Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án mầm non: Chủ đề quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.99 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

GIÁO ÁN ÂM NHẠC MẦM NON
Chủ điểm: Quê hương đất nước - Thủ đô
Đề tài: Dạy hát, vận động “Múa với bạn Tây Nguyên” (Phạm Tuyên).
Nghe hát: Lý cây bông (dân ca nam bộ).
Trò chơi âm nhạc: Tiếng kêu của hai chú mèo.
Chủ đề: Tiếng hát quê hương
Hình thức: 2
+ Bài hát bổ sung: Gợi nhớ quê hương
+ Ninh Bình quê mẹ
Đối tượng: Lớp mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 phút
Người soạn: Đỗ Thị Lan.
Giáo viên: Trường mầm non Đồng Phong – Nho Quan – Ninh Bình.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Trẻ thích hát, thuộc bài hát, thể hiện tình cảm của mình với bài hát.
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng
Lân, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
- Múa nhịp nhàng, diễn cảm bài hát trên.
- Chú ý nghe cô hát, cảm nhận được tính chất âm nhạc lời ca của bài hát.
- Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lý cây bông" của dân ca Nam Bộ.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, qua trò chơi rèn kỹ năng cho trẻ, biết mô phỏng
tiếng kêu của các con mèo thông qua trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc....
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ



Hoạt động 1: Gây hứng thú:
Xin chào các bạn từ mọi miền tổ quốc đã về đây tham - Trẻ vỗ tay.
dự lễ hội “Tiếng hát quê hương”. Cô giới thiệu 3
đội:
- trẻ tự giới thiệu về
+ Đại diện cho miền Bắc đó là các bạn đến từ quê
quê hương của mình.
1


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

hương Ninh Bình.
+ Đại diện cho các bạn miền Nam đó là các bạn đến
từ Nam Bộ.
+ Đại diện cho các bạn miền Trung đó là các bạn đến
từ miền đất đỏ Tây Nguyên.
- Ai cũng có một quê hương ở nơi đó có rất nhiều kỷ
niệm của tuổi thơ có con đê đầu làng có luỹ trẻ xanh
và có cả lời ru ngọt ngào của mẹ. Sau đây cô xin mời
các bạn hãy thưởng thức ca khúc “Gợi nhớ quê
hương” do cô giáo Ngọc Lan biểu diễn. (cô hát)
Hoạt động 2:
- Trong những ngày hội vui các bạn nhỏ gần xa cùng
nhau về vui múa hát. Bây giờ các con hãy lắng nghe
các bạn đã cùng ca múa với nhau ở đâu qua bài hát
"Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai
điệu của bài hát là gì?

- Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ học hát múa thật hay
bài hát này nhé.
- Cô hát lần 1kết hợp đàn trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cô hát lần 2 kết hợp cử chỉ điệu bộ + đàn
* Đàm thoại:
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ
nào?
+ Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp
điệu, về nội dung).
+ Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui
tươi. Về nội dung thì nói về ngày hội của người Tây
Nguyên. Các bạn nhỏ khắp nơi về cầm hoa, cầm cờ,
múa hát bên cây đàn truyền thống đó là đàn Tơ rưng.
+ Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài
hát " Múa với bạn Tây Nguyên" không?
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát. Lưu ý: Cô phải sửa
sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.

- Trẻ chú ý nghe cô
giáo hát, hưởng ứng
cùng cô.

- Trẻ trả lời

- "Múa với bạn Tây
Nguyên" của nhạc sĩ
Mộng Lân.
- Trẻ hát theo yêu cầu
của cô (cả lớp, tổ,
nhóm, cá nhân).

- Con sẽ vỗ tay theo
tiết tấu chậm, theo
nhịp, theo phách, theo
tiết tấu phối hợp,
múa...
- Từng tổ lên múa
theo điệu múa của
từng tổ.

2


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hoạt động 3:
VĐTN:
- Chia làm 3 đội. Theo các con thì để bài hát này hay
hơn, các con sẽ làm gì?
- À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay,
múa. Bây giờ mỗi đội các con tự nghĩ xem múa như
thế nào cho hay nhé, sau đó cô sẽ mời từng đội lên
biểu diễn điệu múa của mình nhé.
- Cô sẽ múa cho chúng mình xem trước nhé.
- ĐT1: Tay em... Vàng
• Nam: Hai tay chống hông, bước 4 bước liền
nhau sang trái kết hợp với nhún chân bắt đầu từ chân
trái.
• Nữ: Hai tay dang sang hai bên, bước 4
bước liền nhau sang trái bắt đầu từ chân trái kết hợp
nhún chân theo nhịp bài hát.

- ĐT2: Múa hát... vang vang
• Nam: chân trái chống gót trái lên phía trước,
kết hợp vỗ tay theo nhịp rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần.
• Nữ: Tay trái cao, tay phải thấp cuộn cổ tay
kết hợp nhún trên hai chân theo nhịp bài hát rồi đổi
bên, mỗi bên 2 lần.
- ĐT3: Vui bên ... lưu luyến
• Nam + Nữ: Nắm tay nhau cùng đôi một, đổi
chổ cho nhau. Đi kết hợp với nhún chân 2 vòng liền.
- ĐT4: Hôm nay... ngoan → Giống ĐT2.
→ Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về
cao độ, trường độ cũng như các thế vận động của bài
hát.
- Lần 1: Cả lớp (2 - 3 lần) + Đàn.
- Lần 2: Nhóm bạn gái + VĐTN + Đàn.
- Lần 3: Nhóm bạn trai + VĐTN + Đàn.
- Lần 4: Từng đôi một hát múa + Đàn.
Hoạt động 4: Nghe hát:

- Trẻ hát múa

- Trẻ chú ý múa

- Trẻ chú ý nghe cô
hát.

3


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Cho trẻ kể một số loại hoa ở trong trường và
giới thiệu: Cô cũng có một bài hát nói về một số loại
hoa đó là bài "Lý cây bông" một trong những làn điệu
dân ca Nam Bộ.
- Lần 1: Cô hát + đàn.
- Đàm thoại:
• Các con thấy lời bài hát này thế nào (về
nhịp điệu, về nội dung)
• Bài hát vui tươi nhanh, bài hát như là lời
đoán đố có bao nhiêu bông của các bạn ở Nam Bộ.
- Lần 2: Cô hát kết hợp múa minh họa.Trẻ hưởng
úng cùng cô.
Hoạt động 5: Trò chơi Sol mi "Tiếng kêu của hai
chú mèo".
- Và bây giờ cô mời các con cùng chơi với hai chú
mèo nhé.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi,
nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu
cầu.
+ Tiếng chú mèo trắng kêu “meo” giống với nốt
(Son) trong đàn với cô đấy (cô gõ vào nốt son).
+ Còn tiếng chú mèo vàng kêu “mèo” giống với nốt
mì trong đàn của cô này (Cô gõ).
- Bây giời chúng mình cùng nghe tiếng đàn cuỉa cô và
làm theo tiếng kêu của các chú mèo sao cho giống với
nốt nhạc của cô nháe.
+ Lần 1: Cô cho cả lớp cùng làm tiếng kêu của 2 chú
mèo nhé. (Cô đàn nốt sol, cô đàn nốt Mì).
+ Lần 2: Chia trẻ thành 2 đội.

Đội mèo trắng mkêu “meo” và làm động tác vẫy tai.
Đội mèo vàng kêu “mèo” và làm động tác vuốt râu.
+ Lần 3: Cô đàn trẻ xướng âm nốt (son, mi).
- Cho trẻ chơi 4- 5 lần, sau mỗi lần chơi đều nhận xét,
tuyên dương cháu nào làm đúng.

- Trẻ thực hiện cùng
cô.

- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát vui có nhiều
hoa lạ.

- Trẻ thích thú khi
chơi.

- Trẻ thích chơi trò
chơi.

- Trẻ thích chơi trò
chơi.

- Trẻ hát một bài ra
ngoài.

4




×