Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đoàn Thị Tiên

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
CHO XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
Ở HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đoàn Thị Tiên

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
CHO XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
Ở HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH PHẠM HOÀNG HẢI


Hà Nội – Năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Sự giúp đỡ và động viên của mọi người trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn đã góp phần khơng nhỏ giúp cho luận văn có thể hồn thiện. Vì vậy,
xin được gửi những lời tri ân sâu sắc tới gia đình, thầy cơ và bạn bè của tôi.
Lời tri ân đầu tiên xin được gửi tới người thầy đã luôn quan tâm chỉ bảo,
hướng dẫn và động viên em trong suốt thời gian qua- GS.TSKH Phạm Hoàng Hải.
Đồng thời, cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã cung cấp những kiến thức chun ngành
q báu để em có thể hồn thiện luận văn này.
Xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của UBND tỉnh Gia Lai, UBND Krông Pa và
người dân địa phương trong quá trình thực thực địa để thực hiện luận văn.
Chân thành cảm các anh chị phòng Địa lý môi trường- Viện Địa lý và các
anh chị, bạn học trong lớp SD&BVTNMT khóa 2011- 2013 đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn các tác giả trong đề tài cấp nhà nước thuộc chương
trình Tây Nguyên, Mã số TN3/ 03 đã cung cấp nguồn tài liệu q giá giúp tơi hồn
thiện luận văn.
Lời tri ân sâu sắc xin dành tặng gia đình, những bạn bè thân thiết đã luôn dõi
theo và sát cánh bên con trên mỗi bước đi trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013.
Học viên

Đoàn Thị Tiên

1



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn .............................................................. 3
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài......................................................................... 3
7. Cấu trúc luận văn........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................ 5
1.1 Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 5
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái trên thế giới .. 5
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại Việt Nam .. 7
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về huyện Krơng Pa, tỉnh Gia Lai ................... 8
1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan .............................................................. 9
1.2.1 Khái niệm cảnh quan ............................................................................... 9
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan ............................................................... 11
1.2.3 Đánh giá cảnh quan .............................................................................. 13
1.3 Cơ sở lý luận về mơ hình hệ kinh tế sinh thái ............................................... 16
1.3.1 Khái niệm hệ kinh tế sinh thái ................................................................ 16
1.3.2 Khái niệm mơ hình hệ kinh tế sinh thái .................................................. 17
1.3.3 Ngun tắc nghiên cứu và phân loại mơ hình hệ kinh tế sinh thái .......... 21
1.4 Quan điểm tiếp cận ...................................................................................... 24
1.4.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp ........................................................... 24
1.4.2 Quan điểm phát triển bền vững .............................................................. 25


i


1.4.3 Quan điểm lịch sử .................................................................................. 25
1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
1.5.1 Phương pháp tổng và phân tích tài liệu ................................................. 25
1.5.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn ............................................... 26
1.5.3 Phương pháp đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái........... 26
1.5.4 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) ..................................... 29
1.5.5 Phương pháp bản đồ, biểu đồ ................................................................ 30
1.5.6 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 31
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ..................... 32
2.1 Vị trí địa lý................................................................................................... 32
2.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 32
2.2.1 Địa chất ................................................................................................. 32
2.2.2 Địa hình ................................................................................................ 33
2.2.3 Khí hậu- thủy văn .................................................................................. 33
2.2.4 Thổ nhưỡng ........................................................................................... 35
2.2.5 Thảm thực vật ........................................................................................ 36
2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội .............................................................................. 37
2.3.1 Đặc điểm dân số .................................................................................... 37
2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 38
2.3.3 Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 41
2.3.4 Hiện trạng môi trường ........................................................................... 41
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ CHO XÂY DỰNG
MƠ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI Ở HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA
LAI ....................................................................................................................... 45
3.1 Đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội của huyện
Krông Pa, tỉnh Gia Lai ....................................................................................... 45

3.1.1 Đặc điểm cảnh quan huyện Krông Pa .................................................... 45
3.1.2 Đánh giá cảnh quan huyện Krông Pa cho phát triển nơng- lâm- nghiệp 47
3.2 Hiện trạng các mơ hình hệ kinh tế sinh thái trong khu vực nghiên cứu ......... 57

ii


3.2.1 Mơ hình kinh tế Vườn- Ao- Chuồng (VAC) ............................................ 59
3.2.2 Mơ hình kinh tế Vườn- Chuồng (VC) ..................................................... 60
3.3.3 Mơ hình kinh tế Ruộng- Nương rẫy ........................................................ 61
3.3.4 Mơ hình kinh tế Rừng- Vườn -Chuồng ................................................... 62
3.3.5 Mơ hình Ruộng- Nương rẫy- Chuồng..................................................... 63
3.3 Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai............................................................................. 64
3.3.1 Cơ sở đề xuất các mơ hình hệ KTST ...................................................... 64
3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mơ hình hệ kinh tế sinh thái
cho huyện Krông Pa ....................................................................................... 65
3.3.3 Kiến nghị ............................................................................................... 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….72
PHỤ LỤC............................................................................................................. 74

iii


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. KTST: Kinh tế sinh thái
2. PTBV: Phát triển bền vững

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ của lĩnh vực KTST và kinh tế thông thường và hệ sinh thái,
tài ngun và kinh tế mơi trường và phân tích tác động mơi trường………………… 6
Hình 1.2: Sơ đồ tổng qt các bước đánh giá KTST các cảnh quan………………...14
Hình 1.3: Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ KTST……21
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan..................27

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam..................................................11
Bảng 1.2 Hệ cấu trúc và chức năng của hệ kinh tế sinh thái……………………....19
Bảng2.1 Một số chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt thời kỳ 2007- 2011 của huyện
Krông Pa………………………………………………………………………...................38
Bảng 2.2 Chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi thời kỳ 2007- 2011 của huyện Krông
Pa..............................................................................................................................40
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh với năm 1994 của huyện
Krơng Pa...................................................................................................................40
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thị trấn Phú Túc năm 2012..42
Bảng 2.5: Kết quả phân tích nước thải của nhà máy CBNS xuất khẩu Phú Túc….43
Bảng 3.1: Bảng hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Krông Pa..........................45
Bảng 3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất................48
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển trồng trọt............51
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển chăn nuôi...........53
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển rừng sản xuất....55
Bảng 3.6 . Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi các cảnh quan............................56
Bảng 3.7. Mơ hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng huyện Krông Pa........................57

Bảng 3.8. Một số định hướng khai thác và sử dụng các dạng cảnh quan huyện
Krông Pa cho phát triển nông - lâm nghiệp............................................................64

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sau một thời kỳ dài lịch sử với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật- cơng
nghệ, nền kinh tế tồn cầu có nhiều bước tiến mới. Song cùng với đó, mơi trường
sinh thái bị phá hủy nặng nề để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của con người, điều đó
đã chỉ ra rằng, các yếu tố tự nhiên không phải là một nguồn tài nguyên vơ tận,
chúng chỉ có mức giới hạn nhất định. Vì vậy, để bảo tồn sự sống cần tìm ra con
đường phát triển bền vững, phải nghiên cứu cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên
hợp lí, vừa đảm bảo phát triển kinh tế lại không đảm bảo được môi sinh. Vấn đề
toàn cầu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và mơ hình hệ
kinh tế sinh thái được đề xuất là một trong các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng và thử nghiệm với nhiều
khu vực nghiên cứu dựa trên các điều kiện tự nhiên nhằm khai thác hiệu quả các
nguồn tài ngun sẵn có song vẫn bảo tồn mơi trường. Kết quả thu được đã khẳng
định ưu thế của các mơ hình hệ KTST và đưa vào áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc
gia.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam bị rơi vào tình trạng suy thối các hệ
sinh thái do hệ thống quản lý chưa có sự đồng bộ, thiếu hiệu quả dẫn tới sự khai
thác quá mức cho phát triển kinh tế của con người nhưng lại không thể tận dụng tối
ưu các điều kiện tự nhiên, xã hội. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp khả thi trong
việc bảo đảm hai yếu tố phát triển kinh tế và môi trường sinh thái là điều thiết yếu.
Và việc xây dựng các mơ hình kinh sinh thái đã góp phần giải quyết vấn đề này tại
nhiều địa phương.
Với vị trí chiến lược quan trọng, là vùng đất tiếp giáp giữa ba tỉnh Gia Lai,

Đăk Lăk và Phú Yên, nối liền Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung nên
sự phát triển của Krông Pa rất quan trọng với việc đảm bảo an ninh quốc phòng của
vùng. Tuy nhiên, với khí hậu khơ hạn điển hình, khác biệt với các địa phương ở Tây
Nguyên gây khó khăn tới quá trình sản xuất. Đồng thời cư dân sinh sống ở đây lại
chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ văn hóa tương đối thấp và kĩ thuật

1


canh tác lạc hậu, mang tính chất truyền thống, tự phát khơng có áp dụng cơng nghệ
mới. Ngun nhân trên dẫn tới thực trạng phát triển của Krông Pa hiện nay khá
chậm chạp và có dấu hiệu suy thối mơi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững địa phương. Vì vậy, việc xây dựng một số mơ hình hệ KTST phù hợp với điều
kiện tự nhiên nơi đây sẽ mở ra hướng phát triển mới cho Krơng Pa thốt nghèo. Do
đó, đề tài: “Nghiên cứu cở sở khoa học địa lý cho xây dựng mơ hệ hình kinh tế sinh
thái ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai” đã được lựa chọn. Qua quá trình nghiên cứu,
đề tài sẽ xác định được cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh
thái từ đó đề xuất một số mơ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp, định hướng phát
triển bền vững cho địa phương. Các kết quả của đề tài sẽ là nguồn tài liệu cho việc
hoạch định phát triển của huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái phù
hợp với điều kiện của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mơ hình hệ kinh tế sinh thái
- Đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả các mơ hình hệ kinh tế sinh thái hiện có
của khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý để xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái
phù hợp với khu vực nghiên cứu

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai gồm 14 xã, thị trấn
- Phạm vi khoa học: nghiên cứu đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã
hội, nhân văn và các mơ hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng từ đó xác lập cơ sở
khoa học địa lý cho xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng
của khu vực nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu

2


Nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn và các mơ hình hệ kinh tế sinh
thái của huyện Krông Pa.
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái, đánh giá
cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái).
- Tài liệu báo cáo, thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi
trường huyện Krông Pa.
- Tài liệu về điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện Krông Pa
- Các kết quả điều tra thực địa và điều tra xã hội học
- Tài liệu của đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên, Mã số
TN3/ 03
6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
 Kết quả
- Thành lập các bản đồ chuyên đề cho khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1:50000
- Đánh giá hiệu quả các mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại khu vực nghiên cứu
- Xác lập cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái
phù hợp với khu vực nghiên cứu
 Ý nghĩa

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là nguồn tài liệu tham
khảo cho các hoạch định phát triển của địa phương.

3


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Krông Pa, tỉnh Gia
Lai
Chương 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho xây dựng mơ hình kinh tế sinh
thái ở huyện Krông Pa

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái trên thế giới
Kinh tế sinh thái phát sinh từ thế giữa thế kỷ 20 khi một nhóm các học giả
nhận ra rằng những cải tiến trong chính sách quản lý mơi trường và bảo vệ thiên
nhiên cho các thế hệ tương lai là phụ thuộc vào việc tìm ra một giải pháp đúng đắn
trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhiều cuộc hội thảo giữa
các nhà kinh tế và sinh thái học đã được tổ chức, đặc biệt là ở Thụy Điển và Hoa Kỳ
nhằm khám phá ra sự liên kết giữa hai ngành nghiên cứu này [21]. Điển hình trong
các nghiên cứu liên ngành này là lý thuyết kinh tế học sinh thái của R.Costanza

trong tác phẩm kinh tế sinh thái. Trong đó, ơng đã chỉ ra sự kết nối giữa kinh tế và
sinh thái song chưa thể hiện đúng đắn bản chất của chúng trong chu trình vật chất
năng lượng hay chính xác hơn là tính liên kết của hệ kinh tế sinh thái [22]. Và "Mơ
hình hệ kinh tế sinh thái" của L.C.Braat và U.F.J.Vanlierop; "Mơ hình hệ kinh tế
sinh thái phục vụ phát triển bền vững" của S.Ikada; vv... đã đưa ra những lý luận cơ
bản về mơ hình hệ kinh tế sinh thái và tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
[20]. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác như Mukhuna, K.B.Zvorưvkin,
Leopold, Ixatsenko, lại phát triển theo hướng đi sâu vào từng khía cạnh của kinh tế
sinh thái: Thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường và bền vững
xã hội... [23]
Từ những kết quả khả quan đạt được ban đầu, các nhà nghiên cứu đã đưa
kinh tế sinh thái phát triển lên một nấc thang mới khi thành lập nên "Hiệp hội Quốc
tế Kinh tế sinh thái" (ISEE) trong một hội thảo của sinh thái học và các nhà kinh tế
được tổ chức tại Barcelona vào cuối năm 1987 với sự tham gia của Robert
Costanza, Herman Daly, Charles Hall, Ann Mari Jansson, Bruce Hannon,
H.T. Odum, và David Pimentel. Tiếp sau đó là sự ra đời của các tạp chí chun
ngành Kinh tế sinh thái, được khởi xướng vào năm 1989. Các hội nghị quốc tế quan
trọng về kinh tế sinh thái đã được tổ chức, nhiều viện nghiên cứu kinh tế sinh thái

5


đã được hình thành trên thế giới, và một số lượng lớn các cuốn sách đã được xuất
bản phát triển cơ sở lý luận cho ngành khoa học này [22].
Kinh tế sinh thái bao gồm kinh tế, sinh thái học và các liên kết hiện có của
chúng trong các hình thức của tài nguyên, môi trường kinh tế và phân tích tác động
mơi trường (hình 1.1). Các nhà kinh tế sinh thái được xem xét lại cả hệ sinh thái và
kinh tế, ví dụ, mở rộng sự cân bằng vật liệu và mơ hình năng lượng của hệ sinh thái
cho các câu hỏi kinh tế, áp dụng các khái niệm từ kinh tế để hiểu rõ hơn bản chất
của đa dạng sinh học [23].


Hình 1.1 Mối quan hệ của lĩnh vực kinh tế sinh thái và kinh tế thông thường và hệ
sinh thái, tài nguyên và kinh tế môi trường và phân tích tác động mơi trường. [23]
Ngày nay, với các ưu điểm trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên, kinh tế sinh thái đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trên thế giới và ngày càng hoàn thiện hệ thống lý luận. Đặc biệt, vấn đề
xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái đã và đang được nghiên cứu cụ thể và
đưa vào ứng dụng trong thực tiễn tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, hà Lan, Đức,
Nhật Bản, vv... Các khu vực cao nguyên ở châu Âu, Mỹ, Canada, v.v. là những
vùng đi đầu trong phát triển kinh tế - sinh thái, du lịch và dịch vụ, mỗi năm thu hút
hàng triệu lượt khách du lịch, các nhà đầu tư. Vì vậy, các khu vực này có nguồn thu
hàng chục tỷ đơ la.

6


Các thành tựu về phát triển kinh tế cùng những lợi ích mà mơi trường đạt
được đã chứng minh tính hiệu quả của các mơ hình hệ kinh tế sinh thái. Điều này
chính là cơ sở thúc đẩy các nghiên cứu lí luận sâu sắc hơn và các mơ hình được đưa
vào áp dụng rộng rãi tại các khu vực với nhiều mục đích khác nhau.
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cơ sở lý luận và ứng dụng mơ hình hệ kinh tế sinh thái được
nghiên cứu đầu tiên bởi tác giả Phạm Quang Anh từ năm 1983 [1]. Ngồi ra, vấn đề
này cịn được đề cập đến trong các cơng trình: “Tiếp cận vấn đề kinh tế sinh thái ở
Việt Nam” của Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Pháp [14] hay “Mơ hình kinh tế sinh
thái phục vụ phát triển bền vững nông thôn” của Đặng Trung Thuận, Trương Quang
Hải.[11]
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu đã vận dụng những cơ sở lý luận
mơ hình hệ kinh tế sinh thái trên những lãnh thổ cụ thể như:
- Trương Quang Hải và nnk. Nghiên cứu và xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái

phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.[7]
- Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huần và nnk. Nghiên cứu vùng đất ngập nước
đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững vùng ven
đầm (2000).[12]
- Mơ hình kinh tế môi trường tại một số vùng sinh thái điển hình - Báo cáo đề tài
kinh tế - 01 – 13 của Đặng Trung Thuận.
- Bên cạnh đó, cịn rất nhiều cơng trình khác như: mơ hình hệ KTST nông thôn bền
vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999) [11]; xây dựng mơ hình
nơng - lâm kết hợp tại xã Kỳ Hợp của Lê Trần Tuấn, Phạm Văn Ngạc; Xây dựng
mơ hình tự nhiên – kinh tế - xã hội theo hướng Kinh tế - sinh thái - nhân văn và mơi
trường cho vùng gị đồi Quảng Bình của Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng; đề
tài nhánh: “Nghiên cứu đánh giá các mơ hình phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực
hiện mơ hình trình diễn tại Quảng Bình, Quảng trị” của Trần Đình Lý, thuộc đề tài
KC 08-07. Đề tài dựa trên kết quả của 7 đợt khảo sát trong năm 2001 - 2003 để thu

7


thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 2 tỉnh và nghiên cứu 16 mơ
hình đã có ở khu vực này, làm rõ mơ hình phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ mơi
trường của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị theo quan điểm phát triển hệ thống, đồng
thời tiếp cận hai vấn đề chung của cả nước là dân số và xóa đói giảm nghèo.
Và mối quan hệ giữa cộng đồng và các hệ sinh thái được quan tâm nghiên
cứu chi tiết trong nghiên cứu về làng sinh thái - hệ sinh thái điển hình. Trên cơ sở
khảo sát chi tiết các đặc trưng sinh thái, nguồn lực lao động, và phân tích các đặc
trưng lý - hóa của đất để quy hoạch chi tiết từng ơ, từng thửa theo hình bàn cờ, mỗi
ơ có diện tích từ 1,5-2 ha. Mỗi ơ có đai rừng phịng hộ bên ngồi cùng các mương
thốt nước, bên trong phát triển nông nghiệp, thả cá, chuồng nuôi. Bằng các biện
pháp và kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp kết hợp với thủy lợi đã làm thay đổi đời

sống của người dân xã Triệu Vân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa
phương mà có thể xây dựng mơ hình làng sinh thái với các đặc trưng riêng [13].
Ngồi ra, Viện kinh tế sinh thái đã có nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và một số
mô hình làng sinh thái tại 3 vùng sinh thái kém bền vững: đồng bằng úng ngập
nước, cát hoang mạc ven biển và vùng đồi núi trơ trọc tại Việt Nam. Một số mơ
hình làng sinh thái đã được xây dựng như: làng sinh thái Ba Trại, Ba Vì, Hà Tây;
làng sinh thái Hải Thủy, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình được xây dựng trên vùng đồi cát
di động; làng sinh thái Phú Điền cũng được đề cập đến. Hiện nay, mô hình làng sinh
thái được xây dựng trên cơ sở giúp đỡ nhân dân về công nghệ, kỹ thuật nhằm cải
tạo hệ sinh thái bản địa theo hướng bền vững, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện
đời sống cư dân tại đó, đồng thời duy trì sự ổn định cân bằng sinh thái.[19]
Với các lợi điểm của mình, mơ hình kinh tế sinh thái ngày càng được quan
tâm và xây dựng ở nhiều địa phương của Việt Nam để hướng tới sự phát triển bền
vững.
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về huyện Krơng Pa, tỉnh Gia Lai
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên vùng
Tây Nguyên từ nhiều năm trước, góp phần vào sự phát triển của vùng này. Trong đó
phải kể đến Chương trình Tây Nguyên I và Tây Nguyên II cùng với các đề tài, dự

8


án độc lập cấp Nhà nước đã triển khai đồng bộ, nghiên cứu điều tra tổng hợp, điều
tra cơ bản vùng Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng. Đặc
biệt, tại thời điểm hiện nay, Chương trình Tây Nguyên III (Nghiên cứu đánh giá
tổng hợp tài nguyên môi trường và KT - XH nhằm đề xuất chiến lược KH&CN phục
vụ phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030) đã và
đang được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Kết quả của các nghiên cứu này
chính là những cơ sở cho việc thực hiện các quy hoạch, chiến lược cũng như xây
dựng, đề xuất các mơ hình phát triển kinh tế phù hợp.

Ngoài ra, các ban ngành của tỉnh Gia Lai cũng có một số đề tài nghiên cứu
về các hình thức phát triển kinh tế tại địa phương: Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Gia Lai, Điều tra tình hình kinh tế trang trại tỉnh Gia Lai, 1999;
Kinh tế trang trại Gia Lai: thực trạng và giải pháp, 1999. UBND tỉnh Gia Lai, Mơ
hình phát triển kinh tế - xã hội làng đồng bào dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai, 2004. Sở
Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, Nghiên cứu phát triển tiềm năng du lịch
sinh thái tỉnh Gia Lai đến năm 2020, 2009. Kết quả các nghiên cứu này giúp lãnh
đạo Gia Lai tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho tỉnh mình.
Trên địa bàn huyện Krơng Pa đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về
đánh giá tổng hợp nguồn tài ngun cũng như về các mơ hình hệ kinh tế sinh thái.
1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá cảnh quan
1.2.1 Khái niệm cảnh quan
Cảnh quan học được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ
thứ XX và được quan niệm theo các cách khác nhau: Cảnh quan là một khái niệm
chung (F.N. Minkov, D.L. Armand...), là khái niệm loại hình (B.B. Plolưnov...), là
khái niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko,...) [9].
Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với khái niệm địa
tổng thể của bất kỳ cấp nào, đồng nghĩa với địa hệ. Quan điểm cảnh quan là khái
niệm chung giống như khái niệm về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thực vật và có
thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hay phân vùng địa lý địa lý tự nhiên.

9


Quan điểm cảnh quan được hiểu như là một khái niệm loại hình phản ánh các
khu vực tách biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung. Tính đồng nhất tương
đối và tính lặp lại được thể hiện rõ trong hệ thống phân loại khi thành lập bản đồ
cảnh quan. Khái niệm này được sử dụng cả cho các cảnh quan tự nhiên và các cảnh
quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con người. Cảnh quan là đối tượng cho
nghiên cứu cảnh quan khi nhiều yếu tố chưa định lượng một cách chắc chắn và cần

phải xác định tính đồng nhất tương đối để có thể gộp chúng vào một nhóm. Điều
này thuận lợi trong đo vẽ bản đồ cảnh quan khi ta khơng có điều kiện khảo sát kỹ.
Quan điểm cảnh quan là một đơn vị cá thể: một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về
phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trưng bởi nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng
nhất, một phức hệ thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định.
Dựa trên các quan điểm đó mà đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra. Trong
đó, hai định nghĩa tiểu biểu là:
“Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng
và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất,
về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp
thực vật, và bao hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị
cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất”. [10]
Và một định nghĩa khác của A.G.Ixatrenco: “Cảnh quan là một địa hệ thống
nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm
một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”. [19]
Song dù xét theo quan điểm nào thì bản chất của cảnh quan vẫn được xem là
một địa tổng thể tự nhiên, phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng
nhất. Tính đồng nhất của cảnh quan được hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi
của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như
khơng đổi, nghĩa là đồng nhất. Tính bất đồng nhất được biểu thị ở hai mặt: thứ nhất,
cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, đất, thực vật) tạo nên. Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều

10


dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương
(quả đồi - được coi như đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn [9].
Sự khác nhau trong mỗi quan điểm chỉ là xét cảnh quan theo đơn vị thuộc
cấp phân vị nào, cách thức xác định và thể hiện cảnh quan trên bản đồ.

Do vậy, cần hiểu đúng bản chất của cảnh quan, và khi nghiên cứu đánh giá
cảnh quan cần phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống.
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu để phân cấp dựa trên đặc tính của đối
tượng nghiên cứu. Đó là sự phân hố thực tế theo khơng gian. Hệ thống phân loại là
một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Hiện nay đã có rất
nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trước đây như: hệ thống
phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu,
lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.
Gvozdexki (1961), hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev… Tuy nhiên, vẫn
chưa có một hệ thống phân loại nào được mọi người chấp nhận là có đầy đủ cơ sở
khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp
Ở Việt Nam, đã có một số cơng trình đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan
trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và
nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có chung là tương
đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ
CQ) - Lớp (phụ lớp CQ) - Kiểu (phụ kiểu CQ) - Hạng CQ - Loại CQ.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [4]
Đơn vị
Dấu hiệu đặc trưng
Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt
Hệ cảnh quan

ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và
năng lượng
Chế độ hồn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt

Phụ hệ cảnh quan
Lớp cảnh quan


ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất
Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn

11


quy định tính đồng nhất của hai q trình lớn trong chu
trình vật chất bóc mịn và tích tụ
Phụ lớp cảnh quan

Sự phân tầng bên trong của lớp, đặc trưng trắc lượng
hình thái địa hình trong khn khổ lớp
Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực

Kiểu cảnh quan

vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần
thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng
nhiệt ẩm.
Các đặc trưng cực đoan của sinh khí hậu ảnh hưởng

Phụ kiểu cảnh quan

lớn tới các điều kiện sinh thái

Hạng cảnh quan

Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham

Loại (nhóm loại)


Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện

cảnh quan

tại với loại đất trong chu trình sinh học nhỏ

Dưới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện cảnh quan.
Dạng cảnh quan là một hệ thống liên kết các cảnh diện, có chung một hướng
q trình địa lý tự nhiên, phân bố trong một dạng trung địa hình trên một nền nham
đồng nhất. Có 5 dấu hiệu để phân chia dạng cảnh quan:
- Dạng trung địa hình (là dấu hiệu quan trọng nhất)
- Nham thạch
- Tiểu tổ hợp đất (tập hợp các biến chủng đất theo các dạng trung địa hình)
- Tiểu tổ hợp thực vật (tập hợp các quần xã thực vật theo các dạng trung địa hình)
- Phức hợp các địa hệ đơn giản nhất
Khi tiến hành phân loại các dạng cảnh quan cần chú ý tới:
- Sự giống nhau và khác nhau có tính chất phát sinh tồn tại giữa chúng
- Sự kết hợp các cảnh diện đặc trưng cho mỗi một kiểu hay loại dạng địa lý
Có thể phân biệt hai dạng cơ sở:
- Dạng liên quan đến dạng địa hình dương của trung địa hình

12


- Dạng lõm của trung địa hình, các bậc thềm thấp có độ ẩm cao (dịng chảy
mặt, cung cấp nước ngầm).
Diện cảnh quan là đơn vị hình thái cảnh quan cơ sở, có điều kiện địa thế và
sinh cảnh đồng nhất, được đặc trưng bởi một sinh vật quần. Một diện cảnh quan
được đặc trưng bởi một nền nham, một kiểu vi khí hậu, một sinh vật quần đồng nhất

và một biến chủng thổ nhưỡng. Địa thế là nhân tố chủ yếu của sự phân hoá diện
cảnh quan.
Tuy nhiên, với mỗi khu vực nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống phân loại cảnh
quan khác nhau phụ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh
quan mà lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp.
1.2.3 Đánh giá cảnh quan
a) Khái niệm
Bản chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên
cho mục đích cụ thể nào đó. Đánh giá cảnh quan có vị trí và vai trị rất quan trọng
đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra
quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Vì vậy, đánh giá cảnh quan là
bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường [9].
Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu thuộc tính
các địa tổng thể. Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh tế sinh
thái cảnh quan để chỉ ra mức độ phù hợp của từng cảnh quan đối với các loại hình
sử dụng.
Từ kết quả đánh giá cảnh quan sẽ đưa ra các phương án lựa chọn tổ chức,
hoạch định chiến lược lâu dài, tương đối phù hợp và hiệu quả cao nhất của việc sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. Đồng thời, đề xuất hướng quy
hoạc lãnh thổ sản xuất một cách hợp lý nhất nhằm phát triển bền vững cho địa
phương.
b) Đánh giá cảnh quan

13


Các bước đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh
giá ảnh hưởng mơi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền vững xã
hội và đánh giá tích hợp (đánh giá tổng hợp).

Đánh giá
thích nghi
sinh thái

Mức độ
thích nghi
sinh thái

Hoạt động
khai thác
sử dụng

Xem xét
tính bền
vững môi

Bền vững
môi trường

Nguồn
thu, nguồn
chi

Đánh giá
hiệu quả
kinh tế

Hiệu quả
kinh tế


Cộng đồng,
chính sách

Xem xét
tính bền
vững về mặt
xã hội

Bền vững
xã hội

Nhu cầu
sinh thái

c

Đánh
giá tổng
hợp

Các
phương
án lựa
chọn

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát các bước đánh giá KTST các cảnh quan [9]
Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích
hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của
chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh
quan được hiểu là phân loại địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với

một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ.
Các dữ liệu đầu vào gồm: đặc điểm tự nhiên của các địa tổng thể và các nhu
cầu sinh thái của dạng sử dụng cảnh quan. Các thông tin đầu ra: mức độ thích nghi
của các địa tổng thể đối với dạng sử dụng đó.
Kết quả đánh giá: thể hiện ở dạng bảng hoặc bản đồ đánh giá thích nghi.
Đánh giá ảnh hưởng mơi trường là xác định, phân tích và dự báo những tác
động tích cực và tiêu cực, trước mắt và lâu dài mà việc sử dụng cảnh quan có thể

14


gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng sống của con người tại khu vực
khai thác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phịng tránh, khắc phục những tác
động tiêu cực.
Các dữ liệu đầu vào: các hoạt động khai thác sử dụng cảnh quan. Các thông
tin đầu ra: xác định được tính bền vững mơi trường của cảnh quan đối với các hoạt
động khai thác, sử dụng cảnh quan.
Đánh giá kinh tế cảnh quan là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng cảnh quan
Các dữ liệu đầu vào: các số liệu liên quan đến chi phí, lợi ích thu được bằng
tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do sử dụng cảnh quan đem lại. Các
thông tin đầu ra: là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sử dụng
cảnh quan theo các phương án.
Phân tích ảnh hưởng xã hội: phân tích dựa vào truyền thống, tập quán sử
dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng và
không thể tách xa những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước.
Các dữ liệu đầu vào: đặc tính cộng đồng và các chính sách. Các thơng tin đầu
ra: tính bền vững xã hội, những chỉ tiêu bền vững xã hội
Kết quả: Đánh giá tính bền vững xã hội sẽ cho phép lựa chọn các phương án
sử dụng cảnh quan và đầu tư thích hợp.
Đánh giá tích hợp là phân tích, so sánh, lựa chọn các địa tổng thể thuận lợi

cho một hoặc nhiều mục tiêu sử dụng.
Các sản phẩm ở đầu vào và đầu ra trong từng bước đánh giá tạo thành một
quy trình đánh giá kinh tế sinh thái hồn chỉnh, một bộ phận không thể thiếu và
được thực hiện trong giai đoạn tiền quy hoạch cảnh quan.
Như vậy, đánh giá cảnh quan giúp đánh giá tiềm năng phát triển của khu vực
nghiên cứu, kết hợp với các mơ hình kinh tế sinh thái hiện trạng tại khu vực nghiên
cứu sẽ xác lập cơ sở địa lý cho việc đề xuất các mơ hình kinh tế sinh thái bền vững.

15


1.3 Cơ sở lý luận về mơ hình hệ kinh tế sinh thái
1.3.1 Khái niệm hệ kinh tế sinh thái
Theo Robert Costanza, Chủ tịch của Hiệp hội quốc tế về Kinh tế sinh thái
“Kinh tế sinh thái chỉ ra mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ sinh thái” [22].
Như vậy, kinh tế học và sinh thái học là những chuyên ngành có chung một số lĩnh
vực nghiên cứu và phần chung đó là kinh tế sinh thái.
Theo Phạm Quang Anh: “Kinh tế học sinh thái là luận thuyết giúp con người
cải tạo ra quy trình làm kinh tế hợp với quy luật sinh thái (địa sinh thái) nhằm đảm
bảo cân bằng cung của tự nhiên và cầu của con người một cách lâu bền nhất”. [1]
Như vậy, kinh tế học sinh thái vẫn quan tâm đến hiệu quả kinh tế nhưng đặt lên
hàng đầu lại là môi trường và các quy luật sinh thái, nói cách khác là phát triển kinh
tế gắn liền với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System) là đối tượng nghiên cứu
của kinh tế học sinh thái. Khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước đưa ra dưới nhiều góc độ và trên các
quan điểm khác nhau. Và ở Việt Nam, khái niệm hệ kinh tế sinh thái cũng được đưa
ra theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu:
Theo Phạm Quang Anh, (1983): “Hệ kinh tế sinh thái (Socio - Ecological
Economic System = SEES) được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức năng

về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã hội và tự nhiên trên một đơn vị
lãnh thổ nhất định đang diễn ra các mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người trên ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên trên lãnh thổ
đó (cho quá trình sản xuất), tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng
lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (nghèo, đủ sống, trù
phú…) cùng với một bậc trạng thái về mơi trường (ơ nhiễm - khắc nghiệt, bình
thường và trong sạch - dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và
nơi sống”.[1]
Theo Đặng Trung Thuận, (1999): “Hệ kinh tế sinh thái là kết quả của mối tác
động tương hỗ của các yếu tố tự nhiên và kinh - tế xã hội dưới sự quản lý của con

16


×