Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 210 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI














BÙI VĂN TIẾN









PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ
Ở TỈNH NINH BÌNH








LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ








HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











BÙI VĂN TIẾN









PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ
Ở TỈNH NINH BÌNH




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.31.10.01


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Mai Thanh Cúc
2. TS. Phạm Văn Hùng







HÀ NỘI - 2012

i
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng
sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào, các trích dẫn có nguồn gốc. Mọi sự
giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn./.
Tác giả luận án



Bùi Văn Tiến

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi ñã nhận
ñược sự quan tâm giúp ñỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn ñến:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện
luận án này. ðặc biệt là PGS.TS Mai Thanh Cúc và TS. Phạm Văn Hùng -
những người hướng dẫn khoa học ñã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra
những ý kiến quý báu và giúp tôi trong quá trình thực hiện luận án;
- Tập thể lãnh ñạo, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương,
Chi cục Phát triển nông thôn, Trung Tâm Khuyến công; UBND các huyện
Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, … tỉnh Ninh

Bình ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên
cứu;
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ ngành nghề các làng nghề
ñiều tra ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình ñiều tra, khảo sát
thực ñịa và nghiên cứu ñề tài;
- Bạn bè và người thân ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên, khích lệ tôi trong
quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp ñỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận án này./.

Tác giả luận án



Bùi Văn Tiến


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ ñồ ix
Danh mục ñồ thị ix
Danh mục hình ảnh ix
Danh mục hộp ix

MỞ ðẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ 6
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế làng nghề 6
1.1.1 Phát triển kinh tế làng nghề 6
1.1.2 Vai trò của phát triển kinh tế làng nghề 12
1.1.3 Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế làng nghề 16
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế làng nghề 23
1.2 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề 28
1.2.1 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề trên thế giới 28
1.2.2 Tình hình và kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề ở Việt Nam 30
Chương 2 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 37
2.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 37
2.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển kinh tế làng nghề 42
2.2.2 Chọn ñiểm nghiên cứu 46
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 49
2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 53
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54

iv
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH NINH
BÌNH 57
3.1 Tổng quan phát triển kinh tế làng nghề của tỉnh Ninh Bình 57
3.1.1 Giai ñoạn trước năm 1992 57
3.1.2 Giai ñoạn từ năm 1992 ñến nay 58
3.2 Thực trạng phát triển các tổ chức kinh tế làng nghề của Tỉnh 60
3.2.1 Hộ ngành nghề 60
3.2.2 Hợp tác xã ngành nghề 67

3.2.3 Doanh nghiệp ngành nghề 71
3.3 Thực trạng phát triển ngành nghề và sản phẩm trong kinh tế làng nghề của Tỉnh 77
3.3.1 Ngành ñan cói 77
3.3.2 Ngành thêu ren 81
3.3.3 Ngành chạm khắc ñá 82
3.3.4 Ngành mây tre ñan 85
3.4 Kết quả và hiệu quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 87
3.4.1 Kết quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 87
3.4.2 Hiệu quả phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 93
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 97
3.5.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 97
3.5.2 Thể chế và chính sách 97
3.5.3 Thị trường và các yếu tố thị trường 101
3.5.4 ðầu tư công và dịch vụ công 104
3.5.5 Các nguồn lực sản xuất 105
Chương 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ
CỦA TỈNH
NINH BÌNH 117
4.1 Quan ñiểm và mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 117
4.1.1 Quan ñiểm 117
4.1.2 Mục tiêu 119
4.2 Nhóm giải pháp tổng thể phát triển kinh tế làng nghề của Tỉnh 120
4.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế làng nghề 120
4.2.2 Hoàn thiện thể chế và hệ thống chính sách phát triển kinh tế làng nghề 121
4.2.3 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 131

v
4.2.4 Phát triển các nguồn lực sản xuất 139
4.3 Giải pháp cụ thể ñối với các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề của Tỉnh 149
4.3.1 Hộ ngành nghề 149

4.3.2 Hợp tác xã ngành nghề 152
4.3.3 Doanh nghiệp 153
4.4 Giải pháp cụ thể ñối với ngành nghề và sản phẩm trong kinh tế làng nghề của Tỉnh 156
4.4.1 Ngành ñan cói 156
4.4.2 Ngành thêu ren 159
4.4.3 Ngành chạm khắc ñá 160
4.4.4 Ngành mây tre ñan 161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

PHỤ LỤC . 175

















vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ
CNH, HðH : Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá
CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CSSX : Cơ sở sản xuất
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ðBSH : ðồng bằng sông Hồng
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX : Tổng giá trị sản xuất
HCRP
: Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các
làng nghề truyền thống Việt Nam
HTX : Hợp tác xã
JICA : Cơ quan hợp tác của tế Nhật Bản
KCN : Khu công nghiệp
KDL : Khu du lịch
KTLN Kinh tế làng nghề
LN : Làng nghề
LNTT : Làng nghề truyền thống
NgN : Ngành nghề
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NN : Nông nghiệp
NT : Nông thôn
SX : Sản xuất
TCN : Thủ công nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
VAT : Thuế giá trị gia tăng

WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa



vii

DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế làng nghề Việt Nam qua các năm 32
2.1 Tình hình khí hậu thời tiết của tỉnh Ninh Bình năm 2010 39
2.2 ðất ñai, dân số và lao ñộng của tỉnh Ninh Bình năm 2008 - 2010 41
2.3 Phân vùng nghiên cứu ñiều tra 46
2.4 Số lượng mẫu ñiều tra phát triển kinh tế làng nghề 48
2.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 50
2.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 51
3.1 Số lượng làng nghề ở tỉnh Ninh Bình giai ñoạn 2001-2010 58
3.2 Số lượng hộ nghề trong kinh tế làng nghề 60
3.3 Số lượng hộ nghề bình quân 1 làng nghề ñiều tra 61
3.4 Thông tin cơ bản của hộ ngành nghề ñiều tra mẫu 62
3.5 Tình hình SXKD của hộ qua ñiều tra mẫu 64
3.6 Những tồn tại của dịch vụ công trong phát triển kinh tế hộ ngành nghề 65
3.7 Số lượng HTX ngành nghề tỉnh Ninh Bình qua các năm 67
3.8 Số lao ñộng của các HTX ngành nghề qua các năm 68
3.9 Quy mô vốn của các HTX ngành nghề tỉnh Ninh Bình năm 2010 68
3.10

Kết quả SXKD bình quân của các HTX ngành nghề ở tỉnh Ninh Bình 69

3.11

Tình hình SXKD ngành nghề của HTX qua ñiều tra 70
3.12

Số lượng doanh nghiệp trong kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 72
3.13

Thống kê lao ñộng của các doanh nghiệp qua các năm 73
3.14

Quy mô vốn của các doanh nghiệp ngành nghề 73
3.15

Tình hình SXKD của doanh nghiệp qua ñiều tra mẫu 74
3.16

Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay trong tiếp cận dịch vụ 75
3.17

Cụm sản xuất công nghiệp làng nghề tập trung 76
3.18

Sản lượng sản phẩm nghề ñan cói qua giai ñoạn 2001-2010 78
3.19

Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức 80

viii
3.20


Tình hình phát triển ngành thêu ren giai ñoạn 2001-2010 82
3.21

Tình hình phát triển ngành chạm khắc ñá giai ñoạn 2001-2010 83
3.22

Tình hình phát triển ngành mây tre ñan giai ñoạn 2001-2010 86
3.23a

Tổng GTSX các ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình giai ñoạn 2001-2010 88
3.23b

GTSX kinh tế làng nghề phân theo tổ chức kinh tế năm 2010 88
3.23c

GTSX kinh tế làng nghề phân theo ngành nghề 89
3.23d

GTSX kinh tế làng nghề phân theo vùng 89
3.24

Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề năm 2010 90
3.25

Vốn của bình quân 1 hộ nghề trong các làng nghề ñiều tra 91
3.26

Số vốn bình quân của hộ và doanh nghiệp ñiều tra 92
3.27


Số thuế do làng nghề Ninh Bình ñóng góp cho ngân sách nhà nước 92
3.28

Cơ cấu kinh tế theo GDP ở tỉnh Ninh Bình 93
3.29

Giá trị sản xuất tại các làng nghề ñiều tra mẫu 94
3.30

Thu nhập của lao ñộng/năm từ ngành nghề, dịch vụ và nông nghiệp 94
3.31

Lao ñộng của kinh tế làng nghề tỉnh Ninh Bình qua các năm 95
3.32

Một số tồn tại, bất cập của chính sách phát triển KTLN 99
3.33

ðầu tư công cho phát triển làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 105
3.34

Trình ñộ lao ñộng trong các hộ ñiều tra 106
3.35

Diện tích ñất của hộ ngành nghề trong làng nghề năm 2010 111
4.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế làng nghề ñến năm 2015 119











ix

DANH MỤC SƠ ðỒ

TT Tên sơ ñồ Trang

2.1 Khung phân tích ñánh giá phát triển kinh tế làng nghề 45
3.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Ninh Bình 102
4.1 Quản lý chất lượng sản phẩm của làng nghề 136


DANH MỤC ðỒ THỊ

TT Tên ñồ thị Trang

3.1 Giá trị tổng sản lượng làng nghề của Ninh Bình qua các năm 59
3.2 Giá trị sản lượng làng nghề Ninh Bình giai ñoạn 2001-2010 59
3.3 Cơ cấu hộ nghề trong kinh tế làng nghề 61
3.4 Cơ cấu doanh nghiệp phân theo loại hình qua các năm 72
3.5 Giá trị sản xuất ngành nghề trong kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 79

DANH MỤC HÌNH ẢNH


TT Tên hình ảnh Trang

2.1 Bản ñồ hành chính tỉnh Ninh Bình 37

DANH MỤC HỘP
TT Tên hộp Trang

3.1 Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là 70
3.2 Tồn tại của chính sách thuế ñối với chúng tôi là 99

1
MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu ñề tài
Kinh tế làng nghề ñang giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Nó không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người dân mà còn tạo nên những dấu ấn, bản sắc văn hoá ñặc trưng của mỗi
vùng, miền của ñất nước. Kinh tế làng nghề là một mô hình ñặc trưng của kinh tế
nông thôn Việt Nam. Kinh tế làng nghề ñã hình thành và phát triển lâu ñời, nó
gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các nghề tiểu thủ công nghiệp
(TTCN). Nghề gốm sứ ñã có ở Việt Nam từ trên 10.000 năm, nghề dệt cũng ñã
có mặt từ ñời Phùng Nguyên cách ñây trên 4.000 năm. Trong quá trình công
nghiệp hoá (CNH), hiện ñại hoá (HðH) ñất nước và hội nhập kinh tế thế giới, thì
phát triển làng nghề hiện nay góp phần giải quyết dư thừa lao ñộng ở nông thôn,
hạn chế sự chuyển dịch lao ñộng ra thành phố và giảm sự chênh lệch về thu nhập
giữa nông thôn và thành thị, ñồng thời góp phần thúc ñẩy phát triển nền kinh tế
ñất nước.

Hiện nay, việc phát triển kinh tế làng nghề ñang ngày càng ñược quan
tâm, ñã có những cuốn sách và một số công trình nghiên cứu về những vấn ñề có

liên quan ñến vấn ñề này. ðiển hình như cuốn “Bảo tồn và phát triển làng nghề
trong quá trình CNH” (Dương Bá Phượng, 2001) [51], cuốn “Phát triển làng
nghề truyền thống (LNTT) trong quá trình CNH, HðH” (Mai Thế Hởn, 2003)
[41], cuốn “Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt Nam thực trạng và giải
pháp” (Chu Tiến Quang, 2003) [53] các cuồn sách trên chỉ mới phân ñịnh và
làm rõ ñược một số vấn ñề về làng nghề như: làng nghề truyền thống, con ñường
hình thành của các làng nghề, phân tích ñánh giá tiềm năng, môi trường hoạt
ñộng, thực trạng phát triển của các làng nghề, ñưa ra quan ñiểm, ñề xuất phương
hướng và một số giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HðH nông
thôn. ðề tài “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng
CNH nông thôn ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Bộ Nông
2
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) thực hiện năm 2002 là ñề tài lớn, trong ñó ñã ñiều tra, nghiên
cứu tổng thể nhiều vấn ñề liên quan ñến làng nghề thủ công ở nước ta như sự
phân bố làng nghề, ñiều kiện kinh tế - xã hội của làng nghề, nghiên cứu ñánh giá
12 mặt hàng thủ công của làng nghề Việt Nam và nêu lên những vấn ñề có liên
quan về nghề thủ công trên phạm vi cả nước thông qua số liệu ñiều tra vào thời
ñiểm 2002 nên những nhận ñịnh, những kết luận mang tính tổng hợp về làng
nghề, chưa ñi sâu phân tích về phát triển kinh tế làng nghề.
Trên thực tế, năm 2010 toàn tỉnh Ninh Bình có 70 làng nghề với nhiều
ngành nghề ñang phát triển như: nghề ñan cói, thêu ren, mây tre ñan, chạm khắc
ñá,… Mặt khác, ñã có một số báo cáo như báo cáo Phát triển công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp tỉnh Ninh Bình (ðinh Văn ðãn, năm 1999) [30], các báo cáo
hàng năm của Sở Công thương Ninh Bình, các báo cáo của các huyện, xã, hội
làng nghề, các bài viết ñược ñăng tải trên mạng Internet, …. ñưa ra một vài nhận
ñịnh, ñánh giá tổng quát về thực trạng, nêu lên một vài hạn chế và yếu kém hay
ñề cập ñến một vài phân tích về thực trạng một số ngành nghề, làng nghề của
tỉnh Ninh Bình.
Dù kết quả khác nhau nhưng các nghiên cứu ñều khẳng ñịnh vai trò quan

trọng của phát triển làng nghề nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng ñối với
tỉnh Ninh Bình. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng về lý luận kinh tế làng nghề còn
có nhiều quan ñiểm khác nhau, những vấn ñề cần thảo luận thêm. Mặt khác, thực
tiễn kinh tế làng nghề của tỉnh Ninh Bình theo ñánh giá chung còn nhiều bất cập.
Những bất cập ñó liên quan ñến các yếu tố kinh tế làng nghề như các hình thức
tổ chức kinh tế làng nghề, ngành nghề và sản phẩm trong làng nghề, khía cạnh
kết quả và hiệu quả sản xuất làng nghề. Tất cả các vấn ñề nảy sinh nói trên ñòi
hỏi một nghiên cứu có hệ thống về phát triển kinh tế làng nghề. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn ñề tài “Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình” cho
nghiên cứu luận án tiến sĩ.

3
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
a) Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế làng nghề, từ ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá, cập nhật và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế làng nghề.
- ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề, xác ñịnh và phân tích
nguyên nhân, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng ñến phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh
Ninh Bình.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển kinh tế làng nghề ở
tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- ðối tượng nghiên cứu của ñề tài:
Thực hiện luận án này, tác giả xác ñịnh ñối tượng nghiên cứu gồm chủ thể
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. Trong ñó:
+ Chủ thể nghiên cứu là các ñơn vị kinh tế trong làng nghề, gồm hộ ngành

nghề, doanh nghiệp ngành nghề và hợp tác xã ngành nghề trong các làng nghề ở
tỉnh Ninh Bình.
+ Khách thể nghiên cứu là các cán bộ theo dõi về làng nghề và ñại diện lãnh
ñạo thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về làng nghề và các hội nghề nghiệp ở tỉnh
Ninh Bình. Các cơ quan này gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Chi
cục Phát triển nông thôn, Trung Tâm Khuyến công; UBND các huyện Kim Sơn,
Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn; UBND các xã có làng nghề
ñược chọn ñiểm ñể nghiên cứu. Các hội nghề nghiệp gồm: Hội nghề ñan cói, Hội
nghề chạm khắc ñá, Hội nghề thêu ren.
- Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
+ Phạm vi nội dung
4
Kinh tế làng nghề liên quan ñến nhiều nội dung kinh tế trong các làng nghề.
Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận án, tác giả chỉ tập trung vào các nội dung kinh
tế cơ bản và mang tính tổng quát nhất của các làng nghề. Các nội dung này gồm: (i)
tổ chức kinh tế ngành nghề, (ii) ngành nghề và sản phẩm; (iii) kết quả và hiệu quả
phát triển kinh tế làng nghề.
+ Phạm vi thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề trong giai ñoạn 2001 -
2010 và ñề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế làng nghề giai ñoạn 2012 - 2015.
4. Những ñóng góp mới của luận án về lý luận và học thuật
Về mặt học thuật, luận án làm rõ khái niệm phát triển kinh tế làng nghề. Khái
niệm này coi trọng cả hai mặt số lượng và chất lượng trong phát triển. ðặc biệt mặt
chất lượng (sự thay ñổi cơ cấu kinh tế làng nghề) ñược nhấn mạnh và khuyến cáo
trong nghiên cứu, phát triển kinh tế làng nghề. Ngoài ra, khi ñề cập ñến nội dung
phát triển kinh tế làng nghề, luận án cũng ñã lưu ý ñến khía cạnh phát triển các tổ
chức kinh tế làng nghề.
Về mặt lý luận, luận án ñã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh
tế làng nghề trên nhiều khía cạnh như khái niệm, vai trò, nội dung, các yếu tố ảnh
hưởng ñến phát triển kinh tế làng nghề.

Luận án cũng ñã trình bày nhiều dẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm
phát triển kinh tế làng nghề của một số nước trên thế giới như Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Philippin, ðài Loan; phân tích kết quả phát triển kinh tế làng nghề
của một số tỉnh ñiển hình vùng ðồng bằng sông Hồng như Bắc Ninh, Nam ðịnh,
Thái Bình, qua ñó rút ra một số bài học kinh nghiệm ñể vận dụng cho Việt Nam và
cụ thể cho tỉnh Ninh Bình.
Các ñóng góp mới về mặt học thuật và lý luận nói trên ñược vận dụng trong
toàn bộ nội dung phân tích thực trạng và ñề xuất giải pháp của Luận án.


5
5. Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm 167 trang với 46 bảng số liệu, 3 sơ ñồ, 5 ñồ thị, 01
hình và 02 hộp, 98 tài liệu tham khảo tiếng Việt, 4 tài liệu tham khảo tiếng
Việt internet, 6 tài liệu tiếng Anh. Mở ñầu 5 trang; Chương 1: Cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển kinh tế làng nghề 31 trang; Chương 2: ðặc ñiểm
ñịa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 20 trang; Chương 3: Thực
trạng phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 60 trang; Chương 4: Giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình 48 trang; Kết
luận và kiến nghị 3 trang.





















6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế làng nghề
1.1.1 Khái niệm và các quan niệm về phát triển kinh tế làng nghề
1.1.1.1 Quan niệm về làng nghề
a) Quan niệm về làng
Công trình nghiên cứu công bố năm 2011 của tác giả Luận án ñã kết luận:
làng là cộng ñồng dân cư tự nhiên ñược tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ
ñịa vực, quan hệ nghề nghiệp ñược ổn ñịnh về nhiều mặt .
b) Quan niệm về làng nghề
ðến nay, có những nghiên cứu ñưa ra những quan niệm làng nghề khác
nhau, xin nêu và thảo luận ba quan niệm ñiển hình như sau:
Theo TS. Mai Thế Hởn, làng nghề là nơi mà hầu hết trong làng ñều hoạt
ñộng cho nghề ấy và lấy ñó làm nghề sống chủ yếu (Mai Thế Hởn, 2000) [40, tr14]
.
Với quan niệm này, làng nghề ở nước ta không nhiều, vì ngay cả những làng nghề
thuần nhất như gốm Phú Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội),… không phải hầu
hết cả dân trong làng ñều làm nghề này.

Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở ñây
không nhất thiết tất cả dân làng ñều sản xuất hàng thủ công, người thợ thủ công nhiều
khi cũng là người làm nghề nông nghiệp. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hoá cao ñã
tạo ra những người thợ chuyên môn sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại
làng nghề hay phố nghề nơi khác (Mai Thế Hởn, 2003) [41]. Hay theo ñề tài “Khảo
sát một số LNTT - chính sách và giải pháp” năm 1996 của Viện Chủ nghĩa xã hội
khoa học thì làng nghề là một cộng ñồng dân cư, một cộng ñồng sản xuất TTCN và
nông nghiệp ở nông thôn (Học viện Tài chính quốc gia, 2004) [39]. Những quan
niệm như vậy chưa ñủ, bởi vì không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay dăm ba
gia ñình làm nghề mộc, nghề khảm ñều là làng nghề.
Quan niệm thứ ba: Một số cơ quan, tổ chức ñưa ra quan niệm làng nghề kèm
theo tiêu chí cụ thể về lao ñộng và thu nhập. Ví dụ như: “làng nghề là những làng ñã
7
từng có từ 50% hộ hoặc 1/3 tổng số hộ hay lao ñộng của ñịa phương trở lên làm nghề
chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm (Trần Minh Yến, 2003)
[88]. Hay trong Thông tư số 116/2006/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì làng nghề là làng có tổi thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia
hoạt ñộng ngành nghề nông thôn, hoạt ñộng kinh doanh ổn ñịnh ít nhất 2 năm, chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (Bộ NN&PTNT, 2006) [11] và (Bộ
NN&PTNT, 2008) [12]. Theo TS Mai Thế Hởn, làng nghề là một cụm dân cư sinh
sống trong một thôn có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp ñể sản xuất kinh
doanh ñộc lập. Thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của
toàn làng (Mai Thế Hởn, 2003) [41]. Các ñịnh nghĩa này khắc phục nhược ñiểm của
quan niệm thứ nhất và quan niệm thứ hai, quan tâm ñến phải có tỷ lệ người làm nghề và
thu nhập từ nghề ñó, nhưng lại cố ñịnh tiêu chí xác ñịnh làng nghề và việc cố ñịnh những
tiêu chí trong khái niệm sẽ làm cho các nhà hoạch ñịnh chính sách khó xử khi chế ñộ ưu
ñãi ñối với làng nghề thay ñổi thì phải chăng khái niệm làng nghề cũng thay ñổi.
Tổng hợp thảo luận ba quan niệm ñiển hình về làng nghề ở trên cho thấy
quan niệm làng nghề là sự kết hợp của hai quan niệm “làng” và “nghề”. Nghề ở ñây
là ngành nghề, ở cấp ñộ làng, gắn với làng, và quy mô hoạt ñộng phải ñủ lớn ñến

mức ñộ nào ñó và mang tính ổn ñịnh thì mới ñược gọi là làng nghề. Quan niệm làng
nghề gồm hai mặt ñịnh tính và ñịnh lượng. Về mặt ñịnh tính, phải thể hiện sự khác
biệt của làng nghề so với các loại làng khác như làng nông nghiệp, làng văn hoá,
làng buôn bán, làng dịch vụ hay với phố nghề. ðối với ñịnh lượng là chỉ rõ ngành
nghề của làng phải ñạt ñến quy mô nào và tính ổn ñịnh của nó ra sao. Việc ñịnh
lượng quy mô ngành nghề vừa phải xem xét chính bản thân hoạt ñộng ngành nghề,
vừa phải ñặt trong quy mô về số hộ, số lao ñộng và thu nhập từ hoạt ñộng kinh tế
của làng, bởi vì ñặc trưng ñầu tiên của làng Việt Nam là gắn với số hộ, số lao ñộng
và thu nhập từ nông nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô ngành nghề của
làng nghề, trong ñó hai chỉ tiêu cơ bản là giá trị sản xuất và lao ñộng (hoặc hộ)
ngành nghề. Hơn nữa, ngành nghề gắn liền với làng có ñiểm xuất phát là nông
nghiệp nên phải so sánh tỷ lệ lao ñộng và thu nhập của ngành nghề với tổng số lao
8
ñộng và tổng thu nhập của làng. Như vậy, tỷ lệ lao ñộng ngành nghề và tỷ lệ thu
nhập do ngành nghề ñưa lại so với lao ñộng và thu nhập của làng là bao nhiều thì
ñược gọi là làng nghề. Vấn ñề ñặt ra ở ñây cũng tương tự như trong kinh tế học
thường gặp như khái niệm và tiêu chí trang trại, khái niệm và tiêu chí hộ nghèo,
Từ những thảo luận nêu trên, tác giả luận án cho rằng: làng nghề là một thiết
chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, có một hay một số ngành sản xuất hầu như ñược
tách hẳn khỏi nông nghiệp, kinh doanh ñộc lập và ñạt tới một tỷ lệ nhất ñịnh về lao
ñộng làm nghề cũng như về mức thu nhập từ ngành nghề so với tổng số lao ñộng và
thu nhập của làng.
* Tiêu chí xác ñịnh làng nghề
Từ quan niệm về làng nghề, câu hỏi ñặt ra là tiêu chí nào ñể Nhà nước có thể
công nhận ñó là làng nghề. Nghiên cứu các quan ñiểm, quy ñịnh về tiêu chí xác ñịnh
làng nghề, tác giả luận án ñến nhất trí với quan ñiểm của ðỗ Quang Dũng (ðỗ Quang
Dũng, 2006) [28], việc xác ñịnh làng nghề cần căn cứ vào những tiêu chí sau:
+ Về lao ñộng: thấp nhất 30% lao ñộng (hay số hộ) của làng.
+ Về thu nhập từ ngành nghề: ít nhất là 50% tổng thu nhập của làng.
+ Bên cạnh hai tiêu chí tối thiểu trên, tuỳ yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể mà

từng ñịa phương hay ngành có một vài yêu cầu cho phù hợp với ñiều kiện của mình
như vấn ñề tuân thủ pháp luật, vệ sinh môi trường, … nhằm sử dụng công cụ chính
sách ñể ñịnh hướng phát triển làng nghề tại ñịa phương.
1.1.1.2 Quan niệm về kinh tế làng nghề và phát triển kinh tế làng nghề
a. Quan niệm về kinh tế làng nghề
Có nhiều cách tiếp cận, tìm hiểu về kinh tế làng nghề. Trong phần này tác giả
nêu và thảo luận một số quan niệm tiêu biểu như sau:
- Theo cách tiếp cận từ quan niệm làng nghề, “làng nghề là một thiết chế
kinh tế - xã hội ở nông thôn” và như vậy khi nói tới làng nghề nó bao hàm nhiều nội
dung cả về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, …nhưng bản chất rõ nét nhất của làng
nghề chính là nội dung kinh tế và vì mục tiêu kinh tế. Do ñó, kinh tế làng nghề là
sản xuất và thu nhập từ nghề chính của làng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa thể
9
hiện rõ ñược bản chất kinh tế của làng nghề cũng như chưa thể hiện ñược cơ chế
vận hành, chưa thể hiện ñược tính hiệu quả của kinh tế làng nghề, …
- Nghiên cứu cấu trúc kinh tế của làng nghề, một số nhà nghiên cứu cho
rằng, trong phạm vi “Làng”, nền kinh tế thường ñược gọi tắt là kinh tế. Cho nên,
kinh tế làng nghề ñược hiểu là nền kinh tế của làng nghề, nó bao gồm cấu trúc và
trình ñộ phát triển của nền kinh tế làng nghề.
Về cấu trúc là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu
cơ tương ñối ổn ñịnh hợp thành. Các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có thể phân
chia theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo lao ñộng. Theo ngành nó bao
gồm: nông nghiệp, TTCN, dịch vụ. Thông thường nền kinh tế làng nghề có cấu trúc
thành phần kinh tế dựa trên cơ sở hệ thống các ñơn vị kinh tế ngành nghề như hộ,
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp quốc doanh, công ty nhà nước 1 thành viên).
Các ñơn vị kinh tế này ñược nhà nước công nhận và thuộc 6 thành phần cơ bản của
nền kinh tế Việt Nam là: cá thể, tư nhân, nhà nước, tập thể, liên doanh, có vốn ñầu
tư từ nước ngoài. Theo lao ñộng nó phân chia thành: nam và nữ, trong tuổi và ngoài
tuổi, mức ñộ học vấn và trình ñộ tay nghề (Nguyễn ðình Gấm, 2003)[37].

Trình ñộ phát triển của nền kinh tế làng nghề thể hiện ở trình ñộ sản xuất, kết
quả và hiệu quả quản lý, khai thác, huy ñộng và sử dụng nguồn lực sản xuất của
làng. Trình ñộ sản xuất của làng nghề ñược thể hiện ở trình ñộ công nghệ, kỹ thuật
và phối kết hợp các yếu tố sản xuất trong làng nghề. ðể hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao, ñòi hỏi các ñơn vị kinh tế ngành nghề trong làng nghề phải
quản lý, sử dụng các nguồn lực sản xuất có hiệu quả nhất tức là phải tuân thủ các
nguyên tắc, khai thác và sử dụng nguồn lực ñó sao cho có lợi nhất hay kinh tế nhất.
Hơn nữa, về mặt vĩ mô ñể giúp các ñơn vị kinh tế trong làng nghề phát triển một ñòi
hỏi ñặt ra là phải cung cấp cho các ñơn vị kinh tế này có ñược các nguồn lực có lợi
nhất như ñảm bảo ñủ số lượng, chất lượng tốt, chi phí rẻ, thuận lợi.
10
Quan niệm này, thể hiện ñược mối quan hệ chặt chẽ và tính hiệu quả của các
bộ phận cấu thành trong kinh tế làng nghề nhưng vẫn chưa thể hiện ñược cơ chế
kinh tế vận hành trong làng nghề.
- Kinh tế làng nghề là một bộ phận, một mô hình của kinh tế nông thôn, là
thuộc tính của hệ thống kinh tế, thể hiện tính chất và trình ñộ phát triển hệ thống
kinh tế nông thôn, mà hình thức biểu hiện của nó là ñược tổ chức theo làng, còn bản
chất kinh tế là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở nông thôn. Quan niệm
này thể hiện ñược quan hệ kinh tế làng nghề với nền kinh tế nông thôn nhưng chưa
thấy ñược cấu trúc, ñộng thái hoạt ñộng của nó (ðỗ Kim Chung, 1999) [19].
- Các nhà khoa học cho rằng, kinh tế là khoa học về phân tích việc sử dụng
các nguồn lực khan hiếm ñể ñạt ñược những mục tiêu trông ñợi. Thông thường
khoa học kinh tế liên quan ñến: việc ra quyết ñịnh các phương thức sử dụng các
nguồn lực có hạn; thoả mãn nhu cầu ña dạng của con người; và tính ñến hành vi và
ra quyết ñịnh của con người ñể sử dụng những nguồn lực ñã có (ðỗ Kim Chung,
2010) [20] và (ðỗ Kim Chung, 1997) [19]. Như vậy, kinh tế làng nghề là một khoa
học trong ñó các nguyên lý kinh tế ñược áp dụng trong những ñiều kiện ñặc biệt của
làng nghề. Nó là khoa học ứng dụng liên quan ñến việc xác ñịnh, mô tả, phân loại,
ñánh giá các vấn ñề kinh tế nảy sinh trong làng nghề và ñề ra các giải pháp giải
quyết vấn ñề ñó. Các vấn ñề kinh tế thường nảy sinh trong việc sử dụng các nguồn

lực, lựa chọn quyết ñịnh sản xuất và thị trường, marketing và trao ñổi thương mại
cũng như giải pháp ñể phát triển bền vững làng nghề. Kinh tế làng nghề xem xét các
vấn ñề kinh tế trên quan ñiểm vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế sử dụng tài nguyên và
môi trường. Quan niệm như vậy chưa thể hiện ñược tính tổ chức, hệ thống các ñơn
vị sản xuất của kinh tế làng nghề.
- Kinh tế là hình thức tổ chức của nền sản xuất ở vùng nông thôn, xem xét việc
quản lý và sử dụng các nguồn lực sản xuất của các chủ thể kinh tế trong làng nghề ñể ñạt
mục ñích trông ñợi, ñược nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo ñiều kiện phát triển (Arthur
Lewiss, 1954) [89].
11
- Theo nghĩa rộng KTLN là một ñơn vị kinh tế trong nền kinh tế của quốc gia,
là bộ phận của kinh tế nông thôn. Theo nghĩa hẹp là sự phân tích, ñánh giá về hoạt
ñộng của các ñơn vị kinh tế nghề trong các làng nghề ðỗ Quang Dũng, 2006) [28].
- Có quan ñiểm cho rằng, KTLN là một thiết chế kinh tế ở nông thôn, xem
xét mặt kinh tế (hay các mối quan hệ kinh tế) của các hình thức tổ chức kinh tế
ngành nghề, cùng tiến hành sản xuất kinh doanh một hoặc một số nghề TTCN nhất
ñịnh và ñược tổ chức trong phạm vi một làng (Bruce H.Charless, 1988) [90].
- Theo tiêu chí làng nghề xem xét làng nghề ở hai tiêu chí kinh tế là lao ñộng
và giá trị sản xuất từ nghề trong làng. Như vậy, khi ñề cập tới làng nghề mà nòng
cốt là vấn ñề kinh tế hay cũng chính là nói tới KTLN. Tuy nhiên, khi xem xét
KTLN người ta thường hay ñặt nó trong sự phát triển bền vững ñể phân tích, ñánh
giá cho nên khi ñó nó lại bao hàm cả góc ñộ xã hội và môi trường.
- Một số nhà lý luận cho rằng KTLN gồm phạm trù kinh tế và phạm trù làng
nghề, như kinh tế NN, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, …. KTLN là sự vận dụng các
chỉ tiêu, luận chứng kinh tế ñể xem xét, ñánh giá làng nghề. Trong ñó xem xét mức
ñộ và hiệu quả sử dụng các nguồn lực ñầu vào (các yếu tố kinh tế sản xuất) của các
loại hình kinh tế trong làng nghề (ðỗ Thị Hảo, 1997) [38].
Tổng hợp những nội dung thảo luận về kinh tế làng nghề trên ñây nói lên rằng
quan niệm kinh tế làng nghề là sự kết hợp của ba quan niệm “kinh tế”, “làng” và
“ngành nghề”. Từ ñó tác giả rút ra kết luận: kinh tế làng nghề là quan niệm về kinh tế

ngành nghề của làng nghề. Trong ñó, kinh tế ngành nghề là nghiên cứu các vấn ñề
thuộc tổ chức kinh tế ngành nghề và các liên kết kinh tế giữa các ñơn vị này trong
làng nghề; các ngành nghề và sản phẩm; các mô hình sản xuất ngành nghề; các yếu tố
sản xuất ngành nghề; kết quả và hiệu quả hoạt ñộng ngành nghề của làng nghề.
b. Quan niệm về phát triển kinh tế làng nghề
Quan niệm về phát triển kinh tế làng nghề gồm quan niệm về phát triển và
quan niệm về kinh tế làng nghề. Do ñó theo tác giả, phát triển KTLN là một quá trình
tăng trưởng về số lượng và phù hợp hơn về cơ cấu các tổ chức kinh tế làng nghề, các
ngành nghề và sản phẩm, kết quả và hiệu quả hoạt ñộng ngành nghề của làng nghề.
12
Trong ñó, tăng trưởng về số lượng ñược hiểu gồm gia tăng về quy mô và cải
thiện chất lượng. Gia tăng về quy mô chính là gia tăng số lượng ñơn vị kinh tế
ngành nghề theo các hình thức tổ chức khác nhau, mở rộng quy mô sản xuất ngành
nghề và sản phẩm, gia tăng của giá trị sản xuất kinh doanh ngành nghề của làng
nghề. Cải thiện chất lượng là cải thiện năng lực hoạt ñộng, quản lý, sử dụng các
nguồn lực sản xuất của các tổ chức kinh tế ngành nghề trong làng nghề; và nâng cao
hiệu quả kinh tế hoạt ñộng ngành nghề của làng nghề.
1.1.2 Vai trò của phát triển kinh tế làng nghề
1.1.2.1 Sự hình thành và phát triển kinh tế làng nghề

Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển kinh tế làng nghề, tác giả luận án ñi
ñến kết luận, phát triển kinh tế làng nghề ở nông thôn là tất yếu khách quan. Bởi vì:
- Phát triển KTLN ở nông thôn gắn với sự hợp tác và phân công lao ñộng xã
hội. Quá trình phát triển sản xuất ngành nghề ở nông thôn là quá trình phát triển của
KTLN. Về thực chất KTLN là các làng chuyên sản xuất ngành nghề kết hợp với sản
xuất nông nghiệp và trên cơ sở nông nghiệp. Sự phát triển ñó gắn liền với sự hợp
tác và phân công lao ñộng xã hội (Mai Thế Hởn, 2003) [41] và (Ban Chấp hành
Trung ương ðảng khóa X, 2008) [3].
- KTLN trong quá trình hình thành và phát triển nền ñại sản xuất công
nghiệp cơ khí (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1976) [72].

- Kinh tế làng nghề trong tiến trình của khoa học công nghệ hiện ñại. Phát triển
KTLN vừa phải tuân theo quy luật ñi từ thô sơ ñến hiện ñại, từ kỹ thuật thấp ñến kỹ
thuật cao, vừa có sự phát triển nhảy vọt, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới ñể
phát triển một số ngành nghề quan trọng (Mai Thế Hởn, 2000) [40].
- Phát triển kinh tế làng nghề gắn bó với phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn. Sự gắn bó này ñược thể hiện trên các quan hệ: quan hệ trao ñổi tư liệu
sản xuất; quan hệ trao ñổi tư liệu tiêu dùng; sự gắn bó với sản xuất nông nghiệp và nông
thôn còn ñược hiểu là các ñơn vị kinh tế trong KTLN ñược phân bố tại chỗ trên ñịa bàn
nông thôn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như là: tiêu thụ
nguyên vật liệu, cung cấp vật tư sản phẩm hàng hoá làm ra, thu hút lao ñộng nông thôn,
13
thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp và hoạt ñộng dịch vụ cùng phát triển góp phần tăng thu
nhập cho người dân nông thôn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn,
ñổi mới nông thôn và chịu sự quản lý của chính quyền ñịa phương. Do vậy, KTLN
phát triển là một sự bổ sung cho kinh tế nông nghiệp, tạo nên một kết cấu kinh tế ña
dạng, bền vững của kinh tế nông thôn (Mai Thế Hởn, 2003) [41].
1.1.2.2 Vai trò của phát triển kinh tế làng nghề
a) Góp phần sử dụng ñầy ñủ, hợp lý lao ñộng và nguồn vốn ở nông thôn
- Phát triển KTLN góp phần sử dụng ñầy ñủ, hợp lý và tăng thu nhập cho lao
ñộng nông thôn (Bộ NN&PTNT, 1998) [6] và (Bộ NN&PTNT, 2009)b [14].
- Phát triển KTLN giải quyết việc làm cho lao ñộng nông thôn theo hướng “ly
nông bất ly hương”, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và cơ sở nghề, từ ñó ổn ñịnh
dân cư, góp phần giải quyết những vấn ñề kinh tế - xã hội của nông thôn, hạn chế di
dân tự do vào thành phố và tránh hiện tượng “nhàn cư vi bất thiện” ñảm bảo môi
trường sống lành mạnh (Phạm Vân ðình, 2002)a [35] và (Phạm Vân ðình, 2002)b[36].
- Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành sản xuất khác, ở một số mô
hình KTLN truyền thống ña số sản xuất của kinh tế hộ nghề không ñòi hỏi số vốn ñầu
tư lớn, bởi ña số nghề sử dụng các công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản
xuất ñược. Hơn nữa, ñặc ñiểm sản xuất nghề là sản xuất quy mô hộ, cơ cấu vốn và lao
ñộng ít nên phù hợp với khả năng huy ñộng vốn và nguồn lực vật chất của hộ. Với

mức ñầu tư vốn không lớn thì ñó là lợi thế ñể hộ nghề có thể huy ñộng vốn nhàn rỗi
của mình vào hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Vai trò của phát triển KTLN rất quan
trọng, nó ñược coi là ñộng lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao ñộng ở
nông thôn. Những nơi KTLN phát triển thì dân cư nơi ñó ñều có thu nhập và mức
sống cao hơn so với vùng thuần nông (UBND tỉnh Ninh Bình, 2000) [74].
b) Phát triển KTLN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH,
HðH. ðào tạo và cung cấp lực lượng lao ñộng có tay nghề, kỹ năng giỏi cho xã hội.
Mục tiêu cơ bản của CNH, HðH và xây dựng nông thôn mới là tạo ra một cơ
cấu kinh tế mới, hợp lý và hiện ñại ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế này mang những
ñặc ñiểm, tính chất và ñáp ứng ñược yêu cầu ñặt ra của CNH. Do ñó, một sự tất yếu
14
là phải chuyển nền kinh tế nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất tự túc, tự cấp
là chủ yếu sang nền kinh tế nông thôn CNH, với cơ cấu nông, công nghiệp, dịch vụ
và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá (Nguyễn Xuân Bách, 2003) [1].
Trong quá trình vận ñộng và phát triển, KTLN ñã có vai trò tích cực trong việc
góp phần tăng tỉ trọng của công nghiệp, TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông
nghiệp, chuyển lao ñộng từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang nghề phi
nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Thực tế trong lịch sử, sự ra ñời và phát triển của
KTLN ngay từ ñầu ñã làm thay ñổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác ñộng này ñã tạo
ra một nền kinh tế ña dạng ở nông thôn, với sự thay ñổi về cơ cấu, và phong phú, ña
dạng về loại hình sản phẩm. Có nghĩa là, ở nông thôn, khi nghề thủ công xuất hiện thì
kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các
ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
KTLN phát triển ñã tạo cơ hội cho hoạt ñộng dịch vụ ở nông thôn mở rộng
quy mô và ñịa bàn hoạt ñộng, thu hút nhiều lao ñộng. Khác với sản xuất nông nghiệp,
sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, ñòi hỏi một sự thường xuyên
dịch vụ trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do ñó dịch vụ nông thôn
phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức ña dạng và phong phú, ñem lại thu nhập cao
cho người lao ñộng (Bộ NN&PTNT, 2000) [7] và (Nguyễn Văn Bích, 1996) [4].
KTLN sử dụng lao ñộng thủ công là chính thì kinh nghiệm sản xuất là yếu tố

ảnh hưởng lớn ñến kết quả sản xuất. Do vậy, phát huy kinh nghiệm cổ truyền và kỹ
năng kỹ xảo của người lao ñộng có tay nghề là vấn ñề chất lượng trong việc sử dụng
lao ñộng, phát huy thế mạnh của lao ñộng có tay nghề cao, họ có ñiều kiện làm ra
nhiều sản phẩm kinh tế và truyền lại bí quyết nghề nghiệp cho các thế hệ sau. Hơn
nữa, ñể nâng cao sức cạnh tranh KTLN phải ñược tiến hành trên cơ sở ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật mới, công nghệ hiện ñại. Sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công
nghệ hiện ñại ñã tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn so với sản xuất thủ
công. Từ ñó, lao ñộng trong các làng nghề cũng sẽ có ñiều kiện tiếp xúc với KHCN
hiện ñại, có ñiều kiện học tập nâng cao tay nghề (Nguyễn Văn ðại, 1997) [29].

×