Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.67 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________

TRẦN THỊ THU HIỀN

ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
BÁO CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________

TRẦN THỊ THU HIỀN

ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
BÁO CHÍ

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN


Nghệ An, 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, tiến sĩ
Nguyễn Hoài Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới các
thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để có kiến thức thực hiện luận văn
này.
Luận văn không tránh khỏi những sai sót, tôi kính mong nhận được
những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô và những người quan tâm tới vấn
đề này.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên
Trần Thị Thu Hiền


MỤC LỤC


5
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1.Tiêu đề là một hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến đời sống tinh
thần của mọi tầng lớp xã hội. Bởi trong xã hội đương đại, nhất là các đô thị

phát triển, con người luôn tiếp xúc với những tiêu đề trên sách vở…Do đó,
tiêu đề là một thuật ngữ không mấy xa lạ với hầu hết mọi người trong xã hội.
Tiêu đề xuất hiện như những tên gọi khác nhau, hàm chứa những thông tin
ngắn gọn nhằm giới thiệu về các vấn đề của đời sống, cung cấp thông tin đến
đông đảo công chúng.
Thế nhưng bản chất tiêu đề là gì? Nó được tổ chức như thế nào? Vai trò và
cương vị ngôn ngữ học của nó đối với toàn văn bản, nói rộng ra là đối với hoạt
động giao tiếp ra sao? Tiêu đề có hay không có quan hệ đến tâm lí người phát
ngôn, người thụ ngôn?...Hàng loạt câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề tiêu đề
nhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và trả lời một cách thỏa đáng.
1.2. Việc lựa chọn, xử lí và tổ chức ngôn ngữ của tiêu đề như thế nào là
đúng, là hay, đó là một công việc không đơn giản nhưng lại có tác dụng thiết
thực đến xã hội, đến chuyển tải thông tin, đến truyền thông đại chúng và thậm
chí đến diện mạo văn hóa. Do đó, từ góc độ ngôn ngữ học, cần đi sâu vào
những vấn đề về nội dung và hình thức của tiêu đề. Đây là một vấn đề có tính
thời sự, bởi nhiều đối tượng phát ngôn - thụ ngôn nói riêng, cơ chế phát ngôn
- thụ ngôn nói chung đang là một trong những vấn đề ngôn ngữ học hiện đại
quan tâm nghiên cứu.
1.3. Đối với một văn bản nói chung và một văn bản báo chí nói riêng,
việc lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng một tiêu đề phù hợp là một vấn đề quan
trọng. Bởi tiêu đề có một vai trò hết sức to lớn, có thể nói “ trong một bài báo
đặt đầu đề cho một bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận số
phận bài báo. Bài báo hay nhưng tiêu đề dở thì có thể làm mất đi ít nhất một
nửa số độc giả”. Tầm quan trọng đó của tiêu đề văn bản báo chí đã được nhà
báo Pháp Lô-ic Éc-vu-ê, Tổng giám đốc Trường đại học báo chí Lin / Line
-khái quát trong đoạn mở đầu chương IV (Đặt đầu đề) ở cuốn sách Viết cho
độc giả của mình.


6

1.4. Tiêu đề văn bản nói chung và tiêu đề văn bản báo chí nói riêng có
một tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nhưng hiện nay, việc đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu nó thì đang ở mức độ ít ỏi. Có thể nói, vấn đề chưa được quan tâm
đúng mức. Mặt khác, trên thực tế nhà văn, nhà giáo, nhà báo hàng ngày sáng
tạo ra các tiêu đề cho văn bản của mình, hay giảng dạy về tiêu đề văn bản
nhưng không phải tất cả đều thống nhất được với nhau về nguyên tắc hành
chức của tiêu đề và cấu trúc của nó. Do đó, tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ tiêu đề
văn bản báo chí cũng như hiệu quả thông tin, tức là sự tác động về mặt xã hội
- thẩm mĩ là một đề tài mới mẻ lí thú. Nếu nghiên cứu thấu đáo chắc chắn sẽ
có nhiều đóng góp cả về mặt lí thuyết cũng như ứng dụng. Về lý thuyết, các
kết quả nghiên cứu tiêu đề văn bản báo chí từ góc độ ngôn ngữ sẽ góp phần
làm sáng tỏ bản chất của tiêu đề, vai trò và cương vị ngôn ngữ học của nó đối
với văn bản tiếng Việt. Về ứng dụng, các kết quả của luận văn giúp những
người làm báo lựa chọn, xử lí và tổ chức tiêu đề cho đúng và hay nhằm tăng
cường hiệu quả thông tin đại chúng. Từ nhận thức đó, chúng tôi mạnh dạn tìm
hiểu Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí làm luận văn tốt nghiệp Cao học. Hy
vọng thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề của tiêu đề văn bản báo chí sẽ
góp phần đống góp một cái nhìn đầy đủ hơn về tiêu đề nói chung và tiêu đề
trên văn bản báo chí nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a. Tình hình nghiên cứu tiêu đề và tiêu đề văn bản
Từ rất lâu, người xưa đã biết quan tâm tổ chức tiêu đề văn bản cả hai
mặt nội dung và hình thức. Truyền thống ngữ văn phương Đông và phương
Tây đều chú ý đến tiêu đề văn bản, có ý thức chăm sóc tiêu đề văn bản. Dĩ
nhiên, các ý kiến bàn về tiêu đề văn bản thường chỉ là những nhận định khái
quát. Chẳng hạn: “Tiêu đề là cái đẻ ra văn” (Kim Thánh Thán). “Toàn bộ
thực chất(…) nằm ngay trong tiêu đề cuốn sách” (Che Khov). “Tiêu đề cũng
là miếng mồi ngon để quyến rũ độc giả” (Hồ Hữu Tường)…Tuy nhiên, những
ý kiến trên đây mới chỉ là những nhận định tổng quát về tiêu đề và vai trò của
nó. Lâu nay, giới nghiên cứu và giới sáng tác đã nhận thức sâu sắc về nhiều

phương diện của tiêu đề văn bản. Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến nay, chưa
có một công trình nào tổng kết về vấn đề này. Việc nghiên cứu tiêu đề văn
bản chưa đặt ra như nó phải có. Thực tế, nghiên cứu tiêu đề văn bản nói
chung và tiêu đề văn bản báo chí nói riêng, so với giới báo chí, giới ngôn ngữ


7
học có lưu tâm nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến một cách gián tiếp. Khi bàn đến
những vấn đề ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn vấn đề liên
quan có đề cập đến tiêu đề. Chẳng hạn, giáo trình Làm văn (2tập) các tác giả
Đình Cao - Lê A [5] có nói đến vai trò định hướng nội dung cũng như yêu cầu
thẩm mỹ của tiêu đề. Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp
[32] cũng đã nhấn mạnh đến tính hấp dẫn của tiêu đề văn bản trong khi tổ
chức các văn bản. I. R. Galperin [8] trong nỗ lực nhằm chứng minh tính hoàn
chỉnh của văn bản đã khẳng định tiêu đề văn bản là ý đồ chủ đạo, tư tưởng
quan điểm của người tạo ra văn bản. Dựa vào hình thức thông tin sự kiện, tác
giả chia tiêu đề văn bản thành 6 loại: 1/ Tên gọi - biểu tượng; 2/ Tên gọi luận đề; 3/ Tên gọi - trích dẫn; 4/ Tên gọi - thông báo; 5/ Tên gọi - ám chỉ; 6/
Tên gọi - kể chuyện. Có thể kể thêm, tác giả Cao Xuân Hạo [11] - nhân việc
phân loại câu theo quan niệm ngữ pháp chức năng đã xếp các loại tiêu đề
trong đó có các loại tiêu đề văn bản vào loại câu đặc biệt. Ngoài ra, trong
phạm vi chúng tôi quan sát được, có các công trình bàn về tiêu đề văn bản
khác sau đây:
- Tác giả Lương Duy Thứ (1982), khi khảo sát “Thi pháp Lỗ Tấn” đã
quan tâm đến tính đa nghĩa của tiêu đề “Thuốc”. Và ông đã chỉ ra có đến ba
tầng nghĩa tập trung ở tiêu đề này. Tuy nhiên, những lí giải đó chưa được lập
thức một cách rõ ràng nhất.
- Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1992) chú ý đến mặt sử dụng của tiêu đề
văn bản. Cụ thể là việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ
thuật của tiêu đề trên trang báo. Tác giả cũng nêu lên ba trường hợp phân
đoạn cú pháp sai, dẫn đến sự hiểu lầm có thể có trong tri giác tiêu đề văn bản.

- Hồ Lê (1993) coi tiêu đề văn bản là một phát ngôn, một biến thể của
câu cơ sở như những phát ngôn khác. Tácgiả đặc biệt nhấn mạnh đến tính
hàm súc của mọi tiêu đề văn bản.
- Trịnh Sâm (2001) nghiên cứu tiêu đề văn bản một cách có hệ thống
dưới góc độ ngôn ngữ học, phác thảo những đặc điểm tiêu đề văn bản tiếng
Việt hiện nay. Có thể xem công trình Tiêu đề văn bản tiếng Việt của tác giả
Trịnh Sâm là đầy đủ nhất cho đến thời điểm này.


8
b. Những nghiên cứu về tiêu đề văn bản báo chí
- Tác giả Bùi Khắc Việt (1978) đã có một bài viết khảo sát tiêu đề của
các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ ra một số đặc điểm ngôn ngữ về
mặt phong cách cá nhân.
- Tác giả Hồ Lê (1982), trên cứ liệu các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của tiêu đề báo chí.
- Tác giả Nguyễn Đức Dân (1995), dựa trên tư liệu tiêu đề báo chí phân
tích những hàm ý của tiêu đề báo chí.
- Một số luận văn tốt nghiệp ở khoa Báo chí, Trường đại học KHXH &
NV (ĐHQG Hà Nội), Phân viện Báo chí tuyên truyền (nay là Học viện Báo
chí tuyên truyền), khoa Sau đại học Trường đại học Vinh, Đại học Huế,
….cũng đã khảo sát đặc điểm ngôn ngữ tiêu đề báo chí trên một số tờ báo.
Chẳng hạn, khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu tiêu đề trên báo Lao động của Phan
Thị Loan, khoa Báo chí, Trường đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội),
1997; luận văn thạc sĩ Cấu trúc và chức năng tiêu đề trong các bài báo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đậu Thị Kiều Nga, Trường đại học Vinh, 2005.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ tiêu đề văn bản báo chí
trên các báo Nhân dân (tháng 2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An

(tháng 5/2011), Giáo dục và Thời đại (tháng 7/2011).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Thống kê định lượng các tiêu đề văn bản báo chí trong một số tờ báo
ở một thời đoạn nhất định.
- Miêu tả và phân tích cấu trúc, chức năng tiêu đề báo chí.
- Đề xuất những điều kiện để thiết lập một tiêu đề báo chí đúng và hay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Do đề tài tập trung nghiên cứu về tiêu đề văn bản báo chí nói chung
nên phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi đó, thời gian tiến hành nghiên
cứu có hạn. Chính vì vậy, với đề tài Đặc điểm tiêu đề văn bản báo chí, chúng
tôi chỉ tập trung khảo sát 2000 tiêu đề một số thể loại tiêu biểu như tin, bình
luận, phóng sự, tiểu phẩm trên báo Nhân dân, Giáo dục và Thời đại, Nghệ


9
An, Tuổi trẻ vào từng tháng nhất định trong năm 2011. Hàng năm, số lượng
tiêu đề bài báo trên các báo là vô cùng đồ sộ và cũng để tránh nghiên cứu
phiến diện, chúng tôi chọn từng tháng nhất định để kháo sát trên 4 tờ báo trên.
Cụ thể, báo Nhân dân vào tháng 2, có ngày thành lập Đảng Cộng Sản; báo
Tuổi trẻ vào tháng 3, tháng Thanh niên; báo Nghệ An vào tháng 5, ngày sinh
nhật Bác Hồ; báo Giáo dục và Thời đại vào tháng 7, mùa tuyển sinh. Số
lượng tiêu đề bao gồm 2000 tiêu đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ mà luận văn này đã đặt ra, chúng tôi chọn sử
dụng các phương pháp và thao tác cơ bản sau:
Phương pháp thống kê, phân loại và xử lí tư liệu.
Thao tác miêu tả, phân tích, tổng hợp để khảo sát các phương thức đặt
tiêu đề và cấu trúc tuyến tính của các tiêu đề trên báo Nhân dân (tháng

2/2011), Tuổi trẻ (tháng 3/2011), Nghệ An (tháng 5/2011), Giáo dục và Thời
đại (tháng 7/2011).
Phương pháp phân tích các thành tố nghĩa để chỉ ra tính chất vượt trội
của một số tiêu đề nào đó trong hoạt động hành chức của nó.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Phụ lục bảng tiêu đề các bài báo gồm 57 trang, toàn luận
văn gồm 92 trang. Trừ phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn trình bày
thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2. Cấu trúc và chức năng tiêu đề báo chí
Chương 3. Tiêu đề báo chí đúng và hay


10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tiêu đề và tiêu đề văn bản
1.1.1. Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản
Tiêu đề là một khái niệm có ngoại diên rất rộng. Thông thường, khái
niệm tiêu đề ứng với những sở chỉ khác nhau theo nhiều cách hiểu. Đó là
những đề hiệu mang tính chất khái quát hay loại biệt có ý nghĩa phân biệt như
biển hiệu công ty, cơ quan, cửa hàng, trường học, xí nghiệp, tên các loại hàng
hóa…; là những đề báo, nghĩa là bản thân nó có giá trị thông báo và giữa
chuỗi tín hiệu gọi là tiêu đề với sự vật đuợc nó định danh có mối liên hệ về
mặt nội dung cũng như hình thức, như tên gọi của các tác phẩm nghệ thuật
nói chung. Về mặt chất liệu thể hiện sự vật mà tiêu đề gọi tên không đồng
nhất với nhau. Có loại hoàn toàn do ngôn ngữ biểu hiện như truyện ngắn, bài
báo, bài thơ …, có loại vừa do ngôn ngữ vừa do một số loại phương tiện khác
thể hiện như: nhạc (ngôn ngữ và nhạc điệu), phim (hình ảnh và ngôn ngữ). Có
loại được xây dựng trên chất liệu không liên quan đến ngôn ngữ như hội họa,
điêu khắc (màu sắc, hình khối)…Như vậy, tiêu đề là một phức thể. Xét về các

phương diện như nguồn gốc, chất liệu, chức năng, nguyên tắc cấu tạo, chúng
rất khác nhau. Khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu đề cụ
thể mà ta có thể phân chia thành tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản.
1.1.1.1. Tiêu đề phi văn bản
Tiêu đề phi văn bản là tiêu đề mà đối tượng định danh không phải là
văn bản hay một bộ phận trong văn bản. Ví dụ: tên cơ quan, tên trường học,
tên một tổ chức xã hội, tên một hãng sản xuất hay nhãn hiệu hàng hóa, biển
hiệu quảng cáo…Có thể phân tích để thấy rõ hơn bản chất của loại tiêu đề
không phải là tiêu đề văn bản này, nó gồm các tiểu loại sau:
Những tiêu đề này không phải gọi tên văn bản mà thông báo về sự hiện
diện của các tổ chức xã hội. Đó là tên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu
phố, đường phố… Hình thức của chúng là những hàng chữ được ghi thành
bảng hiệu, biển hiệu, đôi khi có kèm theo các hình ảnh cách điệu tượng trưng.
Tiêu đề của một sản phẩm hàng hóa, thường được gọi là nhãn hiệu.
Trong kết cấu của chúng, thường hay xuất hiện các dạng tắt tố, kèm theo hình
ảnh tượng trưng hay minh họa để giới thiệu một sản phẩm hàng hóa. Ví dụ:
dầu gội đầu Clear, sữa tắm Lux, sữa đậu nành Fami…Tiêu đề loại này thực
chất là những danh từ riêng, định danh chủ yếu để phân biệt. Nó không nhất


11
thiết phản ánh nội dung hàng hóa. Nó chỉ là những cái tên ước lệ. Đôi khi,
cũng có thể nói về một địa điểm hay một tên người như: nước mắm Cửa Hội,
trà Dr Thanh…thì chính những địa danh, nhân danh ấy cũng là một kiểu ước
lệ để gọi tên hàng hóa. Cùng loại này, có thể kể đến cả tiêu đề của cửa hàng,
tiệm dịch vụ, những tấm panô quảng cáo.
Tiêu đề của một sản phẩm văn hóa hay tên một tác phẩm nghệ thuật, đó
là những tên phim, tên nhạc, tên kịch (kịch trên sân khấu chứ không phải văn
bản kịch…). Ngoài chất liệu chuyên biệt như màu sắc, ánh sáng, âm thanh, cử
chỉ…phim, nhạc, kịch có nhạc kèm theo lời. Nhưng đôi khi hoàn toàn không

có lời như phim câm, kịch câm, nhạc không lời.
Nếu có kèm theo lời thì tiêu đề có liên quan một phần đến nội dung của
lời, nhưng nhìn chung, nó không phải là tiêu đề văn bản, đối tượng mà tiêu đề
định danh. Trong một số trường hợp, bên cạnh một số chất liệu khác, yếu tố
lời được sử dụng, nhưng lời với tư cách là một trong những chất liệu hợp
thành. Mặc dù, về nội dung, giữa tiêu đề và lời có thể ít nhiều có quan hệ với
nhau, nhưng đó không phải là tên gọi của văn bản hay thuộc về văn bản. Tên
tranh, tên ảnh, tên tượng…trong chất liệu những sản phẩm mà tiêu đề gọi tên
không hiện diện yếu tố lời. Vì vậy, tiêu đề của tranh, ảnh, tượng hoàn toàn
không phải tiêu đề văn bản.
1.1.1.2. Tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản lâu nay được hiểu theo hai nghĩa:
a. Tên gọi chính thức của một văn bản như tên một cuốn sách, bài thơ,
bài báo…
Ví dụ:
- Thép đã tôi thế đấy (Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp-xki); Rượu ta ở bên Tây,
Mậu Thân với anh Sáu, Ông già ôm 7 kg đơn từ (Xuân Ba); Tôi đi bán tôi,
Cao Bằng mùa hạt dẻ ( Huỳnh Dũng Nhân)…
- Cây đàn muôn điệu, Nguyệt cầm, Lời kĩ nữ (Xuân Diệu); Ông đồ (Vũ
Đình Liên); Nhớ rừng (Thế Lữ); Chân quê, Mưa xuân (Nguyễn Bính); Mùa
xuân chín (Hàn Mạc Tử); Chợ tết (Đoàn Văn Cừ);…
b. Tên gọi chính thức một chương mục nào đó trong văn bản
Ví dụ: Trong luận văn “Cấu trúc và chức năng tiêu đề các bài báo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Đậu Thị Kiều Nga) gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung


12
Chương 2: Cấu trúc và chức năng tiêu đề các bài báo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chương 3: So sánh tiêu đề báo chí với tiêu đề trong các văn bản khác
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực tế, những tên gọi tắt của văn bản hay một bộ phận như gọi theo kí
hiệu thư viện: cuốn luận văn LA.002605; gọi theo thứ tự: quyển 1, quyển 2,
quyển 3, chương 1…không phải tiêu đề văn bản.
Như vậy, tiêu đề văn bản bao gồm hai tiểu loại: tiêu đề của văn bản
(tiêu đề chung) và tiêu đề của một bộ phận nào đó trong văn bản mà cần được
đặt tên (tiêu đề bộ phận). Tiêu đề văn bản là tiêu đề duy nhất ứng với một văn
bản chỉ có một tiêu đề, được thể hiện bằng yếu tố ngôn ngữ.
1.1.2. Khái quát về tiêu đề văn bản
1.1.2.1. Các tên gọi
Hiện nay, tiêu đề văn bản, bên cạnh cách gọi “tiêu đề” còn có nhiều
cách định danh khác như: tên sách, tên bài, tựa bài, đề mục, tựa đề, chương
mục, đầu đề, nhan đề, tít…
Đây là những tên gọi ứng với sở chỉ nằm trong phạm trù tiêu đề văn
bản, tuy gần nhau về khái niệm nhưng chúng không phải là một, nhiều khi
còn gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Vì vậy, cần phải nêu và phân tích từng
tên gọi một.
Tên sách, tên bài là tiêu đề của những văn bản như sách hay bài báo
trong tạp chí nhưng không phải là tiêu đề văn bản vì không bao quát được tên
chương, tên tiết…Hơn nữa, “tên” bản thân nó không phải là thuật ngữ chuyên
dùng, nên không thể sử dụng thay thế cho tiêu đề văn bản được.
Đầu đề hay đề (headline), không ít trường hợp có chung sở chỉ với tiêu
đề văn bản. Ví dụ: có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưng
nhiều khi lại vượt qua ngoài khuôn khổ ấy. Chẳng hạn, khi nói đầu đề hay đầu
đề bài toán hay đầu đề bài văn thì bản thân nó là những văn bản riêng biệt,
văn bản của người ra đề, còn phần lí giải đề toán, đề văn lại là những văn bản
khác - văn bản của người làm bài. Vì vậy, không thể lẫn lộn nó với tiêu đề
văn bản.
Nhan đề thường được người nghe tiếp nhận như là mặt hình thức của

tiêu đề, do có “nhan” một thành tố Hán - Việt, vẫn còn mang nghĩa gốc là
“dung nhan”, do đó, không thể coi là đồng nghĩa với tiêu đề văn bản.


13
Tựa bài, tựa đề lại rất dễ lẫn lộn với lời tựa, lời đề từ thường đặt giữa
tiêu đề và phần tiếp theo của văn bản
Trong nhiều trường hợp, đề mục, chương mục cũng được dùng để chỉ
tên gọi một đoạn nội dung, thường có độ lớn đến mức nào đó. Dĩ nhiên, nó
không thể có tính khái quát như tiêu đề văn bản.
Trong phong cách thông tấn báo chí, tiêu đề văn bản còn được gọi là
tít. Từ điển tiếng Việt 2006, định nghĩa về tít khá đơn giản: “tít là đầu đề bài
báo thường in chữ lớn”[24, tr.1000]. Tít vốn là từ mượn của tiếng Pháp (titre)
và tiếng Anh (title). Tít vừa là một thuật ngữ báo chí, vừa là một từ nghề
nghiệp, trong một chừng mực nào đó, nó còn mang tính quốc tế. Thuật ngữ tít
còn có khả năng phái sinh cao, nói cách khác, nó tiện lợi cho việc gọi tên các
khái niệm phái sinh từ khái niệm gốc: tít chính, tít phụ, tít dẫn…vừa tiện lợi
cho việc gọi tên các thao tác xử lí tít: rút tít, đặt tít, chạy tít…Dưới góc độ
ngôn ngữ báo chí, tít tác phẩm báo chí không chỉ đơn thuần là một kí hiệu để
phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác mà còn là sự biểu đạt nội dung, thể
hiện bản chất tư tưởng của tác phẩm. Xét về mặt chức năng thông báo, tít báo
chí mang chức năng của phần “đề” với những thông báo khái quát, tổng hợp
nhất mà phần “thuyết” chính là phần nội dung của toàn bài báo. Xét về hình
thức, tít là dòng chữ đứng ở mọi vị trí đầu tác phẩm, được trình bày cỡ chữ to
hơn, in đậm, cho phép phân biệt với các phần còn lại.
Sau khi xem xét các từ cùng trường nghĩa vừa phân tích thì thấy tiêu đề
theo nghĩa gốc là cái nêu lên, đề chữ vào, cái để ngắm, để người ta nhận diện
có thể phù hợp với tất cả những sở chỉ mà “tên”, “tựa đề”, “đầu đề”, “nhan
đề” biểu thị hơn nữa nó còn bao quát hơn cả những tiêu đề phi văn bản. Vì
vậy, dùng tiêu đề theo nghĩa thuật ngữ vừa khái quát, vừa tiết kiệm mà lại dễ

quan sát tất cả các chủng loại tiêu đề. Từ đó, có thể nhận thấy rằng, việc dùng
tiêu đề văn bản làm thuật ngữ để chỉ phạm vi vấn đề luận văn nghiên cứu, chứ
không dùng các tên gọi trên cũng như gọi tít là hợp lí hơn cả.
1.1.2.2. Các loại tiêu đề văn bản
Dưới dạng thức là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn, nhưng tùy
theo góc độ xem xét, tiêu đề có thể phân xuất thành các loại, hay nói cách
khác, nó có thể có những cương vị sau:


14
a.Tiêu đề văn bản là một phát ngôn độc lập
Tiêu đề văn bản thực chất là một thứ nhãn hiệu của văn bản. Chính vai
trò định danh ấy khiến nó có tính độc lập khá cao. Tính độc lập của nó rất
khác về chất với các phát ngôn trong văn bản. Trước hết, muốn độc lập (nghĩa
là có thể trở thành câu cơ sở), phát ngôn trong văn bản phải đầy đủ thành
phần cơ bản và không chứa các đại từ. Trong khi ấy, tiêu đề bất chấp điều
kiện này, nó vẫn có tính độc lập. Phát ngôn trong văn bản dù “độc lập” nhưng
vẫn bị chi phối bới tính kế thừa thông báo. Nghĩa là nó vẫn bị chi phối bởi các
phát ngôn trước và sau nó. Thường thì, phát ngôn trước là tiền đề cho một hay
nhiều phát ngôn sau. Và đến lượt chúng, các phát ngôn sau lại làm tiền đề cho
các phát ngôn sau nữa. Cứ thế, chúng dựa dẫm vào nhau, liên kết với nhau
theo hình tuyến. Phát ngôn tiêu đề, trái lại, không bị ràng buộc như vậy, nó
được phân giới với phần văn bản còn lại khá rõ, dưới nhiều dạng thức hay
màu sắc, kiểu chữ khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phần
còn lại bởi một khoảng trống để người đọc dễ phân biệt.
Đối với những phát ngôn không đầy đủ trong văn bản, người ta có thể
dựa vào văn cảnh để khôi phục các yếu tố tỉnh lược. Trong khi ấy, các thành
phần “bị thiếu” trong phát ngôn tiêu đề thường không thể dựa vào thủ pháp
này mà phải đọc hết văn bản may ra mới khôi phục lại được. Tất nhiên, có
một số trường hợp, chỉ cần đọc một vài câu mở đầu hay đoạn mở đầu văn bản

là có thể hiểu ngay được các yếu tố tỉnh lược. Nhưng điều cần lưu ý, thường
người ta cũng không cần thiết phải khôi phục các yếu tố ấy. Nói khác đi,
người ta tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bất chấp hình thức của
nó như thế nào. Cho nên, khi tách khỏi văn cảnh, phát ngôn tiêu đề có đủ tư
cách như đại diện của văn bản và có những trường hợp có đủ tư cách như một
văn bản.
Các tiêu đề phụ được phân giới bằng dấu ngoặc, hay được đặt ở vị trí là
cái bổ túc cho các tiêu đề chính, cũng có thể coi như những phát ngôn độc lập
khi tách khỏi văn cảnh, tất nhiên, mức độ độc lập của nó có phần kém hơn
tiêu đề chính.
b.Tiêu đề văn bản là một “khách ngôn”
Khách ngôn là một phát ngôn hay một bộ phận của phát ngôn đã có sẵn
trong xã hội, tồn tại khách quan ngoài sự sáng tạo riêng tư của người phát
ngôn. Nói khác, tiêu đề - khách ngôn cũng là tiêu đề - trích dẫn. Nguồn trích


15
dẫn này rất phong phú và đa dạng, có thể từ nguồn văn học dân gian, một văn
bản khác, hay từ một tuyên ngôn nổi tiếng nào đó…và chỗ trích dẫn có thể
dẫn nguyên dạng hay chỉ lấy một vài thành tố. Nhưng dù sao, nó là khách
ngôn đã được người phát ngôn chủ ngôn hóa.
c.Tiêu đề văn bản là một chủ ngôn
Chủ ngôn thì chính người phát ngôn sáng tạo ra với đầy đủ dấu ấn cá
nhân của mình. Đối với một số tác giả có bản lĩnh thì thông qua một số tiêu
đề có thể ghi nhận những nét độc đáo về phong cách cá nhân của họ. Dù là
khách ngôn hay chủ ngôn, tiêu đề văn bản vẫn là linh hồn của văn bản, là
những phát ngôn tuyển chọn sau một quá trình cân nhắc khó khăn.
d. Tiêu đề văn bản là một phát ngôn - biểu trưng
Loại tiêu đề này biểu trưng cho toàn văn bản hay đoạn văn mà nó là tên
gọi. Trong tương quan với toàn văn bản hay đoạn văn, có thể nói tiêu đề là

phần nêu, phần đề và phần còn lại của văn bản là phần báo, phần thuyết.
Nhưng khác với phần đề trong câu đề - thuyết, tiêu đề văn bản có tư cách là
một phần đề mà nội dung của nó là cái biểu trưng cho toàn bộ nội dung của
phần thuyết, tức phần còn lại của văn bản hay đoạn văn.
Khi đại diện cho toàn bộ văn bản, có quan hệ xuyên suốt với toàn phần
còn lại của văn bản đứng sau và nằm ở đầu văn bản thì nó chính là tiêu đề
chung. Trái lại, khi nó đại diện cho một đoạn văn trong văn bản và đứng đầu
đoạn văn ấy thì nó là tiêu đề bộ phận. Tiêu đề bộ phận có quan hệ trực tiếp
với đoạn văn mà nó định danh. Đồng thời, nó có quan hệ giãn cách với tiêu đề
chung và các tiêu đề bộ phận khác (nếu văn bản có nhiều tiêu đề bộ phận). Do
đó, tiêu đề bộ phận có ba chức năng chính: khái quát nội dung của đoạn văn
mà nó định danh; cụ thể hóa từng phần nội dung của tiêu đề chung; là một
mắt xích trong dây chuyền tiêu đề bộ phận và tiêu đề chung.
1.1.2.3. Các hướng nghiên cứu tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau:
Nếu tiếp cận theo phương diện xã hội học của tiêu đề thì sẽ phát hiện
ra cách đặt tên mang tính đặc thù ở những vùng phương ngữ khác nhau, hay ở
cộng đồng người có trình độ, nghề nghiệp, giới tính khác nhau, hoặc tìm ra
những đặc trưng mang phong cách cá nhân qua cách đặt tiêu đề văn bản như:
Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến; Mưa xuân, Xuân về, Mùa


16
xuân xanh, Thơ xuân, Tết của mẹ tôi, Cô lái đò, Xuân tha hương, Xuân vẫn
tha hương, Xuân lại tha hương,…của Nguyễn Bính.
Còn cách tiếp cận tiêu đề văn bản từ phương diện tâm lí học thì sẽ nhằm
vào việc đo tác động của tiêu đề văn bản đến những kiểu thụ ngôn khác nhau.
Việc xem xét cách đặt tiêu đề văn bản của một trào lưu văn học như
Thơ mới, Thơ văn kháng chiến, Tự Lực văn đoàn…trong một giai đoạn nào
đó để tìm hiểu thị hiếu sáng tác này cũng như việc khảo sát chuyển đổi cách

thức đặt tiêu đề của những khuynh hướng sáng tác trong những giai đoạn lịch
sử khác nhau, là những vấn đề của văn học.
Tiếp cận bằng con đường ngôn ngữ học thì không thể không đề cập đến
các phương diện xã hội học, tâm lí học, bởi chúng quan hệ giao nhau với
ngôn ngữ học. Trong phạm vi ngôn ngữ học, cần tập trung nghiên cứu tiêu đề
văn bản ở các mặt sau: cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản; sự phát
triển của các cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản trong lịch sử; một số
thủ pháp viết tiêu đề văn bản đúng và hay. Cũng có thể hiểu nghiên cứu tiêu
đề văn bản trên bình diện ngôn ngữ diễn ra theo hai hướng:
+ Ở bình diện đồng đại
Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đồng đại trong mọi lĩnh
vực giao tiếp đã có những bước phát triển lớn. Là kết quả của một sự lựa chọn
lựa nghiêm ngặt, kết cấu tiêu đề ít nhiều phản ánh hiện trạng tiếng Việt trong
một giai đoạn nhất định. Bởi vậy, nghiên cứu tiêu đề trên bình diện đồng đại,
xét từ nhiều phía sẽ thu được nhiều kết quả bổ ích và lí thú. Chẳng hạn, xem
xét tính đa dạng trong cấu trúc, tính tầng bậc trong diễn đạt, qua đó cũng nắm
được diện mạo của sự hành chức một ngôn ngữ. Nếu khảo sát nguồn tư liệu
tốt sẽ có nhiều gợi ý tốt cho việc đề ra các nguyên tắc thiết kế tiêu đề theo
hướng tối ưu. Đồng thời, có thể đưa ra những khuyến cáo nhằm thay đổi
những cấu trúc đã bị sao mòn, thiếu chính xác.
+ Ở bình diện lịch đại
Xét về mặt hình thức, hễ khi có chữ viết, nhất là khi có kĩ thuật in ấn là
xuất hiện tiêu đề. Tuy nhiên, đề tài được tập trung cần phải chọn những thời
điểm thích hợp, những giai đoạn lịch sử có tính vấn đề để khảo sát sự tiến hóa
của nó. Điểm xuất phát để nghiên cứu tiêu đề văn bản tiếng Việt là cái mốc
1865. Đó là năm Gia Định báo, tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất
hiện. Và thông qua ba giai đoạn, từ 1865 - 1930, từ 1930 - 1945, từ 1945 -


17

nay, có thể có cơ sở để so sánh đối chiếu từng giai đoạn với nhau một cách có
hệ thống. Cũng có thể nghiên cứu tiêu đề ở bình diện lịch đại nhưng hẹp hơn
như chỉ trong phạm vi so sánh tiêu đề tiểu thuyết hay báo chí. Trong bình diện
này, tiêu đề có khả năng phản ánh đầy đủ các mối quan hệ tiếp xúc, bao gồm
cả vay mượn và Việt hóa, giữa tiếng Việt và tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng
Anh…
Cần xác định thông qua con đường so sánh lịch sử không phải để phục
nguyên các dạng thô sơ của tiêu đề mà là để đối chiếu phạm vi hoạt động
rộng, hẹp; cấu trúc đơn giản hay phức tạp, để tìm ra các quan hệ và ảnh hưởng
do tiếp xúc ngôn ngữ mang lại. Có hay không tác dụng tâm lí xã hội, nếu có
thì mức độ mạnh yếu thế nào giữa cấu trúc tiêu đề và giá trị thông tin do nó
sản sinh.
Tiêu đề văn bản được đề cập đến trong luận văn này là dòng chữ đứng
ở vị trí đầu văn bản, được trình bày bằng những co chữ riêng cho phép phân
biệt nó với toàn bộ phần còn lại của văn bản. Là hệ thống nằm trong một hệ
thống lớn hơn nhưng theo chúng tôi tiêu đề văn bản là bộ phận tiêu biểu và
quan trọng nhất. Nó tiêu biểu và quan trọng không chỉ ở hình thức cấu tạo đa
dạng mà còn ở nội dung hàm súc, có sức diễn đạt được nhiều phương diện, cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, không chỉ có số lượng lớn so với các loại tiêu đề
khác mà còn thể hiện nhiều đặc điểm phong cách ngôn ngữ. Nó có sức lan tỏa
rất lớn đến đời sống tinh thần của toàn xã hội, có những ảnh hưởng không thể
phủ nhận được từ tâm lí tiếp nhận công nghiệp của xã hội hiện đại.
1.2. Tiêu đề văn bản báo chí
Do tiêu đề văn bản báo chí liên quan trực tiếp và quan trọng nhất đối
với vấn đề mà luận văn khảo sát, nghiên cứu nên chúng tôi tách thành một
mục riêng để tìm hiểu.
1.2.1. Đặc điểm của tiêu đề văn bản báo chí
Ngôn ngữ của phong cách báo chí chủ yếu là ngôn ngữ thông tin, sự
kiện. Về nguyên tắc, đây là ngôn ngữ định lượng chứ không phải định tính.
Nghĩa là, thông qua nội dung chính trong ngôn từ ta có thể lượng hóa sự kiện

chính trong văn bản. Một văn bản được coi là có số lượng thông tin cao khi
nó chứa đựng nhiều sự kiện. Như vậy, mọi sự trình bày phải tuân theo nguyên
tắc: bằng một hình thức, cô đúc ngắn gọn nhất phải chuyển tải được một
lượng thông tin tối đa. Chính đặc điểm này sẽ chi phối cách tổ chức văn bản


18
của mọi thể loại nằm trong phong cách báo chí từ bản tin, bài phóng sự hay
tiểu phẩm.
Trước hết, việc trình bày các kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc khác nhau
trong kết cấu tiêu đề văn bản nhằm làm nổi bật các quan hệ ý nghĩa của các
thành phần ngữ pháp, hay nhấn mạnh một thành phần nào đó, ít nhiều đều
được sử dụng trong tiêu đề văn bản ở mọi phong cách. Tuy nhiên, hơn đâu
hết, chúng được khai thác một cách triệt để và phổ biến trong phong cách báo
chí như những thủ pháp văn tự.
Ngoài các tên riêng nước ngoài bao gồm: địa danh, nhân danh được
viết nguyên dạng, chuyển âm, trong kết cấu tiêu đề báo chí thường xuyên xuất
hiện các yếu tố tắt. Các yếu tố này thường là tên các tố chức, các cơ quan,
doanh nghiệp, chức danh…trong và ngoài nước. Trong kết cấu tiêu đề bài báo
cũng xuất hiện lớp từ ngữ mang tính thời sự trong và ngoài nước với tần số
cao. Tiêu đề trong phong cách báo chí vừa có loại đóng lại có loại mở. Tiêu
đề đóng có chức năng thâu tóm thông tin chính, hay nêu một thông tin có giá
trị chi phối toàn văn bản. Tiêu đề mở có giá trị gợi mở những suy tư rộng hơn
những gì nói trong văn bản.
1.2.1.1. Đặc điểm chung của tiêu đề văn bản báo chí
Cùng là đầu đề của một tác phẩm nào đó nhưng so với đầu đề của một
cuốn sách hay một bài hát thì đầu đề của một bài báo có các đặc điểm đáng
chú ý sau:
Thứ nhất, số lượng tiêu đề bài báo là rất lớn, mỗi trang có thể đến hàng
chục tiêu đề, mỗi số báo khoảng bốn trang và mỗi ngày mỗi số thì số tiêu đề

bài báo là khổng lồ. So với tiêu đề sách, các bài hát, số lượng tiêu đề các loại
này không ít nhưng hạn chế hơn nhiều.
Thứ hai, chính vì số lượng tiêu đề bài báo lớn như vậy nên ngoại trừ
những tiêu đề rất đặc biệt, cực kì hấp dẫn, có khả năng đập mạnh vào thị giác
người đọc thì khó có thể được ghi nhớ hay nhắc lại. Từ việc không nhớ tiêu
đề, độc giả cũng có thể quên luôn nội dung bài báo. Trong khi đó, nếu quên
tên một bài hát người ta vẫn có thể nhớ giai điệu hay lời của nó.
Thứ ba, đời sống của tiêu đề bài báo là rất ngắn ngủi, xét về mặt nào
đó, nó chỉ sống trong một khoảng thời gian giữa hai kì báo, (12 giờ, một ngày,
ba ngày, một tuần, một tháng…). Trong khi đó, tiêu đề của một cuốn sách,


19
một ca khúc có thể tồn tại lâu hơn nhất là khi những ca khúc, cuốn sách đó đã
đi vào lòng người đọc, người nghe.
Thứ tư, tiêu đề bài báo đòi hỏi sự hấp dẫn cao. Số đông người đọc và
các nhà báo khi được hỏi đều thừa nhận là luôn có hứng thú khi đọc những
bài báo có tiêu đề hấp dẫn. Và hầu hết các nhà báo đều cố gắng đặt tiêu đề
thật hấp dẫn khi viết báo, mặc dù đây không phải là một công việc đơn giản.
Bởi vậy, đối với một số người, đặt xong tiêu đề coi như hoàn thành 50% công
việc viết một bài báo. Tiêu đề phải hấp dẫn không phải là yêu cầu cao nhất
đối với việc đặt tên sách hay tác phẩm âm nhạc.
1.2.1.2. Tiêu đề văn bản báo chí trong từng thể loại
Tiêu đề của một tác phẩm báo chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Tôn chỉ, mục đích của một tờ báo
+ Chủ đề nội dung bài báo
+ Hình thức thể loại bài báo
+ Phong cách, bút pháp, sở trường ngôn ngữ của tác giả bài báo
Trong đó, yếu tố thể loại của bài báo có vai trò rất quan trọng. Thể loại
của bài báo chế định mạnh đến việc đặt tiêu đề, và đương nhiên, tiêu đề của

thể loại nào thì thể hiện đặc trưng của thể loại đó. Chẳng hạn, về mặt hình
thức, tiêu đề của bài xã luận, phỏng vấn thường rất dài so với các thể loại
khác, có khi lên đến 20-30 từ. Tiêu đề của thể loại tin có sự biến đổi tùy theo
dạng tin và tin cụ thể, có những tin rất dài nhưng cũng có những tin khá ngắn,
như: Pháo lậu (Nhân dân, 1/2/2011), Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (Giáo dục và Thời đại,
19/7/2011)…Những bài phản ánh, bình luận thường có tiêu đề dao động từ
10-30 từ, như: Từ “hội chứng mở trường” đến “hội chứng mở sân bay”(Giáo
dục và Thời đại, 23/7/2011)…Trong khi đó, tiêu đề của phóng sự thường
được rút gọn 3-8 âm tiết: Làm giàu nhờ… rau má (Giáo dục và Thời đại,
14/7/2011).
a.Tiêu đề văn bản của mẩu tin
Câu đề - thuyết và câu gọi tên làm tiêu đề, là đặc điểm nổi bật nhất
trong kết cấu mẩu tin. Nói chính xác hơn, không kể hình thức zero, tiêu đề có
thể do nhiều cấu trúc đảm nhiệm, nhưng hai loại câu vừa cân nhắc xuất hiện
với tần số cao. Tiêu đề là câu đề - thuyết, theo thống kê của tác giả Trịnh Sâm
là loại tiêu đề chiếm tỉ lệ cao nhất trong văn bản mẩu tin, còn câu chỉ có phần


20
thuyết chiếm tỉ lệ thấp hơn, câu do cụm danh từ và câu ghép chiếm tỉ lệ tương
đối thấp. Nhưng xét một cách triệt để thì tỉ lệ đó còn phụ thuộc vào chúng
xuất hiện ở báo nào.
Trong mẩu tin, kết cấu văn bản có mô hình A:B rất hay gặp, nó có tác
dụng nhấn mạnh và nêu bật những thông tin có quan hệ với nhau, nhưng lại
có thể phân lập với nhau làm độc giả chú ý hơn. Kết cấu tiêu đề văn bản tin
tức có mô hình A:B rất phong phú, trong đó, đáng chú ý nhất là những trường
hợp sau:
+ A:B là cấu trúc đề ứng (biến thể 1):
Đề là đặc điểm, vị trí, ứng với nó là phần thuyết có thể do ngữ động từ

hay một cấu trúc từ đảm nhiệm. Ví dụ: Nam Đàn: tập huấn luật Người cao
tuổi Việt Nam (Nghệ An, 5/5/2011); Nghệ An: 9 học sinh được miễn thi tốt
nghiệp THPT (Nghệ An, 4/5/2011); Nghệ An: bắt đối tượng cắt trộm cáp
quang (Tuổi trẻ, 13/3/2011); Cụm thi TP HCM: An ninh trật tự phòng thi
được đảm bảo ( Giáo dục và Thời đại, 5/7/2011)
+ A:B là cấu trúc đề ứng (biến thể 2):
Đề là thời gian hay sự kiện. Ví dụ: Vòng đấu thứ 14 Eximbank Vleague
2011: SLNA - Khánh Hòa: 4-0 Thắng đậm, SLNA giữa vững ngôi đầu (Nghệ
An, 16/5/2011); Dự tuyển tiến sĩ: 3 đối tượng được miễn kiểm tra ngoại ngữ
(Tuổi trẻ, 20/3/2011); 2011: Năm bùng nổ du lịch châu Á (Tuổi trẻ,
8/3/2011).
+ A:B là cấu trúc đề ứng
Đề nêu chủ thể, ứng là một sự tuyên bố, một nhận định về một phương diện
nào đó. Ví dụ : Giám đốc TDTT Hoàng Vĩnh Giang : Năm 1993, Hà Nội sẽ
đầu tư cho bóng đán nhiều hơn năm 1992 (Lao động 18/2/1993).
+ A:B là cấu trúc chủ vị
Nhưng chủ ngữ A thường đặt trước dấu hai chấm với dụng ý nhấn mạnh,
làm nổi bật chủ đề của hành động B trong biểu thị. Ví dụ : Bệnh viện Nhi Nghệ
An : Đưa vào sử dụng nhà điều trị 6 tầng (Nghệ An, 19/5/2011) ; Báo Nghệ An
- Báo Hà Tĩnh : Giao lưu văn nghệ, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn (Nghệ
An, 20/5/2011). Nhìn chung, kết cấu tiêu đề tin tức là do câu định hướng trần
thuật. Rất ít trường hợp tiêu đề tin tức do câu nghi vấn, cảm thán hay câu cầu
khiến đảm nhận. Cấu trúc tiêu đề văn bản ít nhiều có lệ thuộc vào đề tài được đề
cập hay chủ thể vận động được nhắc đến trong bản tin.


21
b.Tiêu đề văn bản tiểu phẩm
Tiêu đề văn bản tiểu phẩm thường có ý nghĩa rất hàm súc và đa nghĩa,
lại chứa nhiều yếu tố biểu cảm, thường sử dụng khách ngôn, nhất là khách

ngôn được cải biên, theo tiêu đề hay câu thơ trong văn học. Đặc điểm này
khiến cho tiêu đề thể loại tiểu phẩm có những nét giống và khác với tiêu đề
trong văn bản nghệ thuật. Giống nhau ở chỗ cả hai loại tiêu đề đều chứa các
biện pháp tu từ. Khác nhau, tiêu đề tiểu phẩm thiên về sử dụng các kết cấu
“bất thường” và “lạ đời” nhằm gây cười. Ví dụ: Quan tham và bồ nhí (Tuổi
trẻ, 3/3/2011); Làm xấu mặt đàn ông (Tuổi trẻ, 6/3/2011); Từ quốc hoa …tới
quốc nạn (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Hôm nay ngày tám tháng ba…(Tuổi trẻ,
9/3/2011); Một đô một tô (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Thẹn (Tuổi trẻ, 29/3/2011);
Nhờ dân nhậu ra tay (Tuổi trẻ, 30/3/2011).
c. Tiêu đề thể loại phóng sự
Qua khảo sát 233 tiêu đề bài báo thuộc thể loại phóng sự, chúng tôi
nhận thấy: hoàn cảnh ra đời của các văn bản phóng sự thường bắt nguồn từ
những tình huống “có vấn đề”. Những vấn đề này thường có tính cấp thiết
nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội hay là được đông đảo
mọi người quan tâm. Chính vì thế, kết cấu của tiêu đề thường chứa những từ
ngữ nêu lên những sự kiện “không bình thường”. Ví dụ: Nhà máy điện “trùm
mền” (Tuổi trẻ, 1/3/2011); “Cò” lộng hành ở bệnh viện ung bướu (Tuổi trẻ,
5/3/2011); Tái chế dầu ăn từ rác (Tuổi trẻ, 7/3/2011); Kĩ nghệ tái chế đồ
nhậu (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Trường công đã “cởi mở” hơn (Tuổi trẻ,
2/3/2011); “Đạp sóng” về đất liền dự tư vấn tuyển sinh (Tuổi trẻ, 6/3/2011).
Tiêu đề văn bản phóng sự thường do nhiều kiểu câu đảm nhiệm, trong
đó, tiêu đề văn bản là kiểu câu hỏi thường xuất hiện với tần số cao. Chẳng
hạn: Thực hư thiết bị tiết kiệm xăng? (Tuổi trẻ, 9/3/2011); Vụ “Mối tình đầu
của Lượm”: Một mình Thùy Dương có làm nên chuyện? (Tuổi trẻ,
23/3/2011); Hạt giống làm nên “mùa vàng”? (Nhân dân, 5/2/2011); Ôn thi
theo tài liệu nào? (Tuổi trẻ, 1/3/2011); Vấn nạn khai thác vàng ở Tương
Dương: Trách nhiệm của cơ quan quản lí ở đâu? (Nghệ An, 5/5/2011);
Nghịch lí thị trường bất động sản? (Nghệ An, 20/5/2011); Tại sao Hà Nội
vẫn “nóng” tuyển sinh đầu cấp? (Giáo dục và Thời đại, 8/7/2011).



22
d. Tiêu đề thể loại bình luận
Bình luận là một thể loại trong nhóm chính luận báo chí, nhiệm vụ của
nó là diễn đạt quan điểm tư tưởng của tác giả và tòa soạn về một vấn đề thời
sự hay sự kiện, có ý nghĩa làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo
một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận mang tính
chất chính trị. Một bài bình luận tức là một sự giải thích, sự cắt nghĩa một vấn
đề, một hiện tượng, một quá trình. Bình luận còn có nghĩa là dẫn giải, chú
thích, xâu chuỗi các chi tiết về sự vật, hiện tượng, sự kiện…được khắc hoạ
với bản chất toàn vẹn của chúng trong suy nghĩ, nhận thức và tình cảm của
công chúng. Bình luận, chính vì thế, có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục,
tuyên truyền, hướng dẫn dư luận xã hội trước những sự kiện vấn đề nảy sinh
trong cuộc sống xã hội. Do đây là thể loại mà mỗi bài viết trong đó thường
bày tỏ quan điểm, thái độ, chính kiến về một vấn đề nào đó nên nhất thiết phải
sử dụng từ toàn dân, chuẩn mực, chính xác để trình bày một cách rõ ràng,
mạch lạc các luận điểm, luận cứ để không gây hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề
đang bình luận. Tiêu đề bình luận thường khá ngắn gọn, từ 2 - 6 tiếng. Trong
các bài bình luận, tác giả nêu lên thái độ, chính kiến của mình đối với vấn đề
bình luận, do vậy tiêu đề các bài bình luận có sử dụng các từ cầu khiến (chớ ,
đừng, không, hãy…) khá phổ biến. Ngoài ra, tiêu đề bài báo thuộc thể loại
này còn sử dụng các biện pháp tu từ để tạo ấn tượng cho tiêu đề. Nó tạo cho
bài bài bình luận có một sắc thái mới thông qua những hình ảnh ẩn dụ, so
sánh…khiến cho người đọc phải tò mò đọc bài bình luận, không những thế
còn tạo sự liên tưởng nơi độc giả. Xét về hệ thống dấu câu thì dấu chấm lửng
và dấu ngoặc kép được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật tạo sự chú ý, bắt
mắt độc giả. Ví dụ: Lại càng lo! (Tuổi trẻ, 14/3/2011); Thảm hoạ không của
riêng ai! (Tuổi trẻ, 19/3/2011); Chờ lộ trình “hết thiếu điện” (Tuổi trẻ,
23/3/2011); Murray chỉ là…(Tuổi trẻ, 27/3/2011); Những “cục sạn” trong
kinh doanh xăng dầu (Tuổi trẻ, 29/3/2011); Vô tình hay…cố ý! (Nghệ An,

3/5/2011); MU không dễ “xơi” Marseille (Tuổi trẻ, 15/3/2011); Khi người
tiêu dùng hết là “thượng đế” (Tuổi trẻ, 24/3/2011); Khi bệnh viện thành …
doanh nghiệp (Tuổi trẻ, 25/3/2011).


23
1.2.2. Cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản báo chí
1.2.2.1. Vai trò và bản chất của tiêu đề văn bản
a.Vai trò của tiêu đề văn bản trong quá trình giao tiếp
Truyền thống ngữ văn phương Tây cũng như phương Đông đều chú ý
nghiên cứu tiêu đề văn bản. Người xưa đã dụng công trong việc tổ chức tiên
đề văn bản về mặt nội dung cũng như hình thức. Một số nhà văn hóa đã nhận
thức được vai trò của tiêu đề văn bản. Có thể dẫn ra một số ý kiến, chẳng hạn:
tiêu đề là cái đẻ ra văn (Kim Thánh Thán); Toàn bộ thực chất (…) nằm ngay
trong tiêu đề của cuốn sách (CheKhov); Tiêu đề cũng là miếng mồi ngon để
quyến rũ độc giả (Hồ Hữu Trường) .
Ngày nay, theo lý thuyết giao tiếp, tiêu đề văn bản chi phối cả hai quá
trình ngược chiều nhau: Quá trình lập văn bản và quá trình giải văn bản.
+ Quá trình lập văn bản
Tại đây, xảy ra hàng loạt thao tác lựa chọn, trong đó, có sự lựa chọn
cấu trúc tiêu đề văn bản. Việc đặt tiêu đề có thể xảy ra trước hoặc sau khi văn
bản đã hình thành là tùy theo thói quen ở mỗi người cầm bút. Nhưng có nhiều
cơ sở để giả định rằng tiêu đề là yếu tố thường thực hiện hữu hoặc bằng ý
thức hoặc bằng vô thức chi phối quá trình lập văn bản. Bởi vì, không có nó
thật khó lòng xác định nội dung giao tiếp, cũng như giới hạn nội dung sẽ
trình bày.
Xét trong quá trình tạo các văn bản, tiêu đề vừa đảm nhiệm chức năng
của một yếu tố dự đoán (cataphoric); đồng thời lại vừa gánh vác nhiệm vụ của
một yếu tố hồi cố (anaphoric). Hai chức năng này hoàn toàn ẩn mặt. Nó rất
khác dự báo và hồi cố với tư cách là một phương thức liên kết trong văn bản.

Nếu trong văn bản hai yếu tố vừa nhắc đến có thể dễ dàng nhận diện, tức là
một số từ ngữ nào đó chuyên đảm trách chức năng này thì dự báo và hồi cố
trong tiêu đề văn bản lại là một công đoạn diễn ra quá trình văn bản dược thực
hiện dưới dạng tiềm ẩn. Chúng xảy ra một cách đồng thời trong quá trình lập
văn bản cũng như giải văn bản.
Một văn bản chỉ được coi là hoàn chỉnh khi ta có thể đặt cho nó một
tiêu đề dưới dạng này hay dạng khác. Điều đó nói lên rằng, tiêu đề văn bản
là yếu tố mở đầu nhưng cũng là biểu tượng kết thúc trong quá trình lập văn
bản. Điều này đã được I.R.Galperin khẳng định : “Tiêu đề văn bản nói lên ý


24
đồ chủ đạo, tư tưởng, quan điểm của người tạo ra văn bản khi thì dưới hình
thức văn bản rõ ràng cụ thể, khi thì dưới hình thức mập mờ tàng ẩn” [8, tr121]
+ Quá trình giải văn bản
Trước một văn bản cụ thể, người thụ ngôn có thể quyết định đọc nó
(đọc kỹ hoặc đọc lướt) tức giải mã nó, nhưng cũng có thể gạt nó qua một bên,
có nghĩa là không tiến hành giải mã nó. Có ý nghĩa quyết định đối với sự lựa
chọn đó, không thể không có vai trò của tiêu đề văn bản. Bởi vì, tiêu đề văn
bản là yếu tố đầu tiên được người tiếp nhận văn bản tri giác. Nó có thực hiện
chức năng kích thích hay không, ngoài nội dung vấn đề nó đề cập có phù hợp
với nhu cầu người tiếp nhận văn bản hay không còn có những nét tri thức toát
ra từ cấu trúc tiêu đề. Nói cách khác, cấu trúc của nó có gì lạ không, có gợi ra
được sự tò mò không? Nó có phải là chủ đề mà người đọc quan tâm không?
Sau khi đã đi vào văn bản, tiêu đề sẽ là đối tượng nhận thức và tái nhận thức
nhiều lần. Nó vừa thực hiện chức năng dự báo vừa là cái nút quan trọng trong
tuyến hồi cố. Nó là một tiêu điểm (forcus) mà các yếu tố làm nên văn bản
phải hướng về. Và trong quá trình đọc - hiểu văn bản, người tiếp nhận văn
bản cũng luôn luôn hướng về nó.
Tiêu đề văn bản là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cuối cùng chi phối

quá trình thụ đắc văn bản.
b. Cương vị tiêu đề trong văn bản
Dưới hình thức là một phát ngôn hay một chuỗi phát ngôn, tiêu đề có
thể có nhưng cương vị khác nhau.
+ Tiêu đề văn bản là một phát ngôn độc lập
Tiêu đề văn bản là một thứ “nhãn hiệu” (étiquette) của văn bản. Chính
vai trò định danh ấy khiến cho nó có tính độc lập khá cao.
Tính độc lập của nó rất khác về chất với phát ngôn trong văn bản. Phát
ngôn trong văn vản dù “độc lập” nhưng vẫn bị chi phối bởi tính kế thừa thông
báo. Phát ngôn tiêu đề, trái lại, không bị ràng buộc như vậy. Nó được phân
giới với phần văn bản còn lại khá rõ dưới nhiều dạng thức hoặc màu sắc với
các kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ngăn cách với phần
còn lại bởi một khoảng trống để người tiếp nhận văn bản dễ phân biệt.
Đối với những phát ngôn không đầy đủ thành phần trong văn bản,
người ta có thể dựa vào văn cảnh hẹp để khôi phục các yếu tố tỉnh lược.
Trong khi ấy, các thành phần “bị thiếu” trong phát ngôn tiêu đề thường không


25
thể dựa vào thủ pháp đơn giản này mà không đọc hết văn bản, tức là phải dựa
vào văn cảnh rộng may ra mới khôi phục lại được. Tất nhiên, có một số
trường hợp, chỉ cần đọc một vài câu mở đầu văn bản hay đoạn mở đầu văn
bản là có thể hiểu ngay được các yếu tố tỉnh lược. Nhưng điều cần lưu ý,
thường người ta không cần thiết khôi phục các yếu tố ấy. Nói cách khác,
người ta tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn chỉnh bất chấp hình thức của
nó như thế nào. Cho nên, khi tách rời văn cảnh, phát ngôn tiêu đề có đủ tư
cách như một yếu tố đại diện của văn bản và có trường hợp có đủ tư cách như
một văn bản.
Các tiêu đề phụ hoặc được phân giới bằng các dấu ngoặc đơn, hoặc
được đặt ở vị trí là cái bổ túc cho các tiêu đề chính, cũng có thể coi như

những phát ngôn độc lập khi tách rời khỏi văn cảnh, tất nhiên, mức độ, độc
lập của nó có phần kém hơn tiêu đề chính.
+ Tiêu đề văn bản là một khách ngôn
Tiêu đề - khách ngôn cũng là tiêu đề - trích dẫn. Nguồn trích dẫn này
rất phong phú và đa dạng, có thể từ nguồn văn học dân gian, từ một văn bản
khác, hoặc từ một câu tuyên ngôn nào đó…và chỗ trích dẫn có thể dẫn
nguyên dạng hoặc chỉ lấy một vài thành tố. Nhưng dù sao, cuối cùng, nó là
khách ngôn đã được người phát ngôn chủ ngôn hóa.
+ Tiêu đề văn bản là một chủ ngôn
Tiêu đề văn bản có thể là một chủ ngôn, tức là do người phát ngôn sáng
tạo ra với đầy đủ dấu ấn cá nhân của mình, qua đó, có thể hiện nét độc đáo về
phong cách cá nhân.
+ Tiêu đề văn bản là một phát ngôn biểu trưng
Loại tiêu đề này biểu trưng cho nội dung toàn văn bản hoặc nội dung
của đoạn văn mà nó là tên gọi. Nó đại diện cho toàn bộ văn bản, có quan hệ
xuyên suốt với toàn bộ phần còn lại của văn bản.
1.2.2.2. Cấu trúc và chức năng của tiêu đề văn bản báo chí
a. Cấu trúc của tiêu đề văn bản báo chí
Cấu trúc của tiêu đề văn bản bao gồm cấu trúc hướng nội và cấu trúc
hướng ngoại. Cấu trúc hướng nội là cách tổ chức bên trong của một tiêu đề
văn bản khi tách khỏi văn cảnh. Nói rõ hơn, đó là mối quan hệ về hình thức
và nội dung giữa các yếu tố tạo nên chỉnh thể của tiêu đề. Cấu trúc hướng


×