Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô lai đơn F1 MX10 vụ Đông xuân 2011 2012 trên đất cát pha tại trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 63 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa NÔNG LÂM NGƯ
=== ===

TRN VN TRUNG

KHóA LUậN tốt nghiệp
Đề tài:

NH HNG CA MT CY TRNG N SINH
TRNG, PHT TRIN V NNG SUT CA GING
NGễ LAI N F1 MX10 V ễNG XUN 2011 2012
TRấN T CT PHA TI TRI THC NGHIM NễNG
HC KHOA NễNG LM NG I HC VINH
ngành: NễNG HC
Lớp: 49K Nụng hc

Ging viờn hng dn: ThS. Nguyn Th Bớch Thu

VINH - 2012

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực, có được qua các lần đo đếm, phân tích thí nghiệm do bản thân
tiến hành và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thí nghiệm để thu thập số liệu trong khóa luận đã được
chính bản thân tôi tiến hành tại phòng thí nghiệm tổ bộ môn cây trồng, khoa Nông
Lâm Ngư, trường Đại học Vinh với sự đồng ý và hướng dẫn của Th.s. Nguyễn Thị


Bích Thủy - giáo viên hướng dẫn và các kỹ thuật viên phụ trách phòng thí nghiệm.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Vinh, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tác giả
Trần Văn Trung

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệm này, với tấm lòng chân thành em xin được
bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Bích Thủy người đã dành cho em
nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cùng các bạn bè khoa Nông
Lâm Ngư và các cán bộ kỹ thuật thuộc ngành nông học, trại thực hành đã hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, những người thân đã động viên và
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong được sự đóng góp quý báu của tất cả thầy giáo, cô giáo, các tổ
chức, cùng các bạn bè trong lớp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Trần Văn Trung

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.............................................................................2
2.1. Mục đích..........................................................................................................2
2.2. Yêu cầu............................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................3
CHƯƠNG I............................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................4
1.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................4
1.1.1 Cơ sở khoa học..............................................................................................4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................................4
1.2. Nguồn gốc và các giống ngô...........................................................................5
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt nam.........6
1.3.1. Trên thế giới.................................................................................................7
1.2.2. Ở Việt Nam..................................................................................................
12
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................17
2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô.........................................18

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi........................................................19
2.3.3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ngô...................................19
2.3.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển................................................19
2.3.3.3. Các chỉ tiêu về lá: theo dõi cắt trong 3 thời điểm: ngô được 7 – 9 lá,
xoẵn nõn, thu hoạch..............................................................................................20
2.3.3.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ, gãy................20
4


2.3.3.5. Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất
................................................................................................................................
21.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................22
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................23
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
của giống ngô lai đơn F1 MX10............................................................................23
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển...23
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây. 25
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá.....................................28
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sinh trưởng cuối cùng...............30
3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu của giống ngô lai
đơn F1 MX10.........................................................................................................35
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại........................35
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ..............................37
3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất, chất lượng và các yếu tố cấu thành
năng suất của của giống ngô lai đơn F1 MX10...................................................37
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất....................37
3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất.......................................................39
3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống ngô lai đơn F1 MX10.41
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

................................................................................................................................
4.1. Kết luận...........................................................................................................43
4.2. Kiến nghị.........................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................45
PHỤ LỤC...............................................................................................................46

DANH MỤC B ẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1990 – 2010.
5


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới.
Bảng 1.3. Một số nước đứng đầu về sản lượng ngô năm 2007
Bảng 1.4. Sản xuất, thương mại, tiêu thụ và dự trữ mặt hàng ngô
giai đoạn 2006-2011.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 1961-2009
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng và
phát triển của giống ngô lai đơn F1 MX10 (ngày).
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
của giống ngô lai đơn F1 MX10.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của giống ngô lai
đơn F1 MX10.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến các chỉ tiêu sinh trưởng cuối cùng của
giống ngô lai đơn F1 MX10.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích
lá (LAI) của giống ngô lai đơn MX10.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của giống
ngô lai đơn F1 MX10.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ của giống ngô
lai đơn F1 MX10.
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai đơn MX10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của giống ngô lai F1 MX10
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của
giống ngô lai F1 MX10 (1 ha)

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô lai đơn F1 MX10.
Đồ thị 3.2. Động thái tăng trưởng số lá của giống ngô lai đơn F1 MX10.
Đồ thị 3.3. Diện tích lá của giống ngô lai đơn MX10.
Đồ thị 3.4. Chỉ số diện tích lá của giống ngô lai đơn F1 MX10.
Hình 3.5. Đồ thị biểu thị năng suất thực thu và năng suất lý thuyết.

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngô (Zea maysL) hay còn gọi là bắp có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngô là cây
lương thực có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng cũng như trong
nền kinh tế nói chung. Thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, ngày nay
Ngô đã trở thành một trong ba cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp thế
giới. Ngô cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các nước như Ấn độ,Trung
Quốc, Philippin, Mêhicô và một số nước ở Châu phi dùng ngô làm lương thực
chính [9].
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng ngày càng có những bước tiến đáng kể.
Đàn gia súc tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng nên vấn đề về cung cấp thức
ăn và lương thực đang là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Nhu cầu về ngô đang tăng
nhanh ở quy mô toàn cầu do ngô không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và
lương thực cho người mà hiện nay ngô còn được dùng để chế biến nhiên liệu sinh
học đang ngày một nhiều.
Việt Nam với dân số hơn 86 triệu người và diện tích đất dành cho sản xuất
ngô chiếm 1/4 diện tích nông nghiệp. Do đó ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có
những bước nhảy vọt, nhất là từ đầu năm 1990 đến nay. Trong suốt 20 năm qua
năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao, năm 1990 năng suất ngô
nước ta chỉ bằng 42% so với trung bình thế giới (15,5/37 tạ/ha). Năm 2000 đã tăng
lên 60% (25/42 tạ/ha) và đến năm 2007 năng suất ngô đã đạt tới 81,0 % (39,6/49
tạ/ha); đến năm 2010 sản lượng đạt được 443,84 triệu tấn và năng suất đạt 40,8
tạ/ha [12]. Để đạt được tới ngưỡng đó ngoài việc không ngừng thay thế sản xuất
giống ngô lai cho những giống kém chất lượng ở địa phương mà còn luôn cải thiện
các biện pháp kỹ thuật, thâm canh nên năng suất ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, sản xuất ngô nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, năng suất vẫn
còn thấp so với trung bình của thế giới, giá thành sản xuất còn cao, sản lượng ngô
chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang tăng nhanh. Những năm gần đây, nước ta
phải nhập từ 500 – 700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi. Một trong
8


những nguyên nhân trên là diện tích trồng ngô ngày càng bị thu hẹp, do sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các khu đô thị …trong khi đó nhu cầu
ngô làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến
ngày càng tăng. Hơn nữa, mặc dù đã áp dụng các khoa học kĩ thuật vào sản xuất
ngô nhưng năng suất đạt được còn kém xa so với năng suất tiềm năng của nó.
Giống ngô mới F1 MX10 là cây bắp sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với
bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt… Đây là giống bắp sinh trưởng ngắn ngày, chỉ khoảng

63 – 65 ngày. Hạt bắp đều có màu trắng sữa, mềm, dẻo, ngọt và thơm. Cây và bắp
khá đồng đều, tỷ lệ bắp loại 1 trên 95%. Nhờ những ưu điểm đó, nên mỗi ha bắp
giống mới F1 MX10 sẽ cho sản lượng khoảng từ 18 - 19 tấn bắp tươi còn vỏ. Hiện
nay, ngô MX10 được trồng nhiều vùng trên vùng đất Nghệ An như: Diễn Châu,
Nghi lộc… đã cho các ưu điểm vượt trội so với các giống ngô khác như: chống chịu
sâu bệnh tốt, có khả năng chịu hạn cao, trồng được nhiều vụ trong năm, bông to hạt
mẩy, đặc biệt ngô nếp MX10 mềm, dẻo, độ đồng đều cao nên giá cao hơn so với
các loại ngô nếp khác trên thị trường, tỷ lệ bắp loại 1 mới chỉ đạt 85% so với tiềm
năng. [18].
Trên thực tế để đạt được tới năng suất đó chúng ta cần phải tác động rất
nhiều biện pháp kỹ thuật. Một trong những biện pháp quan trọng là yếu tố mật độ
trồng. Mật độ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất quần thể cây trồng. Một mật độ trồng
hợp lý sẽ tăng năng suất và chất lượng ngô, hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu
bệnh hại và tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Tuy vậy người dân chỉ trồng theo
truyền thống và cảm tính nên vẫn quá dày hoặc quá thưa gây ảnh hưởng không nhỏ
tới năng suất thực thu. Để giải quyết yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “ Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống ngô lai đơn F1 MX10 vụ đông xuân 2011 - 2012 trên đất cát
pha tại trại thực nghiệm Nông Học, Khoa Nông Lâm Ngư, Đại Học Vinh.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.’’
2.1. Mục đích.
Xác định mật độ trồng thích hợp nhằm tăng năng suất, sản lượng cho giống
ngô lai đơn F1 MX10 trên đất cát ven biển tại trại thực nghiệm Nông học, Nghi
Lộc, Nghệ An.
9


2.2. Yêu cầu.
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai đơn F1
MX10 vụ đông 2011 ở các mật độ trồng khác nhau .

- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai đơn
F1 MX10 ở các mật độ trồng khác nhau.
- Theoo dõi chỉ tiêu sâu bệnh hại trên giống ngô lai F1 MX10.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Đề tài nghiên cứu mật độ để tăng năng suất làm cơ sở xây dựng và hoàn
thiện quy trình trồng giống ngô lai F1 MX10 trên đất cát trong điều điều kiện khí
hậu ở ven biển tỉnh Nghệ An.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là một tài liệu khoa học tham khảo sử dụng trong
học tập tại cơ sở đào tạo cũng như trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Từ kết quả nghiên cứu xác định được mật độ trồng thích hợp nhằm tăng
năng suất trên một đơn vị diện tích.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần từng bước xây dựng quy trình kĩ thuật
thâm canh giống ngô đông cho vùng đất cát ven biển.

10


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.1.1 Cơ sở khoa học.
Xuất phát từ quan điểm muốn tăng năng suất bất cứ một cây trồng nào, đều
phải đi bằng hai con đường: tạo giống mới và trồng chúng theo mật độ hợp lý.
Nhưng đối với cây ngô, chưa mấy ai chú ý đến vấn đề mật độ, vì vậy trồng ngô
đang chứa đựng những bất hợp lý, không phù hợp với đặc tính thực vật của loài
ngô. Mật độ và khoảng cách gieo trồng cần phải bố trí hợp lý để đảm bảo cấu trúc
quần thể ruộng ngô thích hợp khi đó mới phát huy hết khả năng cho năng suất của
giống. Đồng thời với mật độ trồng thích hợp tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng

và phát triển thuận lợi nhất, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
Nếu gieo trồng ngô theo cách thức như hiện nay (quá dày) thì các cá thể sẽ
có tán lá không đều khiến cho quá trình quang hợp diễn ra không liên tục vì bị cản
trở lẫn nhau, làm làm năng suất rõ rệt. Nếu mật độ trồng thưa, cây sinh trưởng
mạnh, diện tích lá trên cây lớn, chỉ số diện tích lá thấp. Do đó hiệu quả sử dụng chất
dinh dưỡng của cây thấp, gây lãng phí các nguồn lực nông nghiệp. Mật độ trồng
thưa số cây trên đơn vị diện tích thấp, tổng số cây trên quần thể ít dẫn đến khả năng
cho năng suất không cao. Ngược lại nếu mật độ trồng dày thì các cây cạnh tranh về
dinh dưỡng ánh sáng, cây sẽ vươn cao, đường kính thân nhỏ, diện tích lá trên cây
thấp nhưng chỉ số diện tích lá lại cao nên các lá phía dưới không nhận được ánh
sáng mà chỉ tốn dinh dưỡng hô hấp vô hiệu.
Mật độ gieo trồng còn ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của sâu bệnh.
Gieo trồng thưa tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển cạnh tranh chất dinh dưỡng với
cây trồng và ngược lại, ruộng không thoáng độ ẩm cao dẫn đến sâu bệnh phát triển
mạnh, cây vươn cao dễ đổ ngã.
Từ chỗ nắm được bản chất của hiện tượng này, việc bố trí mật độ và khoảng
cách một cách hợp lý là rất quan trọng, khai thác hết khả năng sử dụng đất để phát
huy hết tiềm năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn.
11


Hiện nay nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
không ngừng tăng lên. Đối với ngành chăn nuôi thì ngô là nguyên liệu thức ăn
chính cho gia súc, gia cầm, đối với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì
ngô là một sản phẩm giàu chất dinh dưỡng làm bánh, kẹo, lương khô. Bên cạnh đó
hiện nay với công nghệ sản xuất và chế biến đang ngày một phát triển các sản phẩm
ngô đang được sử dụng một cách hiệu quả.
Với diện tích đất nông nghiệp hiện nay càng ngày bị thu hẹp, muốn nâng cao
năng suất và sản lượng ngô cần xem xét nhiều vấn đề như giống, kĩ thuật thâm

canh, mùa vụ nào ở từng vùng sinh thái và từng vụ để đưa lại năng suất cao nhất.
Hiện nay với các giống ngô lại trong nước và nhập khẩu đang được nghiên cứu và
đã đưa ra trồng thử với năng suất cao khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Giống ngô lai F1 MX10 được trồng nhiều ở các vùng ven biển tỉnh Nghệ an.
Đây là những vùng không chủ động được nước tưới nên việc đưa cây ngô vào là rất
hợp lí. Với khả năng sinh trưởng mạnh, xoè tán nhanh, tăng độ che phủ cho vùng
đất cát nên hạn chế nhiều khả năng bốc hơi nước trong đất, đặc biệt là vào mùa hè.
Hơn nữa, xét về hiệu quả kinh tế đây là vùng du lịch nên ngô nếp tươi luôn có thị
trường khách hàng liên tục, không đủ cung cấp; người dân khái thác đất canh tác
liên tục để trồng ngô nếp vậy mà vẫn không đủ cho nhu cầu thị trường bởi gặp
nhiều về vấn đề kỹ thuật sản xuất. Mật độ cây không đồng đều, gây nên hiện tượng
đổ ngã, sâu bệnh hay quá thưa làm lãng phí đất. Chính vì thế, với đề tài nghiên cứu
về mật độ mong muốn giúp cho người dân có kỹ thuật trồng hợp lý, giúp tăng năng
suất và chất lượng cho giống ngô nếp F1 MX10, cũng là tăng hiệu quả kinh tế cho
người trồng ngô.
1.2. Nguồn gốc và các giống ngô.
Việc trồng ngô được bắt nguồn ở Trung Mỹ, đặc biệt là Mêhicô. Từ đó ngô
được truyền bá lên phía bắc tới Canada và xuống phía tới Achentyna. Ngô cổ nhất
khoảng 7000 năm, được các nhà khảo cổ tìm thấy Teotihuncan, một thung lũng gần
Puebla ở Mêhicô [5]. Nguồn gốc này ảnh hưởng tới một số đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của cây ngô, ảnh hưởng tới một số yêu cầu của cây ngô đối với các điều
kiện ngoại cảnh và những điều kiện cần được chú ý đến trong quá trình tác động các
yếu tố kĩ thuật tăng năng suất ngô [1].
12


Vào cuối thể kỉ XV, sau sự kham phá lục địa châu mỹ của Chritopher
Columbus, ngô được nhập vào Châu Âu qua Tây Ban Nha. Sau đó ngô được truyền
bá qua các vùng khí hậu ấm áp của Địa Trung hải và lên Bắc Âu. Ngô cũng được
trồng ở những nơi thấp hơn vùng nước biển ở vùng đồng bằng caspia và ở độ cao

trên 4000m ở dãy Anđơ của peru.
Ngô là cây lương thực có tên khoa học là Zea mays ssp. Mays, thuộc chi
maydeae, họ hòa thảo gramineae. Từ loài zea mays ssp. Mays, dựa vào cấu trúc nội
nhũ của hạt phân thành các loại phụ và được sử dụng nhiều hình thức với một số
nhóm chính quan trọng là:
- Ngô bột - Zea mays L.subsb.mays, Amylacea Group có dạng hạt to, dẹt,
màu trắng đục, vàng nhạt, gieo trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới cao Trung Mỹ.
- Ngô nổ - Zea mays L.subsp.Mays Everta Group có dạng hạt nhỏ, tròn, có
màu hạt trắng và có màu hạt trắng, vàng tím….có năng suất thấp nhưng chất dinh
dưỡng cao.
- Ngô răng ngựa -Zea mays L. subsp.Mays Indentata Group có dạng hạt khá
dài, dẹt, đỉnh hạt lõm, nhân tạo thành răng ngựa. Có màu vàng hạt và màu mày rất
đa dạng. Ngô răng ngựa có năng suất cao,hạt có tỷ lệ nội nhũ bột cao,chủ yếu làm
thức ăn chăn nuôi.
- Ngô đá - Zea mays L. subsp. Mays Indurata Group có dạng hạt khá tròn,
màu hạt đa dạng từ trắng đến đen hoặc những màu khác nhau. Ngô đá có tỷ lệ nội
nhũ sừng cao, có lượng dinh dưỡng tốt.
- Ngô đường - Zea mays L.subsp. Mays saccharata Group có dạng hạt dẹt
nhăn, đỉnh hạt lõm, có màu hạt lõm, có màu hạt đa dạng từ trắng đến tím, màu mày
trắng và tím đỏ.
- Ngô nếp - Zea mays L. ceratina kuleshov có dạng hạt tròn và nhẵn, màu hạt
trắng vàng trắng đục hoặc tím, màu mày chủ yếu là trắng. Ngô nếp có tính dẻo và
thơm, tiềm năng năng suất thấp.
- Ngô vỏ - Zea mays L.var. tunicate larranxaga ex A. st. Hil có hạt được bọc
bởi mày phát triển như lá bi. Ngô vỏ không có ý nghĩa về mặt kinh tế, chỉ có ý
nghĩa về mặt tiến hóa và di truyền.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam.
13



1.3.1. Trên thế giới.
Nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô được tiến hành sớm nhất ở
Mỹ, các nhà di truyền cải tiến giống đã sớm thành công trong việc chọn lọc và lai
tạo giống ngô. Theo E.Rinke (1979), việc sử dụng giống ngô lai ở mỹ bắt đầu từ
năm 1930, đến năm 1957 chủ yếu sử dụng giống lai ba và lai khép sau đó giống lai
đơn cải tiến và lai đơn được tạo ra và sử dụng chiếm 80 – 85% tổng số giống lai,
trong đó hơn 90% lai đơn [15]. Ở Châu Âu việc nghiên cứu tạo giống ngô lai bắt
đầu muộn hơn Mỹ 20 năm và đạt được thành tựu rực rỡ. Tỷ lệ sử dụng giống ngô
lai rất lớn đã góp phần tạo nên năng suất cao ở nhiều nước như Mỹ, Achentina,
Braxin, Mêhicô, Pháp, Italia,….(theo FAO 2008) [16]. Trung Quốc là nước có diện
tích ngô đứng thứ 2 thế giới và là nước sản xuất ngô lai số 1 Châu Á, với diện tích
năm 2007 là 26,8 triệu ha trong đó hơn 90% diện tích trồng ngô lai. Năng suất ngô
bình quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tấn/ha, năm 1950 lên 5,18 tấn/ha. Ở khu
vưc Đông Nam Á không thể không nhắc tới Thái lan là một trong những nước đầu
tư đáng kể cho chương trình sản xuất ngô khá sớm, song gần đây cũng đã chững lại.
Theo phương pháp truyền thống thì việc ứng dụng công nghệ sinh học trong
chọn tạo giống cây trồng cũng được triển khai và đạt những kết quả quan trọng như:
Tạo giống chịu hạn, chuyển gen chống chịu vào các dòng thuần có khả năng kết
hợp cao…Đó là cơ sở tạo ra các giống tốt góp phần tăng nhanh năng suất ngô trên
thế giới. Việc ứng dụng công nghệ gen được phát triển mạnh từ đầu những năm 90
và hiện nay vẫn đang tăng mạnh.
Các công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có bước chuyển
biến mới, và có những thành tựu chọn tạo giống ngô và cải thiện các kỹ thuật canh
tác như: tăng mật độ, làm đất tối thiểu, bón phân hợp lý…, chính vì vậy nghành sản
xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay nhất là trong gần 20 năm trở
lại đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây
lương thực chủ yếu. Vào năm 1990, năng suất ngô trung bình của thế giới trung
bình 36,8 tạ/ha, năm 2004 đã 49,9 tạ/ha. Năm 2007, diện tích ngô đã vượt qua lúa
nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục vơi 766,2 triệu
tấn. và theo dự báo đầu tiên của bộ nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng ngô thế giới


14


năm 2010-2011 sẽ đạt 853,03 triệu tấn, tăng 26,46 triệu tấn so với sản lượng 808,57
triệu tấn của năm 2009-2010 (bảng 1.1).
Nhờ những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nên đã đưa sản lượng ngô
vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước. Với diện tích 52% diện tích trồng bằng giống lai
tạo ra bằng công nghệ sinh học, năng suất ngô nước Mỹ năm 2005 đạt hơn 10
tấn/ha trên diện tích 30 triệu ha.
Trong những năm gần đây lĩnh vực phát triển nguồn thức ăn thô xanh cho
chăn nuôi gia súc nói chung và đặc biệt đây là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng
cho bò sữa đã được quan tâm và phát triển rộng rãi.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 1990 – 2010.
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Năng suất
(tạ/ha)

1990/91

2000/01

2006/07

2007/08


2008/09

2009/10

131,3

138,2

148,6

157,0

152,4

156,3

483,3

592,3

704,2

766,2

777,4

808,6

36,81


42,8

47,0

49,0

51,0

51,7

( Nguồn : FAO STAT,USDA 2010)
Cây ngô là một trong những cây lương thực quan tâm nhất được sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc. Tại Mỹ, hơn 90% sản lượng ngô được sử dụng làm
thức ăn chăn nuôi và 10% làm thức ăn cho Á, hơn 90% sản lượng ngô đươc sử dụng
làm lương thực cho người, cung cấp 80 – 90% năng lượng. Từ đầu thế kỷ XX đến
nay, ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục cả về diện tích, năng suất và chất
lượng.
Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới là 2 tấn/ ha, năm 2004 đã đạt
4,99 tấn/ha (bảng 1.2).

15


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới.
Năm

Diện tích
(1000ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng
1000 tấn

1961

104,8

2,0

204,2

2000

138,2

4,3

592,3

2004/05

145,0

4,9

714,8

2005/06


145,6

4,8

696,3

2006/07

148,6

4,7

704,2

2007/08

157,0
4,9
(Nguồn: FAOSTAT, USDA 2008)

766,2

Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới là 2 tấn/ha, năm 2004 đã
đạt 4,99 tấn/ha. Năm 2008, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), diện tích ngô đã
vượt qua lúa nước với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với
766,2 triệu tấn (lúa nước diện tích 153,7 triệu ha, năng suất 4,1 tấn/ha, sản lượng
626,7 triệu tấn [6].
Hiện nay trên toàn Thế Giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó rất
nhiều nước có năng suất và sản lượng cao như Mỹ, Trung Quốc, Brazil, mêhicô,

Achentina…Trong đó Mỹ là nước chiếm vị trí hàng đầu cả về diện tích và sản
lượng ngô, đồng thời cũng là một trong những nước có năng suất ngô cao nhất thế
giới. Năm 1999 diện tích ngô của Mỹ là 29,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 8,3
tấn/ha. Năm 2007, tương tự ở Mỹ đạt 90,5 triệu ha, tăng 12,1 triệu ha so với năm
2006 và đạt sản lượng 332 triệu [6].
Bảng 1.3. Một số nước đứng đầu về sản lượng ngô năm 2007
Nước
Sản lượng
Mỹ
332,0
Trung Quốc
151,8
Braxin
56,1
Mêhicô
22,5
Achentina
21,8
Indonexia
12,4
Canada
10,6
Pháp
13,1
Ấn Độ
16,8
Nam phi
7,3
(Nguồn: FAOSTAT, 2008)
16



Ở châu Á, Trung Quốc có diện tích ngô đứng thứ 2 Thế Giới chiếm 71%
(1986). Năm 2000, diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 23,08 triệu ha, năng suất
4,6 tấn/ha và sản lượng 106 triệu tấn. Năm 2007, diện tích trồng ngô lên đến 28,6
triệu ha, năng suất bình quân 5,18 tấn/ha [16].
Đồng đô la Mỹ lấy lại “sức mạnh” của mình và giá dầu thế giới ổn định.
Tuy nhiên, từ tháng 8 năm 2010, việc đồng đô la Mỹ suy yếu và nhu cầu tiêu thụ
dầu thô tại các nền kinh tế mới nổi châu Á tăng mạnh đã làm đảo ngược tình hình
giá ngô trong nửa cuối của năm. Ngoài ra, các phản ứng dây chuyền bắt nguồn từ
việc nhu cầu lúa mì tăng, số liệu mới về nguồn dự trữ ngô giảm khiến cho các
thương nhân bắt đầu tăng giá bán ngô. Chính vì Giá ngô trung bình trên thị trường
thế giới trong nửa đầu năm 2010 không có sự thay đổi đáng kể nhờ thế, giá ngô
trung bình hàng tháng đã tăng 43% trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2010.
Theo ước tính mới nhất của Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) [12], sản lượng
ngô thế giới niên vụ 2010/11 sẽ không thay đổi do sản lượng tại Argentina và Nam
Phi giảm vì yếu tố thời tiết và cơ cấu sản xuất. Ngược lại, sản lượng ngô của Brazil
tăng hơn so với dự kiến sẽ phần nào bù đắp lượng thiếu hụt, từ đó cân bằng sản
lượng ngô toàn Thế Giới.

Nguồn: IMF
Đồ thị 1.1. Giá ngô trung bình hàng tháng từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2011

17


Cũng theo dự báo của tổ chức IGC, tiêu thụ ngô niên vụ 2010/11 sẽ tăng 4%
so với niên vụ trước. Sự gia tăng này một phần xuất phát từ nhu cầu tăng của các
nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS). Đây là một

loại chất làm ngọt có chứa hàm lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực
phẩm chế biến sẵn.
Theo ước tính của USDA, 36% lượng ngô của Mỹ trong niên vụ 2010/11 sẽ
được dùng để sản xuất ethanol. Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết doanh
số bán hàng của ethanol tại Mỹ năm 2011 dự kiến sẽ tăng đến 14 tỷ gallon (tương
đương 54,3 tỷ lít) so với mức 13 tỷ gallon năm 2010.
Bảng 1.4. Sản xuất, thương mại, tiêu thụ và dự trữ mặt hàng ngô
giai đoạn 2006-2011.
2006/07

2007/08

2008/09

2009/10

2010/11
(dự báo)

Sản lượng

710

795

799

813

811


Tiêu thụ

87

101

84

86

93

Dự trữ

725

775

781

815

845

Thương mại

117

137


155
153
119
(Nguồn: Ủy ban ngũ cốc quốc tế, 2011)

Việc nâng sản lượng ngô Thế Giới từ 396,6 triệu tấn vào năm 1980 lên 705,3
triệu tấn vào năm 2004 chủ yếu là nhờ vào việc tăng năng suất. Nếu như năm 1980
năng suất ngô trung bình toàn thế giới là 31,5 tạ/ha thì năm 2004 đã đạt đến 48,6
tạ/ha. Riêng ở Mỹ, năm 2004, trên diện tích 29,7 triệu ha đã cho năng suất trung
bình 100,5 tạ/ha và sản lượng đạt 298,2 triệu tấn. Còn ở Việt Nam, năm 1980 diện
tích trồng ngô chỉ có 389600 ha, năng suất trung bình 11 tạ/ha và sản lượng là
428.800 tấn thì năm 2004 đã đạt sản lượng 3,453 triệu tấn với năng suất 34,9 tạ/ha
trên diện tích 964.600ha. Kết quả trên có được, trước hết là do việc ứng dụng hiện
tượng ưu thế lai trong sinh vật vào việc tạo giống ngô lai có năng suất và chất lượng
cao, có khả năng chống chịu, đặc biệt là khả năng chịu hạn, chống đổ, kháng với
một số sâu bệnh chính, trồng được ở mật độ cao hơn, đồng thời đó cũng là kết quả
của những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác cây ngô, trong đó có những nghiên cứu về
mật độ và khoảng cách trồng [12].

18


Vấn đề mật độ và khoảng cách giữa các hàng là một trong những vấn đề
được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô.
Người ta đã nghiên cứu trồng ngô với mật độ từ 3 vạn đến trên 10 vạn cây/ha và
khoảng cách giữa các hàng từ 30cm cho đến trên 100cm. Về mật độ tối ưu nói
chung trong điều kiện đủ ẩm và thâm canh cao thì mật độ cao hơn trong điều kiện
hạn và thâm canh thấp. Hàng trăm công trình về vấn đề trên đã được công bố trong
các công trình từ những năm 1970. Trong một công bố của mình năm 1970, Brown

và cộng sự đã làm thí nghiệm với 2 giống ngô trong 2 năm tại Georgia (Mỹ) đã cho
thấy mật độ tối ưu giao động từ 45.000 - 103.000 cây/ha trong điều kiện có tưới và
từ 45.000 - 71.000 cây/ha trong điều kiện không tưới. Cũng tại vành đai ngô nước
Mỹ vào năm 1998 - 1999 đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian
sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp, góc lá tại 6 địa điểm với 5 mật độ từ 56.000
đến 90.000 cây/ha và khoảng cách giữa các hàng là 38, 56 và 76cm đã rút ra kết
luận: năng suất ngô cao nhất ở mật độ 90.000 cây/ha. Tại Thái Lan trong các năm
1994 - 1995 đã làm thí nghiệm với giống ngô lai DK888 và giống thụ phấn tự do
NS-1 trên đất 2 vụ lúa với mật độ 53.333, 80.000 và 106.666 cây/ha đã cho kết quả
năng suất cao nhất ở mật độ 80.000 cây/ha và thấp nhất là ở mật độ 53.333 cây/ha.
Cho đến nay, năng suất ngô cao nhất thu được là 23,5 tấn/ha vào năm 1985 ở
Illinois (Mỹ) của gia đình nông dân Herman Warsaw trên diện tích 8 ha với giống
ngô FS - 854 và trồng ở mật độ 92.500 cây/ha.
1.3.2. Ở Việt Nam.
Với công tác nghiên cứu và tạo giống, chọn tạo giống ngô cho năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận khác như : đất
xấu,chua phèn…
Trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự
cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do khó khăn
về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực thay gạo. Các
giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống cũ nên
năng suất rất thấp. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, diện tích ngô Việt Nam chưa
đến 300 nghìn hecta, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm 1980 cũng
không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn
19


do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa
những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng năng

suất ngô lên gần 1,5 tấn/ha. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến
nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở
rộng diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác theo nhu cầu của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến
1% trên 430 nghìn hecta trồng ngô; năm 2006, giống lai đã chiếm khoảng 90% diện
tích trong hơn 1 triệu hecta ngô cả nước, trong đó giống do các cơ quan nghiên cứu
trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58-60% thị phần trong nước, số còn lại là
của các công ty liên doanh với nước ngoài. Trong đó, giống ngô lai do Viện nghiên
cứu ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) [15] tạo ra chiếm tới 90% lượng
giống lai của Việt Nam. Một số giống khá nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4,
LVN9, VN8960, LVN885, LVN66… Các giống ngô này có năng suất và chất
lượng tương đương các giống ngô của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng
giá bán chỉ bằng 65-70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ
đồng/năm. Nhờ vậy, người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất,
không lệ thuộc vào giống nhập khẩu của nước ngoài như những năm trước [11].
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 1961-2009
Năm
1961
1980
1990
1995
2000
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009


Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

300,0
360,0
432,0
557,0
730,2
912,7
991,1
1.052,6
1.033,1
1.067,9
1.126,0
1.170,9

1,00
1,10
1,55
2,11
2,75
3,44
3,46
3,60
3,73
3,85
4,02

4,30
20

Sản lượng
(1000 tấn)
300,0
400,0
671,0
1.177,0
2.005,9
3.136,3
3.430,9
3.787,1
3.854,5
4.107,5
4.531,.2
5.031,0


Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những bước
tiến nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và
sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận trồng ngô lai
cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước
(trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200
tấn. Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn,
cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất
bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây - Trung Quốc,
Pakistan, Indonesia, Ấn Độ…[14].

Hình 1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam 1961 – 2009

Giống ngô lai đơn F1 MX10 có các tính năng như sinh trưởng và phát triển
mạnh, chống chịu bệnh sâu vằn, đốm lá rỉ sắt rất tốt, độ đồng đều bắp và cây rất
cao. Với các ưu điểm tốt của giống ngô MX10 như vậy vùng đất Cửa lò đã đưa vào
sản xuất vài năm gần đây, và thấy năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn các giống
ngô khác, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đô thị du lịch Cửa Lò được thiên nhiên ưu đãi cho bãi biển đẹp để phát triển
ngành du lịch, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng được đầu tư xây dựng mạnh, do đó
diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, mặt khác do vùng đất ven biển
21


chủ yếu đất pha cát, nghèo dinh dưỡng, nên năng suất cây trồng thường không cao.
Do đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có những sản phẩm chất
lượng tốt và năng suất cao đảm bảo đời sống của nhân dân và phục vụ phát triển du
lịch là rất cần thiết. Chính vì vậy vụ Xuân năm 2009, Thị xã Cửa Lò đã hỗ trợ cho
nông dân 75% kinh phí để mua giống để đưa giống ngô nếp MX10 vào sản xuất với
quy mô 5 ha.
Ngô nếp MX10 do Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam lai tạo và
chọn lọc đưa ra sản xuất là loại giống ngô lai đơn, sinh trưởng khá mạnh, chống
chịu tốt với bệnh khô vằn, đốm lá và rỉ sắt. Sau 70-75 ngày gieo trồng giống ngô
MX10 đã thu cho hoạch bắp tươi. Bắp có màu sắc đẹp, to, dài và hạt rất đồng đều,
dạng hạt hơi nù, màu trắng sữa, ăn thơm ngon và ngọt.
Trung bình một sào ngô MX10 với mật độ trồng 1800-1900 cây cho thu
hoạch 1400 bắp loại 1 và 500 bắp loại 2, giá bán bình quân đạt 1.200 đ/bắp ngô.
Như vậy cứ 1 sào ngô MX10 người nông dân thu nhập được hơn 2 triệu đồng.
Tuy ngô giống giá đắt, mỗi sào nông dân phải bỏ thêm 65.000 đồng so với
các loại giống khác nhưng người nông dân lại thu được lợi nhuận cao, không những
thế mà còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt để phục vụ du khách du lịch. Trong
thời gian tới, Thị xã Cửa Lò sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản suất loại giống ngô
có hiệu quả kinh tế cao này.

Do Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới, Mật độ trồng ngô phụ thuộc vào
vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện thâm canh.
Nguyên tắc chung là càng đi xa theo hướng từ Bắc vào Nam thì mật độ trồng tăng
dần. Có điều kiện thâm canh tốt thì tăng mật độ… Để đảm bảo năng suất ngô cao và
ổn định, xuất phát từ những kết quả thí nghiệm đạt được và rút ra từ kinh nghiệm
của các địa phương, Viện nghiên cứu ngô khuyến cáo nên áp dụng những công thức
mật độ trồng ngô sau:
- Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 75 cm x 25 cm, tương ứng
với mật độ 53.300 cây/ha (trồng 1 cây/1 hốc).
- Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 70 cm x
25 cm (1cây/1hốc) ứng với mật độ 57.000 cây/ha.Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông
nên trồng dày hơn vụ hè thu.
22


Các nghiên cứu của Phạm Sỹ Tân, Trịnh Quang Khuông (viện lúa đồng
bằng sông cửu long), Phạm Mỹ Hoa, Đặng Duy Minh (trường đại học cần thơ),
trong vụ đông xuân 2005 – 2006 tại An Giang và Trà Vinh, đã rút ra kết luận: Khi
tăng mật độ từ 6,7 vạn cây/ha lên 7,4 vạn cây/ha hì năng suất ngô tăng khoảng 0,4
tấn/ha. Ở cùng mạt độ 6,7 vạn cây/ha và khoảng cách 50 x 30cm cho năng suất cao
hơn rõ rệt so với khoảng cách 75 x 20cm [6].
Mật độ cũng khuyến cáo dựa vào thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái
như chiều cao cây, bộ lá (dài ngày, cao cây, lá rậm…thì trồng thưa: ngắn ngày, thấp
cây, lá thoáng hoặc đứng thì trồng dày) theo mùa vụ [4].
Năm 2005, tại viện ngô Đã tiến hành thó nghiệm trên 3 giống: LVN10 dài
ngày, cao cây; LVN4 trung ngày, cao cây trung bình; LVN184 thấp cây, ngắn ngày,
lá đứng với mật độ trồng là 5,7; 6,2 và 8,3 vạn cây/ha. Kết quả cho thấy cả 3 giống
đều cho năng suất cao nhất ở mật độ 8,3 vạn cây/ha [7].
Theo TS. Phan Xuân Hào, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu ngô về việc
khuyến cáo tăng mật độ để nâng cao năng suất ngô như sau: "Để thuận lợi cho canh

tác, nên trồng theo khoảng cách hàng không đều nhau. Tức là trồng theo hàng kép
với khoảng cách hàng hẹp khoảng 40 cm và khoảng cách hàng rộng không quá 70
cm, khoảng cách giữa các cây trong hàng nên ở mức khoảng 25 cm để đạt mật độ từ
7 vạn - 7,5 vạn cây/ha." Đây cũng là những kinh nghiệm đã được tổng kết, cần được
tham khảo để áp dụng cho những vùng có điều kiện thích hợp [4].
Từ năm 2006, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành hướng
dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền
núi phía Bắc. Trong đó khuyến cáo: Trồng ở mật độ 5,5 – 5,7 vạn cây/ha với các
giống dài ngày, các giống ngắn ngày và trung ngày trồng ở mật độ 6,0 – 7,0 vạn
cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60 – 70cm [3].

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.

23


- Đối tượng nghiên cứu: Mật độ trồng giống ngô lai đơn F1 MX10 ở các mức
khác nhau.
- Vật liệu nghiên cứu: Giống ngô lai đơn F1 MX10 của Công ty Cổ phần
Giống cây trồng miền Nam, có đặc tính sinh trưởng mạnh, lá to, có khả năng chống
chịu bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt, năng suất trái tươi còn vỏ đạt 18-19 tấn/ha,
độ đồng đều trái và cây rất cao, thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 95%,
ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt, thơm đặc trưng, hạt trắng sữa.
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được nghiên cứu tại trại thực nghiệm
khoa Nông Lâm Ngư – Đại Học Vinh. Nghi Phong – Nghi Lộc – Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành vào vụ đông tháng 10
năm 2011 đến tháng 02 năm 2012.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
- Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của giống ngô lai F1 MX10 qua các giai

đoạn khác nhau ở các mật độ khác nhau.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai đơn
F1 MX10 ở các mật độ khác nhau
- Đánh giá năng suất kinh tế của giống ngô lai đơn F1 MX10 trồng ở các mật
độ khác nhau.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), gồm 6 công
thức, 3 lần nhắc lại. Với các công thức như sau:
CT I: 1 cây/hốc, khoảng cách trồng 25 x 70cm (tương ứng 5,7 cây/m2)
CT II : 2 cây/hốc, khoảng cách trồng 25x70cm (tương ứng 11,4 cây/m2)
CT III : 1 cây/hốc, khoảng cách trồng 30x70cm (tương ứng 4,8 cây/m2)
CT IV: 2 cây/hốc, khoảng cách trồng 30x70cm (tương ứng 9,6 cây/m2)
CT V: 1 cây/hốc, khoảng cách trồng 35x70cm ( tương ứng 4,1 cây/m2)
CT VI: 2 cây/hốc, khoảng cách trồng 35x70cm ( tương ứng 8,2 cây/m2)
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5 x 2 = 10m2; khoảng cách giữa các ô là 0,4m,
dải bảo vệ rộng 1,5m. Tổng diện tích các ô thí nghiệm là: 10 x 3 x 6 =180 m2 (chưa
kể dải bảo vệ).
24


Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải

I

V

II


VI

III

IV

Dải

bảo

III

VI

IV

V

II

I

bảo

vệ

II

IV


I

V

VI

III

vệ

Dải bảo vệ
2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô.
(quy trình trồng và chăm sóc theo khuyến cáo của công ty Cổ phần Giống cây
trồng miền Nam)
- Thời vụ: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ đông, gieo ngày 24/10/2011.
- Làm đất, lên luống, gieo hạt:
+ Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, san phẳng, sạch cỏ dại.
+ Lên luống: Lên luống rộng 2,1m, rãnh rộng 0,4m, cao 0,3m. Giữa các ô và
các lần nhắc lại có rãnh rộng để tiện đi lại, chăm sóc.
+ Gieo hạt: Sau khi công tác làm đất hoàn thành, tiến hành bón lót phân vào
rãnh. Sau đó lấp một lớp phân lên bề mặt nhăm ngăn cách giữa hạt và phân để tránh
thối hạt giống. Và tiến hành gieo hạt giống và lấp đất lên, độ sâu lấp hạt từ 3 - 5cm.
- Lượng giống và khoảng cách: lượng giống và khoảng cách được gieo tương
ứng với mỗi công thức. Ngoài ra cần gieo thêm 10% số hạt trong bầu để trồng dặm,
đảm bảo mật độ đồng đều
- Phân bón:
Loại phân bón
Phân chuồng
Supelân

Đạm urê
Kali

Lượng bón (kg/ha)
8.000 - 10.000
450 – 500
250 – 270
120 – 140

Lượng bón ( kg/sào)
300 – 400
15 – 18
8 – 10
4–6

Bón phân chia làm 4 lấn:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lần lúc làm đất.
+ Bón thúc lần 1: 10 ngày sau gieo bón 20-30% Urê, 20% Kali
25


×