Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh tai mũi họng tại Khoa tai mũi họng Bệnh viện Việt Nam Cuba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH
TRONG ĐIỂU TRỊ CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG
TẠI KHOA TAI MỦI HỌNG
BỆNH VIỆN VIỆT NAM - c ư BA

(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Dược SỸ ĐẠI HỌC (1995 - 2000)

HÀ NỘI - 5/2000


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH
TRONG ĐIỂU TRỊ CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG
TẠI KHOA TAI MỦI HỌNG
BỆNH VIỆN VIỆT NAM - c ư BA






(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP



Dược s ĩ ĐẠI HỌC 1995 - 2000)

N g ư ờ i thự c hiện: Sinh viên
N g ư ờ i h ư ớn g clẫn:

SAMVESNA

ThS.
DS. CK1

NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG
HOÀNG THANH CHÂU

Nơi thực hiện:

Bệnh viện Yiệt Nam - Cu Ba
Bộ môn Dược lâm sàng
Thời gian thực hiện: 3/2000 - 5/2000

JÍHCĨ
!

HÀ NỘI - 5/2000

,

ŨÁM .

■ x .................a



Lc/i c ẩ m ƠK\

T ồ i x/n ch An iỉ\c\nỉ\ bà y fổ ìòng L>ì(zf ơn sn u sắcz fcỉi

T k s. N G U Y ỄN TH Ị LIÊN H ƯƠNG
v s £ K 1 H O À NG TH A N H CH ÂU
B A N G IÁM ĐỐ C BỆNH VIỆN V IỆ T NAM - CUBA
fl\Aỵ Cổ g iấ o

trong L>ọ tnổn T^LỈỢcr ìc\fr\ sòng/
b ấ c: s ỹ s ỵ tci fc\ì K h ơ n 7 Ciỉ /ĩUĨỉ' h ọ n g

-

ctã iẠn /7/1/1 g iá p ctỡ và íạo mọi

kiệt 1 fhuẠn lợi
c tìề ỉA

F ^ ện l\ v iệ n \ / ì ệ f / \ f c i m

-

CZu 13c\

trình thực: hiẬn l

;H à nọi/ n g ò ỵ

ihấng

S in h viên

SA M V E SN A

nam 2 0 0 0


MUC LUC

I__________t ____ ____________»_______

Trang
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐÊ

1

Phần 2 TỔNG QUAN

2

2A. Những kiến thức liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng

2

2.2. Những kiến thức liên quan đến kháng sinh


7

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

15

3.1 Đối tượng nghiên cứu

15

3.2 Phương pháp nghiên cứu

15

Phần 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN

17

4.1. Khảo sát chung về bệnh

17

4.2. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh taimũi

20

họng
4.3. Đánh giá chung về sử dụng kháng sinh phương diện hợp lý,an

32


toàn, hiệu quả kinh tế

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36


CHỮ VIẾT TẮT

AQA

Áp xe quanh am idan

BD

Biệt dược

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sỹ

IM


Tiêm bắp

IV

Tiêm tĩnh mạch

KSĐ

Kháng sinh đồ

PLM

Polip m ũi

u

Uống

VAĐ và VA

Viêm amidan và VA

VĐX

Viêm đa xoang

VH

V iêm họng


VTQ

Viêm thanh quản

VTXC

Viêm tai xương chũm


PHẨN 1 - ĐẶT VÂN ĐỂ

Kháng sinh là một thành tựu quan trọng nhất của thế kỷ 20. Kể từ khi Fleming
phát hiện ra thuốc kháng sinh đầu tiên (1929) đến nay, các nhà khoa học đã phát
minh ra hàng ngàn chất kháng sinh («6000) trong đó có khoảng 100 chất được
nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong y học. Đi đôi với công nghệ sản xuất kháng
sinh là tình trạng sử dụng quá lạm dụtig và bừa bãi thần dược này đẫn đến sự đề
kháng thuốc, nhờn thuốc càng ngày càng phát triển, thậm chí còn nhanh hơn nhiều
so với tốc độ tìm kiếm kháng sinh mới. Các chuyên gia đều nhất trí rằng: chống sử
dụng kháng sinh bất hợp lý là chiến lược chủ chốt để giải quyết sự lan tràn kháng
thuốc.
Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một bệnh tương đối phổ biến, tuy nhiên hiếm khi
được chẩn đoán chính xác vi khuẩn gây bệnh. Nếu chỉ căn cứ vào các triệu chứng
lâm sàng thì rất khó khăn trong việc phân biệt bệnh do vi khuẩn hay do virus, trong
khi tỷ lệ virus gây bệnh là tương đối lớn. Thêm vào đó, bệnh nhân thường đã tự ý sử
dụng kháng sinh trước khi vào viện, khiến cho việc lựa chọn thuốc của bác sỹ càng
phức tạp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp
trên vẫn ngày càng gia tăng. Do đó, sử dụng kháng sinh hợp lý trong nhiễm khuẩn tai
mũi họng là một thách thức 1ỚI1 đối với các bác sỹ và dược sỹ lâm sàtig.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
"Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh tai

mũi họng tại khoa tai mũi họng bệnh viện Việt Nam - Cu ba"
Mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát mô hình bệnh tật của nhiễm khuẩn tai mũi họng
- Khảo sát tỷ lệ làm kháng sinh đồ, điều trị theo kháng sinh đồ
- Khảo sát việc sử dụng của các thuốc kháng sinh trong điều trị

£

Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về việc sử dụng kháng sinh trên các
phương diện: Hợp lý - An toàn - Hiệu quả - Kinh tế.

1


PHẨN 2 - TỔNG QUAN

2.1. Những kiến thức liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng


Một số đặc điểm sinh lý về tai mũi họng Ị2].
Tai mũi họng là các cơ quan cảm giác có hệ thần kinh, hệ mạch phong phú và

nhạy cảm. Các cơ quan này đều là các hốc nhỏ có cấu trúc phức tạp:
- Tai: tai giữ chức năng nghe và thăng bằng. Cấu tạo giải phẫu của tai gồm có
3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong, mỗi phần lại có các bộ phận nhỏ
-

Tai ngoài: vành tai, ống tai ngoài

-


Tai giữa: hòm tai, vòi Eustachi, xương chũm

-

Tai Irong: mê nhĩ xương, mê nhĩ màng, chất dịch

- Mũi: mũi có hai chức năng lớn là chức Hăng hô hấp và chức năng ngửi,
ngoài ra mũi còn tham gia vào chức năng phát âm. Cấu tạo giải phẫu của mũi
bao gồm tháp mũi và hốc mũi.
- Xoang: là các hốc có chức năng hỗ trợ mũi trong hô hấp và phát âm. Có 5
đôi xoang chia làm hai hệ thống: xoang trước (xoang hàm, xoang sàng trước, xoang
trán) và xoang sau (xoang sàng sau, xoang bướm)
- Họng: họng có vai trò quan trọng trong các hoạt động nuốt, thở, phát âm,
đồng thời I1Ócũng góp phần vào chức năng nghe thông qua vòi Eustachi.
Họng là ngã tư của đường ăn và đường thở I1Ó nối liền giữa mũi với thanh quản và
miệng với thực quản. Họng gồm có 3 phần : họng mũi, họng miệng và hạ họng
(họng thanh quản)


Một số bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng thường gặp
Bệnh về tai mũi họng rất đa dạng, khoá luận này chỉ đề cập đến một số bệnh

nhiễm khuẩn tai mũi họng mà chúng tôi gặp trong thực tế iâm sàng tại khoa tai mũi
họng, bệnh viện Việt nam-Cuba.
2.1.1

Viêm tai xương chũm [I, 2] [ 8]
Viêm tai xương chũm hiện nay còn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh


làm ảnh hưởng nhiều đến sức nghe và thể lực. Hơn nữa bệnh có thể dẫn tới các biến
chứng hiểm nghèo dễ đưa tới tử vong .

2


Viêm tai xưong chũm cấp tính
Bệnh hay gặp ở trẻ etn, thường do viêm tai giữa cấp không được theo dõi điều
trị đúng gây ra.
Triẽu chứng:
-

Sốt: đột nhiên sốt cao, nhiệt độ có thể lên đến 40 - 41°c, sốt kéo dài

-

Đau tai là triệu chứng chính: đau tăng lên khá dữ dội, đau sâu trong tai, lan ra
vùng chũm hay vùng thái chrơng đỉnh, đau nhiều về đêm.

-

Nghe kém tăng lên khá rõ, có thể kèm theo ù tai và chóng mặt nhẹ.

-

Mủ nhiều, đăc, màu vàng kem, thường có mùi hôi.

Điểu tri:
Nội kltọa: chỉ sử dụng kháng sinh trong các trườiig hợp viêm xương chũm thậm


p

cấp, hoặc dùng trưóe khi phẫu thuật để khu trú quy trình tổn thương. Tránh dùng kháng
sinh bừa bãi làm che lấp các triệu chứng khó cho chẩn đoán, làm bệnh tiến triển một cách
âm thầm nguy hiểm.
Ngoại khoa: là biện pháp chủ yếu, nên phẫu thuật sớm để tổn thương chưa
lan rộng, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai xương chũm man tính
Viêm xương chũm mạn tính gặp khá nhiều ò mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ
yếu là do viêm tai giữa mủ mạn hoặc đo viêm xương chũm cấp không được theo dõi
điều trị đúng gây nên.
Triêu chứng:
-

Tiền sử chảy mủ tai kéo dài, mủ có mùi hôi

-

Mủ chảy thường xuyên, đặc, thối.

-

Đau tai và đau đầu, ù tai không đáng kể và hay rối loạn thần kinh tiền đình.

Điéu tri:
Nội khoa: kháng sinh ít có tác dụng, không làm hết được bệnh tính nên chỉ

*

làm bệnh chuyển thành tiềm tàng âm ỉ nhưng vẫn đưa tới những biến chứng

hiểm nghèo.
Ngoại khoa: nên phẫu thuật sớm nhàm lấy hết bệnh tính ở xương chũm, dẫn
lưu mủ tốt để giữ được sức nghe và tránh được các biến chứng.

3

*


2.1.2. Viêm đa xoang [2, 3]
Viêm xoang thường gặp ở người lớn. Nguyên nhân thường gặp là nhiễm khuẩn
thứ phát sau khi viêm amidan, viêm mũi, các bệnh răng, miệng...; do chấn thương
hoặc là bệnh dị ứng do niêm mạc mũi xoang quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích.
Triẽu chứng:
Viêm xoang cấp tính:
-

Đau là dấu hiệu chủ yếu, thường đau b trán, ở má hoặc thái dương, đau
lan xuống răng, toả ra Iiửa bên đầu, thường đau về buổi sáng.

-

Chảy mũi: lúc đầu chảy nưóe trong rồi sau đặc có khi mủ vàng xanh, có thể lãn
ít máu.

-

Tắc mũi: tắc cả 2 mũi đặc biệt là ban đêm, có giờ nhất định.

Viêm xoang mạn tính:

-

Chảy mũi là dấu hiệu thường xuyên nhất. Chảy mũi nhiều vào buổi sáng,
lúc đầu mũi nhày sau thành mủ vàug xanh, mùi tanh có khi thối.

-

Tắc mũi kéo dài. Rối loạn chức năng ngửi.

Điểu tri:
Nội khoa:
-

Thể cấp: điều trị nội khoa là chính. Dùng kháng sinh hoặc sulíamid toàn thân,
có thể kết hợp với khí duug kháng sinh tại chỗ. Ngoài ra dùng các thuốc nhỏ
mũi có tóc dụng co mạch, sát khuẩn; các thuốc điều trị triệu chứng (nếu cần).

-

Thể mạn: khí dung, nhỏ mũi các thuốc sát khuẩn, co mạch. Dùng các
corticoid và kháng histamin trong viêm xoang dị ớng. Không nên lạm dụng
kháng sinh trong các thể viêm xoang mạn tính.

Ngoại khoa : Sau khi điều trị nội khoa bệnh nhâir không đỡ phải đùng
phươĩlg pháp phẫu thuật như : chọc rửa xoang, làm đổi thế, làm các phẫu
thuật về xoang như phẫu thuật mổ xoang hàm, mổ xoang trán V.V...
2.1.3. Viêm họng [ 2 ,10J
Là bệnh thường gặp đặc biệt về mùa đông hoặc thời tiết thay đổi, bệnh có thể
xuất hiện riêng biệt hoặc đổng thời với amíđan, viêm mũi xoang V.V...


4


Viêm hon 2 dỏ thỏns thườti2
Nguyên nhân chính là do vius, ngoài ra còn có thé do một số loại vi khuẩn
như : liên cầu, phế cầu.
Triẽu chứng. Sốt, có thể sốt vừa 38-39° hoặc sốt cao 39-40°, đau đầu, lúc đầu
là cảm giác khô nóng trong họng dần dần đau rát trong họng, khó nuốt, thường có
kèm chảy mũi nhày và tắc mũi
Điểu tri: dùng các thuốc hạ sốt, điều trị xúc họng bằng dung địch kiềm nóng.
Thể nặng hoặc có biến chứng có thể dùng kháng sinh.
Viêm honc írắne
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn.
Triẽu chứng: giống như viêm họng đỏ chỉ khác là hai amidan sưng to và có
một lớp bựa bao phủ miệng khe amidan, lớp bựa đầu tiên màu trắng kem sau thành
vàng xám, hạch xưng to, bạch cầu tăng.
Điểu tri. Dùng kháng sinh là chính, phải dùng kháng sinh cho phù hợp vói kết
quả của kháng sinh đồ.
2.1.4. Viêm Atnỉdan và VA [1, 2J
Viêm VA
Triêu chứng:
-

Viêm VA cấp tính: sốt cao 39-40°C và kèm theo co giật, khó thở, tắc mũi,
chảy nước mũi, ho.

-

Viêm VA mạn tính: chảy mũi nhày kéo dài hàng tháng. Trẻ phát triển chậm
so với lứa tuổi, hay đãng trí, kém tập trung do tai nghễnh ngãng và thiếu

oxy não kéo dài.

Điéu tri: chủ yếu là nạo VA nhanh, ít đau và thường tiến hành ở trẻ nhỏ sau đó £
dùng kháng sinh.
Viêm Amỉdan
Bệnh rất hay gặp đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên, thường do vi khuẩn và vi rút gây nên.
Triẽu chứng:
-

Sốt 38 - 39°c người mệt mỏi nhức đầu chắn ăn.

-

Cảm giác khô họng và nóng trong họng ở vị trí amiđan.

-

Có thể thấy amiđan to đỏ và trên mặt atniđan có những chấm mủ trắng.

5


Điéu ĩri:
-

Nằm nghỉ, ăn nhẹ cho thuốc giảm đau, hạ sốt.

-

Kháng sinh cho các trường hợp nặng hoặc đe doạ biến chứng.


-

Chỉ định cắt amiđaii nếu dùng các biện pháp trên không kết quả và có biến
chứng.

2.1.5. Áp xe quanh amiđan [2]
Là biến chứng của viêm amiđan mạn tính hoặc viêm họng
Triẽu chứng: Bệnh nhân đau khi nào nuốt, đau dữ dội hơn so với viêm amiđati. 4
Bệnh nhân há miệng khó khăn, hơi thở hôi. Nước tiểu ít, sẫm màu, đôi khi có
albumin niệu.
Điểu tri: Thuốc giảm đau và kháng sitih có tác dụug tốt. Điều trị tại chỗ dùng
phương pháp chích rạch ổ áp xe.
2.1.6. Viêm thanh quản [ 2, 8]
Viêm thanh quản cấp
Triẽu chứng: Trong đợt viêm mũi người ngây ngấy sốt (38-38°5), chảy mũi, ho
khan vói cảm giác ngứa rát như có dị vật trong cổ họng, giọng khàn có khi mất
tiếng.
Điéu tri: Điều trị toàn thân quan trọng: người bệnh nghỉ ngơi, uống nước trà
nóng, không nói và kiêng các chất kích thích như thuốc lá, rượu. Cho thuốc hạ nhiệt,
thuốc giảm ho, cho kháng sinh nếu cần thiết.
Viêm thanh quản man tính
Có rất nhiều Iiguyên nhân: do viêm thanh quản nặng ngay từ đầu trong lúc trẻ bị
sởi, thủy đậu, ho gà, cúm hoặc hạch hầu; do họng làm việc quá sức, do bệiih nghề
nghiệp.
Triẽu chứng,: khàn tiếng kéo dài không có xu hướng khỏi tự nhiên.
Điều tri: cầu ngừng thuốc lá, không uống rượu, không nói giọng quá cao (hạn
chế nói càng tốt). Phải điệu trị các bệnh ở mũi họng. Bôi vào niêm mạc thanh quản
dung dịch nitrat bạc 1 -2%, xông hơi Natri bicacbonat. Nếu mà teo niêm mạc hoặc
tạo vảy bôi Glyxerin iode. Nếu viêm thanh quản quá phát khu trú thì phải dùng thủ

thuật ngoại khoa, điều trị viêm thanh quản mãn tính tái phái dùng kháng sinh.

6


21.7. Polip mũi [2]
Nhiều bệnh viêm nhiễm mũi xoang thường kèm theo tạo polyp mũi, polyp có
mầu đôi khi vàng đỏ mật độ mềm, mặt nhẵn.
Triẽu chứng:

triệu chứng polype mũi rất thay đổi, lúc đầu khi cản trở ít

đường thở mũi bệnh nhân có thể không để ý, họ hay phàn nàn vì ngạt mũi thường
xuyên, chảy mũi nhiều và thêm triệu chứng đau đầu. Xác dịnh dựa vào soi mũi.
Điéu tri: chủ yếu điều Irị theo hướng phẫu thuật lấy bỏ polyp.
2.2. Những kiến thức liên quan đến kháng sinh


Nguyên tắc sử dụng kháng sinh [6,13]
-

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn: dựa vào các đấu hiệu lâm sàng
đặc trưng, xét Ilghiệm bệnh phẩm ở các phòng vi sinh vật...

-

Phải chọn đúng kháng sinh:
■ Nắm vững phổ tác dụng, cơ chế tác dụng, dược động học và tai biến của
kháng sinh.
■ Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, độ nhạy cảm của kháng sinh trong

khu vực.
■ Chọn loại kháng sinh có phổ hẹp, hiệu quả cao, độc tính và giá thành
thấp.

-

Chọn dạng thuốc phù hợp: căn cứ vào vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm
khuẩn.

-

Sử dụng đúng liều, đúng thời gian qui định: căn cứ vào tình trạng bệnh tật của
bệnh nhân, cơ địa của bệnh nhân, kết quả của phòng thí nghiệm.

-

Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý

-

Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết: sử dụng kháng sinh phối hợp để
nới rộng phổ tác đụng. Nên hạn chế việc phối hợp kháng sinh vì dễ tạo chủng
vi khuẩn kháng thuốc.



Các loại kháng sinh thường dùng điều trị bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng

2.2.1. Nhóm BETA-LACTAM (Các penicillin và cephalosporin) [5]


Cư chế tác dụng: Vách vi khuẩn gram dương (và một phần của vi khuẩn gram
âm) là mạng lưới dày đặc của các peptidoglycan, xúc tác cho sự nối các

7


peptidoglycan là enzym transpeptidase VÌ1 carboxypeptidase. Khi nào gặp kháng
sinh nhóm P-Lactam thì transpeptidase tạo nhầm với P-Lactam phức bển và không
hồi phục, rút cuộc vi khuẩn không tạo được vách
Nhóm Penicilíin [3, 4] [4, 5] [7, 9J
-

Penicillin p h ổ hẹp ( Benzyl penicillin và Phenoxy methyl penicillin)
Phổ tấc dung: Các penicillin nhóm này có tác dụng với hầu hết cầu khuẩn gram
dương (tụ cầu, liên cầu, phế cầu ...) và cầu khuẩn gram âm (lậu cầu, màng não
cầu) trực khuẩn gram (+) (uốn ván, than, bạch hầu ...) xoắn khuẩn (giang mai,
leptospira) nhưng không có tác dụng với trực khuẩn gram âm, tụ cầu tiết ị3lactamase.

-

Penicillin G: Penicillin G uống bị phân hủy bởi acid dịch vị nên phải dùng
đường tiêm. Thuốc phân bố tốt vào các mô, qua được rau thai, qua sữa nhưng ít
vào dịch não tủy và thần kinh trung ương. Thời gian bán hủy rất ngắn (30' - 3h)
nên phải tiêm nhiều lần trong ngày. Thuốc thải qua nước tiểu (60-90%).
Liều lương \'ù ché phẩm:
Penicillin G đóng lọ I triệu đơn vị hay 500.000 đơn vị; Người lớn: 1- 4 triệu

đơn vị/24 giờ; tiêm bắp cách 3 giờ tiêm 1 lần; Trẻ em: 50.000 - 100.000 đơii
vị/kg/24 giờ.
-


Penicillin V: Là penicillin đầu tiên dùng để uống. Tuy nhiên, thuốc không bền
trong acid dịch vị do đó phải uống xa bữa ăn. Thời gian bán hủy cũng ngắn nên
phải dùng nhiều lần trong ngày.
Liều lươns và chê phẩm:
Penicillin V viên nén 200.000; 400.000; 500.000 đơn vị; Người lớn 3-4 triệu

đơn vị/24 giờ chia nhiều lần; Trẻ em 10.000-50.000đơn vị/kg/24 giờ.
Penicillin kháng Penicillinase (Meticillin, Oxacilin, Cloxacillin, Dicloxacillin)
Phổ tác dung: Có tác dụng trên các chủng tụ cầu đã nhờn với penicillin, đối với
các loại vi khuẩn khác và tụ cầu còn nhạy cảm với penicilỉin thì các kháng sinh
Iihóm này tác dụng kém hơn penicillin .

Nói chung các penicillin nhóm này đều dùng dạng muối natri không bị hủy
ờ dạ dày nên có thể dùng uống hoặc tiêm trừ meticillin bị hủy bởi acid của dịch

8


vị nên chỉ dùng đường tiêm. Thuốc thải nhanh qua nước tiểu nhưng ineticillin
độc với thận còn các chất kia ít độc hơn.
-

Penicillin p h ổ rộng (Ampicillin , Amoxycillin )
Phổ tác dung: tương tự như phổ tác dụng của Peuicillin G nhưng mở rộng tới
một số vi khuẩn gram (-) như Escherichia coli, Haemophillus influenzae nhưng
không có tác dụng với các tụ cầu tiết beta lactamase.

-


Ampicillin: thuốc hấp thu kém qua ruột (40%) và bị cản trở hấp thụ bởi thức ăn,
khuếch tán tốt vào các mô, qua được dịch não tủy khi viêm màng não. Thuốc bài
xuất 80% qua thận, 1 phần theo mật dưới dạng không chuyển hoá.
Liều và chếpluỉm: Viên: 250mg, 500mg; Lọ lg và 500mg dạng bột pha tiêm
Người lớn uống hoặc tiêm bắp 2 g/24giờ; Trẻ em uống hoặc tiêm bắp
50mg/kg/24 giờ.

-

Amoxillỉn: có lợi hơn ampicillin ở chỗ dễ hấp thu qua đường tiêu hoá và không
bị cản trở hấp thụ bởi thức ăn, khi uống nồng độ thuốc trong máu cao hơn
ampicillin và tác dụng nhanh hơn ampicillin. Thuốc bài xuất 1/2 theo đường tiểu,
1/2 theo đường mật.
Liều và chếpliẩm : Viên nén, viên nang 250mg, 500mg; bột pha hỗn dịch uống
250 mg/ gói, Người lớn uống, tiêm bắp 2g/ 24 giòi, trẻ em uống, tiêm bắp 50 mg/
kg/ 24 h.

Các chất ức chế men beta-lactamase [4,6]
Beta-lactamase là enzym do một số vi khuẩn tiết ra để chống lại tác dụng của
các kháng sinh penicillin, cephalosporin và một số chất khác bằng cách phá vỡ vòng
beta-lactam trong cấu trúc của các dẫn chất này. Các chất ức chế (3-lactam có tác
dụng làm mất khả năng hoạt động của các enzym.
Hai chất ức chế ịỉ-lactamase đang dùng hiện nay là

acid clavulanic và

sulbactam.
-

Auẹmentin: gồm acid clavulanic và amoxicillin [17]

Liều và chế phẩm: Gói bột: 250 mg, 500 mg, viên 500 mg, lọ 500 mg, lg dạng
bột pha tiêm. Người lớn uống 1,5 g/ 24 h, tiêm tĩnh mạch 1 - 2g/ 24 h; trẻ em
uống 40 - 50 mg/ kg/ ngày và tiêm tĩnh mạch 1OQmg/ kg/ 24 h

9


-

ưnasvn: gồm sulbactam và ampicillin [17]
Viên nén 375 mg, dạng bột pha hỗn dịch, lọ 1,5 g bột pha tiêm. Người lớn

uống 1,5 g/ ngày, tiêm bắp 2 g/ 24 h; trẻ em uống 25 - 50 mg/ kg/ 24 h, tiêm tĩnh
mạch 100 - 150 mg/ kg/ ngày
Nhóm Cephalosporỉn [4,7] [14,15]
Các cephalosporin thuộc nhóm Ị3-lactam , có nhân acid 7 aminocefalo
sporanic, là kháng sinh kìm khuẩn với liều thấp và diệt khuẩn với liều cao do ức chế
sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo kiểu tương tự penicillin. Nhóm cephalosprin
gồm 4 thế hệ, cả 4 thế hệ đều là những kháng sinh phổ rộng, tuy vậy hoạt lực trên
các chủng vi khuẵn gram (-) và (+) có khác nhau.
-

Cephalosporin th ế hệ 1
Pliổ tác d u m : Bao gồm các cầu khuẩn gram (-) và gram (+), trực khuẩn gram (-)
như nhóm trực khuẩn ruột (E.coli, salmonella, shigella, proteus); không có tác
dụng trên tụ cầu vàng kháng meticillin, trực khuẩn gram (-) tạo p-lactamase như
pseudomonas.
Bảng 2.1: Các thuốc thuộc nhóm cephalsporin thế hệ 1
Tên biệt
dược

Intralotin

Đường
dùng
IM

Cephalexin

Ospexin
Sporidex

u

Cefapirin

Cefaloject

IM

Cefadroxyl

Oracefat ỹ
Biodroxyl

u

Megacef

IM/IV


Tên quốc tế
Cefalothin

Cefradin
-

Dạng bào chế và
hàm lượng
Lọ bột 500mg,
1g, 2g kèm 5ml
nước cất
Viên nang, viên
nén, gói bột, cốm
250ing, 500mg
Lọ bột 1g
Viên nén, viên
nang 500mg, gói
bột 250mg
Lọ bột 1 gam

Liều dùng
Người lớn 2g/24h
chia 4 lần
Người lớn 250-500mg
3 lần/24giờ
Người lón 0,5g-lg
mỗi 4-6 giò
Người lớn l-2g/ngày
Trẻ em 25-50mg/kg/ngày
chia 1-2 lần

người lớn : lg X 3-4
lần/ngày .

Cephalosporin th ế hệ 2
So với thế hệ 1, các thuốc thê hệ 2 chống chọi mạnh hơn với vi khuẩn tiết p~

lactamase. Phổ tác dụng rộng, (ác dụng mạnh hơn thế hệ 1 đối với nhóm trực khuẩn

10


gram âm, với H.influe»zae, với Pseudomonas nhưng trên cầu khuẩn gram (+) thì
chúng không hơn gì các cephalosporin thế hệ 1.
Bảng 2.2: Các thuốc thuộc nhóm cephalsporin thế hệ 2

Cefuroxim axetil

Tên biệt
dươc
Zinnat

Đường
dùng
u

Cefuroxim natri

Zinacef

IV


Cefaclor

Ceclor
Keflor

Tên quốc tế

Dạng bào chế
và hàm lượng
Viên nén
125,250, 500mg
Óng 750mg

u

Viên nang
250mg

>4

Liều dùng
Người lớn 250mg
X2 lần/ngày
Trẻ em lOmg/kg
X 2 lần/ngày
Người lớn:250mg/8 giờ
Trẻ em:20mg/kg/ngày
chia 3 lần


Cephalosprin th ế hệ 3
Phổ tức dune rô/ỉí>: Tác dụng trên vi khuẩn gram (-) mạnh hơn thế hệ 1 nhưng
với vi khuẩn gram (+) lại yếu hơn. Có thể qua được hàng rào máu não.
Bảng 2.3: Các thuốc thuộc nhóm cephalsporin th ế hệ 3
Tên quốc tế
Cefotaxim

Tên biệt

Dạng

dược
Claforan

dùng

Dạng bào chế
và hàm lượng

Lỉéu dùng

IM/IV

1g X 1 l ọ

Người lớn: 2-6g/ngày chia 2-3 lần

/

Trẻ em <12 tuổi

50-1 OOmg/kg/ngày
Cefoperazon

Cefobis

IM/IV

lg

X

1 lọ

Ngưòi lớn 2-4g/ngày
chia 2 lần
trẻ em 50-200mg/kg/ngày chia 2 lần

-

Cephaloporìn th ế hệ 4
Cephaloporin thế hệ 4 có tác dụng tương tự như thế hệ 3 nhưng bền vững hơn

với một số các Ị3-lactamase.

Bảng 2.4: Các thuốc thuộc nhóm cephalsporin thế hệ 4
Tên quốc tế
Cefepim

Tên biệt


Đường

Dạng bào chế

dược

dùng

và hàm lượng

IM/IV

lg X 1 lọ

-Axepim

Liều dùng
Người lớn l-2g/lần
X1 lần 1 ngày

- Maxipim

11

£


2.2.2. Nhóm AMINOGLYCOSID (AMINOS1D) 13, 5] [7,17]
Streptomycin, Gentamicin, Tobramycin, Nelti/nicin, Aĩìùkacin
Cơ chế tác dụng: các aminosid là kháng sinh điệt khuẩn do gắn trên 30S ribosom

và ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
Phổ tác dụng: Là kháng sinh phổ rộng tác dụng mạnh lên vi khuẩn gram âm, trên vi
khuẩn gram dương tác dụng kém penicillin.
-

Gentamicin: Thuốc không hấp thu qua ruột nên thường đùng để tiêm bắp, thời
gian bán hủy từ 2-3 giờ. Thải trừ chủ yếu qua thận, nước tiểu. Độc tính với ốc
tai, tiền đình và thận là những bất lợi chủ yếu của gentamicin. Liều một ngày nếu
dùng một lần duy nhất sẽ ít độc hơn nếu chia nhiều lần. Tiêm truyền lién tục
cũng dễ gây độc. Tránh phối hợp gentamicin với thuốc lợi tiểu mạnh và nói
chung với bất kỳ thuốc nào độc tính đến thận.
Liều và chế phẩm: ống tiêm 80mg/2ml và 40mg/lml.
Người lớn:3mg/kg/24giờ; Trẻ em > 1 tuổi 1 -1 ,5 mg/ kg/ 8 giờ, 10 ngày tuổi - 1
tuổi 1 ,5 -2 mg/kg/ 8 giờ.

2.2.3. Nhóm MACROLỈD [3, 4] [5 ,14] [15]
Erythmmycin, Roxithromyàn, Spirưmyãn, Aĩithroinyciii, Clarithrotmcin, Lincomyàn V.V.. t
(Người ta thường xếp Lincomycin vào nhóm này vì có hoạt phổ và cơ chế tác dụng
gần giống nhau, mặc dù Lincomycin không có cấu trúc macroỉid)
Cơ chê tác dụng, gắn vào phần 50S ribosom, ngăn cản sự vận chuyển acid amin
dưới dạng aminoacid-ARNt đến các chuỗi peptid đang hình thành, kết quả là sự
tổng hợp protein của vi khuẩn bị phong bế.
Phổ tác dụng, các kháng sinh nhóm này có tác dụng tương tự Penicillin nhưng phổ
rộng hơn chút ít, thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn gram dương trong trường hợp
bệnh nhân không dùng được penicillin.
Erytromycỉn: Erytromycin

hấp thụ qua ruột nhanh nhưng không hoàn toàn

(80%), acid dịch vị làm hỏng thuốc vì thế nên phải dùng thuốc dưới dạng viên »

bao tan trong ruột hoặc uống xa bữa ăn. Thuốc khuếch tán tốt vào các mô,
chuyển hoá phần ÌỚII qua gan, thải trừ qua đường mật chỉ một phần nhổ theo
nước tiểu.

12


Liều vả chế phẩm : Viên nén, Iiang 125mg, 250mg, 500mg. Gói bột 250mg cho trẻ
em. Người lớn: 250mg đến lg cách quãng 6h; Trẻ em: 30-50mg/kg/ngày.
Roxừromycin (rulid): Roxitromycin tác dụng kéo dài hơn Erytromycin rất nhiều
Liều và chếvhẩm: Viên nén 50, 100, 150mg; Gói bột 50mg
Người lớn 300mg/ngày; Trẻ em 5-8 mg/kg/ngày chia làm 2 lần
Spiramycin (Rovamycin): Spiramycin có tác dụng kéo dài hơn Erytromycin và
bền vững hơn trong môi trường acid dịch vị.
Liều và chế phẩm: Viên nén 1,5 MUI, 3MUI.
Người 1Ớ11 2-3 viên 3 MUI một ngày chia 2 hoặc 3 lần; Nhũ nhi và trẻ em
150000-300000UI/kg/ngày chia 2-3 lần.
-

Lincolnvcin (lincocỉn): Khi uống lincomycin bị phá hủy một phần ở ruột và thức
ăn trong ruột làm giảm sự hấp (hu thuốc. Trong cơ thể lincomycin phân tán ở hầu
hết các tổ chức nhưng tập trung nhiều nhất ở xương, thải trừ chủ yếu qua mật và
một phán qua thận.
Liều và chế phẩm: Viên nang 500mg; Lọ tiêm 600mg, 300mg; Uống 500mg /
lần mỏi 8 giờ; Tiêm bắp 600mg/ 24 giờ.

2.2.4. Nhóm CYCLIN Ợetracycìin, Doxycyclin...) [3, 7]
Cơ chế tác dụng: Thuốc gắn vào tiểu phẩn 30S ribosom, ức chế tổng hợp proteiu vi
khuẩn.
Phổ tác dụng: Hoạt phổ rộng, ngoài các vi khuẩn gram dương và gram âm còn có

tác dụng lên 1 số vi rút cỡ 1ỚI1, một số sinh vật đơn bào, trên vi khuẩn gram dương

tác dụng yếu hơn Beta-lactam.
-

Tetracyclin: Sau khi uống, Tetracyclin hấp thu khoảng 60-80%, thức ăn và các
chất kháng acid có ảnh hưởng đến độ hấp thu của tetracyllin. TetracỵcỊly thâm X

nhập vào hầu hết các mô và dịch cơ thể, thải trừ qua nước tiểu là chính.
Liều và c h ế phẩm : Viên nang 250m g, 500mg; Người lớn 250 - 500mg/ lần,
l-2g / 24h; Trẻ em > 8 tuỏi uống 5-10mg/kg/12 giờ.
Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em < 8 tuổi do có thể gây hỏng răng ở trẻ

13


2.2.5. Nhóm 5-NITRO ỈMlDAZOL [3, 5] [10,14]
-

Metronỉdazol (Kion, Fỉagyl): Có tác dụng diệt khuẩn, điều trị những vi khuẩn ^
thật sự kỵ khí. Metronidazol được hấp thụ tốt khi uống, thuốc phân bố rộng khắp
trong các dịch cơ thể và đi vào tận dịch Iião tủy khi dùng với nồng độ cao.
Metronidazol chuyển hoá ở gan thải trừ qua nước tiểu.
Liều và chế phẩm : Viên nén 250mg; Người lớn l-l,5g/ngày; Trẻ em 20 30mg/kg/ngày.

-

Rodogyl: Là thuốc phối hợp spiramycin: 750000 UI và metronidazol: 125mg

Người lớn : 4-6 viên/ngày chia làm 2-3 lần; Trẻ em 5-10 tuổi : 2 viên/ngày, 10-15

tuổi 3 viên/ngày.
2.2.6. N hóm CO-TRIMOXAZOL (Trimazol, Biseptol) [3, 4] [6]
Là thuốc phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol với tỷ lệ 5:1
Phổ tác dụng: rộng, thuốc có tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn gram dương
và gram âm nhưng không có tác dụng với vi khuẩn kỵ khí

Liều và chế phẩm: Viên nén 480mg; Uống 2 viên X 2 lần/24 giờ.
2.2.7. Nhóm QUINOLON(Acỉd Iiaỉidixic, Noríloxacin, Ciproíloxacin, Peílaxin...) *
[1,3] [4, 7] [16]
Acid nalidixic thuộc quinolonevhệ 1, chất này chỉ có tác dụng với vi khuẩn

*

gram âm không có tác dụng với vi khuẩn gram đương và trực khuẩn mủ xanh, dùng
chủ yếu để trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Các quinolon thế hệ 2 (Norfloxacin,
Ciproíloxacin, Peíloxaxin...) trị được trực khuẩn mủ xanh và dùng đường uống được. K
-

Cipro/loxacỉn (Ciprobay): Độ khả dụng sinh học của ciprobay khoảng 70-80%,
nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống thuốc 60-90 phút, thời gian bán
hủy 3-5 giờ. Ciprobay hiện diện với nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng
chẳng hạn như trong các dịch cơ thể và trong các mô, chuyển hoá ở gan và được
bài xuất qua nước tiểu. Không được dùng cho trẻ em dưới 14 tuổi, phụ nữ có
thai, đang cho con bú vì gây tổn thương khớp ở tuổi phát triển
Liều và chế phẩm :
Viên : 250mg, 500mg; Dung dịch tiêm truyền 100mg/50ml chai 50ml
Dung dịch tiêm truyền 200mg/100ml chai lOOml; Uống: 125- 750mg X 2
lần/ngày; Tiêm tĩnh mạch : 200mg X 2 lần/ngày

14



PHẦN 3 - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚXJ

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên bệnh án trong năm 1999 lưu tại phòng hồ sơ
bệnh án khoa Tai mũi họng bệnh viện Việt Nam - Cu Ba. Tổng số bệnh án khảo
sát là 100 bệnh án.

3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Xác đỉnh cỡ mẫu
Từ kết quả nghiên cứu thử chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị tại khoa
Tai mũi họng được đùng kháng sinh chiếm tỷ lệ 93%.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
P (l-P )
n = 7 }m X
A2
Trong đó
n

: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu

p

: Tỷ lệ ước tính dựa trên nghiên cứu thử

À

: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được (ừ mẫu và quần thể


a

: Mức ý nghĩa thống kê (a = 0,05 khi độ tin cậy bằng 95%).

Za /2 : Hệ số tin cậy giá trị z thu được từ bảng

z ứng với giá trị ot

được chọn, với mức ý nghĩa a —0,05 thì Z,V 2 = 1,96
Trong công thức này chúng tôi dự kiến cho phép sai số là 5%.

=> A = 0,05 , p = 93%
0,93 (I -0,93)
=> II = (1,96)2 X ----------------------------(0,05 )2
=>I1= 100

15


■Phươne pháp lấv mẩu
Cỡ mẫu là 100 chiếm tỷ lệ 10% tổng số bệnh án,vì vậy chúng tôi quyết định
chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống như sau: cứ cách 10 bệnh án chúng lôi
lấy 1 bệnh án chọn cho đủ 100 bệnh án:
Với mỗi bệnh án, chúng tôi đều lập phiếu ghi chép thông tin theo mẫu thống
nhất (phụ lục 1).
Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê dùng trong y học - Các chỉ tiêu khảo sát
+ Khảo sát mô hình bệnh tật của các bệnh nhiễm khuẩn tai inũi họng tại khoa
+ Tỷ lệ bệnh nhân được làm kháng sinh đồ, điều trị theo kháng sinh đồ.
+ Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh tại mũi họng:
- Các loại kháng sinh được dùng trong nghiên cứu.

- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong từng nhóm bệnh.
- Tỷ lệ số ca phối hợp kháng sinh.
- Số ca thay đổi thuốc trong điều trị và các kiểu thay đổi thuốc.

-

Thời gian sử dụng kháng sinh, chi phí cho mỗi ca.

- Từ đó đánh giá chung về việc sử dụng kháng sinh trên các phương diện: hợp lý, an
toàn, hiệu quả và kinh tế.


Hợp lý: dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng bệah, đúng thời gian, kết hợp thuốc,
phối hợp thuốc phù hợp.



An toàn: trong quá trình điều trị không xảy ra các tai biến, các phản ứng phụ
nghiêm trọng với bệnh nhân.



Hiệu quả, kinh tế: dùng kháng sinh phù hợp với điều kiện kinh tế của ĩihâĩi dân
mà vãn đạt hiệu quả điều trị bệnh.

16


PHẦN 4 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN


4.1. Khảo sát chung vể bệnh
4.1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các bệnh tai mũi họng.
Chúĩig tôi tiến hành khảo sát trên 100 bệnh án với các nhóm bệnh tai mũi
họng, nhưng trong đó chúng tôi chỉ chọn ra những bệnh án Iiào có sử dụng kháng
sinh để tiếp tục nghiên cứu.
Tỷ lệ % ở bảng 1 được tính theo sô bệnh nhân dùng kháng sinh trên tổng sô
bệnh nhân trong từng nhóm bệnh.
Bổng l: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các bệnh Tơi • Mũi -Họng

TT

Nhóm bệnh



X bệnh nhân

Số BN dùng kháng sinh

Tỷ lê (%)

1

Tai

22

18

81,8


2

Mũi

24

23

95,8

3

Họng

54

53

98, í

E

100

94

94,0

Nhân xét

Kháng sinh được sử dụng trong các bệnh Tai Mũi Họng với tỷ lệ rất cao (94%)
-

Nhóm các bệnh về họng có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao nhất (98,1 %).

Sau đây, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cụ thể việc sử dụng kháng sinh
trên 94 bệnh nhân này. Nếu không có chú giải gì đặc biệt, tỷ lệ phần trăm
trong các bảng khảo sát đều được tính trên tổng số 94 bệnh nhân.

4.1.2. Các bệnh gặp trong mẫu nghiền cứu
Chúng tôi tiến hành thống kê tất cả các bệnh tai mũi họng cụ thể trong mẫu
nghiên cứu có chỉ định dùng kháng sinh, kết quả trình bày trong bảng 4.2

/ :U . 6 . o ĩ
17
.

'K L ậ S é


Bảng 4.2: Các bệnh nhiễm khuẩn Tai mũi họng gặp trong mẫu nghiên cứu
TT

Bệnh

Số BN

Tỷ lệ (%)

1


Viêm Amidan và VA

22

23,4

2

Ápxe quanh amidan

5

5,3

3
4
5

Viêm họng
Viêm thanh quản
Viêm đa xoang

16
10
19

17,0
10,6
20,2


6

Polip mũi

4

4,3

7

Viêm tai xương chũm

18

19,2

94

100,0

£
Nhân xét

Viêm Amiđan và VA là bệnh được gặp với tỷ [ệ cao nhất (23,4%), sau đó là các
bệnh viêm đa xoang (20,2%), viêm tai xương chũm (19,2%), viêm họng (17%).
Đây là các bệnh rất thường gặp trong đời sống và thường có tiến triển mạn tính
nếu không điều trị đúng và kịp thời.
-


Ápxe quanh amidan và polip mũi chỉ gặp với tỉ lệ thấp.

4.1.3. Sự phán bố bệnh theo lứa tu ổ i.
Sự phân bố của lứa tuổi trong 7 bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng như sau:
Bảng 4.3: Sự phân bô của các bệnh theo lứa tuổi
Dưới 16
TT
Bệnh

SỐ
BN

16 -60

Tổng

Trén 60

SỐ Tỷ
SỐ
Tỷ
lệ % BN lệ % BN

Tỷ
lệ %

SỐ
BN

Tỷ lệ

%

1

Viêm Amidan và VA

10

10,6

11

11,7

1

1,1

22

23,4

2

Apxe quanh amidan

2

2,1


3

3,2

-

-

5

5,3

3

Viêm họng

-

-

14

14,8

2

2,1

16


17,6

4

Viêm thanh quản

2

2,1

8

8,5

-

-

10

10,6

5

Viêm đa xoang

1

1,1


16

17

2

2,1

19

20,2

6

Polip mũi

-

-

2

22

2

2,1

4


4,3

7

Viêm tai xương chũm

5

5,3

13

13,8

-

-

18

19,2

20

21,2

67

71,2


7

7,4

94

100%

I

18


Nhân xét
-

BN tập trung ở độ tuổi ] 6 - 60 (chiếm 71,2%).

-

Trẻ em dưói 16 tuổi, bệnh thường gặp là viêm amidan và VA hoặc viêm tai
xương chũm.

-

Trong mẫu ít gặp các bênh nhiễm khuẩn Tai-Mũi-Họng ở người trên 60 tuổi
(7,47%).

4.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân làm kháng sinh đồ.
Tỷ lệ % được tính theo số bệnh nhân có làm kháng sinh đồ, không làm kháng

sinh đổ, có mọc vi sinh vật hay là không mọc vi sinh vật trên tổng số 94 bệnh nhân.
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh nhân làm kháng sinh đồ
Có làm kháng sinh dồ
Không mọc
Có mọc
Nhóm bệnh

Tỷ lệ
9,6

SỐBN
1

Không làm
kháng sinh đổ

Tổng số ca

Tai

SỐBN
9

Mũi

3

3,2

1


1,06

19

20,2

23

24,5

Họng

7

7,5

0

0

46

48,9

53

56,4

£


19

20,3

2

2,1

73

77,6

94

100

Tỷ lệ
1,06

SỐBN
8

Tỷ lệ
8,5

SỐBN
18

Tỷ lệ

19,1

Nhân xét
-

Trong toàn mẫu nghiên cứu (94 BN) chỉ có 21 BN (chiếm tỷ lệ 22,3%) được làm
kháng sinh đồ. Số BN dùng kháng sinh không có KSĐ chiếm tỷ lệ rất cao
(77,7%). Mặc dù tỷ lệ làm kháng sinh đồ ờ đây chưa cao nhưng đã thể hiện được
ý thức và trách nhiệm của bác sỹ về vấn đề này. Theo như dược sỹ Trần Xuân
Thuyết [11] thì đây là một việc làm rất tốt, một "bông hoa đẹp". Trong khi ở các
bệnh viện khác trong nước, kể cả bệuh viện lớn cũng chưa quan tâm đến việc làm
kháng siuh đồ, thì việc làm của bệnh viên thật đáng khích lệ, biểu dương.

- Đối với nhóm bệnh nhân được làm KSĐ, vẫn có một tỷ lệ nhỏ không mọc vi sinh
vật (2,1%). Điều này có lẽ do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trưóc khi vào viện.
- Nhìn vào kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi nhận thấy liên cầu khuẩn là loại vi
khuẩn thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có thể gặp một số loại vi khuẩn khác như:
Haemophillus influensae, Pseudomonas aeruginosa, Proteus, v .v ..

19


4.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc căn cứ theo kết quả kháng sinh đồ.
Lựa chọn kháng sinh hợp lý nhất là phải căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ,
tuy nhiên trong khảo sát chúng tôi nhận thấy vẫn có những trường hợp không dùng
kháng sinh theo kháng sinh đồ. Kết quả khảo sát này được trình bày trong bảng 4.5
(tỷ lệ tính trên tổng số 21 bệnh nhân được làm kháng sinh đồ).
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng sinh căn cứ theo kết quả KSĐ
Sô BN


Tỷ lệ (%)

Dùng KS theo KSĐ

15

71,4

Không dùng KS theo KS đồ

6

28,6

£

21

100,0

Nhăn xét
-

Bệnh nhân không được lựa chọn KS theo kết quả KS đồ chiếm một tỷ lệ lớn
(28,6%) mà đáng ra không được phép có. Chúng tôi tìm hiểu thấy có 4 lý do sau:

-

Bác sỹ cho thuốc trước khi có kết quả kháng sinh đồ, thuốc vẫn có đáp ứng tốt
với bệnh nhân nên bác sỹ không thay thuốc


-

Do khoa dược thiếu thuốc nên bác sỹ kê đơíi thuốc khác tương tự để thay thế.

-

Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.

-

Bác sỹ cho thuốc mà không xem kết quả kháng sinh đổ - đây là do sự chủ quan
của bác sỹ. Mặc dù chỉ có 2 trường hợp thuộc lý do này, nhưng chúng ta cũng
cần phải phê bình nghiêm khắc bởi việc làm này không những làm lãng phí thời
gian và công sức, tiền của mà CÒI1 ảnh hưởng đếu hiệu quả điều trị bệnh.

20


×