CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Số:
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày
/QĐ-UBND
tháng 5 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường
sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu; Quyết định số 171/2007/QĐ-TTg ngày
14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban bảo vệ môi
trường lưu vực sông Cầu;
Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành “Đề án Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-UBSC, ngày 20/7/2009 của Chủ tịch Uỷ
ban sông Cầu về ban hành danh mục dự án, nhiệm vụ triển khai Đề án Tổng
thể sông Cầu giai đoạn 2010 - 2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên
tại văn bản số 466/STNMT-BVMT ngày 10/5/2011 về việc đề nghị phê duyệt
Kế hoạch triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên 2011-2015 và ý kiến tham gia của các ngành vào kế hoạch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu trên địa bàn tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 (có kế
hoạch kèm theo), gồm các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu đến năm 2015.
1.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015:
Đảm bảo ổn định chất lượng nước trên các sông suối chưa bị ô nhiễm
duy trì đạt giới hạn tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. Từng bước hạn chế, giảm
1
thiểu nguồn thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sông Cầu, ngăn chặn được sự gia
tăng ô nhiễm trên các dòng sông, suối đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng
các dòng sông, suối; xử lý các đoạn sông, khu vực bị ô nhiễm; khôi phục và cải
tạo cảnh quan môi trường sinh thái ven sông Cầu.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm khai thác, sử
dụng các nguồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan sông cầu hợp lý,
hiệu quả, bền vững đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
lưu vực, ổn định hệ thống dòng chảy, an toàn, bền vững các công trình thuỷ
lợi; duy trì cân bằng nước; khôi phục và cải tạo cảnh quan thiên nhiên, môi
trường sinh thái ven sông Cầu.
Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và triển
khai thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường, cảnh quan lưu vực sông Cầu
+ Bảo vệ và nâng cao chất lượng nước lưu vực sông Cầu ở từng khu vực
phù hợp với mục đích khai thác, sử dụng.
+ Ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng san lấp sông, suối để lấn
chiếm mở rộng diện tích mặt bằng. Nạo vét, xử lý các đoạn sông suối trong các
đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm, bồi lấp. Kè bờ, bê tông hoá hợp lý hai bên bờ
các đoạn sông thiết yếu chảy qua khu đô thị.
+ Khôi phục hợp lý cảnh quan sinh thái tự nhiên vốn có trước đây dọc
hai bên bờ sông. Tiếp tục nâng độ che phủ rừng đạt chỉ tiêu kế hoạch; bảo tồn
và khôi phục nguồn gen quý hiếm trên lưu vực.
- Khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường
+ 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong Quyết
định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 100% các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng đã được UBND tỉnh phê duyệt phải hoàn thành kế
hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và được cấp phép xả thải sau khi được
chứng nhận hoàn thành. Từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại
các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc.
+ Hoàn thành dự án xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải
thành phố Thái Nguyên và đưa vào vận hành.
+ 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp sau khi được phê duyệt quy
hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung
đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi chính thức đi vào hoạt động.
+ 100% huyện, thành, thị có khu chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị
hợp vệ sinh; 90% rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố Thái Nguyên; 70%
rác thải sinh hoạt đô thị tại các khu vực nội thị, trung tâm các xã của thị xã
Sông và các thị trấn, thị tứ các huyện được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn vệ
sinh; thiết lập các tổ, đội vệ sinh môi trường tại các điểm dân cư nông thôn;
2
100% chất thải rắn y tế và nước thải tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên
được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; 100% dự án xây dựng bệnh viện, phòng
khám mới phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn trước khi đi
vào hoạt động.
2. Nhiệm vụ trọng tâm.
2.1. Đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường, cảnh quan lưu vực
sông Cầu:
- Quy hoạch tổng thể, chi tiết về khai thác và bảo vệ nguồn nước lưu vực
sông Cầu; phân bổ nhu cầu sử dụng hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng, đảm
bảo duy trì trạng thái cân bằng nước đặc biệt trong mùa khô.
- Xây dựng các công trình hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất,
ngăn lũ, bồi phụ nguồn nước...; phối hợp với vận hành liên ngành, liên vùng
các công trình thuỷ lợi với các hệ thống công trình khác.
- Điều tra, thống kê, lập và thực hiện dự án cải tạo, nạo vét, khơi thông
dòng chảy tại các sông suối chảy qua các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng; điều tra, lập dự án kè bờ, bê tông hoá hai bên bờ sông các đoạn
xung yếu chảy qua khu đô thị.
- Kiểm soát các hoạt động đổ thải, san lấp mặt bằng lấn chiếm dòng
chảy các sông, suối.
- Quy hoạch khôi phục hệ sinh thái bản địa dọc 2 bờ sông Cầu.
- Quy hoạch các cụm làng nghề.
- Tiếp tục thực hiện chương trình dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ;
quy hoạch khai thác rừng, trồng rừng theo các giai đoạn; bảo vệ nghiêm ngặt
rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn.
- Xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn nhằm khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm, bảo vệ có hiệu quả nguồn nước, bảo vệ môi trường,
cảnh quan thiên nhiên trên lưu vực.
2.2. Khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường:
- Tăng cường biện pháp phối hợp giữa các ngành, buộc các dự án đầu tư
xây dựng mới phải thực hiện việc lập và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường; dự án cải tạo phục
hồi môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cấp phép
khai thác nước, cấp phép xả nước thải trước khi chính thức vận hành sản xuất.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn
thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm. Tiếp tục lập danh sách bổ sung các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường và kế hoạch hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm. Di dời
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vào các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Thái Nguyên. Lập dự án quy hoạch, xây dựng hệ thống xử
3
lý nước thải sinh hoạt khu Nam và khu vực xung quanh trung tâm thành phố Thái
Nguyên; thị xã sông Công, huyện Phổ Yên.
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân
cư tập trung, đô thị, thị trấn, thị tứ của các huyện; nâng cao năng lực và mở rộng
mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công; nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn
phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của một địa phương để rút kinh nghiệm
nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, nhà máy chế biến, xử lý
rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại các huyện. Thí điểm mô hình phân loại rác
thải sinh hoạt tại nguồn.
- Lập dự án và thực hiện các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm: xử lý nước
thải y tế cho tất cả các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên; xử lý ô nhiễm môi
trường tại các khu vực tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật.
- Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, tập
trung kiểm tra việc thực hiện xây dựng và vận hành công trình xử lý chất thải;
kiểm tra các cơ sở có nguồn thải gây ô nhiễm vào nguồn nước sông Cầu; tăng
cường biện pháp kiểm soát nguồn thải từ các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết
mổ gia súc.
- Xã hội hoá công tác môi trường trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt,
rác thải công nghiệp, cấp nước sạch và xử lý nước thải.
2.3. Điều tra cơ bản, quan trắc và thông tin môi trường:
- Tiếp tục tăng cường năng lực trang thiết bị quan trắc, giám sát môi
trường; mở rộng mạng lưới quan trắc môi trường; duy trì thực hiện chương trình
quan trắc giám sát môi trường. Thiết lập mạng lưới và lắp đặt thiết bị quan trắc
môi trường nước, không khí tự động tại các khu vực tập trung nhiều nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường; thiết lập mạng quan trắc tài nguyên và môi trường
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020. Đầu tư trang thiết bị quan
trắc môi trường cho cấp huyện.
- Điều tra, thống kê danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải để lập phương án tăng cường tổ chức thu phí.
Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thu phí bảo vệ môi trường, ký
quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
- Điều tra thống kê và đôn đốc các cơ sở đang hoạt động xin cấp phép
khai thác nguồn nước; phải cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Điều tra thống kê và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng ISO
14000 và chương trình sản xuất sạch hơn.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải và tự làm sạch của các sông,
suối trên lưu vực sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh, phân vùng chất lượng môi
trường nước lưu vực sông Cầu phục vụ công tác quản lý và cấp phép xả thải,
làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất đảm bảo duy trì chất lượng
4
nước sông Cầu tại khu vực có chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn A2, giảm
thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng nguồn nước tại các khu vực đang ô
nhiễm mức độ B1, B2.
- Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về các
nguồn thải chính trên địa bàn tỉnh vào lưu vực sông Cầu để làm cơ sở cho việc
kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, theo dõi diễn biến chất lượng nước,
đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của dòng sông phục vụ công tác quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội.
2.4. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và nhận thức về môi trường:
- Tăng cường biên chế cán bộ và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, quan trắc, phân
tích môi trường. Bố trí cán bộ chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường ở
các xã, phường có những vấn đề môi trường bức xúc. Yêu cầu các cơ sở sản
xuất kinh doanh có quy mô thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, có tiềm năng ô nhiễm bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông nâng cao nhận
thức bảo vệ môi trường tới các ngành, các cấp, các cộng đồng dân cư.
3. Giải pháp thực hiện.
3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, nâng cao năng lực quản lý
về môi trường:
- Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường cho phù hợp với điều kiện thực hiện ở tỉnh.
Xây dựng tiêu chí công nhận làng nghề, quy định bảo vệ môi trường trong các
làng nghề; xây dựng mô hình và nhân rộng cơ sở thân thiện với môi trường.
Xây dựng chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư vào công tác bảo vệ môi trường sông Cầu.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu; tăng cường
chỉ đạo UBND các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
thuộc lĩnh vực quản lý của địa phương, ngành.
- Phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, cấp theo chức
năng, địa bàn quản lý. Xây dựng phương án bố trí cán bộ chuyên trách, hoặc
kiêm nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý ở các
ngành tuỳ theo tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ. Bố trí cán bộ chuyên trách
về môi trường cho các xã, phường có các vấn đề môi trường bức xúc.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các thủ tục cấp phép và thẩm
định về môi trường, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong khâu xác nhận
hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cấp phép xả nước thải và cấp phép khai
thác nước đối với các dự án đầu tư mới trước khi chính thức vận hành sản xuất.
- Hàng năm rà soát và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý các
5
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Duy trì thực hiện chế độ quan
trắc môi trường định kỳ, giám sát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với các tỉnh lưu vực sông Cầu, các bộ, ngành trung ương triển
khai thực hiện đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu theo kế hoạch và tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu
vực sông Cầu tại các hội nghị.
3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường:
- Sớm hoàn thành, phê duyệt Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 và tổ chức thực hiện.
- Đổi mới, đa dạng hoá hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động truyền
thông, hướng tới nhiều đối tượng với các nội dung truyền thông phù hợp.
- Xây dựng mạng lưới, đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
đến cấp cơ sở.
3.3. Đa dạng hoá nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá công tác
bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ:
- Tăng cường kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra
việc sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Ưu tiên bố trí
kinh phí cho các dự án xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm sông Cầu. Thu hút
các nguồn lực bảo vệ môi trường trong và ngoài nước. Thực hiện tốt công tác
thu phí bảo vệ môi trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài
chính của Quỹ bảo vệ môi trường.
- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường khuyến khích các
tổ chức cá nhân, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, thành lập các mô hình tự
quản môi trường ở các vùng nông thôn, phát triển các loại hinh dịch vụ môi
trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường nghiên cứu áp dụng, khuyến khích áp dụng công nghệ sản
xuất sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý, giảm thiểu ô nhiễm
trong nước thải và khí thải.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
3.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường:
Xác định các vấn đề môi trường bức xúc, các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường sông Cầu trọng tâm để xây dựng các dự án làm cơ sở cho việc huy
động các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện có hiệu quả (có danh mục kèm
theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Kế hoạch triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên
địa bàn tỉnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 là cơ sở để các cấp, các
ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu thuộc thẩm quyền, địa bàn quản lý. Kế hoạch này được thực hiện từ
6
nay đến năm 2015, trong quá trình tổ chức thực hiện được bổ sung, điều chỉnh
cho phù hợp.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Làm đầu mối chủ trì, phối hợp Tổng cục Môi trường; Văn phòng Uỷ
ban sông Cầu, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các ngành liên quan của tỉnh theo
dõi tiến độ thực hiện các dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường và tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện;
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc điều chỉnh, bổ sung các nhiệm
vụ, dự án phù hợp với chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của trung
ương và của tỉnh đã đề ra; thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo kế
hoạch phê duyệt tại quyết định này và theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các sở, ngành, các cơ quan liên quan chủ
động lồng ghép Quy hoạch bảo vệ môi trường vào Quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương và của
ngành theo kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định này. Phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo kế
hoạch, nhiệm vụ được phân công, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên
và Môi trường trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiêu lực kể từ ngày ký. Chánh văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các sở,
ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị
xã Sông Công và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TN&MT;
- Tổng cục MT;
- VP UBSC;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND;
- Đ/c Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP: Đ/c Nhâm, Đ/c Hùng;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, TH2.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TgQĐ479, 11/5, 45b
Đặng Viết Thuần
7
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày
tháng 5 năm 2011
của UBND tỉnh Thái Nguyên)
Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ SÔNG CẦU
GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, tính trung bình cứ 1
km có 0,93 km sông, trong đó sông Cầu là dòng chảy chính, chiếm diện tích lưu
vực lớn trên địa bàn tỉnh, phần lớn diện tích của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu.
2
Sông Cầu là sông chính của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng
núi Phiađeng của dãy núi Phiabooc Bắc Kạn, chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại - Hải
Dương, có tổng chiều dài khoảng 288 km và tổng diện tích lưu vực khoảng
10.530 km2 (bao gồm toàn bộ hay một phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện của Thủ
đô Hà Nội), trong đó chính lưu có diện tích lưu vực là 6.030 km2. Ngoài dòng
chảy chính, sông Cầu còn có nhiều phụ lưu, với tổng chiều dài khoảng 1332 km 2
và diện tích phụ lưu là 3.535 km2, phần lớn các phụ lưu chính đều nằm trên địa
phận tỉnh Thái Nguyên.
Với diện tích bao phủ đó, sông Cầu đã đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, song cũng đồng thời cũng chịu nhiều tác
động ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, cảnh quan lưư vực sông Cầu.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động ảnh hưởng xấu đến môi
trường, sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, thực hiện chủ trương chỉ đạo
của Đảng và nhà nước, sau khi Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững
môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp cùng 6 tỉnh lưu vực sông Cầu tổ chức
thực hiện nhiều kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường sông Cầu.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ SÔNG CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
1. Đánh giá chung
8
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị
Ban chấp hành Trung ương đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày
28/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát
triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu,
Tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI đã ban hành Nghị quyết
số 39/2006/NQ-HĐND, ngày 15/12/2006 thông qua “Đề án Bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp
theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Theo đó, ngày 24/01/2007, Uỷ ban nhân dân
tỉnh đã ban hành Quyết định số 185/QĐ-UBND chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.
Nội dung Đề án đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó bao gồm các nhiệm vụ của Đề án Tổng thể
sông Cầu.
Căn cứ các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra trong Đề án Bảo vệ môi trường
của tỉnh, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền
thông đã triển khai lồng ghép nhiệm vụ chính trị, chuyên môn gắn với nhiệm
vụ bảo vệ môi trường, nhiều chương trình, dự án bảo vệ môi trường đã được
triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, như là:
- Khôi phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái, tăng cường bồi
phụ nguồn nước; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi
trường sinh thái lưu vực sông Cầu.
- Xây dựng các công trình giữ nước để chống cạn kiệt; bảo đảm chất lượng,
khối lượng nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Quản lý và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, cấp phép khai
thác đúng quy định, kịp thời chấn chỉnh và đưa công tác quản lý tài nguyên
khoáng sản đi vào nền nếp; bảo đảm ổn định, thông thoáng dòng chảy tự nhiên.
- Gia cố, xây kè các bờ sông, chân đê bền vững của các công trình thuỷ lợi;
xử lý ô nhiễm tại các điểm “nóng” về môi trường, những đoạn sông bị ô nhiễm
nặng; nạo vét, khơi dòng, kè bờ những đoạn sông xung yếu, cần thiết.
- Tích cực thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng”. Đến năm 2010 có 73% số cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg hoàn
thành kế hoạch xử lý.
- Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm các nguồn thải gây ô nhiễm nhằm
hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu; thực hiện nghiêm việc
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trước khi xây dựng; quản lý
bảo vệ môi trường khi các dự án được đưa vào hoạt động; quan trắc, theo dõi
diễn biến chất lượng nước sông Cầu phục vụ cho công tác quản lý.
9
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo
vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu nói riêng, đã
thu hút được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị vào công tác bảo vệ môi
trường, từng bước xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên đã góp phần kiềm chế tốc độ gia
tăng ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, nhất là ô nhiễm nước lưu vực sông Cầu. Theo
kết quả quan trắc môi trường, tại nhiều điểm quan trắc, chất lượng nước sông
Cầu đã có dấu hiệu được cải thiện, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và một
số kim loại nặng đang có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi
trường đã được đầu tư xây dựng. Một số “điểm nóng” về môi trường trên địa
bàn tỉnh đã được khắc phục, giải toả được bức xúc của người dân ở các khu
vực bị ô nhiễm; các vấn đề tồn tại về môi trường đang từng bước được giải
quyết.
2. Kết quả đã đạt được
2.1. Công tác kiện toàn tổ chức
Tháng 2 năm 2008, thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường theo đúng quy
định của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy và
thông tư số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27/12/2007 của liên Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ. Từ khi được thành lập nguồn lực cán bộ
về công tác BVMT liên tục được tăng cường về số lượng và chất lượng. Ở cấp
tỉnh hiện có trên 60 cán bộ môi trường, mỗi huyện có từ 2-3 cán bộ môi trường,
đều có trình độ chuyên môn về môi trường, tốt nghiệp đại học và sau đại học. Ở
một số Sở, Ngành đã bố trí cán bộ, bộ phận, phòng chuyên môn chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý môi trường thuộc lĩnh vực quản lý như: Công
an tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương, Sở Xây
dựng. Ở cấp xã đã giao cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác quản lý môi
trường.
Năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành lập Quỹ Bảo vệ
môi trường tỉnh Thái Nguyên, tổ chức lại và đổi tên Trung tâm quan trắc môi
trường thành Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường.
2.2. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
2.2.1 Công tác tham mưu và ban hành văn bản về bảo vệ môi trường
Đã ban hành một số Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, khoáng sản trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá; phân cấp nhiệm vụ chi BVMT cho các ngành,
các cấp; cải cách thủ tục hành chính trong quá trình cấp phép môi trường; xây
dựng quy chế phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ BVMT; quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí BVMT đối với chất thải rắn; kế hoạch xử
lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường; chỉ đạo các ngành xây dựng quy chế
10
phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã nâng cao trách nhiệm
và sự phối hợp thống nhất của các cấp, các ngành trong công tác BVMT...
2.2.2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh
Đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức BVMT
trên quy mô rộng, tới nhiều đối tượng, như: hoạt động hướng ứng kỷ niệm Ngày
môi trường thế giới, Giờ Trái đất, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; in ấn,
phát hành tờ rơi, tài liệu văn bản pháp luật về môi trường; hội thảo, tập huấn cho
hàng nghìn lượt cán bộ làm công tác môi trường các cấp, các doanh nghiệp, hội
viên của các tổ chức chính trị xã hội các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư
về BVMT; xây dựng và phát sóng hàng tháng các chuyên mục: “Môi trường và
Đô thị” “Môi tường và cuộc sống” trên Đài truyền hình tỉnh; cập nhật và đưa tin,
bài trên Báo Thái Nguyên, kịp thời phản ánh các vấn đề môi trường trên địa bàn
tỉnh. Năm 2009, nội dung các hoạt động truyền thông tập trung vào công tác
tuyên truyền bảo vệ môi trường sông Cầu. Hiện nay Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh đang triển khai xây dựng bộ phim “Dòng sông yêu thương” có độ dài
10 tập viết về sông Cầu. Các hoạt động truyền thông đã thu hút được sự quan tâm
và tham gia của cộng đồng.
2.2.3. Công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
Đã có 11/15 cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn thành kế hoạch xử lý
triệt để ô nhiễm (đạt 73%). Gồm các đơn vị: Bệnh viện C, Bệnh viện Lao và
bệnh phổi, Bệnh viện A, Bãi rác Thịnh Đức, Công ty Cổ phần giấy Hoàng
Văn Thụ, Công ty cổ phần giấy Xuất khẩu, Nhà máy tấm lợp - Công ty cổ
phần cơ điện luyện kim, Công ty cổ phần cơ khí gang thép, Chi nhánh nhà
máy luyện thép Lưu Xá; Nhà máy luyện gang; Nhà máy cán thép Lưu Xá
(thuộc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên), trong đó đã có 10 đơn vị
được cấp chứng nhận hoàn thành.
Còn 04 đơn vị chưa hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm, gồm: Bệnh
viện đa khoa trung ương Thái Nguyên; Nhà máy Cốc hoá - Công ty cổ phần
gang thép Thái Nguyên; Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên;
Công ty cổ phần hợp kim sắt gang thép.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của thông tư số 07/2007/TT-BTNMT, từ năm
2008, tỉnh đã thống kê và đưa vào danh sách 46 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
và 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện kế hoạch xử
lý triệt để ô nhiễm. Trong đó, đã có 7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; nhiều cơ sở khác
mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm nhưng cũng đã và
đang tổ chức thực hiện kế hoạch, từng bước hoàn thành xây dựng công trình
xử lý chất thải.
11
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo
vệ môi trường và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ
môi trường. Nhiều cơ sở vi phạm pháp luật BVMT đã bị phát hiện và xử lý vi
phạm. Từ năm 2007 đến nay tổng số lượt các cơ sở đã được thanh, kiểm tra
khoảng 300 lượt cơ sở, trong đó số lượt cơ sở bị xử lý vi phạm trên 100 lượt cơ
sở, tổng số tiền đã xử lý vi phạm gần 2 tỷ đồng.
Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đã
quan tâm và có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải và
chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.2.5. Tăng cường nguồn lực và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
Hàng năm đã bố trí trên 1,5% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi
trường, từ năm 2007 đến nay, mức chi đã tăng từ 40 tỷ đồng/năm đến gần 60 tỷ
đồng/năm, trên 80% số đó chuyển cho cấp huyện để chi sự nghiệp môi trường.
Ngoài ra, còn huy động được nguồn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu của Chính
phủ đầu tư cho công tác BVMT; các chương trình hợp tác quốc tế; sự tham gia,
đóng góp của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đồng thời ban hành quyết
định phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường cho các ngành, các cấp.
Trang thiết bị quan trắc phân tích môi trường tiếp tục được đầu tư, tăng
cường đáp ứng yêu cầu quan trắc môi trường của tỉnh và khu vực Đông Bắc;
thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và cử cán bộ môi trường cấp
tỉnh, cấp huyện, cán bộ quản lý các ngành liên quan tham dự các lớp đào tạo, tập
huấn nghiệp vụ về môi trường.
2.2.6. Công tác quan trắc, giám sát môi trường lưu vực sông Cầu
Triển khai có hiệu quả dự án tăng cường năng lực quan trắc môi trường.
Thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kỳ hàng năm. Thường xuyên rà
soát, điều chỉnh và mở rộng mạng lưới quan trắc giám sát môi trường cho từng
giai đoạn. Giai đoạn 2011 - 2015 đã điều chỉnh và mở rộng mạng lưới quan
trắc môi trường, nâng tổng số điểm được quan trắc từ 105 điểm lên 119 điểm,
trong đó có trên 50 điểm quan trắc môi trường nước sông Cầu, với tần suất 6
lần/năm.
Kết quả quan quan trắc môi trường đã xác định, chất lượng nước sông
Cầu đang có xu hướng được cải thiện. Hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ
tại nhiều điểm quan trắc đang có xu hướng giảm. Trên sông Công, nhiều
điểm quan trắc, chất lượng nước vẫn duy trì đạt tiêu chuẩn chất lượng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt (giá trị các thông số môi trường nằm trong giới
hạn tiêu chuẩn A2 của QCVN 08:2008/BTNMT), một số quan trắc tuy vượt
giới hạn tiêu chuẩn A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn B1 (đạt
tiêu chuẩn cấp nước thuỷ lợi)... Các suối tiếp nhận nước thải sinh hoạt và
sản xuất vẫn đang trong tình trạng ô nhiễm nặng.
12
2.2.7. Công tác khắc phục, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
Từ năm 2007 đến nay đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, dự án
nhằm khắc phục và phòng ngùa ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:
* Các dự án về quy hoạch, kế hoạch, điều tra cơ bản về môi trường
+ Xây dựng dự án và phê duyệt “Quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020”, làm cơ sở pháp lý cho việc lồng ghép vào quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của các ngành, các cấp.
+ Xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
+ Lập dự án Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2050. Hiện tư vấn đang tiến hành chỉnh
sửa và hoàn thiện trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Triển khai xây dựng Đề án bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.
+ Phê duyệt và thực hiện đầu tư dự án Nâng cao năng lực quan trắc và
kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008 - 2010.
+ Phối hợp với tổ chức JICA xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường
nước sông Cầu.
+ Điều tra, thống kê, xác định các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các
khu vực bị ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
* Các chương trình, dự án xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông
Cầu
- Về xử lý chất thải rắn:
+ Triển khai lập dự án và xây dựng 03 nhà máy xử lý, chế biến chất thải
rắn sinh hoạt tại thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và huyện Đồng Hỷ, trong đó
có 02 dự án do tư nhân đầu tư xây dựng; 01 dự án từ nguồn vốn của DANIDA;
tiếp tục xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tại một số huyện (Đại Từ, Định Hoá,
Phú Bình).
+ Tạo điều kiện cho 01 doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái
chế, xử lý chất thải nguy hại.
+ Thực hiện dự án Hỗ trợ quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải y tế
cấp huyện.
+ Thực hiện dự án đầu tư xây dựng lò đốt chất thải y tế tại 3 bệnh viện
tuyến huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Phú Lương từ nguồn trái phiếu Chính phủ và
DANIDA.
- Về xử lý nước thải:
13
+ Xây dựng và hoàn thành công trình Trạm xử lý nước thải KCN Sông
Công.
+ Đang triển khai thi công công trình Trạm xử lý nước thải thành phố
Thái Nguyên theo nguồn ODA của Chính phủ pháp. Dự án có phạm vi thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt ở 9 phường Trung tâm thành phố Thái Nguyên.
+ Một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đã xây dựng, đưa vào vận hành
hệ thống xử lý nước thải, gồm: Bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện C, bệnh
viện A, bệnh viện Phổ Yên, bệnh viện Định Hóa, bệnh viện Gang thép, bệnh
viện Phú Lương, Trung tâm y tế Sông Công, bệnh viện Võ Nhai.
* Các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường
- Lập dự án Cải tạo môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến
khoáng sản trên địa bàn tỉnh, để chuẩn bị kế hoạch đầu tư xử lý ô nhiễm.
- Đồng ý chủ trương thực hiện dự án cải tạo nạo vét sông Cầu đoạn chảy
qua thành phố Thái Nguyên và đoạn chảy qua địa phận huyện Phú Bình và 01
dự án cải tạo ô nhiễm môi trường suối Cốc.
- Thực hiện dự án khắc phục ô nhiễm môi trường tại Bãi rác Thịnh Đức.
- Bước đầu xử lý đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường điểm tồn lưu hoá
chất bảo vệ thực vật Núi Căng, huyện Phú Bình.
- Thực hiện dự án cải tạo nạo vét ô nhiễm sông Cầu đoạn từ nhà máy
Giấy Hoàng Văn Thụ đến nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn.
* Các dự án khác:
+ Mỗi năm thực hiện hàng chục dự án xây dựng, cải tạo hồ chứa thuộc
hệ thống thuỷ lợi liên quan đến hệ thống sông Cầu; dự án xây dựng trạm cấp
nước, công trình đê, kè phòng chống hạn hán, lũ lụt trên sông Cầu; các dự án
trồng, khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
+ Phê duyệt 07 dự án quy hoạch, xây dựng các khu đô thị sinh thái dọc hai
bờ sông Cầu, sông Công trên địa phận thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên.
2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường
Trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và công tác bảo
vệ môi trường sông Cầu nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện
qua các chỉ tiêu đã đạt được như sau:
- Gần 100% các chương trình dự án đầu tư phát triển lập và phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện, trong số đó có
100% các dự án khai thác khoáng sản thực hiện lập, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường; dự án cải tạo phục hồi môi trường trước khi thực hiện
các thủ tục đầu tư và xin cấp phép khai thác khoáng sản.
14
- 100% khu công nghiệp đã và đang xây dựng đều có thiết kế chi tiết và
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 60% cụm công nghiệp có phê duyệt quy hoạch
chi tiết và đầu tư xây dựng hạ tầng trước khi đi vào hoạt động.
- Trên 80% rác thải sinh hoạt khu vực nội thị thành phố Thái Nguyên và
khoảng 90% rác thải y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh được thu gom và xử lý.
- Đến năm 2010 có 73% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô
nhiễm.
- 100% số hộ dân đô thị sử dụng nước cấp từ các nhà máy nước thực
hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
- Số các đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp còn thấp, ước đạt khoảng 30%.
- 95% cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản đã thực hiện nộp phí bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản, thu trên 100 tỷ đồng.
- Đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 90% số mỏ đã lập và phê duyệt dự
án cải tạo phục hồi môi trường, đang tiến hành lập hồ sơ ký quỹ cải tạo phục
hồi môi trường tại quỹ bảo vệ môi trường tỉnh. Đến nay đã thu trên 25 tỷ đồng
ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
- Khoảng trên 80% dân số đô thị, 70% dân số nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước được hỗ trợ xây dựng và của dân
tự khai thác. Số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn trên 66,7%.
- Tỷ lệ che phủ được nâng từ 47% năm 2007 lên 50% năm 2010 (theo
tiêu chí cũ).
- Tỷ lệ đơn vị được cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất và xả
nước thải ra môi trường còn thấp, ước đạt khoảng 25%-30%.
3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
3.1. Những khó khăn, tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có những khó khăn, tồn tại như:
- Chất lượng nước sông Cầu tuy đã được cải thiện nhưng tại một số khu
vực, chất lượng nước chưa đảm bảo sử dụng cho cấp nước sinh hoạt (không
đạt tiêu chuẩn giá trị A2 của QCVN 08:2008/BTNMT), chỉ đạt chất lượng sử
dụng cho mục đích thủy lợi và các hoạt động khác. Thậm chí trên nhiều suối,
nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đạt giá trị tiêu chuẩn B2 của
QCVN 08:2008/BTNMT, như: suối Cốc, suối Xương Rồng, suối Cam giá,
suối Phượng Hoàng, suối Loàng, suối Mỏ Bạch, suối La Cấm, suối Văn
Dương, suối Phục Linh.... Mặc dù đã được quan trắc thường xuyên song do
việc quan trắc chỉ được thực hiện tại một thời điểm nên các số liệu quan trắc
15
chỉ có tính đại diện, chưa có số liệu mang tính hệ thống liên tục để theo dõi
được xu hướng tăng giảm và diễn biến của chất lượng nước và xác định mối
liên quan tác động với các nguồn thải, nhất là ở các khu vực tập trung nhiều
nguồn thải.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT tại các đô thị, KCN và Cụm công
nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu BVMT, kể cả KCN Sông Công đã hoạt động trên
10 năm, đến nay mới xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung, như:
+ Vẫn tồn tại tình trạng đổ thải chung các chất thải sinh hoạt, công
nghiệp, chất thải nguy hại, do chưa có quy hoạch tổng thể và các bãi chôn lấp
riêng. Các bãi chôn lấp rác thải chưa đáp ứng yêu cầu quy trình chôn lấp hợp vệ
sinh.
+ Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt chung trên địa bàn tỉnh còn thấp, ước
đạt 36%, chủ yếu tập trung thu gom ở các khu vực nội thị; thiếu trang thiết bị thu
gom rác nơi công cộng tại các đô thị, còn tình trạng vứt rác bừa bãi; rác thải sinh
hoạt tại các khu vực nông thôn và điểm dân cư nông thôn chưa được thu gom
hoặc được thu gom với tỷ lệ thấp khoảng 15 - 20%; một số bệnh viện chưa có hệ
thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh như: bệnh viện Mắt, bệnh
viện Tâm Thần, bệnh viện Điều dưỡng, bệnh viện Đại Từ, bệnh viện Đại Từ,
bệnh viện huyện Đồng Hỷ...; các bệnh viện đã có hệ thống xử lý còn gặp khó
khăn trong bố trí kinh phí vận hành, sửa chữa và duy trì hoạt động của hệ thống
này; các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải y tế chưa có xe và thiết bị chuyên
dụng vận chuyển chất thải y tế trong địa bàn khu dân cư đến nơi xử lý.
+ Ở các đô thị chưa có hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải sinh
hoạt riêng biệt, 100% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, đổ thải trực tiếp
xuống các thuỷ vực, gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh mâu thuẫn. Bên cạnh đó,
còn có tình trạng xâm lấn các sông, suối, dòng chảy tự nhiên để xây dựng nhà ở,
xây dựng công trình và mở rộng mặt bằng gây úng ngập, cản trở quá trình tiêu
thoát nước khu dân cư, đô thị. Hiện ở tỉnh chưa có quy hoạch chuyên ngành cấp
nước, thoát nước và nghĩa trang, nghĩa địa.
- Còn phổ biến tình trạng hành nghề khai thác nước và khoan khai thác
nước tự do không có giấy phép, chưa được quản lý chặt chẽ. Chưa có cơ sở thống
kê, xác định chính xác số lượng các đối tượng phải xin cấp phép khai thác nước,
xả nước thải, theo ước tính, số các đơn vị đã được cấp phép khai thác nước và xả
nước thải còn thấp so với thực tế. Chưa thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu tổng
hợp thống kê đối với một số chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực.
- Còn nhiều cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, không có điều
kiện để xây dựng hệ thống xử lý chất thải và khoảng cách an toàn vệ sinh môi
trường với khu dân cư. Công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề chưa được
quan tâm, một số làng nghề đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm do nhu cầu phát
triển ngành nghề nông thôn.
16
- Còn xảy ra tình trạng khai thác, chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác cát
sỏi lòng sông trái phép ở một số nơi.
- Mức đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp còn ít, chưa đáp
ứng yêu cầu xử lý triệt để ô nhiễm, không thường xuyên duy trì vận hành hệ
thống xử lý chất thải, xả chất ô nhiễm ra môi trường, điển hình là các trang trại
chăn nuôi, các cơ sở sản xuất công nghiệp; nhiều cơ sở sản xuất chưa xây dựng
hoặc xây dựng không đồng bộ công trình BVMT theo đúng cam kết trong báo
cáo ĐTM, không đề nghị xác nhận hoàn thành trước khi chính thức vận hành.
Tỷ lệ đơn vị được cấp phép khai thác nước, xả nước thải ra môi trường còn thấp.
- Mặc dù đã được bổ sung nhiều, nhưng vẫn còn thiếu cán bộ làm công
tác môi trường so với yêu cầu, các ngành chưa có cán bộ hoặc giao bộ phận
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác môi trường, chủ yếu cấp xã chưa có cán
bộ môi trường, các doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ chuyên môn môi trường;
lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng nên chưa kịp thời kiểm tra và xử lý các vi
phạm pháp luật về BVMT.
3.2. Nguyên nhân
- Ý thức chấp hành pháp luật BVMT của một số cơ sở sản xuất kinh
doanh chưa cao, chi phí đầu tư cho công tác BVMT và xử lý chất thải còn hạn
chế, chủ yếu quan tâm đến lợi ích kinh tế.
- Nhiều cơ sở sản xuất còn đầu tư và sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất
lạc hậu, dẫn đến phát sinh chất thải lớn, đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành xử lý
chất thải cao nên đầu tư cho xử lý môi trường còn hạn chế (tập trung là các loại
hình có tiềm năng ô nhiễm lớn như cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, luyện
kim và chế biến nông lâm sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc).
- Chưa có quy chế bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu; chưa có cơ chế
đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực xử lý chất thải
và bảo vệ môi trường; chưa có biện pháp kiểm soát công nghệ và nâng cao chất
lượng các dự án thu hút đầu tư sản xuất.
- Mặc dù chi phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian
qua đã được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Kinh
phí sự nghiệp môi trường cho cấp huyện còn chưa chi đủ, chưa đúng mục đích.
Chậm triển khai các dự án BVMT, như: dự án thoát nước và xử lý nước thải
thành phố Thái Nguyên, dự án xử lý nước thải KCN Sông Công, dự án xây
dựng bãi chôn lấp của một số huyện; một số khu vực ô nhiễm chưa được xử lý.
- Luật BVMT 2005, chưa quy định rõ trách nhiệm BVMT của các ngành,
còn chồng chéo, bỏ sót. Có những vấn đề như xử lý chất thải nông nghiệp, quy
hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, đô thị; quy định bảo vệ môi trường làng
nghề chưa được quan tâm.
Phần thứ 2
17
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ
SÔNG CẦU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Luật Tài nguyên nước năm 1998;
- Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường
sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu;
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành “Đề án Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên”;
- Quyết định số 06/QĐ-UBSC, ngày 20/7/2009 của Chủ tịch Uỷ ban
sông Cầu về ban hành danh mục dự án, nhiệm vụ triển khai Đề án Tổng thể
sông Cầu giai đoạn 2010 – 2012;
- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 8/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015
1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015
Đảm bảo ổn định chất lượng nước trên các sông suối chưa bị ô nhiễm
duy trì đạt giới hạn tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. Từng bước hạn chế, giảm
thiểu nguồn thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sông Cầu, ngăn chặn được sự gia
tăng ô nhiễm trên các dòng sông, suối đồng thời cải thiện, nâng cao chất lượng
các dòng sông, suối; xử lý các đoạn sông, khu vực bị ô nhiễm; khôi phục và cải
tạo cảnh quan, môi trường sinh thái ven sông Cầu.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm khai thác, sử
dụng các nguồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan sông cầu hợp lý,
hiệu quả, bền vững đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
lưu vực, ổn định hệ thống dòng chảy, an toàn, bền vững các công trình thuỷ
lợi; duy trì cân bằng nước; khôi phục và cải tạo cảnh quan thiên nhiên, môi
trường sinh thái ven sông Cầu.
Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và triển
khai thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
18
2.1. Đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường, cảnh quan lưu vực sông
Cầu
- Bảo vệ và nâng cao chất lượng nước lưu vực sông Cầu ở từng khu vực phù
hợp với mục đích khai thác, sử dụng và tình trạng chịu tác động, xu hướng phát
triển:
- Ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng san lấp sông, suối để lấn chiếm
mở rộng diện tích mặt bằng. Nạo vét, xử lý các đoạn sông suối trong các đô
thị, khu dân cư bị ô nhiễm, bồi lấp. Kè bờ, bê tông hoá hợp lý hai bên bờ các
đoạn sông thiết yếu chảy qua khu đô thị.
- Khôi phục hợp lý cảnh quan sinh thái tự nhiên vốn có trước đây hai
bên bờ dọc sông.
- Tiếp tục nâng độ che phủ rừng đạt chỉ tiêu kế hoạch; bảo tồn và khôi
phục nguồn gen quý hiếm trên lưu vực.
2.2. Khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường
- 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm trong Quyết
định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành kế hoạch xử lý
triệt để ô nhiễm môi trường và được cấp phép xả thải sau khi được chứng nhận
hoàn thành.
- 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt, phải hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm theo
đúng lộ trình đã ban hành và được cấp phép xả thải sau khi được chứng nhận
hoàn thành.
- Hoàn thành dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
thành phố Thái Nguyên và đưa vào vận hành.
- 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp sau khi được phê duyệt quy
hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung
đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi chính thức đi vào hoạt động.
- 100% huyện, thành, thị có khu chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị
hợp vệ sinh; 90% rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố Thái Nguyên; 70%
rác thải sinh hoạt đô thị tại các khu vực nội thị, trung tâm các xã của thị xã
Sông và các thị trấn, thị tứ các huyện được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn vệ
sinh; thiết lập các tổ, đội vệ sinh môi trường tại các điểm dân cư nông thôn.
- 100% chất thải rắn y tế và nước thải tại các bệnh viện từ tuyến huyện
trở lên được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; 100% dự án xây dựng bệnh viện,
phòng khám mới phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn trước
khi đi vào hoạt động.
- Từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại, cơ
sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc.
19
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Đảm bảo dòng chảy và cải thiện môi trường, cảnh quan lưu vực
sông Cầu:
- Quy hoạch tổng thể và chi tiết về khai thác và bảo vệ nguồn nước lưu
vực sông Cầu; phân bổ nhu cầu sử dụng hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng
(sản xuất, sinh hoạt), đảm bảo duy trì trạng thái cân bằng nước đặc biệt trong
mùa khô.
- Xây dựng các công trình hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất,
ngăn lũ, bồi phụ nguồn nước...; phối hợp với vận hành liên ngành, liên vùng
các công trình thuỷ lợi với các hệ thống công trình khác.
- Điều tra, thống kê, lập và thực hiện dự án cải tạo, nạo vét, khơi thông
dòng chảy tại các sông suối chảy qua các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
- Kiểm soát các hoạt động đổ thải, san lấp mặt bằng lấn chiếm dòng
chảy các sông, suối.
- Điều tra, lập dự án kè bờ, bê tông hoá hai bên bờ sông các đoạn xung
yếu chảy qua khu đô thị.
- Quy hoạch khôi phục hệ sinh thái bản địa dọc 2 bờ sông Cầu.
- Quy hoạch các cụm làng nghề.
- Tiếp tục thực hiện chương trình dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ.
- Quy hoạch khai thác rừng, trồng rừng theo các giai đoạn; bảo vệ
nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rằng đầu nguồn, khu bảo tồn.
- Xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn nhằm khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả nguồn nước, bảo vệ môi
trường, cảnh quan thiên nhiên trên lưu vực.
2. Khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Tăng cường biện pháp phối hợp giữa các ngành buộc các dự án đầu tư
xây dựng mới phải thực hiện việc lập và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường; dự án cải tạo phục
hồi môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cấp phép
khai thác nước, cấp phép xả nước thải trước khi chính thức vận hành sản xuất.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoàn
thành kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm. Tiếp tục lập danh sách bổ sung các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường và kế hoạch hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm. Di dời
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vào các khu, cụm công
nghiệp.
20
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Thái Nguyên. Lập dự án quy hoạch, xây dựng hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt khu Nam và khu vực xung quanh trung tâm thành phố Thái
Nguyên; thị xã sông Công, huyện Phổ Yên;
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân
cư tập trung, đô thị, thị trấn, thị tứ của các huyện; nâng cao năng lực và mở rộng
mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công; nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn
phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của một địa phương để rút kinh nghiệm
nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, nhà máy chế biến, xử lý
rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh tại các huyện. Thí điểm mô hình phân loại rác
thải sinh hoạt tại nguồn.
- Lập dự án và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tất cả các
bệnh viện từ tuyến huyện trở lên;
- Lập và thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu vực tồn
lưu hoá chất bảo vệ thực vật.
- Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường
trong đó tập trung kiểm tra các cơ sở có nguồn thải gây ô nhiễm vào nguồn nước
sông Cầu và việc thực hiện xây dựng và vận hành công trình xử lý chất thải.
- Tăng cường biện pháp kiểm soát nguồn thải từ các trang trại chăn nuôi,
yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải thu gom và xử lý hợp vệ sinh chất thải
chăn nuôi, cơ sở giết mô gia súc.
- Xã hội hoá công tác môi trường trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt,
rác thải công nghiệp, cấp nước sạch và xử lý nước thải.
3. Điều tra cơ bản, quan trắc và thông tin môi trường
- Tiếp tục tăng cường năng lực trang thiết bị quan trắc, giám sát môi
trường; mở rộng mạng lưới quan trắc môi trường; duy trì thực hiện chương trình
quan trắc giám sát hiện trạng môi trường định kỳ 2011 - 2015. Thiết lập mạng
lưới và lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường nước, không khí tự động tại các khu
vực tập trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; thiết lập mạng quan
trắc tài nguyên và môi trường nước dưới đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20112020. Đầu tư trang thiết bị quan trắc môi trường cho cấp huyện.
- Điều tra, thống kê danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải để lập phương án tăng cường tổ chức thu phí.
Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thu phí bảo vệ môi trường, ký
quỹ cải tạo phục hồi môi trường.
21
- Điều tra thống kê và đôn đốc các cơ sở đang hoạt động xin cấp phép
khai thác nguồn nước; phải cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;
- Điều tra thống kê và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng ISO
14000 và chương trình sản xuất sạch hơn.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải và tự làm sạch của các sông,
suối trên lưu vực sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh, phân vùng chất lượng môi
trường nước lưu vực sông Cầu phục vụ công tác quản lý và cấp phép xả thải,
làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển sản xuất đảm bảo duy trì chất lượng
nước sông Cầu tại khu vực có chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn A2, giảm
thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng nguồn nước tại các khu vực đang ô
nhiễm mức độ B1, B2.
- Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về các
nguồn thải chính trên địa bàn tỉnh vào lưu vực sông Cầu để làm cơ sở cho việc
kiểm tra và giám sát chặt chẽ các nguồn thải, theo dõi diễn biến chất lượng
nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của dòng sông phục vụ công tác
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và nhận thức về môi trường
- Tăng cường biên chế cán bộ và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công
tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, quan trắc, phân
tích môi trường. Bố trí cán bộ chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường ở
các xã, phường có những vấn đề môi trường bức xúc. Yêu cầu các cơ sở sản
xuất kinh doanh có quy mô thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, có tiềm năng ô nhiễm phải bố trí cán bộ chuyên trách về môi
trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông nâng cao nhận
thức môi trường tới các ngành, các cấp, các cộng đồng dân cư.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức và nâng cao năng lực quản
lý
- Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường cho phù hợp với điều kiện thực hiện ở tỉnh.
Xây dựng tiêu chí công nhận làng nghề, quy định bảo vệ môi trường trong các
làng nghề; xây dựng mô hình và nhân rộng cơ sở thân thiện với môi trường.
Xây dựng chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư vào công tác bảo vệ môi trường sông Cầu.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu; tăng cường
chỉ đạo UBND các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
thuộc lĩnh vực quản lý của địa phương, ngành.
22
- Phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, cấp theo chức
năng, địa bàn quản lý. Xây dựng phương án bố trí cán bộ chuyên trách, hoặc
kiêm nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý ở các
ngành tuỳ theo tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ. Bố trí cán bộ chuyên trách
về môi trường cho các xã, phường có các vấn đề môi trường bức xúc.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các thủ tục cấp phép và thẩm
định về môi trường, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong khâu xác nhận
hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cấp phép xả nước thải và cấp phép khai
thác nước đối với các dự án đầu tư mới trước khi chính thức vận hành sản xuất.
- Hàng năm rà soát và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Duy trì thực hiện chế độ quan
trắc môi trường định kỳ, giám sát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường.
- Phối hợp với các tỉnh lưu vực sông Cầu, các bộ, ngành trung ương triển
khai thực hiện đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu theo kế hoạch và tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu
vực sông Cầu tại các hội nghị.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường
- Sớm hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch truyền thông
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2015 và tổ chức thực
hiện.
- Đổi mới và đa dạng hoá hình thức, nội dung tổ chức các hoạt động
truyền thông, hướng tới nhiều đối tượng với các nội dung truyền thông phù
hợp.
- Xây dựng mạng lưới, đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
đến cấp cơ sở.
3. Đa dạng hoá nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo
vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ
- Tăng cường kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra
việc sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định. Ưu tiên bố trí
kinh phí cho các dự án xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm sông Cầu. Thu hút
các nguồn lực bảo vệ môi trường trong và ngoài nước. Thực hiện tốt công tác
thu phí bảo vệ môi trường; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài
chính của Quỹ bảo vệ môi trường.
- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường khuyến khích các
tổ chức cá nhân, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, thành lập các mô hình tự
23
quản môi trường ở các vùng nông thôn, phát triển các loại hinh dịch vụ môi
trường.
- Tăng cường nghiên cứu áp dụng, khuyến khích áp dụng công nghệ sản
xuất sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý, giảm thiểu ô nhiễm
trong nước thải và khí thải.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường
Xác định các vấn đề môi trường bức xúc, các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường sông Cầu trọng tâm để xây dựng các dự án làm cơ sở cho việc huy
động các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện có hiệu quả (có danh mục kèm
theo).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
1.1. Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường; Văn
phòng Uỷ ban sông Cầu và Uỷ ban nhân dân các huyện, các ngành liên quan
của tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện các dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
1.2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc điều chỉnh, bổ sung
các nhiệm vụ, dự án phù hợp với chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường
của trung ương và của tỉnh đã đề ra.
1.3. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành thực hiện tốt việc yêu cầu các dự án
đầu tư mới phải thực hiện nghiêm túc việc lập và trình thẩm định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công
trình bảo vệ môi trường, cấp phép khai thác nước và xả nước thải trước khi
chính thức đi vào hoạt động.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường
sông Cầu thuộc thẩm quyền quản lý:
+ Xây dựng mạng quan trắc môi trường tự động tại các khu vực tập
trung nguồn thải gây ô nhiễm; xây dựng mạng quan trắc tài nguyên và môi
trường nước dưới đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020; duy trì thực hiện
chương trình quan trắc môi trường thường xuyên theo kế hoạch đã được phê
duyệt; Trang bị thiết bị quan trắc môi trường cho cấp huyện
+ Lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khai thác và bảo vệ nguồn nước lưu
vực sông Cầu, phân bổ nhu cầu sử dụng hợp lý, phù hợp với mục đích sử dụng
(sản xuất, sinh hoạt) theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo duy trì
24
trạng thái cân bằng nước đặc biệt trong mùa khô; đánh giá khả năng tiếp nhận
nguồn thải của các sông suối trên lưu vực sông Cầu để phân vùng môi trường
nước phục vụ công tác quản lý và cấp phép xả thải.
+ Điều tra, thống kê, lập dự án cải tạo, nạo vét, khơi thông dòng chảy tại
các sông suối đang bị ô nhiễm nghiêm trọng chảy qua các đô thị, khu dân cư.
+ Lập dự án bổ sung biên chế cán bộ; đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác môi trường, thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi
trường, quan trắc môi trường các cấp.
+ Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó tập trung kiểm tra các cơ
sở có nguồn thải gây ô nhiễm vào nguồn nước sông Cầu và việc thực hiện xây
dựng và vận hành công trình xử lý chất thải, khai thác nước và xả nước thải
của các dự án mới trước khi chính thức vận hành sản xuất. Yêu cầu các trang
trại chăn nuôi phải thu gom, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải
đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
+ Hàng năm bổ sung danh sách, kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng hoàn thành kế hoạch xử lý. Lập phương án di dời cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các KCN, CCN.
+ Điều tra, thống kê danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải để lập phương án tăng cường tổ chức thu phí.
+ Điều tra thống kê và đôn đốc các cơ sở đang hoạt động xin cấp phép
khai thác nguồn nước; phải cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;
+ Điều tra thống kê và khuyến khích các cơ sở sản xuất được cấp chứng
chỉ ISO 14001.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, cơ
quan truyền thông tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức môi
trường.
+ Tham mưu biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong bảo vệ môi
trường, xây dựng cơ chế cộng đồng tự quản giám sát và tham gia bảo vệ môi
trường.
+ Triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020 tới các cấp, các ngành.
+ Tiếp tục thực hiện các dự án đang triển khai thực hiện.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường liên quan, rà soát cụ thể hóa các quy định pháp luật bảo vệ môi trường
phù hợp với điều kiện của tỉnh. Xây dựng các nội dung về bảo vệ môi trường
làng nghề, bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn.
25