Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đánh giá tình hình mắc và chết do tai nạn thương tích giai đoạn 2005 - 2008 tại 12 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.2 KB, 17 trang )

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC VÀ CHẾT DO TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 TẠI 12 XÃ THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Dung, Dương Quang Minh, Võ Đại Tự Nhiên
Nguyễn Nhật Nam, Hoàng Văn Đức, Bùi Minh Bảo

Sở Y tế Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 16.000 người chết vì các loại tai nạn
thương tích, kèm theo một trường hợp tử vong lại có hàng trăm người bị thương
tích ở các mức độ khác nhau, nhiều người trong số họ bị di chứng tàn tật suốt
đời; tổ chức Y tế thế giới đã xem tai nạn thương tích là “Gánh nặng bệnh tật
toàn cầu”. Ở Việt Nam tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân
hàng đầu của nhập viện và tử vong. Nghiên cứu “Đánh giá tình hình mắc và chết
do tai nạn thương tích giai đọan 2005 - 2008 tại 12 xã thuộc tỉnh Thừa Thiên
Huế” nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương
tích trên địa bàn và đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm phòng tránh hoặc làm
giảm thiểu các vụ tai nạn, giảm hậu quả xấu do TNTT gây ra cho con người.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang để tìm hiểu tình hình
mắc và chết do tai nạn thương tích dựa vào hồ sơ lưu trữ về tình hình tử vong tại
cơ sở y tế xã tham gia dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và các báo
cáo và thống kê tai nạn thương tích qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình tai nạn thương tích tại 12 xã tham
gia dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở tỉnh Thừa Thiên Huế có
chiều hướng giảm rõ rệt qua các năm; tỷ lệ mắc tai nạ thương tích chung là
2.767,7/100.000; tỷ suất tử vong bình quân chung là 12/100.000, trong đó tỷ lệ
mắc tai nạn giao thông chiếm hàng đầu (33,2%) và tỷ suất chết do tai nạn giao
thông chiếm hàng đầu (6,85/100.000). Nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền
vững kinh tế xã hội, đảm bảo cho mọi người dân được sống trong một môi
trường an toàn các Cấp uỷ Đảng, chính quyền cần tăng cường sự lãnh đạo và chỉ
đạo đối với công tác phòng chống tai nạn thương tích, coi đây cũng là một trong
1




những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương; tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm
không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác phòng chống tai nạn
thương tích; tích cực cải tạo môi trường có nguy cơ về tai nạn thương tích và
xây dựng các mô hình an toàn (Gia đinh an toàn, Trường học an toàn, Cộng
đồng an toàn).

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) xảy ra ở tất cả các khu vực và ở mọi quốc gia
gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người thuộc mọi lứa tuổi,
mọi nghề nghiệp, mọi thành phần xã hội. Trên thế giới, mỗi ngày có khoảng
16.000 người chết vì các loại TNTT, kèm theo một trường hợp tử vong lại có
hàng trăm người bị thương tích ở các mức độ khác nhau, nhiều người trong số
họ bị di chứng tàn tật suốt đời. Báo cáo gần đây nhất của Tổ Chức Y tế Thế giới
(WHO) có tên “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật" đã dự báo đến năm 2020 có
khoảng 8 triệu người chết vì TNTT trong 1 năm.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra y tế quốc gia (ĐTYTQG) 2001-2002 cứ
10 người tử vong do tất cả các nguyên nhân thì có 1 trường hợp tử vong do
TNTT. Trong số tử vong do TNTT, tai nạn giao thông (TNGT) là nguyên nhân
hàng đầu chiếm 34,8%, tiếp đến là chết đuối chiếm 25,8%, tai nạn lao động và
tự tử chiếm 6,9% và 8,6 %; trong những năm gần đây.
Ở Thừa Thiên Huế, tai nạn thương tích có thể gặp ở trên tất cả các lĩnh
vực đời sống xã hội, tai nạn giao thông vẫn là hàng đầu trong các loại tai nạn
thương tích (chiếm 37,28%), tai nạn thương tích đã gây tổn hại về sức khoẻ
thậm chí tính mạng; gây tổn thất về kinh tế cho gia đình và xã hội. Tình hình tai

nạn thương tích đang là mối quan ngại lớn của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa
phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc nghiên cứu tình hình TNTT ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là tình hình
tử vong do TNTT cần được tổ chức một cách liên tục, có hệ thống nhằm đánh
giá đúng thực trạng tình hình đang diễn ra và có các biện pháp can thiệp kịp thời
nhằm phòng tránh hoặc làm giảm thiểu các vụ tai nạn, giảm hậu quả xấu do
TNTT gây ra cho con người.

3


I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ mắc và chết do TNTT qua các năm 2005 - 2008 tại 12 xã
tham gia Chương trình PCTNTTTE tại 3 huyện Phú Vang, Phú Lộc và Hương
Trà.
2. Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì tính bền vững của chương trình.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả trường hợp mắc và chết trong thời gian từ ngày 01/01/2005 đến
31/12/2008 thu thập được tại 12 xã triển khai chương trình PCTNTTTE .
- Hồ sơ lưu trữ về tình hình tử vong tại cơ sở y tế xã tham gia Chương
trình PCTNTTTE (Sổ A6 - Theo dõi nguyên nhân tử vong, các báo cáo và thống
kê TNTT gởi cho Trung Tâm Y Tế Huyện/T.Phố về chương trình PCTNTT),
các báo cáo về TNTT của 3 huyện Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà, báo cáo
thống kê Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2005, 2006, 2007, 2008.
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang để tìm hiểu tình hình mắc và chết do
TNTT của tất cả các trường hợp trong giai đoạn 2005-2008.
2.3. Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu được tiến hành tại 12 xã triển khai dự án PCTNTTTE: Xã

Vinh Hiền, xã Lộc Trì, Xã Lộc Bổn, xã Lộc Sơn thuộc huyện Phú Lộ; Xã
Hương Vinh, xã Hương Xuân, xã Bình Điền, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương
Trà; Xã Phú Lương, xã Vinh Thanh, xã Phú Xuân, thị Trấn Thuận An thuộc
huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu:
2.4.1 Tỷ lệ mắc và chết được tính theo :
- Tuổi: Được xếp theo các nhóm: 0 - 4; 5 - 14; 15 - 18; 19 - 60; > 60 tuổi.
- Giới: Theo 2 giới nam và nữ.
- Nghề nghiệp: Được ghi nhận theo nghề mà đối tượng sử dụng nhiều thời
4


gian nhất và chỉ thu thập một nghề chính.
2.4.2. Xác định trường hợp chết do TNTT:
Xác định trường hợp chết trong giai đoạn 2005 - 2008: Dựa vào ngày
tháng năm chết theo dương lịch, từ 01/01/2005 - 31/12/2008 .
2.4.3. Xác định nguyên nhân chết:
Nguyên nhân chết là các tntt trực tiếp gây nên hậu quả là cái chết.
Nguyên nhân chết do TNTT được xếp theo bảng phân loại bệnh tật tử vong theo
ICD - 10 do Bộ Y Tế quy định áp dụng tại Việt Nam và theo quy định của
chương trình phòng chống TNTT.
2.5. Xử lý số liệu:
- Các số đo sử dụng để đánh giá kết quả: Số liệu được xử lý bằng phương
pháp thống kê y học trên chương trình MS-Excel, sử dụng các thuật toán thống
kê thông thường. Sử dụng số đo tỷ lệ phần ngàn, phần trăm ngàn.
- Trình bày kết quả: Các đặc điểm của tình hình mắc, chết và nguyên nhân
chết do TNTT được trình bày ở các bảng một chiều để tính tỷ lệ phần ngàn,
phần trăm ngàn .
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân bố tai nạn thương tích theo giới:

Bảng 1: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo giới qua các năm 20052008
Nội dung
Tổng số
Tỷ suất BQ
Nam
Nữ
Tỷ số nam/nữ

2005
2006
2007
2008
Tổng số
M
C
M
C
M
C
M
C
M
C
2.632
13 2.023 7 1.938 8 1.484 7 8.077 35
2.705,6 13,4 2.079,6 7,2 1.992,2 8,2 1.525,5 7,2 2.767,7 12,0
1.678
8 1.278 5 1.216 5 1.047 5 5.219 23
954
5

745 2
722 3
437 2 2.858 12
1,8
1,6
1,7 2,5
1,7 1,7
2,4 2,5
1,8 1,9

Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê TNTT 12 xã dự án năm 2005 - 2008
Tỷ lệ phần 100.000 mắc TNTT chung là 2.767,7, Tỷ suất tử vong bình
quân chung là 12. Tai nạn thương tích nam cao hơn nữ ở cả hai tỷ lệ mắc và tử

5


vong (gấp 1,8 lần đối với mắc TNTT và gấp 1,9 lần đối với tử vong do TNTT).
Tỷ lệ mắc TNTT ở nam chiếm 64,62%, nữ chiếm 35,38%. Điều này cũng phù
hợp với kết quả điều tra Hộ gia đình về TNTT năm 2005 của tỉnh Thừa thiên
Huế, tỷ lệ mắc TNTT/100.000 chung hai giới là 2.626. Tỷ suất mắc TNTT có
chiều hướng giảm rõ rệt qua từng năm, tỷ suất chết do TNTT giảm nhẹ và dao
động duy trì ở mức 7,2/100.000.
3.2. Phân bố tai nạn thương tích theo nghề nghiệp:
Bảng 2: Tỷ suất bình quân tai nạn thương tích theo nghề nghiệp
2005
Nội dung
Tổng số
C.bộ c.chức
Nông dân

L.lượng VT
HS, sinh
viên
CN, thợ TC
LĐ tự do,
buôn bán
Nghề khác

M

2006
C

M

2.632 13 2.023

2007

2008

C

M

C

M

7


1.938

8

1.48

Tổng số
C

M

C

7

8.077

35

Tỷ suất BQ
M

C

65
755
5

2

4
0

67
624
6

0
3
0

146
643
12

0
2
0

4
76
495
9

1
3
0

354
2.517

32

3
12
0

121 1,03
862 4,11
11
0,00

793

4

682

2

538

3

559

1

2.572

10


881

3,43

88

0

62

0

102

1

121

1

373

2

128

0,69

278


2

170

1

247

1

90

1

785

5

269

1,71

648

1

412

1


250

1

134

0

1.444

3

495

1,03

Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê TNTT 12 xã dự án năm 2005 -2008

6


Bảng 3 : Tỷ lệ % Tai nạn thương tích theo nghề nghiệp
2005
M
C

Nội dung
Tổng số
C.bộ công chức

Nông dân
L.lượng VT
HS, sinh viên
CN, thợ TC
LĐ tự do,
buôn bán
Nghề khác

2006
M
C

2007
M
C

2008
M
C

Tổng số
M
C

Tỷ lệ %
M
C

2.632
65

755
5
793
88

13
2
4
0
4
0

2.023
67
624
6
682
62

7
0
3
0
2
0

1.938
146
643
12

538
102

8
0
2
0
3
1

1.484
76
495
9
559
121

7
1
3
0
1
1

8.077
354
2.517
32
2.572
373


35
3
12
0
10
2

100
100
4,38 8,57
31,2 34,29
0,4 0,00
31,8 28,57
4,62 5,71

278

2

170

1

247

1

90


1

785

5

9,72 14,29

1

134

0

1.444

648

1

412

1

250

3 17,9

8,57


Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê TNTT 12 xã dự án năm 2005-2008
Tỷ suất bình quân mắc TNTT ở đối tượng học sinh, sinh viên chiếm cao
nhất (881), tiếp đến là nông dân (862), tỷ suất mắc thấp nhất là lực lượng vũ
trang (11). Đáng chú ý là tỷ suất mắc ở các ngành nghề khác chiếm 495 do việc
phân loại nghề nghiệp trong báo cáo TNTT chưa cụ thể, nhóm ngành nghề khác
bao gồm nhiều đối tượng chưa phân loại nghề nghiệp theo danh mục, trẻ nhỏ
chưa xếp vào diện học sinh, sinh viên và người già.
3.3. Phân bố tai nạn thương tích theo địa điểm xảy ra tai nạn:
Bảng 4: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo địa điểm xảy ra
2005
Nội dung
Tổng số

M
2.632

2006
C

M

13 2.023

2007
C

M

7 1.938


2008

Tổng số

C

M

C

M

8

1.48

7 8.077

C

Tỷ suất BQ
M

C

Tỷ lệ
%
Mắc

35


4

100,0

Trên đường
đi
Tại nhà
Trường học
Nơi làm việc
Nơi côngcộng
Hồ ao, sông

1314
1148
62
47

7
1
0
0

1062
787
79
37

3
0

0
1

857
577
211
132

6
1
0
0

529
510
228
98

4
0
0
1

3762
3022
580
314

20 1289
2 1036

0 198,7
2 107,6
104,

6,85
0,69
0,00
0,69

46,6
37,4
7,2
3,9

50
11

1
4

41
17

0
3

120
41

0

1

95
24

0
2

306
93

1
9
10 31,87

0,34
3,43

3,8
1,2

Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê TNTT 12 xã dự án năm 2005 - 2008
Địa điểm xảy ra TNTT chủ yếu trên đường đi chiếm 46,6%, tiếp theo
TNTT xảy ra tại nhà chiếm 37,4%, TNTT xảy ra ở hồ, ao, sông là thấp nhất,

7


chiếm 1,2%.
Điều đáng lưu ý là tỷ suất bình quân chết do TNTT trên đường đi chiếm

cao nhất (6,85/100.000) chủ yếu liên quan đến tai nạn giao thông, như vậy tai
nạn giao thông vừa có tỷ lệ mắc cũng như chết là cao nhất. Tỷ lệ TNTT xảy ra ở
hồ, ao, sông chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng tỷ suất bình quân chết lại chiếm hàng
thứ hai sau tai nạn giao thông (3,43/100.000), điều này cho thấy tính chất
nghiêm trọng đối với loại hình tai nạn xảy ra ở sông nước.
3.4. Phân bố tai nạn thương tích theo bộ phận bị thương:
Bảng 5: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo bộ phận bị
thương
2005
Nội dung
Tổng số
Đầu mặt cổ
(S00-S19)
Thân mình
(S30-S39)
Chi(S40S99)
Đachấnthương

2006

2007

2008

Tổng số

Tỷ suất BQ

M


C

M

C

M

C

M

C

M

C

2.632

13

2.023

7

1.938

8


1.484

7

8.077

35

792

7

568

3

584

2

191

3

2.135

15

731,6


218

1

219

0

280

0

308

0

1.025

1

351,2

1.445
177

0
5

1.141
95


0
4

0
4

4.208
709

0
19

814
260

0
6

808
177

M

1.442
242,9

C
5,1
4

0,3
4
0,00
6,51

Tỷ lệ
%
Mắc
100,0
26,4
12,7
52,1
8,8

Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê TNTT 12 xã dự án năm 2005 - 2008
Chấn thương chi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%) và thấp nhất là đa chấn
thương (chiếm 8,8%); tỷ suất mắc bình quân chấn thương chi chiếm tỷ lệ cao
nhất (1.442/100.000), nhưng tỷ suất chết bình quân chấn thương chi hầu như
không có trong nghiên cứu; tỷ suất mắc bình quân đa chấn thương chiếm tỷ lệ
thấp nhất (242,9/100.000), nhưng tỷ suất chết do đa chấn chấn thương lại cao
nhất (6,51/100.000), điều này có sự khác biệt với những ghi nhận từ báo cáo
điều tra Hộ gia đình về TNTT năm 2005, trong đó những chấn thương đầu mặt
cổ tỷ lệ mắc thấp nhất, nhưng lại có tỷ lệ chết cao nhất, phần lớn là do chấn
thương sọ não và do tai nạn giao thông gây ra (năm 2005 là giai đoạn chưa bắt
buộc đội mũ bảo hiểm, có lẽ vì thế nên tỷ lệ chết do chấn thương đầu mặt cổ
cao, giai đoạn 2005 - 2008 tỷ lệ chết do chấn thương đầu mặt cổ thấp có lẽ có
phần tác dụng của đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông).
8



3.5. Phân bố tai nạn thương tích theo nguyên nhân:
Bảng 6: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo nguyên nhân
2005
Nội dung
Tổng số
Tai nạn giao thông
(V01-99)
Ngã (W01-W19)
Tai nạn do lực cơ
học bất động
Tai nạn do lực cơ

2006

2007

M

C

M

2.181

11

1.750

7


1.726

907

7

910

3

1.128

0

678

120

0

16

học chuyển động
Đuối nước (W65W84)
Bỏng

C

M


2008
C

Tổng số

Tỷ suất BQ
M

C

Tỷ lệ
%

M

C

M

C

8

1.256

7

6.913

33


826

6

435

4

3.078

20

1.055

6,85

38,1

0

444

0

434

0

2.684


0

919,7

0,00

33,2

119

1

405

0

280

1

924

2

316,6

0,69

11,4


0

26

0

33

0

87

0

162

0

55,51

0,00

2,0

10

4

17


3

18

2

20

2

65

11

22,27

3,77

0,8

Mắc
100,0

77

0

51


0

31

0

37

0

196

0

67,16

0,00

2,4

Ngộ độc

96

0

67

0


12

0

30

0

205

0

70,25

0,00

2,5

Tự tử (X60-X84)
Bạo lực, xung đột

22

1

22

0

4


0

14

0

62

1

21,24

0,34

0,8

63

1

50

0

31

0

53


0

197

1

67,5

0,34

2,4

193

0

83

0

134

0

94

0

504


0

172,7

0,00

6,2

(X85-Y09)
Khác

Tỷ lệ % mắc TNTT theo nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao thông
(38,1%) tiếp đến là ngã (33,2%), thấp nhất là đuối nước (0,8%).
Tỷ suất chết bình quân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất
(6,85/100.000), thấp nhất là TNTT do súc vật cắn, bỏng, ngộ độc và ngã. Đáng
chú ý là mặc dù tỷ lệ mắc rất thấp nhưng tỷ suất chết do đuối nước
(3,77/100.000), đứng hàng thứ hai sau tai nạn giao thông.

3.6. Phân bố tai nạn thương tích theo điều trị ban đầu:
Bảng 7: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo điều trị ban đầu
Nội dung
Tổng số

2005
M
C
2.374

1


2006
M
C
1.864

1

2007
M
C
1.829

0

2008
M
C
1.363

9

0

Tổng số
M
C
7.430

2


Tỷ suất BQ
M
C

Tỷ lệ
%
100,0


Tự điều trị
Đội SCC
Cơ sở KCB

0
0

0
0

20
8

0
0

74
10

0

0

77
12

0
0

171
30

0
0

59
10,28

0,00
0,00

2,1
0,4

0

0

14

0


50

0

20

0

84

0

28,78

0,00

1,0

1.477

1

1.167

0

954

0


712

0

4.310

1

1477

0,34

53,4

BVhuyện
BV tỉnh

897
0

0
0

655
6

1
0


741
21

0
0

542
12

0
0

2.835
39

1
0

971,4
13,36

0,34
0,00

35,1
0,5

BVTW
Khác


245
13

4
8

145
8

2
4

53
34

1
7

52
57

3
4

495
112

10
23


169,6
38,38

3,43
7,88

6,1
1,4


TYT

TYT là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và là nơi xử trí cấp cứu phần lớn
các trường hợp TNTT tại cộng đồng (chiếm 53,4%), tiếp đến là các TTYT
huyện (chiếm 35,1%). Các đội cấp cứu tại cộng đồng, cơ sở y tế tư nhân ít có vai
trò trong đáp ứng cấp cứu tại cộng đồng do TNTT (chỉ chiếm từ 0,4% đến 1%).
Tuyến bệnh viện TW có lẽ chỉ giải quyết các trường hợp TNTT nặng nên tỷ lệ
chỉ chiếm 6,6%. Cá nhân cũng đóng vai trò nhất định trong việc xử trí các
trường hợp TNTT nhẹ, tỷ lệ gia đình hoặc nạn nhân tự điều trị chấn thương
chiếm 2,1%.
Qua phân tích trên có thể thấy việc cần thiết đầu tư con người, vật tư, thiết
bị cấp cứu cho tuyến y tế cơ sở là TYT nơi chiếm phần lớn việc xử trí ban đầu
do TNTT (trên 50% số trường hợp bị TNTT). Việc đầu tư kỹ năng, phương tiện
cấp cứu cho các đội cấp cứu tại cộng đồng ít phát huy hiệu quả, trong lúc đó
tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản tại cộng đồng có tác dụng
trong việc hỗ trợ gia đình và nạn nhân thực hiện tự sơ cứu ban đầu.

3.7. Phân bố tai nạn thương tích theo độ tuổi:
Bảng 8: Phân bố mắc - chết tai nạn thương tích theo độ tuổi
2005

Nội dung
Tổng số

2006

2007

2008

Tổng số

M

C

M

C

M

C

M

C

M

C


2.632

13

2.023

7

1.938

8

1.484

7

8.077

35

10

Tỷ suất BQ
M

C

Tỷ lệ
%

Mắc
100,0


Tuổi 0-4
Tuổi 5-14
Tuổi 15-18
Tuổi 19-60
Tuổi > 60

195
645
109
1.420
263

0
2
1
9
1

141
556
89
1065
172

0
2

0
4
1

102
348
303
1018
167

1
1
1
5
0

83
288
310
711
92

0
1
0
6
0

521
1.837

811
4.214
694

1
6
2
24
2

179
629,5
277,9
1444
237,8

0,34
2,06
0,69
8,22
0,69

6,5
22,7
10,0
52,2
8,6

Nhóm tuổi mắc TNTT cao nhất là từ 19 - 60 tuổi, chiếm 52,2, đây là
nhóm tuổi có khoảng cách tuổi lớn và là nhóm tuổi lao động chính, tham gia tất

cả các hoạt động của xã hội nên tỷ lệ mắc TNTT chiếm cao. Lứa tuổi 5 - 14 tuổi
đứng hàng thứ hai trong các nhóm tuổi mắc TNTT, điều này cũng phù hợp vì
đây là lứa tuổi hiếu động, có nhiều thay đổi tâm sinh lý, phần lớn muốn thoát
khỏi sự kiểm soát của gia đình và nhà trường nên tỷ lệ TNTT khá cao (chiếm
22,7%). Nhóm tuổi mắc thấp nhất là 0 - 4 tuổi, đây là nhóm tuổi chưa tham gia
vào các hoạt động xã hội, phần lớn được sự quan tâm chăm sóc của người lớn
nên tỷ lệ mắc TNTT chiến thấp nhất (6,5%).

11


IV. BÀN LUẬN
4.1. Tình hình mắc - chết do TNTT qua các năm:
Qua kết quả nghiên cứu ở trên, có thể thấy xu hướng giảm dần tỷ lệ mắc
TNTT do các nguyên nhân khác nhau tại 12 xã nghiên cứu. Tỷ suất mắc TNTT
giảm rõ rệt qua từng năm, tỷ suất chết do TNTT giảm nhẹ và dao động duy trì ở
mức 7,2/100.000; tỷ lệ phần 100.000 mắc TNTT chung là 2.767,7; tỷ suất tử
vong bình quân chung là 12.
Tai nạn thương tích nam cao hơn nữ ở cả hai tỷ lệ mắc và tử vong (gấp
1,8 lần đối với mắc TNTT và gấp 1,9 lần đối với tử vong do TNTT). Tỷ lệ mắc
TNTT ở Nam chiếm 64,62%, nữ chiếm 35,38%.
Các số liệu trong nghiên cứu cho thấy gần tương đương với các công bố
về nghiên cứu TNTT của các tác giả trong nước. Có thể nói, chúng ta có thể tính
được số mắc chết TNTT qua bộ công cụ giám sát TNTT như sổ ghi chép nguyên
nhân tử vong theo sổ A6-YTCS có ở các trạm y tế xã, phường, báo cáo thống kê
TNTT, phiếu ghi chép TNTT ... với điều kiện ghi chép này được thực hiện tốt.
4.2. Nghề nghiệp của người bị TNTT:
Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy: Tỷ suất bình quân mắc TNTT ở
đối tượng học sinh, sinh viên chiếm cao nhất (881), tiếp đến là nông dân (862),
tỷ suất mắc thấp nhất là lực lượng vũ trang (11). Đáng chú ý là tỷ suất mắc ở các

ngành nghề khác chiếm 495 do việc phân loại nghề nghiệp trong báo cáo TNTT
chưa cụ thể, nhóm ngành nghề khác bao gồm nhiều đối tượng chưa phân loại
nghề nghiệp theo danh mục, trẻ nhỏ chưa xếp vào diện học sinh sinh viên và
người già.
4.3. Địa điểm xảy ra TNTT:
Địa điểm xảy ra TNTT chủ yếu trên đường đi chiếm 46,6%, tiếp theo
TNTT xảy ra tại nhà chiếm 37,4%, TNTT xảy ra ở hồ, ao sông là thấp nhất,
chiếm 1,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ suất bình quân chết do TNTT trên đường đi
chiếm cao nhất (6,85/100.000) chủ yếu liên quan đến tai nạn giao thông, như
12


vậy tai nạn giao thông vừa có tỷ lệ mắc cũng như chết là cao nhất. Tỷ lệ TNTT
xảy ra ở hồ ao, sống chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng tỷ suất bình quân chết lại
chiếm hàng thứ hai sau tai nạn giao thông (3,43/100.000), điều này cho thấy tính
chất nghiêm trọng đối với loại hình tai nạn xảy ra ở sông nước.
Nam giới bị TNTT ở hầu hết các địa điểm, tỷ lệ cũng cao hơn nữ.
Kêt quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu ở 2 tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên: TNTT xảy ra ở trên đường chiếm tỷ lệ cao nhất (35,7%); xảy ra tại
nhà tỷ lệ đứng thứ hai (33,9%)
4.4. Bộ phận bị thương do TNTT:
Tỷ lệ phần trăm chấn thương chi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,1%) và thấp
nhất là đa chấn thương (chiếm 8,8%)..
Tỷ suất mắc bình quân chấn thương chi chiếm tỷ lệ cao nhất
(1.442/100.000), nhưng tỷ suất chết bình quân chấn thương chi hầu như không
có trong nghiên cứu này.
Tỷ suất mắc bình quân đa chấn thương chiếm tỷ lệ thấp nhất
(242,9/100.000), nhưng tỷ suất tử vong do đa chấn chấn thương lại cao nhất
(6,51/100.000), điều này có sự khác biệt với những ghi nhận từ báo cáo điều tra
Hộ gia đình về TNTT năm 2005, trong đó những chấn thương đầu mặt cổ tỷ lệ

mắc thấp nhất, nhưng lại có tỷ lệ chết cao nhất, phần lớn là do chấn thương sọ
não và do tai nạn giao thông gây ra (năm 2005 chưa bắt buộc đội mũ bảo hiểm,
có lẽ vì thế nên tỷ lệ chết do chấn thương đầu mặt cổ cao; giai đoạn 2005-2008
tỷ lệ chết do chấn thương đầu mặt cổ thấp có lẽ có phần tác dụng của đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông).
4.5. Nguyên nhân gây tai nạn thương tích:
Tỷ lệ % mắc TNTT theo nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao thông
(38,1%) tiếp đến là ngã (33,2%), thấp nhất là đuối nước (0,8%).
Tỷ suất chết bình quân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất
(6,85/100.000), thấp nhất là TNTT do súc vật cắn, bỏng, ngộ độc và ngã.
Đáng chú ý là mặc dù tỷ lệ mắc rất thấp của đuối nước, nhưng tỷ suất chết
13


do đuối nước (3,77/100.000), đứng hàng thứ hai sau tai nạn giao thông.
4.6. Xử trí ban đầu người bị TNTT :
TYT là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và là nơi xử trí cấp cứu phần lớn
các trường hợp TNTT tại cộng đồng (chiếm 53,4%), tiếp đến là các TTYT
huyện (chiếm 35,1%). Các đội cấp cứu tại cộng đồng, cơ sở y tế tư nhân ít có vai
trò trong đáp ứng cấp cứu tại cộng đồng do TNTT (chỉ chiếm từ 0,4% đến 1%).
Tuyến BVTW có lẽ chỉ giải quyết các trường hợp TNTT nặng nên tỷ lệ chỉ
chiếm 6,6%. Cá nhân cũng đóng vai trò nhất định trong việc xử trí các trường
hợp TNTT nhẹ, tỷ lệ gia đình hoặc nạn nhân tự điều trị chấn thương chiếm
2,1%.
Qua phân tích trên có thể thấy việc cần thiết đầu tư con người, vật tư, thiết
bị cấp cứu cho tuyến y tế cơ sở là TYT nơi chiếm phần lớn việc xử trí ban đầu
do TNTT (trên 50% số trường hợp bị TNTT). Việc đầu tư kỹ năng, phương tiện
cấp cứu cho các đội cấp cứu tại cộng đồng ít phát huy hiệu quả, trong lúc đó
tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản tại cộng đồng có tác dụng
trong việc hỗ trợ gia đình và nạn nhân thực hiện tự sơ cứu ban đầu.

So sánh với kết quả điều tra ở 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, các tỷ lệ
trên có nhiều điểm khác biệt: ở 2 tỉnh trên, tỷ lệ TNTT tự điều trị cao nhất
33,48%; đến thầy lang chữa 3,7%; người bị TNTT đi lên bệnh viện huyện, tỉnh
và Trung ương chỉ chiếm 31%.
4.7. Độ tuổi bị TNTT:
Nhóm tuổi mắc TNTT cao nhất là từ 19 - 60 tuổi, chiếm 52,2%; đây là
nhóm tuổi có khoảng cách tuổi lớn và là nhóm tuổi lao động chính, tham gia tất
cả các hoạt động của xã hội, tỷ lệ mắc TNTT chiếm cao. Nhóm tuổi này nếu bị
TNTT thì bản thân họ sẽ giảm hoặc mất khả năng lao động trong thời gian nghỉ
điều trị, không duy trì được cuộc sống bình thường cho gia đình, gây nên tình
trạng nghèo đói cho gia đình (là cái bẫy đói nghèo) và gánh nặng cho xã hội.
Nhóm tuổi 5 - 14 tuổi đứng hàng thứ hai trong các nhóm tuổi mắc TNTT,
điều này cũng phù hợp vì đây là lứa tuổi hiếu động, có nhiều thay đổi tâm sinh
14


lý, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống trong các hoạt động hàng ngày cho nên
có thể dễ xảy ra tai nạn và bị mắc ở mức độ khá nặng và tỷ lệ TNTT khá cao
(chiếm 22,7%). Điều này nhắc nhở chúng ta cần quan tâm bảo vệ trẻ em và
thanh niên nhiều hơn nữa trong phòng chống TNTT.
Nhóm tuổi mắc thấp nhất là 0 - 4 tuổi, đây là nhóm tuổi chưa tham gia
vào các hoạt động xã hội, phần lớn được sự quan tâm chăm sóc của người lớn
nên tỷ lệ mắc TNTT chiếm thấp nhất (6,5%).
V. KẾT LUẬN
Tình hình TNTT tại 12 xã dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng
giảm rõ rệt qua các năm; qua nghiên cứu có thể khẳng định kết quả tác động của
dự án phòng chống TNTT trẻ em đã được triển khai trong thời gian qua mang
lại.
- Tỷ lệ mắc TNTT chung là 2.767,7/100.000.
- Tỷ suất tử vong bình quân chung là 12/100.000.

- Tỷ lệ mắc tai nạn giao thông chiếm hàng đầu: 33,2%.
- Tỷ suất chết do tai nạn giao thông chiếm hàng đầu: 6,85/100.000.
VI. KIẾN NGHỊ
- Các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền cần tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo
đối với công tác PCTNTT, coi đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm
không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác PCTNTT nhằm mục
tiêu nâng cao hiểu biết về các nguy cơ, khả năng xảy ra tai nạn và biết cách
phòng ngừa tai nạn trong mọi lĩnh vực như giao thông, lao động sản xuất, sinh
họat trong gia đình, nhà trường và những nơi công cộng, đưa nội dung PCTNTT
trở thành chương trình đào tạo ngoại khoá cho học sinh.
- Xây dựng mô hình Gia đình an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an
15


toàn gắn liền với phong trào xây dựng Làng Văn hóa - Sức khoẻ, tiếp tục xây
dựng các xã điểm về cộng đồng an toàn theo 5 tiêu chuẩn của Việt Nam, làm mô
hình điểm để nhân rộng ra các xã/phường khác.
- Không ngừng cải thiện, cải tạo môi trường có nguy cơ về tai nạn thương
tích để mọi người dân được sống và sinh hoạt trong một môi trường an toàn, bảo
đảm phát triển bền vững trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Không ngừng hoàn thiện tổ chức phòng chống tai nạn thương tích từ
Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh xã hội hoá công tác PCTNTT trên mọi
lĩnh vực đời sống xã hội.
- Không ngừng hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế địa phương, nâng cao
chất lượng công tác cấp cứu chấn thương, trang bị phương tiện kỹ thuật cấp cứu
cho các cơ sở y tế, đào tạo kỹ năng thực hành sơ cấp cứu cộng đồng nhằm đáp
ứng nhanh các trường hợp cấp cứu tai nạn thương tích và giảm thiểu hậu quả
xấu do tai nạn thương tích mang lại cho con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Điều tra liên trường về
chấn thương ở Việt Nam – Các kết quả sơ bộ, Hà Nội, 2003.
2. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. Thực trạng tình hình
TNGT do Mô tô, xe máy gây ra – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Hà
Nội, 2003.
3. Cao Độc Lập, Trịnh văn Tuân, Phùng Ngọc Bách, Vũ Văn Hà, Nguyễn
Quốc Hùng, Phạm Vũ Hùng, Tử vong do TNGT tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng
7/2001 đến tháng 6/2002, Hội nghị triển khai Chính sách phòng chống tai nạn
thương tích lần thứ nhất, Hà Nội, 2002.
4. Bùi Đức Phú, Nguyễn Văn Hỷ, Nhận xét tình hình TNGT và tiếp nhận
xử trí tại Bệnh viện TW Huế từ tháng 6/2001 đến tháng 5/2002, Hội nghị triển
khai Chính sách phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất, Hà Nội, 2002.

16


5. Nguyễn thị Thu, Nguyễn thị Hồng Tú, Khương Văn Duy, Lê Trần
Ngoan, Nguyễn thị Bích Liên, Nguyễn Thu Anh, Lương Mai Anh, Vũ Văn
Chiểu, Claudio Mc. Conell, Ander Norman, Mark Stevenson, Báo cáo điều tra
hộ gia đình về tai nạn thương tích năm 2003-2004 ở tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên, Hà Nội, 2004.
6. Hà Kim Trung, Tìm hiểu tình hình bệnh nhân tử vong do chấn thương
sọ não, Hội nghị triển khai Chính sách phòng chống tai nạn thương tích lần thứ
nhất, Hà Nội, 2002.
7. Nguyễn Dung, Võ đại Tự Nhiên, Nguyễn Nhật Nam, Hoàng văn Đức,
Dương Phan Bích Hải - Sở Y tế Thừa Thiên Huế, Báo cáo điều tra hộ gia đình
về tai nạn thương tích năm 2005 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huế 2006
8. Nguyễn thị Kim Chúc, Phạm Huy Dũng, Filabavi, An Epidemiological
Field Laboratory, A demographic surveilance site for the study of the sector

perform in Vietnam, Medical Publish House, Ha Nội 2002.
9. Krug EG, The Global Burden of injuries, American Journal of Publish
Health, 2000.
10.World Health Orgaization, Wolrd report on road traffic injury
prevention: Summary, World Health Organization, Geneva, 2004.

17



×