Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giọng vô âm sắc trong một số truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.92 KB, 15 trang )

1.

Khái niệm
1.1.
Giọng điệu
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường

tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời
văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa,
gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”.
Trong tác phẩm tự sự giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. Giọng điệu
phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm, và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có
vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho
người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm
mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật. Giọng điệu tạo nên
phong cách nhà văn và tạo âm hưởng cho tác phẩm. Khi thái độ, tư tưởng tình cảm
của người kể chuyện với các hiện tượng, sự việc đưa ra miêu tả được bộc lộ thì
việc thâm nhập vào chiều sâu tác phẩm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn sẽ thuận
lợi rất nhiều cho người đọc.
Giọng điệu trần thuật góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng
truyền cảm cho người đọc. Nhà văn Tsêkhôp đã nhận định rằng: “nếu tác giả nào
đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.
Trong văn chương nói chung, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu
thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đối với tác phẩm tự sự, giọng
điệu trần thuật cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đó là một phương diện cơ
bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự, cũng là thước đo không thể
thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.
Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm, của nhà văn đối với sự vật hiện
tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc
thái biểu cảm của lời văn.


Nhóm 05

Page 1


1.2.

Giọng vô âm sắc

Giọng vô âm sắc là giọng trung tính dửng dưng, không thể hiện thái độ, cảm
xúc của người kể chuyện. Người kể chuyện kể một cách tĩnh tại theo lối của máy
quay phim để tái hiện cuộc sống, hành động, sự việc từ bên ngoài.
2.

Nguyên nhân xuất hiện giọng vô âm sắc
2.1.
Nguyên nhân khách quan
Cuối năm 1986, Đại hội Đảng VI đánh dấu sự đổi mới của Đảng về tư duy,

nhận thức, trước hết ở quan niệm đề cao thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân
dân, chống sức ỳ và tính bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh mới cho sự
sáng tạo. “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu
cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong
việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Từ
đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lớp nhà văn tự do sáng tác và tư tưởng nhà
văn được “cởi trói” . Đó chính là một trong những cơ sở tạo nên giọng vô âm sắc
sau năm 1986.
2.2.


Nguyên nhân chủ quan

Giai đoạn sau 1980, đặc biệt kể từ 1986 trở đi, nhiều văn nghệ sĩ có ý thức
sâu sắc về bối cảnh sáng tạo mới, họ chủ động thay đổi cách nhìn của mình, nỗ lực
xác lập lại các quy tắc vận hành của diễn ngôn văn chương. Cuộc sống bấy giờ
không chỉ đặt ra những vấn đề chung của xã hội mà cả những vấn đề riêng của cá
nhân. Chu Văn nói: “Nhà văn phải tự đổi mới chính mình, tự vượt qua chính
mình”.
Mặt khác, các nhà văn muốn tạo ra một chất giọng mới, góp phần làm đa
dạng phong phú cho kỹ thuật viết văn chương của Việt Nam. Đồng thời, qua giọng
vô âm sắc khẳng định được phong cách riêng của người nghệ sĩ.

Nhóm 05

Page 2


Bên cạnh đó, người ta công khai đề nghị được phát ngôn cho tư tưởng và tình
cảm của quần chúng nhân dân, phát ngôn cho lương tâm và trách nhiệm của người
cầm bút, phát ngôn về cuộc sống, về thời đại họ đang sống, một cuộc sống, một
thời đại có nhiều sóng gió chứ không chỉ có tụng ca, hân hoan... Chính những điều
đó đã tạo ra sự xuất hiện của giọng điệu vô sắc cảm.
3.

Giọng vô âm sắc trong một số truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986
3.1.
Biểu hiện trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp được xem là một trong những nhà văn có sự ảnh hưởng

nhất hiện nay bởi lối viết và ngôn ngữ của ông. Tại sao trải qua bao thế hệ nhà văn

đi trước đó, ngôn ngữ đã được vận dụng triệt để nhưng từ sau khi đổi mới nhà văn
vẫn còn có những khám phá mới từ ngôn ngữ ấy là nhờ một phần vào tài năng
thiên bẩm của mình hay như đã nói ở trên đó là cũng do yếu tố thời đại khách quan
khiến nhà văn – người thư kí trung thành của thời đại phải viết, phải nói, phải phản
ánh xã hội dưới con mắt của chính mình bằng một ngòi bút đủ lực, đủ ảnh hưởng
nhiều khi cần sự táo bạo trong cách thể hiện và Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn
thành công một phần nhờ vào sự táo bạo đó. Nguyễn Huy Thiệp bằng nhiều cách
sử dụng gam giọng khách quan đứng ngoài hay nói đúng hơn là kể chuyện ở ngôi
thứ ba và thiếu vắng điểm nhìn bên trong để ông được tự do trong lối viết, chỉ cần
phản ánh hiện thực xã hội, cuộc đời bằng chiều kích khác. Đặc biệt trong đời sống
hiện đại như hôm nay văn chương như là một sự định hướng xã hội thì vai trò của
nhà văn cần được bộc lộ nhiều hơn nữa và phương tiện biểu hiện rõ nhất mà nhà
văn cần nên có đó là một giọng văn dửng dưng, vô cảm (giọng văn trắng).
Nguyễn Huy Thiệp được biết đến với “Tướng về hưu” và “Không có vua”
như là một sơn sốt, một cú sốc cho cách viết của văn chương Việt Nam bởi ông đã
dám phản ánh những mặt thối tha, dốt nát, vô đạo đức của con người trong xã hội
hiện đại nhưng có sự thối nát bởi đồng tiền, họ được sống trong hòa bình không
bom đạn nhưng những nỗi đau đáu mà ông đưa lên trang văn có khi còn khắc sâu
Nhóm 05

Page 3


hơn là những sự hi sinh mất mát của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến. Bằng
cách sử dụng lối viết trắng kèm với việc không bình luận, không gợi ý gì Nguyễn
Huy Thiệp đã quay một thước phim tái hiện cuộc sống, hành động, sự việc từ bên
ngoài.
Trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp thường hạ thấp khả năng của người kể
chuyện một cách tối đa. Không đi sâu vào khám phá và thể hiện những tâm tư tình
cảm trong tâm hồn nhân vật, nhà văn cho người đọc chứng kiến những biểu hiện

bên ngoài để từ đó họ đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật. Trong Tướng
về hưu thì nhân vật tôi kể về cha mình. “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn.
Trong làng họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh chỉ có thua họ Vũ. Ông nội tôi
trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi
ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi
không tường mặt, chỉ nghe nói là người đàn bà cai nghiệt vô cùng. Sống với dì
ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Khoảng
năm… cha tôi về làng lấy vợ (…), kể về bản thân “Tôi ba mươi bẫy tuổi, là kỹ sư,
làm việc ở viện Vật lý. Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản. Chúng tôi
có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, suốt ngày chỉ ngồi
một chỗ”. Lời kể dửng dưng lạnh lùng, cùng những thông tin giống như một bản
kê khai lí lịch, người kể chuyện chỉ làm việc là cung cấp cho người đọc những
thông tin thuần túy, ngắn gọn nhất về nhân vật. Khi nói về nỗi buồn, niềm vui hay
hay những đau thương mất mát thì giọng của người kể chuyện đều không thay đổi:
“Cha tôi buồn”, “Cha tôi đăm chiêu”, “Ông luống cuống khổ sở”, “Cha tôi
khóc”… Đó là những câu văn mang đậm giọng vô âm sắc.
Trong “Không có vua” Nguyễn Huy Thiệp đã miêu toàn bộ cảnh sinh hoạt
của nhà lão Kiền dưới những câu văn ngắn gọn như là để thông báo, các dấu chấm
đặt ở một số câu như bất ngờ khiến câu văn bị bẻ vụn ra, âm giọng của nhân vật
như bị kìm nén lại trong uất ức và cứ liên tục sử dụng cách diễn đạt đó Nguyễn
Nhóm 05

Page 4


Huy Thiệp đã dồn nén bạn đọc vào một lò xo có sức bật cự độ và rồi cuối cùng lò
xo đó đã đẩy bạn đọc đến những suy nghiệm về cuộc sống thực tại như thế nào,
con người ra sao nhưng mỗi bạn đọc cần chọn cho mình một thái độ riêng để đánh
giá chứ nhà văn không gó bó và ép buộc bạn đọc, ở đây Nguyễn Huy Thiệp cực kì
thành công với việc để cho bạn đọc đồng sáng tạo cùng với mình và để cho bạn

đọc có quyền nghĩ khác mình. Các nhân vật trong “Không có vua” là những tâm
hồn méo mó trong xa hội rối bời, những lời độc thoại hay đối thoại của các nhân
vật thì Nguyễn Huy Thiệp đã bẻ vụn câu văn đi và kìm nén âm giọng của họ lại,
các câu văn vô âm sắc này đã ngắn gọn đi đồng thời những từ ngữ mang sắc thái
biểu cảm bị triệt tiêu“Thằng Tốn đâu?” Khảm bảo: “Nó loanh quanh đâu đấy,
anh ra ăn cơm, chúng em chờ”. Khiêm bảo: “Cứ ăn đi”. Khảm bảo: “Ta ăn thôi.
Ông ấy khó tính bỏ mẹ”. Cô Mỹ Trinh bảo: “Anh ấy trông như Tácdăng”. Khiêm
xuống bếp hỏi Sinh: “Thằng Tốn đâu?” Sinh bảo: “Tôi bận bịu từ tờ mờ sáng
cũng quên khuấy. Không biết chú ấy đâu?”…….. Khiêm xô cửa bước vào hỏi Cấn:
“Thằng Tốn đâu?”. Cấn ngồi dậy hỏi: “Mấy giờ rồi?”. Trong trường hợp này,
đoạn đối thoại của các nhân vật giản lược đến mức tối đa. Đáng chú ý đoạn đối
thoại giữa Khảm và Cấn đã thể hiện sự rời rạc trong đối thoại, không ăn nhập giữa
câu hỏi và câu trả lời, mỗi một người giao tiếp lại theo đuổi một ý riêng, mục đích
riêng. Sự vận dụng cách viết đó với âm giọng đó đã giúp cho tác phẩm hiện lên
đúng như thông điệp mà Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm “cuộc đời này cũng giống
như ly rượu có ngọt ngào và cả những đắng cay” (lời nhân vật Đoài), cuộc đời này
“khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn vừa chua xót. Nhưng thương lắm!”(lời nhân vật
Sinh). Chữ “thương lắm” rưng rưng ấy cho ta thấy, cuộc đời này thật sự đáng quý
và đáng sống, nên hãy sống sao cho xứng đáng, cho đẹp. Hay trong “Tướng về
hưu” cũng có những đoạn đối thoại mà người kể chuyện đã lược giản đến mức tối
đa những thành phần trong câu: “Cha tôi bảo: Nghỉ hưu rồi cha làm gì? Tôi bảo:
Viết hồi kí. Cha tôi bảo: “Không!. Vợ tôi bảo: Cha nuôi vẹt xem……Cha tôi bảo:
Nhóm 05

Page 5


Kiếm tiền à? Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: Để xem đã!”. Mặc dù đoạn đối
thoại là này là những người trong gia đình nhưng mỗi câu trả lời rất ngắn gọn và
mang tính cộc lốc, sự lược giản đến mức tối đa các thành phần lời dẫn, chủ ngữ…

của tác giả gợi cho người đọc những suy nghĩ về tình cảm và các mối quan hệ
trong gia đình.
Bên cạnh đó, ở truyện ngắn “Muối của rừng” là lời kể mang giọng khách
quan của một người đứng bên ngoài câu chuyện. Nhằm tô đậm một thế giới khủng
hoảng về tâm trạng của con người, hoài nghi về cuộc sống: “Con khỉ sống không
ra sống,chết không ra chết, kéo nó trên đất thì quá đau lòng, mà bế ẵm nó trên tay
thì không đủ sức”.
Trong tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp dường như ít có
đối thoại, lời đối thoại thường nằm trong lời kể của người kể chuyện. Câu văn
ngắn, câu sau gối lên câu trước , cấu trúc câu lặp lại: “Thì đã sao nào – ông bỗng
bật cười. – Hỏi ai bắn được con khỉ thế này? Phải yến rưỡi thịt… Lông vàng như
nhuộm… Bắn được con vật như thế này thì dẫu mảnh giáp không còn cũng đáng!
Có tiếng động khẽ đằng sau. Ông Diễu giật mình quay lại và nhận ra con khỉ cái.
Thấy ông nó thoát biến vào bụi rậm”.
Mặc khác một số câu chỉ mang tính chất thông báo đơn thuần, trong không
có vua thì mỗi một câu chuyện là một thời gian được tác giả nói đến trong đầu câu
chuyện: “buổi sáng”,“ngày giỗ rồi buổi chiều”, “ngày tết”……và hàng loạt các
thông báo về thời gian khác. Nhà văn kể câu chuyện bằng một giọng khách quan,
lạnh nhạt, tới mức dửng dưng, thờ ơ. Nhưng chính cái vẻ bất cần ấy lại tô đậm
thêm tính chất phê phán với những vấn đề mà ông đặt ra trong tác phẩm của mình.
Ông không phê phán bằng cách chửi thẳng vào mặt nhân vật của mình mà để bọn
người ấy tự chửi nhau, không bình luận, đánh giá gì mà để bản thân cái khách quan
ấy tự đánh giá chính nó. Chính cảm hứng phê phán, phản tỉnh này khiến hai câu

Nhóm 05

Page 6


chuyện trên của Nguyễn Huy Thiệp trở nên có chiều sâu, có tính triết lí và hấp dẫn

bạn đọc nhiều hơn.
Giọng vô âm sắc trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn là sự chú
trọng đề cập đến nỗi cô đơn, đến các mối quan hệ riêng của con người hiện đại,
giọng điệu trống rỗng, vô cảm do người kể chuyện, không tả hay bình luận, chẳng
hạn câu hát mang tính tự nhiên của nhân vật Tốn:
“A ha... Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưa
Tình với tính hay chưa”
Bài hát có thể là mang tính vui vẻ hay bông đùa nhưng với tính cách và bản năng
của Tốn thì dường như ta thấy ở đây là sự cô đơn trong cách hát, câu hát còn thể
hiện cả việc bị thần kinh của mình mà tác giả đã giới thiệu ở phần gia cảnh.
Hay: “Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”. Tốn
mỉm cười ngô nghê nhắc lại: “Thương lắm!”. Ở đây, giọng điệu trần thuật vô âm
sắc góp phần làm nổi rõ một hiện thực phân rã, vỡ vụn, phi trật tự, qua đó làm nổi
lên trạng thái cô đơn của con người.
Trong “Tướng về hưu” nỗi cô đơn của lão Bổng thể hiện qua những câu trả
lời của người chị của mình: “Ông Bỗng sang thăm. Ông nói: bà cứ xoay ngang,
xoay dọc trên giường như thế này thì gay lắm đấy! Lại hỏi: Chị ơi, chị có nhận ra
em không? Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: Là người.
Ông Bỗng òa khóc lên: ‘‘Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ
chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi
em là người”. Qua đoạn đối thoại trên ta thấy mặc dù lão Bổng là người không ai
ưa nhưng sự cô đơn trong việc bị người khác không xem mình là người bấy lâu
nay là một sự đáng thương cho kiếp làm người của lão. Hay trong chính câu nói
Nhóm 05

Page 7



của Thuần khi miêu tả tâm trạng của mình cũng như con mình khi đám tang mẹ
cũng có cả hai chữ “cô đơn” trong đó: “Tôi thấy cô đơn quá. Các con của tôi cũng
cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa”. Ta thấy hầu như mọi nhân vật trong tác
phẩm đều có một sự cô đơn chỉ là khác nhau ở mỗi người có một sự cô đơn khác
mà thôi. Ở đây có một sự phi lí rằng : Đám đánh bạc mà lại cô đơn, đám tức là
nhiều người nhưng tác giả vẫn dùng hai từ cô đơn để gọi điều đó cho thấy rằng xã
hội đương đại lúc bấy giờ là một xã hội con người với các mối quan hệ rời rạc. Đặc
biệt cái trung tâm của cô đơn mà ta cần chú ý trong tác phẩm này là sự cô đơn của
tướng Thuấn khi trở về sống bên gia đình thân yêu của mình nhưng ông không bắt
nhịp được với cuộc sống đó để rồi rồi ông lại ra đi và hi sinh khi đang làm nhiệm
vụ.
Có thể thấy phần lớn các nhân vật trong “Tướng về hưu” đều cô đơn. Đó là
sự cô đơn tinh thần, tâm lí, thậm chí cả ý thức hệ. Những người sống trong ngôi
nhà ấy, mỗi người có một lối sống riêng, thế giới riêng không hòa nhập vào cuộc
sống chung mặc dù đời sống vật chất của họ không đến nỗi nào. Chính những điều
này đã gây nên những hệ lụy là tuy mối quan hệ ruột thịt nhưng họ lại nhìn nhau
như những kẻ xa lạ, những mâu thuẫn đơn thuần được tích tụ qua thời gian tạo nên
những trầm uất, bắt buộc mỗi cá thể phải tự chịu đựng, làm các mối quan hệ và
cách ứng xử trở nên gượng gạo, thiên cưỡng, đôi khi trở nên giả dối. Mỗi thân
phận cô đơn ở đây giống như một lát cắt ngẫu nhiên mang tính quy luật, trong đó
thấp thoáng bóng dáng cuộc sống được ẩn dụ như là sự phản chiếu của một tương
lai được nhà văn dự phóng dưới những bi kịch hay hài kịch.
Trong “Muối của rừng” thì một lần nữa Nguyễn Huy Thiệp cho thấy sự cô
đơn của con người trong chính cốt truyện là một nhân vật đi săn nơi rừng sâu
nhưng chỉ có một mình, điều đáng chú ý là tuổi cũng đã lớn rồi, rõ ràng sự cô đơn
hiện lên rõ rệt trong sự hoảng sợ khi bầy khỉ hỗn loạn. Hay trong lời độc thoại của
mình cũng cho thấy sự bất lực bởi nỗi cô đơn của mình: “Thôi Diểu ơi…- Ông
Nhóm 05


Page 8


buồn bã nghĩ, - với đôi chân thấp thế này thì làm sao mà chạy nhanh bằng lòng
tận tụy, thủy chung của khỉ?” Hay trong đoạn ông Diểu trần truồng đi về lại làng
tác giả đã miêu tả sự cô đơn của ông sau khi thả con khỉ ở lại rừng: “Ra khỏi thung
lũng, ông Diểu đi xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Ông
cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi”. Qua hình tượng và cách sử dụng
cách kể chuyện chuyên nói về sự cô đơn thì Nguyễn Huy Thiệp cho thấy được một
hiện tại khắc nghiệt của cuộc sống là dù cho sống trong thời hiện đại, trong sung
túc, cơm no áo ấm nhưng con người vẫn cô đơn trong chính bản ngã của mình.
Một giọng văn với cách kể chuyện đều đều vô cảm cũng là sự thành công
trong cách miêu tả sự chân thực tàn nhẫn, trống rỗng không chút tình người trong
xã hội đồng tiền làm cho tha hóa con người. Biểu hiện rõ nhất trong “Không có
vua” của Nguyễn Huy Thiệp là sự vô cảm trước những lời phát ngôn, những đối
thoại với nhau: “Cấn ôm ngực ho sù sụ, nhổ ra một chiếc răng gãy, máu dây bên
khóe mép. Cấn giơ nắm đấm trước mặt bố, bảo rằng: “Ông liệu tống thằng ấy ra
khỏi nhà này, không tôi giết nó”. Lão Kiền bảo: “Chúng mày cứ giết nhau đi, tao
càng mừng”. Đoạn đối thoại trên cho thấy sự thờ ơ, vô cảm trước việc con cái
đánh nhau trong nhà của lão Kiền, không những không ngăn can mà lão còn mong
cho những đứa con của mình giết nhau như thế ông càng mừng, ở đây có một sự
lạnh nhạt đến kinh người. Một thông điệp đáng chú ý mà tác giả muốn gửi gắm
như trong nhan đề là “Không có vua”, nhà văn muốn nhắc đến tôn ti trật tự bằng
việc thông qua các nghịch dị trong các mối quan hệ nhà lão Kiền. Nguyễn Huy
Thiệp đưa ra bài học nhân sinh về con người. Con người sống tồn tại cần có chữ
“Tâm” để làm cho mối quan hệ giữa người với người đỡ gay gắt và tốt đẹp hơn.
Những người trong gia đình lão Kiền, thực chất ai cũng có những nét đẹp ẩn trong
tâm hồn. Nhưng bình thường họ sống với nhau bằng sự ích kỉ, bằng bạo lực và
những mưu tính riêng, vì thế, họ hằn học với nhau, hành hạ nhau cả về thể xác và


Nhóm 05

Page 9


tinh thần. Cuộc sống trong cái gia đình mất cân bằng âm – dương ấy chẳng khác
nào một bàn cờ loạn vì “Không có vua”.
Hay trước một cái chết của người thân thì mọi người trong gia đình vẫn vui
cười nhậu nhẹt liên hoan: Người đưa thư qua cửa ngó vào: “Nhà 129 phải không?
Có điện đấy”. Cấn ra nhận điện, bảo: “Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng
hôm qua”. Đoài bảo: “Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục
cuộc vui đi. Nào, xin mời chư tướng”! Xã hội trong “Không có vua” của Nguyễn
Huy Thiệp đã đi đến sự vô đạo đức của con người, một lớp người tha hóa nhân
cách, vô nhân đạo. Đấy là hiện thực mà Nguyễn Huy Thiệp dám nói, dám phản ánh
lên mặt giấy.
Trong “Tướng về hưu” lại càng thấy tởm lợm hơn nữa khi người con dâu
đem nhau thai về nấu cho chó ăn, hành động vô nhân tính của nàng dâu được thấy
rõ qua từng hành động và qua cả lời nói như một kẻ giết người máu lạnh: “Sao
không cho vào máy xát? Sao để ông biết?! Ông Cơ bảo: Cháu quên, cháu xin lỗi
mợ”. Một sự vô cảm mà tướng Thuấn đã từng chứng kiến bao nhiêu đồng đội ngã
xuống nhưng ông cảm thấy run sợ nhưng cô con dâu thì không hề.
3.2.

Biểu hiện trong một số truyện ngắn của Ngô Tự Lập

Trong truyện ngắn Ngô Tự Lập, giọng vô âm sắc thể hiện qua người kể
chuyện cố ý bẻ vụn câu văn và kìm nén âm giọng. Các câu văn vô âm sắc thường
ngắn gọn, không dài dòng; “Như một thứ công cụ, hắn bổ những nhát rìu ngắn,
thành thục, chắc nịch. Đã có nhiều lần hắn chủ tâm đếm số nhát rìu. Lần nào cũng
bỏ cuộc. Nếu hắn có đồng hồ, có lẽ hắn đã đếm số nhát rìu trong một giờ , rồi

nhân lên. Nhưng hắn không có đồng hồ. Mà đầu óc hắn luôn có vấn đề. Hồi đầu
hắn còn đau khổ, còn dằn vặt…”(Bức tường cuối cùng); những từ ngữ mang sắc
thái biểu cảm bị triệt tiêu, thiếu thán từ, hư từ. Hay “Hắn nhìn những vết nhựa trên
cây, mơ hồ nghĩ đến một thứ nhựa khác. Khô. Cứng. Đông lại trong mạch máu,
trong tim hắn…” Cấu trúc câu lặp lại, tạo nên sự gãy vụn trong câu văn. “Như
Nhóm 05

Page 10


người ta cảm nhận nỗi đau. Như người ta cảm nhận nỗi hận thù.” (Thợ đào đá
truyền kiếp) Người kể chuyện thậm chí lược bỏ lời chỉ dẫn khi kể lại các đoạn
thoại của nhân vật:
“Sư tử nhà đâu?”
“Sư tử nhà thì ở nhà chứ ở đâu”
“Thế mà cho đi”
“Đâu có dễ thế. Anh bảo bận họp”.
“Anh họp thể đấy hả? Hả?!”
(Cuộc thảm sát)
Hay: “Anh ta cười khùng khục.
“Có bao giờ em mơ thấy tay anh ở đây không?”
“Hừ, hang hùm đấy!”
“Ừ, hang hùm, nhưng mà có nhớ không?”
“Ờ…nhớ…”
Một khoảng im lặng khá dài.” Trong trường hợp này, đoạn đối thoại của hai nhân
vật ngắn gọn. Đây là một cuộc nói chuyện rất nhạy cảm, thế nhưng người kể
chuyện lại kể với một giọng dửng dưng nghiễm nhiên, xem như đó là việc đời
thường trần trụi trong cuộc sống.
Người kể chuyện có lúc xưng “tôi” , có lúc xưng “chúng tôi” – ngôi thứ nhất
trong “Đợi bạn”; nhân vật trong truyện là một người đã chết. Người kể chuyện với

điểm nhìn bên trong – nhân vật tự thú nhận, bộc bạch về mình, kể về những tâm
trạng, cảm giác của mình đã nếm trải trong quá khứ đau khổ của chiến tranh,
nhưng ngươi kể chuyện lại kể với thái độ vô cảm, thờ ơ trước sự việc đó. “Không,
quá khứ không mảy may làm tôi xúc động, mặc dù tôi cũng chẳng thể quên”. Hay
người kể chuyện xưng “lão”, “hắn”…– ngôi thứ ba trong “Thợ đào đá truyền kiếp”
với giọng lãnh đạm, thiếu vắng cảm xúc “lão chẳng thấy gì đáng cười”. Kể về một
ông lão đào đá ong bị ám ảnh một giấc mơ nhưng không biết là có thật hay không
Nhóm 05

Page 11


và cứ thế suốt năm này qua tháng nọ cứ đào và đào để tìm câu trả lời “Hối nhỏ đã
thành hố lơn, rồi thành ao cạn, còn xung quanh đất cao dần lên mãi, chất ngất
lưng chừng trời. Nhưng dù có cao nữa, tới tận đỉnh trời, thì lão cũng phải đào cho
kì cùng, phải làm rõ thực hư – bấy lâu nay lão nằm mơ hay tỉnh?” Có thể nói,
giọng vô âm sắc, những từ mang sắc thái biểu cảm thường bị triệt tiêu nhưng thể
hiện được cuộc sống dị biệt, cảm quan bất tín về cuộc sống và con người đương
đại. Câu chuyện không phân biệt được đâu là thực đâu là hư, hư hư thực thực nhằm
phản ánh được đời sống hiện đại cũng có thể thực có thể hư.
Điểm nhìn trong truyện thay đổi, có lúc là người trong cuộc, có lúc là người
ngoài cuộc. Dù cho trong cuộc hay ngoài cuộc họ vẫn dửng dưng, không quan tâm
đến cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Điều đó góp phần làm cho hiện thực xã hội
được phơi bày: mọi tình cảm con người chỉ và hư không, con người sống với nhau
thờ ơ, vô cảm. Họ mất phương hướng và sống một cách hữu dụng. “Lãng quên –
đó là niềm an ủi. Bạn bè cùng tiểu đội chẳng đứa nào được như thế. Không thể
nhận biết từng người, người ta đành gom xác họ, những mảnh thịt xương vung vãi,
đem ghép với nhau hú họa, gói vào túi ni lông, chở về nghĩa địa ở ngoại ô thị
trấn….”
Chú trọng đề cập đến nỗi cô đơn, đến các mối quan hệ riêng của con người

hiện đại, suốt chiều dài câu chuyện, đôi lúc là giọng điệu trống rỗng, vô cảm do
người kể chuyện không dừng lại để tả hay bình luận, chẳng hạn: Khi “tôi” ngoại
tình, “tôi vẫn nghĩ đến vợ, song chỉ là giây lát trong khoảnh khắc hạnh phúc của
nhân vật. Còn lại, hầu hết là vô cảm, bởi trong nhân vật chỉ còn là dục vọng, là
đam mê, tình người đã bị lãng quên. “Bây giờ thì tôi không thể nghĩ gì được nữa.
Nóng. Ngột ngạt. Tiếng cười nhỏ dần, biến thành tiếng thở hổn hển đứt quãng lẫn
với những tràng rên rỉ. Rồi những cơn sóng trào kỳ lạ ào ào cuốn chúng tôi đi”.
(Cuộc thảm sát) Hay “Những xác người ngã xuống, chồng lên nhau, lần lượt, như
chuối đổ, trong ánh lửa bốc cao từ chiếc xe tăng, để rồi những lưỡi lê điên cuồng
Nhóm 05

Page 12


bổ xuống, xả ra từng mảnh”. (Đợi bạn) Ở đây, giọng vô âm sắc góp phần làm nổi
rõ một hiện thực phân rã, vỡ vụn, phi trật tự, qua đó làm nổi lên trạng thái cô đơn
của con người. Câu chữ không màu mè, không quá trau chuốt mà trở nên vô cảm,
như một lưỡi dao mổ lạnh lùng lách vào sâu thẳm tâm hồn nhân vật.
Người kể chuyện với thái độ lãnh đạm, dửng dưng khi chỉ tái hiện sự việc
hay những hành động bên ngoài. Họ hụt hẫng, không tìm thấy chỗ tựa về mặt tinh
thần trong một cuộc sống phi lí, xơ cứng về tâm hồn. Cảm thức về cái phi lí, sự đổ
vỡ đã chi phối giọng điệu truyện ngắn. “Trời ơi! Con quỷ nào đã khiến lão trở nên
độc ác và khát máu? Đến tận bây giờ lão vẫn không sao quên được hình ảnh thằng
Túc nằm sóng soài trên mặt đất, chân tay doãi ra, chẳng khác nào một con chim
non bị ném từ cành cao xuống. Máu rỉ ra hai bên mang tai. Chỉ một nhát cán thó
đã là quá thừa với nó.” Người kể chuyện không trực tiếp bộc lộ suy nghĩ mà để
cho nhân vật tự hành động, tự suy nghĩ. “Lão bế thằng Túc trên tay. Người nó
mềm và ấm, có cảm tưởng đang ôm một con chó cún. Bây giờ thì chính lão bị bóng
đè. Bập bỗng như đi trên mây, lão leo ngược sườn đồi, bới đất, chon thằng Túc
dưới gốc ổi”.

Giọng điệu vô âm sắc trong truyện ngắn Ngô Tự Lập còn thể hiện những rạn
nứt đáng sợ trong đời sống giao tiếp hiện đại: Con người nói với nhau nhưng
không hề hiểu nhau. Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ chỉ là cái vỏ rỗng không,
phi giao tiếp:
“ – Không phải thế! Các anh nhầm rồi! Không phải thế! – Hắn gào lên, nước mắt
ràn rụa trên mặt, có lẽ cũng đã một nghìn lần.
Không phải thế! Các anh nhầm rồi! Không phải thế!
Họ lại lắc đầu. Không ai đáp lại.
Một hôm, đột nhiên hắn hiểu ra. Người đội trưởng ấy có quyền nghe, nhưng anh ta
không có quyền hiểu. Ai có quyền hiểu? Chẳng có ai cả. Chẳng ai có quyền hiểu
hết. Chính hắn cũng không hiểu điều đang xảy ra với mình. Cũng như những
Nhóm 05

Page 13


người đang chặt gỗ với hắn kia, họ không hiểu điều gì đang xảy ra với họ. Ai
hiểu? Ai hiểu?” ( Bức tường cuối cùng)
Ngôn ngữ trần thuật nhiều lúc thiên về khả năng dung chứa thông tin, khả
năng phản ánh hơn là khả năng biểu cảm: “Trời trở lạnh. Cái dung dịch lầy nhầy
trắng đục dần dần đặc quánh lại. Đêm hôm đó cả lũ chúng tôi chung nhau một
quan tài.
Chiếc bao cao su nằm dưới gầm bàn cho đến sáng”. (Cuộc thảm sát)
Có thể nói, giọng vô âm sắc đã góp phần không nhỏ tạo nên một nét phong
cách của Ngô Tự Lập so với những nhà văn trẻ thành danh trong văn xuôi Việt
Nam đương đại. Với giọng vô âm sắc này nhà văn đã tô đậm thế giới khép kín,
phần nào khủng hoảng về tâm trạng, niềm tin của con người với con người, của
con người với cuộc đời.
Sau 1986, trong sự chuyển đổi của xã hội, trong cuộc sống “hậu hiện đại”
ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp âm pha tạp của đời sống đã

xâm nhập vào truyện ngắn, quyết định một giọng riêng của thời đại. Mỗi nhà văn
trong sự đổi mới thể loại cũng làm mới giọng điệu, góp phần cách tân nghệ thuật tổ
chức truyện kể. Khảo sát giọng điệu vô âm sắc chính là một trong những cách để
xác định khuôn mặt nhà văn. Bởi giọng vô âm sắc là một trong những yếu tố quan
trọng để khu biệt phong cách tác giả.

Nhóm 05

Page 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển

2.

thuật ngữ văn học, 2010, NXB Giáo dục.
Nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002, />
3.

chi/c92/n499/Giong-dieu-van-chuong-Nguyen-Huy-Thiep.html.
Lê Huy Bắc, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại,1998, Tạp chí văn

4.
5.

học số 9.
Tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội nhà văn.

06:52 ngày 21 tháng 12 năm 2014, />
6.

tu-lap-trung-tam-y-tuong-799227.tpo.
Nhiều tác giả, Đoàn Ánh Dương tuyển chọn, Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam
từ 1986 đến nay, Nhà xuất bản Phụ Nữ.

Nhóm 05

Page 15



×