Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC SU PHAM UNG DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.71 KB, 7 trang )

Tên đề tài :
Tăng tỷ lệ hoàn thành và độ chính xác trong giải
bài tập toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày .
Người nghiên cứu: PHAN THỊ CHÍNH
Trường: TH Phú Điền 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Phương pháp và hình thức dạy học mới đã được các thầy , cô giáo vận dụng một
cách linh động và sáng tạo ; thu hút được sự chú ý ,ham học của học sinh từ đó chất
lượng giáo dục ngày càng nâng lên .tuy nhiên trong lớp học thường có hiện tượng
một số học sinh có hành vi , thái độ học tập chưa tốt dẫn đến học yếu .
Thực hiện cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung “ của BGD& ĐT
Trong đó có việc chống học sinh ngồi nhầm lớp ,nên giáo viên tích cực lập kế
hoạch và có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu .
Thời gian kèm học sinh yếu chỉ có 2 T/ tuần thì việc bồi dưỡng cho học sinh yếu
gặp nhiều khó khăn , không thể dạy cá thể hóa được , không thay đổi được hành vi
lười học của các em .
Giải pháp của Tôi là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày về giải bài tập toán ở nhà của
học sinh .
Nghiên cứu được tiến hành trên hai học sinh yếu trong cùng lớp 1/3 . Thiết kế cơ
sở AB
Kết quả tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của các em .Điểm bài
kiểm tra trước tác động và sau tác động là.
Họ tên HS Điểm trước TĐ Điểm sau TĐ
Nguyễn Minh Chiến 3 7
Nguyễn Thành Công 4 8
Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P< 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm kiểm tra trước tác động và sau tác động .Điều đó chứng minh rằng sử dụng thẻ
báo cáo hằng ngày về giải bài tập toán ở nhà của học sinh trong dạy học ,làm tăng tỉ
lệ hoàn thành và độ chính xác trong bài tập toán cho học sinh lớp 1/3.
GIỚI THIỆU


Trong sách giáo khoa toán 1 có nhiều bài tập qua hướng dẫn của giáo viên thì
hầu hết các học sinh có học lực trung bình trở lên đều thực hiện tốt còn học sinh yếu
thì ít khi hoàn thành bài tập tại lớp và lại sai kết quả rất nhiều mà giáo viên không
có thời gian dạy cho các em làm bài thật tốt ,chu kì đó lập đi lập lại nhiều lần dẫn
đến học yếu .
Để thay đổi hiện trạng trên ,đề tài nghiên cứu này giúp học sinh yếu giải toán tốt
hơn .
Giải pháp thay thế :sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày về giải bài tập toán ở nhà của
học sinh .
Các bài nghiên cứu về phương pháp mới này :
- B.M.Drew và cộng sự ,1982.
- Sáng kiến kinh nghiệm toán 1 –Trần Thị Thịnh – Trướng TH Cát Linh –
Đống Đa –Hà Nội
- Phương pháp dạy toán tiểu học của : Đỗ Tiến Dũng – Phạm Thanh Tâm ;Tc
khoa giáo dục tiểu học .
Thẻ báo cáo hằng ngày về kết quả giải bài tập toán sẽ giúp học sinh yếu nắm vững
cách giải và giải đúng các bài toán theo yêu cầu của chương trình ,chuẩn kiến thức
kĩ năng .
Vấn đề nghiên cứu : việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày về giải bài tập toán ở
nhà của học sinh . Có nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh yếu không ?

Giả thuyết nghiên cứu : việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày về giải bài tập toán
ở nhà của học sinh . Sẽ nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh yếu lớp 1/3
.
PHƯƠNG PHÁP
a- Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn hai học sinh , học yếu môn toán nhất lớp ,để có điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu ứng dụng .
* Giáo viên: có nhiều năm dạy lớp một và nhiệt tình trong việc kèm học sinh
yếu ,kém .

*Học sinh : Chọn trong lớp hai học sinh yếu toán và học lực như nhau ,cả hai đều
là nam và không chăm học .

b- Thiết kế :
Thiết kế sử dụng trong nghiên cứu là thiết kế cơ sở AB . Giáo viên ghi chép kết
quả làm toán của hai học sinh trước vài ngày khi bắt đầu nghiên cứu . Đây là giai
đoạn cơ sở .Ở giai đoạn này không có tác động nào được thực hiện để thay đổi hành
vi của Chiến và Công .Sau đó thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng .Tác động này
gọi là can thiệp .Giáo viên tiếp tục ghi chép kết quả của làm bài tập của hai em .
Trong thiết kế của nghiên cứu này ,ngôn ngữ nghiên cứu giai đoạn cơ sở gọi là
A .Giai đoạn tác động gọi là B .Thiết kế này chỉ có một giai đoạn cơ sở và một giai
đoạn tác động và được gọi là thiết kế AB .

c- Đo lường :
Các công cụ đo lường mà nghiên cứu này sử dụng gồm tỉ lệ hoàn thành bài tập trên
lớp và độ chính xác trong giải bài tập của học sinh .
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là thay đổi thói quen không làm bài tập toán
của Chiến và Công . Do đó phép đo đầu tiên là điểm số bài tập học sinh hoàn thành
sau khi được giao. Đây chính là tỉ lệ hoàn thành . Giáo viên phải đánh dấu các bài
tập đã giải đúng và hoàn thành ,đồng thời cũng ghi lại số bài tập giải chính xác
.Đây chính là độ chính xác . Trong nghiên cứu này thì không có bài kiểm tra nào
được sử dụng để thu thập dữ liệu phụ vụ nghiên cứu .

Phân tích
Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập được biểu thị dưới dạng
các đường đồ thị thể hiện hành vi của Chiến và Công trong giai đoạn cơ sở và giai
đoạn có tác động .nếu hành vi giải bài tập toán của các em tiến bộ , chúng ta thấy
đường đồ thị ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở
.Trường hợp này đúng là như vậy . Chúng ta cũng thấy rằng không có phép kiểm
chứng nào được sử dụng để kiểm tra kết quả .Chúng ta cần quan sát đường đồ thị để

rút ra kết quả .

Chiến
100 tỷ lệ hoàn thành
80 GĐ bắt đầu
60 nghiên cứu Độ chính xác
40
20 GĐ cơ sở
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Công

100 tỷ lệ hoàn thành
80 GĐ bắt đầu
60 nghiên cứu Độ chính xác
40
20 GĐ cơ sở
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Quan sát đường đồ thị cho ta thấy đã có thay đổi trong hành vi làm bài tập toán
trên lớp . cả hai em đều hoàn thành nhiều bài tập hơn đạt điểm cao hơn trong giai
đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở .chúng ta nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết
quả học tập của hai em . giai đoạn cơ sở kéo dài trong 4 ngày .Trong đó Chiến và
Công hoàn thành rất ít bài tập ( khoảng 6% ) hơn nữa điểm của em cũng rất thấp
.Từ ngày thứ 5 trở đi , thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng thỉ tỷ lệ hoàn thành bài
tập có tăng lên đáng kể và độ chính xác cũng nâng lên .
Như vậy sau khi bắt đầu có tác động hai em đã hoàn thành tất cả bài tập toán trên
lớp , đáng ngạc nhiên là điểm của Chiến và Công đã tăng trung bình khoảng 75%
.Do vậy bằng việc đơn giản là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hướng dẫn và
kiểm tra của giáo viên đã làm thay đổi hành vi của hai em trong tiết học toán và cải

thiện đáng kể về điểm số .

BÀN LUẬN
Kết quả bài kiểm tra của trước tác động cùa em Chiến là ; 3 và sau tác động là ; 7
Độ chênh lệch điểm là : 4
Kết quả bài kiểm tra của trước tác động của em Công là ; 4 và sau tác động là ; 8
Độ chênh lệch điểm là : 4
Phép kiểm chứng T-test sau tác động của hai em là P = 0.029857 < 0.03
có ý nghĩa .Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm của hai em không phải là
do ngẫu nhiên mà là do tác động .
* Hạn chế :
Phải mất thời gian để giáo viên ghi thẻ bài toán cho học sinh về nhà làm và kiểm
tra khi các em nộp thẻ lại (ngày hôm sau) .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* kết luận :
Nghiên cứu này sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày về việc làm bài tập toán ở nhà
cho học sinh đã nâng cao hiệu quả học tập môn toán của học sinh .
*Khuyến nghị :
Đối với giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức , biện pháp và quan tâm đến việc
học và làm bài ở nhà của học sinh cho các em khắc sâu kiến thức cũ để tiếp thu
kiến thức mới tốt hơn .
Với kết quả của đề tài này ,Tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp nghiên cứu và
vận dụng vào việc dạy học sinh yếu nhằm thực hiện tốt việc chống học sinh ngồi
nhầm lớp .

Phụ lục 1:
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
TÊN: ĐỀ KIỂM TRA
LỚP : 1/3 MÔN: TOÁN

Thời gian :30 Phút
Ngày KT :19/11/2010

1/ Tính : ( 2 điểm )
7 + 1 = 6 + 3 =

8 - 6 = 8 - 4 =
2/ Tính :( 2 điểm )
7 1 9 8
- 3 + 5 - 4 - 5


3/ Số :( 4 điểm )
5 + …..= 8 4 + ……= 8

9 - ….= 6 7 - ……= 5

4 / Điền dấu : ( 2 điểm ) < > =
5 + 4 9 9 - 0 6
9 - 2 8 4 + 3 7
Phụ lục 2:
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

×