Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong trường tiểu học trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––––

VŨ THỊ PHƢỢNG

QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––––

VŨ THỊ PHƢỢNG

QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Sơn

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phƣợng

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN
Đến nay khi bản Luận văn này đã hoàn thành, trước hết em xin chân
thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp
tham gia giảng dạy, cung cấp những tri thức cơ bản và khoa học, tạo điều kiện

thuận lợi cho chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Đức Sơn
- thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình hình
thành, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Quảng Yên;
Phòng Giáo dục - Đào tạo Quảng Yên; các trường tiểu học trên địa bàn thị xã
Quảng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có những tư liệu quý báu để
hoàn thành luận văn; Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khóa học, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài. Song, những
thiếu sót trong luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi.
Tác giả rất mong được đón nhận sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa
học, của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Yên, tháng 8 năm 2014
Tác giả

Vũ Thị Phƣợng
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học của đề tài ...................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi đề tài ............................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
8. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY
CHẾ DÂN CHỦ TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC ...................................... 6
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6
1.2. Quan điểm và đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở ............................................................................................ 7
1.2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 7
1.2.2. Quan điểm và đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở .......................................................................................... 12
1.3. Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trƣờng học ........ 13
1.3.1. Khái niệm về quy chế dân chủ cơ sở trong trƣờng học ...................... 13
1.3.2. Mục đích của việc đƣa thực hiện quy chế dân chủ vào trƣờng học .. 14
1.3.3. Vai trò và tầm quan trọng của việc đƣa QCDCCS vào trƣờng học ........ 15
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.3.4. Các nội dung triển khai thực hiện QCDCCS trƣờng học ....................... 17

1.3.5. Các hình thức triển khai thực hiện QCDCCS trƣờng học ....................... 22
1.3.6. Những yêu cầu của việc đƣa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trƣờng học . 24
1.4. Quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trƣờng học ........................... 26
1.4.1. Quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học là một nội
dung quản lý nhà trƣờng tiểu học hiện nay. ................................................... 27
1.4.2. Các nội dung quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong
trƣờng tiểu học.................................................................................................. 32
1.4.3. Biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong các
trƣờng tiểu học.................................................................................................. 36
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................. 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH .................................................. 38
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 38
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên ..... 38
2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo cấp tiểu học trên địa bàn thị xã
Quảng Yên ........................................................................................................ 38
2.2. Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học .......... 40
2.2.1. Thực trạng thực hiện quy chế về nội dung, hình thức. ....................... 40
2.2.2. Thực trạng hiệu quả thực hiện quy chế ............................................... 48
2.3. Thực trạng về quản lý việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay ................................. 53
2.3.1. Thực trạng quản lý việc tuyên truyền, phổ biến dân chủ trong trƣờng
tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên ............................................................. 53
2.3.2. Kết quả trong việc xây dựng các quy định, quy chế, quy ƣớc của
trƣờng tiểu học ................................................................................................... 54
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


2.3.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng tiểu học
trên địa bàn thị xã Quảng Yên ........................................................................... 56
2.3.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng
tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay ............................................... 57
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ ở
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay................................... 60
2.3.5. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ..................................................... 63
2.3.6. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 66
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................. 69
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN QUY
CHẾ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN .......................................................................... 70
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp ............................. 70
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .......................................................... 70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp ............................... 71
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trong
quản lý ............................................................................................................... 71
3.2. Các biện pháp quản lý việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay................................... 72
3.2.1. Đổi mới quản lý công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức
của CBGV-CNV và học sinh trong các trƣờng tiểu học về thực hiện Quy
chế dân chủ trong trƣờng học ............................................................................ 72
3.2.2. Đảm bảo sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ quản
lý nhà trƣờng trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ............. 74
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế, quy ƣớc của
trƣờng tiểu học đảm bảo đúng quy trình, có tính khả thi cao ............................ 77
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

3.2.4. Thiết lập các kênh thu thập thông tin phản hồi (thông tin ngƣợc) phục
vụ cho công tác quản lý thực hiện QCDCCS trƣờng tiểu học.............................. 79
3.2.5. Thống nhất, xác định cơ chế phối hợp xây dựng và thực hiện
QCDCCS trƣờng học giữa các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và
ngoài nhà trƣờng ................................................................................................ 80
3.2.6. Tăng cƣờng và đổi mới các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Quy chế dân chủ trong nhà trƣờng ............................................................ 83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện phápvà lộ trình triển khai ................................ 85
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 85
3.3.2. Lộ trình triển khai các biện pháp ............................................................. 86
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......... 86
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 86
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 87
3.4.3.Phƣơng pháp khảo nghiệm ....................................................................... 87
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 87
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 92
1. Kết luận .......................................................................................................... 92
2. Một số khuyến nghị ....................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96
PHỤ LỤC

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐCS

Đảng Cộng sản

BGH

Ban giám hiệu

CBGV-CNV

Cán bộ giáo viên - công nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CP

Chính phủ

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Học sinh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MN

Mầm non

NQ

Nghị quyết

Nxb


Nhà xuất bản

QCDCCS

Quy chế dân chủ ở cơ sở

QLGD

Quản lý giáo dục

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh tiểu học trong 5 năm ......................... 39
Bảng 2.2. Chất lƣợng của học sinh tiểu học thị xã Quảng Yên ........................ 39
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên tiểu học thị xã Quảng
Yên (tính đến ngày 31/3/2014).......................................................... 40
Bảng 2.4. Kết quả việc triển khai thực hiện các trách nhiệm của các trƣờng
tiểu học thị xã Quảng Yên ................................................................. 41

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện trách nhiệm tham gia giám sát các nội dung
trong thực hiện QCDC ở cơ sở nhà trƣờng tiểu học ......................... 42
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện những việc học sinh đƣợc biết và tham gia ý
kiến trong trƣờng tiểu học thị xã Quảng Yên.................................... 43
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các hình thức thông báo đối với những việc
CBGV-CNV phải đƣợc biết trong 20 trƣờng tiểu học thị xã
Quảng Yên ......................................................................................... 44
Bảng 2.8.Kết quả thực hiện các hình thức CBGV-CNV tham gia ý kiến
trong trƣờng tiểu học thị xã Quảng Yên............................................ 45
Bảng 2.9. Kết quả các hình thức thực hiện giám sát kiểm tra đối với
những việc CBGV - CNV đƣợc giám sát, kiểm tra ở trƣờng
tiểu học thị xã Quảng Yên ............................................................... 47
Bảng 2.10. Kết quả quản lý tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về việc thực
hiện QCDC trong trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên ... 53
Bảng 2.11. Kết quả xây dựng, ban hành các quy chế trong trƣờng tiểu học
trên địa bàn thị xã Quảng Yên ........................................................... 55
Bảng 2.12. Kết quả quản lý tổ chức thực hiện QCDC trong trƣờng tiểu học
trên địa bàn thị xã Quảng Yên ........................................................... 56
Bảng 2.13. Kết quả giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QCDC trong
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên ................................. 59
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp quản lý
thực hiện QCDCCS trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh ................................................................................. 87
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của những biện pháp quản lý
thực hiện QCDCCS trong các trƣờng tiểu học thị xã Quảng Yên
tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 89
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ không chỉ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là động
lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.
Từ lâu, Đảng ta luôn coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
dựa vào dân, nên đã đƣa cách mạng nƣớc ta vƣợt qua mọi gian nan thử
thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn
diện đất nƣớc theo định hƣớng XHCN, dân chủ hóa đời sống xã hội đã
đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt
lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hóa đời sống xã hội từ cơ sở.
Chính vì vậy mà ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT /TW
về việc xây dựng và thực hiện các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, để cụ
thể hóa Chỉ thị này, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành các Nghị định và
Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các loại hình, trong
đó có Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 về việc ban hành “Quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan” và Thông tƣ số
10/1998/TTCP-TCCB ngày 5/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ
“Hƣớng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ
quan”. Thực hiện dân chủ trong cơ quan sẽ phát huy quyền làm chủ, tác phong,
lề lối làm việc của công chức, viên chức, kỷ cƣơng, kỷ luật đƣợc tăng cƣờng;
nội bộ cơ quan đoàn kết; ý thức phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, là chìa
khoá để đảm bảo sức sống vững bền của mỗi cơ quan, tổ chức.
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, thực hiện dân chủ là một trong
những điều kiện và động lực để nâng cao chất lƣợng dạy và học và nâng
cao uy tín, vị thế của ngành giáo dục đối với cộng đồng và xã hội. Ngày
1.3.2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có Quyết định 04/2000/QĐBGD&ĐT về việc ban hành “Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

của nhà trƣờng” theo phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” trong các hoạt động của nhà trƣờng.
Căn cứ sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua,
nhiều trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã thực hiện cơ bản tốt
những nội dung về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trƣờng, nhờ
đó đã tạo đà cho sự ổn định, đoàn kết, từng bƣớc khắc phục khó khăn,
chung sức góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục thị xã Quảng
Yên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một số trƣờng chƣa thực hiện
nghiêm túc quy chế dân chủ, còn mang tính hình thức, cán bộ, giáo viên trong
trƣờng không yên tâm công tác, nội bộ mất đoàn kết, phát sinh khiếu kiện...ảnh
hƣởng không tốt tới các hoạt động của nhà trƣờng, làm giảm uy tín của nhà
trƣờng cũng nhƣ uy tín của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng trƣớc học sinh và xã
hội. Điều đó đã đặt ra một đòi hỏi cần phải tìm nguyên nhân và các biện pháp
cho vấn đề triển khai xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các trƣờng
tiểu học. Trong đó, vai trò và chức trách quản lý nhà trƣờng của Hiệu trƣởng có
ý nghĩa quyết định.
Là cán bộ Ban Dân vận Thị ủy Quảng Yên - cơ quan thƣờng trực Ban
Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thị xã Quảng Yên, đƣợc phân
công là thành viên giúp việc của Ban Chỉ đạo, đôn đốc, hƣớng dẫn, tham
mƣu triển khai, tổng hợp kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ở các
chi, đảng bộ cơ sở, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã nói chung và
ngành giáo dục nói riêng. Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Quản lý thực hiện Quy chế dân chủ trong trường tiểu học trên địa bàn
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc thực hiện
Quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên

hiện nay, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý tốt hơn việc thực
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

hiện Quy chế dân chủ trong các trƣờng học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi
mới của ngành GD và ĐT nói chung và ngành GD và ĐT thị xã Quảng Yên
nói riêng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý trƣờng tiểu học của ngƣời
Hiệu trƣởng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý việc thực hiện Quy chế dân
chủ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Công tác quản lý thực hiện Quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu
học trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện nay còn một số hạn chế, hiệu quả
chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Nếu đề xuất đƣợc các biện
pháp phù hợp với các điều kiện thực tiễn ở các trƣờng tiểu học và đúng chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà, thì việc thực hiện quy chế dân chủ sẽ có
hiệu quả cao hơn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, đổi
mới giáo dục tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lý các hoạt
động triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học hiện nay.
5.2. Khảo sát thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm trong
quản lý thực hiện Quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn
thị xã Quảng Yên hiện nay.
5.3. Đề xuất một số biện pháp để quản lý thực hiện Quy chế dân chủ
trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi đề tài

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

- Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn
thị xã Quảng Yên.
- Các số liệu điều tra đƣợc lấy từ nguồn số liệu của các trƣờng tiểu
học trên địa bàn thị xã, phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên từ
năm 2008 (sau 10 năm có Chỉ thị 30 - CT/TW, Nghị định 71/1998 của
Chính phủ) đến năm 2013 và các số liệu từ sau khi có Quyết định số 04
/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng cho đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống
hóa, khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan đến vấn về
quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học, trên cơ sở đó xây
dựng phần cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng việc thực
hiện quy chế dân chủ trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên
những năm qua và hiện nay, gồm các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm;
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học;
7.3. Phương pháp thống kê
8. Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong
trƣờng tiểu học.
- Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

- Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng thực hiện quy
chế dân chủ trong trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh.

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Dân chủ, dân chủ ở cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCCS)
là vấn đề hiện đang đƣợc nhiều nhà khoa học, những ngƣời làm công tác lý luận
quan tâm, dù ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.
Hƣớng nghiên cứu về vai trò của dân chủ trong đời sống xã hội: VI.
Lênin: Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội; Nguyễn Đăng Quang: Một cách
tiếp cận khái niệm dân chủ, PGS.TS Vũ Minh Giang: Thiết chế làng xã cổ

truyền và quá trình dân chủ hóa hiện nayở nước ta; Lê Văn Tuấn: Tư tưởng Hồ
Chí Minh vềthực hành dân chủ.
Hƣớng nghiên cứu về cách thức, phƣơng pháp thực hiện dân chủ trong đời
sống: Đề tài "Thực hiện QCDC và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện
nay" do TS. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ Văn Thông đồng chủ trì; Đề tài khoa học
độc lập cấp Nhà nƣớc về "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong
sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay" do PGS.TS Hoàng Chí Bảo
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2002. Đề
tài "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền
núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" - TS. Nguyễn Quốc
Phẩm chủ biên.
Hƣớng nghiên cứu về dân chủ cơ sở: Đề tài "Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc
điểm, xu hướng và giải pháp" của TS. Vũ Hoàng Công - Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" của PGS. TS Dƣơng Xuân Ngọc; PGS.TS. Vũ Văn
Hiền (chủ biên): Phát huy dân chủ ở xã, phường và cuốn Dân chủ ở cơ sở qua
kinh nghiệm của Thuỵ Điển và Trung Quốc; Quá trình thực hiện quy chế dân
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

chủ ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay (Đề tài cấp bộ năm 2002 2003) do Viện chủ nghĩa xã hội khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh chủ trì).
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện
QCDCCS gắn với tăng cƣờng hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, ở cấp xã nói
riêng. Các tác giả đãlý giải về tính tất yếu phải xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở các địa
phƣơng,vùng miền trong cả nƣớc để đƣa ra những thành tựu đã đạt đƣợc của
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng nhƣ rút ra những bất cập, hạn chế,

vƣớng mắc của Quy chế. Ở đấy, các tác giả cũng chỉ ra phƣơng hƣớng và biện
pháp nhằm đảm bảo thực hiện QCDCCS ở cơ sở chủ yếu là ở xã, phƣờng, thị trấn.
Tuy nhiên, ít có công trình nào nghiên cứu về thực hiện QCDCCS trong các cơ
quan và nhất là chƣa có công trình, bài viết nào đi sâu nghiên cứu QCDCCS trong
các trƣờng tiểu học.
Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cả về lý luận
và thực tiễn vấn đề thực hiện QCDCCS ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã
Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Quan điểm và đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở
1.2.1. Các khái niệm
- Khái niệm Dân chủ.
Dân chủ từ bao đời nay luôn là đề tài hấp dẫn đối với các học giả trong
và ngoàinƣớc bởi dân chủ liên quan mật thiết tới cuộc sống của con ngƣời và
sự phát triển củaxã hội. Vấn đề dân chủ đã, đang và sẽ còn là một vấn đề thời
sự đƣợc quan tâm tìm tòi,nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của mọi quốc gia,
trong đó có đất nƣớc Việt Nam.
Dân chủ là khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại. Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân
chủ là do hai từ hợp thành: Demos là nhân dân và Kuatos là quyền lực hay
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

chính quyền. Dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân, là một trong những
hình thức tổ chức chính trị nhà nƣớc của xã hội mà đặc trƣng là việc tuyên bố
chính thức nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do
bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Khi
bàn về khái niệm dân chủ là gì, các nhà khoa học đề xuất khá nhiều ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, dân chủ là sản phẩm của quan hệ giai cấp, là

tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đối với xã hội.
- Ý kiến thứ hai hiểu khái niệm dân chủ bao hàm ba nội dung cơ bản là nội
dung chính trị (dân chủ chính trị), nội dung văn minh nhân đạo (dân chủ xã hội là
thành quả quan trọng nhất của văn minh và nhân đạo của loài ngƣời) và nội dung
xã hội của dân chủ (dân chủ xã hội là hình thức tồn tại của xã hội hiện đại).
- Ý kiến thứ ba cho rằng, dân chủ cần đƣợc xem xét theo nhiều khía
cạnh, nhƣng với nghĩa chung nhất, phổ biến nhất, dân chủ là quyền lực
thuộc về nhân dân.
- Ý kiến thứ tư của một số nhà khoa học, tôn vinh dân chủ là một công
trình bi tráng trong hàng chục vạn năm của loài ngƣời. Đó là khát vọng, lý
tƣởng chung mà hàng triệu con tim và khối óc cùng hƣớng tới, đấu tranh không
mệt mỏi để giành lấy dù phải hy sinh xƣơng máu. Dân chủ là khát vọng mà
chính chúng ta đang vƣơn tới.
- Ý kiến thứ năm cho rằng, dân chủ không chỉ là một vấn đề chính trị hay
xã hội, mà xét theo bề sâu chính là một vấn đề văn hóa. Bởi thế, xử lý vấn đề
dân chủ không thể tách rời khỏi mối quan hệ truyền thống - hiện đại trong văn
hóa. Dân chủ còn là một yếu tố của văn hóa, một thành tựu của văn hóa đã có
từ lâu đời trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Theo các nhà kinh điển: Dân
chủ là sản phẩm tự quyết của nhân dân, phản ánh sự tồn tại của con ngƣời với tất
cả ý trí, tài năng và lợi ích của họ; dân chủ là sản phẩm của đấu tranh giai cấp;
quyền dân chủ bị chế định bởi tƣơng quan giai cấp, trạng thái phát triển của sản
xuất và trình độ văn hóa chung, trƣớc hết là văn hóa chính trị của nhân dân; dân
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

chủ là một hình thức Nhà nƣớc mà ở đó thừa nhận quyền ngang nhau của dân cƣ
trong việc xác định cơ cấu nhà nƣớc và quản lý xã hội [39, tr.129-130-131].
Nhƣ vậy, dân chủ là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có nội dung rộng lớn và

luôn luôn mới, gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóa của loài ngƣời. Để
hiểu rõ bản chất, nội dung và tính chất của dân chủ, phải xem xét nó dƣới nhiều
góc độ, khía cạnh: Là phƣơng thức của phong trào chính trị xã hội của quần
chúng; là hình thức nhà nƣớc, hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực xã hội; là
một hệ thống quyền hành, tự do và trách nhiệm của công dân đƣợc quy định bởi
hiến pháp và pháp luật; là nguyên tắc tổ chức toàn thể xã hội và với tƣ cách là
một chế độ chính trị.
Tuy tiếp cận vấn đề dân chủ dƣới nhiều góc độ khác nhau, nhƣng chung
quy lại các ý kiến đều thống nhất ở luận điểm: Dân chủ là quyền lực thuộc về
nhân dân. Nhƣ vậy, dù xem xét dân chủ dƣới góc độ nào thì thực chất bản chất,
nội dung, tính chất và khuynh hƣớng phát triển của dân chủ là hoàn toàn phụ
thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về tầng lớp nào, giai cấp nào và phục
vụ cho tầng lớp nào, giai cấp nào trong xã hội đó. Và điều đó lại lần nữa chứng
minh thêm cho tính đúng đắn của luận điểm: Sự khác nhau về chất giữa dân
chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tƣ sản.Trên thực tế thì chƣa có một xã hội nào
đạt đƣợc tình trạng dân chủ tuyệt đối do nhiều lý do khách quan và chủ quan
nhƣ: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, năng lực nhận thức của công dân và
của chính quyền, truyền thống lịch sử, văn hóa pháp quyền...Vì thế, đối với đất
nƣớc Việt Nam ta thì dân chủ còn đƣợc hiểu nhƣ một mục tiêu phấn đấu của
dân tộc nhƣ đã ghi rõ trong Hiến pháp là: Thực hiện mục tiêu dân giàu,nƣớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những mục tiêu đó đều có mối
liên hệ, gắn bó lôgic với nhau. Dân có giàu thì nƣớc mới mạnh. Có dân chủ thì
mới có công bằng xã hội. Có dân chủ thực sự thì dân mới giàu và quốc gia mới
mạnh, đúng nhƣ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lúc sinh thời: Dân chủ là tài
sản quý báu nhất của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng, là
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Thực hiện dân chủ và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động của đời sống xã hội là nhiệm vụ
trọng tâm, nhằm động viên sức mạnh đoàn kết, sáng tạo của cả dân tộc vƣợt lên
khó khăn, thử thách. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong” . Đất nƣớc giàu mạnh, xã hội công bằng và dân chủ là những yếu tố
không thể thiếu đƣợc của một nền văn minh và một đất nƣớc phồn thịnh. Với
mục tiêu phấn đấu nhƣ vậy, việc phát huy dânchủ ở cơ sở đƣợc coi là chủ
trƣơng, biện pháp và là hành động tất yếu của nhân dân vàchính quyền trong
quá trình phát triển của đất nƣớc Việt Nam. Dân chủ đƣợc bảo đảm và phát huy
bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, việc thực thi dân chủ phải luôn gắn liền với
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và nhân dân. Ở nƣớc ta hiệnnay, hệ thống chính trị
dựa trên thiết chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dânlàm chủ”. Việc
phát huy, thực hiện dân chủ đƣợc tiến hành không tách rời khỏi thiết chế này.
Dân chủ và khát vọng đƣợc làm chủ, là quyền tự nhiên của con ngƣời
trong đó cóquyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của ngƣời chủ
và quyền làm chủ đãlần lƣợt đƣợc nhiều giai cấp thống trị trong lịch sử nhận
thức và thể chế hóa thànhnguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nƣớc cùng
các thiết chế chính trị khác nhau.
Tuy nhiên, trong các chế độ dân chủ đã từng tồn tại cho đến nay thì
chỉ có chế độ dânchủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa mới thực sự là chế
độ dân chủ của đa số nhân dântrong xã hội, là chế độ dân chủ của dân, do
dân và vì dân.
- Khái niệm về dân chủ ở cơ sở
Chủ nghĩa xã hội xác định mục tiêu xây dựng một nền dân chủ XHCN
"cao gấp triệu lần dân chủ tƣ sản" (V.I. Lênin). Đó là một nền dân chủ toàn
diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; tạo
điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

làm chủ tự nhiên. Đó là nhiệm vụ mà CNXH phải phấn đấu lâu dài mới thực
hiện đƣợc.
Trong chế độ dân chủ XHCN, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình bằng 2 hình thức: Hình thức gián tiếp và hình thức trực tiếp.
Hình thức gián tiếp thông qua bầu cử các cơ quan, tổ chức đại diện thực
hiện quyền tổ chức và quản lý xã hội.
Hình thức trực tiếp,bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia quản lý xã
hội một cách thiết thực và hiệu quả, trƣớc hết là ở cơ sở theo phƣơng châm dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Nền dân chủ XHCN ở nƣớc ta đƣợc khẳng định trong đƣờng lối của
Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nƣớc. Hệ thống chính quyền ở nƣớc ta
gồm 4 cấp: Trung ƣơng, tỉnh (thành phố trực thuộc), huyện (thị, quận) và xã
(phƣờng) đều vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bản
của nền dân chủ XHCN. Hiệu quả của dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân
là ở cấp cơ sở. Đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc có đi vào cuộc
sống hay không tùy thuộc chủ yếu vào sự quán triệt và thực hiện nhƣ thế nào ở
cấp cơ sở. Cơ sở xã, phƣờng, cơ quan, doanh nghiệp v.v.. là nơi trực tiếp thực
hiện đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; là địa bàn nhân dân sinh
sống, lao động, sản xuất, học tập và công tác; là nơi diễn ra các mối quan hệ
nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân với các cấp ủy Đảng và chính quyền, cán
bộ, đảng viên, công chức điều hành và xử lý công việc hàng ngày. Nhân dân
đòi hỏi đƣợc biết, đƣợc bàn và đƣợc tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra ở
cơ sở, đồng thời có yêu cầu kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày của cấpủy,
chính quyền và cán bộ lãnh đạo. Điều đó có nghĩa là nhân dân có quyền làm
chủ từ cơ sở và ở cơ sở.
Dân chủ ở cơ sở là quyền dân chủ trực tiếp của người dân, được tiến
hành từ cấp xã, phường trở xuống (đến cấp thôn xóm, đơn vị, cơ quan, nhà

máy, xí nghiệp) theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Dân chủ ở cơ sở - trước hết là dân chủ trực tiếp - là hình thức nhân dân thực
hiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ý kiến)
nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền ở
cơ sở.
Có nhiều cách thức để thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở nhƣ: Trƣng
cầu dân ý; bầu và bãi miễn đại biểu cơ quan dân cử; bàn bạc - thảo luận – tham
gia quyết định - giám sát - kiểm tra việc thực hiện các vấn đề phát triển kinh tế xã hội, trật tự an ninh ở cơ sở; tố cáo - khiếu nại; xây dựng quy định, quy ƣớc
tự quản... và cơ sở ở đây là xã, phƣờng; là cơ quan, đơn vị, trong đó có trƣờng
học, trƣờng tiểu học.
1.2.2. Quan điểm và đường lối của Đảng và nhà nước về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở
Hiến pháp 1992 nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định công
dân thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở của mình bằng cách tham gia công việc
của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội,
tổ chức đời sống công cộng.
Dƣới ánh sáng của đƣờng lối đổi mới nói chung, đổi mới hệ thống
chính trị nói riêng đã đƣợc các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI của Đảng xác định,
công cuộc đổi mới xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, đổi mới phƣơng
thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân, dân chủ ở nƣớc ta đã có bƣớc tiến rõ rệt, đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân và đƣợc dƣ luận quốc tế thừa nhận.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây quyền làm chủ của nhân dân trong
thực tế còn bị vi phạm ở nhiều nơi, ở nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu sách nhiễu, cửa

quyền, tham nhũng gây phiền hà cho nhân dân vẫn đang diễn ra, gây nhiều bức
xúc trong nhân dân.
Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện QCDCCS. Tới nay, chúng ta đã
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

triển khai Chỉ thị này rộng rãi trong cả nƣớc bằng thực hiện QCDC ở cả 3 loại
hình cơ sở: Xã, phƣờng, thị trấn; cơ quan; các doanh nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội về xây dựng và thực hiện QCDCCS. Chính phủ đã
ban hành Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 về Quy chếthực hiện
dân chủ trong hoạt động của cơ quan, cùng với đó ngày 5/12/1998 Ban tổ
chức - Cán bộ Chính phủ ra Thông tƣ số 10/1998/TTCP-TCCB về hƣớng
dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Ngày 01/3/2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định 04/2000/QĐBGD&ĐT ngày về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của nhà trƣờng”. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai và thực hiện
QCDCCS của ngành giáo dục.
1.3. Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học
1.3.1. Khái niệm về quy chế dân chủ cơ sở trong trường học
Trường học là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, bồi dƣỡng
và phát triển các phẩm chất và năng lực cho ngƣời học về tƣ tƣởng và đạo đức,
tri thức khoa học và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, rèn luyện thể chất v.v...
Giáo dục trong nhà trƣờng là con đƣờng cơ bản nhất, vững bền nhất để
hình thành ngƣời lao động có kỹ thuật, có kỷ luật cao đáp ứng những yêu cầu của
phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ giáo dục và đào tạo mà trình độ học vấn của nhân
dân mới đƣợc nâng cao, mở ra những khả năng to lớn trong việc nắm bắt và sử
dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy

nhanh tốc độ phát triển của đất nƣớc.
Chính vì trƣờng học của chúng ta là trƣờng học của chế độ dân chủ
XHCN nên cần phải thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Hồ Chí Minh
đã dạy: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân
chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy,

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và
nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó" [34].
Quá trình dân chủ hóa giáo dục đƣợc thể hiện trong toàn bộ hệ thống giáo
dục, cho đến từng cơ sở trƣờng học. Trong trƣờng học, dân chủ đƣợc thể hiện ở
quyền và nghĩa vụ của CBGV-CNV, học sinh đối với việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của nhà trƣờng. CBGV-CNV, học sinh trong nhà trƣờng phát huy quyền
làm chủ của mình theo phƣơng châm: Đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc tham gia ý kiến,
đƣợc giám sát kiểm tra mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng. Dân chủ gắn với kỷ
cƣơng, việc thực hiện dân chủ nhƣng vẫn đảm bảo các nguyên tắc, sự lãnh đạo và
quản lý của Đảng và Nhà nƣớc đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong
trƣờng học, việc thực hiện dân chủ của CBGV-CNV, của ngƣời học trên cơ sở sự
lãnh đạo của chi bộ, sự quản lý của Ban Giám hiệu. Các đoàn thể, tổ chức trong
nhà trƣờng có vai trò to lớn trong việc tham gia, việc thực hiện, giám sát việc thực
hiện dân chủ ở trƣờng học.
Nhƣ vậy, dân chủ ở cơ sở trong trường học là việc thực hiện một cách
trực tiếp quyền làm chủ của CBGV-CNV, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp
của học sinh và phụ huynh học sinh trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
của giáo dục. Dân chủ, thực hành dân chủ - cụ thể ở cơ sở trƣờng học là yêu
cầu khách quan và ngày càng bức thiết đối với các tổ chức đảng, chính quyền

và đoàn thể trong nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, xây
dựng nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân.
1.3.2. Mục đích của việc đưa thực hiện quy chế dân chủ vào trường học
Một là, thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt nhất, có
hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phƣơng châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trƣờng thông qua
các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ
quan, tổ chức đƣợc quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là của dân, do
dân và vì dân.
Hai là, thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng nhằm phát huy quyền làm
chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trƣởng, nhà giáo, ngƣời học, đội ngũ
cán bộ, công chức trong nhà trƣờng theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp,
trật tự, kỷ cƣơng trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, ngăn chặn các hiện
tƣợng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp
với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và luật pháp của Nhà nƣớc [7].
1.3.3. Vai trò và tầm quan trọng của việc đưa QCDCCS vào trường học
- Thực hiện QCDCCS ở trường học giúp nâng cao nhận thức về quyền
và nghĩa vụ của mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Không
phải dễ dàng ai cũng hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì đối với tập thể.
Không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với tập thể, cá nhân sẽ
thụ động, lệ thuộc vào tập thể, nhiều khả năng, tiềm năng của cá nhân không
đƣợc phát huy, mỗi con ngƣời thu về với những phạm vi cá nhân nhỏ hẹp. Vì
vậy, khi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trƣờng ý thức đƣợc quyền
làm chủ của mình, tính tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ đƣợc giao, ý thức

vì nhà trƣờng, vì xã hội đƣợc nâng cao. Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong
nhà trƣờng sẽ thẳng thắn phê bình, góp ý cho Ban Giám hiệu, cho chi bộ, cho
đảng viên; QCDCCS đƣợc thực hiện tốt thì không những hạn chế đƣợc tiêu cực
mà còn khơi dậy đƣợc tính đoàn kết của tập thể sƣ phạm, tạo ra không khí phấn
khởi, giúp cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trƣờng hoàn thành tốt
các nhiệm vụ năm học.
- Thực hiện QCDCCS ở trường học sẽ phát huy được quyền làm chủ
của cán bộ giáo viên, công nhân viên và của người học, thực hiện đƣợc quyền
làm chủ trực tiếp của ngƣời dạy và ngƣời học. Bằng những quy định cụ thể làm
cho ngƣời dạy và ngƣời học có ý thức, có khả năng, có trách nhiệm và nhất là
có điều kiện (có phƣơng tiện, có công cụ) tham gia vào các công việc chung
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

×