Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Hoàng Thị Tin

PHÂN VÙNG NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT KHU VỰC
THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU THIỆT HẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Hoàng Thị Tin

PHÂN VÙNG NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT KHU VỰC
THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU THIỆT HẠI

Chuyên ngành: khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thành Long
PGS. TS Vũ Văn mạnh



Hà Nội – Năm 2014


Lời cảm ơn
Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
tập thể lãnh đạo, các thầy – cô, cán bộ, chuyên viên bộ môn quản lý môi trường;
tập thể Ban Lãnh đạo Viện Khoa học địa chất và khoáng sản; tập thể Ban Giám
hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Môi trường, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức
năng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Phân vùng nguy cơ trượt
lở đất khu vực thành phố Yên Bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại”.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thành Long (Viện
khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam), PGS.TS Vũ Văn Mạnh (bộ môn quản lý
Môi trường – Khoa Môi trường) đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho học viên
hoàn thành luận văn này.
Về cơ bản học viên đã hoàn thành tốt những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,
tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy rất mong sự đóng góp
ý kiến của hội đồng khoa học và các thầy cô để học viên hoàn thiện tốt hơn báo cáo
của mình.
Sau cùng, học viên xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường, bộ
môn quản lý môi trường, TS. Nguyễn Thành Long, PGS.TS Vũ Văn Mạnh dồi
dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

năm 2014


Hoàng Thị Tin


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1
1.1. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................1
2.1. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.....................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ......................................................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................3
1.1.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................3
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu: ..........................................................................................5
1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn: ........................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa chất kiến tạo: .................................................................................6
1.1.2.1. Địa tầng .........................................................................................................6
1.1.2.2. Magma: ..........................................................................................................9
1.1.2.2.1. Phức hệ Cẩm Ân(νδPR1ca) .................................................................... 9
1.1.2.2.2. Phức hệ Tân Hương(γEth) ..................................................................... 9
1.1.2.3. Nếp uốn và đứt gãy ......................................................................................10
1.1.2.3.1. Nếp uốn: ............................................................................................... 10
1.1.2.3.2. Đứt gãy: ............................................................................................... 11
1.1.2.4. Đặc điểm vỏ phong hóa ...............................................................................12
1.1.2.5. Đặc điểm địa mạo ........................................................................................14
1.1.2.5.1. Địa hình bóc mòn trên các đá biến chất ............................................... 14
1.1.2.5.2. Địa hình bóc mòn trên các đai, mạch magma ...................................... 16
1.1.2.5.3. Địa hình bóc mòn trên các trầm tích lục nguyên chứa than................. 16
1.1.2.5.4. Nhóm địa hình nguồn gốc tích tụ......................................................... 17
1.1.2.5.5. Địa hình nguồn gốc nhân sinh ............................................................. 17
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................18
1.2. Tổng quan về hệ thông tin địa lý (GIS) ..................................................................19

1.3. Tổng quan về tai biến trƣợt lở đất .........................................................................20
1.3.1. Các khái niệm cơ bản về TLĐ ...........................................................................20
1.3.2. Một số kiểu trượt thường gặp ............................................................................21
1.3.2.1. Kiểu dịch chuyển dạng đổ ............................................................................21
1.3.2.2. Kiểu dịch chuyển dạng rơi (còn gọi là lật) ..................................................22
1.3.2.3. Trượt xoay ....................................................................................................23
1.3.2.4. Trượt tịnh tiến ..............................................................................................24
1.3.2.5. Trượt hỗn hợp ..............................................................................................25
1.3.2.6. Kiểu dịch chuyển trượt ngang......................................................................26
1.3.2.7. Kiểu dịch chuyển dạng dòng ........................................................................26
1.3.3. Những yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình trượt lở ....................................28
1.3.3.1. Các yếu tố địa chất ......................................................................................28
1.3.3.2. Các yếu tố cơ học, hóa học và khoáng học của đất .....................................29
1.3.3.3. Các yếu tố địa mạo ......................................................................................29
1.3.3.3.1. Độ dốc sườn ......................................................................................... 29
1.3.3.3.2. Hình dạng sườn .................................................................................... 30
1.3.3.3.3. Hướng dốc ........................................................................................... 31
1.3.3.4. Các yếu tố thủy văn ......................................................................................31
1.3.3.4.1. Mưa ...................................................................................................... 31
1.3.3.4.2. Các đặc tính thủy văn của đất và đá gốc bị phong hóa ........................ 32


1.3.3.4.3. Sự thấm nước ....................................................................................... 33
1.3.3.4.4. Dòng chảy dưới lớp mặt ...................................................................... 33
1.3.3.4.5. Áp suất nước lỗ hổng ........................................................................... 33
1.3.3.4.6. Sự ảnh hưởng của thực vật................................................................... 33
1.3.3.5. Địa chấn .......................................................................................................34
1.3.3.6. Các yếu tố nhân tạo .....................................................................................35
1.4. Hiện trạng tai biến TLĐ tại khu vực nghiên cứu ..................................................35
1.4.1. Khu vực xã Nam Cường ....................................................................................36

1.4.2. Khu vực xã Minh Bảo........................................................................................36
1.4.3. Khu vực phường Yên Ninh ................................................................................37
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................40
2.1. Khái quát về phƣơng pháp và quy trình công nghệ .............................................40
2.2. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ......................................................................40
2.2.1. Ứng dụng GIS phân vùng dự báo tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu .41
2.2.2. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở
đất .................................................................................................................................44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................46
3.1. Xây dựng mô hình số độ cao ...................................................................................46
3.2. Xây dựng bản đồ độ dốc ..........................................................................................46
3.3. Xây dựng bản đồ thảm phủ thực vật .....................................................................47
3.4. Xây dựng bản đồ hệ số dẫn nƣớc của đất đá .........................................................50
3.4.1. Xây dựng bản đồ diện tích lưu vực đơn vị (a) ..................................................50
3.4.2. Tính toán lượng mưa hữu hiệu (R) ..................................................................51
3.4.3. Xây dựng bản đồ hệ số dẫn nước của đất đá (K) .............................................53
3.4.4. Xây dựng bản đồ chỉ số bão hòa .......................................................................56
3.5. Xây dựng bản đồ hệ số kết dính của rễ cây và tải trọng phía trên bề mặt đất ..58
3.6. Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở đất .................................60
3.7. Đánh giá mức độ chính xác của bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến TLĐ .........63
3.8. Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do trƣợt lở
đất gây ra tại khu vực nghiên cứu:................................................................................66
3.8.1. Giải pháp chiến lược: ........................................................................................67
3.8.2. Giải pháp cụ thể: ................................................................................................70
3.8.2.1. Khu vực xã Minh Bảo: .................................................................................70
3.8.2.2. Khu vực xã Nam Cường: .............................................................................71
3.8.2.3. Khu vực phường Yên Ninh:: ........................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................75
1. Kết luận: ......................................................................................................................75
2. Khuyến nghị: ...............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................77
PHỤ LỤC.............................................................................................................................80
PHỤ LỤC I – Số liệu lƣợng mƣa lớn nhất theo ngày tại trạm Yên BáiPHỤ LỤC II –
Số liệu phân tích cơ lý đất ..................................................................................................81


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khu vực thành phố Yên Bái .......................................................................... 4
Hình 1.2: bản đồ khu vực nghiên cứu .................................................................................... 5
Hình 1.3: Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu ................................................................... 12
Hình 1.4: Bản đồ VPH khu vực nghiên cứu......................................................................... 14
Hình 1.5: Bản đồ địa mạo của khu vực nghiên cứu............................................................. 18
Hình 1.6:Các thuật ngữ mô tả thân trượt ............................................................................ 21
Hình 1.7: Kiểu dịch chuyển đổ (đá rơi, đá đổ) .................................................................... 22
Hình 1.8:Dịch chuyển dạng lật ............................................................................................ 23
Hình 1.9: Trượt xoay (rotational slides).............................................................................. 24
Hình 1.10: Trượt tịnh tiến (translational slides) ................................................................. 25
Hình 1.11: (a) Kiểu trượt trung gian giữa hai loại trượt xoay và trượt tịnh tiến.
(b) Trượt khối đất (trượt hỗn hợp – trung gian giữa trượt quay và trượt phẳng) ............... 26
Hình 1.12: Dịch chuyển tạo dòng (flow) ............................................................................. 27
Hình 1.13: Các kiểu hình dạng sườn ................................................................................... 31
Hình 1. 14: Sơ đồ các điểm trượt lở đất khu vực nghiên cứu .............................................. 38
Hình 1. 15: Thông số các điểm trượt lở đất khu vực nghiên cứu ........................................ 39
Hình 2. 1: Mô phỏng sườn dốc và các biến có liên quan ...................................................42
Hình 2. 2: Định nghĩa về diện tích lưu vực đơn vị............................................................... 43
Hình 2. 3: Qui trình chuẩn bị số liệu để thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến trượt
lở đất .................................................................................................................................... 45
Hình 3. 1: Mô hình số độ cao của khu vực nghiên cứu ......................................................46
Hình 3. 2: Bản đồ độ dốc của khu vực nghiên cứu .............................................................. 47
Hình 3. 3: Qui trình thành lập sơ đồ thảm phủ thực vật của khu vực nghiên cứu .............. 48

Hình 3. 4: Bản đồ thảm phủ thực vật của khu vực nghiên cứu............................................ 49
Hình 3. 5: Bản đồ diện tích lưu vực đơn vị của khu vực nghiên cứu ................................... 51
Hình 3. 6: Biểu đồ quy luật thay đổi lượng mưa cực đại được mô phỏng dự báo theo các
phương pháp: a) Normal; b) 2 Log Normal; c) 3 Log Normal; d) Pearson Type III;
e) Log Peason Type III; f) Gumbel Type I Extremal ........................................................... 52
Hình 3. 7: Bản đồ độ dày trung bình của đất và VPH khu vực nghiên cứu ........................ 54
Hình 3. 8: Bản đồ hệ số dẫn nước của đất đá khu vực nghiên cứu ..................................... 56
Hình 3. 9: Bản đồ chỉ số bão hòa của khu vực nghiên cứu ................................................. 58
Hình 3. 10: Bản đồ chỉ số ổn định của sườn dốc khu vực nghiên cứu ................................ 61
Hình 3. 11: Bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu
............................................................................................................................................. 62
Hình 3. 12: Diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích của các khu vực có nguy cơ tai biến
trượt lở đất khu vực nghiên cứu ........................................................................................... 63
Hình 3. 13: Ví dụ về một số điểm trượt lở đất được phủ chồng trên bản đồ kết quả khoanh
vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất ........................................................................... 64
Hình 3. 14: Bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất với các điểm trượt lở
đất được dự báo đúng và sai................................................................................................ 66
Hình 3. 15: Sơ đồ các nhóm nguy cơ TLĐ với từng loại thảm phủ và độ dốc xã Minh Bảo
............................................................................................................................................. 71
Hình 3. 16: Các nhóm nguy cơ TLĐ tương ứng với từng loại thảm phủ và độ dốc xã Nam
Cường .................................................................................................................................. 72
Hình 3. 17: Các nhóm nguy cơ TLĐ tương ứng với từng loại thảm phủ và độ dốc phường
Yên Ninh............................................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Hệ thống phân loại trượt lở ................................................................................... 21
Bảng 2: Kết quả tính toán lượng mưa ngày cực đại dự báo với chu kỳ lặp lại 20năm ....... 53
Bảng 3: Tổng hợp giá trị trung bình của một số thông số cơ lý đất .................................... 55
Bảng 4: Giá trị hệ số kết dính của rễ cây và tải trọng bề mặt ............................................. 59

Bảng 5: Bảng phân loại nguy cơ tai biến trượt lở đất ......................................................... 61
Bảng 6:Diện tích và tỷ lệ % diện tích của các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất trong khu
vực nghiên cứu ..................................................................................................................... 63
Bảng 7: Phân bố hiện trạng trượt lở đất trong các vùng có nguy cơ trượt lở đất khác nhau 65


BẢNG VIẾT TẮT
BMSB

Bề mặt sang bằng

GIS

Hệ thông tin địa lý

TBĐC

Tai biến địa chất

TP

Thành phố

VPH

Vỏ phong hóa


MỞ ĐẦU
Trượt lở đất (TLĐ) là một trong những loại hình thiên tai phổ biến nhất trên

thế giới và Việt Nam. Ba phần tư lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực miền núi, có
địa hình sườn dốc cao, nên các hiện tượng TLĐ thường xuyên xảy ra. Những năm
gần đây, các loại hình thiên tai này xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng,
gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng về người và của tại nhiều tỉnh miền núi khác
nhau. Trên thế giới , viê ̣c nghiên cứu tai biến TLĐ

đươ ̣c đầ u tư rấ t sớm , nhiề u

phương pháp khoa ho c̣ tiên tiến đã được áp dụng vào công tác dự báo nguy cơ thảm
họa TLĐ. Ở Việt Nam, vấ n đề này mới chỉ đươ ̣c chú trọng khoảng 15 năm gần đây
khi thảm họa thiên tai xảy ra thường xuyên hơn

. Các nghiên cứu về TLĐ ở Việt

Nam mới chỉ áp dụng trên diện rộng, tỷ lệ nhỏ, chủ yếu phân vùng dự báo định tính,
còn rất thiếu các công trình điều tra đủ chi tiết để hỗ trợ hiệu quả hơn công tác quy
hoạch, cảnh báo nguy cơ và chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt
hại trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của nước ta.
Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, độ cao
trung bình 600m so với mực nước biển. Do đặc điểm địa chất của Yên Bái bị phong
hóa mạnh và chiều dày vỏ phong hóa lớn cùng với lượng mưa trung bình hàng năm
lớn, kéo dài dẫn đến đất đá bão hòa nước nên hàng năm Yên bái phải chịu hàng
chục trận trượt lở đất đá lớn, nhỏ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như
sinh hoạt thậm chí đe dọa tính mạng của người dân. Để giúp người dân và chính
quyền địa phương có biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu thiệt hại do tai
biến trượt lở đất gây ra, đề tài nghiên cứu: “Phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực
thành phố Yên Bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại” đã được đề xuất và
tiến hành.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Kết hợp kết quả phân tích ảnh viễn thám và điều tra khảo sát thực địa để
thành lập sơ đồ hiện trạng tai biến trượt lở đất cho các xã Minh Bảo, xã Nam Cường
và Phường Yên Ninh thuộc TP. Yên Bái.

1


- Ứng dụng công nghệ GIS, mô hình tiền nghiệm (deterministic model) tính
toán độ ổn định của sườn dốc để thành lập sơ đồ phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở
đất cho các xã Minh Bảo, xã Nam Cường và Phường Yên Ninh thuộc TP. Yên Bái.
- Trên cơ sở sơ đồ phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất được thành lập đề
xuất các giải pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do các tai biến trượt lở đất
có thể gây ra cho chính quyền và người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu.
2.1. Nội dung nghiên cứu:
- Tiến hành khảo sát thực địa và xử lý ảnh viễn thám để thành lập sơ đồ hiện
trạng trượt lở đất của khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng các bản đồ thành phần về các yếu tố gây trượt của khu vực
nghiên cứu.
- Ứng dụng công nghệ GIS và mô hình tiền nghiệm (deterministic model)
tính toán độ ổn định của sườn dốc để xây dựng sơ đồ phân vùng nguy cơ tai biến
trượt lở đất cho khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do tai biến trượt
lở đất có thể gây ra tại khu vực nghiên cứu.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bái là một trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc
và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông
giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên bái là đầu
mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải
Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh
bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
“Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc –
Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng
và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy,
phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá
phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có
độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư
thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào
phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi
núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

3


Hình 1.1: Sơ đồ khu vực thành phố Yên Bái
Theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP/ ngày 04/8/2008 của Chính phủ: về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái, hiện
nay thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên là: 10.815.45ha và 95.892 nhân khẩu
với 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 7 phường và 10 xã”1 (hình 1.1).
Trong phạm vi của luận văn, diện tích nghiên cứu chỉ tập trung vào các xã:
xã Minh Bảo, xã Nam Cường và phường Yên Ninh thuộc thành phố Yên Bái với
tổng diện tích là 24,22km2 (hình 1.2).


1

.

4


Hình 1.2: bản đồ khu vực nghiên cứu
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ cao
trung bình 70m, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 –
2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông –
lâm nghiệp. Đây là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả.
1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn:

5


Chế độ thủy văn của khu vực nghiên cứu khá phong phú nhờ có Sông Hồng
chảy qua và hệ thống hồ, đầm, khe, suối. Chiều dài của sông Hồng trong phạm vi
TP. Yên Bái khoảng 17km, trong khu vực nghiên cứu sông Hồng chảy qua địa phận
phường Yên Ninh với chiều dài khoảng 3km. Khu vực nghiên cứu thuộc TP.Yên
Bái không có hệ thống đê, kè chống lũ do vậy thường xuyên chịu ảnh hưởng của
hiện tượng lũ lụt. Khu vực nghiên cứu cũng có nhiều suối nhỏ tuy nhiên do mức độ
đô thị hóa nhanh chóng của thành phố, rất nhiều suối đã trở thành kênh dẫn nước
hoặc đã bị thay đổi hình dạng quá nhiều do con người đã làm thành các ruộng lúa,
hồ nuôi cá, …
1.1.2. Đặc điểm địa chất kiến tạo:
1.1.2.1. Địa tầng

Trong nghiên cứu này, các tài liệu về đặc điểm địa chất – kiến tạo của khu
vực nghiên cứu đã được tham khảo từ các báo cáo kết quả thành lập bản đồ địa chất
tỷ lệ 1/50.000 Nhóm tờ Đoan Hùng - Yên Bình do Hoàng Thái Sơn và nnk thành
lập năm 1997; Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 do Nguyễn Vĩnh và nnk (đã được
hiệu đính bởi Nguyễn Văn Hoành và nnk) và được Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam xuất bản năm 2005 (Nguyễn Thành Vạn và nnk biên tập); Đồng thời sử
dụng kết quả nghiên cứu ảnh viễn thám để phân tích và bổ sung.
Trong khu vực nghiên cứu bao gồm các phân vi địa tầng được mô tả dưới
đây:
GIỚI ARKEI
Loạt Sông Hồng (AR?sh) – hệ tầng Núi Voi - tập 1 (AR? Nv1)
Gồm các đá gneis silimanit granat ( biotit) có màu trắng đục- nâu vàng, hạt
vừa đôi khi hạt lớn, kiến trúc hạt sợi vảy biến tinh, ban biến tinh (orthoclas, granat),
cấu tạo gneis, dạng mắt. Thành phần chủ yếu của đá: orthoclas

(25- 35%),

plagioclas (12- 20%), thạch anh (20- 25%), silimanit (10- 20%), almadin- pyrop
(10- 15%), biotit (3- 6%), khoáng vật phụ: Apatit, zircon.; Gneis biotit granat (
silimanit) có đặc điểm giống với gneis silimanit granat nhưng lượng biotit chiếm ưu

6


thế so với silimanit; đá phiến thạch anh silimanit granat ( biotit), quarzit. Trong
chúng còn gặp một số thể nhỏ granit (silimanit, granat, diopsid).
Phân bố phía bắc của vùng nghiên cứu, theo phương TB-ĐN dưới dạng nhân
của một nếp lồi, ở núi Minh Quán, nơi có đỉnh cao 497m.
b. Hệ tầng Ngòi Chi (AR? nc)
Cấu thành hệ tầng Ngòi Chi gồm: Đá phiến thạch anh silimanit biotit (

granat), đá phiến thạch anh biotit granat ( silimanit), quarzit và gneis tiêm nhập
(gneis migmatit). Trong khu vực nghiên cứu chúng phân bố rất rộng rãi và chiếm
khối lượng chủ yếu. Hệ tầng Ngòi Chi có phương cấu trúc chung là Tây Bắc - Đông
Nam, các đá bị uốn nếp và phá huỷ kiến tạo mạnh. Hệ tầng Ngòi Chi được chia làm
2 tập theo thứ tự từ dưới lên trên là Tập 1 (AR? nc1) và tập 2 (AR? nc2), được mô tả
chi tiết như sau:
Tập 1 (AR? nc1): Gồm các đá chủ yếu là đá phiến thạch anh silimanit biotit
( granat) có màu xám nâu, xám trắng - nâu vàng nhạt, hạt vừa đến nhỏ. Kiến trúc
hạt vảy biến tinh, thường có ban tinh (granat), cấu tạo phân phiến, dạng mắt. Thành
phần khoáng vật: Thạch anh: 50- 70%, silimanit: 15- 30%, biotit: 10- 15%, granat:
0-10%. Ngoài ra còn có zircon, apatit, rutil; quarzit (đá phiến dạng quarzit) có màu
trắng, xám nhạt phớt nâu, có xâm tán graphit, hạt vừa đến nhỏ. Kiến trúc hạt vảy
biến tinh, cấu tạo phân phiến, dạng mắt, dạng dải. Thành phần khoáng vật: Thạch
anh: 80- 82%, biotit: 10- 15%, silimanit: 2- 5%, graphit (khí hoá): 0- 6%. xen các
lớp mỏng, thấu kính đá phiến thạch anh biotit silimanit, gneis tiêm nhập. Chiếu dày
của tập: 650 - 840 m. Các đá của tập này thường bị migmatit hoá từ mạnh đến trung
bình (chủ yếu là migmatit hoá dạng lớp). Thành phần chủ yếu của mạch tiêm nhập
sáng màu là felspat (orthoclas, plagioclas) và thạch anh có kích thước từ vài milimet
đến hàng centimet, đôi khi lớn hơn. Đá vây quanh các mạch này thường bị thạch
anh hoá, felspat hoá. Nơi bị migmatit hoá rất mạnh thường dẫn đến thành tạo gneis
tiêm nhập (gneis migmatit).
Tập 2 (AR? nc2): Gồm chủ yếu là đá phiến thạch anh biotit ( granat,
silimanit) có màu xám-nâu vàng, ánh mica nâu, hạt vừa đến nhỏ. Kiến trúc hạt vảy

7


sợi biến tinh, cấu tạo phân phiến, dạng mắt, dạng dải. Thành phần khoáng vật:
Thạch anh: 50- 75%, biotit: 15- 25%, silimanit: 10- 15%, granat: 0-10%. Ngoài ra
còn có zircon, rutil. , đá phiến thạch anh silimanit biotit ( granat) xen kẹp các lớp

mỏng, thấu kính quarzit. Các đá thường bị migmatit hoá từ yếu đến vừa, phân bố
không đều.Thành phần của mạch tiêm nhập sáng màu là microclin, thạch anh.
Lượng microclin, thạch anh trong đá thay đổi trong một khoảng rộng, một số nơi đá
phiến kết tinh bị migmatit hoá rất mạnh, biến thành gneis tiêm nhập (gneis
migmatit).Thành phần của mạch tiêm nhập sáng màu là microclin, thạch anh.
Lượng microclin, thạch anh trong đá thay đổi trong một khoảng rộng, một số nơi đá
phiến kết tinh bị migmatit hoá rất mạnh, biến thành gneis tiêm nhập(gneis
migmatit).Thành phần của mạch tiêm nhập sáng màu là microclin, thạch anh.
Lượng microclin, thạch anh trong đá thay đổi trong một khoảng rộng, một số nơi đá
phiến kết tinh bị migmatit hoá rất mạnh, biến thành gneis tiêm nhập (gneis
migmatit). Chiều dày  1200 m.
GIỚI KAINOZOI
HỆ NEOGEN
THỐNG MIOCEN
* Hệ tầng Cổ Phúc (N13cp):

Các đá của hệ tầng Cổ Phúc nằm dọc theo hai bên bờ sông Hồng, phát triển
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Thành phần gồm cát kết có xen kẹp bột kết, bột
kết, sét kết và cát kết hạt nhỏ.
Các lớp đá có đường phương Tây Bắc- Đông Nam, thế nằm thoải từ 200 đến
400, bị uốn nếp và đứt gãy phá huỷ.
Các đá của hệ tầng được xếp vào thành hệ trầm tích lục địa hạt nhỏ- mịn.
Chiều dày của hệ tầng: 340 - 420 m.
HỆ ĐỆ TỨ
Trầm tích Đệ tứ (Q)
Trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q)

8



Các trầm tích Đệ tứ không phân chia gồm các tích tụ deluvi, eluvi, proluvi
phân bố ở bề mặt các sườn và các chân sườn, các vạt gấu sườn, các nón phóng vật
và trong các thung lũng hẹp giữa núi. Thành phần trầm tích hỗn tạp: Dăm, tảng,
cuội, sỏi, mảnh vụn, bột, sét màu sắc sặc sỡ, độ mài tròn và chọn lọc kém, phụ
thuộc vào thành phần đá gốc phân bố ở lân cận. Chiều dày thay đổi 0- 10m.
Các quá trình phong hoá, bóc mòn, rửa trôi xảy ra liên tục trong Đệ tứ, sản
phẩm phong hoá vẫn không ngừng đựợc đưa xuống chân đồi và một phần được rửa
trôi, nên các trầm tích này được xếp vào Đệ tứ không phân chia.
1.1.2.2. Magma:
Các thành tạo magma xâm nhập trên diện tích nghiên cứu là các thể xâm
nhập và các đai mạch của phức hệ Cẩm Ân (νδPR1ca) và phức hệ Tân Hương
(γEth), thành các khối nhỏ nằm rải rác trong vùng.
1.1.2.2.1. Phức hệ Cẩm Ân(νδPR1ca)
Gồm các thể gabro, diorit tạo thành những thấu kính nhỏ, phát triển chủ yếu
theo phương Tây Bắc - Đông Nam, có quan hệ giả chỉnh hợp hoặc xuyên cắt đá vây
quanh gneis hệ tầng Núi Voi (AR?nv) và đá phiến thạch anh silimanit (±biotit,
granat), đá phiến thạch anh biotit (±silimanit, granat) của hệ tầng Ngòi Chi
(AR?nc). Nơi tiếp xúc, đá vây quanh thường bị biến đỏi thành sừng hoá hoặc biotit
hoá. Phức hệ Cẩm Ân được chia làm 2 pha:
+ Pha 1: Gabro có màu màu trắng- xám lục,lấm chấm màu xám lục, lục đen,
hạt vừa đến nhỏ. Kiến trúc gabro, cấu tạo khối đến định hướng, thành phần khoáng
vật gồm plagioclas, pyroxen, horblend nâu, ít hypersten, diopsit, granat, khoáng vật
phụ có apatit, sphen…
+ Pha 2: Diorit, diorit thạch anh có màu trắng xám với các đốm lục tối, hạt
vừa đến nhỏ. Kiến trúc hạt nửa tự hình, cấu tạo định hướng yếu. Thành phần
khoáng vật: andesin, horblend, pyroxene, khoáng vật phụ gồm apatit, sphen, zircon,
khoáng vật quặng.
1.1.2.2.2. Phức hệ Tân Hương(γEth)

9



Gồm các thể granit, monzogranit, pegmatit phân bố trong hệ tầng Núi Voi
(AR?nv), hệ tầng Ngòi Chi (AR?nc).
Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit. Các đá này xuyên cắt và giả
chỉnh hợp các đá phiến kết tinh của hệ tầng Ngòi Chi (AR?nc) và các đá mafic của
phức hệ Cẩm Ân (νδPR1ca) đồng thời gây quá trình felspat hóa, thạch anh hóa đá
vây quanh. Căn cứ vào quan hệ các loại đá phân bố trong không gian có thể chia
phức hệ thành 2 pha:
+ Pha 1: Granit biotit, monzogranit biotit.
Granit biotit có màu trắng đục lẫn màu nâu đen, hạt nhỏ đến vừa, đôi nơi có
kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật gồm: felspat kali, plagioclas, thạch anh,
biotit, granat. Khoáng vật phụ có apatit, ziricon, orthid, khoáng vật quặng. Felspat
kali có dạng méo mó, hạt nhỏ đến vừa. Plagioclas hạt nhỏ, tương đối tự hình, nằm
xen với felspat kali. Biotit dạng vảy nhỏ đến rất nhỏ, tính đa sắc. Các khoáng vật
phụ thường tự hình, với kích thước nhỏ đến rất nhỏ.
Monzogranit biotit có đặc điểm tương tự như granit biotit nhưng có lượng
plagioclas xấp xỉ với orthoclase, nhưng lượng thạch anh thì giảm.
+ Pha 2: Pegmatit, aplit.
Pegmatit hạt vừa đến lớn. Thành phần chủ yếu là orthoclas, oligoclas, thạch
anh, granat, đôi khi có biotit hoặc muscovit với một lượng nhỏ. Khoáng vật phụ có
apatit, turmalin, monazit, granat, zircon, pyrit.
1.1.2.3. Nếp uốn và đứt gãy
1.1.2.3.1. Nếp uốn:
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng uốn nếp bị phá hủy kiến tạo phức tạp,
được cấu tạo bởi các đá biến chất loạt Sông Hồng (AR?sh). Các lớp đá có phương
cấu trúc chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, cắm chủ yếu về Đông Bắc hoặc Tây
Nam, với góc dốc từ 20 - 800, phổ biến là góc dốc là 30 - 600, đột biến 70 - 850 khi
gần cận với các đứt gãy.
Nếp lồi này thuộc khối cấu trúc Tân Nguyên - Văn Lãng, 2 cánh của nếp lồi

bị phá huỷ một phần. Phần nhân của nếp uốn là đá gneiss, tập 1 hệ tầng Núi Voi

10


(AR?nv1). Cánh của nếp lồi là các đá của tập 2 hệ tầng Núi Voi (AR?nv2) và hệ tầng
Ngòi Chi. Nếp lồi kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Cánh Đông Nam có
thế nằm 210 - 25030 - 20, cánh Đông Bắc 40 - 6020 - 60.
1.1.2.3.2. Đứt gãy:
* Đứt gãy sông Hồng: Đứt gãy này có phương Tây Bắc - Đông Nam, cắm về
Đông Bắc, với mặt nghiêng 700, đạt tới độ sâu 30km - 40km, biên độ dịch chuyển
thẳng đứng là 1,8 - 2,2km, thuộc loại đứt gãy nghịch.
Cùng với đứt gẫy Sông Hồng là một hệ thống, như đứt gẫy Gò Xoan - Gò
Chùa, đứt gẫy này nằm song song với nó, đồng thời cũng là ranh giới giữa các trầm
tích Neogen với hệ tầng Ngòi Chi, tiếp theo là một loạt các đứt gẫy song song khác.
* Các hệ thống đứt gãy khác:
Hệ thống đứt gẫy phương Đông Bắc – Tây Nam và hệ thống phương á vĩ
tuyến, có trong vùng nghiên cứu, chúng cắt qua hệ thống đứt gẫy phương Tây Bắc –
Đông Nam tạo nên một cấu trúc khối tảng nhỏ, mà các thể magma nhỏ và các đai
mạch có liên quan với chúng.
Ngoài đứt gẫy Sông Hồng là đứt gẫy mang đặc điểm của đứt gẫy khu vực
còn các loại đứt gẫy khác có trong vùng nghiên cứu chỉ mang tính chất nội đới, thứ
cấp, phá hủy các cấu trúc ban đầu.

11


Hình 1.3: Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu
1.1.2.4. Đặc điểm vỏ phong hóa
Theo Phạm Văn An thì “vỏ phong hóa là một phần của thạch quyển, gồm các

sản phẩm bở rời hình thành từ quá trình phân huỷ tại chỗ các loại đá và quặng dưới
tác dụng của các yếu tố phong hoá (T0; H2O; O2 v.v...)”2.
Đối với khu vực nghiên cứu, dựa vào đặc điểm địa hóa kết hợp với nguồn
gốc thành tạo và mức độ phong hóa Trần Ngọc Thái và nnk đã phân chia các kiểu
vỏ phong hóa khác nhau. “Nguyên tắc của việc phân loại vỏ phong hóa theo đặc điểm
2

Phạm Văn An, Vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm ở Việt Nam và phương pháp nghiên cứu, Đại học Mỏ -

Địa chất, Hà Nội, 1996.

12


địa hoá là dựa vào mối quan hệ của 3 hợp phần SiO2 - Al2O3 - Fe2O3 trên cơ sở biểu đồ
thực nghiệm ba hợp phần SiO2 - Al2O3 - Fe2O3 để phân chia ra các kiểu địa hoá khác
nhau, như: Kiểu Feralit (FA), kiểu Ferosialit (FSA), kiểu Sialferit (SAF), kiểu Sialit
(SA), kiểu Silixit (SL), ... Thông thường tên gọi của kiểu vỏ phong hoá trùng với tên
gọi của đới phong hoá phân bố ở phần cao nhất trong mặt cắt vỏ phong hoá”3.
Tại khu vực nghiên cứu, tồn tại 5 kiểu vỏ phong hóa chủ yếu sau:
+ Kiểu vỏ Sialit trên nhóm đá magma axit (SA) chiếm 0.18% diện tích khu
vực nghiên cứu nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu.
+ Kiểu vỏ Sialferit trên nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat và
nhóm đá metapelit (SAF) chiếm 44.67% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố đều
trên địa bàn 3 xã, phường.
+ Kiểu vỏ Ferosialit trên nhóm đá metamafic xen metapelit (FSA) chiếm
5.1% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố trên địa bàn xã Nam Cường và phường
Yên Ninh.
+ Kiểu vỏ hỗn hợp Sialit - Sialferit trên nhóm đá metapelit (SA-SAF) chiếm
23.86% diện tích khu vực nghiên cứu phân bố rải rác trên địa bàn 3 xã, phường.

+ Kiểu vỏ hỗn hợp Sialferit - Ferosialit trên nhóm đá metamafic xen
metapelit (SAF-FSA) chiếm 20.69% diện tích khu vực nghiên cứu, phân bố trên địa
bàn xã Nam Cường và phường Yên Ninh.
Còn lại diện tích không bảo tồn vỏ phong hóa chiếm 0.69% diện tích, diện
tích trầm tích đệ tứ không phân chia chiếm 3.84% diện tích, diện tích ao hồ chiếm
0.97% diện tích khu vực nghiên cứu.

3

Trần Tân Văn, Trần Ngọc Thái và nnk. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguy cơ trượt lở đất có thể

xảy ra đối với 13 đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh và 4 đoạn trên quốc lộ số1, đề xuất biện pháp xử lý,
đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các vùng dân cư. Lưu trữ địa
chất, Hà Nội, 2006.

13


Hình 1.4: Bản đồ VPH khu vực nghiên cứu
1.1.2.5. Đặc điểm địa mạo
Sơ đồ địa mạo được thành lập theo nguyên tắc sau:
+ Các dạng địa hình được phân chia theo nguồn gốc, lấy nền địa chất làm cơ
sở.
+ Các quá trình địa chất- địa mạo hiện đại được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là
các quá trình địa chất- địa mạo gây biến dạng địa hình và nhạy cảm với các tai biến.
Về mặt phương pháp, các bề mặt cùng nguồn gốc sẽ được chỉ ra bằng nền
(phông) màu kết hợp với ký hiệu bằng chữ. Từ việc nghiên cứu, phân tích ảnh, phân
tích bản đồ địa hình, tham khảo các tài liệu địa chất- địa mạo đã có, kết hợp với
khảo sát thực địa, xây dựng được sơ đồ địa mạo khu vực nghiên cứu như sau:
1.1.2.5.1. Địa hình bóc mòn trên các đá biến chất


14


Vùng nghiên cứu có diện phân bố chủ yếu là các đá biến chất, các đá biến
chất ở đây chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm, VPH thường dày, có
chỗ quan sát được chiều dày tới 50- 60m vẫn chưa gặp đá gốc tươi. Theo thời gian,
các dạng địa hình bị biến đổi mạnh mẽ bởi các quá trình địa mạo, xếp vào nhóm địa
hình bóc mòn bao gồm:
+ Địa hình các bề mặt san bằng (BMSB) (CD)
Hiện nay bề mặt đỉnh tồn tại dưới dạng các mảng sót của bề mặt san bằng,
các BMSB tồn tại khá phổ biến trên các mức độ cao khác nhau, trên dưới 100m,
phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu, chúng được chỉ ra trên sơ đồ địa mạo bởi
màu da cam, ký hiệu là CD. Hiện tại quá trình trượt lở chưa ảnh hưởng nhiều đến
dạng địa hình này, nhưng giữa các bề mặt sườn và BMSB có mối quan hệ rất mật
thiết, khi mà quá trình cân bằng sườn kém đi, nghĩa là các sườn cứ lùi dần, đến một
lúc nào đó quá trình lùi của sườn sẽ tác động đến các BMSB.
Trên ảnh, các BMSB có tôn ảnh sáng hơn ở các khu vực sườn, đối tượng này
khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ, nghiêng nhẹ về bên sườn.
+ Địa hình các bề mặt sườn: đây là dạng địa hình có diên phân bố lớn nhất
bao trùm lên toàn bộ diện tích vùng nghiên cứu, trên sơ đồ địa mạo chúng có màu
nâu, nâu hồng, với ký hiệu chữ là SD. Cấu thành các bề mặt sườn này là hàng loạt
các yếu tố từ bóc mòn, xâm thực, rửa trôi,... kết hợp với các quá trình địa mạo động
lực, do vậy tác giả xếp các sườn ở đây vào “sườn bóc mòn tổng hợp”. Các sườn có
độ dốc rất biến động, từ 15 độ đến 30- 35o thậm chí lên trên 40o. Do được cấu thành
từ các đá biến chất cổ, quá trình nhiệt đới ẩm đã thúc đẩy khả năng tạo vỏ phong
hóa mạnh mẽ. Khảo sát thực tế cho thấy VPH ở đây khá dày, có chỗ đến 40- 50m
nhưng vẫn chưa quan sát hết, các sườn ở đây đều chịu tác động mạnh mẽ của các
hoạt động kinh tế - công trình làm gia tăng độ dốc sườn.
Trên ảnh, các sườn có màu xám xen kẽ những màu tối (nhiều khi màu tối và

màu sáng là do sự phản xạ của đối tượng với ánh sáng tự nhiên, cũng có thể do hiện
tượng “bóng đổ” trong quá trình chụp)
+ Địa hình sườn và đáy thung lũng xâm thực

15


Đây là dạng địa hình rất phổ biến, liên quan chặt chẽ với các hệ thống dòng
chảy với các thung lũng cấp bậc khác nhau, các thung lũng cấp I, cấp II, trên đáy
nhiều chỗ trơ đá gốc, đôi chỗ có tích tụ mỏng cuội, tảng, nhưng chỉ là tích tụ tạm
thời. Các thung lũng bậc cao hơn có tích tụ nhiều hơn, ít dốc hơn và ở đó cũng hoàn
toàn là tích tụ tạm thời, chính sự có mặt của vật liệu đó đã là gia tăng năng lực xâm
thực sâu của dòng chảy. Quá trình xâm thực ngày càng gia tăng, đặc biệt vào mùa
mưa.
Trên ảnh rất dễ nhận biết bởi chúng có kiến trúc khá đa dạng, từ dạng tuyến
đến cành cây, hoặc lông chim, nhìn chung dạng địa hình này không chỉ phụ thuộc
vào cấu trúc địa chất mà còn phụ thuộc vào cả các hoạt động kiến tạo. Nếu chụp ảnh
vào mùa mưa thì ở đáy sẽ có màu phản xạ của nước, tôn ảnh màu xám sáng, nếu
chụp vào mùa cạn, các khe rãnh không có nước, tôn ảnh sẽ có màu xám.
1.1.2.5.2. Địa hình bóc mòn trên các đai, mạch magma
Trong vùng nghiên cứu các thể magma chiếm diện tích nhỏ, không đáng kể,
dưới dạng các đai mạch, sự xuất hiện của các thể magma thường gắn liền với các hệ
thống đứt gãy. Độ nhạy cảm của dạng địa hình này đối với các TBĐC sẽ kém hơn
các dạng địa hình được thành tạo từ các đá biến chất và các trầm tích trẻ do khả
năng bền vững đối với quá trình phong hóa (trong vùng nghiên cứu, các thành tạo
magma có diện phân bố rất hạn chế, không thể hiện trên sơ đồ).
Về mặt lý thuyết, sự phân biệt của các đối thượng này trên ảnh bởi địa hình
sắc sảo hơn, do chúng bền vững hơn các đá trầm tích và biến chất về mặt cơ học,
tuy nhiên trong vùng nghiên cứu, đối tượng này rất nhỏ bé, để phân biệt chúng cũng
không hề đơn giản.

1.1.2.5.3. Địa hình bóc mòn trên các trầm tích lục nguyên chứa than
Dạng địa hình này chiếm diện tích khiêm tốn, chỉ có một diện tích nhỏ phân
bố ở phía cuối khu vực xã Nam Cường, trên sơ đồ chúng được chỉ ra bằng màu nâu,
ký hiệu là SD2. Quá trình bóc mòn trên dạng địa hình này tạo lên dải đồi thấp, độ
cao tuyệt đối không vượt quá 50m, so với các dạng địa hình khác thì đây là dạng địa
hình rất nhạy cảm với lũ lụt. Trên ảnh nhận biết chúng bởi dạng địa hình lúp súp, bị

16


hàng loạt các hệ thống dòng chảy cắt xẻ, tôn ảnh xám có những đốm sáng màu là
các khu vực xây dựng nhà cửa và các công trình, công sở. Tại một số sườn, hiện nay
đã được nhân dân đào bới làm nhà gây gia tăng độ dốc của sườn, gây tiềm ẩn tai
biến trượt lở.
Trên ảnh, các trầm tích lục nguyên chứa than có kiến trúc dạng loang lổ, do
mềm yếu hơn các đá khác nên bị xâm thực- bóc mòn mạnh mẽ hơn, các khe rãnh
xâm thực phát triển đa dạng. Địa hình thoải hơn.
1.1.2.5.4. Nhóm địa hình nguồn gốc tích tụ
Dạng địa hình tích tụ nguồn gốc sông điển hình là các bãi bồi, bậc thềm và
các dạng địa hình trũng chứa các vật liệu tích tụ aluvi- proluvi. Diện tích phân bố
của dạng địa hình này không lớn nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Chúng là đối tượng đặc biệt, quá trình thành tạo nên
chúng luôn luôn gắn liền với các dòng chảy nên địa hình khá bằng phẳng, nghiêng
nhẹ về trung tâm các thung lũng. Đây là nơi các hoạt động kinh tế- công trình rất
phát triển, có nhiều nhà cửa (trên ảnh có hoa văn dạng đốm sáng, hoặc các thửa
ruộng kẻ ô rất rõ). Đặc điểm của các dạng địa hình như sau:
a. Thềm sông:
+ Thềm I: chiếm diện tích nhỏ, chúng phân bố ở khu vực phía Tây Nam xã
Nam Cường, độ cao của bề mặt này so với mực nước sông Hồng vào thời điểm
tháng 4 năm 2009 khoảng 4 – 4,5m.

+ Thềm II: là nơi tập trung rất đông dân cư, diện tích nhỏ, phân bố ở phía
Tây Nam phường Yên Ninh, độ cao của thềm II khoảng 7- 10 m
b. Trũng tích tụ Đệ tứ có nguồn gốc aluvi- proluvi: tại các khu vực thấp trong
thung lũng- nơi thuận tiện cho việc tích tụ vật liệu, dưới tác động của dòng nước và
sự di chuyển trọng lực, vật liệu được vận chuyển từ trên sườn và tích tụ ở đáy các
trũng, chiều dày của trầm tích không lớn, độ chọn lọc không cao do quãng đường di
chuyển không xa.
1.1.2.5.5. Địa hình nguồn gốc nhân sinh
- Khu vực định cư dưới các taluy đường liên quan với các đá biến chất cổ

17


×