Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Thiết kế qui hoạch hệ thống tưới hồ phước trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.24 MB, 153 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

LỜI CÁM ƠN!
Trải qua thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của thầy hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Hoàng và các thầy cô trong trường,
đến nay em đã hoàn thành những nhiệm vụ đã đặt ra với đề tài “Thiết kế Quy hoạch
hệ thống tưới hồ Phước Trung, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận”.
Trong quá trình làm đồ án, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn có sự
trao đổi giúp đỡ của các bạn trong lớp. Vì thời gian có hạn mà nội dung cần giải
quyết tương đối nhiều, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em đã giải quyết
những vấn đề cơ bản và tương đối hoàn chỉnh.
Trong thời gian làm đồ án đã giúp em cũng cố lại kiến thức được học trong 5
năm học và rèn luyện tại trường Đại học Thủy Lợi. Vì kiến thức còn nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất momg nhận được sự đóng góp của
thầy cô, bạn bè để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, bộ môn
Thủy Nông, và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án này. Trong
quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô giáo trong
bộ môn chỉ bảo, góp ý kiến để em cũng cố thêm kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ninh Thuận, ngày 15 tháng 4 năm 2010

Sinh viên: Hồ Văn Dương

-1-

Lớp: TH14N



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................................................. 1
MỤC LỤC....................................................................................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................................. 6
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NINH THUẬN.......................................................................................... 7
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BÁC ÁI..................................................................................................... 8
PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH THẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỆ THỐNG
1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm địa hình .................................................................................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng ........................................................................................................................ 10
1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi ...................................................................................................................... 14
1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai ...................................................................................................................... 14
1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA
KHU VỰC
1.2.1. Tình hình dân sinh ................................................................................................................................................ 16
1.2.2. Tình hình kinh tế .................................................................................................................................................... 17
1.2.3. Các yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực ..................................................................................... 18
1.3. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI VÀ NHIỆM VỤ QUI HOẠCH THỦY LỢI CHO
KHU DỰ ÁN
1.3.1. Hiện trạng thủy lợi ............................................................................................................................................... 19
1.3.2. Nhiệm vụ qui hoạch thủy lợi cho khu dự án ................................................................................... 20
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TÍNH TOÁN

Chương 2: TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC
2.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG CỦA KHU VỰC
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán ........................................................................................... 21
2.1.2. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán .................................................................. 21
2.1.3. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế ......................................................................................................... 22
2.1.4. Tính toán bốc hơi và bốc hơi phụ thêm khi có hồ ...................................................................... 32
2.1.5. Xác định các đặc trưng khí tượng khác (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió …) ................34
2.2. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ THỦY VĂN CỦA KHU VỰC
2.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán ........................................................................................... 34
2.2.2. Tính toán dòng chảy năm thiết kế ........................................................................................................... 35
2.2.3. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế ................................................................................................................. 40
Sinh viên: Hồ Văn Dương

-2-

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

2.2.4. Tính toán dòng chảy bùn cát ........................................................................................................................ 45
Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH THỦY LỢI VÀ
BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CHO KHU VỰC
3.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
ÁN QUY HOẠCH THỦY LỢI
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 48
3.1.2. Nội dung nghiên cứu đề xuất phương án qui hoạch thủy lợi ............................................ 48

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 48
3.2.2. Lựa chọn hình thức lấy nước và vị trí công trình đầu mối................................................... 49
3.2.3. Phương án công trình đầu mối ................................................................................................................... 49
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG KÊNH VÀ CÔNG
TRÌNH TRÊN KÊNH
3.3.1. Nghiên cứu đề xuất phương án hệ thống kênh ............................................................................. 50
3.3.2. Nghiên cứu đề xuất phương án các công trình trên kênh ..................................................... 53
3.4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
3.4.1. Nhà quản lý ................................................................................................................................................................ 60
3.4.2. Công trường ............................................................................................................................................................... 60
3.4.3. Đường quản lý ......................................................................................................................................................... 60
Chương 4: TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG
4.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG TÍNH TOÁN
4.1.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 61
4.1.2. Nội dung tính toán ................................................................................................................................................ 61
4.1.3. Phương pháp tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng .................................................61
4.2. TÍNH TOÁN LƯỢNG BỐC HƠI MẶT RUỘNG
4.2.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 63
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bốc hơi mặt ruộng ............................................................................. 63
4.2.3. Các phương pháp tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng ............................................................ 63
4.2.4. Tính toán lượng bốc hơi nước mặt ruộng .......................................................................................... 66
4.3. BỐ TRÍ CƠ CẤU CÂY TRỒNG
4.3.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 69
4.3.2. Các chỉ tiêu cơ lý đất .......................................................................................................................................... 69
4.3.3. Cơ cấu và thời vụ cây trồng .......................................................................................................................... 69
4.4. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, CHẾ ĐỘ TƯỚI
CỦA HỆ THỐNG
4.4.1. Hình thức canh tác, cơ sở và phương pháp tính toán, các tài liệu tính toán .........70
4.4.2. Tính toán chế độ tưới cho cây Mía ......................................................................................................... 73

Sinh viên: Hồ Văn Dương

-3-

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

4.4.3. Tính toán chế độ tưới cho cây Bông vụ khô ................................................................................... 81
4.4.4. Tính toán chế độ tưới cho cây Thuốc lá vụ mùa ......................................................................... 86
4.4.5. Tính toán chế độ tưới cho hệ thống ........................................................................................................ 89
4.5. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG
4.5.1. Mục đích, ý nghĩa .................................................................................................................................................. 95
4.5.2. Các tài liệu liên quan dùng trong tính toán ...................................................................................... 95
4.5.3. Tính toán lưu lượng thiết kế ......................................................................................................................... 95
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN KHỐI
LƯỢNG
5.1. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC
5.1.1. Mục đích, ý nghĩa .............................................................................................................................................. 102
5.1.2. Nhu cầu nước của nông nghiệp .............................................................................................................. 102
5.1.3. Nhu cầu nước của chăn nuôi ..................................................................................................................... 103
5.1.4. Nhu cầu nước của sinh hoạt ...................................................................................................................... 104
5.1.5. Nhu cầu nước của hệ thống ....................................................................................................................... 104
5.1.6. Tính toán cân bằng nước của hệ thống ............................................................................................. 105
5.2. ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA
5.2.1. Mục đích, ý nghĩa .............................................................................................................................................. 106

5.2.2. Nguyên lý tính toán điếu tiết hồ ............................................................................................................. 106
5.2.3. Xác định các đặc trưng địa hình hồ chứa ....................................................................................... 107
5.2.4. Xác định mực nước chết và dung tích chết ................................................................................... 108
5.2.5. Các tài liệu liên quan đến tính toán điếu tiết hồ ........................................................................ 109
5.2.6. Tính toán điều tiết hồ chứa năm bằng phương pháp lập bảng ......................................110
5.2.7. Tính toán mực nước dâng bình thường ............................................................................................ 112
5.3. THIẾT KẾ CỐNG NGẦM LẤY NƯỚC DƯỚI ĐẬP ĐẤT
5.3.1. Những vấn đề chung ........................................................................................................................................ 113
5.3.2. Thiết kế kênh hạ lưu ........................................................................................................................................ 119
5.3.3. Tính khẩu diện cống ........................................................................................................................................ 120
5.3.4. Kiểm tra trạng thái chảy và tính toán tiêu năng ........................................................................ 124
5.3.5. Chọn cấu tạo cống ............................................................................................................................................. 128
5.3.5. Tính toán kết cấu cống ................................................................................................................................... 130
5.4. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CỐNG
.............................................................................................................................................................................................................

135

Chương 6: XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
6.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÍNH TOÁN KINH TẾ
.............................................................................................................................................................................................................

137

6.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
Sinh viên: Hồ Văn Dương

-4-

Lớp: TH14N



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

6.2.1. Nội dung tính toán ............................................................................................................................................. 137
6.2.2. Phương pháp tính toán ................................................................................................................................... 137
6.3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO DỰ ÁN ................................................................................................... 138
6.3.1. Tính tổng mức đầu tư ban đầu của dự án ....................................................................................... 138
6.3.2. Chi phí quản lý vận hành ............................................................................................................................. 138
6.4. THU NHẬP THUẦN TÚY CỦA DỰ ÁN
.............................................................................................................................................................................................................

139

6.5. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ
6.5.1. Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại – Net present Value (NPV) ...........................139
6.5.2. Hệ số nội hoàn – Internal Rate of Return (IRR) ....................................................................... 140
6.5.3. Tỷ số thu nhập với chi phí B/C – Benefit Cost Ratio ( BCR) .......................................141
6.6. THỜI GIAN HOÀN VỐN CỦA DỰ ÁN
.............................................................................................................................................................................................................

141

6.7. XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẠY CẢM CỦA DỰ ÁN
.............................................................................................................................................................................................................

142


6.8. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
6.8.1. Hiện trạng môi trường trước khi có dự án ..................................................................................... 143
6.8.2. Ảnh hưởng của môi trường khi có dự án ........................................................................................ 143
6.8.3. Diễn biến của môi trường ............................................................................................................................ 144
6.8.3. Biện pháp khắc phục ........................................................................................................................................ 145
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
.............................................................................................................................................................................................................

146

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.............................................................................................................................................................................................................

Sinh viên: Hồ Văn Dương

-5-

147

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

LỜI MỞ ĐẦU
Dự án đầu tư hồ chứa nước Phước Trung là 1 trong 5 tiểu dự án của dự án Hệ

thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận. Dự án này được đầu tư bằng nguồn vốn
tài trợ bởi cơ quan phát triển Pháp (AFD) và vốn ngân sách Tỉnh.
Hồ chứa nước Phước Trung thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận có mặt thoáng khoảng 0,449 km 2, với dung tích khoảng 2,133 triệu m 3, được
hình thành bởi đập chính bằng đất dài 1.500m, với mực nước dâng bình thường
+88.80m tham gia vào công trình đầu mối còn có đập tràn rộng 50m, cống lấy nước
và kênh dẫn nước. Khu hưởng lợi của công trình có diện tích canh tác khoảng 270 ha
của xã Phước Trung. Đây là vùng đất tương đối màu mỡ đã được canh tác trồng cây
lương thực từ bao đời nay, nhưng việc tưới nước hoàn toàn trông chờ vào đập dâng
Nha Húi trên suối Ngang phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, còn mưa còn nước, hết
mưa hết nước. Chính vì vậy, đời sống người dân tại đây phần lớn là nghèo nàn, sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro.
Được Trung ương chấp thuận tạo nguồn vốn từ vốn vay AFD Pháp để xây
dựng hồ chứa nước Phước Trung, Ban quản lý dự án ngành Cơ sở Hạ tầng nông thôn
tỉnh Ninh Thuận đã ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng
Bình Thuận lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình này. Đến nay Tỉnh đã phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình này và triển khai bước tiếp theo là Thiết
kế kỹ thuật thi công để sớm đưa công trình vào thi công, nhanh có nước cung cấp đủ
nhu cầu cho nông nghiệp, và phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất cao,
từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực.
Được giao đồ án tốt nghiệp với tên đề tài “Thiết kế qui hoạch hệ thống tưới
hồ Phước Trung”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Hoàng, đã
nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp thiết kế qui hoạch hệ thống tưới, nội dung
gồm 3 phần:
- Phần 1: Tình hình chung của khu vực.
+ Chương 1: Điều kiện tự nhiên – kinh tế – Xã hội.
- Phần 2: Nội dung tính toán. Gồm 5 chương
+ Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn của khu vực.
+ Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch thủy lợi và bố trí
hệ thống công trình cho khu vực.

+ Chương 4: Tính toán xác định nhu cầu dùng nước của hệ thống.
+ Chương 5: Thiết kế hệ thống công trình và tính toán khối lượng.
+ Chương 6: Xác định hiệu quả kinh tế của dự án.
- Phần 3: Kết luận.
Sinh viên: Hồ Văn Dương

-6-

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

KHU
KHUVỰC
VỰC
HỒ
HỒCHỨA
CHỨA
PHƯỚC
PHƯỚCTRUNG
TRUNG

Sinh viên: Hồ Văn Dương

-7-


Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

KHU
KHUVỰC
VỰC
HỒ
HỒCHỨA
CHỨA
PHƯỚC
PHƯỚCTRUNG
TRUNG

Sinh viên: Hồ Văn Dương

-8-

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên


PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
Chương 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỆ THỐNG
1.1.1. Vị trí địa lý
Hồ chứa nước Phước Trung dự kiến xây dựng trên suối Ngang, thuộc xã Phước
Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Khu hưởng lợi nằm gọn trong xã Phước
Trung với diện tích khoảng 270 ha, ở độ cao 40 ÷ 80m so với mặt nước biển. Nằm
cách thị xã Phan Rang Tháp Chàm khoảng 28 km về phía Tây – Tây Bắc.
Hồ chứa nước Phước Trung dự kiến xây dựng có toạ độ là 108°55’ độ kinh
Đông và 11°42’ độ vĩ Bắc, thuộc vùng trước các dãy núi cao Sô Ngang, tuyến đập đất
chạy theo hướng Đông Tây, cắt ngang dòng Suối Ngang để lấy nước cung cấp cho
vùng đất canh tác của đồng ruộng Chà Dum và nước sinh họat cho nhân dân trong
vùng.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Trong quá trình lập đồ án, tài liệu địa hình tham khảo gồm các tài liệu sau:
- Bình đồ không ảnh tỷ lệ 1/25.000
- Bình đồ lòng hồ tỷ lệ 1/5.000
- Bình đồ tuyến đầu mối tỷ lệ 1/500
- Trắc dọc ngang các tuyến tràn, đập, cống.
- Bình đồ bãi vật liệu.
Các tài liệu trên được thực hiện năm 1996, chủ yếu là hệ thống công trình đầu
mối, đối chiếu với thực địa hiện nay không có sự thay đổi lớn.
1.1.2.1. Đầu mối
Trong khu vực tiểu dự án, có thể phân chia hai đơn nguyên địa mạo chính là:
dạng địa hình đồi núi – bóc mòn và dạng địa hình thung lũng – tích tụ.
Dạng địa hình đồi núi – bóc mòn phát triển trên các khu vực có độ cao từ 90 ÷

200m. Bao gồm các đỉnh đồi núi cao và các sườn dốc bao bọc phần thung lũng lòng
hồ.
Dạng địa hình thung lũng – tích tụ bao gồm phần thung lũng giữa núi, các thềm
sông suối và bãi bồi, dạng địa hình này phát triển theo hướng kéo dài từ Đông Bắc
Sinh viên: Hồ Văn Dương

-9-

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

xuống Tây Nam, với đặc trung là chiều rộng hẹp, bề mặt tương đối bằng phẳng. Cao
độ thay đổi từ 70 ÷ 90m.
Lớp phủ thực vật của vùng thay đổi rõ rệt theo độ cao. Trên núi cao, lớp phủ
thực vật còn khá phong phú, càng xuống thấp lớp phủ càng thưa dần. Vùng thấp,
nhiều chỗ đã bị khia thác triệt để, có chỗ đã trơ sỏi đá. Nói chung, thảm phủ thực vật
nghèo nàn và mỏng làm cho khả năng giữ nước của lưu vực càng kém đi.
Với đặc trưng dạng địa hình tại khu vực nghiên cứu cho thấy có thể hình
thành một hồ chứa có dung tích lớn hơn 2 triệu m 3. Mặt cát ngang lòng hồ có dạng
chữ V. mặt bằng thi công tương đối thuận lợi.
1.1.2.2. Khu tưới
Khu tưới nằm dọc hai bên bờ suối Ngang và đường liên xã Đồng Mé – Phước
Trung. Hiện bên bờ tả khu tưới đã được canh tác bằng nguồn nước đập Nha Húi. Địa
hình có hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam và đạng dốc phụ từ Đông sang Tây. Tuy
nhiên trong khu tưới địa hình có dạng bát úp nên diện tích tưới nhỏ hơn nhiều so với

diện tích tự nhiên.
Khu vực phía bên kia đường liên xã trước kia là khu rừng thưa, bụi rậm hiện
nay người dân đã bắt đầu khai hoang. Địa hình khu vực này bị chia cắt khá lớn bỏi các
tụ thủy và cũng có dạng bát úp.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
1.1.3.1. Tình hình lưới trạm và tài liệu quan trắc
Trong khu vực nghiên cứu có các trạm đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn
như ở trong Bảng 1-1.
Bảng 1-1. Trạm đo và yếu tố quan trắc
Yếu tố quan trắc
Trạm đo
Nha Hố

Mưa
(năm)

Lưu lượng
(năm)

1977 & 1984

Ba Tháp

1961 – 2003
1928 – 1945
& 1959 – 2003
1979 – 2003

Nha Trinh


1977 – 1996

1934 – 1937
& 1974

Tân Mỹ

Khí tượng
(năm)
1978 – 2003

1.1.3.2. Đặc trưng khí hậu
Ngoài chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực tiểu dự án còn chịu ảnh
hưởng của khí hậu Nam Trung bộ, với đặc điểm nổi bật của khí hậu là khô hạn khắc

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 10 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

nghiệt. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm lưu vực vào khoảng 900mm, biến trình
mưa hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô gồm 9 tháng, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào tháng 11, chỉ tồn tại 3 tháng nhưng
lượng mưa chiếm 54% lượng mưa năm.
Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu được thiên nhiên ưu đãi có lượng bức xạ hàng
năm lên đến 150 ÷ 170 Lcal/cm 2, là môi trường tốt cho sinh trưởng phát triển của vật
nuôi và cây trồng nhiệt đới.
a). Nhiệt độ không khí
Lưu vực nghiên cứu được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới có cân
bức xạ trong năm luôn luôn dương và ít biến động, mang tính nhiệt đới rõ rệt. Chênh
lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ tháng nóng nhất và nhiệt độ tháng nhỏ nhất từ 5 ÷ 6°C.
Nhiệt độ trung bình ngày hầu như vượt trên 25°C trừ một số ngày chịu ảnh hưởng của
gió mùa cực đới. Bảng phân bố nhiệt độ trung bình nhiều năm (°C) trình bày ở Bảng 1-2.
Bảng 1-2. Phân phối các đặc trưng nhiệt độ không khí
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X


XI

XII Năm

Tcp (°C)

24,6 25,8 27,2 28,4 28,7 28,7 28,6 29,0 27,3 26,6 25,9 24,6 27,1

Tmax (°C)

33,5 35,2 36,2 36,6 38,7 40,5 39,0 38,9 36,5 34,9 34,5 34,0 40,5

Tmin (°C)

15,5 15,6 18,9 20,7 22,6 22,5 22,2 21,2 20,8 19,3 16,9 14,2 14,2

b). Độ ẩm không khí
Do hoàn lưu quanh năm, gió đều có hướng từ biển thổi vào nên mặc dù gặp
không khí cực đới hay Tín phong Bắc bán cầu thì lượng hơi nước trong không khí
cũng không nhỏ. Độ ẩm ven biển luôn luôn đạt trên 70%. Từ tháng 5 đến tháng 8 độ
ẩm thấp nhất xấp xỉ 75% do kết quả của hiệu ứng Fơn. Từ tháng 9 đến tháng 10 độ ẩm
tăng nhanh và giảm dần từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí tương đối
trung bình và độ ẩm tương đối thấp nhất ghi ở trong Bảng 1-3.
Bảng 1-3. Phân phối các đặc trưng độ ẩm tương đối
Tháng
Ucp (%)
Umin (%)

I
69

20

II
70
24

III
70
14

IV
73
22

V
78
28

VI VII VIII IX
76 76 71 80
26 24 26 23

X
83
39

XI XII Năm
78 72 75
38 16 14


Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng tháng đều đạt tới Umax = 100%
c). Nắng
Thời kỳ nhiều nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau số giờ nắng trung bình lớn
hơn 200 giờ/tháng, thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11 số giờ nắng trung bình từ 180 đến
200 giờ/tháng. Biến trình số giờ nắng trong năm ghi ở trong Bảng 1-4.
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 11 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Bảng 1-4. Phân phối số giờ nắng trong năm
Tháng

I

II

III

IV

V


VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

Giờ nắng 266 271 312 268 247 183 242 206 198 183 191 222 2789
d). Gió
Vùng dự án chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa gồm hai mùa gió chính trong năm là
gió mùa đông và gió mùa hạ. Vận tốc gió trung bình hàng tháng dao động từ 2 ÷ 3 m/s,
biến trình vận tốc gió trung bình nhiều năm trong năm ghi ở trong Bảng 1-5.
Bảng 1-5. Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm


V(m/s)

2,3

2,6

2,8

2,5

2,3

2,2

1,8

1,8

2,5

2,4

2,2

2,2

2,3

Để phục vụ tính toán vận tốc gió lớn nhất thiết kế trong xây dựng công trình,
với số liệu vận tốc gió lớn nhất theo 8 hướng chính đã quan trắc tại 2 trạm Nha Hố và

Phan Rang tiến hành xây dựng đường tần suất vận tốc gió (V max) kết quả được ghi ở
trong Bảng 1-6.
Bảng 1-6. Tính vận tốc gió thiết kế theo 8 hướng chính
Đặc trưng Đơn vị
Vtb
Cv
Cs
V2%
V4%
V10%
V20%
V30%
V50%

m/s

m/s
m/s
m/s
m/s
m/s
m/s

B

ĐB

Đ

ĐN


N

TN

T

TB

13,1
0,49
0,92
29,3
26,2
21,7
18,1
15,7
12,2

13,6
0,20
0.64
20,0
18,8
17,2
15,7
14,8
13,3

11,8

0,14
1,35
16,2
15,3
14,0
13,0
12,4
11,5

12,3
0,16
1,21
17,6
16,5
14,9
13,7
13,0
11,9

12,9
0,24
0,86
20,5
19,1
17,0
15,2
14,1
12,5

14,4

0,40
2,36
31,7
27,3
21,6
17,6
15,3
12,5

13,7
0,43
1,29
29,6
26,2
21,7
18,0
15,7
12,5

13,5
0,47
2,13
32,1
27,5
21,6
17,2
14,7
11,6

e). Bốc hơi

Lượng bốc hơi hàng năm 1.656 mm. Biến trình bốc hơi trong năm tuân theo
quy luật lớn về mùa khô, nhỏ về mùa mưa. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm ghi ở
trong Bảng 1-7.
Bảng 1-7. Phân phối lượng bốc hơi trong năm
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

Năm

Zpiche (mm) 151,1 151,4 183,5 156,4 134,1 134,6 161,2 181,6 97,6 78,3 93,9 133,2 1.656


Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 12 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

f). Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực
Lượng mưa phân bố theo không gian lớn dần từ Đông sang Tây, từ Nam đến
Bắc.
Đối với lưu vực Phước Trung trong phạm vi đồ án này, lượng mưa trung bình
nhiều năm lấy theo trạm khí tượng thủy văn Nha Hố,
Kết quả tính toán được trình bày ở trong Bảng 1-8.
Bảng 1-8. Biểu lượng mưa năm trạm Nha Hố (1978 ÷ 2004)
Đơn vị: mm
Thág
Năm

I

II

1978

6,4


5,0

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

14,4

53,8

75,0


155,1

48,9

144,
5

254,5

73,2

0,4

831,2

55,4

33,6

32,0

13,7

55,5

114,
9

119,8


393,
8

17,2

835,9

7,4

6,0

268,9

85,0

49,2

59,7

238,2

212,6

93,9

52,9

1.076,6


1981

0,0

4,2

57,2

88,8

52,1

36,1

198,6

259,6

214,7

31,5

942,8

1982

145,
1

24,2


24,1

81,1

29,9

8,9

135,
5

26,0

15,7

9,3

499,8

7,0

3,3

93,9

70,5

165,0


72,0

209,4

114,
1

0,4

736,0

42,3

73,5

19,6

94,6

71,1

92,5

143,
5

90,6

36,2


691,8

47,4

77,4

57,8

106,1

29,2

163,
8

92,8

73,6

37,2

705,9

0,5

30,4

50,1

95,5


102,5

199,9

131,
0

106,8

206,4

923,1

34,5

21,6

78,6

65,3

31,2

197,6

32,8

241,7


16,1

720,6

2,1

8,3

112,1

129,9

57,3

100,5

116,
4

96,4

120,0

743,0

95,0

176,0

41,2


37,7

93,7

79,9

47,1

37,5

618,2

1979
1980

1983

2,8

0,4

1984

27,9

1985

20,6


1986
1987

1,2

1993
1994

0,7

5,2

4,2

1995

1,1

0,0

1,1

1,3

30,4

47,5

148,
8


97,1

134,
5

111,1

55,1

25,9

653,9

1996

13,
6

0,1

0,2

2,0

222,1

64,0

23,3


58,6

175,6

193,
0

207,3

194,2

1.154,0

24,4

86,8

62,4

148,
8

38,5

219,1

76,3

43,1


1,6

701,5

4,8

67,7

106,0

107,2

47,9

216,5

278,0

387,
5

242,9

1.458,5

145,
5

52,9


30,1

13,8

69,4

104,
4

255,6

185,7

124,
3

1.011,8

43,4

108,7

112,6

132,
4

23,3


57,1

408,
5

286,9

126,2

1.302,9

17,4

96,6

66,5

57,7

78,6

134,
0

120,3

61,1

59,1


750,8

5,1

65,8

13,8

21,3

113,
5

161,7

133,
9

252,8

29,5

797,4

138,

54,8

50,9


4,0

152,6

178,9

241,6

8,6

837,3

1997

0,5

1998
1999

21,7

2000

3,0

2001

8,2

8,4

0,8
51,3

2002
2003

3,5

4,1

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 13 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên
3

2004

Xtb

2,6

1,6


11,4

0,2

115,8

129,5

39,8

76,7

68,5

84,7

19,4

3,0

537,6

21,9

78,7

74,4

74,9


59,6

144,
4

159,9

150,1

62,7

842,3

g). Lượng mưa gây lũ
Lượng mưa lớn nhất xảy ra chủ yếu là do ảnh hưởng của bão, dãi hội tụ nhiệt
đới hoặc do gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình gây nên. Thống kê tài liệu quan
trắc lượng mưa một ngày lớn nhất đã đo được trong một số năm gần đây tại các trạm
mưa trong khu vực tỉnh Ninh Thuận thể hiện Bảng 1-9.
Bảng 1-9. Thống kê một số trận mưa lớn trong vùng
Trạm

Phan Rang

Ba tháp

Tân Mỹ

X1 ngày (mm)
Năm


> 215
1979

288,4
1991

235
2000

Nha Hố Khánh Sơn Cam Ranh

323,2
1979

360
1986

470
1986

1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
1.1.4.1. Đặc trưng thủy lý địa hình lưu vực
Có tất cả 2 lưu vực liên quan đến tính toán xây dựng công trình là:
- Lưu vực hồ Phước Trung: Đây là lưu vực chính hứng nước tạo nguồn hình
thành hồ chứa. Dòng chính của lưu vực là suối Ngang và đập dâng chính của hồ chứa
dự kiến chắn ngang suối này.
- Lưu vực đập Ô Căm: Nằm trên nhánh suối Choro thượng nguồn lưu vực suối
Ngang. Nguồn nước của lưu vực này sẽ được chuyển một lượng nhất định về suối
Ngang bổ sung cho hồ chứa Phước Trung.

Đặc trưng thủy lý các lưu vực tính đến vị trí tính toán xác định trên bản đồ tỷ lệ
1/25.000 được thể hiện trong Bảng 1-10.
Bảng 1-10. Đặc trung thủy lý của các lưu vực trong vùng
Đặc trưng
Diện tích lưu vực
Chiều dài sông
Độ dốc sông trung bình
Độ rộng trung bình lưu vực
Độ dốc sườn dốc
Sinh viên: Hồ Văn Dương

Đơn vị

Suối Ngang

Ô Căm

km2
km

km


16,60
6,90
12,10
2,41
256,00

30,00

9,10
84,20
3,39
312,10

- 14 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

1.1.4.2. Chế độ dòng chảy
Chế độ dòng chảy của lưu vực suối Ngang biến động lớn, phân bố không đều
trong năm. Mùa khô lượng nước rất nhỏ, từ tháng 1 đến tháng 4 hầu như không có
nước. Mùa mưa dòng chảy cũng không thường xuyên, hết mưa thì lòng suối hết nước.
Cũng như mừa mưa, mùa lũ đến chậm, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc tháng 12, song
không ổn định theo các năm.
Chế độ lũ thường là lũ đơn, đỉnh nhọn, cường suất lũ lên lớn, thường tập trung
dòng chảy ngắn, kết thúc nhanh.
1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai
1.1.5.1. Điều kiện thổ nhưỡng
Đất trong khu tưới chủ yếu là loại đất feralit phát triển trên đá granit, thành
phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, tầng canh tác dày hơn 100cm. Độ dốc từ 0 ° ÷ 8°
phù hợp với các loại cây trồng như mía, bông …
1.1.5.2. Đặc điểm địa chất
Trong khu vực nghiên cứu có mặt các đá cổ và trầm tích đệ tứ.

Các đá cổ là các thành tạo Macma, thành phần trung tính đến các acid bao
gồm: granit, granodionit … Thành phần khoáng vật tạo đá chủ yếu là thạch anh,
fenspat, mica và một số ít khoáng vật phụ khác.
Các trầm tích đệ tứ là sản phẩm của các quá trình phong hóa đá gốc dưới dạng
tổng hợp của các tác nhân phong hóa, các quá trình bào mòn xâm thực, vận chuyển và
tích tụ.
1.1.5.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước dưới đất rất nghèo, các đá gốc và phần lớn lớp vỏ phong hóa đều không
có khả năng chứa nước.
Nước chỉ tồn tại trong các lớp cát cuội sỏi, á cát bồi tích với trữ lượng rất nhỏ.
Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa.
1.1.5.4. Đánh giá điều kiện địa chất công trình lòng hồ
Qua tài liệu khảo sát có thể kết luận vùng hồ Phước Trung không có khả năng
thấm nước vì: bờ hồ và đáy hồ đều cấu tạo bởi các đá Macma xâm nhập bền vững ít
thấm nước. Khả năng thấm mất nước qua các thung lũng bên cạnh cũng như xuống
đáy hồ là rất hạn chế.
Về khả năng sạt lở bờ hồ: do cấu tạo địa chất tốt và độ rổng không lớn, lòng hồ
nhỏ, độ dài truyền sóng không quá 2km, sẽ không có sạt lở quan trọng xảy ra.

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 15 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên


Nguồn vật liệu trực tiếp bồi lắng lòng hồ là từ suối Ngang vẫn đang trong thời
kỳ xâm thực mạnh, nhưng dưới lòng hồ hầu hết là nền đá gốc cứng chắc nên độ bồi
lắng xảy ra chậm.
1.1.5.5. Đánh giá điều kiện địa chất công trình vùng tuyến đầu mối
Tuyến đập đất có chiều dài khoảng hơn 800m. Nền và vai đập là đá gốc Macma
cứng chắc, đá có khả năng chịu tải cao, đảm bảo ổn định về mặt kháng trượt cho nền
đập và khả năng chống thấm tốt. Lớp phủ trên toàn tuyến nhìn chung mỏng (< 5m).
Khi thiết kế thi công cũng cần giải quyết tốt vấn đề tiếp xúc của đập với nền đá.
Tuyến đập tràn nằm trên nền đá granit phong hóa từ mạnh đến vừa. Mức độ
thấm nước vào loại nhỏ, nền tràn chịu tải tốt.
Tuyến cống ở đầu mối cũng nằm trên nền đá gốc ít nứt nẻ, khà năng chịu tải và chống
thấm tốt. Nhìn chung việc xử lý địa chất khu vực các công trình đầu mối không phức
tạp.
1.1.5.6. Đánh giá điều kiện địa chất vùng tưới
Đất đai của khu vực tưới hồ Phước Trung tương đối bạc màu, nghèo dinh
dưỡng. Qua tài liệu khảo sát, phân bố trên bề mặt hầu như toàn vùng tưới với bề dày
từ 0,5 đến 1,0 m là: Á sét nặng ÷ Á sét nhẹ, màu xám lơ đen ÷ xám nâu, trạng thái
nửa cứng ÷ dẻo cứng (Lớp 1a).
Bảng 1-11. Các đặc trung cơ lý của đất mặt vùng tưới
Chỉ tiêu cơ lý

Đơn vị

Số liệu

%
%
%
%


1,0
64,0
21,0
14

W

%

17,0

Dung trọng tự nhiên

γtn

g/cm3

1,72

Dung trọng khô

γk

g/cm3

1,46

Tỷ trọng




2,65

ε
n
G
Wn
Wd
Id

0,809

Thành phần hạt
Sỏi sạn
Cát
Bụi
Sét
Các chỉ tiêu vật lý và lực học
Độ ẩm

Hệ số rỗng
Độ lỗ rỗng
Độ bão hòa
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Sinh viên: Hồ Văn Dương

Ký hiệu


- 16 -

%
%
%
%
%

44,7
55,7
21,1
15,5
5,6
Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Độ dẻo

B

Hệ số thấm

K


0,26
cm/s

3,2×10-5

1.1.5.7. Nguồn vật liệu xây dựng
- Đất đắp đập: Lấy trong lòng hồ và ở hạ lưu đập trong phạm vi bán kính 1 ÷ 2
km. Đối với đất đắp lõi đập một phần lấy tại bãi hạ lưu công trình với cự ly khoảng 9
km.
- Cát: Cát lấy tại khu vực sông Đồng Mé cách vị trí công trình khoảng 10 km.
Trữ lượng cát tại đây khá lớn đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Đá: Có thể khai thác tại chỗ cự ly khoảng 2 km, trữ lượng phong phú, chất
lượng tốt.
1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA
KHU VỰC
1.2.1. Tình hình dân sinh
1.2.1.1. Tình hình dân sinh xã hội
Dân cư trong vùng rất thưa thớt chủ yếu là người Rắc Lây, đời sống kinh tế
thấp, chủ yếu sống làm nghề nương rẫy. Trong vùng có một trường tiểu học, một trạm
xá và một bưu điện. Trình độ văn hóa của dân tộc rất thấp.
- Dân số:

1.872 người.

- Số hộ:

312 hộ.

- Diện tích tự nhiên:
- Mật độ dân số:

- Dân tộc:
+ Kinh:
+ Raglay:
- Số lao động:
+ Nông nghiệp:
+ Thương mại:

11.980 ha.
15,6 người/km2.
12 người.
1.860 người.
914 người.
22 người

1.2.1.2. Chăn nuôi
Trong khu vực tiểu dự án có khoảng 950 con bò, 90 con trâu, 450 con lợn …
Việc chăn nuôi ở đây mang tính tự cung tự cấp ở qui mô gia đình.
1.2.1.3. Điện
Điện lưới đã được kéo về để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
1.2.1.4. Nước sinh hoạt
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 17 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước


Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Trong xã chưa có hệ thống nước để sinh hoạt. Hiện người dân sử dụng nước
suối Ngang. Tuy nhiên dòng chảy không có quanh năm, nên tình trạng thiếu nước vẫn
xảy ra trong mùa khô nắng hạn.
1.2.2. Tình hình kinh tế
1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
- Đất tự nhiên:

11,98 ha.

- Đất rừng tự nhiên:

5.049,40 ha.

- Đất nông nghiệp:
+ Đất trồng cây hàng năm:
• Đất ruộng lúa, màu:
• Nương rẩy:
• Trồng cây hàng năm:
+ Đất vườn tạp:

2.056,56 ha.
1.986,61 ha.
109,50 ha.
1.508,61 ha.
368,50 ha.
69,95 ha.

Diện tích nằm trong khu vực tiểu dự án là 270 ha nằm gọn trong xã Phước

Trung. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính, lực lượng lao động chiếm 90% trong
khu vực. Dân số trong khu vực tiểu dự án là 1.872 người (312 hộ), bình quân đất đai
của 1 hộ là 0,865 ha.
a). Sản xuất lúa: Trước đây lúa là cây trồng chính trong khu vực tiểu dự án
nhưng nay do chuyển đổi cây trồng, nên diện tích thu hẹp lại còn khoảng 30 ha. Hiện
nay đang tưới 1 vụ mùa nhưng năng suất thấp, khá bấp bênh, hàng năm đều phải
chống hạn, có năm bị mất mùa nặng. Năng suất bình quân trong khu vực là 2T/ha.
b). Cây trồng khác: Chủ yếu là cây bắp lai, bắp địa phương và thuốc lá. Những
cây trồng này trồng trên chân ruộng cao và dựa vào nước trời, năng suất thấp 1,5 ÷ 2
T/ha.
1.2.2.2. Hiện trạng lâm nghiệp
Trong khu vực có khoảng 5.049 ha đất lâm nghiệp. Tập trung nhiều là rừng đầu
nguồn của xã Phước Trung. Rừng ở đây thuộc loại nghèo, không có nhiều loại gỗ quí.
Càng xuôi về hạ du, rừng càng thưa dần và phần lớn là bụi rậm.
Gần đây địa phương đã ngăn chặn được nạn phá rừng bừa bãi, đồng thời hàng
năm có kế hoạch trồng rừng mới. Trong vùng ngập của lòng hồ chứa nước dự kiến,
chủ yếu là bụi rậm và một ít diện tích canh tác hoa màu.
1.2.2.3. Hiện trạng giao thông
Trong khu vực có đường Đồng Mé - Phước Trung nối liền từ quốc lộ 27 đi vào
đến xã Phước Trung. Đường rãi đất cấp phối rộng 6,5m. Đây cũng chính là đường vận

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 18 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước


Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

chuyển vật liệu xây dựng khi thi công hồ chứa nước Phước Trung. Ngoài ra một số
đường liên thôn trong xã cũng đã được nâng cấp thành đường cấp phối.
1.2.3. Các yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực
1.2.3.1. Ngành nông nghiệp
a). Cơ cấu đất nông nghiệp
Theo định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến 2020: “Xây dựng nền
nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nền nông nghiệp
sinh thái, thực hiện đa canh – đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông – công nghiệp chế
biến, từng bước công nghiệp hoá, tăng nhanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân trong nước ngày càng cao, xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng nhanh
đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới”.
Để phát triển kinh tế, dân sinh và xã hội xã Phước Trung trong lưu vực tưới hồ
Phước Trung phù hợp với yêu cầu phát triển chung của khu vực khác trong huyện,
trong chiến lược phát triển kinh tế đã đề ra phương hướng lấy nông nghiệp là chính.
Kết hợp với việc tỷ lệ dân số với việc nâng cao năng suất và sản lượng, khai thác tiềm
năng đất và lao động. Dự kiến những năm tới sẽ mở rộng diện tích trồng cây vụ đông
và cây công nghiệp và diện tích đồng cỏ…nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất trên cơ sở
đáp ứng những biện pháp kỹ thuật thâm canh nông nghiệp toàn diện kết hợp với biện
pháp kỹ thuật về thuỷ lợi chủ động đảm bảo yêu cầu tưới và tiêu nước.
b). Phát triển chăn nuôi
Sau trồng trọt, chăn nuôi là một ngành kinh tế có thu nhập khá và đang trên đà
phát triển mạnh. Hiện tại chăn nuôi chỉ chiếm 20-25% tổng thu nhập của ngành nông
nghiệp. Hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2010 là nâng dần tỷ trọng thu
nhập trong chăn nuôi lên trên 30%. Trong chăn nuôi, ưu tiên phát triển đàn gia súc có
sừng như bò, dê, cừu.
1.2.3.2. Ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tất cả các ngành

nông lâm thuỷ cộng lại (trên 1%), nhưng rừng lại đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc điều hoà khí hậu và nguồn nước. Theo số liệu thống kê trong những năm
gần đây diện tích rừng chiếm 46% diện tích tự nhiên, dự kiến đến năm 2010 nâng diện
tích rừng lên 56%.
1.3. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI VÀ NHIỆM VỤ QUI HOẠCH THỦY LỢI CHO
KHU DỰ ÁN
1.3.1. Hiện trạng thủy lợi

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 19 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Trong khu vực tiểu dự án hiện có hệ thống công trình Ô Căm – Nha Húi đang
khai thác sử dụng nguồn nước cơ bản của suối Ngang và suối Cho Mo, phục vụ tưới
cho 290ha đất canh tác. Hệ thống gồm:
1.3.1.1. Đập Ô Căm
Được xây dựng trên suối Cho Mo với nhiệm vụ chuyển lưu lượng nước cơ bản
của suối Cho Mo tiếp qua suối Ngang, bổ sung nguồn nước cho đập Nha Húi và Mỹ
Hiệp ở hạ lưu, đồng thời tưới cho 20 ha lúa 2 vụ của xã Phước Trung. Đập được xây
dựng từ năm 1973 bằng vật liệu đá xây sau đó được bọc thêm lớp áo bằng bê tông.
Kênh chính dài 1,5km, chạy men theo sườn núi.
1.3.1.2. Đập Nha Húi

Được xây dựng trên suối Ngang với nhiệm vụ tưới cho 270 ha lúa 1 vụ của xã
Phước Trung và xã Nhơn Sơn. Đập được xây dựng từ năm 1973 bằng vật liệu đá xây.
Hiện nay đập đã xuống cấp và cống đầu mối mất tác dụng. Kênh chính dài 9,3km.
Ngoài ra hệ thống còn cấp nước tưới cho đập Mỹ Hiệp 100 ha đất canh tác
thuộc xã Mỹ Sơn huyện Ninh Sơn nằm trên suối Sa Ra (hạ lưu của suối Ngang), cách
đập Nha Húi 6 km.
Hệ thống công trình Ô Căm – Nha Húi là hệ thống đập dâng, sử dụng dòng
chảy cơ bản nên hiệu quả khai thác công trình còn thấp. chủ yếu chỉ tưới 1 vụ. Hiện
nay do yếu tố mặt đệm thực vật của lưu vực thượng nguồn các suối giảm, dòng chảy
càng lúc càng có xu hướng bất lợi. Hàng năm thường bị thiếu nước tưới cuối vụ và
úng ngập những tháng mưa.
1.3.2. Nhiệm vụ qui hoạch thủy lợi cho khu dự án
1.3.2.1. Nhiệm vụ
- Xây dựng hồ chứa nước để điều tiết lượng nước đến của Suối Ngang trong đó
có sử dụng một phần nước của suối Cho Mo nhằm đảm bảo cung cấp nước tưới cho
270 ha gồm: 135 ha luân canh cây bông vụ khô + cây thuốc lá và 135 ha chuyên canh
mía của xã Phước Trung.
- Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho xã Phước Trung đến năm
2020 với mức cấp 60l/người/ngày đêm với nguồn nước lấy từ hồ Phước Trung.
1.3.2.2. Cơ cấu và thời vụ cây trồng
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, tập quán canh tác và phương hướng sản xuất
nông nghiệp của khu vực tiểu dự án, cơ cấu và thời vụ cây trồng được xác định khi có
nguồn nước tưới chủ động như sau:
- Cơ cấu 1: Chuyên canh mía (từ tháng 1 đến tháng 11 năm)
- Cơ cấu 2: Luân canh bông + thuốc lá
+ Bông vụ khô : từ tháng 1 đến tháng 6
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 20 -


Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

+ Thuồc lá

: từ tháng 8 đến tháng 11

1.3.2.3 Phương án xây dựng công trình
Dựa trên phương hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện liên quan đến
khu vực, tập quán sản xuất và sử dụng nguồn nước, đề nghị 2 phương án để luận chọn
xây dựng công trình như sau :
* Phương án 1: Sử dụng nguồn nước của lưu vực suối Ngang và 1 phần nguồn
nước của lưu vực Ô Căm để tưới cho 270 ha gồm:
Mía:
135 ha
Bông vụ khô và thuốc lá: 135 ha
* Phương án 2 : Chỉ sử dụng nguồn nước của lưu vực suối Ngang để tưới cho
193 ha gồm:
Mía:
43 ha
Bông vụ khô và thuốc lá: 150 ha
Trong phạm vi đố án này, chọn phương án 1 để bố trí và tính toán.

PHẦN THỨ HAI


NỘI DUNG TÍNH TOÁN
Chương 2
TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC
2.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG CỦA KHU VỰC
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán
2.1.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Các yếu tố khí tượng của khu vực quyết định đến các yếu tố thủy văn của khu
vực, từ đó tác động gián tiếp đến công trình thủy lợi và chế độ làm việc của công trình
thủy lợi thông qua các yếu tố thủy văn mà nó gây nên.
Mặt khác các yếu tố khí tượng của khu vực như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh
sáng, gió, bốc hơi, lượng mưa … ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây trồng và
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 21 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

cơ cấu cây trồng của khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ tưới của từng loại cây
trồng.
Xác định các yếu tố khí tượng của khu vực chính là xác định các đặc trưng
thủy văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó, từ đó đánh giá khả năng của nguồn
nước đến, so sánh với các yêu cầu dùng nước thực tế của hệ thống, để tính toán tưới
tiêu cho cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, đồng thời tìm biện pháp
công trình và lập các phương án về nguồn nước và khu nhận nước tiêu, đảm bảo cấp

thoát nước theo yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
2.1.1.2. Nội dung tính toán
Nội dung tính toán các các yếu tố khí tượng của khu vực phục vụ tưới nông
nghiệp và cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác gồm:
+ Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế.
+ Tính toán mưa năm của khu vực.
+ Tính toán bốc hơi và bốc hơi phụ thêm khi có hồ.
+ Xác định các đặc trưng khí tượng khác (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió …).
2.1.2. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán
2.1.2.1. Chọn trạm tính toán và tần suất thiết kế
a). Nguyên tắc chọn trạm tính toán
- Trạm đo được chọn để tính toán phải nằm trong hoặc gần vùng được tưới, thể
hiện được chế độ mưa đặc trưng của khu vực.
- Trạm có số năm quan trắc đủ dài (≥ 20 năm), tài liệu đã được chỉnh biên hợp
lý, đảm bảo độ tin cậy cao.
b). Chọn trạm tính toán
Hồ chứa nước Phước Trung thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận có một số trạm đo ở gần khu vực nghiên cứu, nằm trong hệ thống lưới khí
tượng thuỷ văn quốc gia:
+ Phía Đông có trạm Ba Tháp, cách khoảng 12 km.
+ Phía Tây Nam có trạm Nha Hố, cách khoảng 9 km.
+ Phía Tây có trạm Tân Mỹ, cách khoảng 13 km.
Chọn trạm tính toán là trạm Nha Hố, vì các lý do sau:
+ Gần vùng được tưới nhất.
+ Có số liệu đo mưa và khí tượng liện tục từ 1978 ÷2004 (26 năm).
2.1.2.2. Chọn tần suất thiết kế

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 22 -


Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Theo quy phạm TCXD VN 285 - 2002 công trình thủy lợi - các quy định chủ
yếu về thiết kế, bảng 4.1 đối với các dự án về nguồn nước phục vụ tưới nông nghiệp
hiện nay ở nước ta thì tần suất thiết kế cho tưới là P = 75%.
2.1.2.3. Chọn thời đoạn tính toán
Mô hình mưa vụ thiết kế là tài liệu phục vụ tính toán chế độ tưới cho cây trồng,
vì vậy chọn thời đoạn tính toán theo thời đoạn sinh trưởng của cây trồng gồm:
- Chuyên canh cây Mía: từ tháng 1 đến tháng 12, diện tích: 130 ha (vụ năm).
- Luân canh cây bông và thuốc lá, diện tích: 140 ha.
+ Bông vụ khô : từ tháng 01 đến tháng 5 (vụ năm).
+ Thuốc lá
: từ tháng 8 đến tháng 12 (vụ mùa).
2.1.3. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế
2.1.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Tính toán mưa tưới thiết kế nhằm mục đích tìm mô hình phân phối mưa vụ
thiết kế để phục vụ cho tính toán chế độ tưới hợp lý cho cây trồng, đảm bảo cho cây
trồng cho năng suất cao và ổn định.
Dựa trên cơ sở mô hình mưa tưới thiết kế tính toán được có thể xác định được
lượng nước thừa, thiếu đối với từng loại cây trồng trong từng thời đoạn khác nhau. Do
đó tính toán chế độ tưới cho cây trồng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu
của cây trồng đồng thời tiết kiệm được lượng nước tưới.
2.1.3.2. Phương pháp tính toán

Hiện nay thường dùng các phương pháp nghiên cứu tính toán sau:
+ Phương pháp phân tích căn nguyên
+ Phương pháp lưu vực tương tự
+ Phương pháp tổng hợp địa lý
+ Phương pháp thống kê xác suất
Trong 4 phương pháp trên thì phương pháp thống kê xác suất được ứng dụng
và phát triển rộng rãi hơn cả. Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các hiện
tượng khí tượng là các hiện tượng ngẫu nhiên, vẽ đường tần suất và xác định được trị
số của các đặc trưng thủy văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó.
Căn cứ vào tình hình số liệu quan trắc khí tượng thủy văn và yêu cầu tính toán
để chọn phương pháp tính toán thích hợp, hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp cả 4
phương pháp trên.
Với trường hợp tính mưa tưới thiết kế, trạm tính toán được chọn là Nha Hố có
tài liệu mưa ngày khá dài từ năm 1978 đến năm 2004. Vì vậy chọn phương pháp tính
toán là phương pháp thống kê xác suất.
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 23 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên

Nội dung tính toán theo phương pháp thống kê xác suất như sau:
 Bước 1: Chọn mẫu: {xi}, i = 1, n
Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo của trạm, để mẫu càng gần với tổng

thể, mẫu phải đảm bảo là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất.
 Bước 2: Xây dựng đường tần suất.
 Đường tần suất kinh nghiệm:
+ Thống kê lượng mưa vụ hàng năm (Xvụ i ).
+ Sắp xếp lượng mưa vụ theo thứ tự giảm dần.
+ Tính lượng mưa vụ bình quân nhiều năm theo công thức:
1 n
X = ∑X i
(2.1)
n i =1
Trong đó: Xi là giá trị lượng mưa vụ năm thứ i.
n là số năm của chuỗi số liệu.
+ Tính tần suất kinh nghiệm có thể tính theo một trong các công thức:
Công thức kỳ vọng : P1 =

m
×100%
n +1

(2.2)

Công thức trung bình: P2 =

m - 0.5
×100%
n

(2.3)

: P3 =


m - 0.3
×100%
n + 0.4

(2.4)

Công thức số giữa

Trong đó: Pi là tần suất kinh nghiệm ứng với giá trị Xvụ i
n là số năm được chọn.
m là số thứ tự của Xvụ i sau khi sắp xếp.
Công thức kỳ vọng bao giờ cũng cho kết quả lớn hơn công thức số giữa và
công thức trung bình. Tần suất lớn khả năng xuất hiện lượng mưa nhiều do đó công
thức kỳ vọng cho kết quả an toàn, nên thường dùng công thức kỳ vọng để tính.
Vẽ đường tần suất kinh nghiệm (Xvụ i ~ Pi %) trên giấy Hazen.
 Đường tần suất lý luận:
Để vẽ được đường tần suất lý luận phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm có
thể sử dụng các phương pháp:
• Phương pháp mô men: Tính toán các đặc trưng thống kê
+ Hệ số phân tán tính theo công thức:

Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 24 -

Lớp: TH14N


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

nước

Nghành: Kỹ thuật tài nguyên
n

∑ (k i − 1)

(2.5)

i =1

CV =
Trong đó: k i =

2

n −1

X vuï i

là hệ số mô đun lượng mưa.
Xvuï
+ Hệ số lệch tính theo công thức:
n

CS =

∑ (k i -1)

3


(2.6)

i =1

(n - 3)C

3
V

Từ các tham số X vuï , CV, CS trên vẽ được đường tần suất lý luận.
Phương pháp mômen có ưu điểm là nếu liệt tài liệu dài, phản ánh đầy đủ quy
luật thống kê của đặc trưng thủy văn thì kết quả tính toán sẽ phù hợp với thực tế. Tuy
nhiên nhược điểm của phương pháp này là không xử lý được các điểm đặc biệt và
thường cho kết quả tính toán thiên nhỏ khi tính các đặc trưng thống kê.
• Phương pháp thích hợp:
+ Lần lượt tính X vuï và CV theo các công thức (2.1) và (2.5).
+ Hiệu chỉnh X vụ, CV, CS cho đến khi đường tần suất lý luận phù hợp với
đường tần suất kinh nghiệm. (dạng đường Pearson III hoặc Kritxki-Menken).
Điều kiện ứng dụng dạng đường Pearson III: CS ≥ 2CV

(2.7)

Các sai số cho phép trong khi hiệu chỉnh:
+ Sai số (tuyệt đối) trị số bình quân: σ X vuï =
+ Sai số (tuyệt đối) hệ số phân tán: σC V =
+ Sai số (tuyệt đối) hệ số thiên lệch: σ C S =

C V .X
n


CV
1 + C 2V
2n

(2.8)
(2.9)

6
(1+ 6C2V + 5CS4 )
n

(2.10)

Phương pháp thích hợp cho ta khái niệm trực quan, dễ dàng nhận xét, xử lý
điểm đột xuất. Song việc đánh giá tính phù hợp giữa đường tần suất lý luận và kinh
nghiệm còn phụ thuộc vào chủ quan người vẽ.
Nếu sử dụng chương trình phần mềm máy tính để xây dựng đường tần suất thì
phương pháp thích hợp giúp cho việc điều chỉnh sự phù hợp giữa đường tần suất lý
luận và các điểm kinh nghiệm nhanh và dễ dàng.
• Phương pháp 3 điểm: dựa vào các giả thiết:
+ Đường tần suất là đường P III.
+ Đường tần suất lý luận và kinh nghiệm trùng nhau hoàn toàn.
Sinh viên: Hồ Văn Dương

- 25 -

Lớp: TH14N



×