Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.74 KB, 9 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thu nhập của người dân nước ta đã tăng lên đáng kể. Nhu cầu của
họ không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà đã nâng lên một mức mới đó là “ăn ngon
mặc đẹp” và các nhu cầu về vui chơi giải trí, thăm quan du lịch trở nên rất cần
thiết. Chính những nhu cầu đó đã làm phát sinh và thúc đẩy cho ngành hoa tươi
Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh. Qui mô hiện nay không chỉ
giới hạn ở những hộ gia đình trồng hoa nhỏ lẻ với mục đích vui chơi nữa mà ngày
nay nó đã trở thành một ngành kinh doanh chính thức và có mức lợi nhuận tương
đối cao nên đã xuất hiện những công ty, tập đoàn, khu vực trồng hoa chuyên canh
với qui mô lớn như:Hà Nội, Đà lạt…
Hoa tươi không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước đặc biệt là những
ngày lễ lớn như: ngày Valentine, ngày 8 tháng 3, ngày 20 tháng 10… mà nó còn
mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu ra nước ngoài như: thị trường Trung Quốc, Nhật
Bản…Việc xuất khẩu này không chỉ làm tăng GDP của quốc gia mà còn giải quyết
được công ăn việc làm và góp phần cải thiện mức sống của người dân nước ta.
Chính vì lý do nóng bỏng và thiết thực của đề tài nên em đã quyết định chọn đề tài
“Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 -
2008 ” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
 Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 1



3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, báo, tạp chí kinh tế, tivi và Internet…
3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các con số tương đối và tuyệt đối
kết hợp với phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ
của ngành hoa tươi Việt Nam. Dựa vào số liệu đó để đưa ra một số giải pháp nâng
cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu mặt hàng hoa tươi xuất trong
phạm vi cả nước.
4.2. Thời gian: Số liệu, thông tin được đề cập chủ yếu từ năm 2006 đến nay.
4.3. Nội dung: Đề tài phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa
tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của ngành hoa tươi Việt Nam trong
thời gian tới.
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 2

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA
NGÀNH HOA TƯƠI VIỆT NAM
1.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi trên thế giới
1.1.1. Thị trường EU:
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều
quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối
cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh,
Pháp và Ý.
Cho đến nay Hà lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến là
Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc EU như Pháp, Anh, Đức và

Phần Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban
Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung
bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định.
Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác
như Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn
diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong những năm
tới.Tuy nhiên EU vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác nữa như: Kenya,
Colombia, Ecuador, Israel…
Xu hướng biến động sản lượng hoa ở khu vực EU đã đem lại cho các doanh
nghiệp xuất khẩu hoa ở nước đang phát triển những cơ hội sau: tăng số lượng nhà
sản xuất những trang trại sản xuất Rosa ở châu ÂU đang chuyển sang sản xuất các
loài hạt mầm kích thước lớn vì chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp loại
“sweethearts” (ví dụ như các hạt mầm loại nhỏ) từ các nước đang phát triển.
Quy mô sản xuất và năng suất của các nước sản xuất hoa ở châu Âu đang
tăng cao đó là những khó khăn mà nhà xuất khẩu hoa ở các nước đang phát triển
phải đối mặt.
Việc các cơ sở trồng hoa ở Eu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại đã
giúp họ tăng sản lượng và chất lượng hoa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 3

trường. Xu hướng giảm lượng hoa sản xuất từ các nước Trung Âu và Bắc Âu sang
các nước vùng ngoại vi châu Âu. Nguy cơ dư cung và áp lực giảm giá đặc biệt là
đối với loại hoa hồng trên thị trường này.
Hiện nay có khoảng 50 đến 60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục
vụ nhu cầu quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20% nhằm
mục đích tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho từng quốc gia riêng lẻ
là rất khác nhau. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân ở
những nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nước khác có
mức thu nhập thấp hơn. Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảng thời gian
mà nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng cao nên đã góp phần quan trọng thúc đẩy

nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm trang trí. Vào những ngày đặc biệt như giáng
sinh, ngày Valentine; ngày của Mẹ, ngày của Thư ký (Secretary’s Day), doanh số
kinh doanh hoa thường tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ quốc tế nổi tiếng,
hầu hết các quốc gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình.
1.1.2. Thị trường Châu Mỹ:
Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực
và trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành
công nghiệp trồng hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu, và trở
thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng
nghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Về địa
lý, Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia Bắc Bán cầu với Nam Bán cầu,
quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho việc trồng hoa. Một trong những công
ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador, Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành
hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất
sang Liên minh châu Âu (EU) và Nga.
Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở
vùng núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm,
trong khi mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD. Hoa hồng
chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính là
dịp tăng thu nhập của người trồng hoa.
1.1.3. Thị trường châu Á:
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 4

Theo đánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa là
hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Dự báo đến năm 2010, giá
trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ USD, tăng 5 tỷ
USD so với hiện nay.
1.1.4.Ấn Độ:
Được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trong khu vực
với nhiều triển vọng tăng thị phần hoa của mình trên thị trường quốc tế. Theo

thống kê, hiện hoa Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ USD trị giá hoa giao
dịch toàn thế giới.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoa cây cảnh của Ấn Độ đã tăng
khá ấn tượng trong thời gian qua, từ mức 188 triệu RS năm 1994 lên mức 3050
triệu RS năm 2006 (gấp trên 16 lần) nhưng nước này vẫn được coi là nước còn
nhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu mặt hàng này.
Những loại hoa trồng nhiều ở Ấn Độ gồm hoa hồng, hoa cúc, cúc vạn thọ,
hoa nhài, heliconias và hoa cẩm chướng với tổng diện tích đạt 116 nghìn hecta chủ
yếu tập trung ở các khu vực chính như: Tamil Nadu, Karnataka, Haryana, Andhra
Pradesh, Maharashtra, West Bengal và Gujarat. Tổng sản lượng hoa thu hoạch của
nước này trong năm 2006 đạt 654 nghìn tấn.
Phòng thương mại Ấn Độ đang rất quan tâm đến việc canh tác những sản
phẩm hoa định hướng xuất khẩu và hiện nước này có 500 hecta hoa đang được
trồng trong nhà kính. Ngoài ra, ngành hoa Ấn Độ cũng đang nỗ lực cải tổ lại
những cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa kém hiệu quả để tập trung vào những cơ
sở có tiềm năng xuất khẩu lớn và tạo nhiều việc làm cho nước này.
1.1.5. Trung Quốc:
Là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thế giới. Diện tích
trồng hoa ở Trung Quốc là 122.400 ha, với công suất sản xuất 2,7 triệu tấn mỗi
năm, đạt trị giá 6,6 tỷ USD (tiêu thụ hoa toàn cầu đạt 25 tỷ USD mỗi năm) trong
đó xuất khẩu đạt 32 triệu USD.
Năm 2006 giá hoa thế giới tăng cao đẩy kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành
của tỉnh Vân Nam - vùng trồng hoa chính của Trung Quốc tăng mạnh. Chỉ tính
đến tháng 11/2006, lượng hoa xuất khẩu của tỉnh Vân Nam đã đạt 4.362 nghìn tấn,
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Trang 5

×