Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thư Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.61 KB, 147 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA XỨ NGHỆ
TRONG THƠ MINH HUỆ VÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA XỨ NGHỆ
TRONG THƠ MINH HUỆ VÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH



NGHỆ AN, 2013


3
MỤC LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CHO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA XỨ

Tran
g
1
1
6
7
8
8
9

NGHỆ TRONG THƠ MINH HUỆ VÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG


1.1. Quê hương xứ Nghệ
1.2. Vài nét về cuộc đời Minh Huệ và Trần Hữu Thung
1.3. Quan điểm nghệ thuật và quá trình sáng tạo
CHƯƠNG 2. DẤU ẤN VĂN HÓA XỨ NGHỆ-ĐIỂM GẶP GỠ, TƯƠNG

9
20
26
41

ĐỒNG GIỮA THƠ MINH HUỆ VÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG

2.1. Cốt cách, tâm hồn xứ Nghệ trong cái tôi trữ tình Minh Huệ
và Trần Hữu Thung
2.2. Tình yêu quê hương xứ Nghệ - dòng mạch chủ đạo trong
Cảm hứng sáng tạo của Minh Huệ và Trần Hữu Thung
2.3. Ảnh hưởng phương thức trữ tình của thơ ca dân gian xứ Nghệ
trong thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung
CHƯƠNG 3. DẤU ẤN SÁNG TẠO CỦA MINH HUỆ VÀ TRẦN HỮU THUNG

41
58
76
78
98

TRONG VIỆC TIẾP THU DI SẢN VĂN HÓA TINH THẦN XỨ NGHỆ

3.1. Tình cảm làng quê - tiếng nói trữ tình nổi bật

trong thơ Trần Hữu Thung
3.2. Hình tượng Bác Hồ trong thơ Minh Huệ - sự kết tinh những
phẩm chất tinh thần của con người xứ Nghệ
3.3. Dấu ấn cá nhân của Minh Huệ và Trần Hữu Thung
trong nghệ thuật tổ chức lời thơ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

98
110
121
139
141


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Trần Hữu Thung (1923 – 1999) và Minh Huệ (1927 – 2003) là hai
gương mặt nổi bật của thơ ca xứ Nghệ thế kỷ XX. Tên tuổi và sự nghiệp sáng
tác của họ đã đồng hành với lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam và được biết
đến ở nhiều nước trên thế giới.
1.2. Một trong những nét nổi bật trong phong cách thơ Trần Hữu Thung
và thơ Minh Huệ là mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Nghệ. Nói cách khác, họ đã
đi vào thơ ca dân tộc từ bản sắc văn hóa của quê hương.
1.3. Đã từ lâu, hai bài thơ Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Đêm nay Bác
không ngủ (Minh Huệ) đã được chọn học trong nhà trường phổ thông và được
xem là hai trong số những bài thơ thành công nhất của thơ ca kháng chiến
chống Pháp, mang đậm đà bản sắc văn hóa xứ Nghệ.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Ảnh hưởng của văn hóa

xứ Nghệ trong thơ Trần Hữu Thung và thơ Minh Huệ làm đề tài luận văn
Thạc sĩ. Ý nghĩa của đề tài không chỉ để khám phá những đặc sắc trong thế
giới nghệ thuật thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung mà còn gợi mở nhiều
vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và con đường hình
thành một phong cách thơ.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi hai bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung và Đêm nay Bác
không ngủ của Minh Huệ ra đời và được trao tặng nhiều giải thưởng ở trong
và ngoài nước, cuộc đời và sáng tác văn học của hai ông đã thu hút sự chú ý,
quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và đông đảo bạn đọc. Ảnh hưởng của
văn hóa xứ Nghệ đã được nhìn nhận như một dấu ấn nổi bật làm nên phong
cách thơ của Trần Hữu Thung và Minh Huệ. Tuy nhiên, hầu hết mới dừng lại


2
ở những bài báo nhỏ, lẻ đăng trên các báo, tạp chí bàn về một phương diện
trong tư tưởng và sáng tác của hai ông.
Trong nguồn tư liệu chúng tôi bao quát được và trong phạm vi quan
tâm của đề tài, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát một
cách toàn diện, hệ thống những ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thơ
Trần Hữu Thung và thơ Minh Huệ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ ra đời năm 1951 đã để
lại một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả, thu hút sự chú ý của giới phê
bình văn học một thời. Từ đó, xuất hiện nhiều bài viết về cuộc đời và sáng tác
Minh Huệ trên báo, tạp chí của tỉnh nhà và của Trung ương. Báo Nhân dân
cuối tuần (13/04/2003) Nguyễn Sĩ Đại có bài viết Minh Huệ - Một giá trị
riêng trong văn học. Ở bài viết này, Nguyễn Sĩ Đại đưa đến một cái nhìn khái
quát về những đóng góp của Minh Huệ cho nền văn học cách mạng. Ông viết:
Có lẽ không cần bất cứ đánh giá nào về nhà thơ Minh Huệ. Cả cuộc đời ông
sống và viết chỉ vì cách mạng. Tấm huy hiệu 50 tuổi Đảng lấp lánh bên

những giải thưởng văn học. Nhưng giải thưởng lớn nhất, sự sống lâu bền và
đẹp đẽ nhất của ông là sự sống của thơ ông trong lòng bạn đọc. Có những lối
đi riêng nhập lại thành con đường chung với mọi người; Có con đường đi với
mọi người, với cách mạng để có được lối đi riêng, giá trị riêng. Minh Huệ có
một giá trị riêng trong văn học. Trong bài Minh Huệ - nhà thơ Xứ Nghệ đăng
trên báo Văn nghệ (số 7, ngày 15/2/2002), Nguyễn Quốc Anh đã viết về
những thành công bước đầu trong lĩnh vực thơ ca của Minh Huệ với bài Đêm
nay Bác không ngủ, đồng thời tác giả ghi lại những cảm xúc sâu sắc về cuộc
đời thăng trầm của Minh Huệ và về những kỉ niệm riêng tư đầy ân nghĩa của
họ. Viết về Bác từ cái nhìn văn hóa đó là bài phỏng vấn của Nguyễn Văn
Hùng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (số 11, ngày 3/4/1998). Trong bài báo
này, tác giả đã xoay quanh đề tài viết về Bác Hồ của nhà thơ Minh Huệ. Khi


3
được hỏi: "Những năm gần đây, thơ viết về Bác thưa dần, bài hay càng hiếm.
Ông nghĩ thế nào?". Minh Huệ trả lời: "(…) Tôi khai thác đề tài Bác Hồ chủ
yếu ở khía cạnh văn hóa. Anh biết đấy Bác của chúng ta không chỉ là nhà
cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn hóa lớn, một Danh nhân văn hóa
tầm cỡ thế giới. Nhà văn hóa Hồ Chí Minh lại rất đời thường, Bác lớn lao ở
ngay cái giản dị đời thường này". Nhà báo Như Bình viết bài Nhà thơ Minh
Huệ: Tôi không muốn người đàn bà thứ hai nào ngoài vợ cũng đã đề cập đến
giá trị bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và về tình cảm thủy chung son sắt của
Minh Huệ dành cho người vợ dấu yêu. Theo Phạm Tường Vân, Minh Huệ là
người trọn đời viết về Bác, ông từng khẳng định: Tôi sẽ tiếp tục viết về Bác
cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đáng chú ý, trong bài viết của mình, tác gải
đã dẫn lời của Minh Huệ khi thừa nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa xứ
Nghệ trong sáng tác của ông. Minh Huệ bộc bạch: Từ ngày bé tôi đã thích
nghe hát ví dặm Nghệ Tĩnh. Chính vì thế mà nhịp vè 5 chữ ăn sâu vào tôi. Bài
thơ Đêm nay Bác không ngủ và nhiều bài thơ thành công khác của ông đã

chứng minh cho điều đó. Với ông, viết về Bác là cả một hành trình không biết
mệt mỏi: Bây giờ và mãi mãi sau này tôi vẫn tiếp tục viết về Bác, cho tới khi
nhắm mắt xuôi tay, vì trong tôi, viết về Bác, bao nhiêu đều không đủ. Trong
bài Vĩnh biệt nhà thơ Minh Huệ, Nguyễn Quốc Anh, đã ghi lại những kỉ niệm
sâu sắc giữa gia đình ông và gia đình Minh Huệ. Ông cảm kích con người
sống rất tình cảm này. Ông viết: Nguyên tắc sống của vị nhà thơ xứ Nghệ là
không lợi dụng ai cả. Mọi kỉ niệm là quý hơn vàng. Coi trọng nghĩa tình, phải
chăng cũng là một đặc điểm trong trong ứng xử văn hóa của con người xứ
Nghê, đã thấm một cách tự nhiên vào tình cảm, nghĩ suy, lối ứng xử đời
thường của Minh Huệ.
Sinh thời, Minh Huệ cũng đã từng suy ngẫm về thơ của mình qua một
số bài báo. Trên tờ Hạ Long – Hội văn nghệ Quảng Ninh (5/1994) ông tâm


4
sự Đôi điều về bài Đêm nay Bác không ngủ; bài Trong sức sống Nhân dân
(tạp chí Xuất bản - 12/1996). Những bài viết ấy thể hiện tâm huyết của một
nhà thơ đối với cách mạng, với dân, với nước và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí
Minh.
Trần Hữu Thung cũng đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc và
giới nghiên cứu, phê bình văn học khi bài thơ Thăm lúa ra đời. Sau này có
hàng loạt bài bình luận nối tiếp. Bài viết của Ninh Viết Giao đã đề cập đến
con người, sự nghiệp sáng tác và mảng sưu tầm nghiên cứu văn học, văn hóa
dân gian Trần Hữu Thung. Đức Ban viết bài Văn hóa làng qua kí ức đồng
chiêm. Cao Thế Lữ với Mấy mẩu chuyện về nhà thơ Trần Hữu Thung, nhạc sĩ
Ánh Dương đến với Trần Hữu Thung ở khía cạnh âm nhạc qua bài Anh vẫn
hành quân. Tác giả Chu Trọng Huyến tìm về Tính dân dã trong thơ Trần
Hữu Thung. Thái Doãn Chất đưa ra nhận định "Trần Hữu Thung gần gũi với
thơ ca dân gian"…Tất cả những bài viết ấy ít nhiều đã đề cập đến ảnh hưởng
của văn hóa xứ Nghệ trong thơ Trần Hữu Thung. Bên cạnh những báo cáo,

còn có những bài phê bình, đánh giá rải rác trên các báo, tạp chí.
Bàn về con người và thơ văn Trần Hữu Thung, Phong Lê trong bài
Trần Hữu Thung - nhà thơ xứ Nghệ trên báo Nghệ An, đã viết "Điều đáng
bàn ở đây, đối với một nhà thơ như Trần Hữu Thung, là thi liệu, cảm xúc,
giọng điệu, cách nói quả có một dấu ấn ảnh hưởng đặc biệt của văn học dân
gian xứ Nghệ; nhờ vào đó, thơ ông đến ngay được với quần chúng, nhập
ngay được vào tiếng nói của họ, đáp ứng được ngay các yêu cầu phô diễn của
họ". Cũng cách nhìn ấy, trước đó, năm 1984 Phong Lê đã có bài viết Trần
Hữu Thung với dặm, vè, ca dao, về sau được tập hợp và in trong cuốn Một số
gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2001. Ở bài viết này tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng và tiếp thu của Trần
Hữu Thung đối với vốn văn hóa dân gian xứ Nghệ. Nhờ đó, thơ Trần Hữu


5
Thung thật sự sống động trong sinh hoạt văn nghệ của nhân dân, nhất là nhân
dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thơ ông gần với dặm, vè truyền thống. Theo
Phong Lê, thơ Trần Hữu Thung có khả năng nhập cuộc vào ca dao. Hơn thế
điều đáng bàn ở đây là dấu ấn ảnh hưởng đặc biệt của văn hóa dân gian.
Cho nên thơ ông đến ngay được với quần chúng. Quen thuộc với lời ăn tiếng
nói của quần chúng, là điểm xác định nét riêng và đôi khi là chỗ mạnh của
thơ ông.
Bàn về cách viết của Trần Hữu Thung, Hồ Sĩ Hùy trên báo Nghệ An đã
viết: Điều đáng trân trọng nhất ở Trần Hữu Thung là cái tâm ông trong sáng,
tình cảm của ông chân thành và cách diễn đạt độc đáo không lẫn vào ai
được. Theo ông, trong đời Trần Hữu Thung đã đi đúng con đường mà nhà
thơ lớn, nhà phê bình kiệt xuất Xuân Diệu đã tiên đoán trong bức thư gửi
ông đề ngày 3 – 2 – 1945: “Mình thấy Thung có bản lĩnh để làm một thi sĩ
chắc chắn về lập trường, tư tưởng, về sự chịu khó hi sinh các sáng tác của
mình vì nhiệm vụ, về tinh thần trách nhiệm của Thung, về khả năng hiểu

biết của Thung về thơ, đào sâu trong ca dao, trong thơ cổ điển kiêm thêm
một sự chí thú nhà nghề làm đi làm lại…Cái định đoạt cho thơ Thung
không phải là Thủ đô, là tờ báo, là Ban giám khảo hay các giải thưởng mà
đó là trang giấy trắng, mực đen mà Thung cặm cụi đặt bài thơ của mình
lên chữa đi, chữa lại, là quần chúng tán thưởng thơ Thung. Con đường thơ
là con đường chân thật, ở trong ruột rút ra. Theo mình, trong lớp thi sĩ mới
sau cách mạng tháng tám, Thung đã có chỗ hẳn hoi, duy nhất. Nên luôn cố
gắng, chân tâm làm thi sĩ, Thung sẽ cống hiến được một cái gì đó cho thơ
Việt Nam”. Cùng trường nhìn ấy, Võ Văn Trực, ở bài viết Thi sĩ của miền
quê khói lửa in trong tuyển tập Trần Hữu Thung, nhà xuất bản văn học, Hà
Nội, 1997, đã nói tới cái khắc nghiệt của thiên nhiên xứ Nghệ, mà theo ông
là đã hằn sâu trong dáng dấp con người, lối ứng xử và thơ Trần Hữu


6
Thung. Ông viết: "Nắng dữ dội, nắng khét da người và da đất, cái nóng
như đông đặc lại đến nghẹt thở. Gió Nam ròng thổi suốt đêm ngày, đồn
điền, núi đồi như được rang cong lên, chạm lửa là cháy tràn ". Nhà thơ Huy
Phương trong bài Con người ấy – Nhà thơ ấy in trong Tuyển tập Trần Hữu
Thung, Nhà xuất bản Nghệ An, 1996, lại cho rằng: "Trần Hữu Thung sinh
ra và lớn lên ở nông thôn, sớm bắt rễ với chính quê hương mình bằng cái
thiên bẩm của một tâm hồn giàu cảm xúc, anh từ cái nôi ấy mà đi thẳng
vào thơ, vào văn học, cất lên một tiếng nói tự nó đã là tiếng nói của quần
chúng và đời sống". Là người em, người viết phê bình văn học, Trần Hữu
Dinh, khi viết về anh trai mình, trong bài Trần Hữu Thung – con người ấy,
đời thơ ấy đã khẳng định: "Trần Hữu Thung đưa cả quê hương, cả con
người anh vào trong thơ, trong văn. Anh lầm lụi, cần mẫn cày xới trên
cánh đồng thơ của mình". Quả thật vậy, tâm hồn dân giã, phong vị quê
hương, tinh chất xứ Nghệ, trong thơ ông không phải chỉ ở hình thức mà
thực sự trở thành máu thịt trong cách nghĩ, cách cảm, trong lối diễn đạt.

Đến phút cuối cùng của đời mình, nhà thơ vẫn gửi tâm hồn theo “bờ tre
đường thôn, cây đa, giếng nước…”. Có lẽ Võ Văn Trực đã chính xác khi
gọi Trần Hữu Thung là "nhà thơ của nông thôn, của nông dân trăm phần
trăm đúng với nghĩa của nó". Bởi theo ông, "Anh sinh ra ở nông thôn, lớn
lên ở nông thôn và sống gần trọn cuộc đời mình ở nông thôn".
Điểm lại những bài viết bàn về Minh Huệ, Trần Hữu Thung, có thể
thấy, dù khác nhau trong cách nói, cách viết, song từ những góc nhìn khác
nhau, các nhà nghiên cứu phê bình đều có chung nhận định khi cho rằng, hồn
cốt, phong cách thơ Minh Huệ, Trần Hữu Thung chịu ảnh hưởng sâu sắc văn
hóa xứ Nghệ. Ở một vài bài viết, quan điểm ấy đã có những phân tích, dẫn
giải nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào
đi vào vấn đề này một cách toàn diện, hệ thống.


7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát, phân
tích một cách hệ thống những ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thơ Trần
Hữu Thung và thơ Minh Huệ. Từ đó, nhận diện và rút ra những vấn đề lý luận
về mối quan hệ giữa văn hóa vùng miền và con đường hình thành một phong
cách thơ.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra những gặp gỡ, tương đồng trong ảnh hưởng văn hóa
xứ Nghệ của thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung.
Thứ hai, chỉ ra những khác biệt trong ảnh hưởng văn hóa xứ Nghệ của
thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung, từ đó nhận diện được phong cách cá
nhân ở hai nhà thơ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những dấu ấn văn hóa xứ Nghệ
trong thế giới nghệ thuật thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung.

4.2. Phạm vi tư liệu khảo sát của đề tài là thơ Minh Huệ và thơ Trần
Hữu Thung, gồm các tập sau:
- Trần Hữu Thung, Tuyển tập (Tập 1- thơ), Nhà xuất bản Nghệ An,
1996.
- Trần Hữu Thung, Sen Quê Bác, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hội
Nhà văn Việt Nam,1987.
- Trần Hữu Thung, Đất quê mình, Nhà xuất bản Hội Văn nghệ Nghệ
An, 1971.
- Trần Hữu Thung, Gió Nam, Nhà xuất bản Văn học, 1962.
- Minh Huệ, Tuyển tập, Nhà xuất bản Nghệ An, 2003.
- Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ, Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh.
- Minh Huệ, Thơ với tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng.


8
- Minh Huệ, Cõi Sen, Nhà xuất bản Nghệ An.
- Minh Huệ, Đất chiến hào, nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1970.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở cho những ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ trong thơ
Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung
Chương 2. Dấu ấn văn hóa xứ Nghệ - điểm gặp gỡ, tương đồng giữa

thơ Minh Huệ và thơ Trần Hữu Thung
Chương 3. Dấu ấn sáng tạo của Minh Huệ và Trần Hữu Thung trong
việc tiếp thu di sản văn hóa tinh thần xứ Nghệ
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo


9
Chương 1
CƠ SỞ CHO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA XỨ NGHỆ
TRONG THƠ MINH HUỆ VÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG
1.1. Quê hương xứ Nghệ
Quê hương là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của các thi nhân từ
cổ chí kim. Mỗi một người đều có một miền quê để mà thương mà nhớ. Quê
hương, đó là nơi chôn rau cắt rốn, gắn với bao kỉ niệm vui buồn của mỗi
người thuở thiếu thời cũng như lúc trưởng thành. Quê hương cũng chính là
chiếc nôi văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới cảm hứng, đề tài, mạch nguồn
cảm xúc của tác giả. Nếu như vùng Yên Đỗ - Bình Lục - Hà Nam đã in hình
vào thơ của Nguyễn Khuyến, vùng quê Phúc Tằng – Việt Yên – Bắc Giang
hiện dáng trong thơ Hoàng Cầm, thì vùng quê xứ Nghệ với những truyền
thống văn hóa lâu đời đã hắt bóng vào thơ của Minh Huệ và thơ Trần Hữu
Thung một cách đậm nét.
Xứ Nghệ là nơi khí hậu khắc nghiệt, đời sống nhân dân khó khăn về vật
chất nhưng giàu có về đời sống tinh thần, tình cảm. Xứ nghệ còn được gọi là
xứ thơ, nơi đây đã khắc bia tên tuổi Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu,
Huy Cận…
1.1.1.Vài nét về địa lý, lịch sử
Quê hương Xứ Nghệ - chiếc nôi giàu truyền thống văn hóa đã nuôi
dưỡng hồn thơ của hai thi sĩ Minh Huệ và Trần Hữu Thung.
Đó là một vùng quê non nước hữu tình, nhìn lên bản đồ, vùng đất xứ
Nghệ như một bức tranh thủy mặc:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
( Ca dao)


10
Lịch sử vùng miền và danh xưng Nghệ An đã có từ xa xưa. Tên gọi
Nghệ An có từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm(1030) thay cho
tên Hoan Châu ( tức Nghệ An và Hà Tĩnh) đã có từ mấy trăm năm về trước
(năm 627). Năm 1831, thời vua Minh Mệnh, xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh.
Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay. Nghệ An là tỉnh
có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh
Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp
biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ
đô Hà nội 291 km về phía Nam. Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung
lũng. Độ dốc thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Tỉnh Nghệ An nằm ở
Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các
hệ thống đồi núi, sông suối. Hệ thống đồi núi, sông ngòi dày đặc, có bờ biển
dài 82 km. Khí hậu Nghệ Tĩnh vô cùng khắc nghiệt “Nghệ Tĩnh đất đai rộng
lớn có đủ các vùng kinh tế: miền núi, miền trung du, miền đồng bằng, miền
biển; với nhiều nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản có giá trị hàng hóa
cao, song điều kiện tự nhiên khá phức tạp. Xưa kia các nhà viết phong thổ kí
đều nhận xét rằng, đất đai xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương. Nhiều nơi
chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng thủy. Đã thế, hè đến nắng như thiêu như
đốt và gió mùa tây nam thổi cồn cột, nghe rát ruột rát gan làm nứt đất nẻ
đồng, khô héo tất cả. Rồi thu sang, mưa lũ kéo dài, lụt bão theo nhau hành
hạ. Và đông về, heo rét hàng tháng, những đợt gió mùa đông bắc tràn về
thường mang theo mưa dầm, gây khá nhiều khó khăn cho vụ sản xuất đông
xuân.” [ 19, 20]. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động

trực tiếp của gió Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Con Người nơi
đây hứng chịu nhiều cảnh khổ thiên tai giáng xuống, họ phải cất lời kêu than:


11
Gió mưa chi lắm hỡi trời,
Lúa mùa toan gặt lại trôi đầy đồng.
Con đau vợ đói nhìn chồng,
Khóc thảm khóc thiết đỏ tròng con ngươi.
(Ca dao)
Người dân bỏ biết bao công sức nhọc nhằn nơi đồng ruộng nhưng thu lại
chẳng được gì cả:
Thấy làm mà chẳng thấy ăn;
Thấy một đám cỏ khổ thân cả ngày
(Ca dao)
Minh Huệ cũng đã phản ánh hiện thực ấy vào trong thơ của mình:
Nắng chi nắng sém bờ hào
Gió chi gió cuốc gió cào trời rung
(Loạt đạn mẹ hiền - Minh Huệ)
Thời tiết khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt cũng đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến tính cách con người xứ Nghệ, hiền lành, tốt bụng nhưng hơi
cục cằn, nóng nảy.
Xứ Nghệ là nơi có truyền thống kiên cường anh dũng trong chống giặc
ngoại xâm. Nói đến lịch sử Nghệ An chúng ta không thể không kể đến những
chiến công to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của người dân Xứ
Nghệ. Những người con nơi đây đã giương cao ngọn cờ yêu nước để bảo vệ,
xây dựng vùng đất quê hương của mình. Mai Hắc Đế đã phất cao cờ nghĩa,
xây thành Vạn An ở Sa Nam (Nam Đàn) để chống lại ách thống trị của nhà
Đường ở thế kỉ thứ VIII. Dân Nghệ Tĩnh từ lâu đã tôn sùng vị anh hùng này:

Sa Nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
(Ca dao)


12
Năm 1285, vua Trần Nhân Tông đã dựa vào nguồn lực hùng hậu của
vùng đất này để trừ họa xâm lăng của quân Nguyên Mông. Năm 1424, trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ
An lập đại bản doanh ở đây bốn năm. Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã
từng chiêu mộ 5 vạn quân sĩ của Nghệ An góp sức cho đội quân của ông thêm
hùng mạnh đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Nhân dân xứ
Nghệ không ngớt lời ngợi ca vị anh hùng “áo vải cờ đào” trong một thời gian
ngắn đánh thắng oanh liệt quân Thanh:
Long lanh đá tạc bia vàng.
Rồng chầu phượng múa ngai vàng Quang Trung.
(ca dao)
Dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn và phó bảng Lê Doãn Nhạ,
Nhân dân Nghệ An đã dấy lên một phong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng
hàng đầu trong cả nước. Quê hương Nghệ An chính là nơi ghi dấu ấn đầu tiên
của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô
Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, mở đầu cho phong trào cách mạng vô sản trong
cả nước. Đầu thế kỉ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người có ý thức
trách nhiệm cao trước vận mệnh đất nước đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng
tiếp thu cái hay, cái mới đưa nhân dân ta thoát khỏi vòng nô lệ. Và đặc biệt
Nghệ An chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và
anh hùng giải phóng dân tộc. Người dân xứ Nghệ quyết tâm đấu tranh, không
hạ vũ khí khi kẻ thù đang còn dày xéo Tổ quốc, họ thề với quê hương, đất
nước, thề với lương tâm:

Bao giờ Hồng Lĩnh nên cồn,
Sông Lam hết nước mới hết nguồn đấu tranh.
(Ca dao)


13
Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của cha anh, hai người con xứ
Nghệ, Minh Huệ - Trần Hữu Thung đã lên đường đi kháng chiến, mang theo
mình một tình cảm yêu nước, niềm tự hào về quê hương xứ sở. Họ đã thành thực
nói lên niềm xúc động sâu sắc, ngợi ca những tấm gương sáng ngời lòng yêu
nước. Đêm nay bác không ngủ (Minh Huệ), Loạt đạn mẹ hiền (Minh Huệ), Ra
quân (Hữu Thung) , O Tám ( Hữu Thung)... là những bài thơ như thế.
Đối với Trần Hữu Thung, vùng quê Diễn Châu nói riêng, xứ Nghệ nói
chung đã trở thành một phần máu thịt trong tâm hồn ông (Lại nói về quê tôi).
Thành phố Vinh nơi sinh ra nhà thơ Minh Huệ, trải qua biết bao mưa bom bão
đạn, nơi ấy đã trở thành niềm yêu thương da diết của ông (Thành phố tôi
yêu/Thành phố tôi yêu):
Bước ra khỏi đạn bom
Thành phố cười trong gió nóng
(…)Vẫn giữ chắc một dòng máu thịt
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Thành phố nở sinh Bến Thủy – Ngã ba chói lọi
(…) Thành phố tôi yêu
Cho tôi phẩm giá làm người và chân lí.
Điều kiện địa lí, lịch sử ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống xã hội của con
người. Nó đã hằn sâu trong tính cách, tâm hồn, điệu sống của con người xứ Nghệ.
Với những nghệ sĩ nhạy cảm như Minh Huệ, Trần Hữu Thung điều này càng rõ
nét hơn. Trong thơ họ, dấu ấn văn hóa xứ Nghệ đã hằn lên rõ nét, góp phần làm
nên một vẻ đẹp, một phong cách riêng trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
1.1.2. Những đặc điểm nổi bật của đời sống xã hội

Thiên nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đất đai khi úng ngập, lúc
khô cằn, trời chẳng chiều lòng đã đẩy người dân xứ Nghệ từ bao đời nay vào
cảnh cực khổ, lầm than.


14
Sấm cũng ở trên nguồn,
Chớp cũng ở trên nguồn.
Không mưa dông đôi ba trộ(trận) để giải buồn nhà nông.
(Ca dao)
Trần Hữu Thung cũng đã có những dòng thơ ghi lại ấn tượng sâu sắc
về quê hương xứ Nghệ “chảo lửa túi mưa”:
Từ mái đồi khô như một lá sen khô
Gió lào thổi bốn bề xào xạc
Từ lối rộc tựa chảo đầy nước bạc
Chiều thu hun hút cánh cò chao
(Đổi cái nhìn – Trần Hữu Thung)
Trước cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt, người nông dân xứ Nghệ đã tự
nhủ phải chăm chỉ, cần cù trong lao động: "Muốn no thì phải chăm làm/ Một
hột thóc vàng, chín giọt mồ hôi" (Ca dao).

Người xứ Nghệ làm lụng chăm

chỉ “đầu tắt mặt tối” đói không kịp ăn, khát không kịp uống nhưng cái nghèo vẫn
đeo bám bên mình: "Gánh cực mà đổ lên non/ Cong lưng mà chạy cực còn chạy
theo" (Ca dao).

Cảnh đói ăn, thiếu thốn quanh năm dày vò người dân nơi

đây: "Trời sinh cái cực làm chi/ Bán thì không được, cho thì không ai xin" (Ca

dao). Cái nghèo, cái khổ do trời sinh ra đã bạc rồi song vẫn chưa bằng những kẻ
địa chủ bóc lột xảo quyệt, nhiều thủ đoạn: "Bước chân vô cửa nhà người,/ Xin
hột gạo hẩm hắn đòi bán nương/Ông trời chết nứt, chết trương/ Ông ghét tôi
khổ, ông thương nhà giàu." (Ca dao). Trước sự áp bức bóc lột của bọn vua quan,
người dân xứ Nghệ đã lên tiếng tỏ rõ thái độ phản kháng mãnh liệt:
Vua chi mà vua,
Quan chi mà quan,
Lọng vàng thì có, lòng vàng thì không.
(Ca dao)


15
Tinh thần chống kẻ bóc lột của người dân xứ Nghệ càng tăng cao khi
Thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta: "Vì ai mà Pháp sang đây/ Nước thời
đã mất, dân thời còn chi?/ Vì ai Phú Lãng tác oai/ Non cao biển rộng sông
dài xót xa." (Ca dao). Tinh thần chiến đấu ấy đã được Minh Huệ phản ánh
thông qua hình tượng người mẹ Làng Đỏ.
Trăng tàn, gặp pháo lưng đồi
Thở phào, mẹ đứng lặng người nhìn con,
Ùa ra đón mẹ dập dồn
Nhấp nhô mũ sắt quây tròn tóc sương,
Mắt ai rực lửa chiến trường
Vì đâu phút chốc hai hàng lệ rơi…
(Loạt đạn mẹ hiền – Minh Huệ)
Nạn đói năm Ất Dậu với chính sách ác nghiệt “nhổ lúa trồng đay” của
Nhật đã cướp đi hơn hai triệu đồng bào cả nước. Nghệ An cũng không thoát
khỏi thảm họa ấy. Thời bao cấp - trước thời kì đổi mới (1975 - 1986), nền
kinh tế Nghệ An cũng chịu chung bầu không khí tù đọng và thất bại của nền
kinh tế Việt Nam. Nhưng điều đáng quý là trong khó khăn gian khổ người
dân xứ Nghệ cũng không nản lòng thoái chí mà họ đã vươn mình đứng dậy

bằng những nổ lực của bản thân. Họ vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai
cuộc sống: "Sông kia lúc lở lúc bồi/ Con người khổ mãi thì rồi có vinh" (Ca
dao). Bằng sự nổ lực của bản thân giành giật lại với thiên nhiên, con người xứ
Nghệ cũng tạo dựng cho quê hương mình có nhiều nơi rất trù phú:
Đức Thọ gạo trắng nước trong
Ai về Đức Thọ thong dong con người
Tiếng đồn cá mát sông Giăng
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Chùa
(Ca dao)


16
Địa lí địa hình phức tạp, thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống của nhân dân
Nghệ Tĩnh trải qua bao khó khăn, cực khổ nhưng xứ Nghệ là một vùng văn
hóa giàu bản sắc. Người xứ Nghệ vẫn giữ vững khí tiết của mình. Họ là
những con người có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống, thường xuyên vật
lộn với thiên nhiên khô cằn, cay nghiệt, đã liên tục đấu tranh chống giai cấp
thống trị độc ác, bất nhân để giành lấy sự sống, cuộc đời tự do.
1.1.3. Một vùng văn hóa giàu bản sắc
Nền văn hóa là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng tâm hồn thi ca. Nó có ảnh
hưởng rất nhiều đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của các nhà văn, nhà thơ. Văn
hóa xứ Nghệ đã tạo nền cho thơ ca Minh Huệ - Trần Hữu Thung phát triển. Nếu
soi chiếu vào định nghĩa "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội" [61] chúng ta
nhận thấy xứ Nghệ là một vùng văn hóa giàu bản sắc. Nền văn hóa ấy bao gồm
những giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng chính giá trị tinh thần đã tác động một
cách sâu sắc đến sự phát triển hồn thơ Minh Huệ và Trần Hữu Thung. Dòng suối
mát ngọt của văn học dân gian với những câu hò, điệu ví đã tưới tắm cho hồn thơ
họ. Có thể nói ca trù, ca dao, giặm, vè xứ Nghệ là những giá trị tinh thần ảnh

hưởng trực tiếp đến hình thức lẫn nội dung tư tưởng của hai nhà thơ này.
Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa xứ Nghệ được bắt nguồn từ thiên
nhiên, lịch sử, xã hội, con người nơi đây. Xứ Nghệ là vùng quê sơn thủy hữu
tình. Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ. Sông Lam mềm mại tươi mát
uốn quanh chân núi Hồng Lĩnh vững chãi tạo sức gợi rất lớn trong trí tưởng
tượng của bao nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ. Nhiều thi sĩ viết về thiên nhiên tươi
đẹp của xứ Nghệ đã làm xao xuyến lòng người. Thiên nhiên còn như những
chứng nhân lịch sử ghi dấu bao trận chiến oanh liệt của nhân dân xứ Nghệ với
quân xâm lược trước công cuộc giữ nước:


17
Quê hương mình sông bọc vành trăng
Màu xanh gắn sắp liền vết đạn
( Mẹ để lại – Trần Hữu Thung)
Anh Tư ơi, theo giọt máu thiêng anh nhỏ
Mồ hôi chúng tôi thấm sâu thớ gỗ
Nghe không anh, lại tỏa bến Thanh Chương
Hương thắm vàng tâm ngan ngát yêu thương.
( Người thợ mộc trong chiến hào - Minh Huệ)
Xứ Nghệ (gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có chung một văn hóa –
văn hóa Lam Hồng, với hai biểu tượng núi Hồng, sông Lam. Văn hóa xứ
Nghệ được hình thành bởi cộng đồng cư dân nông nghiệp sống trên một vùng
rộng lớn, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây tựa
lưng vào dãy trường Sơn, phía Đông nhìn ra biển. Từ xa xưa, dải đất này từng
được xem là địa linh, nhân kiệt, danh tiếng hơn cả Nam Châu với sông dài,
biển rộng, núi cao. Nhận xét về đất và người nơi đây, sử gia Phan Huy Chú
viết: Con người ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm
lạ, thần núi và thần biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết thành nhiều bậc
danh hiền . Người xứ Nghệ giàu lòng yêu nước, dũng cảm xả thân vì Tổ

Quốc. Nguyễn Trọng Tạo rất yêu cái phẩm chất cao đẹp này và đã phát biểu
Tôi yêu cái quyết liệt vì nghĩa lớn của người Nghệ [59]. Trên mảnh đất này
Thời nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao
chí lớn đã làm rạng danh quê hương đất nước. Bàn về đặc điểm văn hóa xứ
Nghệ, Nguyễn Văn Hạnh trong bài Ví giặm xứ Nghệ từ góc nhìn văn hóa học
(Tạp chí Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 4/2013) đã
viết: Theo chiều dài lịch sử, vùng đất này đã trải qua nhiều thay đổi, cả về
hình hài vóc dáng, và tên gọi, như: Việt Thường, Hoan Châu, An Tịnh( thời
cổ, trung đại) hay Nghệ Tĩnh, và giờ đây tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà


18
Tĩnh. Tuy nhiên, từ góc nhìn địa – văn hóa – lịch sử, đây vẫn là một vùng văn
hóa thống nhất, có tính đặc thù, khu biệt với các khu vực văn hóa khác ở Việt
Nam. Từ rất sớm, dọc theo hai bờ sông Lam, từ thượng nguồn đến hạ lưu đã
hình thành nên những xóm làng trù phú. Với xứ Nghệ, núi Hồng, sông Lam
không chỉ là bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình mà còn góp phần tạo
nên bản sắc cho một vùng văn hóa. Vốn là vùng đất biên ải, viễn trấn, nguồn
gốc cư dân xứ Nghệ khá đa dạng. Tuy nhiên, sau hàng ngàn năm lịch sử, nơi
đây đã hình thành nên một cộng đồng cư dân có tính thống nhất cao độ, với
danh xưng người Nghệ. So với cư dân ở các vùng miền khác, người Nghệ có
những đặc điểm riêng, dễ nhận biết: về tiếng nói, âm sắc của người Nghệ đục
và nặng, khó nghe, khó bắt chước; về tư duy, người Nghệ thường không uyển
chuyển, thường cứng nhắc, rạch ròi, dứt khoát đến cực đoan, bảo thủ; về
hành động, người Nghệ quyết liệt, hăng hái, bản lĩnh đến mức liều lĩnh; về
ứng xử hàng ngày, thường không thích hình thức phô trương mà chuộng sự
giản dị, mộc mạc. Con người Xứ Nghệ rất trọng nghĩa tình. Họ đề cao tình
cảm, không có tình cảm thì của cải vật chất cũng trở thành vô nghĩa: Giàu
chi, giàu lúa giàu tiền/ Giàu bạc giàu ác, nhân duyên không giàu (Ca dao).
Họ chỉ trích, phê phán những kẻ tham lam. Keo kiệt: Những người lúa đụn

tiền kho/ Ruột bằng chạc chỉn miệng to bằng trời (Ca dao).
Tình cảm của người xứ Nghệ vừa nồng nàn lại vừa sâu lắng. Tình cảm
của những người thân trong gia đình luôn luôn gắn kết “máu chảy ruột mềm”.
Tình cảm đối với xóm giềng cũng hết sức thân thiết, có bát nước chè ngon
cũng mời nhau đến thưởng thức. Tình đồng hương của người xứ Nghệ đi đến
vùng miền nào trên Tổ quốc cũng được nhắc đến. Tình cảm của người xứ
Nghệ đối với những người thầy, người cô đã dạy mình cũng một niềm kính
trọng, khắc ơn. Những đặc điểm đó có ở người bình dân, người trí thức, trong
văn chương nghệ thuật cũng như trong ứng xử giao tiếp đời thường. Văn hóa


19
là sản phẩm của con người, thuộc về con người, vì con người, là những gì còn
lại của một chu trình lịch sử. Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay,
người xứ Nghệ không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử
dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc.
Trầm tích văn hóa của một dân tộc, một vùng miền luôn gắn liền với lịch
sử do con người tạo nên. Mọi thành tố của một nền văn hóa, cũng chính là mọi
khía cạnh của cuộc sống con người. Từ cách nhìn đó, có thể nói, đất và người xứ
Nghệ đã làm nên bản sắc văn hóa xứ Nghệ, mà trước hết là văn hóa dân gian.
Nghệ Tĩnh có kho tàng văn học dân gian phong phú vào bậc nhất so với các địa
phương khác trong toàn quốc. Đó chính là tài sản vô giá truyền từ đời này sang
đời khác nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hóa, là trí tuệ và tài năng, là động lực
phát triển,…của người dân xứ Nghệ. Nghệ Tĩnh là xứ sở của nền văn hóa dân
gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Với 6 dân tộc
cùng chung sống, văn hoá Nghệ An đa dạng, độc đáo, với nhiều bản sắc riêng
trong sự hài hoà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Nghệ An ngày nay
không chỉ có sự hiện diện một nền văn hoá đương đại sống động mà còn có một
kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích
lịch sử văn hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và

văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, phong tục tập quán… Nghệ
Tĩnh là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu
Ngư, Rước hến, Đua thuyền… Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được
nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội
đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di
tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống.
Chính cái nôi văn hóa của Xứ Nghệ đã góp phần chưng cất nên bao thế
hệ nhà thơ , nhà văn tài năng cho nền văn học nước nhà. Trong số đó có Minh
Huệ và Trần Hữu Thung.


20
1.2. Vài nét về cuộc đời Minh Huệ và Trần Hữu Thung
1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân
Trần Hữu Thung và Minh Huệ là hai nhà thơ cùng thời nhưng xuất thân
của họ khác nhau, một người xuất thân từ nông thôn, người kia sinh ra và lớn
lên ở thành thị nên hơi thơ của họ cũng có những điểm khác nhau.
Trần Hữu Thung sinh năm 1925 trong một gia đình nông dân làng
Trung Phường - xã Diễn Minh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An. Diễn Châu
là nơi đất cằn sỏi đá nhưng tình người hồn hậu. Người dân nơi đây chủ yếu
làm nông nghiệp. Cuộc đời của Trần Hữu Thung lam lũ ,vất vả từ nhỏ. Sinh
ra trong một gia đình đông con, nghèo khó, Trần Hữu Thung vẫn trở thành
một anh trai làng rắn rỏi , là một đô vật của làng quê. Trong thân hình vạm vỡ
ấy lại chứa đựng một tâm hồn dạt dào cảm xúc. Những vần thơ của ông làm
xao động lòng người. Thơ ông có cái nắng bỏng rát của tháng tám, mưa dầm
dề tháng ba:
Mưa to gió cả,
Nắng cháy cánh đồng.
(Cò trắng phát thanh – Trần Hữu Thung)
Có cả ngọn gió nồm thổi lên thơm mát lại có thêm bóng dáng cây tre,

cây lúa in hình:
Đời cha nhớ lấy con nghe
Đơn sơ như thể cây tre đầu làng
( Cây Tre – Trần Hữu Thung)
Khác với Trần Hữu Thung, Minh Huệ lại xuất thân từ thành thị, nơi
trung tâm, kinh tế, chính trị của Nghệ An đó là Thành phố Vinh. Minh Huệ có
dáng người nho nhã, thanh thoát, tính tình nhu mì , điềm đạm rất thư sinh.
Minh Huệ đã từng tự bạch: "Tôi sinh năm Đinh Mão, cha đỗ bằng tú tài, gia


21
đình cũng thuộc loại bậc trung …Tôi ở trong xóm Hàng Bún (Bây giờ là xã
Vĩnh Tân, TP Vinh) có cả nông dân, trí thức, nhà nho. Đầu xóm là nhà máy
gạch của Pháp, bên cạnh là chùa Đá – chùa nổi tiếng có tín đồ đông nhất
miền Trung, bên kia là bãi tha ma, xóm của khoảng hai chục người phu “xia”
với những chiếc xe bò kéo đen sì. Qua nhà thờ phật đến một cái xóm đạo. Thế
là khu vực tôi ở, chưa đầy 1km mà như một thế giới thu nhỏ. Tôi không sướng
nhưng không khổ, đủ cơm no áo ấm, nhưng xung quanh tôi là những con
người không được làm người. Những người phu “xia” không dám đi ra
đường vì không có quần áo, toàn khoác bị gai"[68]. Qua lời tâm sự ấy, chúng
ta cũng hình dung được cuộc sống nơi nhà thơ ở thật nghèo khổ và xô bồ.
Sống trong một môi trường như thế Minh Huệ càng cảm nhận thấm thía, sâu
sắc nỗi thống khổ của người dân lương thiện. Minh Huệ yêu lắm quê hương
mình, cảm xúc trào dâng trong từng câu thơ:
Thành phố tôi yêu
Thành phố tôi yêu
Cho tôi phẩm giá làm người và chân lí
Rồi có một ngày tôi yên nghỉ
Trong lòng thành phố quê hương
Hồn thơ tôi xin tái sinh làm một hàng cây bên đường

Góp tiếng gió ngơi ca thành phố thợ
(Thành phố tôi yêu/ Thành phố tôi yêu – Minh Huệ)
Minh Huệ và Trần Hữu Thung đều sinh ra và lớn lên trong mưa bom,
bão đạn, họ đều chứng kiến sự đau thương mất mát của quê hương, đều được
nuôi dưỡng từ một nền tảng văn hóa, văn học xứ Nghệ. Điểm gặp gỡ giữa
Minh Huệ và Trần Hữu Thung chính là lòng yêu nước nồng nàn. Hồn thơ của
họ sôi nổi, nhiệt huyết, giàu tình cảm với dân với nước. Những vần thơ của họ
rất gần với ca dao, dân ca, dặm, vè xứ Nghệ. Nhưng trong cái chung ấy vẫn


×