Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở khu vực Thác Kèm vườn Quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.77 KB, 47 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nguồn tài nguyên mà trái đất cung cấp có vai trò vô cùng quan trọng
đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Rừng
không những đem lại cho con người những nguồn lợi vô giá như cung cấp gỗ,
củi, dược liệu, động, thực vật... Rừng còn giữ vai trò rất to lớn trong việc điều
hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn lũ lụt, hạn hán, thiên tai, giữ vững sự cân
bằng sinh thái… Hiện nay, diện tích rừng ngày càng giảm suốt một cách nhanh
chóng, chỉ tính trong giai đoạn 1990-1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn
65 triệu ha rừng bi mất đi, đến năm 1995 diện tích rừng trên thế giới chỉ còn
3,454 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn khoảng 35%. Ngày nay, mỗi tuần trên thế giới
có khoảng 500.000 ha rừng tự nhiên bị mất do con người phá hoại.
Viêt Nam được đánh giá là nước có tài nguyên sinh học rất đa dạng và
phong phú. Hệ thực vật Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn về măt kinh tế, văn
hóa, xã hội …. Cho nên, việc điều tra cơ bản là hết sức cần thiết để bảo tồn và
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, có hiệu quả.
Vườn Quốc gia Pù mát với tổng diện tích tự nhiên là 94.275 ha, vùng
đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 100.000 ha. Hiện nay, công tác
điều tra đánh giá tính đa dạng thực vật ở Nghệ An nói chung và Pù Mát nói
riêng còn ít ỏi và chưa mang tính hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
“Thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở khu vực Thác
kèm, vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần loài thực vật của lớp Ngọc lan tại vườn Quốc gia
Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
- Tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài
thực vật trong khu vực nghiên cứu.


2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Những công trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn
(3.000 năm TCN) [theo 12] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là
ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Théophraste (371 - 286 TCN) [theo 12] là người đầu tiên đề xướng ra
phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong
cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia
Plantarum) và "Cơ sở thực vật" ông mô tả được khoảng 500 loài cây. Sau đó
nhà bác học La Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ "Lịch sử tự nhiên" (Historia
naturalis) [theo 12] Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời này có
Dioseoride (20 -60) [theo 12] một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã viết cuốn
sách "Dược liệu học" chủ yếu nói về cây thuốc. Ông nêu được hơn 500 loài
cây và xếp chúng vào các họ.
Sau một thời gian dài, vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự
phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của thực vật
học. Thời kỳ này xảy ra 3 sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của thực
vật học đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI [theo 12] thành
lập vườn bách thảo (Thế kỷ XV - XVI) và biên soạn cuốn "Bách khoa toàn
thư về thực vật” Từ đây xuất hiện các công trình như: Andrea Caesalpino
(1519 - 1603) [theo 12] ông đưa ra bảng phân loại đầu tiên và được đánh giá
cao; Theo Aubre rilleA. (1628 -1705) [41] mô tả được gần 18.000 loài thực
vật trong cuốn "Lịch sử thực vật”. Tiếp sau đó Linnée (1707-1778) [theo 12]
với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Ông
đã đưa ra cách đặt tên bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay
chúng ta còn sử dụng và ông đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: Giới,
Ngành, Lớp, Bộ, Họ, Chi, Loài.



3
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát
triển mạnh mẽ với nhiều công trình có giá trị được công bố như: Thực vật chí
Hồng Công, thực vật chí Anh (1869), thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872-1897,
thực vật Vân Nam (1977), thực vật chí Malayxia, thực vật chí Trung Quốc,
thực vật chí Liên Xô, thực vật Australia, thực vật chí Thái Lan,... [theo 33].
1.2. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Việt Nam
Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, đó là
bộ thực vật chí Đông Dương do Lecomte H. chủ biên (1907 - 1951). Trong
công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả
các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương [theo 12].
Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã
thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ. Ngành Hạt
kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%). Ngành
Dương Xỉ có 599 loài (8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ (14,5%). Ngành Hạt
trần 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%) [30].
Về sau Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc
đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật
chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên
(1960 - 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ
gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có [41].
Trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê
được ở Miền Bắc có 5.190 loài [43] và năm 1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ
sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ
thống Engler), trong đó có 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các
ngành còn lại [23]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969 - 1976,
nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy
ở Việt Nam" gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên [18] và ở miền Nam Phạm
Hoàng Hộ công bố hai tập “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326



4
loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5.246 loài
thực vật có mạch [15].
Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện Điều tra Qui hoạch
Rừng đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988) giới thiệu khá
chi tiết cùng với hình vẽ minh hoạ [40]. Trần Đình Lý (1993) công bố “1.900
loài cây có ích ở Việt Nam” [25]. Để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen
thực vật năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn "Sách
Đỏ Việt Nam" phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam
có nguy cơ tuyệt chủng và được bổ sung sữa chữa năm 2007 [6], [5]; Võ Văn
Chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam [10], Võ Văn Chi (2012) bổ
sung cho cây thuốc Việt Nam gần 4700 loài cây thuốc [11].
Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong Kỷ yếu cây có mạch của
thực vật Việt Nam - Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1 - 2
(1996) và Tạp chí Sinh học số 4 (chuyên đề) 1994 và 1995 [29],[30].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt
Nam trong những năm gần đây [14], [16]. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và
dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam. Bên
cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như: Annonaceae của Nguyễn
Tiến Bân (2000) [1], Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2002) [27],
Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002) [21], Apocynaceae của Trần Đình
Lý (2005) [26], Verbenaceae (2005) của Vũ Xuân Phương [28]. Đây là những
tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực
vật Việt Nam.
Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra
một nửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng
được công bố chính thức như “Danh lục thực vật Tây Nguyên” đã công bố

3.754 loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế


5
Lộc chủ biên (1984) [3]; “Danh lục thực vật Phú Quốc” của Phạm Hoàng Hộ
(1985) công bố 793 loài thực vật có mạch trong một diện tích 592 km 2 [15];
Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994) về
hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình) [9], [7]; Nguyễn Nghĩa Thìn và
Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao, 771 chi,
200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan [35].
Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng,
việc đánh giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã
được các tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận định
khác nhau.
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Phan Kế Lộc
(1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dại có mạch,
2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10.361 loài,
2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế
giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài; 92,48% tổng số chi và
85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%,
6,27%, 9,97% về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58%) tiếp đến là ngành
Hạt trần (0,47%) hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài [22].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống
Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2.582
chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài
chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật [31]. Lê Trần Chấn (1999) với công
trình "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam" đã công bố 10.440
loài thực vật [8]. Gần đây tập thể các nhà thực vật Việt Nam đã công bố
“Danh lục các loài thực vật Việt Nam” từ bậc thấp đến bậc cao. Có thể nói
đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay và cũng là tài liệu cập

nhật nhất. Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm,
2.176 loài Tảo, 461 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài thông đất, 2 loài


6
Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần, và 13.000 thực vật Hạt kín
đưa tổng số các loài thực vật Việt Nam lên trên 20.000 loài [2].
Ngoài ra Nguyễn Nghĩa Thìn, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ đã
công bố cuốn sách "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1996) [20] và
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời công bố cuốn "Đa dạng thực vật có
mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan" (1998) [35], Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai
Văn Phô công bố cuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn
Quốc gia Bạch Mã" (2003) [36]; Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn
(2004) [37] đã công bố cuốn “Đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát”.
Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) công bố cuốn Đa dạng hệ thực vật ở khu bảo tồn
thiên nhiên Na hang [34]. Đó là những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của
các tác giả, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn của các Vườn Quốc gia và Khu
bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam.
1.3. Đa dạng thực vật vườn quốc gia Pù Mát.
Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và Quốc tế, hiện
tại đã xác định được có 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ [37]. Trong
đó có 70 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt, chiếm
2,81% tổng số loài của khu hệ. Công thức các loài quí hiếm hệ thực vật Pù
Mát theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) là:
Tổng số loài: 70 loài = 44 VU + 22EN + 4CR
- Các kiểu thảm thực vật của VQG Pù Mát:
+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới chiếm 29%.
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
+ Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%

+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%


7
1.4. Nghiên cứu đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều
kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ
chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự
tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật.
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer
(1934) [44] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất
trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống
cơ bản.
1- Cây có chồi trên đất (Ph)
2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4- Cây chồi ẩn (Cr)
5- Cây chồi một năm (Th)
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác
giả Pócs Tamás (1965) [43] đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)

4,85%

- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)

3,80%

- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)


8,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

9,08%

}

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
- Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
- Cây chồi ẩn (Cr)
- Cây chồi một năm (Th)

6,45%
40,68%
7,11%

Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th
Raunkiaer [44] đã phân tích hơn 1000 loài thực vật trên khắp thế giới và
đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau:


8
SB = 48Ph + 9Ch + 26Hm + 8Cr + 15Th
Richard [39] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới:
SB = 88Ph + 12Ch + 0Hm + 0Cr + 0Th
Đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả

(1996) [20] đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78Ph + 10,46Ch + 12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô
(2003) [36] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th
Còn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn
(2004) [37], [32]. đã lập được phổ dạng sống :
SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu bảo tồn Na
Hang [34].
SB = 70,14Ph + 4,33Ch + 3,50Hm + 11,98Cr + 10,05 Th
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Vườn quốc gia Pù Mát
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh khoảng 160km theo đường quốc lộ, toạ độ địa lý của vườn:
18 46' - 19 12' Vĩ độ Bắc. 104 24' - 104 56' Kinh độ Đông (Có diện tích vùng
lõi 94.275ha, và diện tích vùng đệm 100.000ha)
Ranh giới của vườn: phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào.
Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang (huyện Tương
Dương).
Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con
Cuông).
Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn).


9
Khu vực Thác kèm nằm trong tiểu khu 796A, thuộc phân khu hành
chính (có diện tích 3.764,9ha, trong đó bao gồm 12,1 ha đất khác) của Vườn
quốc gia Pù Mát.

Phía Bắc giáp rừng tự nhiên vùng đệm thuộc địa giới hành chính xã Châu Khê
và xã Lục Dạ (mốc 67 đến mốc 77).
Phía Nam giáp rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 805 của Vườn quốc gia Pù Mát
thuộc địa giới hành chính xã Lục Dạ.
Phía Đông giáp rừng tự nhiên của lâm trường Con Cuông (mốc 77 đến mốc
79), thuộc địa giới hành chính xã Lục Dạ.
Phía Tây giáp rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 800 của Vườn quốc gia Pù Mát,
thuộc địa giới hành chính xã Châu Khê.
+ Địa hình - địa mạo
Khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt 1000m, địa÷mạnh. Các đỉnh
dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 hình hiểm trở. Phía Tây
Nam của vườn quốc gia là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh
sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc. Ở đó
nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra. Nằm trong khu
vực còn có khoảng 7.057ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm
của vườn quốc gia, chỉ có khoảng 150ha nằm trong vùng lõi.
+ Đất đai, thổ nhưỡng
- Đất đai
Có 4 dạng địa mạo chủ yếu sau:
- Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên
2000m. (Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m), địa hình vùng này rất
hiểm trở, đi lại cực kỳ khó khăn.
- Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền
và có độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo
bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.
- Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ


10
nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung

lũng các sông suối khe Thời, khe Choang, khe Khặng (sông Giăng) và bờ
phải sông Cả.
- Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình
karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 - 300m. Cấu tạo phân
phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết.
- Thổ nhưỡng
- Đất feralit mùn trên núi trung bình (PH), chiếm 17.7%, phân bố từ độ
cao 800 -1000m dọc biên giới Việt Lào.
- Đất feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp (F), chiếm 77.6%, phân bố
phía Bắc và Đông Bắc vườn quốc gia.
- Đất dốc tụ và đất phù sa D, P chiếm 4.7%, phân bố thành giải nhỏ xen
kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả.
- Núi đá vôi (K2) chiếm 3.6% phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên
hữu ngạn sông Cả.
+ Khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu
Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh
hưởng của địa hình dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở
đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. Số liệu của trạm khí tượng
Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Vinh được ghi trong bảng 1.
Bảng 1: Số liệu khí hậu của 3 trạm trong vùng.
TT

Các nhân tố khí hậu
0

1
2
3
4


Nhiệt độ trung bình năm ( C)
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối
Tổng lượng mưa năm (mm)

5

Số ngày mưa/ năm (Ngày)

Tương

Con

Anh

Dương
2306
42,70 C/5
1,70C/1
1268,3

Cuông
2305
42,0 C/5
2,00C/1
1791,1

Sơn
2307

42,10 C/5
50C/1
1706,6

133

153

138


11
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Lượng mưa ngày lớn nhất (mm)
Lượng bốc hơi năm (mm)
Số ngày có sương mù (ngày)
Độ ẩm không khí bình quân năm (%)
Độ ẩm không khí tối thấp bq (%)
Độ ẩm không khí tối thấp tđ (%)
Toạ độ trạm: Vĩ độ


192/8
867,1
20
81
59
9/I
19017’

449,5/9
812,9
16
86
64
14/III
19003’

788/9
789,0
26
86
66
21/XI
18054’

Kinh độ

104026’
97
40


105053’
27
40

105018’
6
40

Độ cao (m)
Thời gian quan trắc (năm)
Số liệu bảng trên cho thấy:
Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng 8500 - 87000C.
- Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, do chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 20 0C và
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng).
- Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết
rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình
mùa hè lên trên 250C, nóng nhất là tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29 0C.
Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở Tương Dương vào
tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.
Chế độ mưa ẩm:
- Vùng nghiên cứu có lượng mưa từ ít tới trung bình, 90% lượng nước
tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn nhất là tháng 9,10 và thường kèm
theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2,3,4 có
mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Tháng 5,6,7 là những
tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất.
- Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 - 86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy
vậy, những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ khô

nóng kéo dài.
+ Thủy văn:


12
- Trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng tây bắc- đông
nam. Các chi lưu phía hữu ngạn như Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại
chảy theo hướng tây nam lên đông bắc và đổ nước vào sông Cả.
- Dưới góc độ giao thông thuỷ thì cả 3 con sông trên đều có thể dùng bè
mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng Khe Choang và Khe Khặng có thể
dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu.
- Nhìn chung, mạng lưới sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung
bình năm từ 1300 -1400 mm, nguồn nước mặt trên diện tích của VQG lên tới
hơn 3 tỷ m3. Do lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu
vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân tộc
Có 3 dân tộc chính hiện đang sống trong 3 huyện thuộc khu vực vườn
quốc gia là Thái, Khơ mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như
H’Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn (Bảng 2
Bảng 2. Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh vườn quốc gia
Pù Mát.
TT
Tên dân tộc
Số hộ
Số khẩu
Tỷ lệ (%)
1
Thái
11338

62435
66,89
2
Khơ Mú
1984
13765
14,75
3
Kinh
2531
10498
11,25
4
H’Mông
599
3714
3,98
5
Đan Lai
265
1494
1,60
6
Poọng
132
813
0,87
7
Ơ Đu
96

563
0,60
8
Dân tộc khác
9
53
0,06
Tổng
16954
93335
100,00
* Nguồn: (Cục thống kê tỉnh Nghệ An (2004), Niên giám thống kê)
+ Dân số và lao động
Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn dân cư
phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5 xã
thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ) còn lại thuộc 4 xã của
huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ gia


13
đình có từ 3 - 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng. Dân số trong
khu vực phân bố không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã
Tam Hợp huyện Tương Dương (7 người/km2), xã Châu Khê huyện Con
Cuông (13 người/km2) có xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495
người/km2), xã Cẩm Sơn (421 người/km2) thuộc huyện Anh Sơn.
Do dân số không đều nên lực lượng lao đông phân bố cũng không đều và tập
trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Lực lượng lao động ở
địa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn
điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Chăn
nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như Y tế,

Giáo dục, Dịch vụ. Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người
dân đã vào vườn quốc gia Pù Mát để khai thác lâm sản.
+ Văn hoá truyền thống
Văn hoá dân tộc Thái qua điệu múa xoè, múa chăm và tiếng khèn cồng
chiêng của họ và những thú vui uống rượu cần, múa lăm vông mang đậm dà
bản sắc văn hoá dân tộc từ bao đời nay, hiện nay Bản Yên Thành với làng
nghề dệt thổ cẩm truyền thống, các cô gái Thái đã rất khéo léo dưới bàn tay
của mình dệt nên những chiếc váy, khăn, túi xách ... rất đẹp. Tiếp giáp với xã
Lục Dạ là xã Môn Sơn nơi đây đã ghi nhiều di tích lịch sử Cách mạng cao
trào Xô-Viết Nghệ -Tĩnh 1930-1931 và nơi đây chi bộ Đảng miền Tây đã ra
đời .
Văn hoá dân gian của các dân tộc ở Con Cuông là những di sản quý
hoá, kết tinh qua bao đời, thể hiện sức sáng tạo của cha ông. Nó phản ảnh
cuộc sống một cách chân thực trong sáng, tế nhị, văn hoá dân gian gồm 2 bộ
phận cấu thành là: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, phản ánh một cách
chân thực cuộc sống của người dân nơi đây. Cuộc sống đấu tranh xây dựng
văn hoá vật chất văn hoá tinh thần của bà con trong quá trình phát triển. Mỗi
một dân tộc đều có vốn văn hoá riêng biệt, mang màu sắc riêng, ở dân tộc
Thái, có điệu khắp, điệu xên có thể nói vốn văn hoá dân gian rất phong phú và


14
đa đạng, không kể các làn điệu dân ca. Còn có đủ các loại hình như: Tục ngữ,
ca dao, truyện thơ.... Nền văn hoá đó phản ánh chân thực cuộc sống lao động
và chiến đấu của nhân dân cùng tư tưởng tình cảm tâm hồn của đồng bào
miền núi, đặc biệt những cuộc vui khi uống rượu cần.
Nét độc đáo của người Thái có những điệu khắp dành cho nam nữ thổ lộ tình
cảm với nhau trong các ngày lễ hội.
Hội xăng khan còn là ngày hội thi tài của nam nữ thanh niên, trong các
ngày đó, các chàng trai, cô gái cùng các cụ già vui bên chum rượu cần, cùng

uống rượu cần và nhảy múa, những điệu múa dân tộc rất đặc trưng. Bên cạnh
đó múa xăng khan thường tổ chức 3 ngày 3 đêm vào cuối năm, cuộc vui trần
gian do ông mo đứng ra tổ chức đóng các loại ma. Nhằm mục đích cầu cho
mưa thuận, gió hoà dân làng làm ăn no đủ...
+ Tình hình giao thông
- Trong vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát có quốc lộ 7, tuyến đường
huyết mạch quan trọng nối miền xuôi với miền núi và đi sang nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào. Quốc lộ 7 góp phần tạo điều kiện rất thuận lợi để phát
triển nền kinh tế vùng. Bên cạnh tuyến quốc lộ còn có một hệ thống đường do
tỉnh, huyện xã, quản lý. Tuy nhiên các tuyến đường nội huyện nhỏ, hẹp, độ
dốc lớn nên đi lại khó khăn.
- Về đường thuỷ: Các con sông lớn như sông Giăng, sông Cả là những
hệ thống giao thông thủy quan trọng. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên các
con sông này thường chảy quanh co uốn khúc và độ dốc lớn nên dòng chảy
mạnh, nhiều thác gềnh. Việc vận chuyển thủy cũng gặp nhiều khó khăn, chỉ
áp dụng cho phương tiện cỡ nhỏ trên một số tuyến vào mùa nhất định.


15


16

Ghi chú:

Nơi thu mẫu (Khu vực Thác Kèm)

Bản đồ vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An



17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bao gồm toàn bộ các loài thực vật lớp Ngọc lan ở khu vực Thác kèm
nằm trong tiểu khu 796A, thuộc phân khu hành chính (có diện tích 3.764,9ha,
trong đó bao gồm 12,1 ha đất khác) của vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ
An.
2.2.Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013.
Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu 3 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 6 ngày.
- Đợt 1: Từ 12/7/2012đến 17/7/2012.
- Đợt 2: Từ 15/10/2012 đến 20/10/2012.
- Đợt 3: Từ 11/3/2013 đến 16/3/2013.
Trong đợt thu mẫu về thì chúng tôi phân tích và xác định tên khoa học.
Số mẫu thu được cả 3 đợt nghiên cứu: 386 mẫu, chúng tôi đã xác định
được 245 loài. Hiện nay số mẫu đã được lưu trữ tại phòng thực vật bậc cao
khoa Sinh học, trường Đại học Vinh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng danh lục thực vật ở Thác Kèm, vườn Quốc gia Pù
Mát, tỉnh Nghệ An
- Phân tích đa dạng thực vật về các mặt :
+ Thành phần loài
+ Dạng sống
+ Giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ
2.4. Phương pháp nghiên cứu


18
2.4.1. Thu thập số liệu ở thực địa

- Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập
mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng
bảng danh lục chính xác và đầy đủ. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra
theo tuyến rộng 2m chạy qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài
thực vật có ở trên đó.
2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên
Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [31] và Klein R.M.,
Klein D.T. [19].
- Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ phải
đạt 29 x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối với cây
thân thảo, cố gắng thu cả rễ, thân, lá.
- Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây thì
đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm
dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc
điểm này dễ bị mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá ...
Khi thu và ghi nhãn xong, đính nhãn vào mẫu, cho vào bao ni lông bó
vào bao tải buộc lại sau đó mới đem về nhà xử lý.
2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu
Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của
Nguyễn Nghĩa Thìn [31].
Sau khi mẫu được xử lý ướt sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại
phòng Bảo tàng thực vật của trường Đại học Vinh. Các mẫu tiêu bản đã được
sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng Crôki
kích thước 30 cm x 42cm.


19
2.4.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học
Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành
xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:

Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải
tuân theo các nguyên tắc:
+ Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến chi tiết bên trong.
+ Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
+ Phân tích đi đôi với việc tra khoá xác định.
+ Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực.

+ Khi tra khoá luôn đọc từng cặp đặc điểm đối nhau cùng một lúc để dễ
phân định các cặp dấu hiệu.
Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:
+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), (1999 - 2000) [16].
+ Flora of China (1994 - 2011) [45].

+ Thực vật chí Việt Nam (The Flora of Vietnam): Họ Na - Annonaceae
(Nguyễn Tiến Bân, 2000) [1], Họ Bạc hà - Lamiaceae (Vũ Xuân Phương,
2000) [27], Họ Trúc đào - Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2005) [26], Họ Đơn
nem - Myrsinaceae (Nguyễn Thị Kiêm Liên, 2002) [21], Họ Cỏ roi ngựa
Verbenaceae (Vũ Xuân Phương, 2005) [28],…
Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại
các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều
chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant
Families and Genera" (1992) [42], điều chỉnh tên loài theo tài liệu "Danh lục
các loài thực vật Việt Nam" (2001 - 2005) [2].
Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của
các loài về dạng sống, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn, ngoài các
tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như:
+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1993) [25].
+ Sách Đỏ Việt Nam (2007) [6].



20
+ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997) [10].[11]
+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [24].
+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập II-

2002) [13].
+

Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, 2004 [4].

+ Cây gỗ rừng Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [17].

2.4.5. Xây dựng bảng danh lục thực vật
Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của
Brummitt (1992). Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài
còn ghi tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ và các thông tin khác gồm: dạng
sống và công dụng.
2.4.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật
Đánh giá đa dạng loài của các họ
Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ
số loài của cả hệ thực vật.
Đánh giá đa dạng loài của các chi
Xác định chi nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số
loài của cả hệ thực vật.
2.4.7. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống
Căn cứ vào các thông tin thu thập từ các bộ thực vật chí tiến hành xác
định và phân loại dựa theo vị trí của chồi so với mặt đất trong mùa bất lợi cho
sinh trưởng, theo Raukiaer, 1934 [44].
1. Phanérophytes (Ph) - Cây có chồi trên đất
2. Chaméphytes (Ch) - Cây có chồi sát mặt đất

3. Hemicryptophytes (Hm) - Cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr) - Cây có chồi ẩn


21
5. Thérophytes (Th) - Cây chồi một năm
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) bao gồm cả cây chồi ẩn trong đất (Ge Geophytes), cây chồi ẩn trong nước (He - Helophytes) và cây chồi dưới nước
(Hy - Hydrophytes).
Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng
sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ
đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác
động của các nhân tố đối với hệ thực vật.
2.4.8. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa
Dựa vào các tài liệu: Sách Đỏ Việt Nam [6], Từ điển cây thuốc của Võ
Văn Chi [10] [11] để phân tích thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.


22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần loài
Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan ở khu vực
Thác kèm, vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Bước đầu chúng tôi mới chỉ
xác định được 245 loài, 153 chi và 58 họ (bảng 3)
Bảng 3. Danh lục thực vật 2 lớp Ngọc lan
ở khu vực Thác kèm, vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
TT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên khoa học
Magnoliopsida
Fam.1. Acanthaceae
Berleria strigosa Willd var.
semiorbicularis Benoist
Cystacathus datii Benoist
Justicia aequalis Benoist
Strobilanthes anamiticus Kuntze
Thunbergia grandiflora (Roxb. ex
Rottl.) Roxb.
Fam.2. Annonaceae
Alphonsea tonkinensis A.DC.
Artabotrys aeneus Ast
Desmos chinensis Lour.
Desmos dumosus (Roxb.) Saff.
Polyalthia minima Ast

Polyalthia simiarum (Ham. ex
Hook.f. et Thoms.) Hook.f. et
Thomson
Polyalthia lauii Merr.
Fam.3. Apocynaceae
Kitabalia laurifolia (Ridl.)
Woodson
Tabermaemontana pauciflora
Blume
Wrightia annamensis Eberh.ex
Duby

Tên Việt Nam
Lớp hai lá mầm
Họ Ô Rô
Gai kim tuyến bán
nguyệt
Hoả rô đạt
Xuân tiết bằng
Chuỳ hoa Trung bộ
Dây bông báo
Họ Na
Thậu lĩnh
Dây móng rồng
Dây công chúa
Gié bụi
Quấn đầu cực nhỏ
Quấn đầu khỉ

Dạng Công

sống dụng
Cr

M

Cr
Ch
Hm
Ch

M,Or

Ph
Ph
Ph
Ph
Ph
Ph

T
Oil,M
M
M

Nhọc lá to
Họ Trúc Đào
Mức lá lớn

Ph


Oil,T

Ph

T,M

Lài trâu ít hoa

Ph

M

Mức Trung bộ

Ph

T,
Mp,

M


23

16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

M
T
Or

Wrightia coccinea (Roxb.) Sims
Wrightia rubiflora Pit.
Fam.4. Araliaceae
Aralia armata (G. Don) Seem.
Schefflera enneaphylla N.S. Bui

Schefflera macrophylla (Dunn)
R.Vig.
Trevesia burkii Boerl.
Fam.5. Asclepiadaceae
Gymnema albilirum Cost.
Streptocaulon griffithii HooK.f.
Streptocaulon juventas (Lour.)
Merr.
Tylophora tenuis Blume
Fam.6. Asteraceae
Ageratum conyzoides L.

Lòng mức đỏ
Mức hoa đỏ
Họ Nhân Sâm
Đinh lăng gai
Chân chim 9 lá
Chân chim lá to

Ph
Ph
Ph
Ph
Ph

M

Thầu dầu núi
Họ Thiên Lý
Loã ti hoa trắng

Hà thủ ô Griffith
Hà thủ ô trắng

Ph

M

Ch
Ch
Ch

M
M

Đầu đài mảnh
Họ Cúc
Cứt lợn

Ch

M

Th

Blainvillea acmella (L.) Philipson
Chromolaena odorata (L.) King et
Robyns
Erechtites hieracifolia (L.) Raf.
Vernonia anthelmintica (L.) Willd.
Vernonia arborea Buch.- Ham.

Vernonia cumingiana Benth.
Fam 7. Begoniaceae
Begonia lecomtei Gagnep.

Sơn hoàng
Cỏ lào

Th
Ch

M,E,
F
E, M
M, E

Rau tau bay
Thạch lan
Bông bạc
Dây chè
Họ Thu Hải Đường
Thụ hải đường
lecomte.
Họ Quao
Núc nác
Họ Búp Lệ
Mật mông hoa
Bọ chó hoa chùm
Họ Trám
Trám chim


Th
Th
Ph

F,M
M
T
M

Cr

F

Ph

M, F

Ph
Ph

Or

Trám đen

Ph

Họ Vang
Móng bò diên
Lim sẹt


Ph
Ph

Vàng anh

Ph

Fam.8. Bignoniaceae
Oroxylum indicum ( L. ) Vent.
Fam.9. Buddleiaceae
Buddleja officinalis Maxim.
Buddleja paniculata Wall.
Fam.10. Burseraceae
Bursera tonkinensis Guillaum.
Canarium tramdenum Đại et
Yakovb.
Fam.11. Caesalpiniaceae
Bauhinia ornata Ktze.
Pelthophorum dasyrrachis (Pierre)
K.ex S.S. Larsen
Saraca dives Pierre

Ph

M

T,F
F,T,
M
T,M,

Or
T,M,
F,Or


24

42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63


Fam.12.Capparaceae
Capparis floribunda Wight
Cleome viscosa L.
Fam.13. Caprifoliaceae
Sambucus javanica Reinw. ex
Blume
Viburnum cylindricum Buch-Ham.
ex D.Don
Fam.14.Celastraceae
Glyptopetalum thorelii Pit.
Fam.15. Combretaceae
Quisqualis indica L.
Terminalia citrna (Gaertn.) Roxb.
ex Fleming
Fam.16. Clusiaceae
Garcinia gauđichaudii planch ex
Triana
Garcinia oligantha Merr.
Fam.17.Convolvulaceae
Merremia boisiana (Gagnep. )
Ooststr.
Merremia mammosa (Lour.)
Hallier f.
Fam.18.Cucurbitaceae
Diplocyclos panmatus (L.)
C.Jeffrey
Trichosamthes baviensis Gagnep.
Trichosanthes villosa Blume
Fam.19.Dilleniaceae
Dillenia indica L.

Dillenia scabrella (D.Don) Roxb.
Saurauia roxburghii Wall.
Fam .20. Dipterocarpaceae
Parashorea chinensis H. Wang
Vatica subglabra Merr.
Fam.21. Ebenaceae
Diospyros apiculata Hiern
Diospyros pilosula A. DC.
Fam.22.Elaeocarpaceae
Elaeocarpus griffithii (Wight) A.
Gray

Họ Màn Màn
Cáp nhiều hoa
Màn màn hoa vàng
Họ Cơm Cháy
Cơm cháy
Vót hình trụ
Họ Chân Danh
Xâm cánh Thorel
Họ Bàng
Dây gum
Chiêu liêu lông

Ph
Th

M, E

Ph


M

Ph

M

Ph
Ph
Ph

M,Or

Họ Bứa
Săng ngang

Ph

Bứa ít hoa

Ph

F,T,
M
F,T,
M

Họ Khoai Lang
Bìm Bois


Ch

M 

Bìm bìm vú

Ch

Họ Bầu Bí
Lượng luân chân vịt

Cr

M

Qua lâu Ba vì
Do mõ
Họ Sổ
Sổ bà

Hm
Hm

M
M

Ph

Sổ nước
Nóng

Họ Dầu
Chỏ chỉ
Táu nước
Họ Thị
Thị lọ nồi
Thị 9 tầng
Họ Côm
Côm tầng

Ph
Ph

T,M,
F
T
T

Ph
Ph

T
T

Ph
Ph

T
T

Ph


T


25
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88

89

Elaeocarpus tonkinensis A.DC.
Sloanea tomentosa (Benth.) Rehd.
et Willd.
Fam.23. Euphorbiaceae
Aporosa serrata Gagnep.
Baccaurea oxycarpa Gagnep.
Baccaurea silvestris Lour.
Croton tiglium L.
Glochidion hirsutum (Roxb.)
Voigt
Glochidion hypoleucum (Miq.)
Boerl.
Macaranga tanarius (L.) Muell. –
Arg.
Melanolepis multiglandulosa
(Reinw. ex Blume) Rchb. f. ex
zoll.
Phyllanthus anthopotamicus
Hand.-Mazz.
Sapium rotundifolium Hemsl.
Suregada cicerosperma (Gagnep.)
Croizat
Trigonostemon quocensis Gagnep.
Fam.24.Fabaceae
Bowringia callicarpa Champ.ex
Benth.
Dalbergia sericea G. Don
Dalbergia tonkinensis Prain

Mucuna bracteata DC.
Ormosia henryi Prain
Ormosia balansae Drake
Ormosia tonkinensis Gagnep.
Fam.25. Fagaceae
Castanopsis indica (Roxb.) A.
DC.
Lithocanpus silvicolarum (Hamce)
Chun
Lithocarpus corneus (Lour.)
Rehder.
Lithocarpus pseudosundaicus
( Hickel et A. Camus ) A. Camus
Fam.26. Flacourtiaceae
Homalium caryophyllaceum (Zoll.

Côm Bắc bộ
Sô loan lông dày

Ph
Ph

T
T

Họ Thầu Dầu
Thầu tấu răng cưa
Sa soi
Giâu tiên
Bã đậu

Sóc lông

Ph
Ph
Ph
Ph
Ph

T,M

Sóc dưới trắng

Ph

T

Ba soi núi cao

Ph

T,M

Vẩy đen

Ph

Diệp hạ châu

Hm


M

Sòi lá tròn
Kén son

Ph
Ph

M,T

Tam thụ hùng
Họ Đậu
Dây bánh nem

Ph

M

Trắc dây tơ
Trắc thối
Đậu mèo dại
Ràng ràng Henryi
Ràng ràng mít
Ràng ràng Bắc bộ
Họ Dẻ
Cà ổi Ấn độ

Ph
Ph
Ph

Ph
Ph
Ph

T,F
T
T,F

Ph

T

Sồi núi

Ph

T

Dẻ rừng

Ph

F,T

Dẻ xanh

Ph

T


Họ Mùng Quân
Sóc đuôi trắng

Ph

T

T,M

Ph


×