Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

khảo sát sự thay đổi lượng tiêu thụ nhiên liệu theo ẩm độ của đất khi cày trên đất sét ở nông trường sông hậu, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.79 KB, 9 trang )

Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 1 of 9

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI LƯỢNG TIÊU
THỤ NHIÊN LIỆU THEO ẨM ĐỘ CỦA ĐẤT
KHI CÀY TRÊN ĐẤT SÉT Ở NÔNG
TRƯỜNG SÔNG HẬU, VIỆT NAM
Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Long
Khoa Công Nghệ
TÓM TẮT
Được mệnh danh là đồng bằng rộng lớn nhất ở Việt nam, đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cung
cấp hơn 50% sản lượng lương thực cho đất nước. Việc trồng lúa nhiều vụ không thể thực hiện được
nếu như không có việc cơ giới hóa khâu làm đất. Nói chung, người nông dân luôn quan tâm sao cho
đạt được năng suất cao nhất bằng các cách dễ nhất với chi phí thấp nhất khả dĩ, do đó mục tiêu lâu dài
của việc làm đất của nông dân là duy trì hoặc tăng độ phì nhiêu của đất, và cải tiến các kỹ thuật phù
hợp với loại đất và cây trồng. Trong quá trình canh tác lúa nguồn động lực chi cho khâu làm đất
tương đối cao so với các khâu khác vì vậy chi phí năng lượng cho khâu làm đất là một yếu tố quan
trọng đáng được quan tâm. Một câu hỏi luôn được đặt ra là: "Trong điều kiện nào thì làm đất với chi
phí năng lượng thấp nhất?”. Mục tiêu của đề tài này là khảo sát sự biến thiên của chi phí nhiên liệu
riêng của khâu cày khi ẩm độ của đất thay đổi nhằm tìm ra khoảng ẩm độ thích hợp khi cày. Bằng
phương pháp thí nghiệm trên đồng, thí nghiệm được bố trí trên các lô phân bố ngẫu nhiên. Số liệu
được xử lý theo phép thống kê hồi qui bậc hai. Kết quả thí nghiệm đã cho ta thấy khi cày ở ẩm độ
thích hợp thì sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ là một nghiên cứu
đơn lẻ tập trung vào một chủ đề hẹp. Để phát triển lảnh vực làm đất ở ĐBSCL, việc nghiên cứu có hệ
thống nhằm phát triển qui trình và hệ thống làm đất phù hợp cho vùng này là việc làm có ích và thiết
thực.
Từ khoá: làm đất, cày, lượng tiêu thụ nhiên liệu.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Được mệnh danh là đồng bằng rộng lớn nhất ở Việt Nam (3.900.000 ha, Nguyễn Công Bình và các


tác giả, 1995), đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp hơn 50 % sản lượng lương thực cho đất nước.
Trong những năm gần đây Việt nam xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trên năm trong đó ĐBSCL là
nguồn cung cấp chính cho lượng xuất khẩu này. Ở đây, lúa được trồng quanh năm có thể 1, 2 hoặc 3
vụ tùy theo vùng và điều kiện thủy lợi. Việc trồng lúa nhiều vụ không thể thực hiện được nếu như
không có việc cơ giới hóa khâu làm đất. Giống như các vùng khác ở Đông Nam Á (Rijk,1989) ở
đồng bằng Sông Cửu Long, khâu làm đất được cơ giới hoá trước so với các khâu khác như đập lúa,
gặt lúa. Qui trình và mức độ làm đất có mối liên hệ mật thiết với phương pháp canh tác và ẩm độ của
đất. Trong các hệ thống làm đất khác nhau, các qui trình làm đất sẽ thay đổi tùy theo cấu trúc của đất,
địa hình, và trình độ cũng như khả năng của người nông dân (De Datta và các tác giả, 1978). Nói
chung người nông dân luôn quan tâm sao cho đạt được năng suất cao nhất bằng các cách dễ nhất với
chi phí thấp nhất khả dĩ, do đó mục tiêu lâu dài của việc làm đất của nông dân là: duy trì hoặc tăng độ
file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 2 of 9

phì nhiêu của đất, và cải tiến các kỷ thuật phù hợp với loại đất và cây trồng (Kuipers, 1985).
Phương pháp làm đất cổ điển ở đồng bằng Sông Cửu Long là dùng cày lưởi với sức kéo của trâu, bò
và dùng cuốc với sức người. Trước kia khi trồng lúa mùa một vụ thì phương pháp này thỏa mãn
được yêu cầu nhưng hiện nay nó không thể đáp ứng được nữa khi mà lúa được trồng 2 đến 3 vụ trên
năm bởi vì thời gian làm đất đã trở nên quá ngắn. Bảng 1 trình bày chi phí thời gian làm đất đối với
các phương tiện khác nhau.
Bảng 1: Thời gian làm đất (FAO, 1976)
Loại phương tiện
Cuốc bằng tay


Thời gian (Giờ/ha)
500

Trâu (bò) + plow

60

Máy cày tay (6 hp)

20

Máy cày 4 bánh (50hp)

4

Theo Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm (1996), ở đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 12.500
máy kéo lớn và 26.500 máy kéo nhỏ. Thông dụng nhất là hai loại máy kéo 2 bánh và 4 bánh. Loại
máy kéo 2 bánh có nguồn động lực từ 7-14 kW, chúng được dùng chủ yếu trong khâu làm đất ở
những nơi đất hẹp và nền yếu và vận chuyển trong nông thôn. Loại máy kéo 4 bánh từ 15 đến 38 kW,
được dùng trong công việc đồng án ở những nơi có kích thước lô thửa vừa và rộng.
Việc nghiên cứu về làm đất ở ĐBSCL chưa có nhiều, Nguyễn Điền và Nguyễn Văn Thân (1984)
nghiên cứu đặc điểm địa hình và tính chất cơ lý của đất, Lê Quang Minh (1996) nghiên cứu về việc
giảm phèn bằng cách kết hợp trục bùn và rửa trôi phèn, Lê Quang Trí (1996) nghiên cứu về vai trò
của kỷ thuật không làm đất trong việc trồng lúa trên đất phèn, Nguyễn văn Long (1997) lập mô hình
để mô phỏng lưởi phay theo phương pháp phần tử rời rạc, Trần Văn Nhã (1999) phát triển cày trụ
liên kết với máy kéo 2 bánh, Nguyễn Bồng và các công sự (2001) điều tra về hiện trạng cơ giới hoá,
Nguyễn Văn Long và Nguyễn Bồng (2001) phát triển cày trụ liên kết với máy kéo 4 bánh. Thật
không may, ở ĐBSCL, thiếu những nghiên cứu cơ bản về mối liên hệ giữa các hệ thống làm đất, loại
đất và thời tiết, hệ thống mùa vụ, và yêu cầu về sức kéo cho khâu làm đất. Việc quyết định thời điểm
làm đất và dụng cụ làm đất thường dựa vào kinh nghiệm định tính. Hơn nữa, các tiêu chuẩn để quyết

định cách làm đất thường là dựa vào các quyết định chủ quan của người nông dân.
Trong quá trình canh tác lúa năng lượng chi cho khâu làm đất tương đối cao so với các khâu khác vì
vậy đây là một yếu tố quan trọng đáng được quan tâm. Một câu hỏi được đặt ra cho các nhà khoa học
cũng như chính người nông dân là: "Trong điều kiện nào thì làm đất với chi phí năng lượng thấp
nhất?". Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này thì chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc và công sức
cho ĐBSCL. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho ĐBSCL tăng tính cạnh
tranh gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới trong tương lai và góp phần tăng lợi ích cho người
dân ở đồng bằng này.
Chi phí năng lượng làm đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó, các yếu tố quan trọng nhất là độ cày
sâu, loại đất, ẩm độ của đất, loại công cụ và tốc độ di chuyển của liên hiệp máy. Trong nghiên cứu
này, chúng ta chỉ giới hạn trong việc khảo sát chi phí năng lượng cho khâu cày đất phụ thuộc vào yếu
tố ẩm độ của đất. Chi phí năng lượng khi cày có thể được biểu diễn bằng lực cản kéo (kN/m2), công
file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 3 of 9

kéo (J) hay lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng (lit/ha hoặc lit/m3). Trong đó, việc đo lượng tiêu thụ nhiên
liệu riêng rất dễ thực hiện và cũng có ý nghĩa thực tế cao nên nó được chọn làm chỉ tiêu nghiên cứu
của đề tài này. Mục tiêu của đề tài này là khảo sát sự biến thiên của lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng
của khâu cày khi ẩm độ của đất thay đổi nhằm tìm ra khoảng ẩm độ thích hợp khi cày.
Có nhiều chỉ tiêu cùng tên gọi là "lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng". Đối với các nhà chế tạo động cơ
và máy kéo hay người khách hàng khi đi mua máy thì họ chú ý đến chỉ tiêu "lượng tiêu thụ nhiên liêu
riêng" có đơn vị là g/hp*h tức là khối lượng nhiên liêu chi cho một đơn vị công suất trong một đơn vị
thời gian và chỉ tiêu này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Đối với chủ máy kéo,
khi cày đất, họ chú ý đến "lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng" với đơn vị là lít/ha tức là lượng nhiên liệu

cần thiết để cày một ha đất. Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa thực tế cao nhưng khi áp dụng chỉ tiêu này
vào trong nghiên cứu chúng ta không thể so sánh khi cày đất ở những độ sâu khác nhau. Do đó để
tránh ảnh hưỡng của độ cày sâu, trong đề tài này, lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng được định nghĩa là
lượng nhiên liệu cần thiết để cày vở 1m3 đất (lít/m3). Mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu này như sau:
lit/m3 = (1/10000)*(l/ha)*(1/D); trong đó D: độ cày sâu.

2 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

Trang thiết bị thí nghiệm gồm có Máy kéo MTZ50 (50HP) liên kết với cày đất thuộc 7; dụng cụ đo
chi phí nhiên liệu Econotest; dụng cụ xác định ẩm độ đất gồm có tủ sấy và dụng cụ lấy mẫu đất với
thể tích chuẩn 100 cm3, thùng chứa nhằm chống mất hơi nước trong quá trình di chuyển mẫu, cân với
độ chính xác 0.01g.
Hình 1: Sơ đồ khu thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành ở Nông Trường Sông Hậu cách thành phố Cần Thơ 30 km về hướng tây.
Lô đất thí nghiệm thuộc khu giống của Nông Trường Sông Hậu. Khu này có hành thang vuông, chiều
cao 510m, đáy lớn 166m, đáy nhỏ 158m. Nó được bao bọc bởi con lộ phía trước, nhà máy chế biến
phía bên trái và 2 con đê kiên cố ở hai mặt còn lại. Việc cấp và thoát nước thông qua một cái đập
nước. Hiện trạng khu đất thí nghiệm có các con đê nhỏ chia ra làm 5 lô nhỏ (I, II, III, IV, V) như
Hình 1.
Kết quả khảo sát cho ta thấy rằng tất cả các mẫu đất đều có sa cấu là là đất sét và sự khác nhau giửa

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 4 of 9


sa cấu lớp mặt và lớp đáy là không đáng kể (xem Bảng 2).
Bảng 2: Sa cấu đất
Độ sâu (mm)
0-100
100-200
0-100
100-200
0-100
100-200
0-100
100-200

Vị trí
A(a)
B(b)
C(b)
D(b)

%sét
50.1
50.7
40.26
43.28
43.59
50.83
46.51
46.91

%thịt

49.2
48.8
59.74
56.72
56.41
49.17
53.49
53.09

%cát
0.7
0.5
0
0
0
0
0
0

Loại đất
Sét
Sét
Sét
Sét
Sét
Sét
Sét
Sét

(a) Phân tích của phòng thí nghiệm làm đất của ĐH Wageningen Hà lan

(b) Phân tích của phòng thí nghiệm Cơ Học Đất Khoa Công Nghệ
Thí nghiệm được tiến hành trên các lô đất có kích thước đủ để thực hiện 3 đường cày với chiều dài
mỗi đường là 30m. Lô đất được chọn ở bất kỳ vị trí nào trong toàn khu sao cho ẩm độ tương đối
đồng đều và nằm trong dãy ẩm độ khảo sát. Để dễ dàng quay đầu máy kéo và thả vạt cho đường cày
đầu tiên, kích thước mỗi lô được chọn là 8x50 m2.
Phương pháp thí nghiệm được tiến hành như sau:
– Trước khi cày, lô thí nghiệm được chọn và các cọc mốc được cắm để xác định khoảng đường làm
việc của máy là 30m. Mẫu đất xác định ẩm độ với 10 lần lặp lại được phân bố đều trên lô đất. Toạ
độ 100 điểm được xác định bằng dụng cụ đo địa hình (reliefmeter) với mốc cao độ xác định bằng
mực nước để đo độ cày sâu sau khi cày.
– Khi đang cày, chi phí nhiên liệu được đo trên mỗi đường chạy với số lần lặp lại là 3 lần cho mỗi
lô.
– Sau khi cày, tổng bề rộng làm việc được xác định với 5 lần lặp lại. Toạ độ 100 điểm được xác
định bằng bằng dụng cụ đo địa hình một lần nữa sau khi hiệu chỉnh với cột mốc ban đầu bằng mực
nước.
Chi phí nhiên liệu riêng được xác định theo công thức sau:

Fs =
trong đó:
Fs: chi phí nhiên liệu riêng l/m3
Ftb: chi phí nhiên liệu trung bình cho một đường chạy
Stb: diện tích đất cày trung bình cho mỗi đường chạy
Dtb: độ sâu trung bình ở 100 điểm đo

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?


Page 5 of 9

Ẩm độ được xác định bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ 1050C trong 24 giờ và tính bằng tỷ số giửa
khối lượng nước trên khối lượng đất khô.

MC =

x100%

trong đó:
Mw: khối lượng đất ướt
Md: khối lượng đất khô

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm đo lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng được tiến hành trên 8 lô có ẩm độ biến thiên từ 33%
đến 54%. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS theo phương pháp hồi qui bậc hai ta có kết quả như sau:
Biến phụ thuộc: Chi phí nhiên liệu riêng (L/1000M3)
Phương pháp: Hồi qui bậc hai
Hệ số R: 0.97
R2: 0.94
Sai lệch chuẩn: 0.54
Phân tích phương sai:
Độ tự do

Nguồn biến
động

Tổng bình

phương

Trung bình
Bình phương

Hồi qui

2

21.12

0.56

Sai số

5

1.48

0.30

F

35.59

Mức ý nghĩa

0.00

Các hệ số của phương trình:

Biến số
Ẩm độ (MC)
MC2
Hằng số

B

SE B

T

Sig T

-2.82
0.03
71.21

0.38
0.004
8.14

-7.45
7.74
8.75

0.00
0.00
0.00

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm


9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 6 of 9

Hàm hồi qui bậc hai biểu diễn sự biến thiên của lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng theo ẩm độ như sau:
Fs = 71.21 - 2.82 MC + 0.03MC2
trong đó:
Fs: chi phí nhiên liệu riêng lít/1000m3
MC: ẩm độ lô đất
Bảng 3: Chi phí nhiên liệu riêng khi cày

1
2
3
4
5
6
7
8

Ẩm độ
33
36
37
39
42

43
45
54

Độ cày sâu
7.4
7.9
7.8
7.9
8.1
8.4
9.1
10.1

L/1000M3
15.1
13.5
11.9
11.8
12.1
12.1
12.4
16.7

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng và ẩm độ được trình bày trong Hình
2.

Kết quả nghiên cứu thể hiện rõ vùng ẩm độ thích hợp để cày đất là từ 36% - 45%. Khi đất quá khô
hay quá ướt đều làm tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng khi cày. Dạng biến thiên của đồ thị này


file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

Page 7 of 9

cũng rất phù hợp với nghiên cứu của Zapata (1999). Sự tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng khi đất
quá khô hay quá ướt có thể được giải thích như sau: Khi ẩm độ tăng quá cao làm cho bánh xe máy
kéo bị trượt nhiều làm tổn hao năng lượng. Ngược lại, khi đất quá khô độ bền của đất tăng lên làm
tăng chi phí năng lượng phá vỡ nó.
Hình 2: Sự biến thiên của lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng theo ẩm độ

Kết quả này mới chỉ được thực hiện trên đất ở Nông Trường Sông Hậu nhưng sự áp dụng cho những
vùng khác trên ĐBSCL là khả dĩ bởi vì theo Koolen và Kuiper (1983) thì đất có cùng đặc tính cơ học
sẽ có cùng phản ứng cơ học (Mechanically Equal Soils Exhibit Equal Behavior). Theo kết quả phân
tích của phòng thí nghiệm Cơ Học Đất của ĐHCT và ĐH Wgeningen (2000) thì đất ở Nông Trường
Sông Hậu là đất sét. Theo kết quả nghiên cứu của Kuyma (1976) với 49 mẫu phân tích ở ĐBSCL thì
có 43 mẫu là đất sét, 4 mẫu đất thịt và chỉ có 2 mẫu là đất cát nằm ở chân núi. Như vậy khả năng áp
dụng kết qủa nghiên cứu này vào ĐBSCL là có thể được.

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết quả nghiên cứu đã thoả mãn được mục đích của đề tài nghiên cứu là khảo sát sự biến thiên của
lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng của khâu cày khi ẩm độ của đất thay đổi nhằm tìm ra khoảng ẩm độ
thích hợp khi cày.
Hiện nay, khi mà người dân ở ĐBSCL đang đứng trước một thách thức rất to lớn là giá lúa rất thấp,
việc giảm chi phí đầu tư là việc làm có ích giúp họ tăng hiệu quả sản xuất. Giảm lượng tiêu thụ nhiên
liệu trong khâu cày không phải là yếu tố quyết định toàn bộ cho khâu sản xuất lúa nhưng nó cũng góp

một phần tương đối quan trọng bởi vì khâu làm đất là một trong những khâu tiêu tốn rất nhiều năng
lượng. Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin cơ bản giúp ích cho việc nghiên
cứu phát triển làm đất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ là một nghiên cứu đơn lẻ tập trung
vào một chủ đề hẹp. Để phát triển lãnh vực làm đất ở ĐBSCL, việc nghiên cứu có hệ thống nhằm
phát triển hệ thống làm đất phù hợp cho vùng này là việc làm có ích và thiết thực.

Tài liệu tham khảo
l

De Datta, S. K. and Barker, R. Land Preparation for rice soils. Soil and rice. International Rice
Research Institute. 1978.

l

FAO, 1976. Mechanization of Rice Production, India - Nigeria - Senegal. An International
Coordinated Research Project (1970-1976) of the FAO.

l

Koolen, A. J. and Kuipers, H. Agricultural Soil Mechanics. Advanced series in Agricultural
Sciences 13, 241pages, 1983.

l

Kuipers, H. Tillage Machinery Systems as Related to Cropping Systems. In Tillage Machinery
Systems as Related to Cropping Systems. Proceeding of International Conference on Soil
Dynamics. Auburn, Alabana, 1985. Volume three, page: 443 - 456.

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm


9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

l

Page 8 of 9

Kuyma, K. Paddy soils in the Mekong Delta of Vietnam. 77 p. Discussion paper No. 85. The
Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University, Kyoti, Japan. 1976.

l

Lê Quang Minh, Tô Phúc Tường, Mensvoort, M. E. F., and Bouma, J. Tillage and water
management for Increasing rice-land productivity in the flood prone acid sulfate soil area of the
Mekong river delta of Vietnam. In: PHD. Thesis of Lê Quang Minh, Wageningen Agricultural
University, 1996. Integrated soil and water management in acid sulphate soils, P. 103-120.

l

Lê Quang Trí 1996. Developing management packages for acid sulfate soils based on farmer
and expert knowledge. Field study in the Mekong delta-Vietnam. Ph.D. thesis. Wageningen
Agricultural University, 200p. 1996.

l

Nguyễn Bồng, Nguyễn Văn Trí, Trần Thanh Tâm, Nguyễn Quang Thanh, Trần Trung Tính,
Trần Văn Nhã, Trương Văn Thảo, Phạm Thị Vân, Bùi Thiện Chánh. Survey on The Current
Situation of Agricultural Mechanization and Post-Harvest - Food Processing & Transportation

Operations in Cantho, Vietnam. Co-operation Programme: CTU - MHO /Viet nam - The
Netherlands.2001.

l

Nguyễn Công Bình và các tác giả. Nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hà nội,
Việt Nam (1995).

l

Nguyễn Điền và Nguyễn Văn Thân. Đặc điểm địa hình và tính chất cơ lý của đất nông nghiệp
Việt Nam. 200 trang. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội 1984.

l

Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm. Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp và nông thôn ở
Việt nam 1945-1995. Nhà xuất bản nông nghiệp 1996.

l

Nguyễn Văn Long. An experimental setup for evaluating the Distinct Element Method (in soil
dynamics). MSc. Thesis Wageningen University 1997.

l

Nguyễn Văn Long và Nguyễn Bồng. Báo cáo nghiên cứu phát triển cày trụ liên kết với máy kéo
bốn bánh (không xuất bản) 2001.

l


Rijk, A. G. Agricultural Mechanization Policy and Strategy. The case of Thailand. Ph.D. thesis.
Wageningen Agricultural University, 1989.

l

Trần Văn Nhã. Báo cáo nghiên cứu phát triển cày trụ trên máy kéo hai bánh (không xuất bản)
1999.

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005


Kh?o sát s? thay d?i lu?ng tiêu th? nhiên li?u theo ?m d? c?a d?t khi CÀy trên d?t sét ?

l

Page 9 of 9

Zapata, C, M. Soil workability as a basis for advice on tillage activities.144 p. Ph.D. thesis.
Wageningen Agricultural University, The Netherlands, 1999.

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630KH108\630KH108.htm

9/8/2005



×