Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích vai trò Đại đoàn kết dân tộcTư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.01 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP.HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. LIÊN HỆ HIỆN NAY

GVGD: Nguyễn Thị Tường Duy
Lớp: Thứ 3, tiết 9_10
Thực hiện: Nhóm Nova


KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Stt

Tên

1.

Lý Triết Huy

2.

Nguyễn Thị Uyên Thuy

3.

Phạm Thị Thu Thủy



4.

Võ Thị Hoa

5.

Đinh Lê Kim Lan

6.

Chế Hoàng Trúc Phương

Hoàn
thàn
h

Công việc

2


Mục lục
Nội dung

NỘI DUNG

1 Đại đoàn kết dân tộc
Đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng đã được Hồ Chí Minh đề ra từ
rất sớm và trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt

Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của dân tộc ta, một đóng góp
quan trọng vào lý luận cách mạng thế giới.
Trước Hồ Chí Minh, các nhà sáng lập chủ nghĩa Xã hội Mác – Lênin chưa đề
cập sâu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Do đặc điểm của thời đại mình, C.Mác và
Ph.Anghen mới chỉ kêu gọi đoàn kết giai cấp vô sản trên toàn thế giới và thực hiện
liên minh công nông trong quá trình lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. Đến Lênin,
trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, ách áp bức bốc
lột giai cấp và dân tộc đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tư tưởng liên minh công
nông của Mác – Ph.Anghen đã được Lênin và Quốc tế Cộng sản mở rộng ra quy
mô trên phạm vi toàn thế giới với khẩu hiệu nổi tiếng: “ Vô sản tất cả các nước và
các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại ”. Song đó chưa đánh giá đầy đủ về vấn đề dân
tộc.
3


Hồ Chí Minh sinh ra trong một dân tộc có truyền thống đấu tranh kiên cường
vì độc lập, tự chủ nên đã nhìn thấy sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, nguồn động
lực to lớn của nhân dân Việt Nam trong giữ nước và dựng nước. Đối với Hồ Chí
Minh yêu nước đồng nghĩa với thương dân, không thương dân thì không thể có
tinh thần yêu nước. Dân ở đây là số đông và phải làm cho số đông có cơm no, áo
mặc, ai ai cũng được học hành sống tự do hạnh phúc. Người nhấn mạnh vai trò to
lớn của nhân dân xem dân là gốc là lực lượng giải phóng.
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước và trước những đòi hỏi khách quan của
cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra một hệ thống quan điểm khá hoàn chỉnh
về vai trò của đại đoàn kết dân tộc.
2 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng

Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như phong trào Cần

Vương, phong trào khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Duy Tân, Đông Du đều thất
bại nguyên nhân một phần cũng là do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc,
các phong trào này có một điểm chung là tự phát nhỏ lẻ.
Triều đại nhà Hồ tồn tại ngắn nhất trong lịch sử các triều đại VN do vua
không thu phục được lòng dân, không có sự đoàn kết trong nhân dân nên bị thất
bại nhanh chóng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải
phóng dân tộc, nếu chỉ có tinh thần yêu nước không thì chưa đủ, cách mạng muốn
thành công và thành công đến nơi thì phải tập trung tất cả mọi nguồn lực, lực
lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp và thực tế

4


cũng cho thấy mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ sự đoàn kết sức
mạnh dân tộc.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử
dân tộc Việt Nam một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời
về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Việc phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân không chỉ là bài học lớn đối với thắng lợi của
cuộc kháng chiến trước đây, mà nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp quan trọng vào
kho tàng kinh nghiệm thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết dân tộc Bác có chính
sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng trong từng thời kì, từng giai đoạn
cách mạng:
1930-1941: khẩu hiệu “đấu tranh chống lại phong kiến giành lại ruộng đất cho

nông dân”
1941-1945: tuyên truyền đánh đổ thực dân Pháp giành lại độc lập
Và phải luôn nhận thức được rằng khối đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống
còn, quyết định thành bại của cách mạng. Nhờ tư tưởng nhất quán, chính sách mặt
trận đúng đắn, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại
đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn như:
- Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng
Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
5


- Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập
lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc
- Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng
lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Và tại sao Pháp – Mỹ những đất nước giàu có, có ưu thế về vật chất, vũ khí
phương tiện chiến tranh hiện đại lại không thể khuất phục được một nước Việt
Nam nhỏ bé, lạc hậu? Tại sao ư? Tại vì đồng bào Việt Nam tạo thành một khối
đoàn kết thống nhất cứng gắn như viên kim cương khó có thể đập tan được.
Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh càng thêm vững tin vào những luận điểm có tính
chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết:
“ Đoàn kết làm ra sức mạnh, đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định khắc
phục được mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó ”
“ Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta”
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công ! ”
Đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đoàn kết
dân tộc, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo. Liên minh
công nông lao động trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Người
nhiều lần nêu rõ: “Ta đã đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ

quốc. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụ sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta
phải đoàn kết họ”. Dân tộc là một khối rất rộng lớn gồm hàng chục triệu con người
vì vậy phải xây dựng rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực
lượng nào tạo nên nền tảng đó.

6


2.2 Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp trong buổi lễ kỉ niệm
Quốc khánh 2-9 đầu tiên của nước ta tổ chức tại Pa-ri do Hội Liên hiệp Việt kiều
và Hội Hữu nghị Pháp-Việt tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một bài diễn
văn bằng tiếng Pháp. Sau khi cảm ơn các bạn bè Pháp và các nước ngoài đến dự,
Bác nói:
“Tôi xin long trọng bày tỏ sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam anh dũng
của chúng ta, đã nêu cao lý tưởng dân chủ và đã không lùi bước trước bất kì sự hi
sinh nào để bảo vệ tự do cho dân tộc mình. Chính sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn
và không gì phá nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng
hòa của mình”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, là
mạch nguồn của thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực,
từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời
kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951 Hồ Chí Minh đã thay
mặt Đảng tuyên bố với toàn dân tộc: “ Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có
thể gồn 8 chữ: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện điều này,
Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần
chúng, lắng nghe quần chúng, phải gần gũi, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi
quần chúng.

Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm
vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, nếu cách mạng muốn thành
công nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà Đảng cần cụ thể hóa thành những
mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử
tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó là khối đại đoàn kết
dân tộc.
7


Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của
Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Đảng Cộng sản phải có sứ
mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi
hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác trong khối đại
đoàn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ độc lập
cho dân tộc, tự do cho dân nhân, hạnh phúc cho mọi người.
Với chính sách đại đoàn kết của Đảng va Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được
nhiều nhân tài cho đất nước. Những tri thức bậc cao, nhân sĩ yêu nước, đại thần
của chế độ phong kiến, tự nguyện đi theo Bác, theo Cách mạng. Cụ Phan Kế Toại
đã nói: Cụ Hồ đúng là một ngọn núi nam châm khổng lồ!.
3 Tình hình đoàn kết dân tộc hiện nay
3.1 Thanh thiếu niên

Ngày nay do du nhập nhiều nguồn văn hóa khác nhau từ việc hội nhập kinh tế
thế giới, nhiều bạn trẻ thiếu định hướng của gia đình, nhà trường đã học tập những
nét văn hóa không lành mạnh từ môi trường bên ngoài gây tác động xấu cho xã
hội, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm ngày càng gia tăng. Nhiều bạn trẻ chỉ
muốn thỏa mãn tính tò mò mà tham gia các hoạt động, tổ chức chống lại Nhà
nước: phát tờ rơi, tuyên truyền mang tính chất phản động..Học sinh, sinh viên bây
giờ nếu nhận thức chưa sâu sắc thì là đối tượng rất phù hợp để các thế lực thù địch

lợi dụng gây mất đoàn kết dân tộc.
Những vấn đề nhức nhối đó đang diễn ra hằng ngày làm băng hoại đạo đức giới
trẻ, gây mất tinh thần đoàn kết tập thể, ảnh hưởng đến suy nghĩ, đến nhận thức của
một bộ phận chủ nhân tương lai của đất nước. Cũng trong thời gian vừa qua vấn đề
tranh chấp ở biển Đông hết sức căng thăng gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
và chính trị của các bên có liên quan trong đó có Việt Nam, lợi dụng vấn đề đó một
8


số đối tượng xấu âm mưu kích động, phá hoại tài sản, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời có những chủ trương đúng
đắn, cách giải quyết thỏa đáng, chính sách tuyên truyền để mọi người dân hiểu ra
vấn đề tránh bị kẻ xấu lợi dụng gây hại cho Đất nước. Từ bài học đó an ninh ở
Nước ta đã từng bước ổn định, cũng cố tình thần đoàn kết của dân ta.
Trong học tập các bạn cần hòa đồng, không ganh ghét đố kỵ nhau, bình đẳng về
quyền lợi nghĩa vụ, đừng để tập thể phải vì mình mà thiểu số phải chấp nhận gạt bỏ
những lợi ích riêng vì đa số
Bên cạnh những mặt tiêu cực thì cũng có mặt tích cực. Trong học tập học sinh,
sinh viên biết đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau học tập tốt tạo nên đôi bạn cùng
tiến. Tham gia các tổ chức xây dựng hoạt động nhóm. Nhiều học sinh, sinh viên
không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, tôn giáo, trình độ học vấn..mọi người đều
biết đoàn kết chỉ ra cái sai của bạn, nêu lên ý kiến của mình để mọi người cùng
thảo luận tiến tới kết quả tốt nhất.
Trong hoạt động đoàn thể, xã hội, tích cực tham gia phong trào từ thiện, chữ
thập đỏ, chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên tình nguyện, đã và đang làm rất tốt.
3.2 Đảng, Nhà nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa của dân,

do dân vì dân. Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn sàng
là bạn là đối tác đáng tin cậy của các nước quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và
phát triển. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn được giữ ổn định, tình hình
xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc
tế.

9


Tuy vậy, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, khó khăn. Ví dụ như
nạn tham nhũng, tệ nạn quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Các thế lực phản động không
ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng, sự nghiệp phát triển dân giàu nước mạnh.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa. Đối với Đảng cần xây dựng được một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch,
vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân, một Nhà nước thật sự của nhân dân do dân vì dân. Hoàn thiện
mọi chính sách giai cấp, xã hội, tôn giáo, cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đồng thời bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đại đoàn kết phải được cũng cố và phát triển
nhằm xóa được đói nghèo, lạc hậu, thua kém về kinh tế, khoa học và công nghệ so
với các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho Việt Nam có thể tự tin sánh
vai với các cường quốc năm châu, khơi dậy tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, không
bỏ lỡ thời cớ, phát huy tinh thần tự lực tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ gây hại cho
đất nước như diễn biến hòa bình, phát huy được tính năng động của mỗi người và
của cộng đồng. Bảo vệ nền văn hóa truyền thống dân tộc.
Đảng và Nhà nước phải chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc tế, thực

hiện chính sách mở cửa, giao lưu hợp tác. Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố nội sinh
có ý nghĩa quyết định tạo lực và thế để vươn ra thế giới, thực hiện đại đoàn kết dân
tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế tạo sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc thực hiện đoàn kết quốc tế giúp chúng ta đạt được một số thành tựu quan
trọng như: mở rộng quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới và Việt
Nam trở thành thành viên không chính thức của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.
10


11



×