Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của việt nam sang thị trường nafta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 109 trang )

HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU
HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG NAFTA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU
HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG NAFTA
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy
giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh và không trùng lặp với
bất kỳ luận văn hoặc công trình nào khác. Các tƣ liệu và số liệu sử dụng trong luận
văn đƣợc thu thập từ các nguồn gốc đáng tin cậy.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Vũ Thị Mai Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi trong việc hoàn thành công trình luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học, các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên đã có những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều
kiện cho tôi đƣợc đi học nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại

Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Vũ Thị Mai Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.2. Những lý thuyết chủ yếu về thƣơng mại quốc tế .................................... 5
1.1.3. Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá ................................... 18
1.1.4. Các loại rào cản trong thƣơng mại quốc tế ........................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về phân tích tiềm năng xuất khẩu ................................... 22
1.2.1. Tổng quan về ứng dụng mô hình gravity trong thƣơng mại ................. 22
1.2.2. Một số nghiên cứu về phân tích tiềm năng về thƣơng mại ................... 27

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................ 30
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 30
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 32


iv
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ
BIẾN SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA ......................................................... 36
3.1. Tổng quan về thị trƣờng NAFTA ............................................................ 36
3.1.1. Giới thiệu về thị trƣờng NAFTA .......................................................... 36
3.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của NAFTA...................................................... 42
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang NAFTA ................................................................................................... 44
3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng
NAFTA............................................................................................................ 48
3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam nói chung và
mặt hàng chế biến của Việt Nam nói riêng sang thị trƣờng NAFTA ............. 48
3.2.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chế biến của Việt Nam sang NAFTA ...... 50
3.2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
NAFTA............................................................................................................ 51
3.2.4. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ............................................................... 52
3.2.5. Năng suất và quy mô xuất khẩu ............................................................ 54
3.3. Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
thị trƣờng NAFTA........................................................................................... 55
3.3.1. Chỉ số bổ sung thƣơng mại ................................................................... 55
3.3.2. Chỉ số tiềm năng thƣơng mại ................................................................ 56
3.3.3. Mô hình hồi quy .................................................................................... 61
3.4. Các yếu tố tác động đến tiềm năng xuất khẩu ......................................... 64

3.4.1. Các rào cản thƣơng mại ........................................................................ 64
3.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng .......................................................................... 67
3.4.3. Chỉ số về thể chế ................................................................................... 67
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC
TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA .................................................................... 70


v

................................................................................... 70
4.2. Một số giải pháp chủ yếu khai thác tiềm năng xuất khẩu hàng chế
biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA ................................................... 83
4.2.1. Đối với Nhà nƣớc .................................................................................. 83
4.2.2. Đối với Doanh nghiệp ........................................................................... 87
4.2.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 88
4.2.4. Lựa chọn và phát triển kênh phân phối hợp lý cho hàng chế biến
của Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng NAFTA .......................................... 90
4.2.5. Xúc tiến thƣơng mại và tìm kiếm đối tác.............................................. 92
4.2.6. Phát triển ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành hàng chế biến ............ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEC


:

Cộng đồng Kinh tế chung Đông - Nam Á

AFTA

:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

:

Liên minh châu Âu

FDI

:

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FTA


:

Hiệp định thƣơng mại tự do

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

:

Quỹ tiền tệ Quốc tế

MFN

:

Thuế tối huệ quốc

NAFTA

:

Khu vực mậu dịch Tự do Bắc Mỹ

ODA


:

Viện trợ phát triển chính thức

SITC

:

Danh mục tiêu chuẩn ngoại thƣơng

SAARC

:

Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á

TCI

:

Chỉ số bổ sung thƣơng mại

TPP

:

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

UNSD


:

Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc

WTO

:

Tổ chức thƣơng mại thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lợi thế tuyệt đối của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì và vải ...... 10
Bảng 2.1: Danh mục hàng chế biến của Việt Nam ......................................... 31
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của NAFTA ............................................... 43
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị
trƣờng NAFTA................................................................................ 49
Bảng 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang NAFTA ....... 50
Bảng 3.4: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu ........................................................... 51
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trƣờng NAFTA .................................................................. 53
Bảng 3.6: Năng suất và quy mô xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trƣờng NAFTA .................................................................. 54
Bảng 3.7: Chỉ số bổ sung thƣơng mại TCI ..................................................... 55
Bảng 3.8: Tiềm năng thƣơng mại giữa Việt Nam và Canada ......................... 57
Bảng 3.9: Tiềm năng thƣơng mại giữa Việt Nam và Mexico......................... 58
Bảng 3.10: Tiềm năng thƣơng mại giữa Việt Nam và Mỹ ............................. 60
Bảng 3.11: Kết quả của mô hình hồi quy........................................................ 61
Bảng 3.12: Mức xuất khẩu tiềm năng giai đoạn 2000 - 2012 ......................... 63

Bảng 3.13: Biểu thuế quan của Canada đối với hàng chế biến của
Việt Nam ................................................................................ 64
Bảng 3.14 : Biểu thuế quan của Mexico đối với hàng chế biến của
Việt Nam ........................................................................................ 65
Bảng 3.15: Biểu thuế quan của Mỹ đối với hàng chế biến của Việt Nam ...... 66
Bảng 3.16: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam và các nƣớc thành viên
NAFTA ........................................................................................... 67
Bảng 3.17: Chỉ số về thể chế của Việt Nam và các nƣớc thành viên NAFTA ........ 68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới và hơn 20 năm
thực hiện Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (năm 1991), đến nay Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu to lớn,
hết sức quan trọng. Về phát triển kinh tế, đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng,
kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trƣờng.
Thực hiện có kết quả chủ trƣơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Thể chế
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa dần dần đƣợc hình thành,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất
yếu khách quan, và là xu thế của thời đại, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh
vực trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia. Nƣớc ta đã mở rộng quan
hệ thƣơng mại với rất nhiều quốc gia và khối khu vực khác nhau trên thế giới,
không phân biệt chế độ chính trị cũng nhƣ trình độ phát triển kinh tế. Trong
đó, có những tổ chức kinh tế và thƣơng mại quốc tế, các tổ chức liên kết kinh
tế và thƣơng mại đặc thù theo khu vực nhƣ khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ

(NAFTA), thị trƣờng chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD),…
Quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc thành viên
NAFTA ngày càng phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực. Phát triển
quan hệ hợp tác với các nƣớc thành viên NAFTA là chủ trƣơng đúng đắn của
Đảng và nhà nƣớc ta, là bƣớc đi phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế mới
để tồn tại, phát triển, từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế quốc tế và góp phần
thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác trên thế giới. NAFTA là một thị
trƣờng lý tƣởng cho tất cả các nƣớc phát triển đến các nƣớc đang phát triển


2
trong đó có Việt Nam. Bởi đây là một thị trƣờng rộng mở, có sức mua lớn, đa
dạng về nhu cầu, chủng loại hàng hoá, và về thu nhập. Việc đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trƣờng này sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong nƣớc, giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Do
vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng và những yếu tố tác động
đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA và từ đó
đề ra các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam
sang thị trƣờng NAFTA có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá, phân tích về mặt thực nghiệm
tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận văn góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất
khẩu hàng hoá và hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hoá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến

của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA giai đoạn 2000 - 2012.
- Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt
Nam sang thị trƣờng NAFTA.
- Đề ra định hƣớng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả kỹ thuật trong xuất khẩu
hàng chế biến của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích đƣợc lấy từ năm
2000 đến năm 2012.
- Phạm vi về không gian: Xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
thị trƣờng NAFTA.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Xây dựng mô hình Gravity phục vụ cho phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA. Trên
cơ sở đó, kết quả của mô hình sẽ là nguồn tham khảo quan trọng trong việc
gợi ý giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang
thị trƣờng NAFTA.
- Xây dựng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên áp dụng cho phân tích
tiềm năng xuất khẩu hàng hoá. Mô hình này cho phép chúng ta xác định đƣợc
mức xuất khẩu tối đa mà Việt Nam có thể đạt đƣợc trong trƣờng hợp không
có các rào cản về thƣơng mại. Kết quả của mô hình sẽ cho thấy tiềm năng
xuất khẩu của từng nhóm hàng mà Việt Nam có thể khai thác đƣợc trong thời
gian tới.
5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các danh mục, luận văn bao gồm
4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng chế biến sang thị
trƣờng NAFTA
Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng xuất
khẩu hàng chế biến sang thị trƣờng NAFTA


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về xuất khẩu:
Xuất khẩu là hoạt động ngoại thƣơng đầu tiên giữa các quốc gia trên
thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua
nhiều năm, đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động
ngoại thƣơng của mỗi quốc gia. Xuất khẩu đƣợc hiểu là hoạt động trao đổi
hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua
mua bán nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia trong phân công lao
động quốc tế.
- Khái niệm về tiềm năng xuất khẩu:
Gerald Albaum định nghĩa “tiềm năng xuất khẩu vào thị trƣờng là khối
lƣợng hàng hoá mà thị trƣờng đó có thể tiêu thụ trong một khoảng thời gian
chƣa xác định trong điều kiện phát triển tối ƣu của thị trƣờng”.
Tiềm năng xuất khẩu có thể đƣợc hiểu là lƣợng xuất khẩu mà một quốc
gia có thể đạt đƣợc ở mức tối ƣu trong trƣờng hợp thƣơng mại tự do và không
có bất kỳ hạn chế nào đối với xuất khẩu.

- Khái niệm về hàng chế biến: là những mặt hàng đƣợc chế tạo từ
nguyên liệu thô với quy mô lớn sử dụng máy móc. Hàng chế biến bao gồm 4
nhóm theo phƣơng pháp phân loại tiêu chuẩn thƣơng mại quốc tế (SITC):
SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan.
SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (trừ
mặt hàng 667 và 68)
SITC 7: Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng.
SITC 8: Hàng chế biến khác.


5
1.1.2. Những lý thuyết chủ yếu về thương mại quốc tế
1.1.2.1. Lý thuyết về chủ nghĩa trọng thương
* Đặc điểm kinh tế - xã hội, cơ sở hình thành các quan điểm của phái
trọng thương
Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung Cổ và
phong kiến, xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp đƣợc hình thành, sản xuất tự
cung, tự cấp là chính, mậu dịch chƣa phát triển. Đến cuối thế kỷ XV, đầu thế
kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do ba nguyên nhân chủ yếu sau:
- Con ngƣời đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp nhƣ: đồng hồ, kính
hiển vi,... giúp ngƣời ta quan sát và thực nghiệm đƣợc chính xác hơn, nâng
tầm hiểu biết của con ngƣời, giúp họ nhận biết đƣợc một cách đầy đủ hơn về
thế giới vật chất xung quanh.
- Con ngƣời đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở
rộng giao lƣu giữa các khu vực (tìm ra Tân thế giới, từ đó mở rộng giao
thƣơng với các nƣớc phƣơng Đông, Tây Ban Nha, chinh phục đƣợc Mexico,
từ đó mở rộng giao thƣơng với Mỹ; cuộc du hành của Vasco da Gama đến Ấn
Độ đã tạo ra cơ hội cho Bồ Đào Nha có thể giao thƣơng với Ấn Độ và các
nƣớc Nam Á bằng đƣờng biển,...).
- Sự gia tăng dân số tạo nên thị trƣờng lao động, thị trƣờng tiêu thụ,

làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thƣơng gia.
Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác nhƣ: vai trò của các
thƣơng gia đƣợc nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc
lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về... tất cả làm cho mối quan
hệ thƣơng mại của các quốc gia tăng lên.
Trong bối cảnh nhƣ vậy, một nhóm ngƣời (bao gồm các thƣơng gia,
nhân viên ngân hàng, nhân viên Chính phủ và một số nhà triết học thời đó) đã
viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về mậu dịch quốc tế. Những
tác phẩm đó đã biện hộ cho một trƣờng phái kinh tế triết học đƣợc gọi là chủ
nghĩa trọng thƣơng.


6
* Các quan điểm của phái trọng thương
Coi trọng xuất - nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đƣờng mang
lại sự phồn thịnh cho đất nƣớc - Một quốc gia giàu có phải có nhiều tiền,
muốn có nhiều tiền thì phải phát triển thƣơng nghiệp. Phát triển thƣơng
nghiệp nếu chỉ chú ý đến nội thƣơng thì quốc gia không mạnh. Quốc gia
mạnh phải phát triển ngoại thƣơng, nhƣng trong ngoại thƣơng đất nƣớc luôn
luôn nhập siêu là đất nƣớc yếu. Do vậy, muốn trở thành quốc gia mạnh thì
phải thực hiện xuất siêu: “Một quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thƣơng nếu
xuất khẩu vƣợt nhập khẩu”.
Chủ trƣơng “Một cán cân thƣơng mại thặng dƣ” của phái trọng thƣơng
đã dẫn đến:
- Chỉ chú ý đến xuất khẩu, tìm mọi cách để tăng đƣợc xuất khẩu cả về
số lƣợng và giá trị. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm đã
hoàn chế và hàng hoá xa xỉ phẩm.
- Thực hiện độc quyền mậu dịch, tức là loại ngoại quốc ra khỏi một số
vùng mậu dịch nào đó. Chẳng hạn: Bồ Đào Nha nắm quyền mậu dịch đối với
vùng Đông Ấn; Tây Ban Nha cũng cố gắng nắm độc quyền buôn bán đối với

thuộc địa của mình... Cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện bằng cách mỗi quốc
gia mua ở những nơi thuộc quyền kiểm soát của họ với giá rẻ và bán đắt ở
những nơi nào cần thiết.
- Vàng bạc đƣợc coi trọng quá mức. Hai học giả trọng thƣơng Clement
Amstrong - ngƣời Anh và Monchreitien - ngƣời Pháp ở thế kỷ XVI và XVII
đã nói “Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều thƣơng gia và hàng hoá”
hay “Chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn bán nguyên liệu”. Họ cho
rằng quốc gia nào có mỏ vàng, mỏ bạc là số 1, nếu không, phải buôn bán với
nƣớc ngoài để đổi lấy vàng bạc.
Sở dĩ vàng bạc thời đó đƣợc quá coi trọng vì:
+ Hiểu sai về khái niệm “tài sản quốc gia”. Ngày nay, chúng ta cho rằng
vàng bạc chỉ là một phần nhỏ của tài sản trong nƣớc. Điều quan trọng hơn là


7
liệu chúng ta có đủ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu con ngƣời hay không và nhất
là chúng ta có đủ tài nguyên sản xuất để luôn luôn có đƣợc số hàng hoá ấy.
Nhƣng vào thời đó, ngƣời ta lại chỉ coi tiền là tài sản quốc gia mà tiền ở đây
chính là vàng bạc - đá quý, còn tiền giấy chƣa đƣợc sử dụng nhiều.
+ Vàng bạc là những quý kim bền nên có thể làm phƣơng tiện tích trữ
hay bảo tồn giá trị đƣợc. Các nhà trọng thƣơng đặc biệt đề cao tiết kiệm, coi
đó nhƣ là một cách tích luỹ tài sản. Với một tƣ duy thƣơng mại nhƣ vậy, các
chính sách mậu dịch của phái trọng thƣơng là: Cấm xuất vàng thoi, bạc nén,
cấm ngƣời ngoại quốc mua quý kim. Tuy nhiên, do sức sản xuất không phát
triển, hàng hoá trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt mặc dù vàng bạc tràn ngập
buộc Chính phủ một số nƣớc nhƣ Tây Ban Nha, Anh và Hà Lan sau này đã
phải cho phép xuất cảng hạn chế vàng bạc.
- Ngoài ra, quan niệm của phái trọng thƣơng về nhân công và công xá
cũng có nhiều lệch lạc. Theo họ, muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều quý
kim thì phải có nhiều nhân công. “Dân số là của cải và sức mạnh quốc gia”

(theo Nichobas Barbon). Do đó, Chính phủ khuyến khích các cuộc hôn nhân,
sinh đẻ để làm gia tăng dân số. Tình hình chung ở thời kỳ này là công xá quá
rẻ mạt. Các học giả trọng thƣơng cho rằng công xá cao làm cho con ngƣời
lƣời biếng. Quan niệm của họ về một quốc gia giàu có không phải vì dân sống
sung túc, ấm no mà chỉ vì có nhiều của cải.
Nhƣ vậy, lý thuyết trọng thƣơng về thƣơng mại quốc tế có thể tóm tắt
trong mấy điểm sau:
(1) Đánh giá đƣợc vai trò của thƣơng mại quốc tế, coi đó là nguồn
quan trọng mang về quý kim cho đất nƣớc.
(2) Có sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, đặc
biệt là trong lĩnh vực ngoại thƣơng: Lập ra hàng rào thuế quan, khuếch trƣơng
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc.
(3) Coi việc buôn bán với nƣớc ngoài không phải xuất phát từ lợi ích
chung của cả hai phía mà chỉ thu vén cho lợi ích quốc gia của mình. Họ tin


8
tƣởng rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi nhờ mậu dịch trên sự hy sinh của
một quốc gia khác.
Mặc dù các nhà kinh tế học của trƣờng phái trọng thƣơng còn có nhiều
hạn chế về quan điểm, tƣ tƣởng kinh tế (trong đó có tƣ tƣởng về thƣơng mại
quốc tế), nhƣng những cống hiến của họ về sự khẳng định vai trò của thƣơng
mại quốc tế, về vai trò can thiệp của Nhà nƣớc vào kinh tế thông qua luật
pháp và chính sách kinh tế... Đây là những quan điểm, tƣ tƣởng hợp lý vẫn có
giá trị hiện nay.
Nghiên cứu lý thuyết trọng thƣơng mới thấy đƣợc sự tiến bộ trong tƣ
tƣởng của Adam Smith, David Ricardo và các nhà kinh tế cổ điển khác về
mậu dịch quốc tế và vai trò của Chính phủ.
1.1.2.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
* Đặc điểm tình hình

Bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ XVIII, nền kinh tế ở các nƣớc Tây Âu đã có
những thay đổi đáng kể:
- Từ một xã hội nông nghiệp đơn giản phát triển thành một xã hội kinh
tế phức tạp, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau.
- Công nghiệp phát triển, đặc biệt ở Anh. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã
biến nƣớc này từ một nền kinh tế kỹ nghệ tại gia sang một nền kinh tế với
những cơ xƣởng dựa vào sức máy và hơi nƣớc. Vị trí của tƣ sản công nghiệp
trở nên rất quan trọng, thay thế cho vị trí của thƣơng nhân trƣớc đây.
- Mậu dịch từ nội bộ địa phƣơng đã đƣợc mở rộng ra toàn quốc và toàn
cầu, các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn (thay cho len và lúa mì là những sản
phẩm mới nhƣ vải dệt, vật dụng bằng sắt, sản phẩm da thuộc, than...).
- Hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống thƣơng phiếu ra đời và bắt
đầu phát hành tiền tệ.
- Quốc gia đã mạnh, không cần dùng các biện pháp tăng cƣờng quyền
lực nhƣ giai đoạn trƣớc mà chuyển vai trò đó vào tay cá nhân. Vai trò của các


9
doanh nghiệp đƣợc đề cao, họ có quyền tự quyết các vấn đề nhƣ: sản xuất cái
gì, bằng phƣơng pháp nào và định giá ra sao, không còn phải chịu sự kiểm
soát của các chính quyền địa phƣơng, giáo hội hay quân đội nhƣ trƣớc đây.
Trong bối cảnh nhƣ thế xuất hiện một quan điểm mới về thƣơng mại
quốc tế của Adam Smith, nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Anh thời bấy giờ.
* Quan điểm kinh tế cơ bản của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối.
Theo ông, mỗi một ngƣời khi làm công việc gì thì chỉ nghĩ đến lợi ích
cá nhân nhƣng nếu anh ta làm tốt thì điều đó có lợi cho cả một tập thể, một xã
hội, một quốc gia. Nhƣ vậy, sẽ có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân
hƣớng đến lợi ích chung ngoài ý mong đợi của anh ta.
Hệ quả của tƣ tƣởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can
thiệp vào cá nhân và các doanh nghiệp, để họ tự do hoạt động. Trong tác

phẩm nổi tiếng của mình “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có
của một quốc gia”, Ông đã khẳng định “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt đƣợc
không phải do những quy định chặt chẽ mà bởi tự do kinh doanh”. Triết lý
này của Adam Smith đƣợc mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị
suốt thế kỷ XIX.
Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp vào các hoạt động mậu
dịch quốc tế mà để cho nó đƣợc tự do. Nếu xem xét ở góc độ lợi ích kinh tế
và tƣơng lai lâu dài thì đây là một quan điểm hết sức tích cực, ngƣợc lại với
quan điểm của phái trọng thƣơng khi cho rằng Chính phủ cần can thiệp vào
các hoạt động mậu dịch quốc tế.
Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là
cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith, hai
quốc gia tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có
lợi. Quan điểm này khác hẳn trƣờng phái trọng thƣơng khi cho rằng trong
mậu dịch quốc tế, một quốc gia chỉ có thể có lợi trên sự hi sinh của một quốc
gia khác.


10
Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối.
Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhƣng chỉ có chi phí lao
động mà thôi). Theo Smith, chẳng hạn, quốc gia X có lợi thế tuyệt đối về một
sản phẩm A nào đó và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B. Trong khi đó
quốc gia Y có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B và không có lợi thế tuyệt đối về
sản phẩm A. Khi đó cả hai quốc gia đều có thể có lợi nếu quốc gia X chuyên
môn hoá sản xuất sản phẩm A, quốc gia Y chuyên môn hoá sản xuất sản
phẩm B và tự nguyện trao đổi cho nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi
nƣớc sẽ đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm sản xuất của hai nƣớc sẽ
tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích thu đƣợc từ chuyên môn hoá.
* Minh hoạ bằng số của lợi thế tuyệt đối

Giả sử một giờ lao động ở Mỹ sản xuất đƣợc 6 giạ lúa mỳ, ở Anh đƣợc
1 giạ. Trong khi đó, 1 giờ lao động ở Anh sản xuất đƣợc 5m vải, còn ở Mỹ chỉ
đƣợc 4m. Các số liệu trên biểu thị qua bảng sau:
Bảng 1.1: Lợi thế tuyệt đối của Mỹ và Anh trong sản xuất lúa mì và vải
Sản phẩm

Mỹ

Anh

Lúa mì (giạ/ngƣời/giờ)

6

1

Vải (m/ngƣời/giờ)

4

5

Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì Mỹ sản xuất lúa mì
có hiệu quả hay có lợi thế tuyệt đối so với Anh, còn Anh thì có lợi thế tuyệt
đối so với Mỹ trong sản xuất vải. Nhƣ vậy, Mỹ sẽ chuyên môn hoá sản xuất
lúa mì còn Anh sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải, sau đó đem trao đổi cho
nhau: Mỹ xuất khẩu lúa mì, nhập vải; còn Anh thì xuất khẩu vải, nhập lúa mì.
Nếu Mỹ đổi 6 giạ lúa mì (6W) với Anh để lấy 6m vải (6C) thì Mỹ sẽ có
lợi 2C hay tiết kiệm đƣợc1/2 giờ, tức là 30 phút thời gian lao động (vì trong
nội địa Mỹ chỉ có thể đổi 6W lấy 4C mà thôi). Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu Anh

nhận đƣợc từ Mỹ 6W, tức là Anh đã không phải tiêu phí một lƣợng thời gian
là 6 giờ để sản xuất lúa mì ở trong nƣớc. Với thời gian đó, Anh chỉ tập trung


11
cho sản xuất vải thì sẽ đƣợc 30C (6 giờ x 5m vải/ngƣời/giờ). Trong đó, 6C
dùng để trao đổi với Mỹ, còn 24C là lợi ích thuộc về Anh. Hay nói cách khác,
Anh đã tiết kiệm đƣợc gần 5 giờ (vì một giờ sản xuất đƣợc 5m vải trong nội
địa nƣớc Anh).
Qua ví dụ minh hoạ trên, ta thấy rằng thực tế là Anh đã có lợi nhiều
hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng ở
đây là cả hai quốc gia đều có lợi nhờ chuyên môn hoá sản xuất và mậu dịch
quốc tế.
Tỷ lệ trao đổi quốc tế giữa lúa mì và vải sẽ nằm trong khoảng tỷ lệ trao
đổi nội địa của từng nƣớc. Cụ thể là 1/5 < tỷ lệ trao đổi lúa mì và vải < 6/4.
Nếu tỷ lệ này càng gần tỷ lệ trao đổi ở Mỹ thì Anh lợi hơn và gần tỷ lệ trao
đổi ở Anh thì Mỹ lợi hơn. Nhƣng do cạnh tranh quốc tế, cho nên xu hƣớng lợi
ích sẽ đƣợc quân bình.
Nhƣ vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith có thể tóm tắt
trong mấy điểm sau:
(1) Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền
thƣơng mại tự do, không có sự can thiệp của Chính phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm
cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.
(2) Thấy đƣợc tính ƣu việt của chuyên môn hoá. Tuy nhiên, lý thuyết
này lại đồng nhất hoá sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao
động trong nƣớc mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn
về thể chế chính trị, về phong tục, tập quán.
(3) Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích đƣợc một phần rất nhỏ
trong mậu dịch thế giới ngày nay, ví dụ nhƣ giữa các nƣớc phát triển với các
nƣớc đang phát triển. Lý thuyết này không thể giải thích đƣợc trong trƣờng

hợp một nƣớc đƣợc coi là “tốt nhất”, tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để
sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nƣớc đƣợc coi là “kém nhất”, tức là
quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong


12
nƣớc. Liệu trong những trƣờng hợp đó, các quốc gia có còn giao thƣơng với
nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? Hay lại áp dụng chính
sách “bế quan toả cảng”? Ngày nay, đặc biệt mậu dịch giữa các nƣớc phát
triển mạnh và trong từng thời điểm cụ thể, một quốc gia nào đó có thể bất lợi
so với các quốc gia khác trong mọi mặt hàng. Trong trƣờng hợp này, nếu
dùng lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì không thể giải thích đƣợc.
Để làm đƣợc điều này phải nhờ tới quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo.
1.1.2.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị
và thuế” trong đó ông có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc
gia giao thƣơng với nhau. Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy
luật quan trọng của kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng.
Quy luật này áp dụng rất nhiều trong thực tế và đến nay vẫn còn giữ nguyên
giá trị. Deardorff (2011) đã chỉ ra rằng đóng góp chủ yếu của lý thuyết lợi thế
so sánh đã khẳng định rằng sự khác biệt về khả năng của các quốc gia trong
việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ là tƣơng đối chứ không phải tuyệt đối.
Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đứng
trƣớc sự thay đổi nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin thì lợi thế so sánh chủ
yếu dựa vào nguồn lực trong nƣớc không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, trên
thực tế trái ngƣợc với cách tiếp cận truyền thống của mô hình thƣơng mại dựa
trên lợi thế so sánh, các yếu tố sản xuất, công nghệ, hàng hóa và dịch vụ có
tính di chuyển vƣợt qua phạm vi của quốc gia. Bên cạnh đó, còn khá nhiều
tranh cãi về vấn đề tƣ vấn chính sách xoay quanh lý thuyết về lợi thế so sánh.
Một mặt, lý thuyết chỉ ra rằng việc can thiệp vào lợi thế so sánh có thể làm

giảm lợi ích từ thƣơng mại hoặc thậm chí gây ra tổn thất (Deardorff, 2011).
Mặt khác, những chính sách nói chung, không tập trung vào bất kỳ lĩnh vực
cụ thể nào cũng có thể ảnh hƣởng đến điều kiện phát triển của một số hoạt
động nhiều hơn so với ảnh hƣởng đến một số hoạt động khác (Rodrik, 2009).


13
Theo Ricardo (1817), nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một quốc gia
sẽ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ mà nó có lợi thế cạnh tranh lớn nhất và nhập
khẩu những hàng hoá có lợi thế so sánh nhất. Để xây dựng quy luật lợi thế so
sánh, Ricardo đã đƣa ra một số giả thuyết làm đơn giản hoá mô hình trao đổi
mậu dịch, các giả định đó là:
- Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng
- Mậu dịch tự do giữa hai quốc gia
- Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và đƣợc di chuyển tự do giữa
các ngành sản xuẩt trong một quốc gia nhƣng không di chuyển đƣợc
giữa các quốc gia.
- Công nghệ là cố định cả hai quốc gia
- Không có chi phí vận chuyển
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trƣờng
- Thƣơng mại là cân bằng
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để
sản xuất cả hai sản phẩm vẫn có lợi khi giao thƣơng với một quốc gia khác
đƣợc coi là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm. Trong điều kiện
đó, quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thƣơng.
Trong trƣờng hợp này, nếu một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản
xuất tất cả các sản phẩm thì họ vẫn có thể chuyên môn hoá sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi. Còn quốc gia có lợi
hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phấm sẽ tập trung chuyên môn
hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn

luôn có lợi.
Giả sử có hai quốc gia M và N sản xuất hai hàng hóa X và Y.
- Đối với quốc gia M:
+ αX là số đơn vị lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X;
+ αY là số đơn vị lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị Y;


14
+ QX và QY là lƣợng hàng hoá X và Y tƣơng ứng;
+ LM là tổng số cung về lao động tại quốc gia M.
- Đối với quốc gia N:
+ βX là số đơn vị lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X;
+ βY là số đơn vị lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị Y;
+ QX và QY là lƣợng hàng hoá X và Y tƣơng ứng;
+ LN là tổng cung về lao động tại quốc gia N.
Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia M và N lần lƣợt
đƣợc biểu diễn dƣới dạng nhƣ sau:
αX QX + αYQY = LM và βXQX + βYQY = LN
Đƣờng giới hạn tiềm năng sản xuất của quốc gia M và N đƣợc trình bày
tại đồ thị 1.1:
QY

(LM/

Quốc gia M

QY

Quốc gia N


Y)

(LN/

Đƣờng
thƣơng mại

Y)

Đƣờng
thƣơng mại
PPF

PPF

0

(LM/

X)

QX

0

(LN/

X)

QX


Đồ thị 1.1. Đường giới hạn tiềm năng sản xuất của quốc gia M và N
Từ đồ thị trên ta nhận thấy độ dốc (αX/αY) lớn hơn (βX/βY). Qua đó cho
thấy rằng mặt hàng X ở quốc gia M là tƣơng đối đắt tiền hơn so với mặt hàng
này ở quốc gia N, trong khi đó mặt hàng Y ở nƣớc M là tƣơng đối rẻ hơn so
với mặt hàng Y ở nƣớc N. Vì vậy, Quốc gia M sẽ có một chuyên môn hoàn


15
toàn về sản xuất hàng hoá Y và quốc gia N sẽ chuyên môn hoàn toàn trong
việc sản xuất hàng hoá X. Mỗi quốc gia có thể đạt đƣợc lợi ích cao hơn hay
nói cách khác là mức tiêu thụ cao hơn so với tiềm năng sản xuất trong trƣờng
hợp có trao đổi quốc tế.
1.1.2.4. Lý thuyết Heckscher - Ohlin
* Các giả thiết của Heckscher - Ohlin
- Thế giới chỉ có 2 quốc gia, chỉ có 2 loại hàng hoá X và Y, chỉ có 2
yếu tố là lao động và vốn.
- Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị
hiếu của các dân tộc nhƣ nhau.
- Hàng hoá X chứa đựng nhiều lao động, còn hàng hoá Y chứa đựng
nhiều vốn.
- Tỷ lệ giữa đầu tƣ và sản lƣợng của 2 loại hàng hoá trong 2 quốc gia
là một hằng số. Cả 2 quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không
hoàn toàn.
- Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng các yếu
tố đầu vào ở cả 2 quốc gia.
- Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhƣng bị cản
trở trong phạm vi quốc tế.
- Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại
khác trong thƣơng mại giữa 2 nƣớc.

* Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hoá
- Hàng hoá Y là hàng hoá chứa đựng nhiều vốn nếu tỷ số vốn/lao động
(K/L) đƣợc sử dụng để sản xuất hàng hoá Y lớn hơn hàng hoá X trong cả 2
quốc gia.
- Quốc gia thứ II là quốc gia dồi dào về vốn so với quốc gia thứ I
nếu tỷ số giữa lãi suất trên tiền lƣơng ở quốc gia này thấp hơn so với quốc
gia thứ nhất.


16
* Mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất
Một quốc gia đƣợc coi là tƣơng đối dồi dào về lao động (hay về vốn)
nếu nhƣ tỷ lệ giữa lƣợng lao động (hay lƣợng vốn) và các yếu tố sản xuất
khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tƣơng ứng của quốc gia kia.
* Định lý Heckscher - Ohlin
Xuất phát từ các giả thiết và các khái niệm cơ bản trên, nội dung của
định lý Heckscher - Ohlin nhƣ sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt
hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tƣơng đối yếu tố sản
xuất dồi dào và rẻ của quốc gia đó và nhập khẩu những mặt hàng mà việc sản
xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tƣơng đối yếu tố khan hiếm và đắt của
quốc gia đó. Tóm lại, quốc gia dồi dào về lao động nên xuất khẩu những mặt
hàng sử dụng nhiều lao động một cách tƣơng đối và nhập khẩu những mặt
hàng sử dụng nhiều vốn một cách tƣơng đối.
* Khả năng vận dụng: Theo lý thuyết này, mỗi quốc gia sẽ dồi dào
tƣơng đối về nguồn lực (lao động hoặc vốn). Các nƣớc đang phát triển thƣờng
có nguồn lao động dồi dào trong khi các nƣớc phát triển thƣờng có nguồn vốn
dồi dào. Ngƣời ta thƣờng sử dụng số ngƣời trong độ tuổi lao động và tổng sản
phẩm quốc nội của một quốc gia đại diện cho lƣợng lao động và lƣợng vốn để
đo lƣờng nguồn nhân lực của một quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển, có lực lƣợng lao động dồi dào và tƣơng đối rẻ so với các nƣớc phát

triển. Do vậy, Việt Nam nên tập trung sản xuất những sản phẩm sử dụng
nhiều lao động nhƣ dệt may, giày dép, một số nông sản,... để xuất khẩu.
1.1.2.5. Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX, Raymond Vernon đã đƣa ra lý
thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm để giải thích thƣơng mại quốc tế đối
với các mặt hàng chế biến, lý thuyết này dựa trên sự vận động của một mặt hàng
theo chu kỳ sống của nó: giai đoạn giới thiệu sản phẩm, giai đoạn tăng trƣởng
sản phẩm, giai đoạn chín muồi bão hoà và giai đoạn suy giảm - triệt tiêu.


×