I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ VIT KIấN
NGƯờI LàM CHứNG TRONG LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2015
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ VIT KIấN
NGƯờI LàM CHứNG TRONG LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
Chuyờn ngnh: Lut Hỡnh s v T tng Hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: TS. TH PHNG
H NI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm
bảo tính chính xác, khách quan, trung thực.
Người cam đoan
Lê Viết Kiên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI LÀM
CHỨNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................... 6
1.1.
Khái niệm và đặc điểm về người làm chứng.................................. 6
1.1.1.
Khái niệm người làm chứng .............................................................. 6
1.1.2.
Đặc điểm về người làm chứng ........................................................ 11
1.2.
Vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự .................... 14
1.3.
Quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình
sự một số nước trên thế giới ......................................................... 20
1.3.1.
Quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự
của Cộng hòa liên bang Đức ........................................................... 20
1.3.2.
Quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự
của Cộng hòa Pháp ......................................................................... 21
1.3.3.
Quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự
của Liên bang Nga .......................................................................... 23
1.3.4.
Quy định về người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự
của Nhật Bản .................................................................................. 24
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI TỈNH ĐẮKLẮK ................................................. 26
2.1.
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện
hành về người làm chứng ............................................................. 26
2.1.1.
Quy định về quyền của người làm chứng ........................................ 26
2.1.2.
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nghĩa vụ
của người làm chứng ....................................................................... 33
2.1.3.
Một số quy định khác trong luật tố tụng hình sự Việt Nam có
liên quan đến người làm chứng ....................................................... 38
2.2.
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam về người làm chứng tại tỉnh Đắk Lắk ......................... 44
2.2.1.
Những kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................ 44
2.2.2.
Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 53
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK ...... 67
3.1.
Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người
làm chứng ...................................................................................... 67
3.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố
tụng đối với người làm chứng tại tỉnh Đắk Lắk .......................... 93
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 100
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS:
Bộ luật dân sự
BLHS:
Bộ luật hình sự
BLTTHS:
Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT:
Cơ quan điều tra
CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng
TA:
Tòa án
TTHS :
Tố tụng hình sự
VAHS:
Vụ án hình sự
VKS:
Viện kiểm sát
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Số liệu các vụ án hình sự thụ lý của TAND tỉnh
Đắk Lắk từ năm 1999 đến năm 2013
44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một
xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, trong đó quyền con
người phải được tôn trọng và bảo vệ. Người làm chứng được quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng để
nâng cao vai trò, vị trí và bảo vệ người làm chứng - là một chủ thể trong vụ án
hình sự góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, là một chế định lâu đời
trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta và các nước khác trên thế giới, xuất
phát từ lời khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò
rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế
thế giới, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với người làm chứng và
sự bảo đảm của nhà nước về địa vị pháp lý của người làm chứng sẽ có ý nghĩa
thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các
tổ chức chính trị và của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của người
làm chứng nói riêng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công
minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng thời góp phần quan trọng xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định theo hướng ngày
càng hoàn thiện hơn về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, mở rộng
quyền của họ và những biện pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Tuy
nhiên, việc quy định các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và quy định
về địa vị pháp lý của người làm chứng trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo
cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện
nghĩa vụ công dân của mình, hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng
chống tội phạm, xác minh sự thật khách quan của vụ án chưa thực sự bảo đảm
các quyền, lợi ích chính đáng của người làm chứng. Trong khi đó, hoạt động
của tội phạm ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa,
1
hành hung người làm chứng. Hiện nay những quy định về người làm chứng
trong pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập về nội dung và những cơ chế
chưa được giải quyết.
Từ những vấn đề nêu trên, người làm chứng trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam, nhất là đối với các vụ án lớn, người làm chứng thường ít ra làm
chứng, từ chối làm chứng, khai báo chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách
quan, chủ quan chi phối gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội. Cùng với việc đẩy
mạnh hội nhập phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và nhà nước ta cũng đang tiến
hành cải cách tư pháp theo nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong nước, phù hợp với hội nhập quốc tế trong đó các quy định về
quyền, nghĩa vụ của người làm chứng là một dẫn chứng cụ thể.
Việc nghiên cứu người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn và có những giải pháp hoàn thiện
quy định của pháp luật về người làm chứng là hoàn toàn cần thiết.
Xuất phát từ thực tế cấp thiết đó tôi đã chọn đề tài: “Người làm chứng
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn
tỉnh Đắk Lắk)” làm cơ sở nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình khoa học có cấp độ
khác nhau quy định của pháp luật về người làm chứng trong luật Hình sự.
Trong đó có một số bài viết như: “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ
người làm chứng trong tố tụng hình sự” của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc,
trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (Tạp chí khoa học pháp lý số 3 năm
2007); “Lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự” của TS. Trần
Quang Tiệp, Tổng cục An ninh, Bộ công an (Tạp chí khoa học pháp lý số 4
năm 2005); “Hoàn thiện quy định của BLTTHS nhằm bảo vệ người làm chứng
khi tham gia tố tụng” của Ths. Nguyễn Hải Ninh (Trường Đại học Luật Hà
2
Nội); “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng,
người bị hại trong vụ án hình sự” của PGS.TS Trần Đình Nhã (Phó chủ nhiệm
Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội); “Một số vấn đề trong việc bảo
vệ người làm chứng” của tác giả Đinh Tuấn Anh (Học viện cảnh sát) trên tạp
chí kiểm sát số 7/2008; “Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp
Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Động, Nxb khoa học xã hội 2005; đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Các quyền cơ bản hiến định của công dân
trong lĩnh vực tố tụng hình sự” của TS. Tô Văn Hòa trường Đại học Luật Hà
Nội; “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong
lĩnh vực tư pháp hình sự” của PGS.TSKH Lê Cảm, tạp chí Tòa án nhân dân số
01/2006; “Một số vấn đề cần chú ý về tâm lý xã hội của người làm chứng” của
Đinh Thế Anh, Tạp chí kiểm sát số 7/2008; “Cần quy định rõ, đầy đủ tư cách
pháp lý quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng” của Đinh Văn Lý, Tạp
chí kiểm sát số 17/2009; “Vấn đề bảo vệ nhân chứng, người tố giác và những
người tham gia tố tụng khác” của T.S Phạm Mạnh Hùng, Trường đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (Tạp chí kiểm sát số 7 tháng 4 năm 2012); “Hoàn
thiện chế định người làm chứng trong tố tụng hình sự đảm bảo tính khách quan,
minh bạch tại phiên tòa” của Th.S Nguyễn Thị Tuyết, Tòa án quân sự Trung
ương (Tạp chí Tòa án nhân dân số 10 tháng 5 năm 2011) vv…
Các bài viết này đã đề cập đến nhiều khía cạnh phân tích, bình luận các
quyền và nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý của người làm chứng trong bộ luật
tố tụng hình sự, giúp người đọc nhận thức cụ thể, chi tiết hơn về người làm
chứng về địa vị pháp lý của người làm chứng trong TTHS Việt Nam như về
vai trò của người làm chứng; đặc điểm về tâm lý xã hội khi tham gia làm
chứng; cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng. Có những bài viết đã chỉ ra
được những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật hình sự về người làm chứng từ đó đề xuất một số kiến nghị giải
pháp hoàn thiện quy định pháp luật về người làm chứng trong TTHS.
3
Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu trục tiếp hoặc gián
tiếp về người làm chứng trong TTHS Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau
như đã nêu và đã góp phần làm phong phú, hoàn thiện hơn khoa học pháp luật
nói chung, khoa học pháp luật TTHS nói riêng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy nhiên qua nghiên cứu
và tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau tác giả nhận thấy chưa có Luận
văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về đề tài “Người làm chứng trong
Luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu tại tỉnh Đắk Lắk”
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
quy định quyền và nghĩa vụ người làm chứng, đánh giá những ưu điểm và hạn
chế trong các quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó tìm ra những nguyên nhân
và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về người làm chứng trong TTHS.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, ý nghĩa
cũng như quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định của
BLTTHS năm 2003. Phân tích đánh giá tính khả thi của pháp luật về người
làm chứng trong từ đó nêu lên những bất cập tồn tại trong quy định của Luật
cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật. Phân tích quy định về địa vị pháp
lý của người làm chứng trên cơ sở làm rõ yếu tố tâm lý người làm chứng, vai
trò của họ trong giải quyết vụ án hình sự. Tìm ra những giải pháp, phương
thức hoàn thiện các quy định pháp luật và việc áp dụng thống nhất pháp luật,
đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Nghiên cứu số
liệu trên cơ sở tổng kết công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Lắk về người làm chứng trong tố tụng hình sự và đề ra những giải pháp,
kiến nghị để hoàn thiện các quy định về người làm chứng.
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích quy định của
BLTTHS năm 2003 về quyền và nghĩa vụ người làm chứng trên cơ sở lý luận
và thực tiễn thực hiện những quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền của người làm chứng.
4
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước và quy định trong Hiến pháp
năm 2013 về quyền con người, luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng
phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác như: thu thập,
phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, tổng hợp, so sánh, thống kê,
nghiên cứu thực tiễn và phân tích các bất cập trong các vụ án có người làm
chứng và một số phương pháp luận khác.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ và bổ sung vào khoa học pháp
lý của luật tố tụng hình sự Việt Nam về người làm chứng. Là tài liệu tham
khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy pháp luật và các cơ sở đào tạo luật
của Việt Nam.
Thực tiễn: Luận văn nghiên cứu làm cơ sở cho việc hoạch định và thực
thi nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và là tài liệu
tham khảo cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về người làm chứng trong luật tố
tụng hình sự.
Chương 2: Qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành
về người làm chứng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả về người làm chứng tại
tỉnh Đắk Lắk.
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm và đặc điểm về người làm chứng
1.1.1. Khái niệm người làm chứng
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên
quy định về người làm chứng, Điều 714 quy định:
Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày
thường đôi bên kiện tụng là người thân tình hay có thù oán, thì
không cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy giấu giếm ra
làm chứng, thì khép vào tội không nói đúng sự thật. Hình quan,
ngục biết mà dung túng việc đó đều bị tội [40].
Trong Bộ luật tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ thời Pháp thuộc người làm
chứng được quy định cụ thể tại Điều 20 như sau: "Phàm người chứng đã liệt
danh trong đơn khống chế và các người mà quan thẩm phán liệu nghĩ đến
chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều phải bị đòi gọi đến TA để chất vấn".
Ngoài việc quy định chủ thể nào là người làm chứng, bộ luật còn quy định về
nghĩa vụ của người làm chứng tại Điều 22 như sau:
Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, không có gì hợp lẽ
mà tự ý không đến hầu trước Tòa sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc
trước TA tỉnh, hoặc Tòa đệ tam cấp hoặc trước quan thẩm cứu thì
có thể bị ép bắt phải đến hầu và vì cớ không đến hầu phải bị xử phạt
từ 1 đồng đến 5 đồng và phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày, hoặc hai
thứ phải chịu một [12].
Trước khi BLTTHS năm 1988 ra đời, trong pháp luật TTHS Việt Nam
đã có những văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, công văn số 98-
6
NCPL ngày 2/3/1974 gửi Tòa án nhân dân địa phương đề cập việc thu thập,
kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng. Công văn nêu
lên sự cần thiết phải xác minh, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của
người làm chứng. Lời khai của người làm chứng trực tiếp hay gián tiếp đều
phải được xác minh có đúng sự thật không vì những lý do sau:
- Người làm chứng tuy khách quan nhưng vì trí nhớ hoặc mắt có thể
không tốt, nên thuật lại có thể không hoàn toàn đúng diễn biến của sự việc
- Việc xảy ra đã lâu nên không nhớ chi tiết, thuật lại có thiếu sót
- Ngại phiền phức hoặc thù oán mà không khai hết sự việc mà mình đã biết
- Vì cảm tình hoặc có mâu thuẫn với một bên trong vụ án mà khai thêm
hoặc bớt, thiếu chính xác
- Có nhân chứng, vì nhớ không kỹ mà khai thêm, bớt, suy diễn theo chủ
quan của mình
- Vì bị đe dọa hoặc bị mua chuộc mà khai sai sự thật
- Đã khai không đúng, nhưng sau vẫn khai như trước, vì sợ khai khác
thì bị đánh giá là người không trung thực
Thông thường lời khai của những người đúng đắn, ngay thẳng, không
có thân thuộc, bạn bè, không có mâu thuẫn gì với bị cáo, với người bị hại
hoặc không có quyền lợi gì liên quan đến vụ án thì có nhiều khả năng chính
xác. Tuy nhiên, không thể khẳng định trước là lời khai của nhân chứng nào là
đáng tin hơn nhân chứng nào, dù là nhân chứng trực tiếp, nếu lời khai ấy chưa
được xác minh, thẩm tra lại.
Trong công văn này, Tòa án nhân dân tối cao còn rút ra một vấn đề cần
chú ý khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng:
- Xem nhân chứng thuộc loại trực tiếp hay gián tiếp
- Sự việc họ khai có rõ ràng hay chỉ là phỏng đoán, suy diễn
- Trạng thái về tinh thần, tuổi của người làm chứng
7
- Cương vị, điều kiện công tác, nơi ở của họ có thể cho phép họ biết rõ
sự việc như họ đã khai không? [33].
- Họ có quan hệ thân thuộc, bạn bè hoặc có mâu thuẫn gì với bị cáo, với
người bị hại không? Quyền lợi của họ có liên quan đến vụ án không?
Như vậy, vấn đề người làm chứng, cũng như việc quy định về quyền,
nghĩa vụ của họ được đề cập từ rất sớm trong lịch sử lập pháp Việt Nam.
Pháp luật hầu hết các quốc gia đều có những quy định về người làm chứng
vì lời khai của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải
quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội,
không bỏ lọt tội phạm, tăng niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Với những
ý nghĩa trên, BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận người làm chứng là người
tham gia tố tụng hình sự tại Điều 55, có sự bổ sung, kế thừa các quy định
của BLTTHS năm 1988.
BLTTHS năm 2003 quy định:
Người nào biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đều có
thể được triệu tập đến làm chứng.
Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà
không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc
không có khả năng khai báo đúng đắn [18, Điều 55].
Như vậy theo quy định của pháp luật có thể hiểu như sau về người
làm chứng:
+ Người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ
án. Nhận thức của người làm chứng về các tình tiết của vụ án có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp (trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hay được người khác kể lại).
Những tình tiết mà người làm chứng biết được có thể liên quan đến đối
8
tượng chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003 hoặc các
tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án (có ý nghĩa chứng
minh). Việc họ biết được các tình tiết của vụ án là một thực tế khách quan,
và vì vậy họ có thể được triệu tập đến để khai báo về thực tế khách quan đó
với tư cách người làm chứng cung cấp chứng cứ cho người có trách nhiệm
chứng minh. Việc một người biết về các tình tiết liên quan đến vụ án hình sự
là một thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan
hay người tiến hành tố tụng.
+ Người tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng khi họ không
phải người bào chữa của bị can, bị cáo. Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS
năm 2003 thì người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa của
bị can, bị cáo có thể biết được các tình tiết của vụ án từ nhiều nguồn và trong
những khoảng thời gian khác nhau: có thể biết trước khi tham gia tố tụng với
tư cách người bào chữa từ những thông tin không phải do bị can, bị cáo cung
cấp, có thể biết được các tình tiết đó do có mặt ở nơi xảy ra tội phạm, do quen
biết bị can, bị cáo hoặc do được người khác kể lại... Cũng có thể người đó biết
được các tình tiết vụ án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào chữa do được
đọc hồ sơ vụ án, do tiếp xúc với bị can, bị cáo. Người bào chữa tham gia tố
tụng để thực hiện chức năng gỡ tội nên chỉ đưa ra các chứng cứ có lợi cho bị
can, bị cáo. Vì vậy, điểm b khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003 cũng đã quy
định nếu một người nào đó đã tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa thì
không được làm chứng trong vụ án đó.
+ Người đó phải có khả năng nhận thức được các tình tiết của vụ án và
có khả năng khai báo đúng đắn. Điểm b khoản 2 Điều 55 BLTTHS năm 2003
quy định những người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không
có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan đến vụ án hoặc không
9
có khả năng khai báo đúng đắn thì không được làm chứng. Theo quy định của
pháp luật thì người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan tới vụ
án, những người có nhược điểm về thể chất biết được các tình tiết theo cách
riêng của họ. Người điếc không nghe thấy được nhưng có thể nhìn thấy,
người mù không thể nhìn thấy được nhưng có thể nghe thấy. Vì vậy, nếu vào
thời điểm nhận thức hoặc khai báo sự việc mà do có nhược điểm về thể chất
hoặc tâm thần mà không có khả năng nhận thức hoặc khai báo đúng đắn thì
không được làm chứng. Nếu các nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không
làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khai báo thì có thể tham gia tố
tụng với tư cách người làm chứng.
+ Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án chỉ có thể trở
thành người làm chứng khi được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập.
Trong thực tiễn điều tra có nhiều người biết tình tiết của vụ án đang điều tra
nhưng không trở thành người làm chứng bởi luật quy định những trường hợp
này không được làm chứng (người bào chữa của bị can, bị cáo; người có
nhược điểm tâm thần, thể chất mà không có khả năng nhận thức và khai báo
đúng đắn - khoản 2 Điều 55 BLTTHS năm 2003) hoặc do cơ quan có thẩm
quyền xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ để lấy lời khai với tư cách
người làm chứng trong vụ án. Trường hợp có nhiều người biết các thông tin
liên quan đến vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có sự lựa chọn.
Những người biết được nhiều tin tức quan trọng, biết được các tình tiết một
cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ; những người có khả năng mô tả lại một
cách tốt nhất những hiểu biết của họ mà cơ quan điều tra đang cần; những
người có thiện chí, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ người làm chứng
thường được các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn. Việc lựa chọn triệu tập
ai là người làm chứng sẽ làm giảm được khối lượng công việc, tránh tình
trạng lan man trong thu thập chứng cứ.
10
Từ những phân tích trên có thể hiểu khái niệm về người làm chứng như
sau: Người làm chứng là người biết được tình tiết liên quan đến vụ án, được
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự
việc cần xác minh trong vụ án.
1.1.2. Đặc điểm về người làm chứng
Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có thể nhận
thấy đại đa số quần chúng nhân dân luôn sẵn sàng cộng tác với các cơ quan
tiến hành tố tụng, cung cấp những thông tin có ích cho việc giải quyết vụ án.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người lẩn tránh việc ra làm chứng hoặc
làm chứng với thái độ miễn cưỡng, khai báo không đầy đủ thậm chí khai báo
gian dối gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, nguyên nhân của tình trạng
này chủ yếu đều xuất phát từ tâm lý xã hội của người làm chứng. Những đặc
điểm về nhận thức và tâm lý khác biệt của người làm chứng trong tố tụng
hình sự có thể lý giải phần nào tình trạng người làm chứng không tích cực
hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng:
- Nhiều người làm chứng chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ pháp lý
của mình.
Theo quy định của pháp luật việc một người ra làm chứng không chỉ
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính
xác mà còn là việc thực hiện nghĩa vụ công dân đã được pháp luật quy định
((Điều 79 Hiến pháp năm 1992; Điều 4 BLHS năm 1999; Điều 25, Điều 55
BLTTHS năm 2003). Thậm chí việc từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối
còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 308, Điều 307 BLHS).
Do trình độ hiểu biết pháp luật của đại đa số người dân còn hạn chế nên
không phải ai cũng nhận thức được nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Nhiều
người cho rằng trách nhiệm điều tra làm rõ tội phạm là trách nhiệm của các cơ
quan bảo vệ pháp luật, không phải trách nhiệm của họ. Không vi phạm pháp
11
luật, và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước (như nộp thuế, các khoản phí, lệ
phí) đối với một số người đã là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân của
mình. Còn trách nhiệm điều tra tội phạm là công việc của các cơ quan tiến
hành tố tụng bởi Nhà nước đã giao cho các cơ quan đó làm nhiệm vụ này. Họ
còn nghĩ mình không phải là người duy nhất biết được các tình tiết liên quan
tới vụ án, ngoài họ ra còn nhiều người khác biết. Vì vậy, nếu họ không ra làm
chứng thì sẽ có người khác làm chứng thay. Từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ,
thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin mà họ biết với các cơ quan
tiến hành tố tụng.
- Người làm chứng có tâm lý sợ phiền hà, không muốn mất thời gian
ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của mình, tốn kém tiền của hoặc bị phía
đối tượng trong vụ án mua chuộc. Ra làm chứng cũng có nghĩa là tham gia
vào hoạt động tố tụng cho nên người làm chứng có nghĩa vụ pháp lý trong
suốt thời gian điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Người làm chứng có thể
được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để lấy lời khai, nhận diện, đối chất
vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của
pháp luật... Điều đó ảnh hưởng đến thời gian làm việc, học tập, sinh hoạt, ảnh
hưởng đến thu nhập kinh tế thậm chí phải mất chi phí cho việc làm chứng (chi
phí đi lại, ăn ở). Theo quy định của pháp luật người làm chứng được thanh
toán các khoản chi phí trên nhưng thực tế các khoản tiền được thanh toán đó
thường không theo kịp giá cả thị trường. Hơn nữa nhiều người làm chứng có
hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên thường viện lý do thoái thác để không đến
làm chứng hoặc làm chứng không đúng hẹn hay chỉ khai báo qua loa cho
xong việc, tâm lý không muốn “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” vẫn còn tồn
tại. Nhiều trường hợp người làm chứng bị mua chuộc từ phía đối tượng hoặc
người nhà của họ nên đã khai báo theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.
- Người làm chứng sợ bị xử lý trước pháp luật do bản thân họ có liên
quan tới sự việc tội phạm ở mức độ nhất định hoặc sợ bị phát hiện những hành
12
vi xấu xa của mình, họ sợ bị liên đới chịu trách nhiệm với kẻ phạm tội. Trường
hợp người làm chứng không có hành vi liên quan tới sự việc phạm tội nhưng
tình cờ được chứng kiến hành vi phạm tội trong khi bản thân họ đang làm
những chuyện xấu xa, vô đạo đức do đó họ chỉ muốn tránh xa các cơ quan bảo
vệ pháp luật để không bị lâm vào tình cảnh rắc rối. Đó còn chưa kể tới những
người đã và đang có hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng chưa bị phát
hiện, họ rất sợ phải tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật vì theo tâm lý “có tật
giật mình”. Trong thâm tâm họ luôn sợ rằng “cái sảy nảy cái ung” nên tốt nhất
không nên ra làm chứng để bảo vệ an toàn cho bản thân mình.
- Người làm chứng sợ ảnh hưởng không tốt đến uy tín, danh dự của bản
thân hoặc đến mối quan hệ với các đối tượng trong vụ án. Quan niệm “dĩ hòa
vi quý”, coi trọng tình cảm của người phương Đông khiến cho nhiều người
không muốn làm mất lòng ai, không muốn người khác xì xào, bàn tán không
có lợi cho mình nhất là những người có địa vị nhất định trong xã hội. Khi ra
làm chứng trước pháp luật họ sợ bị mọi người xung quanh hiểu lầm mình có
dính líu gì đó đến vụ án nên mới bị cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập. Mặt
khác trong xã hội vẫn còn nhiều người thành kiến với việc kiện tụng, coi việc
tố cáo nhau là xấu dù họ biết việc bị tố cáo là việc xấu, thậm chí là tội phạm.
Họ muốn tội phạm bị trừng trị nghiêm minh nhưng nhiều người vẫn cảm thấy
“áy náy” vì cho rằng vì mình đứng ra làm chứng mà người khác vào tù. Việc
làm chứng với họ rất khó khăn nên thường thiếu nhiệt tình. Tìm thêm đồng
minh là những người làm chứng khác để chứng tỏ rằng không chỉ có mình họ
khai báo, tố giác tội phạm mà còn có thêm những người khác nữa, giải tỏa
được tâm lý họ không phải là người duy nhất bị mọi người soi mói, không
thấy áy náy nhiều bởi họ không là người duy nhất “đưa” người khác vào tù,
cảm giác xấu hổ, áy náy đó sẽ được san sẻ. Nếu giữa người làm chứng và bị
can, bị cáo có mối quan hệ thân quen thì họ còn có thêm tâm lý sợ bị đưa lên
13
bàn cân của dư luận, bị mất lòng tin với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, họ sợ
bị tẩy chay. Do vậy, trừ trường hợp kẻ phạm tội là kẻ dã man, đối xử tàn ác
với gia đình người thân khiến ai cũng căm ghét còn hầu hết những người làm
chứng có quan hệ gia đình, bạn bè với các đối tượng của vụ án đều tỏ ra thiếu
trung thực, khai báo có lợi cho đối tượng.
- Người làm chứng có tâm lý sợ bị trả thù, thiếu niềm tin với các cơ
quan tiến hành tố tụng. Thực tế trong những vụ án ma túy, buôn bán phụ nữ
trẻ em, liên quan tới các băng nhóm tội phạm nhiều người làm chứng và
người thân của họ đã bị đối tượng, đồng bọn hay gia đình đối tượng mua
chuộc, dọa dẫm buộc họ phải im lặng hay khai báo có lợi cho đối tượng,
nhiều người làm chứng đã bị trả thù. Vì vậy, nhiều người biết rõ sự việc phạm
tội nhưng không dám tố giác tội phạm, khi được cơ quan tiến hành tố tụng
triệu tập họ tìm cách thoái thác, thất hẹn hoặc khai báo theo những gì đã bàn
bạc, thỏa thuận với đối tượng. Những nguyên nhân trên đều xuất phát từ tính
toán về lợi ích cá nhân của người làm chứng [34 trang 147].
1.2. Vai trò của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Vai trò của người làm chứng trong TTHS là chủ thể tham gia tố tụng
với tư cách là người phối hợp với CQTHTT trong quá trình giải quyết và làm
sáng tỏ vụ án, với mong muốn duy nhất tìm ra sự thật khách quan của vụ án
hình sự. Nhìn chung khi tham gia vào TTHS người làm chứng là chủ thể
không có sự quan tâm pháp lý về kết cục của vụ án. Lý do tham gia của người
làm chứng trong TTHS không phải vì lợi ích của họ mà là lợi ích của bị can,
bị cáo, người bị hại, của CQTHTT và lợi ích chung của xã hội: đó là làm sáng
tỏ sự thật khách quan của vụ án, người làm chứng không được bất cứ quyền
lợi về mặt vật chất nào từ việc làm chứng. Sự tham gia của họ góp phần vào
việc chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Khi so sánh vai
trò, chức năng tố tụng của người làm chứng với người bị hại và bị can, bị cáo
14
sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt về tư cách tố tụng của người làm chứng với các
chủ thể khác trong TTHS. Theo đó người bị hại tham gia tố tụng với tư cách
là chủ thể buộc tội, thực hiện quyền công dân và quyền tố tụng, cùng với
CQTHTT xác định có tội phạm xảy ra, bảo vệ quyền lợi của mình, cũng giống
như người bị hại, bị can, bị cáo tham gia tố tụng với tư cách chủ thể rõ ràng là
vì lợi ích của cá nhân của mình. Trong khi đó người làm chứng tham gia tố
tụng với tư cách là người phối hợp với CQTHTT trong quá trình giải quyết vụ
án, tham gia tố tụng không vì lợi ích cá nhân. Bằng việc cung cấp lời khai mà
mình biết có liên quan đến vụ án hình sự, người làm chứng làm sáng tỏ những
tình tiết cần thiết trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm. Đối với
người làm chứng thì tham gia vào vụ án và trình bày lời khai trung thực tất cả
những gì mình biết về vụ án không những là quyền, nghĩa vụ công dân của
mình mà còn là nghĩa vụ tố tụng của họ. Đối với nhà nước thì người làm
chứng là người phối hợp với nhà nước, với CQTHTT trong cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Vai trò của người làm chứng là hỗ trợ tư pháp, sẽ dễ dàng nhận thấy sự
khác biệt giữa người làm chứng và người bị hại trong TTHS. Theo đó người
bị hại là nạn nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lời khai của họ có thể
phản ánh đậm nét hơn những đánh giá, cảm xúc chủ quan về các tình tiết của
vụ án so với lời khai của người làm chứng.
Lời khai người bị hại không chỉ là nguồn chứng cứ làm sáng
tỏ sự thật của vụ án mà là còn lời buộc tội, là công cụ bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Trình bày lời khai không
chỉ là nghĩa vụ tố tụng mà đồng thời còn là quyền tố tụng của
người bị hại [13 trang 9].
Ở góc độ này người bị hại được nhìn nhận là chủ thể thực hiện chức
năng buộc tội, còn người làm chứng là người giúp cho CQTHTT trong quá
trình điều tra, chứng minh có hay không hành vi phạm tội.
15
Vai trò của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng trong
việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Một vụ án hình sự bao giờ cũng để lại
dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, nhằm xác
định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan THTT sẽ căn cứ vào các
dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố, xét xử một người có hành vi
phạm tội. Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ. Theo quy định khoản 2
Điều 64 BLTTHS thì lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ rất
quan trọng cho việc giải quyết vụ án, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người
phạm tội... người làm chứng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho CQTHTT
trong việc chứng minh làm sáng tỏ vụ án. Thêm vào đó người làm chứng
tham gia với tư cách là người vì lợi ích chung, lợi ích xã hội, không có bất kỳ
lợi ích cá nhân với mong muốn làm sáng tỏ vụ án nên lời khai không phiến
diện như lời khai của người bị hại, bị can, bị cáo... chính vì vậy lời khai của
người làm chứng có tác dụng chứng minh rất cao. Hoạt động tố tụng càng có
tính tranh tụng bao nhiêu, sự bình đẳng về quyền của các bên trong hoạt động
chứng minh càng được thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai của người làm
chứng càng quan trọng và được sử dụng phổ biến bấy nhiêu. Lời khai của
người làm chứng là loại chứng cứ được cung cấp và thể hiện qua con người
cụ thể, cho nên lời khai sinh động, dễ hiểu và cụ thể hơn nó luôn thể hiện
phản ánh đúng với những gì mà họ biết về vụ án, lời khai của người làm
chứng luôn được hiểu một cách trực tiếp hơn là vật chứng phải phân tích, làm
rõ và tổng hợp với các tình tiết khác mới hiểu được vật chứng đó đang chứng
minh điều gì, “đặc biệt người làm chứng phải chịu trách nhiệm về lời khai của
mình, luôn bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý với những gì mình nói” phải cam
đoan không khai gian dối (Điều 204 BLTTHS) nên tính chính xác càng cao.
Vai trò của người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh: Chứng minh
16
trong TTHS là một dạng hoạt động mang tính chất pháp lý được điều chỉnh
bởi luật tố tụng hình sự và pháp luật liên quan, được thực hiện bởi chủ thể có
quyền. Quá trình chứng minh có hay không có tội phạm đó là nghĩa vụ bắt
buộc của cơ quan THTT như CQĐT, VKS, TA "trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng
không buộc phải chứng minh là mình vô tội" (Điều 10 BLTTHS) chứ không
phải thuộc về đương sự như trong tố tụng dân sự [33] và kết quả của hoạt
động này sẽ là một bản án, quyết định của Tòa án mang tính chất cưỡng chế
thi hành, đó là công cụ để Tòa án có thể nhận thức được chính xác vụ việc đã
xảy ra trên thực tế, làm cơ sở đưa ra phán quyết cho vụ án nhanh chóng, chính
xác, khách quan.
Vai trò của người làm chứng đối với việc làm sáng tỏ sự thật vụ án.
Trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án thì nghĩa vụ chứng minh
làm sáng tỏ vụ án hình sự là quan trọng nhất và luôn luôn tồn tại trong các
giai đoạn của quá trình tố tụng. Từ khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
CQTHTT luôn cố gắng chứng minh:
Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và
những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành
vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do vô ý hay do cố ý, có năng lực
trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơ phạm tội; những
tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,
bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo tính chất
mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra [15, Điều 63]
và hầu hết trong các giai đoạn của quá trình tố tụng thì CQTHTT luôn
cần đến sự cộng tác của người làm chứng. Bằng việc cung cấp lời khai cho
CQTHTT thì khi đó vai trò lời khai của người làm chứng hỗ trợ CQTHTT
trong quá trình chứng minh làm sáng tỏ vụ án. Quá trình chứng minh làm
17
sáng tỏ vụ án là quá trình đi tìm những gì có liên quan đến vụ án, bằng
phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp những chứng
cứ thu thập được trong quá trình tố tụng CQTHTT sẽ rút ra được kết luận một
cách khoa học, có logic nhất về vụ án làm căn cứ phán quyết của Tòa án.
Giống như các chứng cứ khác, lời khai của người làm chứng luôn chứa đựng
những yếu tố có giá trị chứng minh làm sáng tỏ vụ án, bên cạnh đó lời khai
của người làm chứng khác vật chứng ở chỗ là luôn luôn phản ánh đúng đắn và
sinh động những gì mà người làm chứng muốn thể hiện hơn là vật chứng vì
đó là sự phản ánh thật của một con người qua lời nói và hành động của mình.
Trong trường hợp những vụ án không có chứng cứ nào khác ngoài lời khai
của người làm chứng thì CQTHTT căn cứ vào lời khai của người làm chứng
mà vẫn có thể chứng minh làm sáng tỏ vụ án.
Trong trường hợp người làm chứng khai báo không khách quan, không
chính xác không đúng sự thật thì điều đó làm cho quá trình tố tụng khó khăn
phức tạp hơn, làm cho điều tra bị sai lệnh, quá trình điều tra kéo dài, hao phí
tiền bạc của Nhà nước dẫn đến oan sai... một số đối tượng đã mua chuộc
người làm chứng khai báo gian dối nhằm che dấu hành vi phạm tội hoặc đe
dọa tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người làm chứng hoặc
người thân của họ. Như vậy thấy được lời khai của người làm chứng là vô
cùng quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đối với việc làm sáng tỏ vụ án, lời khai
của người làm chứng có thể giúp cơ quan điều tra định hướng được quá trình
điều tra, có thể là căn cứ cho VKS phê chuẩn quyết định khởi tố, truy tố và
cũng là cơ sở cho Tòa án ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật tránh
oan sai hay bỏ lọt tội phạm.
Vai trò của người làm chứng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những
quyền cơ bản của công dân. Quy định của BLTTHS thì một trong những
nhiệm vụ cơ bản đó là "không bỏ lọt tội phạm và bảo vệ pháp chế xã hội chủ
18