Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.32 KB, 5 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Đề tài: Nâng cao kết quả học tập môn Tài chính tiền tệ cho sinh viên cao đẳng ngành Tài
chính hàng thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hà
1. Tóm tắt
Đối với sinh viên cao đẳng chuyên ngành Tài chính ngân hàng, môn học Tài chính tiền tệ là
một môn học nền tảng, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về tài chính, tiền tệ, tạo
cơ sở để các em có thể học tập tiếp những môn học chuyên ngành như Tài chính doanh nghiệp,
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,… Nhận thấy tầm quan trọng của môn học Tài chính tiền tệ,
nhiều năm qua đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng X luôn trau dồi kiến thức chuyên môn cũng
như kỹ năng giảng dạy để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Tuy nhiên với
phương pháp dạy học truyền thống: thầy giảng dạy – trò chi ghép, việc tiếp thu kiến thức của các
em gặp nhiều hạn chế do các em chỉ tiếp nhận một cách thụ động, chưa có nhiều cơ hội để nêu ra
ý kiến của bản thân, vì vậy kết quả học tập môn học Tài chính tiền tệ của các em là chưa cao.
Giải pháp của tôi: Áp dụng phương pháp vấn đáp và thảo luận nhóm trong giảng dạy các
chương của môn học Tài chính tiền tệ để các em tự mình phát hiện vấn đề, cùng nhau thảo luận
và cùng giảng viên giải quyết vấn đề trên, từ đó có thể rút ra những kiến thức bổ ích về nội dung
môn học.
Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm tương đương: hai lớp Cao đẳng TCNH trường CĐ
X. Trong đó lớp TCNH A là lớp thực nghiệm và lớp TCNH B là lớp đối chứng.
2. Giới thiệu
2.1.
Tìm hiểu thực trạng
2.1.1. Về sinh viên
Thực tế cho thấy có rất nhiều sinh viên học yếu môn Tài chính tiền tệ. Điều này thể hiện qua
điểm số của các em thường nằm ở mức 5 – 6 là một mức trung bình. Sau khi học xong môn học
này, nhiều em vẫn còn rất mơ hồ, không hiểu rõ về những nội dung mà mình đã học. Điều này


2


gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả học tập của những môn học liên quan khác như Thị trường tài
chính, Tài chính doanh nghiệp,…
2.1.2. Về giảng viên:
Do giới hạn về thời gian giảng dạy (30 tiết) nhưng nội dung lại khá nhiều, nên hầu hết giảng
viên thường giảng theo phương pháp truyền thống: thầy giảng dạy – trò ghi chép. Điều này làm
sinh viên thụ động tiếp nhận kiến thức mà thầy cô truyền đạt, không chủ động sử dụng những
kiến thức tiếp thu được để vận dụng trong thực tiễn.
2.1.3. Về môn học Tài chính tiền tệ:
Là môn lý thuyết cơ sở, cung cấp những kiến thức nền tảng cho sinh viên cao đẳng đang học
chuyên ngành Tài chính ngân hàng. Do môn học này, sinh viên thi theo hình thức trắc nghiệm
nên dễ xảy ra tình trạng “đánh lụi”, các em không học bài, không hiểu bài nhưng vẫn có khả năng
làm bài đúng nếu gặp may mắn.
2.2.

Giải pháp thay thế:
Tại mỗi buổi học, giảng viên nêu một chủ đề liên quan đến bài học, cho sinh viên thảo luận
theo nhóm để phát hiện vấn đề và những giải pháp để giải quyết vấn đề mà các em tìm được.
Cuối cùng giảng viên sẽ tổng hợp nội dung các nhóm đã trình bày, rút ra những nội dung chính
yếu mà các em cần nắm bắt.

2.3.

Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực có làm tăng kết quả học tập môn Tài chính tiền tệ
cho sinh viên cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng không?

2.4.

Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ làm tăng kết quả học tập môn Tài chính tiền tệ cho

sinh viên cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng.

3. Phương pháp


3
3.1.

Khách thể nghiên cứu
Với nghiên cứu này, tôi lựa chọn hai lớp cao đẳng năm 2 chuyên ngành Tài chính ngân hàng
là lớp TCNH A và lớp TCNH B. Hai lớp có chương trình học hoàn toàn giống nhau, sinh viên hai
lớp có sĩ số bằng nhau, có ý thức và thái độ học tập tích cực và có kết quả học tập năm nhất là
tương đương nhau.

3.2.

Thiết kế
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời khóa biểu của trường để đảm bảo tính
khách quan và tiện lợi, không ảnh hưởng đến tâm lý sinh viên. Tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp
TCNH A là lớp thực nghiệm và lớp TCNH B là lớp đối chứng.
Với chương 1, tôi dạy cả hai lớp bằng phương pháp truyền thống vẫn dạy trước nay. Bài kiểm
tra hết chương 1 được dùng để kiểm tra trước tác động.
Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương
Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực nghiệm

KT trước tác
động
01


Đối chứng

02

Tác động
Dạy học có sử dụng phương pháp
tích cực
Dạy học không sử dụng phương
pháp tích cực

KT sau tác động
03
04

3.3.
Quy trình nghiên cứu
3.3.1. Chuẩn bị bài của giảng viên:
Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của nhà
trường để đảm bảo tính khách quan.
3.4.

Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra hết chương 1.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra hết chương 2.
Cả hai bài kiểm tra đều do tôi thiết kế.



4
4. Phân tích dữ liệu và kết quả
5. Bàn luận
6. Kết luận và kiến nghị


5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tan, C. (2008). Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên
sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.



×