Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.66 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG VĂN VÂN

TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG VĂN VÂN

TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VĂN LUYỆN

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu thống kê, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính thực
tiễn, chính xác, trung thực và tin cậy. Các kết quả nêu trong luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học theo chương trình và thực hiện tất cả các nghĩa vụ
về tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Vân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng thống kê, biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................... 6
1.1.
Nhận thức chung về tội phạm hủy hoại rừng ......................................... 6
1.1.1. Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng ............................................................. 6

1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng trong luật hình sự ................ 13
1.2.
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quy phạm pháp
luật về quản lý và bảo vệ rừng............................................................... 16
1.2.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành
BLHS năm 1985 ...................................................................................... 16
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành
BLHS năm 1999 ...................................................................................... 18
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay ................................ 20
1.3.
Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác......................... 22
1.3.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định về khai
thác và bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 175 BLHS ............................. 22
1.3.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm các quy định về quản lý
rừng theo quy định tại Điều 176 BLHS .................................................... 27
1.4.
Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật
một số nước quy định về tội hủy hoại rừng .......................................... 28
1.4.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình
sự Liên Bang Nga .................................................................................... 28
1.4.2. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình
sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ................................................... 30
Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 32
Chương 2: TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM
1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ......................................................... 34


2.1.

Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và đường lối xử lý hình sự đối với tội

hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999............................. 34
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hủy hoại rừng quy định tại
Điều 189 BLHS ....................................................................................... 34
2.1.2. Đường lối xử lý tội hủy hoại rừng ............................................................ 43
2.2.
Thực tiễn áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng trong Bộ
luật hình sự năm 1999 ............................................................................ 52
2.2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk ............................................................. 52
2.2.2. Kết quả hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về tội
hủy hoại rừng ........................................................................................... 55
2.3.
Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong thực tiễn xét xử
tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk........................................ 58
2.3.1. Hạn chế thiếu sót khi xét xử trong trường hợp có tình tiết định khung
hình phạt .................................................................................................. 58
2.3.2. Hạn chế, thiếu sót trong quyết định hình phạt........................................... 73
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các
quy định về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............................. 83
Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 86
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG .................................... 87
3.1.
Nhu cầu và quan điểm hoàn thiện các quy định pháp luật về tội
hủy hoại rừng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ...................... 87
3.2.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về tội hủy hoại rừng .................. 96
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự......... 96
3.2.2. Kiến nghị sửa thông tư liên tịch số 19 hướng dẫn áp dụng một số
điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý

rừng, bảo về rừng và quản lý lâm sản ....................................................... 97
3.3.
Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy
hoại rừng ................................................................................................ 98
Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 104
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 107
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 111


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

TTLT:

Thông tư liên tịch


DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu bảng,
biểu đồ

Tên bảng, biểu đồ

Trang


Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk bị phá giai
đoạn 2009 - 2014

55

Bảng 2.2. Kết quả xét xử sơ thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014

56

Bảng 2.3. Kết quả xét xử phúc thẩm tội hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014

58

Biểu đồ 2.1. Thống kê vụ án phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2014

55


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt nhiều
thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với
thành tựu chung đó là hệ thống pháp luật hình sự nước ta ngày càng tiến bộ, đáp
ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các quy định cũng từng bước
hoàn thiện và phát triển, trong đó có các quy định tội phạm về môi trường nói chung
và tội hủy hoại rừng nói riêng. Từ xưa đến nay, rừng được xem là lá phổi của thế

giới, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh
thái, môi trường, ổn định khí hậu toàn cầu, góp phần ngăn chặn, hạn chế hậu quả
khốc liệt do thiên tai gây ra. Mặc dù rừng có vị trí vai trò quan trọng như vậy nhưng
hiện nay tình trạng chặt, đốt phá, hủy hoại rừng đã, đang và diễn biến ngày càng
phức tạp, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ làm suy
vong hệ sinh thái trong hiện tại cũng như trong tương lai, làm mất cân bằng sinh
thái, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, vấn đề phát
triển kinh tế, xã hội trên toàn thế giới, từng khu vực nói chung và từng quốc gia
trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, nếu như trước đây với 3/4 diện tích là rừng thì hiện nay đã suy
giảm nhiều, riêng địa bàn tỉnh Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước,
nhưng hiện nay tình trạng chặt phá, đốt rừng, hủy hoại rừng vẫn diễn biến phức tạp,
trong giai đoạn 2009 - 2014 trên địa bản tỉnh đã phát hiện 173 vụ vi phạm luật bảo
vệ và phát triển rừng [37] trong đó số vụ án đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử theo thống kê của Văn phòng - Tòa án nhân dân tỉnh Đắk
Lắk là 49 vụ, diện tích rừng bị lấn chiếm trái phép theo thống kê của Cục kiểm lâm
tỉnh khoảng 12.000 ha [37]. Trên thực tế, những hành vi hủy hoại rừng vẫn diễn ra
và ngày càng gia tăng, với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, tình hình hủy
hoại rừng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số
“điểm nóng” về hủy hoại rừng như: Vùng biên giới, các huyện Ea Súp, Ea H’Leo,

1


Krông Bông, M’đrắk, Buôn Đôn. Việc điều tra, thống kê phân loại các đối tượng
hủy hoại rừng đã được thực hiện nhưng chưa xử lý, giải quyết triệt để, tình trạng
đốt, chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn biến phức tạp mặc dù cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đã có sự kiểm tra, giám sát, thực hiện các biện pháp ngăn chặn,
đấu tranh cũng như các quy định các biện pháp từ xử phạt vi phạm hành chính đến
truy cứu trách nhiệm hình sự. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày

08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách
ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Chỉ thị số
12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị 1685/2011/CT-TTg ngày
27/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng,
ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk đã thu được nhiều kết quả, song vẫn tồn tại không ít những khó khăn,
vướng mắc trong việc thi hành pháp luật hình sự cũng như các quy định của pháp
luật chuyên ngành trong việc phát hiện, xử lý kịp thời, đấu tranh phòng, chống và
đẩy lùi tội phạm hủy hoại rừng, góp phần vào công cuộc bảo vệ nguồn tài nguyên
quý giá của đất nước. Trước tình trạng diễn biến phức tạp, mạnh mẽ của những
hành vi hủy hoại rừng trong khi vấn đề áp dụng pháp luật, chế tài hình sự đối với
loại tội phạm này còn hạn chế, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về việc áp dụng pháp
luật, phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan góp phần đấu tranh phòng ngừa,
xử lý tội phạm hủy hoại rừngtrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực
tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trong luật
hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn và bài viết như: Luận văn Thạc sĩ luật học
“Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại rừng của lực lượng cảnh sát nhân dân
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn Mạnh Long, thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2013;

2


Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng” trong luật hình sự Việt Nam
của tác giả Lê Thị Phương Minh, Hà Nội, năm 2013 v.v.
Các công trình đã nghiên cứu, khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn

trong việc áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng, nhưng nghiên cứu ở góc độ
phòng ngừa tội phạm hoặc tội phạm học, không nghiên cứu áp dụng ở địa bàn tỉnh
Đắk Lắk. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có công trình nghiên cứu về
đề tài tội hủy hoại rừng. Do vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ
ràng, để có luận cứ khoa học cho việc đưa ra những kiến nghị, các giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp góp phần đấu tranh, phòng chống, ngăn
ngừa, xử lý có hiệu quả tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy,
tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tội
hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các quy định của BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy
hoại rừng, trên cơ sở số liệu thực tiễn về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
trong giai đoạn 2009 - 2014.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích của đề tài: Tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý và các
quy định của pháp luật liên quan đến tội hủy hoại rừng. Trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự xuất phát từ thực trạng, số liệu thực tiễn xét xử về tội
hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm sáng tỏ các vấn đề về định tội danh, quyết
định hình phạt khi xét xử tội hủy hoại rừng để tìm ra những hạn chế, thiếu sót và giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng và pháp luật chuyên
ngành liên quan, nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án cũng như góp phần
trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3



4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến tội
hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam như: Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát
triển của các quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng; các dấu hiệu pháp lý đặc
trưng; so sánh tội hủy hoại rừng với các tội phạm khác có liên quan.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội hủy hoại
rừng trong luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; rút ra những hạn chế,
thiếu sót và nguyên nhân, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý
nghĩa về mặt thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng:
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hoàn thiện quy định của tội hủy hoại rừng tại
Điều 189 BLHS năm 1999, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Những kiến nghị, giải pháp nêu trong luận văn sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng,
đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho lực lượng điều tra, truy tố, xét xử
tội phạm này trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường
nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng. Các văn bản liên quan trong công tác chỉ
đạo, phối hợp, đấu tranh phòng, chống các hành vi phạm tội hủy hoại rừng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học luật hình sự và tội phạm học như: Phương pháp thống kê
hình sự, phương pháp phân tích và so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp
chuyên gia, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp


4


chứng minh v.v. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng một cách đan
xen, linh hoạt để tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội hủy hoại rừng trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và
thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại rừng.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Nhận thức chung về tội phạm hủy hoại rừng
1.1.1. Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng
Trong lịch sử phát triển của đất nước, ý thức về bảo vệ tài nguyên rừng được
chú ý và quan tâm trong nửa cuối thế kỷ XX, khi hậu quả của việc tàn phá rừng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên, xã hội và con người, đặc biệt phải kể đến thiên
tai hiện hữu như: Ô nhiễm đất, nước và không khí, lũ lụt, nạn sa mạc hóa, hiệu ứng
nhà kính v.v. Nguyên nhân chủ yếu là do rừng bị suy giảm, để đấu tranh có hiệu quả
với những hành vi hủy hoại rưng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích

cực đem lại kết quả bước đầu, khả quan, việc bảo vệ rừng là yếu tố quan trọng đóng
góp cho sự phát triển thịnh vượng, lâu dài, vững chắc của đất nước nhưng vẫn còn
những tồn tại, vướng mắc, tình trạng hủy hoại rừng có chiều hướng diễn biến phức
tạp, tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế bảo
vệ rừng có hiệu quả hơn. Một trong những mắt xích chủ yếu, quan trọng của cơ chế
này là chính sách hình sự áp dụng đối với những hành vihủy hoại rừng.
Trong lịch sử lập pháp hình sự, BLHS năm 1985 chưa thể hiện rõ tính cấp
bách và tầm quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh với các hành vi xâm hại môi
trường và hủy hoại rừng. Điều này không chỉ thể hiện qua việc BLHS 1985 chưa
dành riêng một chương cho các tội phạm về môi trường, mà được quy định gộp lại
với những tội phạm khác như: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò,
khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa
Việt Nam (Điều 179); tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai (Điều
180); tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Điều 181), những tội
phạm này trong BLHS 1985 được hiểu là những tội phạm kinh tế và xếp vào
Chương VII “các tội phạm về kinh tế”. Tương tự như vậy, tội vi phạm các quy định
về bảo vệ và sử dụng danh lam, thắng cảnh (Điều 216) được hiểu là tội xâm phạm

6


trật tự quản lý hành chính (mục C của Chương VIII). Cả BLHS 1985 chỉ có một
điều duy nhất trực tiếp quy định trách nhiệm hình sự cho những hành vi xâm hại
đến môi trường đó là tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả
nghiêm trọng (Điều 195) [12].
Nền tảng của chính sách hình sự về bảo vệ môi trường trong đó có tài
nguyên rừng của Việt Nam đã được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp đã khẳng định việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của mọi
người và toàn xã hội: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý

tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành động làm suy
kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường (Điều 29). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2013 xác định: Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); Nhà nước
có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo
vệ môi trường và rừng, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ
chức, các nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và làm
suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại(Điều 63) [22], từ những quy định nêu trên có thể thấy, Nhà nước ta
đã nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Chính sách hình sự của Việt Nam hiện hành quy định tội hủy hoại rừng tại
Điều 189 của Chương XVII, của chương các tội phạm về môi trường, đây là một
bước đột phá quan trọng khi xây dựng một chương riêng trong BLHS năm 1999 cho
các tội phạm về môi trường,thể hiện quyết tâm đấu tranh với loại tội phạm này
thông qua việc quy định hình phạt hết sức nghiêm khắc với mức hình phạt cao nhất
lên đến 15 năm tù.
Hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Điều 189 của Chương XVII của
BLHS là những hành vi xâm hại tài nguyên rừng, có tính nguy hiểm cho xã hội

7


cao,những hành vi có tính nguy hiểm xã hội thấp hơn, chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như áp dụng trách
nhiệm hành chính. Với diễn biến phức tạp của đời sống xã hội và tình hình tội phạm
hủy hoại rừng, những hành vi xâm hại tài nguyên rừng sẽ được nghiên cứu thường
xuyên góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự.
Từ những phân tích nhận định trên, thiết nghĩ cần phải có nhận thức chung

nhất về hành vi hủy hoại rừng để đưa ra khái niệm về tội phạm hủy hoại rừng, chỉ ra
tính chất, đặc trưng của tội phạm này đã được quy định tại Điều 189 của BLHS.
Khái niệm tội phạm hủy hoại rừng:
Tội phạm hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện có lỗi,
xâm hại tài nguyên rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm suy giảm
đáng kể giá trị của rừng.
Qua khái niệm nêu trên có thể thấy những nội dung bao hàm trong khái niệm
tội hủy hoại rừng gồm: Là tội phạm được quy định trong BLHS, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một trong các hành vi khách quan hủy hoại rừng
(đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác), chủ thể thực hiện tội phạm có lỗi và
gây thiệt hại về rừng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đi sâu phân tích sẽ
giúp làm sáng tỏ nội dung khái niệm về tội hủy hoại rừng, cụ thể:
Tội hủy hoại rừng là tội phạm được tách từ tội vi phạm các quy định về quản
lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985, do tính chất của hành vi
và thiệt hại do hành vi hủy hoại rừng gây ra nên nhà làm luật quy định hành vi hủy
hoại rừng là tội phạm về môi trường.
Quy định nêu trên với nội hàm chứa các dấu hiệu đặc trưng của loại tội phạm
hủy hoại rừng, kết cấu quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS là liệt kê các hành vi
có thể thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trong khoản này bao hàm các
nội dung như chủ thể thực hiện tội phạm là “người nào”, ở đây xác định bất kỳ
người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

8


theo quy định của BLHS khi vi phạm một trong các tội phạm được quy định trong
BLHS, cụ thể ở đây là tội hủy hoại rừng.
Trách nhiệm hình sự, là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp
lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc

nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định đối với người phạm
tội. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự chính xác đối với người phạm tội có mục
đích rất quan trọng, mang tính chất nhằm từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới thủ
tiêu tình trạng phạm tội và những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Trách nhiệm
hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách
nhiệm pháp lý nào khác, phản ánh thái độ của Nhà nước đối với người thực hiện tội
phạm bằng việc quy định các biện pháp cưỡng chế về hình sự để áp dụng đối với
người thực hiện tội phạm, là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, trách
nhiệm hình sự chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội, không có việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị BLHS quy định là tội phạm thì không thể có
trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện trong phạm vi của
quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và
nghĩa vụ nhất định, một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội [34], người
thực hiện tội phạm hủy hoại rừng chính là người thực hiện những hành vi hủy hoại
rừng, xâm phạm tài nguyên rừng làm mất hoàn toàn hoặc làm giảm đáng kể giá trị
rừng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Một khi đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự
cũng cần cân nhắc và đảm bảo hai khía cạnh là điều kiện cần và đủ để buộc một
người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó phạm vào một
tội được quy định trong luật hình sự, đó là về năng lực trách nhiệm hình sự của chủ
thể thực hiện tội phạm và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Dưới góc độ lập pháp, tuổi chịu trách nhiệm hình sự không được ghi nhận
chính thức như là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm trong Điều 8 BLHS,
nhưng dấu hiệu này lại rất quan trọng, không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội
phạm bên cạnh dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự [34].

9


Trên cơ sở cân nhắc sự phát triển về thể chất, khả năng nhận thức và các yếu
tố tâm, sinh lý, độ tuổi, cũng như xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng

ngừa, chống tội phạm và qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta,
BLHS hiện hành đã thể hiện quan điểm phân hóa trách nhiệm hình sự một cách cụ
thể, đã phân loại tội phạm thành bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với các
tiêu chí để phân loại bốn loại tội phạm bao gồm: Tính chất nguy hiểm cho xã hội,
mức độ nguy hiểm cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt (chế tài). Bên
cạnh đó, cùng với việc phân loại tội phạm là quy định cụ thể về độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS, như sau:
1. Người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Từ các phân tích trên, người thực hiện tội phạm hủy hoại rừng sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự, khi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thỏa mãn các dấu
hiệu cấu thành tội phạm và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Trong BLHS hiện hành, không trực tiếp quy định vấn đề tình trạng có năng
lực trách nhiệm hình sự, mà quy định tình trạng đối lập là tình trạng không có năng
lực trách nhiệm hình sự, đây là quy định đúng đắn, hợp lý, có tính thực tiễn cao. Bởi
vì tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự là thuộc tính mang tính phổ biến và
bao quát ở tất cả mỗi con người, đồng thời tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự lại mang tính đơn lẻ và không phổ biến, dưới góc độ được thừa nhận chung
thì tình trạng có năng lực chịu trách nhiệm hình sự được hiểu là khả năng của một
người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi do mình
thực hiện [34]. Xuất phát từ nhận thức này thì người thực hiện hành vi hủy hoại
rừng, được xác định là phạm tội với lỗi cố ý, hoàn toàn ý thức được hành vi đốt, phá
rừng trái phép hoặc có các hành vi khác hủy hoại rừng sẽ xâm phạm đến tài nguyên
rừng, làm mất đi hoặc giảm đáng kể giá trị rừng và hoàn toàn có thể ý thức mức độ

10



nguy hiểm của hành vi hủy hoại rừng nhưng vẫn thực hiện, do đó trong thực tiễn
những vụ án hủy hoại rừng đều có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân
người phạm tội.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu ngược lại là
một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trạng thái
hoàn toàn không nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi của mình do mắc
bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần của họ, trên cơ sở
này Điều 13 BLHS hiện hành quy định:
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự; nhưng đã lâm
vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Nội dung điều luật phản ánh việc một người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
và nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là do
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần của họ,
trên thực tiễn loại tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có hành vi
phạm tội nào mà người phạm tội rơi vào trường hợp không có năng lực trách nhiệm
hình sự khi phạm tội.
Người phạm tội có thể thực hiện các hành vi hủy hoại rừng gồm: đốt, phá
rừng trái phép hoặc có các hành vi khác hủy hoại rừng; việc liệt kê cụ thể các hành
vi khách quan như vậy giúp dễ dàng nhận thấy hành vi nào là phạm vào tội hủy hoại
rừng, hành vi nào không là tội phạm theo quy định của điều luật này, phân biệt với


11


các nhóm hành vi khác cũng xâm phạm tài nguyên rừng và phải chịu trách nhiệm
hình sự, mỗi hành vi đều chứa đựng những bản chất, đặc điểm, yếu tố xác định
riêng, cụ thể:
Đốt rừng trái phép: Là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì
mà không được người hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Phá rừng trái phép: Là những hành vi chặt phá rừng, ken cây và các hành
vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ trường
hợp được quy định cụ thể tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 phần IV của
TTLT

số

19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC

ngày

08/3/2007, giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công
an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng
một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản [2].
Trường hợp được liệt kê tại tiểu mục 1.1 và 1.2 mục 1 phần IV của TTLT số
19, đây là các trường hợp loại trừ không cấu thành tội hủy hoại rừng nhưng là các
hành vi phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được quy định
tại Điều 175 BLHS và cũng là sự phân loại một cách cụ thể để làm căn cứ xác định
hành vi được cho là phạm vào tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Ngoài ra, trong quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS có quy định về các dấu

hiệu là điều kiện cần thiết để quyết định việc hành vi hủy hoại rừng của một chủ thể
có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không đó là tình tiết “đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Về tình tiết này tuy không là dấu hiệu bắt
buộc nhưng là dấu hiệu cần và đủ để làm cơ sở phân hóa vai trò, mức độ, hậu quả
do hành vi hủy hoại rừng gây ra, hành vi có thể không gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng chủ thể thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tình tiết này
được hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm
2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật hình sự.

12


Mục 6 Nghị quyết 01 quy định: “Đối với các tội mà điều luật có quy định
tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” đã được hướng
dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện
theo đúng hướng dẫn của các văn bản đó” [30].
Như vậy, trong trường hợp bị xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều
189 BLHS, đã được hướng dẫn cụ thể tại mục 1 phần I của TTLT số 19, xác định
một người bị coi là đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm tức là
trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê tại
khoản 1 Điều 189 BLHS là những hành vi đốt, phá rừng trái pháp luật hoặc có hành
vi khác gây hậu quả là thiệt hại thực tế đối với tài nguyên rừng, đã bị ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực
hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đó.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội hủy hoại rừng trong luật hình sự
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc
biệt đối với sự sống của loài người, rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái, ổn định
và điều hòa khí hậu, điều tiết nước giúp sự sống trên trái đất được duy trì bền

vững. Không những thế, rừng có giá trị cao về kinh tế như là nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm và cho ngành công nghiệp, ngành du lịch sinh thái; rừng
còn là nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dược liệu quí hiếm phục vụ cho các
ngành khoa học như: Y học, sinh học, hóa chất v.v. Hơn thế nữa, rừng còn có
tầm quan trọng chiến lược trong việc tạo phòng tuyến vững chắc trong lĩnh vực
an ninh quốc phòng của đất nước.
Hủy hoại rừng được hiểu là việc một người đã có hành vi đốt, phá rừng trái
pháp luật hoặc có các hành vi khác gây thiệt hại cho rừng và thiệt hại về môi
trường đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các quy định đó có thể là các
quy định cụ thể của các cơ quan pháp luật Nhà nước hay của các cơ quan tổ chức
được Nhà nước trao quyền và thông qua công tác tuyên truyền phổ biến đến mọi
người dân và buộc phải tuân thủ và thực hiện các quy định đó. Trên thực tế có thể

13


xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song một bộ phận người dân đã có
những hành vi đốt, chặt phá rừng hoặc có những hành vi khác hủy hoại rừng gây
ra những hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau từ bị xử phạt hành chính đến bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý cũng như đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng,
chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm hủy hoại rừng nói riêng thì pháp luật
hình sự đã hình sự hóa các hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm và quy định một
điều luật riêng biệt tại Điều 181 BLHS năm 1985 [17] là các tội vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng và quy định này vẫn được giữ lại trong BLHS năm
1999 được quy định thành tội hủy hoại rừng tại Điều 189.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển với những thành tựu to lớn trên mọi
mặt nhất là lĩnh vực kinh tế, song những tác hại từ môi trường đem lại cho cuộc
sống con người là khó lường hết được, những thảm họa tự nhiên, thiên tai vẫn
diễn ra hàng năm gây thiệt hại về người và tài sản. Một trong những nguyên nhân

của tình trạng này chính là từ sự hủy hoại môi trường nói chung và sự hủy hoại
rừng nói riêng, xuất phát từ sự suy giảm diện tích, giảm sự đa dạng sinh quyển, sự
ảnh hưởng tới không khí, nguồn nước, đất v.v. tất yếu dẫn tới những tác hại xấu
tới đời sống con người.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay tình trạng đốt, phá rừng còn diễn biến
phức tạp, phổ biến diễn ra ở các huyện có rừng, làm suy giảm diện tích rừng, mất đi
sự đa dạng cả về số lượng, số loài thực vật, bên cạnh đó là sự gia tăng các thiên tai
như hạn hán kéo dài, sụt lở đất, lũ ống v.v. gây thiệt hại về người và tài sản.
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, cần có sự trừng trị
nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những tội phạm môi trường nói
chung và tội phạm hủy hoại rừng nói riêng, cũng chính vì nguyên do như trên mà
chính sách hình sự của nước ta đã hình sự hóa hành vi hủy hoại rừng quy định tại
Điều 189 chương XVII của BLHS. Việc quy định tội phạm này có ý nghĩa rất to lớn
đối với việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên cả nước nói chung và trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, là căn cứ để xử lý, trừng trị nghiêm minh những kẻ

14


hủy hoại rừng, cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với những kẻ vi phạm rằng mọi
hành vi hủy hoại rừng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị xử lý bằng chế
tài nặng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam là chế tài hình sự, chính vì lẽ đó,
nó cũng mang ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền, ngăn ngừa các hành vi vi phạm góp
phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường trong đó có hành
vi hủy hoại rừng nói riêng.
Trước thực trạng tài nguyên rừng đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng như đã
nêu trên và để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng tránh khỏi sự tàn phá bởi hành vi trái
pháp luật của con người, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp, nhiều nhà
nghiên cứu khoa học cũng đã chú tâm nghiên cứu vấn đề này, với mục đích tìm ra
những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên rừng. Song thực tiễn cho thấy, tuy

có sự nghiên cứu và áp dụng nhiều đề tài vào thực tiễn để bảo vệ tài nguyên rừng,
đồng thời các cấp các ngành và chính quyền địa phương ở nhiều nơi trong thời gian
qua đã có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt nhưng hiệu quả mang lại chưa được như
mong muốn, tình trạng rừng bị hủy hoại, tàn phá vẫn không được giải quyết triệt để,
mà ngược lại ngày càng bị tàn phá, huỷ hoại nhiều hơn trên phạm vi cả nước, hành
vi ngày càng tinh vi xảo quyệt, hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng.
Trước tình hình diễn biến phức tạp và nguy hiểm của hành vi hủy hoại rừng
rừng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những
năm qua cho thấy, áp dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục và chế tài hành chính
đã bộc lộ sự kém hiệu quả, điều này được chứng minh qua tình hình tội phạm trong
lĩnh vực tài nguyên rừng trong những năm gần đây và thực trạng chất lượng tài
nguyên rừng đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng bởi sự tàn phá của con người.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta xác định cần phải có một “liều thuốc đặc
trị” đủ mạnh để “điều trị căn bệnh” này và đó chính là biện pháp chế tài hình
sự. Chỉ có chế tài hình sự với bản chất nghiêm khắc nhất trong số các loại chế tài
của pháp luật thì mới có thể đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa, chế tài đó
phải đủ mạnh và sử dụng đúng lúc, thì mới phát huy tác dụng trong việc bảo vệ tài
nguyên rừng đạt hiệu quả tốt nhất.

15


Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, Nhà nước ta đã quy định các hành vi xâm hại
đến tài nguyên rừng là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS, để răn đe trấn áp
các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Thông qua đó nhằm duy trì trật tự
quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững
đồng thời tạo thế phòng thủ chiến lược trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật

về quản lý và bảo vệ rừng
1.2.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban
hành BLHS năm 1985
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được thành lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945. Nước ta lúc bấy giờ chưa có BLHS
nhưng Nhà nước cũng đã quan tâm đến việc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm,
nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả
cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Do hoàn cảnh lịch sử, nên nhiệm vụ trọng tâm lúc bấy giờ tập trung vào việc
củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới được thành lập, nên việc đấu
tranh phòng, chống các loại tội phạm tuy được Nhà nước quan tâm, nhưng chủ yếu
ở các loại tội phạm xâm hại về an ninh chính trị và các loại tội đặc biệt nghiêm
trọng khác như: Giết người, cướp của, hiếp dâm v.v.
Vào thời điểm đó, tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú, diện tích rừng
tự nhiên khoảng 14.300.000 ha, độ che phủ đạt 43%, nhu cầu sử dụng tài nguyên
rừng phục vụ trong sinh hoạt đời sống của nhân dân tuy có nhưng không đáng kể so
với những năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, mà đặc biệt là sau đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) thời kỳ xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường [11].
Các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng giai đoạn từ
năm 1945 đến năm 1954 chủ yếu được quy định trong các sắc luật, cụ thể [11]:

16


Sắc lệnh số 26/SL ngày 25 tháng 02 năm 1946 về các tội phá hoại công sản;
Sắc lệnh số 247/SL ngày 15 tháng 6 năm 1946 về âm mưu và hành động phá
hoại tài sản của Nhà nước, hợp tác xã và của nhân dân làm cản trở việc thực hiện
chính sách, kế hoạch Nhà nước;
Thông tư số 1303 BCN/VN ngày 28 tháng 6 năm 1946 của liên Bộ Nội vụ Bộ Canh nông, quy định điều chỉnh những hành vi xâm hại đến rừng; tại Thông tư

này có đoạn quy định: “Ai vi phạm các lệnh chặt, phá cây rừng sẽ bị phạt tù, phạt
tiền theo thể lệ đã được ấn định trước…”;
Sắc lệnh số 142/SL ngày 21 tháng 12 năm 1949 quy định về việc lập biên
bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng;
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954, thực dân
Pháp thất bại trên các mặt trận và buộc Pháp phải ngồi vào bàn hội nghị Giơ-ne-vơ,
nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Pháp luật thời kỳ này được Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm chú trọng, bởi nó là công cụ sắc bén không thể thiếu của
chính quyền cách mạng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý đất nước, trong đó có nhiều văn bản liên quan
trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, cụ thể [11]:
Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Điều 12 và Điều
40) xác định:
Để bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên phong phú của rừng, phát
huy tác dụng to lớn của rừng trong việc giữ nguồn nước và điều tiết
nước, giữ đất, chống xói mòn, chống cát bay, điều hoà khí hậu, hạn chế
tác hại của gió, bão, lũ lụt, hạn hán, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng
kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống của
nhân dân, góp phần làm cho nước nhà giàu mạnh [16];
Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ
đội và nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, động viên toàn dân ra sức đấu tranh
chống mọi hành động làm thiệt hại đến rừng;
Nghị định số 221-CP ngày 29 tháng 01 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ
về việc phòng cháy và chữa cháy rừng;

17


Pháp lệnh (không số) ngày 27 tháng 7 năm 1961 quy định về quản lý Nhà
nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy;

Nghị định số 220/CP ngày 28 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ quy định về
quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy;
Pháp lệnh số 17/LCT ngày 05 tháng 4 năm 1963 quy định về phòng cháy
chữa cháy;
Pháp lệnh (không số) ngày 23 tháng 3 năm 1966 quy định về phòng cháy
chữa cháy;
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21 tháng
10 năm 1970;
Pháp lệnh (không số) ngày 06 tháng 9 năm 1972 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng, nêu rõ: “Rừng là một bộ phận của môi trường
sống, là tài sản quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và
văn hoá công cộng, việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân cùng làm”.
Nghị định số 155/CP ngày 03 tháng 10 năm 1973 của Hội đồng Chính phủ
về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
Do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nước ta vừa giải phóng, nhiệm vụ trọng
tâm trong thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc tái thiết đất nước và củng cố chính
quyền cách mạng, nên chưa kịp thời xây dựng BLHS với đúng nghĩa của nó và
cũng chưa có các văn bản pháp luật cụ thể để xử lý các tội phạm xâm hại đến tài
nguyên rừng, pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì các quy định của pháp luật trước đây
đồng thời áp dụng tiền lệ pháp để xử lý hành vi phạm tội nói chung, các hành vi
phạm tội trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành
BLHS năm 1999
Đến năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của
xã hội về sử dụng tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc khai thác rừng
tràn lan không kiểm soát được, không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên của đất nước mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

18



×