sau:
+ Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượng
cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống;
+ Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người;
+ Môi trường là nơi chứa chất thải;

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

7

+ Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.

Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa con người
với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với nhau. Con
người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân thúc đẩy môi
trường phát triển. Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi trường có tác động
tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác động phải có trách nhiệm
và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong sạch.
Liên quan đến khái niệm ONMT là “Tiêu chuẩn môi trường”, theo Luật
BVMT năm 1993 thì “TCMT là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”. Cơ cấu của hệ thống TCMT bao
gồm các nhóm chính sau:
+ Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải; Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn liên
quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu
chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
+ Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hoá và Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng
sản trong lòng đất, ngoài biển…
Hiện nay, ở nước ta đã có trên 200 TCMT quy định về chất lượng môi
trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường, đồng thời cũng
là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm môi trường có liên quan.
Từ khái niệm về TCMT, khái niệm ONMT được định nghĩa trong Luật
BVMT năm 1993 như sau:
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường”
Như vậy ta có thể thấy khái niệm ONMT phụ thuộc vào hai yếu tố: tác động
vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác động vật lý

Lê Thị Thành


Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

8

của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di truyền, giảm đa
dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con người.
1.2. Đặc điểm của làng nghề
1.2.1. Làng nghề tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp
Theo điều tra hiện nay thì đa phần các làng nghề tập chung chủ yếu ở các vùng
quê nông thôn, số ít còn lại thường nằm trong các thành thị hay ngoại thành. Trước
đây các làng nghề chưa được chú trọng phát triển như hiện nay nên các ngành tiểu
thủ công nghiệp chỉ được xem như là một ngành phụ, là ngành tạo thêm thu nhập và
việc làm cho người người nông dân lúc nhàn dỗi, còn nghề chính vẫn là làm nông
nghiệp. Do đó các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được chú trọng phát triển nên
sự phát triển của nó chỉ mang tính tự phát và phát triển manh mún và có tính thời
vụ. Chính vì vậy mà nó có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.
1.2.2. Tay nghề của người lao động trong làng nghề
Đa phần người lao động trong làng nghề có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề tinh
xảo, khéo léo có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo. Đặc biệt trong các làng nghề
tồn tại lâu đời từ đó hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống như
làng nghề gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử 500 năm, nghề khảm trai Chuyên
Mỹ(Hà Tây) có từ thế kỷ XII, làng giấy gió Dương Ô (Bắc Ninh) có lịch sử trên 800
năm thì điều nói trên càng được thể hiện và điều đó giải thích sản phẩm cuả làng
nghề là sản phẩm đặc trưng và độc quyền của làng nghề truyền thống.
1.2.3. Nguyên vật liệu của làng nghề
Đa phần các làng nghề tồn tại và phát triển là do các làng nghề đó có sẵn
nguồn nguyên để duy trì và phục vụ cho hoạt động sản xuất. Không chỉ có các sản

phẩm tại địa phương mà còn do một bộ phận thương lái mang từ các địa phương
khác mang đến nữa. Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ra các làng nghề
còn tận dụng được những phế phẩm,phế liệu của các ngành khác như nghề rèn, đúc
gang, đồng...Như vậy vừa tận dụng được những nguyên liệu thừa của các ngành
khác vừa bảo vệ được môi trường.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

9

Tại làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh nguyên vật liệu dùng trong sản xuất là các
loại gỗ như gỗ gụ, gỗ chắc, gỗ lim, gỗ hương, gỗ mun...hầu hết các loại gỗ là loại gỗ
có gía trị cao và được nhập từ rừng trong nước như tại Đắc Lắc, Vinh, Thành Phố
HCM..những lô gỗ được lấy từ kho của kiểm lâm...hoặc được vận chuyển từ Lào
hoặc Campuchia...đây là tình trạng đáng báo động về tài nguyên quốc gia vì lượng
gỗ tiêu thụ hàng năm của làng nghề là rất lớn và lượng lớn là gỗ lậu, không được
phép của kiểm lâm.
1.2.4. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc,có tính thẩm mỹ
cao mang đậm bản sắc dân tộc,văn hoá
Số lượng làng nghề nhiều nên rất đa dạng và phong phú.Chính vì thế mà các
sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng.
Do các sản phẩm được làm ra chủ yếu bằng thủ công chứ không phải theo dây truyền
máy móc nên số lượng làm ra không nhiều, chủ yếu mang tính đơn chiếc. Cũng chính
các sản phẩm mang đặc tính đơn chiếc đồng thời lại được tạo ra dưới bàn tay khéo
léo, sáng tạo của người nghệ nhân nên các sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ cao

mang đậm bản sắc dân tộc.
1.2.5. Hình thức tổ chức và quản lý trong các làng nghề chủ yếu dưới dạng hộ
gia đình,ngoài ra còn có sự hình thành các tổ hợp tác và các doanh nghiệp.
Các làng nghề chủ yếu được hình thành và phát triển từ lâu đời nên yêu cầu về
cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao như các ngành nghề khác. Trong khi đó vốn đầu tư
cho phát triển làng nghề không lớn nhưng giá trị làm ra thì không nhỏ, thời gian thu
hồi vốn kinh doanh nhanh, độ rủi ro ít. Nếu như các ngành nghề cao như dịch vụ,
công nghiệp, xây dưng…đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao và phức tạp thì việc
quản lý cơ sở làng nghề không đòi hỏi phải có trình độ cao hiểu biết rộng, không
phúc tạp, phù hợp với trình độ của chủ hộ, chủ doanh nghiệp vốn xuất thân từ nông
dân. Các hộ cá thể là các tổ chức kinh tế đóng vai trò chủ đạo chính trong việc phát
triển các làng nghề. Các sản phẩm ở các làng nghề được làm ra chủ yếu dựa trên
công nghệ, quy trình sản xuất thủ công hoặc bán cơ khí. Các hoạt động sản xuất chủ
yếu diễn ra tại nhà đó vừa là nơi sinh hoạt hàng ngày của hộ vừa là nơi diễn ra sản

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

10

xuất do đó mà các nhà xưởng, nơi sản xuất ra sản phẩm làng nghề đa phần là của
chủ hộ chứ không phải thuê mướn.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B



Luận văn tốt nghiệp

11

1.3. Vai trò của làng nghề:
* Những đóng góp tích cực của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Bắc Ninh trong những
năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những đóng góp đó được thể
hiện trên các mặt sau:
1.3.1. Các làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở
nông thôn
Khả năng giải quyết việc làm của các làng nghề cho lao động nhàn rỗi ở nông
thôn là rất lớn. Hàng năm, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao
động nông thôn, riêng năm 2005 giải quyết việc làm cho hơn 3 vạn lao động. Hiện
nay, trong các làng nghề, bình quân mỗi hộ gia đình làm nghề truyền thống có từ 56 thợ lao động thường xuyên và 3-4 thợ lao động thời vụ, ở các cơ sở bình quân từ
30-32 lao động và 10-12 lao động thời vụ. Các làng nghề không chỉ thu hút lao
động trong làng mà còn thu hút lao động ở các vùng lân cận. Làng nghề đồ gỗ Đồng
Kỵ đã giải quyết việc làm cho hơn 8.000 lao động của thôn và gần 4.000 lao động
của các xã khác, hầu hết tất cả người dân trong làng đều có việc làm, từ người trung
tuổi cho đến thanh thiếu niên nghỉ học đều có phần việc tuỳ theo khả năng sức khoẻ
của mình. Riêng làng nghề sắt thép Đa Hội, hàng năm tạo công ăn việc làm cho gần
1.500 lao động của làng và thu hút từ 800 - 1.000 lao động ở các vùng xung quanh.
Từ chỗ có việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện
rõ rệt. Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu nhập cao và
mức sống cao hơn các vùng khác. Nếu so sánh mức thu nhập của lao động thì thu nhập
của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 4-5 lần của lao động thuần nông. Thu nhập
bình quân của lao động tại làng nghề Đồng Kỵ khoảng 1,5-2triệu đồng/tháng, với

những ông chủ sản xuất mức thu nhập cao hơn nhiều lần, có khi lên đến vài chục triệu
đồng/tháng; Làng Đa Hội, ngày công bình quân của người lao động vào khoảng
70.000đ, hiện nay Đa Hội đã có hàng chục ông tỷ phú với doanh thu hàng năm khoảng

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

12

vài tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đạt
khoảng 600USD/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh khoảng 150 USD và
cao hơn mức của cả nước khoảng 200USD.
1.3.2. Các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách
của tỉnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề TTCN
trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Bắc Ninh. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề liên tục tăng qua
các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2001-2005 là 31,9%. Năm 2001, tổng
giá trị sản xuất của các làng nghề là 923.610 triệu đồng chiếm 11,2% tổng giá trị sản xuất
của cả tỉnh và chiếm 78,2% giá trị sản xuất ngoài quốc doanh. Sang năm 2005, tổng giá
trị sản xuất của khu vực làng nghề tăng lên 2.783.667 triệu đồng, gấp 3 lần năm 2001,
chiếm 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 30% giá trị sản xuất
công nghiệp của toàn tỉnh. Theo đà tăng trưởng này thì đóng góp của các làng nghề vào
tổng giá trị sản xuất của tỉnh có thể lên tới trên 3.000 tỷ đồng .
Đóng góp ngân sách của các làng nghề trong tỉnh cũng tăng theo mức tăng của
giá trị sản xuất. Năm 2003, tổng số thuế thu được từ các làng nghề đạt 18.934 triệu

đồng, chiếm 4,2% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 2004 là 42.991, chiếm 4,4% triệu
đồng; năm 2005 tăng lên 49.248 triệu đồng, chiếm 4,6% [15]. Trong số các làng nghề
có đóng góp vào ngân sách nhà nước cao thì Đa Hội, Phong Khê, Phú Lâm, Đồng Kỵ
và Văn Môn là những làng nghề tiêu biểu. Đây là những làng nghề phát triển, có giá trị
sản xuất hàng năm cao và có số doanh nghiệp nhiều. Làng nghề giấy Phong Khê, năm
2003 nộp ngân sách Nhà nước 5.794 triệu đồng, năm 2004 nộp 6.913 triệu đồng và
năm 2005 là 9.338 triệu đồng. Làng sắt thép Đa Hội năm 2004 tổng số thuế nộp ngân
sách là 4.365 triệu đồng, năm 2005 là 5.892 triệu đồng.
1.3.3. Các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc
Ninh theo hướng CNH, HĐH.
Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong
việc góp phần tăng tỷ trọng của CN-TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp,

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

13

chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông
nghiệp có thu nhập cao hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 70-80%. Rõ ràng là
sự phát triển của các làng nghề có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng CNH, HĐH và xu hướng này đang ngày một gia tăng khi mà các
làng nghề ngày càng phát triển.
1.3.4. Các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các
vấn đề xã hội phức tạp
Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề là sự thay đổi nhanh chóng bộ

mặt nông thôn ngày nay. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các làng nghề như đường xá, cầu
cống đã được bê tông hoá toàn bộ; tỷ lệ các hộ được dùng nước sạch từng bước được
nâng cao; điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở tất cả các làng
nghề; nhà cao tầng nhiều hơn; đời sống của người dân ngày càng văn minh, chất lượng
cuộc được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo trong nền kinh tế thị trường hơn so
với người dân ở những vùng nông thôn thuần nông. Bên cạnh đó, do có công việc ổn
định với mức thu nhập khá mà các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện
hút…cho đến các vấn đề xã hội mang tính chất vĩ mô như thất nghiệp, di dân tự do đã
giảm đáng kể, mô hình nông thôn mới đang dần được hình thành và phát triển.
1.3.5. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Làng nghề, ngành nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
làng nghề: như giao thông được nâng cấp và cải tạo, thiết chế văn hoá ở cơ sở được
quan tâm xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, đồng thời bảo tồn phát
huy giá trị bản sắc văn hoá của các làng nghề tại địa phương.
Lịch sử phát triển làng nghề gắn với sự phát triển văn hoá của dân tộc. Mỗi
làng nghề gắn với các sản phẩm làm ra chứa đựng nét độc đáo của văn hoá dân tộc,
là di sản quý báo mà cha ông ta đã tạo ra và truyền laị cho con cháu làm vẻ vang
cho tỉnh và cho đất nước. Vì vậy bảo tồn và phát triển các ngành nghề thủ công là
tăng thêm sức mạnh cội nguồn, tăng giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam đối
với bạn bè thế giới.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

1.4.


14

Làng nghề và phát triển bền vững.

1.4.1. Định nghĩa phát triển bền vững.
Trước hết ta xem xét về phát triển bền vững các làng nghề như sau: Uỷ ban
thế giới về Môi trường và phát triển lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm về phát triển
bền vững, đó là: “ Sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.’’ Như vậy
phát triển làng nghề bền vững là tạo cho thế hệ tương lai của các làng nghề một
cuộc sống tốt hơn. Do đó cần quan tâm tới mục tiêu phát triển bền vững các làng
nghề trong nước.
Phát triển bền vững các làng nghề là một bộ phận trong chiến lược phát triển
bền vững của đất nước, được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về phát triển bền
vững đất nước có chú ý tới những yếu tố đặc thù của các làng nghề. Theo đó, phát
triển bền vững làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu
quả ngày càng cao trong bản thân làng nghề, bảo đảm các vấn đề về xã hội làng
nghề lành mạnh như về việc làm và thu nhập của người dân, về tình hình sức khoẻ
và y tế cộng đồng… gắn với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống
của làng nghề.
Như vậy, bảo đảm phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam phải được xem
xét trên hai góc độ:
Thứ nhất: Bảo đảm duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động
sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân làng nghề. Bao gồm bảo đảm các chỉ
tiêu về hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề; bảo
đảm khả năng cạnh tranh của các làng nghề và bảo đảm chất lượng môi trường
trong nội bộ các làng nghề.
Thứ hai: Tác động lan toả tích cực của làng nghề đến hoạt động KTXH và
môi trường của địa phương, khu vực có làng nghề. Đây là yếu tố hết sức quan trọng
để đánh giá sự phát triển bền vững của làng nghề. Nó không chỉ thể hiện sự phát

triển “khoẻ mạnh” của làng nghề mà còn biểu hiện “sức khoẻ” đó có tác dụng như
thế nào đối với vùng, địa phương có làng nghề.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

15

1.4.2. Nội dung của phát triển bền vững
Từ khái niệm phát triển bền vững, thực chất là một sự phát triển có tính tổng
hợp cao và có hệ thống ta thấy nội dung của phát triển bền vững gồm ba thành phần
cơ bản sau:

MT bền
vững

Kinh tế
bền vững

Phát
triển
bền vững

Xã hội
bền vững


1.4.2.1. Môi trường bền vững
Đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa BVMT tự nhiên với sự khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức
độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường
tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống, cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Đồng thời trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững
cũng cần phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao
cho sự phát triển KTXH không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài
nguyên, ngăn chặn ô nhiễm.
 Tiêu chí phản ánh môi trường:
Đây là tiêu chí quan trọng, nó phản ánh tính bền vững của làng nghề và
những ảnh hưởng ngoại lai tích cực đến các vùng xung quanh làng nghề. Làng nghề
phát triển bền vững trước hết phải có khả năng tự tổ chức, xử lý tốt vấn đề môi
trường do mình gây nên, ngoài ra còn phải làm thế nào để nó không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường sống và sức khoẻ của con người, BVMT sinh thái.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

16

Tiêu thức đánh giá việc bảo đảm môi trường cho khu vực trong và ngoài làng
nghề cần tập trung vào ba yếu tố chính sau đây:
+ Khả năng duy trì vấn đề đa dạng hoá sinh học: hình thành những khu vực,
những hình thức tạo môi trường phong phú cho làng nghề, có thể là trong hoặc bên
cạnh làng nghề.

+ Chống ONMT: có phương án xử lý ô nhiễm, hệ thống kỹ thuật chống ô
nhiễm, các phương án phòng chống và giải quyết hệ quả ô nhiễm.
Đánh giá môi trường dựa trên những chỉ tiêu về môi trường, cụ thể là về môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, chất thải,..dựa trên những chỉ
tiêu đánh giá môi trường nêu rõ qua các bảng sau :
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường không khí

CO2
CO
SO2
NO2
THC
Fe
Zn
Pb
Bụi
Axeton
Butyl axeta

Cácboníc
Monoxit cácbon
Lưu huỳnh đioxit
Nitơ oxit
Nồng độ chất hữu cơ
Sắt
Kẽm
Chì
Axeton
Butyl axeta


mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

40
30 - 40
0,35- 0,5
0,2 - 0,4
1,5
0,005
0,3
-

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


17


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước thải

pH
Ni
Zn
Cr6+
Fe
Tổng N
Tổng P
SS
COD
BOD
Độ màu
Độ kiềm
Dầu mỡ
NH4
Coliform
Phenol

Nồng độ Ph
Niken
Kẽm
Crôm 6+
Sắt
Chất lơ lửng
Nhu cầu oxi hoá học
Nhu cầu oxi sinh học
Độ màu

Độ kiềm
Dầu mỡ
1 loại vi khuẩn có trong nước
Phenol

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Pt - Co
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
mg/l

5,5-9
0,5
3
0,1
5
6
60
100

100
50
1
1
10.000
0,05

Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

18

Bảng 4: Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước mặt

pH
COD
BOD
DO
SS
Dầu mỡ
Coliform
Độ kiềm

Nồng độ pH

Nhu cầu oxi hoá học
Nhu cầu oxi sinh học
Hàm lượng oxi hoà tan
Chất lơ lửng
Dầu mỡ
Coliform
Độ kiềm

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
mg/l

5,5-9
<35
>25
>= 2
80
0,3
10.000
-

Tổng N
Tổng P
Phenol


Tổng N
mg/l
Tổng P
mg/l
Phenol
mg/l
0,02
Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Bảng 5 : Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường nước ngầm

pH
TSS
COD
Mn2+
Ca2+
Mg2+
Tổng Fe
Zn
Dầu mỡ
Coliform
Độ cứng
(theo CaCO3)
Độ màu

Lê Thị Thành

Nồng độ pH
Tổng chất lơ lửng
Nhu cầu oxi hoá học

Mangan 2+
Canxi 2+
Magie 2+
Kẽm
Dầu mỡ
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Độ cứng

mg CaCO3-/l

6,5 – 8,5
750 – 1500
19
0,1 – 0,5
1–5
5,0
300 - 500


6,5 – 8,5
0,5
50
0,3 – 0,5
5
300

Độ màu
Pt - Co
5-50
Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

19

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chuyên môn đánh giá môi trường đất

pHKCL
Tổng N
Tổng P
Zn
Mn
Cu
Cl
Cd
Pts

Pb
Fe
Độ chua

Tổng N
%
Tổng P
%
Kẽm
ppm
200
Mangan
ppm
50
Đồng
%
50
Clo
ppm
0,29
Cadmium
ppm
2
%
Chì
ppm
50
Sắt
ppm
0,25

(mgđl/100g đất)
0,55
Nguồn: theo tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

1.4.2.2. Xã hội bền vững
Là xã hội cần được chú trọng vào phát triển sự công bằng xã hội và xã hội
luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất
cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận
được. Thông qua các chỉ số như “chỉ số phát triển con người (HDI)”, người ta có
thể đo được mức độ phát triển xã hội bền vững, cụ thể như sau: chỉ số HDI càng
gần 1 thì càng phát triển. Một đất nước mà có hệ số Gini càng nhỏ và chỉ số HDI
càng gần 1 thì nước đó được coi là có xã hội bền vững.
1.4.2.3. Bền vững về kinh tế
Đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao;
cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả
KTXH làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng. Trong điều kiện hiện nay, nước có thu
nhập thấp phải có GDP bình quân đầu người tăng vào khoảng 5% mới có thể xem là
bền vững về kinh tế. Nếu thấp hơn, nền kinh tế ấy không thể xem là bền vững.
1.4.3. Xu hướng phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

20


Hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực càng tạo điều kiện cho làng
nghề phát triển theo hướng xuất khẩu. Xu hướng thị trường hoá nền kinh tế, quốc tế
hóa kinh tế và việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực ngày càng tạo điều kiện
cho làng nghề phát triển theo hướng xuất khẩu thuận lợi hơn. Bên cạnh đó xu hướng
phát triển làng nghề bền vững. Từ đó làng nghề sẽ chuyển từ thủ công sang công nghiệp
vừa và nhỏ hiện đại. Bên cạnh đó, do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
giúp cho hàng ngoại tràn vào trong nước cũng tạo ra sự cạnh tranh găy gắt hơn,
một bộ phận TTCN của làng nghề có nguy cơ không cạnh tranh được ngay ở thị
trường trong nước. Đặc biệt đối với một số mặt hàng mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc, nhưng không được chú trọng hiện đại hoá, cho nên đã để mất thị trường
nội địa cũng như thị trường quốc tế.
Xu hướng đưa cơ khí thay thế một phần lao động thủ công. Trong điều kiện
đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay, ở nhiều làng nghề đã có xu hướng đưa cơ khí thay
thế một phần lao động thủ công như nghề mộc đã sử dụng máy cưa, máy bào, máy
khoan… nghề làm bún, bánh đa, giò chả đã làm bằng máy, ở các làng dệt phần lớn
các hộ gia đình đã sử dụng máy dệt hiện đại..
Tóm lại, làng nghề ở nước ta đang tích cực vận động theo hướng ngày càng
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, trên cơ sở đó để duy trì và mở rộng ngành
nghề. Ngoài ra còn tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị cơ khí kết hợp với
công nghệ truyền thống để sản phẩm làm ra có chất lượng ngày càng cao đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
1.4.4. Những đặc điểm của làng nghề liên quan đến phát triển bền vững
Bên cạnh những vai trò không thể phủ nhận của các làng nghề thì cũng tồn
những hạn chế đáng quan tâm mà chúng ta phải nghiên cứu, xem xét và tìm giải
pháp khắc phục, cụ thể là:
Thứ nhất: do kinh tế hộ và doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu vì vậy nó chứa
đựng trong mình nguy cơ tiềm tàng dẫn đến vô chính phủ trong sản xuất kinh
doanh, vì mục tiêu hàng đầu là chạy theo lợi nhuận cho nên trong việc sản xuất kinh
doang các doanh nghiệp nhiều khi bất chấp mọi thủ đoạn như ép giá, tăng giá, chất


Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

21

lượng sản phẩm không đảm bảo, sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất trong làng
nghề tăng lên nhiều khi dẫn đến sự tự huỷ hoại lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh
do sự cạnh tranh về sản phẩm về lợi nhuận, về thị trường…vì vậy đôi khi dẫn đến
sản phẩm sản xuất ra mất dần ý nghĩa truyền thống.
Thứ hai: Kinh tế làng nghề phát triển cũng là nhân tố góp phần làm phân hoá
giàu nghèo trong xã hội nông thôn, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh và vốn,
những mặt này trong hoạt động làng nghề có sự chênh lệch giữa các cơ sở sản xuất,
sự chênh lệch càng lớn thì sự phân hóa giàu nghèo càng trở lên sâu sắc hơn.
Thứ ba: Hầu hết các làng nghề truyền thống đều có lịch sử tồn tại và phát
triển lâu đời, công nghệ sản xuất và cách thức quản lý đều rất lạc hậu. Việc sản xuất
kinh doanh đều nằm trong khu dân cư, các khu sản xuất không được quy hoạch từ
đầu nên hệ thống cơ sở hạ tầng đều đã không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và
ngày càng xuống cấp trầm trọng. Do tính chất lạc hậu cộng thêm ý thức trong công
tác BVMT yếu kém nên hầu hết các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay đều
gặp phải tình trạng ONMT trầm trọng, từ môi trường không khí, môi trường nước
đến môi trường đất đều bị ô nhiễm. Có những làng nghề tình trạng ONMT đã ở
mức báo động .
1.5. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và ô nhiễm môi trường
1.5.1. Thực trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam
Hiện trạng môi trường nước ta trong những năm vừa qua cho thấy ONMT đang
ngày một gia tăng, môi trương đất, môi trường nước và môi trường không khí ngày càng

xuống cấp, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm nghiêm trọng. Tình trạng ONMT diễn
ra ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn và miền núi ảnh hưởng nặng nề đến sức
khoẻ của người dân. Bên cạnh đó,ONMT đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình
thực hiện phát triển bền vững, đó là:
- ONMT ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
KTXH. Phát triển KTXH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

22

trong quá trình phát triển. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi
trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên
các biến đổi của môi trường.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể
gây ra ONMT tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác
động đến phát triển KTXH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối
tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động
KTXH trong khu vực.
- ONMT là một trở ngại to lớn trong sự phát triển của đất nước và làm nguy hại
đến tương lai của các thế hệ sau.
ONMT càng cao đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra những chi phí càng lớn để khắc phục

tình trạng ô nhiễm và duy trì chất lượng môi trường. Việc này không chỉ làm cạn kiệt
nguồn lực của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những cơ hội cho sự
phát triển. Nhằm giảm thiểu ONMT chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác bảo vệ môi
trường. Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội
được bền vững. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà quan trọng hơn, cao
cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích
kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm
cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể
chất, trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó không có ích gì. Nếu hôm nay thế hệ
chúng ta không quan tâm và không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi
trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu
quả tồi tệ.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

23

1.5.2. Những nguyên nhân dẫn đến ONMT tại các làng nghề
Vai trò của các làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ngày
càng được khẳng định. Hàng năm, các làng nghề đã cung cấp cho hàng vạn lao
động nông thôn có việc làm ổn định với mức thu nhập khá; làm tăng giá trị tổng sản
phẩm hàng hoá cho nền kinh tế; đa dạng hoá kinh tế nông thôn và thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo tồn
giá trị văn hoá dân tộc. Các kết quả đó là bằng chứng cho một hướng đi đúng góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết

quả đạt được thì tình trạng ONMT trong các làng nghề đã trở lên bức xúc, nguyên
nhân xuất phát từ:
 Một là, hầu hết các làng nghề đều có lịch sử phát triển lâu đời thậm chí
có làng nghề đã có lịch sử 600-700 năm, khu vực sản xuất ở liền với khu dân cư,
việc quy hoạch các làng nghề là không có, hạ tầng cơ sở đã hư hỏng hoặc có làm
mới nhưng lại chắp vá và không có quy hoạch để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hàng ngày ô nhiễm từ khâu sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Người
lao động ở trong các làng nghề hầu như phải hứng chịu trọn vẹn những loại ô nhiễm
do việc nhà ở của mình cũng là công xưởng sản xuất. Việc không có quy hoạch và
hạ tầng cơ sở cũ kỹ càng làm cho ONMT trở lên trầm trọng do không xử lý được
chất thải từ các khu sản xuất và sinh hoạt của người dân, các chất thải bị lắng đọng
không có chỗ thoát đã làm cho môi trường nước và môi trường đất vốn đã bị ô
nhiễm lại càng ô nhiễm hơn.
 Hai là, do tính chất là truyền thống, các nghề tiểu thủ công nghiệp lại sử
dụng những công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật lao động và công nghệ sản xuất thì
lạc hậu, cũ kỹ nên việc ONMT là không thể tránh khỏi. Việc sản xuất không đi đôi
với việc BVMT, các chất thải độc hại được thải ra từ những dây truyền sản xuất lạc
hậu không được xử lý ngay trong quá trình sản xuất đã làm gia tăng thêm mật độ ô
nhiễm.
 Ba là, nhận thức của người dân về BVMT kém. Người lao động ở đây
vốn là những lao động thủ công có được nghề nghiệp thông qua việc kế thừa và

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

24


truyền nghề từ đời này qua đời khác, cuộc sống và công việc sản xuất của họ chủ
yếu dựa vào thói quen và đã tạo ra một nếp sinh hoạt khó thay đổi. Thêm vào đó là
ý thức BVMT kém, người dân hết sức bàng quản trước tình trạng ONMT. Xu
hướng chạy theo lợi nhuận đã khiến những hộ sản xuất kinh doanh trong các làng
nghề không mấy quan tâm đến trách nhiệm BVMT. Đây chính là một trở ngại
không nhỏ trong việc giảm thiểu ONMT ở các làng nghề.
 Bốn là, dù đã có sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương trong
việc quản lý và cải thiện môi trường các làng nghề nhưng hiệu quả không cao. Các
dự án BVMT làng nghề những năm gần đây thường là những giải pháp tình thế
hoặc là giải quyết được chỗ này nhưng lại làm ô nhiễm chỗ khác. Việc tuyên truyền
vận động người dân trong việc BVMT không thường xuyên, còn mang nặng tính
hình thức, phong trào, công tác quản lý ô nhiễm không được chú trọng, quy hoạch
thiếu đồng bộ… là những nguyên nhân làm cho tình trạng ONMT trong các làng
nghề không những không giảm đi mà đôi khi còn gia tăng.
Những nguyên nhân trên đây lý giải phần nào về tình trạng ONMT trong các
làng nghề ngày càng gia tăng và trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến phát triển bền vững các làng nghề truyền thống. Bên cạnh những
mặt tích cực mà làng nghề đã đem lại như phát triển kinh tế, phát triển xã hội, làm
cho xã hội nông thôn Việt Nam ngày càng một khởi sắc thì tình trạng ONMT lại
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Một lý do đơn giản là việc
ONMT ngày một lan rộng từ môi trường không khí, môi trường nước đến môi
trường đất. Các chất thải ngày ngày được tích tụ trong không khí, trong nước và
trong đất không được xứ lý là những hiểm hoạ mà con cháu chúng ta phải gánh
chịu. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống trong làng nghề và khu vực xung quanh. Do
đặc trưng sản xuất làng nghề nên khối lượng nước thải lớn. Cống rãnh chứa nước thải là
những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh ra người và gia
súc. Như vậy tình trạng ONMT trong làng nghề ở Bắc Ninh đang ngày một gia
tăng.Điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, ảnh


Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


Luận văn tốt nghiệp

25

hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đến đất đai và nguồn nước sinh hoạt, đồng thời còn
ảnh hưởng đến chính các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Rõ ràng là việc phát triển
KTXH hiện tại đã và đang làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai và điều này
có nghĩa là không có phát triển bền vững.
1.5.3. Vai trò của bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững
Môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, được tất cả các quốc gia quan tâm
đặc biệt. Quỹ môi trường thế giới (World environment fund- WEF) sẵn sàng hỗ trợ
và cho các quốc gia vay ưu đãi để thực hiện các dự án BVMT. Đối với Việt Nam,
vấn đề BVMT đã được xây dựng thành “Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010.
Mới đây nhất, Luật BVMT ra đời và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2006 đã tạo ra khung khổ chính sách pháp lý cụ thể cho hoạt động quản lý và
BVMT. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường,
coi BVMT là một trong 3 chính sách hàng đầu của quốc gia (môi trường, kinh tế và
xã hội). Trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, chính sách về BVMT luôn
được lồng ghép và thực hiện song song. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã chú trọng
đầu tư ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp BVMT, chiếm khoảng 1% tổng chi
ngân sách nhà nước từ năm 2006 và theo Chiến lược là 2% vào năm 2010. Tỷ lệ
này tuy còn nhỏ so với các nước phát triển song cũng đã thể hiện quyết tâm của
Việt Nam trong vấn đề BVMT và thực hiện phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan đến nhiều

ngành, lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại. Quản lý môi trường, bảo vệ, cải thiện
môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và các điều kiện thuận lợi của
môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển kinh tế-xã hội là những nội dung
quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau của toàn thế giới.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã coi phát triển bền vững được thể hiện
trước tiên ở việc nâng cao, cải thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi
khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thái. Đó chính là mục tiêu về phát triển
bền vững.

Lê Thị Thành

Lớp: Nông nghiệp 46B


×