Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.71 KB, 115 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

TRầN THị NGọC ANH

ĐặC ĐIểM Từ NGữ Và CÂU VĂN TRONG
TIểU THUYếT ThờI CủA THáNH THầN
CủA HOàNG MINH TƯờNG
chuyên ngành: ngôn ngữ học
mã số: 60.22.02.40

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngi hng dn khoa hc:

TS. Nguyn Hoi Nguyờn

NGH AN - 2012


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Hoài Nguyên - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi. Xin được chân thành
cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học Vinh;
những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Trần Thị Ngọc Anh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................................
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................................
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................................
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................................................
4.1. Nguồn tư liệu............................................................................................................................
4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................
5. Đóng góp của luận văn................................................................................................................
6. Bố cục luận văn............................................................................................................................
Chương 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..........................................
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết............................................................................
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết................................................................................................................
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết...........................................................................................................11
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại............................................................................................15
1.3. Vài nét về tác giả Hoàng Minh Tường và tiểu thuyết Thời của thánh thần...........................18
1.3.1. Vài nét về tác giả.................................................................................................................18
1.3.2. Tiểu thuyết Thời của thánh thần .........................................................................................21
1.4. Tiểu kết chương 1...................................................................................................................26
Chương 2: TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT THỜI CỦA THÁNH THẦN..........................27
2.1. Từ và hoạt động của từ trong giao tiếp...................................................................................27
2.1.1. Khái quát về từ ngữ..............................................................................................................27
2.1.2. Từ trong ngôn ngữ và trong sử dụng..................................................................................28
2.2. Các lớp từ tiêu biểu trong tiểu thuyết Thời của thánh thần....................................................29
2.2.1. Lớp từ HánViệt....................................................................................................................29
2.2.2. Lớp từ láy.............................................................................................................................35
2.2.3. Lớp từ khẩu ngữ...................................................................................................................44
2.2.4. Lớp từ tôn giáo.....................................................................................................................54

2.3. Tiểu kết chương 2...................................................................................................................58


Chương 3: CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT THỜI CỦA THÁNH THẦN..........................59
3.1. Một số vấn đề về câu..............................................................................................................59
3.1.1. Vấn đề định nghĩa câu.........................................................................................................59
3.1.2. Vấn đề phân loại câu............................................................................................................62
3.2. Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần xét theo cấu tạo ngữ
pháp ........................................................................................................................................65
3.2.1. Kết quả thống kê phân loại .................................................................................................65
3.2.2. Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần xét về mặt cấu tạo...........................65
3.3. Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần xét theo mục đích nói ............................89
3.3.1. Kết quả thống kê, phân loại.................................................................................................89
3.3.2. Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần xét theo mục đích
nói........................................................................................................................................89
3.4. Tiểu kết chương 3.................................................................................................................101
KẾT LUẬN ................................................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................105


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của một tác phẩm văn học, là chất liệu để
xây dựng và sáng tạo hình tượng văn học. Mỗi nhà văn có một cách sử dụng vốn
ngôn ngữ khác nhau nhằm tạo ra phong cách và diện mạo riêng của mình. Bởi
vậy, thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ, chúng ta có thể nhận biết được phong
cách và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ cũng là nơi in đậm dấu ấn
thể loại. Mỗi thể loại văn học có những đặc điểm riêng về mặt ngôn ngữ. Ngôn
ngữ tiểu thuyết khác ngôn ngữ truyện ngắn, ngôn ngữ văn xuôi khác ngôn ngữ
thơ ca…Tìm hiểu ngôn ngữ là hướng đi đúng đắn nhất nhằm xác lập đặc trưng

của thể loại văn học. Lựa chọn đề tài Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong tiểu
thuyết “Thời của thánh thần” của Hoàng Minh Tường, chúng tôi muốn thông
qua việc tìm hiểu từ ngữ và câu văn của một cuốn tiểu thuyết cụ thể, từ đó xác
lập một vài nét đặc trưng của ngôn ngữ thể loại tiểu thuyết. Đồng thời, qua việc
nghiên cứu cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi muốn nhận diện một cách đầy đủ và
có hệ thống phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Minh Tường,
làm cơ sở để tìm hiểu các tác phẩm khác của nhà văn.
1.2. Tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, nền văn xuôi Việt Nam
đương đại đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, đặc biệt là ở thể loại tiểu
thuyết. Sự phát triển của thể loại tiểu thuyết được ghi nhận ở việc đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật và đổi mới về mặt
ngôn ngữ. Có được những thành tựu đó không thể không kể đến tên tuổi của
một thế hệ các nhà văn như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy
Anh, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường…Trong số đó, Hoàng Minh Tường đã
khẳng định được tên tuổi và phong cách tiểu thuyết của riêng mình. Ông được
mệnh danh là “cây bút của làng quê viết về nông thôn có hạng”. Đến với tiểu
thuyết khi mới ngoài 20 tuổi, sau thành công của những tác phẩm đầu tay, trong

5


4 năm, Hoàng Minh Tường đã dồn hết tâm lực để viết nên Thời của thánh thần.
Tác phẩm thực sự là một “tiếng nổ” của văn xuôi Việt Nam đương đại. Xét về
mặt ngôn ngữ, Thời của thánh thần đánh dấu một bước tiến mới trong ngôn
ngữ tiểu thuyết Hoàng Minh Tường. Ngôn ngữ trong tác phẩm đặc sắc, có cá
tính, thể hiện được sự đổi mới tư duy tiểu thuyết theo hướng hiện đại hóa, tự do
hóa, thoát khỏi những đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết truyền thống. Đề tài
Đặc điểm từ ngữ và câu văn trong tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của
Hoàng Minh Tường, thông qua việc tìm hiểu ngôn ngữ của một cuốn tiểu
thuyết cụ thể,mong muốn sẽ góp phần nhận diện sự biến đổi của ngôn ngữ tiểu

thuyết Việt Nam đương đại theo hướng hiện đại hóa, là cơ sở để tìm hiểu tốt
hơn các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Ra mắt độc giả từ năm 2008, Thời của thánh thần đã gây được tiếng
vang lớn và thu hút sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Đã có khá nhiều bài viết về cuốn tiểu thuyết này, chủ yếu đăng trên báo điện tử
và các tạp chí. Đầu tiên, phải nói tới bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Nho đăng
trên vunho.com. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những nhận định khá đầy
đủ, chính xác về giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Thời của thánh
thần”. Tiếp đến là bài Thời của thánh thần - tiếng nổ của văn xuôi Việt Nam
2008? của Phương Ngọc đăng trên vietnam.net. Như tên gọi của bài viết, tác
giả đã mạnh dạn gọi Thời của thánh thần là tiếng nổ của văn xuôi Việt Nam
năm 2008. Đánh giá một vài giá trị cơ bản của cuốn tiểu thuyết, Phương Ngọc
cho rằng thành công lớn nhất của Thời của thánh thần là “dám đối diện với
những vùng khuất lấp, những mảng đời sống mà lâu nay nhiều người coi như
vùng cấm kị, bất khả tri”[46]. Các bài viết của Vũ Nho và Phương Ngọc là
những bài viết sớm nhất và hiếm hoi, mở đường cho việc nghiên cứu tiểu
thuyết Thời của thánh thần.

6


Không chỉ đi sâu vào phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Thời của
thánh thần, các nhà nghiên cứu còn chú ý tới một phương diện rất đặc sắc của tác
phẩm là hệ thống nhân vật. Tác giả Nguyễn Duy Liễm trong bài Về một vài nhân
vật trong Thời của thánh thần đăng trên quanvan.net đã phân tích khá kĩ lưỡng về
các nhân vật chính của tác phẩm, nêu lên những điểm hạn chế và vai trò của mỗi
nhân vật trong việc tạo dựng cốt truyện. Cũng nghiên cứu về nhân vật trong tiểu
thuyết Thời của thánh thần nhưng trong bài viết Thời của thánh thần qua cái nhìn
phản biện xã hội đăng trên dangvansinh.blgospot.com, tác giả Đặng Văn Sinh lại

nhìn nhận các nhân vật dưới góc nhìn là những nhân cách xã hội, đi sâu phân tích
thái độ và bản chất chính trị của các nhân vật chính trong tác phẩm. Ông cho rằng
văn chương Thời của thánh thần là “loại văn chương truy tìm nguồn gốc của
những sự bất cập bởi các sựkiện lịch sử tác động đến số phận dân tộc, cái sự vinh
nhục của đất nước cũng như hệ quả của nền chính trị được thực thi hơn sáu mươi
năm qua không cần đào bới quá khứ cũng có thể cảm nhận được”[51] và Thời của
thánh thần đã tái hiện lại được “số phận bi đát của người trí thức Việt Nam”[51].
Đặc biệt, trong bài viết của mình, Đặng Văn Sinh đã nhận định khái quát về ngôn
ngữ của tác phẩm. Ông nhận xét ngôn ngữ của Thời của thánh thần “thuộc dạng
cổ điển … văn rất đẹp. Nó đẹp ở cách diễn đạt chân phương qua nghệ thuật kể đầy
biểu cảm, nghệ thuật tả tâm lí sắc sảo cùng với những đoạn bình luận ngoại đề đầy
trách nhiệm công dân” [51]. Nhận định này là cơ sở rất quan trọng đề nghiên cứu
ngôn ngữ tiểu thuyết Thời của thánh thần.
Một hướng nghiên cứu khác là bàn về hiện thực được phản ánh trong
Thời của thánh thần. Hướng nghiên cứu này đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận
xung quanh vấn đề liệu Hoàng Minh Tường có “bôi đen” hiện thực nước ta trong
một thời kì “nhạy cảm” của lịch sử dân tộc là thời kì cải cách ruộng đất hay
không? Tiêu biểu có thể kể đến bài viết của các tác giả Hà Thế và Thái Dương
đăng trên tonvinhvanhoadoc.vn.

7


Như vậy, tuy mới ra đời nhưng Thời của thánh thần đã thu hút được sư
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều hướng tiếp cận tác phẩm đã được
mở ra: nghiên cứu nội dung, nghệ thuật, tìm hiểu về hệ thống nhân vật và bàn
về tính chất của hiện thực được phản ánh trong cuốn tiểu thuyết này. Điều đó
chứng tỏ “sức nóng” và sức hấp dẫn của một tác phẩm văn xuôi đương đại. Tuy
vậy, tất cả các bài viết mới chỉ nghiên cứu Thời của thánh thần ở góc độ phê
bình văn học và cũng chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính chủ quan của

người viết. Đặc biệt, chưa có một bài viết hay công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống phương diện ngôn ngữ của tác phẩm. Luận văn của chúng tôi,
thông qua việc khảo sátvà phân tích giá trị biểu đạt của từ ngữ và câu văn trong
tiểu thuyết Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, hi vọng sẽ cung cấp
cho người đọc một cái nhìn hệ thống về ngôn ngữ - một phương diện đặc sắc
của cuốn tiểu thuyết này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ và câu văn trong tiểu thuyết
Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ việc tìm hiểu thể loại tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết, xác lập cách

hiểu về tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận văn khảo
sát cách tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thời của thánh thần.
- Khảo sát một số lớp từ tiêu biểu trong tiểu thuyết Thời của thánh thần.
- Khảo sát cách tổ chức câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính của luận văn là cuốn tiểu thuyết Thời của thánh thần
của Hoàng Minh Tường, (2009), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

8


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
- Các thủ pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
- Lần đầu tiên, tiểu thuyết Thời của thánh thần được nghiên cứu một cách
có hệ thống từ góc nhìn ngôn ngữ học. Kết quả luận văn giúp người đọc nhận
biết những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu thuyết Hoàng Minh Tường, là cơ sở
để nghiên cứu những tác phẩm khác của nhà văn.
- Kết quả nghiên cứu về từ và câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh
thần sẽ góp phần nhận diện sự biến đổi của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam
đương đại theo hướng tự do hóa, hiện đại hóa.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Từ ngữ trong tiểu thuyết Thời của thánh thần
Chương 3: Câu văn trong tiểu thuyết Thời của thánh thần

9


Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Thể loại tiểu thuyết
1.1.1.1. Quan niệm truyền thống về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn học nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau khi
đánh giá chức năng, nhiệm vụ cũng như các trạng thái đời sống mà nó cần nắm
bắt và biểu hiện. Ngay đến định nghĩa tiểu thuyết, cũng có nhiều cách nhìn nhận
trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng tiểu thuyết phải phản ánh chân thực hiện
thực đời sống “tiểu thuyết là sự thực ở đời”; có người lại cho rằng tiểu thuyết

phải tạo ra những điều phi thực; có văn phái lại khẳng định tiểu thuyết trước hết
phải là một câu chuyện tưởng tượng có đầu, cuối hẳn hoi; trong khi văn phái
khác lại không câu nệ trong lề lối như thế. Với họ, tiểu thuyết cần phải linh hoạt,
sống động và phức tạp như cuộc đời.
Nhóm tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết (tiếng
Pháp: roman, tiếng Anh: novel, fiction) là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng
phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể
phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã
hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”
[19, 328]
Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết thường được viết bằng văn xuôi
và mang tính cách hiện thực nhằm miêu tả một cách đầy đủ, trung thực toàn bộ
đời sống xã hội. Một cuốn tiểu thuyết được xem như “tấm gương lớn đi trên
đường cái” và nhà tiểu thuyết là “người thư kí trung thành của thời đại”. Thực
tiễn phát triển của tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XIX đã chứng minh điều đó. Tiểu
thuyết thời kì này đã tái hiện lại một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc bức tranh
10


đời sống xã hội rộng lớn và phức tạp,“bộc lộ toàn bộ những nguyên tắc thẩm mỹ
của những đặc tính loại hình của chủ nghĩa hiện thực”. Đời sống được nhìn qua
lăng kính hiện thực của nhà văn. Sự trung thành với thực tại trở thành yêu cầu
chủ đạo của một tác phẩm văn học. Sự miêu tả không còn mang màu sắc ước lệ
tượng trưng mà nhìn thẳng vào hiện thực, phản ánh đúng hiện thực, nhất là hiện
thực đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. Tính hư cấu của một tác phẩm
nghệ thuật phải nhường chỗ trước sự tái hiện các sự việc và con người mà tác giả
biết rõ, lựa chọn vào tác phẩm của mình những sự kiện và con người có thực.
Nhà văn không có nhu cầu hướng nội mà hướng ngoại, hướng đến cộng đồng,
tập thể. Thực tiễn thời đại yêu cầu các nhà tiểu thuyết phải thể hiện trong tác
phẩm của mình “cái lập trường xã hội của tác giả”.

Tiểu thuyết là thể loại văn học nằm trong mô hình đại tự sự với độ dài,
dung lượng khá đồ sộ. Để người đọc lĩnh hội trọn vẹn nội dung, một cuốn tiểu
thuyết nhất thiết phải được xây dựng dựa trên một cốt truyện. Cốt truyện là yếu
tố cơ bản, quyết định thành công của một cuốn tiểu thuyết. Đó là “hệ thống sự
kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định” tập
trung bộc lộ tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tiểu
thuyết truyền thống bắt buộc phải phản ánh cuộc sống thông qua cốt truyện. Các
sự kiện, chi tiết, tình huống đều được sắp xếp theo trình tự trước sau, không có
sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại, cốt truyện hoàn toàn không đi theo sự hồi
tưởng của nhân vật…với mục đích tập trung làm nổi bật vai trò trung tâm của
nhân vật chính. Việc xây dựng cuốn tiểu thuyết theo cốt truyện truyền thống sẽ
giúp người đọc lĩnh hội nội dung tác phẩm dễ dàng hơn.
Về phương diện nhân vật, theo quan niệm truyền thống, nhân vật tiểu
thuyết là những nhân vật đại biểu, đại diện cho phẩm chất hay tính cách của một
lớp người nào đó. Đặc biệt, phẩm chất tốt - xấu, thiện - ác của nhân vật được đẩy
lên ở mức tuyệt đối, ranh giới giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

11


thường được phân chia rất rõ ràng, khiến người đọc khi nhắc đến nhân vật là sẽ
nhớ ngay đến phẩm chất của nhân vật đó. Trong Tam quốc diễn nghĩa có nhân
vật “Khổng Minh đại diện cho tài trí mưu lược, Tào Tháo đại diện cho thói đa
nghi, Lã Bố đại diện cho uy vũ…” (Vũ Bằng). Nhân vật trong tiểu thuyết truyền
thống bao giờ cũng được xây dựng đến mức tối cao hay tối hèn, không ai có thể
làm những việc cừ khôi hay hèn kém hơn được.
Nhân vật của tiểu thuyết truyền thống thể hiện sức mạnh của mình ở một
khía cạnh, một bình diện hay phẩm chất nào đó tại một thời điểm cụ thể, ít được
khắc họa về mặt tâm lý. Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm, nhà tiểu
thuyết thường tập trung miêu tả nhân vật ở mặt ngoại hình, tính cách, hành động

còn thế giới nội tâm phong phú, phức tạp bên trong thường ít khi được chú ý
đến. Bởi vậy, tiểu thuyết cổ điển chỉ hướng đến giọng văn đơn thanh và không
xác lập được giọng văn đa thanh trong tác phẩm. Người đọc hoàn toàn thụ động
trong việc tiếp nhận nội dung tác phẩm. Họ không có quyền đối thoại mà chỉ như
“cỗ máy” làm theo lập trình đã định sẵn, đọc và chiếm lĩnh tác phẩm theo những
gì mà nhà văn đã vạch ra. Với người đọc tiểu thuyết truyền thống, nội dung tác
phẩm là chân lí, họ bắt buộc phải tin theo nội dung đó. Tiểu thuyết truyền thống
hấp dẫn độc giả bởi cách “kể” nội dung của tác giả hơn là vẻ đẹp của nghệ thuật
ngôn từ.
Với những đặc điểm cơ bản trên, tiểu thuyết truyền thống đã hạn chế rất
nhiều cá tính sáng tạo của nhà văn. Những quan niệm truyền thống về tiểu thuyết
dần dần không còn phù hợp với thời đại mới. Bởi thế, văn học hiện đại trên cơ sở
kế thừa những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết đã xác lập những điểm mới của thể
loại này nhằm đáp ứng nhu cầu của người đọc về một nền tiểu thuyết hiện đại.
1.1.1.2. Tiểu thuyết theo quan niệm hiện đại
Thế giới ngày một biến đổi kéo theo sự thay đổi của tư duy nghệ thuật. Là
loại hình văn học trung tâm, tiểu thuyết cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự

12


thay đổi tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết bắt nguồn từ yêu cầu tái hiện triệt để
cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, dang dở. Bên cạnh đó, nó cũng gắn liền với
việc thay đổi tư duy nghệ thuật của nhà văn, thể hiện cách nhìn nhận, tiếp cận
mới của nhà văn đối với cuộc sống và con người.
Nếu tiểu thuyết truyền thống xem cốt truyện là yếu tố cơ bản, mọi vấn đề
đều xoay quanh cốt truyện thì các quan niệm hiện đại lại cho rằng nhà văn có
nhiệm vụ tái hiện cuộc sống với tất cả màu vẻ phong phú của nó và không nhất
thiết phải xây dựng tác phẩm theo một cốt truyện định sẵn. Tác phẩm không còn
tuân thủ theo lối viết cũ (ra đời, phát triển và kết thúc) mà có thể được viết dựa

vào dòng chảy tâm lí hay kí ức của nhân vật “phải hoặc lấy tâm lý làm gốc, giải
phẫu tính tình dục vọng của cá nhân hay toàn thể”. Điều quan trọng của tiểu
thuyết hiện đại là nhà văn viết như thế nào chứ không phải viết cái gì. Nói cách
khác, tổ chức tác phẩm trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự
thành công của tác phẩm.
Không những thay đổi quan niệm về cốt truyện mà việc xây dựng nhân vật
của tiểu thuyết hiện đại cũng có nhiều đổi mới so với tiểu thuyết truyền thống.
Trong xã hội hiện đại, cùng với sự đổ vỡ niềm tin vào các giá trị mà từ trước đến
nay được coi như là chân lí, người ta nhận ra rằng không ai có thể là kiểu mẫu
cho một loại người lý tưởng nào đó, không thể có tính cách điển hình, đại diện
cho một tầng lớp người trong xã hội. Mỗi người là một khuôn mặt riêng, một cá
tính riêng, là sự tổng hòa của các mặt tốt - xấu, thiện - ác… Đúng như Thạch
Lam đã từng nói: “Cái quan niệm “vai chính hoàn toàn” của tiểu thuyết là sai
lầm. Cái hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu không có ở trên đời… Tâm hồn người ta
cũng không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng có một phần bí mật…”.
Bởi vậy, các tiểu thuyết gia hiện đại không chú tâm xây dựng những nhân vật
điển hình như trong tiểu thuyết truyền thống. “Nhân vật đại biểu” không còn phù
hợp với tiểu thuyết hiện đại, với việc thể hiện những con người mới với tính cách

13


đa dạng, phong phú và sinh động. Nhân vật được tự do thể hiện cá tính, suy nghĩ
của mình, không phải tập trung minh họa cho tư tưởng của tác giả nên đó là
những con người của đời thường: “… Có một tấm lòng quảng đại nhưng lại có
thể có những điểm hèn kém, có một khối óc quang minh nhưng lại có thể sa vào
hầm tội lỗi” (Vũ Bằng). Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại không còn đứng ở
một khoảng cách xa vời, buộc người đọc phải ngước nhìn với con mắt tôn kính,
ngưỡng mộ mà hiện lên thật gần gũi, chân thật. Đó là những con người đang
ngược xuôi tất bật giữa dòng đời ồn ào, náo động trong cuộc mưu sinh với bao

toan tính, âu lo. Những con người này cũng không sống trong một môi trường
điển hình nào đó mà hiện diện giữa nhịp sống thường nhật, có thể có mặt ở mọi
nơi và chuyển đổi bất kỳ khi nào nó muốn. Trong tiểu thuyết của các tiểu thuyết
gia đương đại như: Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Việt Hà, Hoàng Minh Tường… đã không còn bóng dáng của nhân vật
điển hình nữa, nếu có thì cùng chỉ được phác họa một cách rất mơ hồ, không rõ
nét. Mỗi con người hiện lên là một thế giới riêng với những suy nghĩ, hành xử
riêng, không trộn lẫn với bất cứ ai. Tiểu thuyết hiện đại rất chú trọng vào việc
miêu tả nội tâm nhân vật và dành sự quan tâm đặc biệt đối với những góc khuất
trong đời sống tâm hồn con người.
Không chỉ quan tâm đến việc đổi mới cách cấu tạo cốt truyện và xây
dựng nhân vật, tiểu thuyết hiện đại còn chú trọng vào việc thay đổi phương thức
phản ánh hiện thực. Nguyên tắc quan trọng của tiểu thuyết hiện đại là tìm kiếm
một phương thức phản ánh không lệ thuộc vào thực tại khách quan. Theo
M.Kundera, tiểu thuyết phải bóc trần tất cả những gì đằng sau tấm hào nhoáng
che phủ thế giới, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực một chiều mà phải truy
tìm được những tầng sâu của ý thức con người trước những vấn đề xã hội. Bởi
thế giới bên trong con người là một cõi mênh mông và phong phú, nó chứa đựng
tất cả những mảnh đá sắc của hiện thực thế giới rộng lớn bên ngoài. Và chính

14


trong sự phơi bày và cùng với đó là sự phân tích và suy ngẫm về hiện thực mà
văn học tìm thấy được sự vật lộn, trăn trở của chính bản thân con người trước
những thử thách của đời sống. Trên tinh thần đó, ta có thể thấy hiện thực là cái
nền để bộc lộ số phận con người.
Như vậy, từ quan niệm truyền thống đến cái nhìn hiện đại về tiểu thuyết
đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật. Trong cái nhìn dân
chủ của con người hôm nay thì sứ mệnh mà nó phải đảm nhận mang tính nhân

văn và nhân bản hơn. Tiểu thuyết hiện đại phải thực sự trở thành một hoạt động
sáng tạo độc lập, tích cực tham gia vào quá trình đổi mới và dân chủ hóa xã hội,
làm phong phú thêm đời sống tinh thần và nhận thức của con người về thế giới
và về chính mình.
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại văn học được nghiên cứu từ rất sớm. Song ngôn
ngữ tiểu thuyết thì phải đến những năm 20 của thế kỉ XX mới thật sự bắt đầu
được nghiên cứu một cách bài bản. Đã có năm xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết
của các tác giả thời bấy giờ:
1) Xu hướng thứ nhất là chỉ phân tích “cái bè” của tác giả trong tiểu
thuyết, tức là lời trực tiếp của tác giả được phân định với độ chuẩn xác khác
nhau dưới góc độ tính tạo hình và tính biểu cảm thi ca thông thường và trực tiếp
(những ẩn dụ, so sánh, sự lựa chọn từ ngữ…)
2) Sự phân tích phong cách học về tiểu thuyết như một chỉnh thể nghệ
thuật bị đánh tráo bằng việc mô tả ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết theo tinh thần
ngôn ngữ học trung tính.
3) Trong ngôn ngữ của nhà tiểu thuyết, người ta lấy ra những yếu tố đặc
trưng cho trào lưu văn học nào mà người ta liệt nhà tiểu thuyết vào trào lưu văn
học đó (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa ấn tượng…).

15


4) Người ta cố gắng đi tìm phong cách cá nhân của tác giả được thể hiện
qua ngôn ngữ tiểu thuyết.
5) Tiểu thuyêt được xem như một thể văn hùng biện và các thủ pháp được
phân tích dưới giác độ hiệu quả của hùng biện. (Dẫn theo Bakhtin)
Với những cách tiếp cận ấy, có thể thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ tiểu
thuyết chưa được đặt ra một cách bài bản, có nguyên tắc. Theo Bakhtin, tất cả
những kiểu phân tích phong cách học ấy “ít nhiều đều xa rời những đặc điểm của

thể loại tiểu thuyết, xa rời những điều kiện tồn tại đặc thù của ngôn từ tiểu
thuyết” [5,89]. Bởi lẽ “chúng thâu tóm ngôn ngữ và phong cách nhà tiểu thuyết
không phải như ngôn ngữ và phong cách tiểu thuyết mà hoặc như những biểu
hiện của một cá tính nghệ thuật nhất định, cuối cùng, như một hiện tượng của
ngôn ngữ thi ca nói chung”[5,89].
Việc nghiên cứu tiểu thuyết nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng là
một vấn đề phức tạp và hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy vậy, có một điều
chắc chắn là ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ nghệ thuật và nó mang những đặc
trưng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Về hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ phi nghệ thuật (ngôn ngữ tự nhiên) là hệ thống tín hiệu thứ nhất,
mang tính toàn dân. Nó được xác định như là cái mã chung, phổ biến, giúp con người
diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, là công cụ trực tiếp của giao tiếp và tư duy. So với ngôn
ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật phức tạp hơn nhiều. Ngôn ngữ nghệ thuật là
hệ thống tín hiệu thứ hai, được tạo thành nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất.
- Về chức năng xã hội
Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật đảm nhận chức năng giao tiếp và tư duy,
những phẩm chất thẩm mỹ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ, thứ yếu, thì ở ngôn
ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng, chức năng thẩm mỹ
luôn đóng vai trò chính yếu, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai.

16


Mặt khác, tính hệ thống đều có ở ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ
thuật song có sự khác nhau về chất. Tính hệ thống của một yếu tố ngôn ngữ nghệ
thuật được xác định bởi vị trí và vai trò của nó trong hệ thống các hình tượng của
tác phẩm và phong cách cá nhân tác giả. Còn đối với ngôn ngữ phi nghệ thuật,
tính hệ thống gắn với sự khu biệt của xã hội đối với ngôn ngữ.
- Về bình diện nghĩa

Nếu ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa thì ngôn ngữ
nghệ thuật có hai bình diện nghĩa, một bình diện hướng vào hệ thống ngôn ngữ
văn học với ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp, và mặt khác, hướng
vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật. Phạm vi sử dụng phương
tiện ngôn ngữ của ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật rộng hơn ngôn ngữ phi nghệ
thuật. Đặc biệt, ngôn ngữ tiểu thuyết - nghệ thuật đạt đến độ chuẩn mực do hoạt
động tìm tòi, sáng tạo ngôn ngữ của nhà văn.
Do ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ tiểu thuyết
cũng mang những đặc trưng chung của ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng,
tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu của ngôn ngữ nghệ thuật, cũng là
của ngôn ngữ tiểu thuyết. Nó biểu hiện ở khả năng xây dựng các hình tượng văn
học, ở khả năng truyền đạt không chỉ thông tin lôgic mà còn cả thông tin được tri
giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng).
Ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ nghệ thuật, nên nó cũng phải có tính
truyền cảm. Tính truyền cảm của ngôn ngữ tiểu thuyết biểu hiện ở chỗ nó làm
cho người đọc, người nghe cũng có cảm giác yêu, ghét, vui, buồn… giống như
người viết, người nói. Đây chính là một điểm mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật nói
chung và ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng. Nó tạo ra sự đồng cảm sâu sắc giữa tác
giả và người tiếp nhận. Tuy nhiên, mức độ của sự đồng cảm còn tùy thuộc vào
tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

17


Mang đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết cũng mang
tính cá thể hóa. Đó là cái riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trên cơ
sở là vốn ngôn ngữ chung của cả cộng đồng, mỗi nhà văn lựa chọn cho mình một
cách sử dụng ngôn ngữ riêng, mang dấu ấn phong cách của mình.
Ngôn ngữ tiểu thuyết mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của ngôn ngữ

nghệ thuật nhưng nó vẫn có những đặc thù riêng, mang đậm dấu ấn thể loại.
Ngôn ngữ tiểu thuyết thuộc ngôn ngữ tự sự, xét trong sự khu biệt với ngôn
ngữ trữ tình và ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình là sản phẩm của
sự thăng hoa của chủ thể sáng tạo nên nó thấm đẫm cảm xúc của người viết. Đặc
biệt là ngôn ngữ thi ca, rất giàu tính nhạc, biểu hiện ở sự cân đối của vần, nhịp.
Nếu ngôn ngữ của tác phẩm kịch phải có tính hành động, tính khẩu ngữ thì ngôn
ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh. Do vậy, ngôn ngữ tự
sự thường có nhịp điệu khoan thai chứ không gấp gáp, chạy theo hành động của
nhân vật như ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ nhân vật có thể xuất hiện trực tiếp hoặc
gián tiếp qua lời người trần thuật hoặc được tách, ghép, đan xen trong ngôn ngữ
người trần thuật.
Trên đây là những đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết với vai trò là một thể
của loại hình tự sự. Tuy vậy, khi tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết, phải
so sánh ngôn ngữ thể loại này với ngôn ngữ của các thể loại khác thuộc loại tự sự
như truyện ngắn. Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng mang tính trầm tĩnh, khoan thai như
ngôn ngữ truyện ngắn nhưng phức tạp hơn. Ngôn ngữ tiểu thuyết thường mang
tính chất đa thanh. Theo M.Bakhtin, trong tiểu thuyết, không chỉ tác giả mới được
quyền nói mà nhân vật, với tư cách là một chủ thể độc lập, cũng có quyền sản sinh
ra các lời thoại, tranh cãi một cách bình đẳng với tác giả. Nếu như trong loại hình
văn xuôi đơn thanh, giọng điệu tác giả bao giờ cũng giữ vai trò thống trị, giọng
điệu nhân vật bị hòa lẫn trong giọng điệu của tác giả thì trong tiểu thuyết đa thanh,
mối quan hệ này rất bình đẳng. Nhân vật đối thoại với tác giả, tự mình bày tỏ quan

18


điểm trước các vấn đề của đời sống xã hội. Vì thế, nhân vật phải chịu trách nhiệm
về tiếng nói của mình, tác giả không thể áp đặt cái nhìn của mình vào nhân vật mà
buộc phải đối thoại không dứt với các nhân vật.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ tiểu thuyết còn có một vài đặc điểm rất riêng,

khácvới các thể loại văn xuôi khác. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng
phản ánh cuộc sống ở một phạm vi rộng lớn, soi chiếu đời sống ở mọi góc độ. Vì
vậy, ngôn ngữ tiểu thuyết có sự kết hợp, soi sáng lẫn nhau giữa các lớp ngôn
ngữ: ngôn ngữ dân tộc, khẩu ngữ, từ địa phương, từ nghề nghiệp, từ ngữ chuyên
ngành… Điều đó khiến tiểu thuyết trở thành thể loại văn học gần gũi nhất với
đời sống con người.
Tất cả những đặc trưng trên làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết mang một màu
sắc khác hẳn với các thể loại khác: vừa đậm tính nghệ thuật nhưng cũng bình dị
như lời ăn tiếng nói hằng ngày.
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với không khí đổi mới của đất nước,
văn học nước nhà cũng đã có những bước phát triển mới. Sự thay đổi trong các
quan niệm về giá trị và bản chất nghệ thuật là những nhân tố quan trọng tạo nên
những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của văn học nói chung, tiểu thuyết
nói riêng.
Sau hơn 30 năm phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh với cảm hứng
chung là ngợi ca cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, bắt đầu từ những năm
80 của thế kỉ XX, văn học đã chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư, đi sâu vào
khám phá những góc khuất của cuộc sống con người. Là thể loại có khả năng
phản ánh đời sống ở phạm vi rộng lớn, tiểu thuyết đã thực sự khởi sắc. Một thế
hệ nhà văn trưởng thành từ sau chiến tranh đã mang đến luồng gió mới cho tiểu
thuyết nước nhà. Có thể kể đến tên tuổi của Chu Lai, Dương Hướng, Ma Văn
Kháng, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường…Những

19


cây bút này đã đi sâu vào việc thể hiện những mảng màu đa đạng của cuộc sống,
góp phần làm nên diện mạo mới của văn học đương đại.
Với lối tư duy nhìn thẳng vào sự thật, các tác giả đã mạnh dạn nhìn lại

hiện thực của thời kì vừa qua, phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án
những tư tưởng đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong các tác
phẩm: Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc
Trường), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà)… cái ác, cái xấu và những quan
niệm lỗi thời vẫn còn tồn tại và thậm chí có một sức mạnh vô hình, chi phối đến
nhiều mặt của đời sống xã hội. Lật lại quá khứ, nhìn nhận và phản ánh nó với
một cái nhìn chính xác, khách quan, các nhà tiểu thuyết muốn chúng ta từ giã
quá khứ một cách dứt khoát để hướng tới tương lai tốt đẹp, giàu tính nhân bản
hơn. Và cái nhìn thẳng vào sự thật của tiểu thuyết đương đại đều nằm trong chức
năng chính là phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn trong cuộc sống
của con người. Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã từ bỏ được lối nhìn dễ dãi về đời
sống và con người. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ác
mộng của Ngô Ngọc Bội đã thôi không nhìn nông thôn với cảnh điền viên, trống
dong cờ mở. Nông thôn đích thực hiện ra trong tiểu thuyết của nhà văn trong
khung cảnh “trời long đất lở”, rối rắm, hỗn tạp và nhìn kĩ vào nông thôn ấy, ta sẽ
thấy cả xã hội Việt Nam mấy chục năm qua. Bởi vậy, đọc tiểu thuyết hôm nay
rất dễ có cảm giác vừa thú vị, hấp dẫn lại vừa đau xót, căm phẫn. Điều đó chứng
tỏ tiểu thuyết hôm nay đã áp sát mọi vấn đề gai góc của cuộc sống, xông thẳng
vào các “mắt bão” của cuộc đời và nêu lên những vấn đề cực kì quan thiết với
con người thông qua những số phận có tính bi kịch.
Tiểu thuyết hôm nay có một cấu trúc uyển chuyển do độ mở của nó rất
rộng. Do nhu cầu tiếp nhận của độc giả, tiểu thuyết hiện đại không yêu cầu phải
viết dài, thường chỉ vài trăm trang và có thể “đọc một hơi”. Mặt khác, khi nhà
văn đào sâu vào đời sống của cá nhân một con người thì tiểu thuyết không thể

20


bành trướng nhiều tập, nhiều trang như Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi,
Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp, Cửa biển của Nguyên Hồng, Vỡ bờ của

Nguyễn Đình Thi…Một lý do khác khiến dung lượng tiểu thuyết dồn nén lại là
bởi các nhà văn bây giờ có xu hướng phấn đấu để viết nội dung chứ không phải
kể nội dung. Lớp nhà văn cao niên như Nguyễn Khải sau 1975 đã thay đổi cách
viết của mình, thiên về viết tiểu thuyết ngắn như Cha và con (1979), Gặp gỡ
cuối năm (1982), Thời gian của người (1985), Một cõi nhân gian bé tí (1989),
Thượng đế thì cười (2003)… Các nhà văn trẻ tuổi hơn như Tạ Duy Anh, Trần
Chiến, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương cũng ưa thích
lối viết tiểu thuyết ngắn. Nhà văn Tạ Duy Anh viết: “Xu hướng ngắn, thu hẹp bề
ngang, vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa ý
nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không áp
đặt chân lý là dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra thế giới theo
cách của nó. Ở đó, con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều hơn là
chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử” [56, 68].
Nhân vật trong tiểu thuyết đương đại không còn là những con người điển
hình, toàn vẹn về mọi mặt như trong các tác phẩm thời kì trước mà là những con
người như một thực thể đa trị. Trong họ cùng một lúc có thể tồn tại rất nhiều con
người, độc ác, xấu xa lẫn với phần thánh thiện, hiền lành, cái cao cả luôn tồn tại
song song với cái thấp hèn… Đặc biệt, các nhà văn đi sâu vào việc phản ánh số
phận con người giữa dòng chảy xô bồ của cuộc sống hiện đại. Số phận con người
trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tác giả, thể hiện cái nhìn dân chủ đối với
sự phức tạp của tính người. Con người là nạn nhân của những sai lầm của lịch sử,
con người sống như “người thừa” giữa nhịp chảy hối hả của cuộc sống, con người
không thẳng nổi dục vọng, chạy theo tình, tiền và cuối cùng đánh mất tất cả… Họ
không còn toàn vẹn, cao cả như những anh hùng trong chiến tranh mà là những
con người của đời sống thực tại, sống động và gần gũi như bất cứ ai.

21


Không chỉ phá vỡ nguyên tắc điển hình hóa trong việc xây dựng nhân vật

mà tiểu thuyết hiện đại còn có xu hướng giản lược nhân vật và cốt truyện. Mỗi
tác phẩm chỉ có một hoặc một vài nhân vật chính hoạt động trong một tuyến cốt
truyện. Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Đàn bà xấu thì không có quà của
Y Ban, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phương… là những tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng giản lược nhân vật và cốt
truyện của tiểu thuyết đương đại.
Ý thức rõ vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc xây dựng tác phẩm,
các nhà tiểu thuyết đương đại đã có rất nhiều cách tân trong việc sử dụng ngôn
ngữ nhằm xây dựng tác phẩm của mình thành bản giao hưởng ngôn từ. Ngôn
ngữ nhân vật là sự tổng hợp các dạng thức lời nói khác nhau của nhiều tầng lớp
người trong xã hội. Nhà văn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào một thứ ngôn
ngữ duy nhất và thống nhất. Ngôn ngữ tiểu thuyết là sự tổng hòa của ngôn ngữ
các thể loại văn học khác nhau. Nhà tiểu thuyết có thể sử dụng ngôn ngữ kịch,
ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ điện ảnh, hội họa để biểu đạt thế giới theo cách của
riêng mình.
Sự thay đổi về tư duy nghệ thuật và những cố gắng tìm tòi của các nhà văn
đã đem đến một diện mạo mới cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nhiều
khuynh hướng tiểu thuyết ra đời, nhiều vấn đề của đời sống xã hội được đề cập,
các nhà văn cũng đã rất nhạy bén trong việc tiếp cận các khuynh hướng mới của
tiểu thuyết thế giới. Bên cạnh đó, những cách tân về hình thức biểu đạt, xây dựng
nhân vật và sáng tạo ngôn ngữ đã giúp tiểu thuyết Việt Nam đương đại ngày một
hoàn thiện hơn để xứng đáng là “cột sống” của nền văn học nước nhà
1.3. Vài nét về tác giả Hoàng Minh Tường và tiểu thuyết Thời của
thánh thần
1.3.1. Vài nét về tác giả

22


Hoàng Minh Tường sinh ngày 21 tháng 1 năm 1948 tại làng Động Phì, xã

Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà
Nội, Hoàng Minh Tường dạy học và làm công tác lãnh đạo tại Sở Giáo dục khu
tự trị Việt Bắc (1970-1977). Từ 1977-1988, ông là phóng viên báo Người giáo
viên nhân dân (nay là báo Giáo dục và Thời đại). Từ năm 1988, nhà văn làm
biên tập viên của báo Văn nghệ, hiện là trưởng ban văn xuôi báo Văn nghệ.
Hoàng Minh Tường là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam đương đại. Cùng với Hồ Anh Thái, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc
Trường, Tạ Duy Anh… ông đã góp phần làm nên diện mạo mới của văn xuôi
nước nhà từ sau đổi mới (1986). Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, nhà văn
đã xuất bản 12 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn, 5 tập bút kí, phóng sự. Tên tuổi
của ông gắn liền với các tác phầm như Thủy hỏa đạo tặc, Đồng sau bão, Thời của
thánh thần…Ông cũng giành nhiều giải thưởng văn học, trong đó, đáng kể nhất là
giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc.
Bén duyên, “tán tỉnh nàng Thơ” ngay từ buổi đầu đến với văn chương
nhưng Hoàng Minh Tường lại thành công nhất và được độc giả biết đến nhiều
nhất ở thể loại tiểu thuyết. Từ tiểu thuyết đầu tay Đầu sông đến Thời của thánh
thần, nhà văn đã chứng minh được sức viết dồi dào của mình, đặc biệt là ở mảng
đề tài về nông thôn. Tự nhận mình là người “chung tình với đề tài nông thôn”,
đặt nhiều tâm huyết vào mảng đề tài này nên nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ
đi vào trang văn Hoàng Minh Tường vừa chân thật, gần gũi lại vừa mang nét
điển hình, không trộn lẫn với hình ảnh của bất cứ miền quê nào. Đọc tiểu thuyết
của nhà văn, người đọc hiểu thêm về văn văn hóa và con người xứ Bắc. Nông
thôn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong tiểu thuyết Hoàng Minh Tường
luôn được đặt trong những thời điểm lịch sử đặc biệt. Thủy hỏa đạo tặc viết về
miền đất ấy trong những năm 80 của thế kỉ trước. Đó là giai đoạn khốn khó nhất

23



của bà con nông dân, phải khoán chui lén lút, cuộc sống vô cùng quẫn bách. Đó
là cuốn tiểu thuyết “rất nóng”, được viết vào thời điểm cả nước đang xôn xao với
sự kiện bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc bị khép tội “chống đường lối”
vì chủ trương cải cách nông nghiệp. Tác phẩm đã bám sát hiện thực nông thôn,
có tính phản biện mạnh mẽ. Cũng bởi lẽ đó mà Thủy hỏa đạo tặc viết xong năm
1982 nhưng mãi đến năm 1996 mới được xuất bản. Cùng chung đề tài với Thủy
hỏa đạo tặc nhưng Thời của thánh thần lại lấy bối cảnh những đất nước sau năm
1954 làm không gian phản ánh chính. Một lần nữa, nông thôn miền Bắc lại hiện
lên trong một thời kì lịch sử “nhạy cảm” của đất nước: Cuộc cải cách ruộng đất
được tiến hành vào những năm 1953-1956. Không khí căng thẳng, những sai lầm
về chủ trương, đường lối được thể hiện cụ thể, sinh động qua những biến cố, mất
mát đau thương của gia đình dòng họ Nguyễn Kỳ. Hình ảnh tan hoang của đại
gia đình ấy sau cuộc đấu tố, xử tội của chính quyền cũng chính là một phần của
nông thôn miền Bắc trong những năm sau kháng chiến chống Pháp, khi chúng ta
bắt tay vào xây dựng lại đất nước nhưng lại vận dụng một cách giáo điều, máy
móc mô hình “thổ địa cách mạng” của Trung Quốc dẫn đến những hậu quả đau
lòng. Thẳng thắn, trung thực, Hoàng Minh Tường đã dũng cảm lật lại quá khứ,
viết lại nó với tâm huyết của một nhà văn chân chính nên tiểu thuyết của ông vừa
có chiều sâu lại vừa độc đáo, mang đậm phong cách của tác giả.
Viết về quá khứ ở những thời điểm lịch sử mà bấy lâu nay văn học nước
nhà né tránh, đối mặt với những vấn đề chính trị nhạy cảm, tiểu thuyết của Hoàng
Minh Tường thường mang tính phản biện, tính luận đề sâu sắc. Ông viết về lịch sử
với cái nhìn khách quan, để cho nhân vật - người trong cuộc tự bày tỏ hoặc đối
thoại với nhau để làm rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tác giả thường chọn
những vấn đề gai góc của lịch sử, phơi bày sự thật của nó và để độc giả tự chiêm
nghiệm về một vấn đề mà bấy lâu nay lịch sử nước nhà có cách nhìn và cách viết
khác. Tính phản biện lịch sử của tiểu thuyết Hoàng Minh Tường thường được thể

24



hiện qua hệ thống nhân vật. Thông qua những thăng trầm của cuộc đời họ dưới tác
động của những biến động thời cuộc, tác giả đã cho thấy bộ mặt của lịch sử, một
lịch sử được lưu giữ trong chuỗi kí ức của các thế hệ và bấy lâu nay không được
nhắc đến trong các văn bản lịch sử chính thống.
Là một trong những gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại, chịu ảnh hưởng lối viết mới của tiểu thuyết hiện đại nhưng về mặt sử dụng
ngôn ngữ, Hoàng Minh Tường lại đi theo lối viết truyền thống. Văn phong tác
giả thường “lịch lãm, nhẹ nhàng êm ái mà lại khúc chiết, thâm trầm, đủ cho
người đọc suy ngẫm…”[39]. Chính lối viết giản dị, khiêm nhường ấy đã tạo nên
gương mặt riêng của Hoàng Minh Tường trong nền văn xuôi Việt Nam đương
đại - mộc mạc, chân chất nhưng rất đỗi đằm thắm, chân tình.
1.3.2. Tiểu thuyết Thời của thánh thần
Thời của thánh thần là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu, được biết
đến nhiều nhất của Hoàng Minh Tường. Ra mắt độc giả từ năm 2008, tác phẩm
đã gây được tiếng vang lớn, thu hút sự quan tâm, chú ý đặc biệt của độc giả và
giới nghiên cứu, phê bình văn học bởi nó đã đề cập đến những vấn đề “nhạy
cảm” về một thời kì đầy biến động của lịch sử dân tộc. Tác phẩm là câu chuyện
về một gia đình vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng suốt nửa sau thế kỉ XX.
Bốn anh em trai, ba con đẻ, một con nuôi, sau Cách mạng tháng Tám, mỗi người
chọn cho mình một con đường, vinh - nhục, sướng - khổ cùng với con đường đó.
Người trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp, người là nhà thơ, kẻ bơ vơ phát vãng
nơi đất khách quê người, người ở lại làm ruộng lo hương hỏa cha ông. Mỗi
người một tính cách, một cách sống khác nhau nhưng đều thể hiện cách nhìn
nhận đa chiều của tác giả về một thời kì lịch sử được ghi nhớ là hào hùng, oanh
liệt trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Với Thời của thánh thần,
những thập niên cuối của thế kỉ trước không chỉ có hình ảnh oai hùng của cả dân
tộc mang trong mình chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhất tề đứng lên đánh giặc

25



×