Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.59 KB, 158 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ NGUYỆN

ĐẶC ĐIỂM THƠ TÌNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SAU 1975

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN

NGHỆ AN- 2012


2

Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đối với TS.
Nguyễn Lâm Điền, thầy đã nhiệt tình, tận tâm và chu
đáo hướng dẫn em thực hiện luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư
phạm Vinh cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn
thành khóa học.
Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn


bạn bè và những người thân trong gia đình đã động
viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, tháng 9 năm
2012

Bùi Thị Nguyện


3

MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................6
7. Kết cấu luận văn........................................................................................6
NỘI DUNG...................................................................................................7
Chương 1. Thơ tình Đồng bằng sông Cửu long
trong dòng mạch thơ tình sau 1975...........................................................7
1.1. Những nét chính về thơ tình Việt Nam sau 1975...................................7
1.1.1. Những thành tựu nổi bật của thơ tình Việt Nam sau 1975..................8
1.1.2. Đặc điểm của thơ tình Việt Nam sau 1975.........................................9
1.2. Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long......................................................23

1.2.1. Quan niệm về thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long.............................25
1.2.2. Những thành tựu nổi bật của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long.....28
Chương 2. Đặc điểm nội dung của thơ tình
Đồng bằng sông Cửu Long.........................................................................38
2.1. Những khát vọng về tình yêu chân thành, đằm thắm, thủy chung.........38
2.1.1. Khát vọng về tình yêu chân thành.......................................................38
2.1.2. Khát vọng về tình yêu đằm thắm, thủy chung.....................................41
2.2. Những trăn trở suy tư, niềm vui, nỗi buồn trong tình yêu......................44
2.2.1. Những trăn trở suy tư trong tình yêu...................................................44
2.2.2. Niềm vui trong tình yêu......................................................................56
2.2.3. Nỗi buồn trong tình yêu......................................................................57


4

Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của thơ tình
Đồng bằng sông Cửu Long........................................................................69
3.1. Sử dụng chủ yếu thể thơ tự do và thơ lục bát.........................................69
3.1.1. Sử dụng thể thơ tự do..........................................................................70
3.1.2. Sử dụng thể thơ lục bát........................................................................78
3.2. Ngôn ngữ thơ..........................................................................................83
3.2.1. Cách sử dụng phương ngữ Nam Bộ....................................................86
3.2.2. Cách so sánh ví von.............................................................................88
3.3. Hình ảnh thơ mang dấu ấn đậm đà
của Đồng bằng sông Cửu Long.....................................................................90
3.3.1. Hình ảnh thơ giản di, gần gũi với con người
Đồng bằng sông Cửu Long...........................................................................90
3.3.2. Hình ảnh thơ đậm đà cảnh sắc
của Đồng bằng sông Cửu Long.....................................................................93
3.4. Giọng điệu...............................................................................................99

3.4.1. Giọng tâm tình giãi bày........................................................................99
3.4.2. Giọng trăn trở suy tư...........................................................................102
3.4.3. Giọng tự vấn........................................................................................104
KẾT LUẬN...................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu là đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, bởi tình
yêu là cung bậc kỳ diệu nhất trong cảm xúc con người. Tình yêu của con
người vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhiệt thành, sôi nổi,
thẳng thắn, cháy bỏng và giàu chất lãng mạn, sâu sắc, nồng nàn. Tình yêu ấy
được rất nhiều nhà thơ ĐBSCL thể hiện trong sáng tác của mình với những
cung bậc khác nhau rất thiêng liêng và chan chứa yêu thương.
“Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của
nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại sinh ra nó, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ
của thời đại đó” [52; tr 126]. Cùng với sự phát triển của thơ ca Việt Nam sau
1975, thơ ĐBSCL cũng có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Thơ tình ĐBSCL sau 1975 như một bản nhạc với bao nốt nhạc trầm
bỗng của tâm hồn con người. Cung bậc của bản nhạc ấy phức tạp, đa dạng
và phong phú trong từng giọng điệu. Đó là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, sự
dang dỡ, lỡ làng,… trong tình yêu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện
trong tập thơ Thơ tình sông Cửu Long (2011) với 84 bài thơ của 84 tác giả
sinh sống và làm việc tại ĐBSCL. Thơ tình ĐBSCL sau 1975 có bước phát
triển khá mạnh, cả về đội ngũ sáng tác lẫn tác phẩm. Đến với thơ tình ở
ĐBSCL sau 1975, chúng tôi nhằm tìm hiểu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng
sông Cửu Long sau 1975 qua tuyển tập thơ tình nói trên.

Tôi được sinh ra trên mảnh đất vùng ĐBSCL, ngoài tình yêu quê hương
đất nước, tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,… ở nơi chôn nhau cắt rốn.
Tôi muốn tìm hiểu thêm về tình yêu lứa đôi của vùng đất này. Đó cũng là lý
do tôi chọn đề tài Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Nhìn chung thơ ĐBSCL sau 1975 được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, nhưng riêng thơ tình ĐBSCL thì dường như chưa được các nhà nghiên
cứu nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống. Các công trình nghiên cứu chủ


6

yếu chỉ đánh giá chung chung về một vài phương diện của nội dung và nghệ
thuật. Tiêu biểu là các ý kiến sau:
Lê Chí đánh giá khái quát về thơ ĐBSCL: "Mặc dù số lượng người
làm thơ ở khu vực khá đông, nhưng nhìn chung tính sáng tạo còn ít, có phần
rời rạc; chất rung động và tư duy chưa được mở rộng; hiện thực còn mờ
nhạt, chưa gây ấn tượng cho người đọc (…) sức khai thác đề tài còn khá đơn
điệu (…) tính ngẫu hứng còn nhiều, giản đơn trong cảm xúc, dễ dãi trong
khai thác tứ thơ, sử dụng ngôn từ..." [9]. Phương Nguyên cho rằng ngay cả:
"Thơ được giải cũng có những bài hay, nhưng vẫn còn chừng mực, nhàn
nhạt, không có đột biến" .
Như vậy, bên cạnh một số ít nhà thơ đã tạo được phong cách, dấu ấn
riêng của mình đối với bạn đọc, phần nhiều các nhà thơ ĐBSCL vẫn còn đang
tìm tòi, định hình về phong cách.
Nguyễn Trọng Tín nhận định: “Thiếu đội ngũ lý luận phê bình thơ cũng
là một nguyên nhân khiến thơ Đồng bằng sông Cửu Long có phần... rời rạc,
không đến được với công chúng”.
Kim Ba nhận xét: “15 năm trở lại đây thơ ĐBSCL định hình khá rõ nét
với đặc điểm nổi trội là tính thuần phác gắn với cách nghĩ, cách sống của con

người ở vùng đất này. Ngay thơ của các nhà thơ quê ở các vùng miền khác
đến sinh sống tại vùng sông nước Cửu Long cũng dần dần mang sắc thái
này”. Phạm Quang Trung: “Thơ Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ mang
tính thuần phác, mà còn chất chứa nhiều chất suy tưởng, triết lý, thể hiện
đậm nét qua một số tác phẩm của Lê Chí, Trang Thế Hy, Nguyễn Trọng Tín,
Đinh Thị Thu Vân, Kim Ba...”.
Hữu Thỉnh nhận xét khái quát: "So với 10 năm trước tình hình sáng
tác văn học ở Đồng bằng Sông Cửu Long có bước phát triển khá mạnh, cả về
đội ngũ lẫn tác phẩm".
Trên trang Web Văn nghệ ĐBSCL, nhà văn Trần Quốc Toàn đã
có nhận xét như sau: “Trong tập “Thơ tình sông Cửu Long”, người miệt yêu
này đã yêu hết mình! Và điều ấy làm nên chất lượng cho một tập thơ tình”.


7

Bùi Văn Bồng có ý kiến như sau: “ĐBSCL là vùng đất có những nét
đặc thù về lịch sử, địa hình, khí hậu, dân cư rất độc đáo của Nam Bộ. Văn là
người. Người miền Tây Nam Bộ có lối sống và cách sống ít giống những vùng
quê khác trên đất nước ta: Với nội tâm sâu sắc, ưa hành động nhưng ít
chuộng hành văn, chất phác, thật thà nên không thích màu mè, hình thức;
kiên quyết nhưng rất kiên trì; dễ hòa đồng nhưng không dễ hòa tan; tiếp cận
nhanh với khoa học nhưng không thích khoa trương, khoa cử… Tích cách trội
về bộc trực, thẳng thắn dẫn đến liên tưởng, hư cấu phần nào bị hạn chế [83].
Nguyễn Đức Phú Thọ có ý kiến: “Văn học trẻ ĐBSCL 10 năm trở lại
đây đã có sự biến chuyển tích cực trong ý thức làm mới nội dung, tư tưởng
lẫn ngôn ngữ, bút pháp thể hiện tác phẩm. Về thơ, đã hình thành nhiều giọng
điệu mới với sự đột phá mạnh mẽ trong tư duy sáng tác, làm nên những bước
chuyển đa dạng và độc đáo. Hoàn toàn có thể tin tưởng trong nay mai thơ trẻ
ĐBSCL sẽ đủ sức làm nên một dòng chảy, một diện mạo riêng. Có thể nhắc

đến: Huỳnh Thúy Kiều, Võ Mạnh Hảo, Trương Trọng Nghĩa, Quân Tấn,
Nguyễn Đăng Khương, Nguyễn Giang San, Trần Huy Minh Phương…”.
Võ Mạnh Hảo từng cho rằng :“Thật sự khó để nói lên đặc điểm nổi bật
của cây bút trẻ ĐBSCL trong 10 năm qua. Tôi chỉ có thể nhận xét rằng trong
những năm trở lại đây, vùng đất phù sa này đang xuất hiện một lớp cây bút
trẻ đang viết khác đi những nhà văn thuộc các thế hệ trước. Dù vậy, phần lớn
các bạn viết trẻ ở ĐBSCL vẫn sáng tác theo kiểu tài tử, chưa nhiều cây bút
viết một cách chuyên nghiệp”.
Trên đây là một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu khi bàn về thơ tình
ĐBSCL sau 1975. Tuy tập thơ mới được xuất bản, nhưng các nhà nghiên cứu
cũng đã đi vào khảo sát ở nhiều phương diện khác nhau. Những công trình
nghiên cứu trên mới được đề cập đến dưới một góc độ. Riêng vấn đề Đặc
điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 cho đến nay chưa có công
trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Nếu có, cũng chỉ một vài ý kiến
đề cập đến và cũng chỉ khảo sát trong phạm vi đối tượng nghiên cứu, chưa
bao quát hoặc khái quát vấn đề trong thời kỳ văn học.


8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975,
chúng tôi nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ
viết về tình yêu lứa đôi sau 1975 ở ĐBSCL. Nhất là ra những cách cảm, cách
nghĩ, cách nhìn, cách thể hiện riêng của nhà thơ về vấn đề tình yêu lứa đôi.
Để qua đó, thấy được những tâm tư, tình cảm tâm hồn của con người ĐBSCL
qua thơ.
Nghiên cứu đề tài này là cách tiếp xúc nhiều hơn với thơ tình ĐBSCL
sau 1975, thấy được những nét riêng trong thơ tình của con người ĐBSCL.

Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn cảm nhận được thơ tình ĐBSCL sau
1975 một cách sâu sắc hơn, cũng như tìm ra được những đặc điểm nổi bật,
những đặc sắc nghệ thuật của thơ tình ĐBSCL sau 1975. Chúng tôi cho rằng,
điều đó góp phần khẳng định đóng góp của thơ ĐBSCL vào sự phát triển của
thơ ca dân tộc.
Nghiên cứu một cách có hệ thống những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
trong tập Thơ tình sông Cửu Long nhằm giúp cho chúng tôi nhận ra những
cung bậc tình cảm, những nỗi niềm sâu kín, những tâm tư lắng đọng của con
người ĐBSCL. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc được tận hưởng những giây
phút ngọt ngào, ấm áp và cả nỗi buồn của tình yêu. Đó còn là tình yêu được
cụ thể hóa bằng lòng trân trọng, yêu hết mình, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cho
người mình yêu.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có điều kiện hiểu thấu đáo tình yêu
đôi lứa trong thơ tình ĐBSCL sau 1975. Từ đó, giúp cho chúng tôi có được
một khối lượng kiến thức phong phú, giúp nâng cao chuyên môn, phục vụ cho
công tác giảng dạy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để khẳng định những mục đích nói trên, chúng tôi đi vào phân tích và
lí giải những biểu hiện của đặc điểm thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long qua
những tác phẩm cụ thể.


9

So sánh đối chiếu những nét riêng của thơ tình Đồng bằng sông Cửu
Long so với thơ tình nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những Đặc điểm của thơ tình
Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu khảo sát thơ tình ĐBSCL giai đoạn sau 1975 qua tuyển
tập Thơ tình sông Cửu Long. Và những bài thơ tình của các nhà thơ ĐBSCL ở
một số tuyển tập thơ và một số tập thơ khác. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát
thơ tình giai đoạn sau 1975 của một vài nhà thơ ở vùng miền khác. Trên cơ sở
đó tìm ra đặc điểm riêng của thơ tình ĐBSCL.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương
pháp sau:
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp: phương
pháp này đã giúp chúng tôi tiếp cận được với những đặc điểm cơ bản của tập
thơ. Từ đó rút ra giá trị mới về nội dung, nghệ thuật của thơ tình ĐBSCL viết
về tình yêu đôi lứa ở ĐBSCL sau 1975 .
Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh: phương pháp này
được sử dụng trên hai bình diện đồng đại và lịch đại để chỉ ra sự kế thừa và
những cách tân của các nhà thơ viết về đề tài tình yêu sau 1975 qua tuyển tập
Thơ tình sông Cửu Long.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm xem xét
những bình diện, những yếu tố và những mối quan hệ cơ bản tạo nên diện
mạo của thơ viết về tình yêu sau 1975 ở ĐBSCL.
Song song đó, để làm rõ vấn đề tình yêu lứa đôi trong thơ tình ĐBSCL
sau 1975, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh,
bình giảng, bình luận, giải thích để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn


10

Với đề tài này, luận văn góp phần chỉ ra Đặc điểm thơ tình ở Đồng
bằng sông Cửu Long sau 1975.

Luận văn khẳng định một số bình diện đặc sắc trong cách thể hiện,
cách nhìn nhận, lí giải về tình yêu trong thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long
sau 1975.
Từ kết qủa đạt được, hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy văn học địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long trong dòng mạch thơ tình sau
1975.
Chương 2: Đặc điểm nội dung của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của thơ tình Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương 1
THƠ TÌNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG DÒNG MẠCH THƠ TÌNH SAU 1975
1.1.

Những nét chính về thơ tình Việt Nam sau 1975
Thơ tình Việt Nam sau 1975 là một thế giới cảm xúc được giải phóng

với rất nhiều cung bậc, gần như không còn ràng buộc yếu tố lý trí, chuẩn mực,
khuôn phép nào. Trong công trình nghiên cứu Thơ trữ tình Việt Nam, Lê Lưu


11

Oanh có so sánh những đặc thù của tình yêu thời chiến với tình yêu hiện nay
và rút ra nhận xét: “Tình yêu thời chiến có đặc thù rất rõ. Tình yêu là nơi yên
tĩnh, là sự thanh thản, là phút lặng trong chiến tranh, là biểu hiện của sự

sống bất diệt trong bom đạn, là hậu phương, nơi gửi gắm hy vọng đợi chờ
của người ra trận. Đó là loại tình yêu mang lí tưởng cao cả, mang nét chung
của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử. Tình yêu hiện nay là một cõi miền rất
riêng tư với các dạng vẽ vĩnh cửu nó: mất mát, tan vỡ, hòa hợp, hờn giận, nỗi
đau đớn tinh thần, sự trống rỗng vô vọng, niềm khắc khoải, chênh vênh, day
dứt, dự cảm, nồng nàn,… Nó phức tạp hơn và trần tục hơn” [29;tr.104]. Ông
cho rằng: “Cái được khẳng định của thơ tình hiện nay là ở chỗ con người –
cá nhân – tình yêu rất cứng cỏi và mạnh mẽ, đam mê và không bi lụy”
[29;tr.104].
Tình yêu đến với tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn, cao thấp,
không phân biệt già trẻ, gái trai, tình yêu không phân biên giới, không cần
giấy thông hành, thời gian và muôn thế hệ con người. Tình yêu của mọi người
không ai giống ai do những yếu tố khách quan, chủ quan chi phối. Chính sự
khác nhau đó đã làm nên sự đa dạng của tình yêu. Thơ ca là sản phẩm của
cảm xúc, nó thể hiện đầy đủ những sắc màu cảm xúc của tình yêu. Tình yêu là
nguồn chất liệu, là nguồn cảm hứng không thể thiếu trong sáng tạo thơ ca của
các nghệ sĩ. Tình yêu lứa đôi trong thơ sau 1975 được khai thác ở cả chiều
sâu và chiều rộng, thơ ca đi sâu vào ngõ ngách thầm kín của tâm hồn, khám
phá những tình cảm riêng tư của con người. “Các nhà thơ trẻ đi sâu vào tình
yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những buồn vui và cả những mất mát với
nhiều cung bậc, sắc thái, có êm ái, có thơ mộng nhưng nhiều hơn là những éo
le, nghịch cảnh cùng những đam mê cuồng nhiệt và cả những bi hài” [5;
tr.481]. Tình yêu trong thơ giai đoạn này được nhìn nhiều góc độ khác nhau
tạo cho thơ tình giai đoạn này mang một màu sắc riêng so với thơ tình trước.
1.1.1. Những thành tựu nổi bật của thơ tình Việt Nam sau 1975
Thơ tình Việt Nam sau 1975 đã có những bước chuyển mới rất cơ bản về
nội dung, về nghệ thuật và thi pháp. Trong thơ giai đoạn này gần gũi với cuộc


12


đời, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người hơn, thơ
nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận. Ngòi bút thơ chủ
động hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời
sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tới những hiệu
quả nghệ thuật mới.
Những năm đầu thập kỷ 80, thơ tình Việt Nam ở giai đoạn chuyển
giọng: nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của
cái tôi trước một thực tại. Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngại
nói về nỗi buồn thì trong thơ tình sau 1975 nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi
buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt với
một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới, những trắc ẩn riêng tư, đôi
lứa: Em chết trong nỗi buồn. Chết như từng giọt sương. Rơi không thành
tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ). Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ
biến. Câu hỏi “Người sống với nhau như thế nào?” thể hiện rất rõ tâm trạng
của một thời đoạn lịch sử cụ thể. Nét nổi bật của xu hướng này là các nhà thơ
rung động trước những biến thái tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như
thật mong manh. Ta biết rằng, buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ và cũng
là đề tài nổi bật của thơ ca. Không hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải có
nguyên cớ. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được nỗi buồn
sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Đó phải là những giọt nước mắt có giá trị
thanh lọc cảm xúc, khiến con người phải biết sống cao đẹp hơn, “Người” hơn.
1.1.2. Đặc điểm của thơ tình Việt Nam sau 1975
Nhìn về khái quát, thơ tình Việt Nam sau 1975 không chỉ là tiếng nói
ngợi ca mà phần lớn nó còn là tiếng nói nội tâm đầy tính nhân bản. Chính vì
vậy, việc khám phá đời sống nội tâm cá nhân với những trăn trở về cuộc sống
đời thường cũng là một trong những cảm hứng lớn của thơ tình Việt Nam giai
đoạn này. Thơ cũng trở về dần với cái tôi cá nhân, các nhu cầu cá thể, khẳng
định cá tính con người.
Viết về tình yêu lứa đôi, thơ sau 1975 cũng như thơ những giai đoạn

trước đã thể hiện rất sinh động mọi cung bậc cảm xúc tình yêu. Cung bậc cảm


13

xúc quy luật của tình yêu; mỗi người đều phải trải qua những rung cảm thuộc
quỹ đạo của tình yêu, đều nằm trong sự chi phối của quy luật đó. Ta dễ nhận
thấy, trong thơ tình giai đoạn này những cung bậc tình cảm yêu đương khác
nhau: hạnh phúc, hi vọng và thất vọng, tin tưởng, sum họp và chia ly,… từ
những hẹn hò xa xôi đến những tình cảm từ thời trẻ con thơ dại, những kỉ
niệm in dấu thuở học trò, từ những tình cảm vu vơ đến yêu người đã sang
ngang, từ những giây phút nồng nàn, đắm đuối đến sự lạnh lùng xa cách,…
nghĩa là mọi trạng thái bâng khuâng, hồi hộp, hờn ghen, tuyệt vọng, niềm vui
hay nỗi buồn.
Xuân Diệu trước đây đã từng nói nhớ : “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình,
anh nhớ ảnh. Anh nhớ em. Anh nhớ lắm, em ơi”; giờ đây cái nhớ trong thơ
thời kỳ này cũng không kém phần mãnh liệt:
“Nhớ em, nhớ bóng, nhớ hình
Nhớ hơi, nhớ tiếng hỡi mình mình ơi
Nhớ em biếng nói biếng cười
Biếng ăn biếng ngủ, đứng ngồi xốn xang
Nhớ em thắt ruột, héo gan
Ngày đêm khắc khoải, mơ màng mông lung
Nhớ em trời đất xoay cùng
Mặn mà tình nghĩa thủy chung cuộc đời”
(Nhớ em – Hoàng Duy)
Cả bài thơ chỉ có tám câu thì từ “Nhớ” xuất hiện tới năm lần với tần số
dồn dập “nhớ em, nhớ bóng, nhớ hình, nhớ hơi, nhớ tiếng”. Nỗi nhớ choáng
hết tâm hồn nhà thơ và dường như nhà thơ sống chỉ để nhớ về em nữa mà
thôi. Em đi đâu để nhà thơ “đứng ngồi xốn xang”, nhớ đến “thắt ruột, héo

gan”, nhớ đến “khắc khoải” khôn nguôi. Không có em cuộc đời trở nên vô
nghĩa, nhà thơ không thiết nói cười, không màng đến miếng ăn, giấc ngủ. Ta
như bị cuốn vào nỗi nhớ đang dậy sóng của nhà thơ và tưởng như bị nghẹt thở
trong nỗi nhớ ấy. Trời đất như xoay vần cùng nỗi nhớ em của anh, cảm động
cho mối tình thủy chung tình nghĩa trong cuộc đời.


14

Việt Chí Nhân thì “đêm não đêm nao” cũng “nhớ em xôn xao”, nỗi nhớ
“tái tê” đêm đêm vỗ vào giấc mộng “cả trong mơ còn thức”. Với anh “em là
một, là riêng, là tất cả” như mỗi người chỉ có một miền quê để đêm đêm anh
lại nhớ về em “rộn ràng”, “xót xa”:
“Anh nhớ em xót xa
Không như bướm nhớ hoa
Không như trăng nhớ nước
Mà như tiếng nhạc nhớ lời ca”
(Nhớ - Việt Chí Nhân)
Hàng me Sài Gòn hôm nay “đang vào mùa thay lá, thoang thoảng vị
chua khiến lòng anh nhớ” đến “mùa sấu rụng phố Tràng Thi”, nơi ấy ngày
xưa “trái sấu chia đôi, tay – và tay – chấm – muối. Tuổi đang yêu chua chát
cũng ngọt bùi”. Chỉ có vậy thôi “mà lòng anh bối rối. Để bây giờ thèm sấu,
nhớ tay ai?”
“Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi
Nhớ tiếng em cười hờn ghen bóng gió
Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa
Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời”
(Hà Nội mùa này sấu chín chưa em – Lê Giang)
Nhớ mùa sấu rụng, anh lại càng nhớ em nhiều hơn “anh muốn tức thì
hóa cánh chim bay. Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội” để trở về thuở xưa

“hai đứa lại xòe tay chấm muối” dù vào thu “sấu đã trái mùa”. Anh ước
mình hóa vào hạt “mưa lâm thâm mái phố”, “từng hạt thương hạt nhớ” thấm
vào tiếng hát trên môi em với Sài Gòn để lòng bớt nhớ về em.
Nỗi nhớ em trong thơ Y Phương cũng thường trực biết nhường nào:
“Ngày ra suối nhớ em
Gặp bông hoa nhớ em
Cùng nói chuyện với người con gái nào cùng nhớ em”
(Em – cơn mưa rào ngọn lửa – Y Phương)


15

Biết được mình đang nhớ, nhớ về ai là một điều hạnh phúc, hạnh phúc
trong nỗi nhớ, còn Trần Đăng Thao không ý thức được mình đang nhớ, anh tự
hỏi lòng mình: “Không lẽ chi mình nhớ đắm say?”. Nhớ mà không biết rằng
mình đang nhớ ấy là nhớ, ấy mới là nhớ sâu sắc “im lặng, ấy là yêu”. Nhớ,
buồn đã đành, nhưng nhớ mà không nơi gửi gắm tâm tư thì thì nỗi nhớ càng
thêm dày hơn. Anh tự tìm đến với mình:
“Anh nói với mình cho vợi nhớ
Bớt chờ, bớt đợi, bớt tương tư
Chao ôi xa xót, tình ly biệt
Chỉ khổ lòng anh nhớ thẫn thờ”
(Nhớ - Trần Đăng Thao)
Anh tự nhủ bớt chờ, bớt đợi để bớt nhớ mà hình bóng em vẫn làm anh
thẫn thờ, nỗi nhớ vẫn không thôi làm anh thao thức, nó lại càng thôi thúc anh
nhớ về em hơn.
Nỗi nhớ đâu phải lúc nào cũng lăn tăn như làn sóng trên mặt hồ mà “dữ
dội và dịu êm. Ồn ào và lặng lẽ” (Xuân Quỳnh), nỗi nhớ “chấp chới” như hạt
mưa đậu trên cành óng ánh mỗi ban mai:
“Anh nhớ em từng hạt mưa chấp chới

Nét nguyên trinh óng ánh mỗi cành sương
Âm ỉ mạch và ạt ào sông suối
Nỗi nhớ dồn thành tựu mấy đại dương”
(Nhớ - Phanxipăng)
Nỗi nhớ em lúc dịu êm như mạch nguồn âm ỉ cháy, lúc ạt ào như thác
suối đổ trên cao. Âm ỉ và ào ào, mạch ngầm và sông suối, tất đều có trong nỗi
nhớ của anh, nỗi nhớ “dồn thành tựu mấy đại dương”. Anh ngụp lặn, vẫy
vùng trong đại dương ấy.
Không chỉ nhớ, nỗi tương tư, tình yêu đơn phương cũng là cung bậc
được nhắc đến nhiều trong thơ hôm nay. Yêu đơn phương để rồi tương tư, để
rồi đau khổ. Biết vậy, nào ai dễ tránh được:
“Chỉ mình, mình nắm tay mình


16

Chỉ mình mình biết rằng mình tương tư
Đồi thông rơi cái quả khô
Tôi đem về để đợi chờ ai sang”
(Tương tư – Hoàng Liễn)
Thương em, tôi đã “không xấu hổ” đi sang con đường có cây vông
vang, nơi bước chân em ngày ngày thả gót để “cùng đi một lối” mà em nào có
hay. Em đâu để ý đêm đêm bên kia bờ dậu “tôi thức làm thơ” để tặng em,
nhưng em hờ hững nên tôi “chẳng tặng ai cả, mình mơ một mình”. Tình tôi
đó, thơ tôi đây tặng em nhưng “em không nhận và tình tôi cũng mất” (Xuân
Diệu), tôi chỉ biết sống với đợi chờ, với ước mơ được em sang một lần.
Nhưng chờ em – chờ đến bao giờ:
“Chiều sắp tàn rồi sao em không lại
Nỗi nhớ hôn mê bàn ghế anh ngồi
Lạy trời ngăn sấm chớp đừng rơi

Em mau lại cho hồn thôi sương giá”
(Chiều vắng em – Lê Thị Mây)
Em sẽ chẳng lại đâu, “Tình yêu rung chiếc đũa nhiệm màu” nhưng chỉ
rung cho mỗi trái tim anh thôi. Em đã thuộc về một người con trai khác, trái
tim em đã đập cho một người xa lạ nào kia. Em không đến tình yêu không
được đáp trả để mình anh bơ vơ với nỗi nhớ vô hồn.
Nỗi nhớ theo anh đi suốt mười năm với bao nhiêu hy vọng nhưng:
“Mười năm ta biết em không đọc
Những dòng thơ ta viết trinh nguyên
Mười năm ta biết em lặng ngắt
Chuyện ngày xưa của một con tim”
(Nhã Hoàng Lan – Huỳnh Quang Nam)
Mười năm qua “ta” viết cho em bao nhiêu dòng thư thắm thía nhưng
em nào cần đọc. Em vẫn hững hờ với tình ta, những phong thư mười năm vẫn
trinh nguyên. “Ta ở đây mà em cuối mây” nên “mười năm ta khóc em nào
biết”. Em đâu biết đến “một kẻ say tình” mượn rượu làm vui. Ta không có


17

được men tình ái ta đành say vào men rượu để quên em, quên nỗi đau vô
vọng, quên “chuyện ngày xưa của một con tim” đã làm anh rơi lệ xót xa
nhiều.
Hạnh phúc khi được sống trong tình yêu choáng ngợp trong tình yêu
của anh trái tim em cảm nhận cuộc đời tươi đẹp biết bao:
“Khi chúng mình yêu nhau
Cây lá muôn màu
Đường phố như vừa hình thành mới mẻ
Ai đi qua cũng nhìn em – cười
Ai đi qua cũng nhìn em – nháy mắt”

(Khi chúng mình yêu nhau – Lê Thị Kim)
Sống hạnh phúc trong tình yêu, con người nhìn thấy gì cũng đẹp, cũng
đáng yêu, đất trời như nở hoa hòa ca cùng trái tim mình. Tìm được hạnh phúc
từ giây phút ban đầu, đó là một may mắn. Có những mối tình phải vượt qua
biết bao thăng trầm, bao hy sinh nước mắt mới đến được với nhau, mới được
hưởng hạnh phúc trọn vẹn:
“Và em sau tháng ngày khô khát
Khổ đau và hy vọng
Đợi chờ và xa vắng
Người trai ấy trở về
Nguyên vẹn những lời xưa cũ đam mê”
(Sau mưa – Nguyễn Huy Dung)
Người trai ấy trở về mang theo hạnh phúc cho em sau những tháng
ngày khổ đau hy vọng đợi chờ xa vắng. Anh trở về mang theo niềm vui, ánh
sáng vào cuộc đời u buồn của em, đưa mùa xuân trở lại trong lòng em:
“Và em
Mắt lại cười như buổi đầu thơ dại
Tóc lại biếc như tình yêu thuở mới
Như sau mưa
Thiên nhiên thêm tươi tốt một lần”


18

(Sau mưa – Nguyễn Huy Dung)
Để vươn tới hạnh phúc, con người cần có niềm tin, có hy vọng biết đợi
chờ:
“Tôi vẫn hiểu
Rồi một ngày kia tình yêu sẽ đến
Và tôi chờ nó

Nhưng người ta chờ mặt trời trên bãi biển
Màu hồng sẽ rãi lên tóc lên mây”
(Khoảnh khắc – Hồng Ngát)
Tình yêu như mặt trời muôn đời vẫn thế, đến hẹn lại lên, không bao giờ
quên mọc vào mỗi bình minh. Tình yêu cũng thế, nó sẽ đến với những ai biết
chờ đợi, biết hy vọng, có niềm tin vững bền:
“Em tin là có thật
Điều kì diệu trên đời
Nếu không làm sao sống
Cùng nỗi khổ con người”
(Điều có thật – Phi Tuyết Ba)
“Điều kì diệu trên đời” ấy chính là tình yêu của anh dành cho em. Em
biết bây giờ anh như cánh chim háo hức vùng vẫy giữa mây trời, như con
ngựa chắc cương dong ruỗi những dặm đường thỏa chí sức trẻ. Rồi tất cả sẽ
qua sau cuộc vui thú anh sẽ trở về nơi mái ấm có người đợi chờ anh. “Con
chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân” (Nguyễn
Khải), anh sẽ nhận ra nơi nào dành cho anh, anh cần ai và ai cần anh. Điều
quan trọng em phải giữ niềm tin, nuôi hy vọng “nước đi ra bể lại mưa về
nguồn” (Tản Đà):
“Cánh đồng vào thu thoáng ánh sao rơi
Dòng sông miệt mài trôi chảy
Thôi em nhủ lòng hãy đợi
Một mai rồi mưa lại về”
(Khúc ru đêm mưa – Trần Thị Khánh Hội)


19

Chờ đợi, tin tưởng, hi vọng,… suy cho cùng chính là sự khao khát yêu
thương:

“Tôi vẫn làm thơ dẫu chỉ một người sẽ đọc
Tình yêu lui về nơi xuất phát trái tim
Giữa năm tháng đời người dằng dặc
Tôi mong được làm một khoảnh khắc trong em”
(Tôi từng muốn – Nguyễn Hoàng Sơn)
Tôi vẫn biết “sau thi ca là thời đại của văn xuôi. Ngày dài lắm với trăm
ngàn bất trắc” nhưng “tôi vẫn làm thơ dẫu chỉ một người sẽ đọc” và cũng chỉ
cần một người đọc thôi. Tôi sẽ vẫn giữ mãi mối tình chung thủy của mình;
tấm chân tình của tôi sẽ đưa em đến gần tôi, đưa em về đúng nghĩa trái tim
em – thổn thức những điều có thật. Không cần nhiều đâu, tôi chỉ “mong được
làm một khoảnh khắc trong em”, “giữa năm tháng đời người dằng dặc” ấy.
Chừng ấy thôi đủ cho một niềm hạnh phúc lớn lao.
Hạnh phúc lớn lao biết bao người đi tìm không có được, còn anh thì
“nhổ bọt vào quá khứ. Đã quên rồi muối mặn gừng cay”. Nhưng em tin rồi
“lá sẽ rụng về cội”. Bởi trên đời này chẳng có ai yêu anh hơn em, không ai
hiểu anh bằng em. Và em đợi:
“Tôi vẫn đợi một ngày anh trở lại
Than thở rằng anh chẳng thể nào quên
Dẫu cô ấy trẻ xinh và giỏi lắm
Em thả rồi vết trói vẫn còn nguyên”
(Yêu – Phan Thị Thanh Nhàn)
Con người trân trọng và khao khát tình yêu. Cũng chính vì lẽ đó, mà
con người đầy ắp những lo âu, e ngại. Trong cuộc đời thường đầy biến động
này, tình yêu quả thật mong manh dễ đỗ vỡ. Bao giờ nó cũng kèm theo nỗi
khắc khoải không yên:
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”
(Nói cùng anh – Xuân Quỳnh)



20

Ngày trước Xuân Diệu cũng từng viết “Tình yêu đến tình yêu đi ai biết
- Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”. Quy luật của cuộc sống: hợp rồi tan, tiệc
vui rồi cũng tàn. Thời gian lặng lẽ trôi, hạnh phúc không đứng yên và tình yêu
cũng không là vĩnh viễn. Con người hoài nghi, lo sợ tình yêu sẽ qua, chỉ chút
thời gian từng phút từng giờ:
“Đọc bài thơ yêu em thấy sự chia xa
Và bỗng nhiên em lại thấy bơ vơ
Tay vẫn vụng, trán nhô ra như trước”
(Thơ viết cho mình và những người con gái khác – Xuân Quỳnh)
Hạnh phúc tình yêu quá mong manh, ai biết đời được gì, còn gì, mất gì.
Xuân Quỳnh nhìn thấy sự chia xa trong hạnh phúc hiện tại, để rồi cảm thấy bơ
vơ không định hướng được điều gì bởi mọi thứ ngoài ý mình mong muốn.
“Lời yêu thương mỏng manh như màu khói. Ai biết tình ai có đổi thay”
(Xuân Quỳnh). Ai biết tình anh sao giữa dòng đời xuôi ngược, lòng người
nông sâu đổi thay như trở bàn tay sấp ngữa. Em chẳng đo được lòng người
nên em lo sợ gửi tình không đúng chỗ, yêu sai duyên và mến nhầm người.
Biết người thế nào trao tình yêu:
“Biết người có như sương khói
Tình yêu thả giữa mông lung
Em về ươm đời mộng ước
Mở ra trắng bàn tay không”
(Đừng như sương khói – Lê Thị Mây)
Biết anh có như sương đêm, tan nhanh sau ánh mặt trời, biết anh có
như sợi khói, bay xa khi gió thổi về. Em sợ tình yêu mình “thả giữa mông
lung” để rồi tan vỡ một đời mộng ước, lỡ cả một thì con gái.
Lỗi hẹn, ấy là dấu hiệu của một tình yêu tan vỡ. Bao nhiêu năm chia
ngọt xẻ bùi, tình cảm đằm sâu mọc cội rễ trong tim giờ bỗng chốc em xa. Nỗi
thương nhớ cồn cào dậy sóng trong lòng “thức vỡ từng đêm”, niềm thương

dâng tràn khóe mắt, canh cánh trong đêm đốt lòng anh câu hỏi: “Bây giờ em
nơi đâu”, em đi xa để lại cho anh nỗi buồn trống vắng đìu hiu:


21

“Thơ buồn thức vỡ từng đêm
Lại vang vọng mãi nỗi buồn em xa....”
(Bây giờ em nơi đâu – Chữ Văn Long)
Làm sao anh quên được người anh yêu? Mặc cho thời gian cuốn phăng
mọi thứ, còn lòng anh thì “thác đổ máu òa”. Xa em buồn ủ rủ từng giây
“mang nỗi buồn tha thiết nhớ yêu em”. Vì vậy, không ít người bị phụ tình ôm
vết thương đau đớn suốt đời:
“Em để lại trong tim tôi một mũi dao
Thỉnh thoảng lại nhấn sâu thêm một chút
Tôi mang nó suốt đời còn em thì không biết
Những mùa thu ướt máu vẫn đi về”
(Thất tình- Thanh Tùng)
Khi em cất bước sang ngang để lại tim anh “một vết chém vĩnh hằng”.
Thời gian không xoa dịu vết thương lòng “mũi dao em lại nhấn sâu thêm”.
“Bây giờ mọi thứ thuốc đều vô hiệu” nên anh tìm quên vào men rượu. Tỉnh
rồi lại say, say rồi lại tỉnh, nhưng nỗi đau không chìm khuất phút giây nào:
“Nhắc chuyện ngày xưa buồn vô kể
Mắt ta không khói mà sao cay
Lòng ta không sóng mà sao chao mãi
Ôi mười năm ta tỉnh hay say”
(Nhã Hoàng Lan – Huỳnh Quang Nam)
Em chờ anh mãi một lời yêu để xác định vị trí của mình trong trái tim
anh, để biết em là gì của anh. Em cứ đợi, anh cứ mãi thờ ơ “một lời thôi sao
lòng không thể”, ngập ngừng nói một lời thương nhưng tình trao mà người

không nhận, anh đã quá muộn màng:
“Trời mưa bong bóng bập bùng
Sao anh chẳng chịu nói giùm yêu em?
Bây giờ thì trầu đã têm
Cau dày đã bổ êm đềm lỡ dao
Vườn xuân người khóa cổng vào


22

Anh còn luyến tiếc lối vào làm chi”
(Trời mưa bong bóng bập bùng – Ngọc Hồng)
Như chim vào lồng như cá cắn câu, trầu duyên đã têm, cau dày đã bổ,
tình em đã trao cho người “khóa cổng vườn xuân”. Giờ anh đến, cửa đã gài
then, chỉ thấy trống vắng một nỗi u hoài tiếc “lối vào” xưa đã hóa xa xôi:
“Hoa đến thì hoa phải nở. Đò đầy người đò phải sang sông. Em đến
duyên em phải lấy chồng” (Dân ca), anh trách chi em đã vội vàng rẽ đường
sang ngang, anh trách gì em nữa! Em chờ anh héo cả xuân xanh, thương
“thuở ban đầu bối rối. Dại dột vin màu hoa chung thủy”, cả góc trời con gái
tím tái lỡ làng:
“Heo may – một thoáng da gà
Giật mình mới biết rằng ta muộn màng
Sang, hèn một chút hồng nhan
Phận duyên tất cả lỡ làng
Tại anh!”
(Lỡ làng – Dương Danh Dũng)
Đời người con gái, sang hèn chỉ nhờ một chút hồng nhan ở thời xuân
sắc, cái tuổi nó đuổi xuân đi, thời gian phai hồng nhạt sắc, cơ hội rồi sẽ qua.
Em tin vào duyên phận để “tất cả lỡ làng”, đoạn đường ngắn đi chẳng tới
cùng, tình bé bỏng bằng lăng mỏng manh, ôm niềm đau “day dứt” mỗi hè về

thấy bằng lăng cuối mùa bàng bạc, đàn lỗi cung sầu còn gì nữa đâu.
Thái độ sống cũng được Xuân Diệu tuân thủ suốt cuộc đời mình và nhà
thơ đã tìm ra ý nghĩa của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cái
chết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô. Khát khao được sống, được yêu, được giao
cảm cùng vũ trụ và cuộc đời, đã chiến thắng thời gian, vẫn vẹn nguyên sức
sống dồi dào của tuổi hai mươi:
“Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”
(Không đề)


23

Bài thơ đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ Xuân
Diệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đời
người. Con người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trong
từng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Bài thơ còn đưa ra
một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Hiểu một
cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình
với cuộc sống hôm nay, sôi nổi chân thành và thiết tha với đời. Chính vẻ đẹp
của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời.
Hoàng Nhuận Cầm trong Hò hẹn mãi cuối cùng em cùng đến là lời
tâm sự u hòai của chàng trai khi bị cô gái phụ tình. Anh hẹn cô để nói thẳng
một lời “dù đau xót một lần thôi”. Nàng cứ khước từ, chần chừ trong im lặng
rồi cuối cùng nàng đến. Nàng đã làm tan nát trái tim chàng bởi tình yêu đối
với nàng chỉ là trò đùa:
“Qủa tim anh như một căn nhà bé nhỏ
Gió em vào chán – gió lại ra
(Hẹn hò mãi cuối cùng em cũng đến – Hoàng Nhuận Cầm).
Anh không đủ điều kiện vật chất giữ em lại nên em xa anh. Nhà thơ

Hồng Quang chứng kiến cảnh người mình yêu chung bước bên người khác
mà lòng quặn đau, thấy mất đi phương hướng:
“Người ta về với người ta
Còn tôi cuối buổi chiều tà về đâu”
(Ngã ba – Hồng Quang)
Em về với người ta trong niềm hân hoan hạnh phúc còn tôi về đâu? Nỗi
đau trong lòng những kẻ bị phụ tình cứ âm ỉ cháy “lòng vỗ sóng bao nhiêu
điều bão giông”. Lời hẹn hò, câu thề nguyền “như dòng sông tan vào biển cả
mênh mông”, tất cả đều xóa “xóa nhòa trong hư không”.
Người không có hạnh phúc – chạy tìm hạnh phúc, kẻ may mắn có hạnh
phúc lại không biết níu giữ, nắm bắt để vuột cơ hội trong tầm tay mà luyến
lưu tiếc nuối đến se lòng:
“Giả sử ngày xưa anh đừng lặng im


24

Đừng khuấy mãi tách cà phê đã nguội
Đừng rời xa bàn tay em nóng hổi
Chắc bây giờ hoa tím vẫn đầy sân”
(Tím xưa – Phan Ngọc Thường Đoan).
Giũ mắt “trong mắt nhìn và trong góc trái tim” một lời yêu nên đành
để mất em. Mất em rồi mới biết đời vô nghĩa, thấy cuộc đời chỉ là những cơn
đau, trách mình nông nổi:
“Anh trót để tình yêu tuột mất
Anh trót để em ra đi vô cớ
Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biển xanh em mãi chớp sáng vòm trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”

(Không đề - Nguyễn Trọng Tạo)
Cuộc sống không ban tặng cho ta nhiều cơ hội. Cơ hội có thể tạo ra
nhưng không phải tạo ra thì thành công. Có những người đã đi hết cả cuộc đời
chỉ có một cơ hội duy nhất, nếu không biết nắm bắt sẽ lỡ dỡ trăm đường.
Trong tình yêu, cơ hội lại càng khó tìm, lần lữa mãi để rồi mang lấy một đời
luyến tiếc:
“Lần lữa mãi thế là ta lỡ dại
Để dành thành mất cắp một tình yêu
Thế là ta mồ côi em mãi
Cái vu vơ chết đuối dưới sương chiều”
(Một góc chiều Hà Nội – Nguyễn Duy)
Thơ ca sau 1975 nói nhiều về tình yêu với những cung bậc phức tạp, đa
dạng. Hạnh phúc trong nỗi nhớ trinh nguyên, hạnh phúc khi tình yêu đến, khi
tình yêu được người đón nhận, được người chia sẻ, cảm thông. Nỗi buồn khi
trao tình không đúng chỗ, buồn đau vì sự đổi thay của con người, tình yêu
tính toán, vật chất, hình thức. Hạnh phúc có, buồn đau có, nghi ngờ có, nuối


25

tiếc có,... những cung đàn tình yêu làm nên bản hòa phối, đa thanh, đa sắc
trong thơ hôm nay.
Con người hôm nay sống với tình yêu vị tha, cao thượng:
“Khi nào thấy trên con đường mỏi mệt
Cần nghĩ ngơi đôi phút cạnh dòng sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi
Tán đa tôi, bóng mát vốn quen dừng”
(Khi nào thấy – Xuân Hoàng)
Em hãy bay theo tiếng gọi trái tim mình nếu tình tôi không đủ đem
hạnh phúc cho em. Dòng đời này xuôi ngược lắm dốc ghềnh, em hãy ráng

vượt lên. Và em hãy nhớ rằng, dù “trọn đời hạnh phúc cùng ai. Đừng quên
phương ấy có người yêu em” (Vương Tâm). Tôi vẫn mãi chờ em nơi bến đợi
sông quê, và tôi luôn cầu chúc cho em hạnh phúc đủ đầy “Chỉ mơ được thấy
em cười. Là anh đã sống trọn đời bên em” (Vương Tâm). Nhưng nếu mai này
em vấp phải khổ đau, nếu mai này “trên đường đời mỏi mệt. Cần nghĩ ngơi
đôi phút cạnh dòng sông”, nếu em “thấy đời buồn gặm nhấm. Cần một lời
tiếp sức để đi xa”, và cả khi “lòng mang thương tích” thì em hãy đến tìm tôi.
Tôi nguyện làm “bóng mát”, làm con suối ngân nga dịu dàng, che chở cho
em, gội sạch những nỗi buồn đeo bám em và hàn gắn những vết thương mà
em “vô ý tự gây nên”. Tôi sẽ “dìu em lặng lẽ”, “dắt em đi tiếp cuộc đời” và
“hát em nghe bài ca thời tuổi trẻ. Nào em thân yêu ơi chúng ta lại lên đường”
(Ngô Xuân Hợi). Tôi chẳng trách em đâu vì tự sâu thẳm lòng mình tôi biết
được “vì hạnh – phúc - của – riêng - tôi. Em ra đi” (Chim Trắng).
Con người đời thường hôm nay cũng mạnh dạn bày tỏ sự chia sẻ một
cách trân trọng và cảm thông với sự gieo neo bất hạnh của những người phụ
nữ. Những người chồng cất tiếng nói đầy cảm thông với vợ:
“Em vất vả
Tối ngày tất tả
Lưng áo em
Ngang vôi trắng xóa


×