Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.53 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC LAN

ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2
NGHỆ AN – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC LAN

ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG




4
NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...........................................................................................................................................5
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................11

3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................11
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát...........................................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................11
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn........................................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................................12
Chương 1.........................................................................................................................................13
BỨC TRANH CHUNG CỦA KÝ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH........................................................................13
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975.......................................................................13
1.1. Khái niệm ký và ký sự............................................................................................................13

1.1.1. Khái niệm ký.........................................................................................13
1.1.2. Khái niệm ký sự....................................................................................16
1.1.3. Đặc điểm nổi bật của ký sự...................................................................19
1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội giai đoạn 1954 - 1975 và bức tranh chung của văn học viết về chiến
tranh............................................................................................................................................21


1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội........................................................................21
1.2.2. Bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1954 - 1975
.........................................................................................................................28
1.3. Nhìn chung về ký và ký sự viết về chiến tranh giai đoạn 1954 -1975........................................35
1.3.1. Đội ngũ sáng tác................................................................................................................35
1.3.2 Thành tựu...........................................................................................................................38
1.3.3. Ý nghĩa, tác động to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ............................................41
Chương 2.........................................................................................................................................44
ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ...................................................................................44


6
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG.................................................................44
2.1. Tái hiện chân thật những gian khổ, đau thương, mất mát trong chiến tranh.......................44

2.1.1. Bộ mặt tàn bạo của kẻ thù.....................................................................44
2.1.2. Những đau thương, mất mát của nhân dân và người lính.....................47
2.2. Khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử...............................51

2.2.1. Hình ảnh người lính...............................................................................51
2.2.2. Hình ảnh nhân dân.................................................................................54
2.3. Niềm tin vào lẽ phải, lương tri và sự thắng lợi tất yếu của chính nghĩa................................57

2.3.1. Niềm tin vào lẽ phải, lương tri con người.............................................57
2.3.2. Niền tin vào thắng lợi............................................................................58
Chương 3.........................................................................................................................................62
ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ...................................................................................62
GIAI ĐOẠN 1954-1975 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGHỆ THUẬT..............................................................62
3.1. Cách lựa chọn sự kiện, chi tiết..............................................................................................62


3.1.1. Sự kiện, chi tiết chân thực, sống động, điển hình.................................62
3.1.2. Sự kiện, chi tiết gây cảm xúc sâu sắc ở người đọc................................64
3.2. Nghệ thuật kết cấu................................................................................................................67

3.2.1. Kết cấu “xâu chuỗi sự kiện”..................................................................68
3.2.2. Kết cấu theo mạch liên tưởng................................................................73
3.3. Nghệ thuật trần thuật...........................................................................................................77

3.3.1. Tự sự từ ngôi thứ nhất...........................................................................77
3.3.2. Kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận........................................................81
3.3.3. Kết hợp nhiều giọng điệu......................................................................82
3.3.4. Sự phong phú của lớp từ chính trị - xã hội............................................89
3.3.5. Sử dụng từ ngữ, cách nói địa phương...................................................94
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................101


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam, giai đoạn
văn học 1954 – 1975 có một ý nghĩa đặc biệt. Đây là thời kỳ văn học gắn với
cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn dân ra trận đánh giặc cứu nước, thực hiện
lý tưởng độc lập tự do. Đây cũng là giai đoạn nền văn học cách mạng gặt hái
được nhiều thành tựu lớn. Trong bối cảnh chiến tranh, cùng với nhiều thể loại
văn học khác, ký đã tỏ rõ ưu thế và sức mạnh của mình trong phản ánh hiện
thực và con người thời chiến. Nếu ví nhà văn như người thư ký trung thành
của thời đại và tác phẩm là bức tranh chân thật về đời sống thì ký là thể loại
giúp chủ thể sáng tạo hoàn thành sứ mệnh của mình một cách chân thực nhất.

Đi sâu tìm hiểu ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975, chúng ta
sẽ hiểu hơn bức tranh văn học của một thời kỳ sôi động: thời kỳ chống Mỹ.
1.2. Trong loại hình ký, bộ phận ký sự chiến tranh đã xuất hiện và góp
một tiếng nói trong việc phản ánh chân thực hiện thực chiến tranh lúc bấy giờ,
với các tác phẩm đã được bạn đọc chú ý như Trận Phố Ràng của Trần Đăng,
ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Chúng tôi ở Cồn cỏ của Hồ
Phương, ký sự Miền đất lửa của Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân, Tháng ba ở Tây
Nguyên của Nguyễn Khải, Bắc Hải Vân xuân 1975 của Xuân Thiều ... Các tác
phẩm ký sự đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống gian khổ
nhưng hào hùng của dân tộc ta, xứng đáng là đội quân xung kích của văn học
thời kỳ chiến tranh. Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ có điều kiện tìm hiểu
sâu hơn những thành tựu và cả quy luật vận động của thể loại ký trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
1.3. Công tác tại Khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba
Đồng Lộc – toạ độ chết năm xưa; ngày nay là một địa chỉ đỏ, nơi giáo dục


8
truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và
mai sau, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa rất lớn, giúp ích nhiều cho công tác
chuyên môn.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ký sự chiến
tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) làm
luận văn của mình. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm tiếng nói khẳng
định giá trị nội dung và nghệ thuật của ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Ký là một loại hình ra đời tương đối sớm trong lịch sử văn học Việt
Nam. Dựa vào những tư liệu còn lại cho đến nay, có thể khẳng định ký ra đời
cùng với nền văn học viết dân tộc. Có nhiều tác phẩm ký ra đời trong thời
trung đại như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của

Phạm Phú Thứ… Bước sang thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng
tám cùng với sự phát triển rực rỡ của nền văn học, thể loại ký nói chung, tiểu
loại hồi ký, bút ký, ký sự phát triển nhanh chóng, tạo nên một mảng văn học
có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại.
Cho đến nay (thời điểm người viết hoàn thành luận văn), chưa có một
công trình hệ thống nào bàn riêng về ký sự chiến tranh trong văn học giai
đoạn 1954 – 1975 mà chỉ xuất hiện những ý kiến, bài viết ngắn và thường là
nói chung về thể loại ký.
Trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) - Tác phẩm và thể loại
văn học, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Phùng
Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh đưa ra được những nhận định mang tính khái quát
về thể loại. Các tác giả đánh giá cao sự đóng góp của thể ký, trong đó có ký
cách mạng trong nền văn học viết Việt Nam.
Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX – do Phan Cự Đệ chủ biên đã
nói đến những thành tựu của ký Việt Nam sau Cách mạng tháng tám 1945:


9
“Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ký
luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích...Kết thúc giai đoạn chống
Mỹ cứu nước là một loạt ký sự về mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm
hào hùng của một thời đánh Mỹ và thắng Mỹ: “Tháng ba ở Tây Nguyên
(Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975 (Xuân Thiều), Xuân Lộc – Sài Gòn
(Nam Hà)...” [6, 410 - 411].
Trong cuốn Văn học Việt Nam (1945 – 1975) (tập một) do Nguyễn
Đăng Mạnh chủ biên, các tác giả đã viết về những thành tựu của ký, ký sự
chống Mỹ: “Đặc biệt có sự bùng nổ của thể ký, ghi lấy bao nhiêu sự tích
anh hùng, chia vui với quân dân cả nước và giữ lại làm tư liệu cho những
sáng tác dài hơi” [30, 146]. Trong cuốn Văn học Việt Nam (1945 – 1975)
(tập hai) tác giả đề cấp đến ký của Nguyễn Khải: “Nguyễn Khải tập trung

viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Ông tiếp tục theo dõi, khảo sát
con người xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nó trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng” [30, 258].
Trong cuốn Từ điển Văn học bộ mới của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu,
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên có đề cập đến
các tác phẩm ký sự chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 như: Họ sống và chiến
đấu, Chúng tôi ở Cồn Cỏ, Sóng Hòn Mê...
Cũng trong cuốn Từ điển này, các tác giả có viết về Nguyễn Khải và
khẳng định những thành tựu mà ông gặt hái được qua thể ký sự: “Bám sát cuộc
sống hiện tại, hướng ngòi bút về những vấn đề thời sự của đời sống, tác phẩm
của Nguyễn Khải có sức mạnh của lý trí tỉnh táo, nhạy bén, năng lực phân tích
tâm lý và diễn biến tư tưởng cùng với những nhận xét thông minh, sắc sảo.
Nguyễn Khải thể hiện sự tham gia tích cực và kịp thời của nhà văn vào đời
sống xã hội trên lĩnh vực tư tưởng và góp phần mở ra khuynh hướng văn xuôi
chính luận – triết luận trong văn học Việt Nam đương đại” [47, 1156].


10
Bàn về các tác phẩm ký sự giai đoạn 1954 – 1975, trong cuốn Văn học
1975 – 1985 tác phẩm và dư luận do nhóm Ngô Trang, Vân Trang, Bảo Hưng
sưu tầm và chủ biên, đánh giá về tác phẩm Ký sự miền đất lửa: “Phản ánh
hiện thực nóng bỏng và đầy tính oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh Linh kỳ thú anh
hùng. Ký sự miền đất lửa có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Trước hết là sự chân thực,
sinh động, là điển hình của các sự kiện, nhân vật, sự phong phú của hiện thực
đất nước” [56].
Trong cuốn Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm (2007) do hai tác giả
Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu có những trang
đánh giá cao về tác phẩm ký sự Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải:
“Ghi lại một cách trung thực, đầy xúc động những diễn biến của sự kiện lớn
vào bậc nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta. Nguyễn Khải đã bước

đầu gây cho người đọc chúng ta cái cảm giác choáng ngợp trước sự chuyển
dịch không gì ngăn lại được của guồng máy lịch sử đồ sộ hợp thành từ trăm
ngàn chi tiết, trăm ngàn người, việc, ý đồ” [45, 319]. Cuốn sách này còn
khẳng định cao hơn nữa giá trị hiện thực của nó: “Ký sự Tháng ba ở Tây
Nguyên của Nguyễn Khải, cũng như thiên hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại
tướng Văn Tiến Dũng, là một trong những thể nghiệm của thể loại này trong
việc ghi lại những ngày tháng năm 1975 đầy biến cố của dân tộc” [45, 320].
Nhìn chung những bài viết trên mặc dù chưa phải là những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 - 1975 nhưng ít
nhiều cũng tạo cơ sở cho luận văn. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi trên cơ sở
tiếp thu, kế thừa những người đi trước mong muốn đi vào tìm hiểu đặc điểm
ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 một cách toàn diện, hệ
thống hơn.


11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là đặc điểm ký sự chiến tranh
chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Luận văn tập trung khảo sát cuốn Ký sự chiến tranh (Nxb Văn học,
2006) với 03 ký sự tiêu biểu:
- Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải)
- Bắc Hải Vân xuân 1975 (Xuân Thiều)
- Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài hướng tới mục đích và những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu, khảo sát bức tranh chung của ký sự chiến tranh chống Mỹ
trong văn học Việt Nam thời kỳ 1954 -1975.

- Tìm hiểu những đặc sắc về nội dung của ký sự chiến tranh chống Mỹ
giai đoạn 1954 – 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu).
- Tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật của ký sự chiến tranh chống
Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu).
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại - thống kê
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
6.1. Góp phần tìm hiểu những đặc sắc của ký sự chiến tranh giai đoạn
1954 – 1975 nhìn từ bình diện nội dung và bình diện nghệ thuật thể hiện qua
một số tác phẩm ký sự tiêu biểu để từ đó làm cơ sở cho những bài nghiên cứu
về ký sự giai đoạn sau.


12
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Bức tranh chung của ký viết về chiến tranh trong văn học
Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Chương 2: Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 –
1975 nhìn từ bình diện nội dung.
Chương 3: Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 –
1975 nhìn từ bình diện nghệ thuật.


13
Chương 1
BỨC TRANH CHUNG CỦA KÝ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975
1.1. Khái niệm ký và ký sự
1.1.1. Khái niệm ký
Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật ký là một thể loại ra đời khá sớm
và chiếm một vị trí đặc biệt. Ký là một thể loại văn học năng động, linh hoạt,
nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống một cách trực tiếp, sinh
động, rõ nét nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu bức thiết
của thời đại đồng thời vẫn tạo được tính nghệ thuật. Bên cạnh các thể loại văn
học hiện đại như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ... thì ký là một thể loại
thu hút được sự quan tâm của một bộ phận lớn độc giả. Trong lí luận văn học
có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ký.
Trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, ký là loại hình phức tạp nhất.
Ban đầu ký là dạng từ để chỉ tất cả các loại văn bản ghi chép về các lĩnh vực
đời sống từ nông nghiệp, thương nghiệp, xã hội... khi chuyển sang danh từ, ký
chỉ những văn bản mang tính chất hành chính. Sau đó ký được dùng để chỉ
những điển tịch, trước tác của một số học giả thời trước. Với nghĩa ấy, ký gộp
thu vào những tác phẩm văn xuôi nằm trong văn học chức năng hành chính,
văn học chức năng lễ nghi, văn học chức năng thẩm mỹ. Dần dần theo thời
gian và những biến đổi lịch sử ký trở thành một thể loại văn xuôi nghệ thuật.
Theo các nhà lí luận văn học hiện đại Trung Quốc, từ thời Đường trở đi
thể ký đã bắt đầu được nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hơn. Cuốn
Lịch sử văn hoá Trung Quốc đưa ra nhận xét: “Ký là một thể ghi chép sự
việc, sự trạng, sự vật”. Sách Văn thể minh biện viết: “Loại văn này lấy tự sự
làm chính, người sau không biết thể của nó nên mới lấy nghị luận pha tạp vào.


14
Từ thời Hán, Nguyên về trước tác giả còn ít, từ đời Đường về sau thì bắt đầu
thịnh. Nội dung hoặc ghi cảnh đền đình lầu gác, hoặc ghi thắng cảnh sơn thuỷ
cho đến các loại thư họa tạp vật, trăm việc của đời người. Văn chương thường

gồm cả tự sự, nghị luận trữ tình vào một thể, là một thể văn mà các văn gia cổ
vận dụng vô cùng rộng ” [46, 22].
Trong 150 thuật ngữ văn học các tác giả định nghĩa: “Ký là tên gọi
chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn
học (báo chí, ghi chép...), chủ yếu là văn xuôi tự sự. Ký khác với truyện ở chỗ
trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác
phẩm chủ yếu mang tính miêu thuật” [4, 179].
Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn Năm bài giảng về thể loại có viết: “Trong
nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để
gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: Bút ký, hồi
ký, du ký, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn...[17, 13].
Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, ký là: “Loại hình trung gian nằm giữa báo
chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký,
du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký...[15,111]. Trong cuốn Từ điển này cũng nói
đến đối tượng nhận thức của thể ký thường là: “Một trạng thái tồn tại của con
người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng”[15,111].
Từ điển Văn học (bộ mới) định nghĩa ký là một “Thể văn tự sự viết về
người thật, việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao”
[47, 501]. Theo giáo trình Lý luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên
“Ký không phải là một thể loại đồng nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi
chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự,
bút ký, hồi ký, du ký đến nhật ký, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút ký chính
luận” [10, 190].


15
Từ nghiên cứu trên chúng tôi thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
thể loại ký. Nhưng dù đứng ở góc độ nào các nhà nghiên cứu cũng quan tâm
đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có thực. Ký

mang tính thời sự, phản ánh chân thực cuộc sống, phơi bày hiện thực xã hội.
Quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư
cấu. Sự việc, con người trong ký phải thật cụ thể, đạt tính xác thực cao. Người
viết ký cần đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong
tác phẩm. Theo Hà Minh Đức, ký văn học có thể chia làm 3 loại: Ký tự sự
(Phóng sự, ký sự, truyện ký, hồi ký...); Ký trữ tình (Tùy bút, nhật ký...); Ký
chính luận (tạp văn, tạp ký).
Ký về cơ bản khác với truyện dài, truyện ngắn, tiểu thuyết ở chỗ trong
tác phẩm ký không có xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ
yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác
biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của
cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà các vấn đề trạng thái dân sự như
chính trị, xã hội và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi
trường xã hội.
Những sáng tác thuộc thể loại ký là một bộ phận không thể tác rời của
nền văn học trên thế giới nói chung và nền văn học nước nhà nói riêng. Ký
cho phép tái hiện những giai đoạn lịch sử đã qua trong tiến trình phát triển xã
hội qua những bình diện mà nó đề cập. Có những tác phẩm chú ý đến việc
miêu tả các phong tục thông qua những nét tính cách tiêu biểu, có tác phẩm
chú ý miêu tả tính cách xã hội, có tác phẩm mang âm hưởng trữ tình, triết lý.
Nhiều tác phẩm ký đậm tính chất tư liệu, hướng vào việc tái hiện chính xác
thực tại với những sự kiện có thực, thường kèm theo sự lý giải, đánh giá tùy
theo sự nhạy cảm và cách hiểu của tác giả.


16
Kết cấu của ký rất đa dạng, có thể có mô hình người kể chuyện để tạo sự
thống nhất cho các thành phần vốn dị biệt nhau, có thể tạo thành thể loại từ
những phần vốn chỉ gắn với nhau bằng một trật tự bề ngoài, lấy đề tài các đoạn
miêu tả, hoặc các ý bình luận về các sự việc được miêu tả làm ráp nối sự kiện.

Chính vì những tính chất nói trên mà ký có một phạm vi biểu hiện rất
rộng lớn trong việc phản ánh, tái hiện cuộc sống cũng như phát huy vai trò sáng
tạo của người cầm bút. Nhà văn viết ký ngoài yêu cầu chưng cất hiện thực, sự
kiện còn là nơi để ngòi bút và cảm xúc được thử sức. Vì sự đa dạng, phong phú
của ký chúng ta có thể thấy rằng ký có một sự đóng góp không nhỏ đối với nền
văn học cách mạng nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung.
1.1.2. Khái niệm ký sự
Khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghi chép lại một câu
chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký sự thường xuất hiện trong
những thời kì lịch sử có những diễn biến quan trọng. Đây là thể loại có nhiệm
vụ ghi lại những sự kiện phát triển trong một thời gian khá dài, ngoài trục
chính còn có thể có những tuyến nhỏ ngang dọc đan chéo nhau làm nổi rõ
hướng vận động, phát triển của thời cuộc. Trong ký sự người viết phải tôn
trọng tiếng nói khách quan của sự kiện: “Người viết ký có quyền bình luận,
phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động,
phát triển". Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những điển
hình xã hội tiêu biểu, những con người, sự việc giàu ý nghĩa xã hội và sức
khái quát. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê
Quýnh được đánh giá là những tác phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này. Tác phẩm
tái hiện khá rõ nét và đầy đủ bộ mặt của thời đại thông qua những bức tranh
miêu tả sinh động. Đặc biệt Thượng kinh kí sự “đánh dấu trình độ ký sự văn
học cổ điển Việt Nam đã đạt đến trình độ cao, có tính chất đột phá sáng tạo,


17
bởi nếu như không nhầm thì chưa thấy tác phẩm tương tự trong văn Trung
Quốc, một xứ sở trường về ký ngắn, tản văn ngắn” [47, 332].
Ký sự là một thể loại ký tự sự có ý thức hướng tới ghi chép khá hoàn
chỉnh một sự kiện, một phong trào, một chiến dịch, một giai đoạn sinh thành
của một đối tượng khách quan nào đó. Ký sự không đột phá vào “đặc điểm”

của sự kiện như phóng sự mà quan tâm mô tả sự kiện trên “diện rộng” trong
quá trình phát triển của nó. Tác giả Phương Lựu cho rằng: “Ký sự là bức
tranh toàn cảnh, trong đó sự việc và con người đan chéo với nhau, nhưng
gương mặt của nhân vật không thật rõ nét”. Sự kiện trong ký sự thường được
tái hiện theo dòng chảy tuyến tính tự nhiên trong quy luật khách quan của nó
nên ít được người viết tổ chức thành những cốt truyện rõ rệt như trong truyện.
Lấy việc tái hiện sự kiện khách quan làm chính, ký sự cũng ít khai thác các
yếu tố trữ tình, nghị bình, liên tưởng của cá nhân người viết. Tính khuynh
hướng, chính kiến thái độ của tác giả được ký thác vào trong hệ thống sự
kiện, sự kiện tự nó nói lên ý tưởng và chính kiến của người viết. Nhân vật
trong ký sự có thể là những con người cá nhân hoặc cả một tập thể nhân vật
có mối quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ trong hệ thống sự kiện. Nhìn chung
cá tính nhân vật trong ký sự thường chỉ được khái quát theo lối điểm xuyến
mà không có điều kiện được khắc sâu qua quá trình giao tiếp sinh động của
họ. Những tác phẩm ký sự đặc sắc thường có sự kết hợp hài hòa giữa thuận
diện và tả điểm khá ấn tượng để tạo nên những nét nhấn hấp dẫn cho tác
phẩm.
Trong lịch sử văn học Việt Nam ký sự xuất hiện khá sớm với các tác
phẩm ký sự nổi tiếng của Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ...Ký sự Việt Nam phát
triển mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với các tác
giả tiêu biểu như: Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Khải...


18
Những trang ký sự của Trần Đăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn Huy
Tưởng, Hồ Phương, Hoàng Văn Bổn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Thiều,
Nguyễn Khải, Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân... đã ghi lại một cách trung thực đầy
xúc động những diễn biến của sự kiện vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử chống
xâm lược của dân tộc. Khẳng định vị trí của ký sự viết về chiến tranh trong
thời kỳ lịch sử đầy kỳ tích và bi tráng của dân tộc.

Theo Hà Minh Đức ký sự thuộc nhóm ký tự sự (phóng sự, ký sự, truyện
ký, hồi ký). Tuy nhiên, khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghi
chép và tái hiện một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh, đưa một
lượng thông tin nóng, cập nhật và giàu giá trị biểu cảm đến với người đọc. Ký
sự thường xuất hiện trong những thời kỳ lịch sử có những diễn biến phức tạp.
Ký sự có quy mô tương ứng với truyện ngắn, truyện vừa hoặc tiểu thuyết
nhưng viết về người thật, việc thật mà tác giả là người trong cuộc, trực tiếp
chứng kiến hay được nghe kể lại, được nắm giữ tư liệu một cách tường tận, tỷ
mỉ về sự việc và con người ở một thời điểm, một không gian và một địa danh
cụ thể. Ký sự cũng gần với truyện nhưng có quan điểm của thể loại: tôn trọng
sự thật khách quan của đời sống. Người viết ký luôn có ý thức đẩy người và
việc lên phía trước, đưa những xung đột tính cách và hoàn cảnh lùi lại ở phía
sau, đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống phản ánh trong tác phẩm.
Trong Từ điển Văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,
Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá Đồng chủ biên (Nhà xuất bản Thế giới năm
2004) định nghĩa về ký sự: “Một nhóm thể loại nằm trong nhóm thể tài ký,
chuyên ghi chép một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người
ghi lại là người trong cuộc, tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn
chuyện hoặc nhân vật chính, nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại không
hướng đến sự giãi bày cái “tôi” của mình. Như vậy, đối tượng của ký sự là sự
thật diễn ra ngoài ý định chủ quan của tác giả. Tác giả chỉ có thể lựa chọn để


19
ghi lại theo cảm hứng và cảm quan cá nhân chứ không có quyền hư cấu thêm.
Cảm quan cá nhân trong ký sự cũng bộc lộ kín đáo, thông qua thao tác ghi
chép khách quan, ít khi trở thành một phát ngôn lộ liễu. Sự thật mà tác giả
chứng kiến và nếm trải với những diễn biến liên tục của nó, theo trình tự thời
gian làm nên tình tiết và kết cấu của một thiên ký sự...” [47, 787-788].
1.1.3. Đặc điểm nổi bật của ký sự

Ký là một loại hình phức tạp. Bắt đầu từ những năm 1960 lại nay ở
nước ta có nhiều cuộc bàn luận về những vấn đề liên quan đến ký: ký có phải
là văn học không? Đặc trưng của ký là gì? Những tiểu loại của thể ký? Tiêu
chí phân loại?... Mặc dù khó có thể phân định một cách rạch ròi các đặc điểm
của tiểu loại ký nhưng tiểu loại ký sự vẫn có những đặc trưng riêng.
Khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghi chép lại một
câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký sự thường xuất hiện
trong những thời kỳ lịch sử có những diễn biến quan trọng. Đây là thể loại
có nhiệm vụ ghi lại những sự kiện phát triển trong một thời gian khá dài,
ngoài trục chính còn có những tuyến nhỏ ngang dọc đan chéo nhau làm nổi
rõ hướng vận động, phát triển của thời cuộc. Ký sự phải tôn trọng tiếng nói
khách quan của sự kiện. “Người viết ký có quyền bình luận, phân tích
nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động, phát
triển” [10, 228]. Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những
điển hình xã hội tiêu biểu, những con người, sự việc giàu ý nghĩa xã hội và
sức khái quát. Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác được đánh giá là tác
phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này. Tác phẩm tái hiện rõ nét và đầy đủ bộ mặt
của thời đại thông qua những bức tranh miêu tả sinh động. Thượng kinh ký
sự “đánh dấu trình độ ký sự văn học cổ điển Việt Nam đã đạt đến trình độ
cao, có tính chất đột phá sáng tạo” [47, 332].


20
Ký sự lấy sự thực khách quan và tính xác thực của đời sống tái hiện lại
trong tác phẩm. Bám vào người thật việc thật, xét một cách tương đối có thể
rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật. Trần Đăng
viết những trang ký của mình trên chặng đường hành quân giữa hai trận đánh.
Những sự việc và con người trong ký của Nguyễn Thi còn nóng hổi không
khí của cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang.
Do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm ký văn học có giá trị

như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng to lớn ngay đối với
sự sáng tạo nghệ thuật về sau.
Ký sự ghi chép và tái hiện một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn
chỉnh, đưa một lượng thông tin nóng, cập nhật và giàu giá trị biểu cảm đến
với người đọc. Với ký sự, cuộc sống có thể được ghi rõ từng chi tiết, từng sự
kiện để thông qua đó phản ánh cái hay, cái đẹp, những giá trị xã hội, thẩm mỹ
của con người.
Ngôn từ trong ký sự mang đậm tính chủ thể, gắn với đặc điểm sáng tạo
của nhà văn.
Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như viết về người thật, việc
thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến; cốt truyện không chặt chẽ như
trong truyện, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật...
song ở ký sự phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng,
nghị luận thường ít hơn ở bút ký, tùy bút.
Nhà văn luôn là người chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại những gì
mình đã quan sát được. Khác với ngôn từ nghệ thuật của các thể loại văn học
khác, ngôn từ của thể loại ký sự luôn có xu hướng dung nạp nhiều hình thức
và phong cách sáng tạo. Đây là thể loại linh hoạt về giọng điệu: giọng trần
thuật khách quan – bình đạm, giọng trần thuật kết hợp giữa kể - tả với bình
luận trữ tình đến lối viết giản dị. Theo cách định nghĩa trong Từ điển thuật


21
ngữ văn học thì đặc điểm của thể loại ký sự là bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và
những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn bút ký, tùy bút.
Nói tóm lại, đặc điểm nổi bật của ký sự là tính xác thực, tính chiến đấu
và tính thời sự cao. Đúng như Pôlêvô đã nói: “Một bài ký sự hay quả thật là
một bài có đủ đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thể
tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là những con
người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dính chặt với

đặc điểm đúng như người ta thường nói: “ký sự có địa chỉ chính xác của nó”.
1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội giai đoạn 1954 - 1975 và bức tranh
chung của văn học viết về chiến tranh
Ký là một thể loại văn học “áp sát” đời sống. Thể ký sự trong giai đoạn
này đã bám sát, phản ánh kịp thời hiện thực đời sống. Để tìm hiểu thành tựu của
thể loại này luận văn xin đi vào trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử xã
hội giai đoạn 1954 – 1975 trên cơ sở đó phác họa diện mạo của thể loại ký sự và
vị trí của nó trong bức tranh chung của nền văn học cách mạng nước nhà.
1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 có nhiều biến đổi quan trọng, nhiều sự
kiện liên tiếp nổ ra đã tác động lớn đến vận mệnh dân tộc. Có thể thấy những
biến động đó qua những giai đoạn lịch sử sau:
Từ năm 1954 đến năm 1965:
Chiến thắng chiến dịch Đông – Xuân năm 1953 – 1954 mà đỉnh cao là
chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ
rút quân về nước lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc của
ba nước Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy
nhiên do tình hình chính trị thế giới phức tạp, Việt Nam tạm thời bị chia làm
hai miền Nam – Bắc với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc đã hoàn toàn giải
phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn


22
tay sai thống trị. Vì vậy, sự nghiệp cách mạng vẫn chưa hoàn thành. Hai
nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng của ta lúc này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Đối với miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960, cách mạng đặt ra nhiệm
vụ hết sức cấp bách là khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn vì đất
nước ta vốn là một nước thuộc địa lại vừa trải qua chiến tranh nên mọi cơ sở

vật chất cũng như tinh thần bị tổn thất nặng nề. Trước tình hình đó tháng 9
năm 1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết và vạch rõ nhiệm vụ trước mắt là ổn
định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường. Trọng tâm ở cả thành
phố và nông thôn là phục hồi và nâng cao sản xuất. Phục hồi kinh tế quốc dân
mà then chốt là phát triển sản xuất nông nghiệp. Với quyết tâm cao độ, cuối
năm 1957 kế hoạch khôi phục kinh tế căn bản đã hoàn thành và nhiều chỉ tiêu
đặt ra đã hoàn thành vượt mức. Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
đã có bộ mặt mới. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đã phát triển
nhanh chóng.
Sau ba năm khôi phục kinh tế với nhiều thành quả quan trọng, miền
Bắc sôi nổi bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế.
Không khí này diễn ra trên tất cả các vùng miền từ đồng bằng đến trung du
miền núi, từ nông thông đến thành thị; ở tất cả các ngành từ công nghiệp,
nông nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, y tế. Với những chương trình như hợp
tác hóa nông nghiệp, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh... “Kết quả cải
tạo xã hội chủ nghĩa đã có tác động tích cực trong việc xóa bỏ cơ bản chế độ
người bóc lột người, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều
kiện có chiến tranh” [16,148]. Thắng lợi của kế hoạch ba năm (1958 -1960)
và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những chuyển biến to lớn trên toàn
miền Bắc nước ta.


23
Ở miền Nam trước khi hiệp định Giơnevơ được ký kết Mỹ đã đưa Ngô
Đình Diệm lên làm thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam. Sau khi lên
cầm quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng miền Nam thành “quốc gia mạnh”,
chúng đã đưa những chính sách cực kỳ độc ác, dã man, đặc biệt là đưa lối
sống Mỹ tràn vào miền Nam để đầu độc, đặc biệt là tầng lớp thanh – thiếu
niên. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn, vừa mua chuộc, vừa mị, vừa đàn áp trắng
trợn, cưỡng bức dân ta trong các chiến dịch tố cộng, vu khống, tố cáo cộng

sản, đề cao Ngô Đình Diệm. Tình hình đó đã khiến cho cách mạng Việt Nam
gặp nhiều thất bại nặng nề. Nhiều phong trào đấu tranh đã diễn ra, đấu tranh
vũ trang và đấu tranh chính trị diễn ra cho đến hết những năm 1960. Tiêu biểu
cho những phong trào đó là phong trào “Đồng khởi”. Xuất phát từ yêu cầu
của Nghị quyết 15 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 1
– 1959, ngọn lửa đồng khởi đã cháy lên tại nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam,
từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi cho đến các vùng Đông Nam bộ,
Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Bến Tre. Thắng lợi của phong
trào Đồng khởi đã thể hiện được sức mạnh của cách mạng miền Nam và sự
suy yếu của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Từ năm 1961 đến năm 1964, bối cảnh lịch sử xã hội có một sự biến
chuyển tích cực rõ nét, miền Bắc đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩ xã hội, đây là
nhiệm vụ quyết định nhất trong sự nghiệp cách mạng của cả nước, còn miền
Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng
này có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đánh đổ đế quốc Mỹ và bọn tay
sai, thực hiện hòa bình và thống nhất đất nước.
Miền Bắc từ năm 1961, Đảng ta đã xác định lấy xây dựng chủ nghĩa xã
hội làm trọng tâm. Nhiều phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa dấy lên sôi
nổi. Nếu những năm trước Đảng ta chú trọng phát triển nông nghiệp thì sang
giai đoạn này Đảng chủ trương công nghiệp hóa nước nhà, điều này được thể


24
hiện rõ trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Trong công
nghiệp, các ngành công nghiệp như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu
xây dựng đã được hình thành và phát triển, phát triển nhất là ngành điện và cơ
khí. Đây là điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp nói chung phát triển.
Nông nghiệp cũng được đầu tư phát triển đúng mức, đặc biệt là phát triển hợp
tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh để làm cơ sở cho sự phát triển
nông nghiệp. Văn hóa, giáo dục ngày càng ổn định, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân không ngừng được nâng cao. Trong năm năm này, đời
sống của nhân dân miền Bắc ổn định, với tinh thần tất cả cho chủ nghĩa xã
hội. Thắng lợi của kế hoạch năm năm lần thứ nhất tạo một bước chuyển biến
mạnh cho nền kinh tế: “Thắng lợi đó đã tạo cho miền Bắc cơ sở chính trị, tinh
thần và vật chất để bảo vệ, liên tiếp đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ sau này, đồng thời làm tròn nhiệm vụ cơ sở của cách mạng
giải phóng miền Nam, hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam và là hậu
phương lớn của cách mạng ba nước Đông Dương” [16, 179].
Trong khi đó, ở miền Nam tình hình xã hội có nhiều biến động. Sau khi
Kennơđi lên làm tổng thống, Mỹ đã điên cuồng chống phá cách mạng Việt
Nam dưới nhiều hình thức, tiêu biểu là thực hiện kiểu chiến tranh đặc biệt.
Chúng đã dồn nhân dân vào ấp chiến lược để dễ dàng cho chúng thực hiện âm
mưu của mình. Chúng dùng sức mạnh của bộ máy quân sự, chính trị để cưỡng
bức, càn quét dài ngày vào tận Bến Cát, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên...Đời
sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ đau thương. Tháng 1 năm 1961, Bộ
chính trị họp quyết định về những nhiệm vụ công tác trước mắt của cách
mạng miền Nam, theo đó phong trào cách mạng Việt Nam đã có nhiều thay
đổi. Đấu tranh vũ trang được phát huy với quy mô ngày càng lớn, kết hợp với
đấu tranh chính trị. Phong trào này bước đầu đã phá vỡ từng mảng chính
quyền địch ở nông thôn, tiêu diệt và làm tan rã hàng vạn tề ngụy, phá gần hết


25
các “khu dinh điền”, “khu trù mật” của địch... đưa khí thế cách mạng ngày
càng dâng cao. Đã có những sự kiện điển hình, tiêu biểu cho phong trào
chống Mỹ trong giai đoạn này như: chiến thắng Ấp Bắc – Mỹ Tho vào tháng
1 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối đế quốc Mỹ
ngày 11 tháng 6 năm 1963... những sự kiện đó làm xúc động lòng người và
làm cho khí thế cách mạng được dâng cao. Việc chiến tranh đặc biệt của Mỹ
bị phá sản đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, minh

chứng cho sự đúng đắn, kịp thời trong đường lối lãnh đạo của Đảng.
Từ năm 1965 đến năm 1975:
Trong ba năm (1965 – 1968), miền Nam chiến đấu chống chiến lược
chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Ỷ vào ưu thế quân đội đông, vũ khí hiện
đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh chúng thường xuyên mở những cuộc càn
quét lớn như cuộc hành quân Attơnborơ đánh vào khu Dương Minh Châu vào
tháng 11 năm 1966; cuộc hành quân Xêđaphôn vào Trảng Bàng – Bến Súc –
Củ Chi vào tháng 1 năm 1976; cuộc hành quân Gianxơn xiti đánh vào bắc
Tây Ninh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1967. Tuy nhiên, Mỹ tăng cường và mở
rộng chiến tranh trong thế thua, bị động và một tinh thần chiến đấu bệ rạc nên
chẳng bao lâu trước sự tấn công đánh trả kiên cường trong thế chủ động “tìm
Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” của quân ta nên chiến lược chiến tranh cục
bộ của Mỹ bị phá sản hoàn toàn. Đỉnh cao cho phong trào cách mạng những
năm 1965 - 1968 là cuộc tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã làm
cho địch choáng váng. Với cuộc tập kích này, tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã
tạo được bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng phải xuống
thang chiến tranh.
Với thủ đoạn thâm độc, Mỹ không từ bỏ âm mưu xâm lược của mình,
chúng dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” chính thức mở rộng cuộc chiến tranh


×