Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TĂNG CƯỜNG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở KHOA KHOA HỌC XÃ hội NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.63 KB, 7 trang )

TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở KHOA
KHOA HỌC XÃ HỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TS. Nguyễn Thị Nga
Thiết nghĩ một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học là gắn lý thuyết với thực hành,
gắn môn học với đời sống, mở cánh màn tri thức phả vào chân trời hiện thực. Để nối liền bục giảng
với thực tiễn, đưa những hiểu biết trong trang sách bước ra giữa cuộc đời thì ngay trong những ngày
đang còn ngồi trên ghế nhà trường người học cần phải được tập dợt các hoạt động. Nhà thơ Xuân
Diệu từng đúc rút một kinh nghiệm đầy triết lý: “Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh
tươi ”. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo môi trường thuận lợi cho người học được chủ
động thể hiện kỹ năng sống, hòa nhập tốt với cộng đồng là phải tổ chức nhiều các hoạt động ngoại
khóa để tri thức không bị đông cứng trong sách vở mà tạo cơ hội cho nó phơi bày trên thực tiễn cuộc
sống. Bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho
sinh viên Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Quảng Bình nhằm góp phần đổi mới phương pháp
qua các hình thức tổ chức dạy học sinh động.

Năm học 2013 – 2014 này, Khoa Khoa học Xã hội chịu trách nhiệm quản lý 16
lớp (Đại học và Cao đẳng) có gần 600 sinh viên với nhiều đối tượng khác nhau: ngành
Sư phạm (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và ngoài Sư phạm (công tác xã hội, lưu học sinh
Lào) gồm cả 2 hệ (chính quy lẫn liên thông). Trong tương lai đội ngũ này sẽ là đối
tượng chủ yếu đảm nhận các công tác xã hội ở cộng đồng và góp công cùng sự nghiệp
trồng người ở các bậc học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trong toàn tỉnh nhà.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ bắt đầu từ đây, ở chính đối tượng sinh viên hiện
nay Khoa đang quản lý đào tạo. Để tạo thương hiệu cho trường Đại học Quảng Bình
đồng thời làm tròn trách nhiệm nặng nề là đào tạo đội ngũ tri thức cho tỉnh nhà, đòi hỏi
chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ quy chế, thực hiện đúng các chủ trương chính sách,
chỉ thị, quy định của ngành cũng như cần phải mở mang tri thức, nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho đối tượng, thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học. Trong hướng dẫn số 5791/BGDĐT-CTHSSV về công tác học sinh, sinh viên, hoạt
động ngoại khóa và y tế trường học năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ rõ
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục chuyên nghiệp cần phải “chỉ đạo và tổ chức các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp; Giáo dục kỹ năng sống, kỹ


năng mềm, thành lập câu lạc bộ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hiểu thấu
đáo khái niệm, nội hàm, nguyên tắc, cách thức tổ chức của hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa được hiểu là “toàn bộ các hình thức học tập liên quan đến
chương trình chính khoá ở trong và ngoài nhà trường, là sân chơi bổ ích với rất nhiều
hình thức sinh động, đa dạng để người học được tự nguyện tham gia”. Hoạt động này
1


có vị trí quan trọng trong việc góp phần giáo dục nhân cách, tạo ra lối sống có văn hoá
cho người học. Đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phong phú
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Đại học. Đó cũng là nơi thể hiện rõ
nhất môi trường học tập đầy đủ, hài hòa, ứng dụng linh hoạt, bổ trợ và củng cố kiến
thức ở các tiết học chính khóa. Hoạt động này tạo điều kiện, tình huống giao tiếp cho
người học có hoàn cảnh cơ hội để thúc đẩy các năng lực, nâng cao kỹ năng sống.
Đồng thời có tác động kép đến đời sống tâm hồn, trí tuệ đối tượng một cách sâu sắc và
lâu bền nhằm hình thành phát triển, hoàn thiện nhân cách con người theo mục tiêu giáo
dục. Qua hoạt động ngoại khoá, người học được phát triển cân đối về đức, trí, thể, mỹ,
bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống để trở thành một con người toàn diện hơn.
Nó phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động, tích cực xã hội, tinh thần sẵn sàng vì
người khác, tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân trên các mặt hoạt
động, hướng dẫn thị hiếu đúng đắn, rèn luyện óc thẩm mỹ tạo lối sống lành mạnh cho
người học.
Một đòi hỏi khác không thể thiếu đối với sinh viên ở các trường Đại học là phải
chuẩn bị tốt về tư tưởng đạo đức, kiến thức và có kỹ năng sống, tình yêu nghề nghiệp.
Đạo đức, tình yêu và năng lực nghề nghiệp đó phải được bồi dưỡng rèn luyện qua
nhiều con đường. Đôi khi ngay chính trong hoạt động ngoại khóa làm cho những nhân
vật trong trang sách bước ra với cuộc đời, nối liền tri thức sách vở với tri thức cuộc
sống, gắn lý thuyết với thực hành. Có lẽ trong nỗ lực tìm kiếm đổi mới phương pháp
giảng dạy để khơi gợi hứng thú, bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho sinh viên từ khuôn

khổ một số học phần đào tạo ở trường Đại học không thể thiếu các hoạt động ngoại
khoá. Đó là một trong những hình thức mang lại không ít hiệu quả. Bởi hoạt động
ngoại khoá ở chương trình đào tạo các ngành khoa học Xã hội - Nhân văn như là một
bộ phận hợp thành, một hình thức dạy học không thể thiếu.
Mặt khác hoạt động ngoại khóa cũng là dịp để kiểm nghiệm chất lượng giảng dạy,
rèn luyện, nâng cao năng lực trình độ tổ chức các hoạt động ở giảng viên. Hoạt động
ngoại khóa là một thế mạnh cần được phát huy. Bởi nó không chỉ góp phần nâng cao
khả năng tư duy độc lập, tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động mà còn là cơ hội
để cá nhân tự học tập, tự bồi dưỡng, kích thích lòng ham muốn khám phá, tìm tòi cái
mới và hoàn thiện khả năng chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người dạy trong quá
trình chuẩn bị và đồng hành cùng người học. Nó giúp người dạy củng cố kiến thức,
khơi sâu cảm thụ và nuôi dưỡng hứng thú nghề nghiệp. Hoạt động ngoại khóa góp
phần mở rộng, nâng cao trường liên tưởng, dắt tri thức sách vở bước ra với cuộc đời
sôi động. Kiến thức môn học bao giờ cũng có mối quan hệ nhiều chiều với các vấn đề
2


chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội. Nếu tự khép mình đơn lẻ, chật hẹp, một bề
trong khuôn khổ học phần thì khó lòng có được những hiệu quả giáo dục mong muốn.
Cần phải luôn mở rộng, tích hợp các kiến thức qua hoạt động ngoại khóa. Và cũng từ
đó khắc sâu tình yêu nghề, rèn luyện nâng cao các kĩ năng sư phạm trong giờ chính
khoá, phát huy khả năng vận dụng thực hành. Đó cũng là cơ hội để người dạy có thêm
điều kiện và hoàn cảnh bộc lộ đầy đủ nhất năng lực sáng tạo, phát triển năng khiếu,
cũng như thiên hướng cá nhân. Thông qua đó người dạy có thể khắc phục được những
bất cập trong chương trình. Chẳng hạn, nó giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian
hạn hẹp cho phép và khối lượng kiến thức cần phải cung cấp, có thêm cơ hội mở rộng,
đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong
chương trình chính khoá. Nó cũng tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài
học, giúp các em có thể hiểu sâu hơn những giá trị về văn hoá, khoa học xã hội - nhân
văn, cũng như những tiềm năng của quê hương, đất nước. Đồng thời bồi dưỡng khả

năng, thị hiếu thẩm mỹ, tạo điều kiện phát hiện sở thích, phát triển tốt những năng lực
hoạt động, rèn luyện tính sáng tạo, góp phần tạo ra lối sống lành mạnh, ứng xử có văn
hóa cho giảng viên. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường mối liên hệ thân thiện,
đoàn kết, đồng lòng xây dựng và cùng tiến bộ. Sự liên kết giữa sinh viên với nhau, giữa
các Bộ môn, giữa giảng viên với ban chủ nhiệm Khoa, giữa nhà trường và xã hội cũng
được phát triển từ cơ sở của hoạt động này.
Nhấn mạnh điều này để chúng ta thấy rõ vai trò của công tác tổ chức hướng dẫn
quá trình học tập và nhiệm vụ phát triển về đức, trí, thể, mỹ cùng những yêu cầu rèn
các kỹ năng nghiệp vụ, các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Điều đó đòi hỏi lãnh
đạo khoa, các bộ môn, giảng viên trực tiếp đứng lớp phải nhận thức đúng mục đích, vị
trí tầm quan trọng và xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của Khoa Khoa học Xã hội
trong công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Trong phương hướng, kế hoạch đầu
mỗi năm học, Khoa cũng đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của mình sau công tác dạy
học là các hoạt động bề nổi. Thực tế, trong những năm vừa qua, Khoa Khoa học Xã hội
đã tổ chức thành công nhiều buổi ngoại khóa chuyên đề cho các đối tượng đào tạo.
Những buổi ngoại khóa đó đã mang lại khá nhiều thành quả tốt đẹp. Dư âm của nó còn
đọng lại những ấn tượng có thể nói khó phai mờ trong tâm hồn các thế hệ sinh viên.
Năm học này Khoa đã tổ chức 2 buổi ngoại khóa chuyên đề nhân chào mừng 83 năm
ngày truyền thống phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày tôn vinh giáo giới 20/11 với các
chủ đề Hình tượng người mẹ Việt Nam, Nghề giáo với nét đẹp. Khoa đã định hướng
cho 3 tổ chuyên môn hoạt động ngoại khóa theo các chủ đề Biển và hải đảo (bộ môn
Địa lý), Thơ với cuộc sống (bộ môn Ngữ văn), Đại tướng trong lòng dân (bộ môn Lịch
3


sử). Ngoài ra Khoa còn đang tập hợp sức mạnh tổng hợp của giảng viên ở các bộ môn,
sinh viên trong toàn khoa lên phương hướng cho hoạt động Câu lạc bộ Văn học dân
gian và sẽ tổ chức thực hiện khi điều kiện chín muồi. Để có được điều này đòi hỏi lãnh
đạo các cấp quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, biết động viên khích lệ, lãnh
đạo khoa phải thực sự tâm huyết và có kế hoạch dài hơi, các tổ bộ môn phải linh hoạt

sáng tạo, có năng lực tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó còn cần sự tiếp sức của giảng
viên cũng như sinh viên để dồn góp sức mạnh, gây dựng hứng thú niềm say mê tạo
động lực để tổ chức các hoạt động. Đồng thời hoạt động này còn đòi hỏi cả người tổ
chức hướng dẫn lẫn đối tượng tham gia phải có tâm hồn nhạy bén, giàu cảm xúc, năng
động sáng tạo, vốn tri thức phong phú, dồi dào và lòng nhiệt tâm đầy trách nhiệm cùng
với một quá trình nỗ lực vượt trội.
Để giúp cho đối tượng đào tạo có hành trang bước vào đời một cách tự tin, giảng
viên trước hết phải tìm biện pháp cụ thể kích thích động cơ học tập, tác động vào nhận
thức, tình cảm giúp người học yêu quý và có niềm say mê, hứng thú đối với hoạt động.
Sau nữa làm sao phát huy tính chủ động, tích cực học tập và sáng tạo trong tiếp nhận
các học phần thông qua hoạt động ngoại khóa để đạt được hiệu quả giáo dục. Từ vấn
đề đặt ra ở trên, Khoa đã thực sự cố gắng tổ chức nhiều các buổi ngoại khóa để góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo như: tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa
để tập dợt và dần đưa người học vào các tình huống có vấn đề, các điều kiện, môi
trường sống cụ thể. Từ các hoạt động ngoại khóa chúng ta có cơ hội hướng dẫn, giúp
đỡ, “bắt tay chỉ việc”, đưa người học vào hoạt động trong chính môi trường của nó.
Nghĩa là người học được dẫn dắt, thực hành một cách kỹ lưỡng trên nhiều phương
diện, ở tất cả các khâu của môi trường hoạt động. Sau đây là các bước cần có của một
hoạt động ngoại khóa:
Trước hết, phải biết tác động lên tư tưởng, nhận thức cho đối tượng để có một
quan niệm đúng đắn về tầm quan trọng, giá trị mục tiêu của hoạt động. Nhận thức
được vị trí ý nghĩa của ngoại khóa, người học có động cơ đúng đắn, sẵn sàng nhập
cuộc với tinh thần hăng say xem mình là chủ nhân của hoạt động. Người tham gia sáng
tạo, chuyển thể, biểu diễn…sẽ được tập dợt nhiều, rèn luyện nhiều, có cơ hội để thể
hiện các năng lực cá nhân. Các năng lực nghề nghiệp cũng được phát triển nhờ qua tôi
luyện. Mặt khác khi đưa kiến thức thu lượm được vào môi trường sinh hoạt thì chúng ó
thể trở nên sống động và đầy ý nghĩa.
Sau nữa người tổ chức hoạt động cần phải có các kỹ năng cần thiết như: biết đề
xuất ý kiến với các cấp lãnh đạo, yêu cầu các đơn vị cùng phối hợp, đề ra mục tiêu,
phân tích giá trị ý nghĩa, lựa chọn chủ đề và thời gian phù hợp với hoàn cảnh, xác định

4


đối tượng, lập kế hoạch và nêu nhiệm vụ cụ thể, dự trù kinh phí, lựa chọn nội dung,
hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tất cả những vấn đề đó luôn nung nấu trong ý
tưởng để hình thành đề cương dự kiến công việc và đem bàn bạc góp ý từ tổ bộ môn.
Phải chọn thời gian địa điểm hợp lý cho hoạt động. Ví dụ: nhân các ngày lễ lớn trong
năm để hình thành các chủ đề phù hợp có sức thuyết phục. Biết tìm mối liên hệ giữa
bài giảng trên lớp với các vấn đề cuộc sống đặt ra để hoạt động có ý nghĩa thời sự.
Định hướng dàn dựng chương trình trong nội dung phải phù hợp với chủ đề, đối tượng,
có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng, đồng thời chứa giá trị của hàm lượng tri thức cơ bản,
quan trọng và cần thiết.
Ngoài ra cần phải kích thích hứng thú, tạo điều kiện, cơ hội, giúp sinh viên có sân
chơi bổ ích đầy trí tuệ. Sân chơi này sẽ vô cùng hấp dẫn, giúp củng cố tri thức đã học
và có cơ hội thể hiện tài năng cho đối tượng. Nếu biết khơi gợi, tác động sâu vào ý thức
sinh viên lòng say mê, tình yêu nghệ thuật, ý chí vượt khó và quá trình học hỏi, tìm
hiểu, thì chắc chắn đối tượng sẽ có cơ hội phát huy tài năng tiềm ẩn, cố gắng làm sống
dậy thực tiễn muôn sắc, muôn hoa còn nằm yên trên trang sách.
Làm sao trong các buổi ngoại khóa đó phải khơi sâu cảm thụ, dẫn dắt đối tượng
khai thác dựng lại diện mạo cuộc sống dưới nhiều góc nhìn khác nhau tạo nên tính đa
dạng, phong phú có những nét mới bất ngờ và đầy thú vị. Các phần trình diễn hấp dẫn
bao giờ cũng tạo được không khí sôi nổi, hào hứng và ngập tràn niềm vui, kích thích
lòng ham mê học hỏi cho đối tượng. Chẳng hạn: sau khi học xong học phần văn học
dân gian Việt Nam, có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa để lý giải hoàn cảnh nảy sinh,
môi trường diễn xướng, làm sáng tỏ chức năng của chúng qua hình thức trình diễn trên
sân khấu. Cho đối tượng trình diễn các loại thể như: hò, vè, hát đối đáp, hát dân ca,
diễn kịch, dựng lại làm cho những câu chuyện dân gian đưa nó nhập vào cuộc sống.
Người tổ chức cần nắm được một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ
yếu để có thể lựa chọn loại hình cho phù hợp. Sau đây chúng tôi giới thiệu một số hình
thức hoạt động cơ bản:

+ Hoạt động nghệ thuật như: thi kể chuyện diễn cảm, phân vai, ngâm thơ, đọc
nghệ thuật, kể tóm tắt, kể sáng tạo, sáng tác, vẽ tranh minh hoạ, sưu tầm hiện vật,
chuyển thể tác phẩm, tham quan (quê hương các nhà văn nhà thơ, bảo tàng nghệ thật,
bảo tàng lịch sử, di tích văn hoá..., danh lam thắng cảnh), câu lạc bộ văn học (mời nhà
văn, nhà thơ, nhà phê bình để nói chuyện ), dạ hội văn học theo chủ đề (đọc, ngâm
những bài văn thơ theo chủ đề đã chọn...), hội diễn (trình bày hoạt cảnh, múa, các trích
đoạn bài hát, ca dao, dân ca…).

5


+ Hoạt động sáng tạo như: ứng dụng môn học trong cuộc sống thông qua quá
trình tạo sản phẩm phù hợp, người học có thể tham gia vào một trong các câu lạc bộ
Địa lý, Sử học, ngôn ngữ và Văn học…Người học có thể tham gia các sân chơi khoa
học trẻ, nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức, tầm nhìn tạo ra những sản phẩm
thiết thực. Hay ngày hội tái chế phế thải với nội dung thiết kế và chế tạo các mô hình
hoặc sản phẩm hữu dụng.
+ Hoạt động sự kiện như: Đêm hội nguyên tiêu, kỷ niệm các ngày truyền thống
(phụ nữ, nhà giáo Việt Nam, quân đội nhân dân, sinh nhật Đảng, sinh nhất Bác, thành
lập Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, ngày Độc lập, thành lập trường…), tổ chức hội trại
truyền thống nhằm tôn vinh những gương người tốt việc tốt, tiêu biểu đạt thành tích
xuất sắc trong học tập, trong các hoạt động.
+ Hoạt động công tác xã hội như: tham gia phong trào tình nguyện làm sạch môi
trường, tuyên truyền an toàn giao thông, nói không với ma túy, phòng chống
HIV/AIDS, giúp đỡ người nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo
đơn…thông qua đó nhận thức được bài học quý giá trong thực tiễn, biết cảm thông và
cùng chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Ngoài ra chúng ta có thể thành lập các nhóm nòng cốt cho hoạt động ngoại khóa
như: năng khiếu đọc, kể, sưu tầm thành ngữ, tục ngữ, ca dao, triển lãm, thông tin văn
học để lên bảng tin, ra báo tường, câu lạc bộ, toạ đàm.... Từ đó sinh viên có cơ hội tập

dợt và trải nghiệm các hoạt động để ứng xử nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn khi giải
quyết các tình huống đặt ra.
Có thể nói tổ chức ngoại khóa là một hoạt động không thể thiếu trong đào tạo các
ngành nghề ở trường Đại học. Đây là một hoạt động góp phần đổi mới phương pháp và
cách tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phong phú. Từ đó nâng cao chất lượng
chuyên môn, tình yêu nghề, mang đến thông điệp mới bổ ích, lý thú trong đời sống. Đó
còn là cơ hội để người học được trải nghiệm, đúc rút những bài học quý báu, thuần
thục thêm cách thức tổ chức các hoạt động. Đồng thời cũng qua đó nhen lên ngọn lửa
khát vọng chinh phục đỉnh cao kiến thức, ươm mầm trí tuệ, nuôi dưỡng vun đắp hứng
thú, sáng tạo, chắp cánh tương lai.
Nhưng để tổ chức một hoạt động ngoại khóa học tập phải tốn không ít thời gian,
công sức, trí tuệ và cần cả tài chính. Với những gì đã trình bày ở trên, chúng tôi tha
thiết đề nghị:
- Các cấp có thẩm quyền, cần thường xuyên quan tâm đúng mực đối với hoạt
động ngoại khóa học tập cho sinh viên Khoa Khoa học Xã hội

6


- Cần phải đầu tư cho đào tạo, quan tâm hỗ trợ và ưu tiên kinh phí cho các hoạt
động liên quan đến chất lượng giảng dạy trong đó có hoạt động ngoại khóa.
- Các giảng viên đứng lớp phải cần có đủ năng lực, biết kết hợp học đi đôi với
hành, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động ngoại khóa
để bồi dưỡng kiến thức và rèn kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên đồng thời nâng cao
chất lượng giảng dạy.
- Sinh viên cần cố gắng rèn luyện, nâng cao năng lực thiên hướng cá nhân, tích
cực tập dợt sáng tác, tăng cường chuyển thể kịch bản, tư duy, sáng tạo… để tham gia
hoạt động ngoại khóa.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Bồng (chủ biên), Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thanh Tùng (1995),

Phương pháp dạy - học Văn, CXB Cục xuất bản.
2.HD Số: 5791/BGDĐT-CTHSSV về công tác học sinh, sinh viên, hoạt động
ngoại khóa và y tế trường học năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nguyễn Thị Nga (2012) đổi mới hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo giáo
viên Mầm non nhìn từ hoạt động ngoại khóa
4. />
7



×