Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 91 trang )

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÀNH MẠNH LỰC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
BÀ RỊA VŨNG TÀU NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÀNH MẠNH LỰC

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
BÀ RỊA-VŨNG TÀU NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH :TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ : CK. 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Đỗ Xuân Thắng


HÀ NỘI - 2015


LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường,
phòng sau đại học Trường Đại học dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được
học lớp Dược sĩ chuyên khoa I.
Để hoàn thành luận văn này Tôi xin cám ơn Thầy giáo Ts. Đỗ Xuân Thắng
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin cám ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược Trường,
Đại học dược Hà Nội đã giảng dạy cho tôi những kiến thức, phương pháp
nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành.
Tôi xin cám ơn Ban giám đốc Bệnh viện, Lãnh đạo các khoa phòng đã cung
cấp số liệu cho tôi thực hiện đề tài.
Hà Nội, Tháng 5 năm 2015
Học viên

Bành Mạnh Lực


Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.1

Khái quát về bệnh tâm thần và thuốc điều trị:

1
4

4

1.1.1 Khái niệm

4

1.2.1 Dịch tể học bệnh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam

4

1.3

Tình hình sử dụng thuốc trong dự án CTCSSKTTCĐ& TE

7

1.4

Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

9

1.4.1 Quản lý lựa chọn thuốc

9

1.4.2 Quản lý mua thuốc

12


1.4.3 Quản lý tồn trữ, cấp phát

15

1.4.4 Giám sát sử dụng thuốc

18

1.5

Một số nét về bệnh viện Tâm Thần Tỉnh BRVT

25

1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ bệnh viện

25

1.5.2 Cơ cấu nhân lực bệnh viện

26

1.5.3 Hội đồng thuốc và điều trị

26

1.5.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dƣợc

27


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1

Đối tƣợng nghiên cứu

29

2.2

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

29

2.3

Phƣơng pháp nghiên cứu

29

Phƣơng pháp hồi cứu

29

2.3.2 Phƣơng pháp mô tả cắt ngang

29


2.3.3 Cỡ mẫu

30

2.3.4 Các chỉ số đánh giá

31

2.3.1


2.4

Phƣơng pháp sử lý số liệu

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-BÀN LUẬN
3.1

Lựa chọn thuốc

32
33
33

3.1.1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc

33

3.1.2 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện


35

3.2

Phân tích hoạt động mua thuốc.

38

3.2.1 Hình thức mua thuốc tại Bệnh viện Tâm Thần Tỉnh BRVT

38

3.2.2 Quy trình mua

39

3.2.3 Kiểm nhập

40

3.3

Phân tích hoạt động cấp phát, tồn trữ, bảo quản

40

3.3.1 Hoạt động bảo quản, tồn trữ

41


3.3.2 Mô tả hoạt động cấp phát thuốc tại BVTT BRV

46

3.4

Sử dụng thuốc

52

3.4.1 Thực hiện quy chế kê đơn

52

3.4.2 Cơ cấu DMTBV sử dụng

54

3.4.3 Giám sát ADR

56

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN

62

4.1

Lựa chọn thuốc


62

4.2

Mua sắm thuốc

62

4.3

Cấp phát, tồn trữ và bảo quản thuốc

63

4.4

Sử dụng thuốc

64

4.5

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú

65

4.6

Giám sát ADR


66

4.7

Những mặt hạn chế của đề tài

68

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ

69


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ADR

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Adverse Drug Reaction

Tác dụng không mong muốn của
thuốc

GSP

Good Storage Practices Thực hành tốt tồn trữ thuốc


GMP

Good Manufacturing

Thực hành tốt sản xuất thuốc

Practice
BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ y tế

Bs

Bác Sĩ

Ds

Dƣợc sĩ

DD

Điều dƣỡng


DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

CTCSSKTTCĐ

Chƣơng trình chăm sóc sức khỏe

& TE

tâm thần cộng đồng và trẻ em

MHBT

Mô hình bệnh tật

HSD

Hạn sử dụng

BRVT

Bà Rịa Vũng Tàu

SYT


Sở y tế

TTPL
ĐK

Tâm thần phân liệt
Động kinh


DANH MỤC BẢNG

STT

Trang
TÊN BẢNG

Bảng 1.1
Bảng 1.2

Tỷ lệ mắc các chứng tâm thần trong nhân dân ở một
số nƣớc
Tỷ lệ bệnh tâm thần thƣờng gặp

5
6

Bảng 1.3

Ngân sách Quốc Gia Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần 7

cộng đồng và trẻ em cấp từ năm 2006-2014

Bảng 1.4

Kinh phí địa phƣơng cấp cho CSSKTTCD và TE

8

Bảng 1.5

Danh mục hoạt chất tại bệnh viện

8

Bảng 1.6

Thứ tự phân tích sử dụng thuốc theo phƣơng pháp

24

ABC
Bảng 1.7

Ƣu, nhƣợc điểm của phân tích sử dụng thuốc theo
phƣơng pháp ABC

25

Bảng 1.8


Cơ cấu nhân sự Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bà Rịa- 26
Vũng Tàu

Bảng 2.9

Các biến số đánh giá chất lƣợng kê đơn

31

Bảng 2.10

Nhóm biến số của phân tích ABC

32

Bảng 3.11

Kết quả lựa chọn thuốc thuộc CTCSSKTTCĐ & TE
Năm 2014
Cơ cấu theo loại thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý

35

37

Bảng 3.14

Sự tƣơng quan giữa MHBT và mức độ tiêu thụ của
nhóm thuốc chính sử dụng
Kinh phí mua thuốc từ năm 2010-2014


Bảng 3.15

Phân loại và đặc điểm thiết kế kho dƣợc

41

Bảng 3.16

Trang thiếc bị kho

42

Bảng 3.17

Khảo sát nhiệt độ, độ ẩm

43

Bảng 3.18

Bảng giá trị xuất nhập tồn năm 2014

45

Bảng 3.12
Bảng 3.13

36


38


Bảng 3.19

Chỉ số chăm sóc bệnh nhân

52

Bảng 3.20

Chỉ số chăm sóc bệnh nhân

52

Bảng 4.21

Thực trạng kê đơn trong điều trị ngoại trú

53

Bảng 4.22

54

Bảng 4.23

Số lƣợng hoạt chất và thuốc trong danh mục thuốc
BV
Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc sản xuất


Bảng 4.24

Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC

55

Bảng 4.25

Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nhóm A

55

Bảng 4.26

Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dƣợc lý

56

Bảng 4.27

Tỷ lệ báo cáo ADR theo khoa

57

Bảng 4.28

Tỷ lệ xuất hiện ADR của thuốc theo giới tính

57


Bảng 4.29

Tỷ lệ xuất hiện ADR của thuốc theo tuổi

57

Bảng 4.30

Tiền sử dị ứng

58

Bảng 4.31

Biểu hiện lâm sang của ADR ghi nhận đƣợc

60

54


DANH MỤC HÌNH

STT

Trang
Tên hình

Hình 1.1


Chu trình cung ứng thuốc tại bệnh viện

9

Hình 1.2

Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

10

Hình 1.3

Quy trình sử dụng thuốc

19

Hình 3.4

Sơ dồ tóm tắt các bƣớc xây dựng DMT

33

Hình 3.5

34

Hình 3.6

Sơ dồ tóm tắt các bƣớc xây dựng DMT thực hiện tháng

9/2014
Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý

Hình 3.7

Quy trình mua thuốc tại Bv

39

Hình 3.8

Quy trình kiểm nhập

40

Hình 3.9

Quy trình tổng quát cấp phát thuốc, vtyt

46

Hình 3.10

Quy trình cấp phát thuốc nội trú

47

Hình 3.11

ĐD phân thuốc


49

Hình 3.12

Lọ dựng thuốc cho bệnh nhân

49

Hình 3.13

Bảng thời gian chia thuốc, cho bệnh nhân uống

49

Hình 3.14

Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú

50

Hình 3.15

Quy trình cấp phát thuốc tại TTYT huyện, thị

51

Hình 3.16

Phản ứng có hại của thuốc và đối tƣợng báo cáo


59

Hình 3.17

Tỷ lệ xuất hiện ADR theo từng thuốc

61

36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho
ngƣời bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác khám chữa
bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ và kịp thời, đảm bảo chất
lƣợng của khoa Dƣợc bệnh viện. Cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc
trong bệnh viện nói riêng giữ vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định
đến chất lƣợng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân.
Thực trạng cung ứng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý trong các bệnh
viện đang là một vấn đề bất cập có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng điều trị và
chăm sóc ngƣời bệnh, nó diễn ra không chỉ với các nƣớc nghèo, nƣớc đang phát
triển mà ngay cả với các nƣớc phát triển, Ở Việt Nam vấn đề cung ứng thuốc
trong bệnh viện cũng đang tồn tại nhiều bất cập và đƣợc dƣ luận xã hội hết sức
quan tâm. Sự yếu kém này có thể xảy ra ở tất cả giai đoạn của chu trình cung
ứng thuốc, trong lựa chọn thuốc là việc xây dựng danh mục thuốc không phù
hợp với yêu cầu điều trị; trong cấp phát, tồn trữ là việc quản lý kho kém hiệu
quả; trong giám sát sử dụng thuốc là kê đơn sai, không đảm bảo hợp lý an toàn,
các văn bản pháp luật khi áp dụng vào thực tế còn bất cập, khó thực hiện...Việc

lựa chọn đƣợc một danh mục thuốc hợp lý là một trong các yếu tố mang tính
quyết định trong việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong bệnh viện.
Tuy nhiên, danh mục thuốc tại các bệnh viện thƣờng chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức, hơn thế nữa, danh mục thuốc không hợp lý có thể ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến ngân sách, cùng với sự gia tăng của số lƣợng thuốc, nhiều
chống chỉ định, phản ứng có hại… thầy thuốc thƣờng không nắm hết, Vì thế,
các sai sót kê đơn là điều không thể tránh khỏi
Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lƣợng, đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý là nhiệm vụ trọng tâm của khoa dƣợc mỗi bệnh viện [6]. Nhiệm vụ
đó đòi hỏi tổ chức và hoạt động công tác dƣợc bệnh viện phải đƣợc chú trọng,
1


kết hợp vời hội đồng thuốc và điều trị đánh giá và lựa chọn để xây dựng danh
mục thuốc chủ yếu hoặc danh mục thuốc bệnh viện. Thuốc đƣợc chọn phải dựa
trên các hƣớng dẫn hoặc phác đồ điều trị chuẩn đã đƣợc xây dựng và và áp dụng
tại bệnh viện[2]. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2013 của
bộ y tế. Tổng giá trị tiền thuốc ƣớc sử dụng năm 2013 là 2.775 triệu USD tăng
6,7% so với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 ƣớc tính đạt
khoảng 1.300 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012 và bình quân tiền thuốc
đầu ngƣời là 29,5 USD[31]. Thuốc sản xuất trong nƣớc đáp ứng đƣợc 234/314
hoạt chất trong danh mục TTYVN và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dƣợc lý theo
khuyến cáo của Who [30].
Những bất cập trong cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày
càng gia tăng, chẳng hạn nhƣ: thuốc không thiết yếu đƣợc sử dụng với tỷ lệ cao,
lạm dụng kháng sinh, vitamin, một số thuốc nhƣ ginkobiloba, Arginin … Gần
đây Bộ Y Tế đã ban hành một số thông tƣ nhƣ: quy định tổ chức và hoạt động
khoa dƣợc bệnh viện và hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng
bệnh, quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú, hội đồng thuốc và điều trị,
dƣợc lâm sàng, đấu thầu thuốc... Tuy nhiên mỗi bệnh viên có đặc thù khác nhau,

bệnh viện đa khoa chuyên khoa, bệnh viện tỉnh, huyện… do đó tổ chức và hoạt
động khoa dƣợc bệnh viện có khác nhau.
Bệnh Viện Tâm Thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đƣợc thành lập theo quyết
định 136/QĐ-CTUBND ngày 13 tháng 01 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu. Là bệnh viên hạng II quy mô 100 gƣờng bệnh và đang xây
dựng bệnh viện mới với quy mô 150 gƣờng bệnh dự kiến đƣa vào hoạt động
trong thời gin tới. Nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh đƣợc tốt thì hoạt
động cung ứng thuốc cho bệnh viện phải tốt.
Tuy nhiên hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về công tác cung ứng
thuốc tại Bệnh viện Tâm Thần Bà Rịa vũng Tàu. Vì vậy nhằm góp phần vào
việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân Tâm thần ngày càng hoàn thiện hơn tôi tiến
2


hành làm đề tài "Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Tâm
Thần Bà Rịa vũng Tàu 2014 " với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động lựa chọn và mua thuốc tại bệnh viện Tâm
Thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014.
Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động cấp phát, bảo quản và thực trạng sử
dụng thuốc tại bệnh viện Tâm Thần tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014.
Từ kết quả nghiên cứu phân tích những ƣu, nhƣợc, bất cập chính yếu
trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện, từ kết quả nghiên cứu trên đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh
viện đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh đƣợc tốt hơn trong thời gian tới.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1.Khái quát về bệnh tâm thần và thuốc điều trị:
1.1.1. Khái niệm: Bệnh Tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối
loạn mà gây ra những biến đổi bất thƣờng trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác
phong, suy luận, ý thức ngƣời bệnh.
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa bệnh tâm thần là
bệnh của xã hội phát triển mà khi xã hội phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa,
đô thị hóa…ngƣời ta sống tập trung vào đô thị mật độ dân cƣ đông, nhịp sóng
khẩn trƣơng, nhiều áp lực, nhiều stress vƣợt quá khả năng thích ứng của hoạt
động tâm thần bình thƣờng. Công nghiệp hóa gây ô nhiễm môi trƣờng bằng tiến
ồn, sóng cao tần và chất thải công nghiệp, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời
dân, tai nạn giao thông tăng gây chấn thƣơng sọ não, nghiện rƣợu, nghiện ma
túy rối loạn hành vi của thanh thiếu niên…đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt
động tâm thần, ngoài ra môi trƣờng xã hội còn sản sinh những vấn đề đặc biệt,
nhƣ nghèo khó, kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp, phân biệt nam nữ, phân biệt
thành phần, những thay đổi về kinh tế, tình trạng tội phạm tràn lan, bạo lực,
chiến tranh,..tất cả đều tạo nên những tổn thƣơng tinh thần cho những ngƣời
đang sống trong tình trạng sức khỏe nhƣ vậy[12].
Bệnh tâm thần chủ yếu tổn thƣơng các chức năng giao tiếp, ứng xử và
thích nghi với môi trƣờng. Sức khỏe Tâm thần không bình thƣờng thể hiện ở rối
loạn khả năng tự chủ bản thân, rối loạn với khả năng thích ứng với môi trƣờng,
rối loạn khả năng cải tạo môi trƣờng có những hành vi và cảm xúc bất thƣờng
kỳ dị do rối loạn nhận thức ảo giác[5]. Bệnh tâm thần thƣờng không gây chết
ngƣời đột ngột nhƣng làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động cũng nhƣ làm
đảo lộn cuộc sống trong mỗi gia đình và toàn xã hội[10].
1.2. Dịch tể học bệnh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam.
1.2.1 Trên Thế Giới
4


Rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân, tỷ lệ bệnh có khác nhau

theo nhóm tuổi, theo nghề nghiệp, theo chủng tộc và mỗi quốc gia. Theo công
bố năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng tâm thần trong nhân dân ở một số nƣớc nhƣ
sau[13].
Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc các chứng tâm thần trong nhân dân ở một số nƣớc.
Tỉ

lệ

%

TT

Nước

1

Mỹ

58.0

Text book 2011,

2

New zealand

47.0

trang 285


3

Ukraina

43.1

4

Australia

40.4

5

Colombia

37.4

6

Cebanon

36.0

7

Iran

29.8


8

Canada (chưa nghiên cứu nghiện chất)

21.9

9

Châu âu( 06 nước)

21.2

10

dân số

Bắc Kinh

17.4

1.2.2 Tại Việt Nam:
Theo thống kê sơ bộ của nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới tỷ lệ ngƣời mắc
các loại bệnh tâm thần có đến 20% dân số [5].
Theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm
2014 của Viện tâm thần quốc gia [8].:
* Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt:
- Số bệnh nhân phát hiện, quản lý và điều trị mới 3.540 đƣa tổng số bệnh nhân
cả nƣớc lên 190.000 ( tƣơng đƣơng khoảng 76% số bệnh nhân trên cả nƣớc)

5



- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dƣới 20% số bệnh nhân
TTPL đƣợc phát hiện và quản lý.
* Đối với bệnh nhân động kinh:
- Năm 2012 quản lý điều trị cho 44,175 bệnh nhân, năm 2013 phát hiện điều trị
cho 11,550 bệnh nhân mới, nâng số bệnh nhân động kinh lên 55,725 (tƣơng
đƣơng 33,8% số bệnh nhân ƣớc tính trên toàn quốc) – ƣớc tính cả nƣớc có
165,000 bệnh nhân ( tỷ lệ nghiên cứu 2012).
- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 80% số bệnh nhân động kinh đƣợc phát
hiện và quản lý.
Năm 2002, nghiên cứu quốc gia cho thấy tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần
thƣờng gặp ở Việt nam chiếm 14,9% dân số [13]. tỷ lệ này thấp hơn nhiều so
với các nƣớc trên thế giới, không những vậy cũng làm ngạc nhiên giới báo chí,
nhiều ngƣời dân, thậm chí nhiều ngƣời quản lý. Vài năm trở lại đây, nền kinh tế
xã hội nƣớc ta có sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ, sự liên quan chặt chẽ
giữa sức khỏe tâm thần với tâm lý xã hội chắc chắn sẽ làm thay đổi tỷ lệ và cơ
cấu bệnh lý tâm thần hiên nay ở nƣớc ta. Năm 2010, Nghiên cứu của Trần Viết
Nghị cho thấy tỷ lệ 06 loại bệnh tâm thần thƣờng gặp chiếm 14,73% dân số, cụ
thể là [13]:
Bảng 1.2: Tỷ lệ bệnh tâm thần thường gặp
Loại Bệnh

Tỷ lệ % dân số

Tâm thần phân liệt

0,47

Động kinh


0,33

Trầm cảm

2,80

Chậm phát triển tâm thần

0,63

Lạm dụng rƣợu

5,30

Rối loạn lo âu

5,20
Cộng

14,73

6


1.3. Tình hình sử dụng thuốc trong dự án Chƣơng trình mục tiêu Quốc Gia
Y tế - Dự án bảo vệ sứ khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em.
1.3.1. Trên cả nƣớc.
Ngân sách đầu tƣ của Chƣơng trình mục tiêu Quốc Gia Y tế Dự án bảo vệ
sứ khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em Từ năm 2010-2014 [8].

Bảng 1.3: Ngân sách Quốc Gia Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
và trẻ em từ năm 2006-2014.
(Đv: triệu đồng)
NĂM

KINH PHÍ KẾ

KINH PHÍ

TỶ LỆ SO

HOẠCH

ĐƢỢC CẤP

VỚI
KẾ HOẠCH

2010

130.000

70.000

47,7%

2011

150.000


70.000

47%

2012

180.000

75.000

42%

2013

200.000

74.200

37%

2014

220.000

24.000

11%

Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần giai đoạn
2007-2011: Tiền thuốc chi cho mỗi bệnh nhân trong một năm là 150.000

đồng[14].
Là bệnh thuộc chƣơng trình quốc gia nguồn tiền mua thuốc do ngân sách
cấp miễn phí cho bệnh nhân tuy nhiên kinh phí cho các Dự án thuộc Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm mạnh, ví dụ nhƣ kinh phí hiện có cho năm
2014 chỉ đáp ứng đƣợc 11% so với kế hoạch. Điều này ảnh hƣỡng rất lớn đến
hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
1.3.2. Tại Bà rịa Vũng Tàu [15]. kinh phí địa phƣơng cấp cho chƣơng trình
chăm sóc sức khỏe tâm thần:

7


Bảng 1.4: Kinh phí địa phƣơng cấp cho chương trình điều trị bệnh tâm thần
( Đơn vị: VNĐ)
Năm

Địa phƣơng cấp
Cấp

Tỷ lệ % qua các năm

2010

430,000,000

100

2011

1,048,000,000


243,8

2012

1,583,353,000

465,7

2013

2,433,400,000

565,9

2014

3,033,240,000

705,4

Bảng 1.5: Danh mục hoạt chất chính sử dụng tại Bệnh Viện
TÊN THUỐC -

TÊN THUỐC -

TÊN THUỐC -

HÀM LƢỢNG


HÀM LƢỢNG

HÀM LƢỢNG

Amisulpiride 0,1g

Phenobarbital 0,1g

Amitriptylin 0,025g

Clozapine 0,025g

Encorate chrono 0,5g

Fluoxetin 20mg

0,025g

Na Valproat 0,2g

Mirtazapine 30mg

Haloperidol 0,002g

Encorate chrono 0,2g

Levomepromazin 0,025g

Na Valproat 150ml


Olanzapin 0,01g

Topiramate

Risperidon 0,002g

Carbamazepin 200mg

Sulpiride 0,05g

Valproate magnesi

Chlopromazine(Aminazin)

8


1.4. CHU TRÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN.
LỰA CHỌN

THÔNG TIN

SỬ
DỤNG

CÔNG
NGHỆ

MÔ HÌNH BỆNH TẬT
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

NGÂN SÁCH

KHOA
HỌC

MUA
THUỐC

HỔ TRỢ
QUẢN
KINHLÝ
TẾ

CẤP PHÁT

Hình 1.1: Mô hình quản lí cung ứng thuốc [ 10]
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kính. Mỗi bƣớc trong chu trình đều có
vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bƣớc tiếp theo.
1.4.1. Quản lý lựa chọn thuốc
Căn cứ lựa chọn [10]
- Mô hình bệnh tật
- Hƣớng dẫn điều trị/phác đồ điều trị
- Danh mục thuốc thiết yếu
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ sở y tế
- Hiệu quả điều trị
9


- Sở thích
- Khả năng chi trả ngƣời bệnh

- Môi trƣờng xã hội: địa lý, khí hậu, thời tiết
- Giá của sản phẩm cạnh tranh
- Thông tin quảng cáo
Mô hình bệnh tật

Phát đồ điều trị

Trình độ chuyên mônPhân tuyến kỹ thuật

Chức năng nhiệm
vụ, kinh phí

Nhu cầu thuốc đã sử
dụng các năm trƣớc và
dự đoán cho năm kế tiếp

Các chính sách về
thuốc của nhà nƣớc
(DMTCY,DMTTY)

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU
TRỊ

Danh mục thuốc bệnh
viện

Hình 1.2: Căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
10



Căn cứ để xây dựng danh mục thuốc tại các bệnh viện phải dựa vào DMT thiết
yếu và DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành.
Danh mục thuốc thiết yếu [2],[18].
Thuốc thiết yếu là những thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc y tế theo ƣu
tiên của đại bộ phận ngƣời dân, đƣợc chọn dựa trên mô hình bệnh tật, bằng
chứng về hiệu quả điều trị, độ an toàn và so sánh hiệu quả chi phí. Thuốc thiết
yếu là thuốc không thể thiếu trong hoạt động của hệ thống chăm sóc y tế và nó
phải đảm bảo cả về mặt chất lƣợng,
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thông
thƣờng.
Tên thuốc trong danh mục là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ
bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi
dƣỡng cán bộ và dễ quản lý.
 Danh mục thuốc chủ yếu [19]; [20].
Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam đƣợc quy định tại danh mục
thuốc chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trƣởng Bộ Y tế
ban hành. Sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở pháp lý để các cơ sở
khám chữa bệnh lựa chọn, xây dựng DMT cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào
danh mục này, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện
để lựa chọn cụ thể tên thành phẩm các thuốc có trong danh mục, phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh. Đối với thuốc tân dƣợc, bệnh viện đƣợc phép sử dụng
các thuốc phối hợp nếu các thành phần đơn chất của thuốc đó đều có trong danh
mục. Khuyến khích sử dụng thuốc của các doanh nghiệp trong nƣớc đạt tiêu
chuẩn GMP.
Mô hình bệnh tật [2];[10].
Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định. Tuỳ theo bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, hạng và
11



tuyến bệnh viện mà mô hình bệnh tật bệnh viện có thể thay đổi (do hạng bệnh
viện liên quan tới kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế…).
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện
hoạch định, phát triển toàn diện trong tƣơng lai.
Hướng dẫn điều trị chuẩn (hướng dẫn thực hành điều trị ) [2];[10]
Hƣớng dẩn thực hành điều trị là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý. Nó
đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, đƣợc sử dụng nhƣ một khuôn mẫu trong
điều trị mỗi loại bệnh. Một hƣớng dẩn thực hành điều trị có thể có một hoặc
nhiều công thức điều trị khác nhau.
Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn xẫy ra ngay cả khi có đƣợc một
danh mục thuốc lý tƣởng. Hƣớng dẫn điều trị chuẩn hoặc còn gọi là phác đồ
điều trị là một công cụ hiệu quả để tăng cƣờng kê đơn hợp lý. Là tài liệu hƣớng
dẫn cho thầy thuốc thực hành những công việc cụ thể và không thể thiếu trong
quá trình điều trị. Theo TCYTTG một hƣớng dẫn thực hành điều trị về thuốc
bao gồm đủ 4 thông số: hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế. Vì vậy DMT của bệnh
viện cần dựa vào các phác đồ điều trị trong nƣớc, ngoài nƣớc. Không có phác đồ
điều trị thì không thể xây dựng danh mục thuốc một cách khoa học. Kinh phí
cho mua thuốc, trình độ chuyên môn, nhu cầu thuốc đã sử dụng là những căn cứ
quan trọng trong việc xây dựng DMT của bệnh viện.
1.4.2. Quản lý mua thuốc.
 Xác định nhu cầu [22];[10].
Xác định số lƣợng thuốc trong danh mục chính là xác định đƣợc nhu cầu để
chuẩn bị cho quá trình mua thuốc đƣợc chủ động và đảm bảo cung ứng đầy đủ,
kịp thời.
Do nhu cầu thuốc đƣợc quyết định và chi phối bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy tính
toán nhu cầu khó chính xác và cũng khó kết luận đƣợc về độ chính xác. có ba
phƣơng pháp tính toán và ƣớc tính nhu cầu thuốc:
12



*Thống kê dựa trên mức sử dụng thực tế.
- Thu thập hồi cứu các số liệu sử dụng thuốc trong quá khứ.
- Phân tích, đánh giá số liệu dùng thuốc trong nhiều năm, tìm ra các quy luật
tăng, giảm của mỗi nhóm thuốc đƣợc sử dụng.
- Phân tích đánh giá sự hợp lý, bất hợp lý trong lƣợng thuốc đã sử dụng.
- Nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến nhu cầu thuốc trong giai đoạn sắp tới
( kinh tế, trình độ chuyên môn, giá cả…)
*Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
- Dựa trên số liệu đăng ký hành nghề.
- Chi tiết hoá đến đầy đủ các loại hình dịch vụ y tế có sử dụng.
- Quản lý đƣợc tình trạng bệnh tật của địa phƣơng, tính toán đƣợc số lƣợt bệnh
nhân, số loại bệnh nhân của các loại bệnh tật
- Dựa vào kỹ thuật điều trị và thực tế sử dụng thuốc qua số liệu báo cáo sử
dụng thuốc.
- Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu kỳ tới, từ đó ƣớc tính
đƣợc nhu cầu thuốc cần mua
* Dựa trên mô hình bệnh tật và hƣớng dẫn thực hành điều trị.
- Phƣơng pháp xác định dựa vào tình hình bệnh tật sử dụng số liệu về sự dùng
thuốc của bệnh nhân (số lƣợt đến các cơ sở y tế) và tình hình bệnh tật (tần suất
của bệnh tật) để dự đoán nhu cầu thuốc
- Phƣơng pháp xác định dựa vào tình hình bệnh tật yêu cầu 1danh sách các bệnh
tật và một danh sách các thuốc để điều trị cho những bệnh đó và một tập hợp các
điều trị chuẩn cho mục đích tính toán (lấy bình quân việc điều trị hiện tại hoặc
hƣớng dẫn điều trị chuẩn).
- Đối với mỗi bệnh thì cần có 2 phác đồ điều trị có thể thay thế nhau và chia tỷ
lệ % dựa vào tần suất sử dụng của mỗi phác đồ. Sau đó phải ƣớc tính tỷ lệ mắc
của mỗi bệnh.


13


- Nhu cầu 1 thuốc/bệnh= số lƣợng mỗi thuốc trong các điều trị chuẩn cho mỗi
bệnh x số lƣợng các ca điều trị dự tính cho mỗi bệnh.
- Tổng nhu cầu thuốc dự tính cho mỗi thuốc = tổng các ƣớc tính từ các chế độ
điều trị có dùng đến thuốc đó.
- Cuối cùng chi phí dự tính đƣợc tính dựa trên giá dự tính của mỗi thuốc và sau
đó đƣợc điều hòa cho phù hợp với ngân sách.
Để xác định nhu cầu thuốc cần kết hợp các phƣơng pháp trên và xem xét,
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu thuốc nhƣ : bệnh tật, thời tiết, điều
kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ
trong y học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc mới… Mặt
khác phải chú ý phân tích và loại bỏ sai số do nhu cầu thuốc bất hợp lý nhƣ
chẩn đoán sai, do trình độ yếu kém, do chiều lòng bệnh nhân, lạm dụng thuốc
không cần thiết do tác động của trình dƣợc…
Trong thực tế các bệnh viện đều xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh
viện căn cứ theo Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
chữa bệnh ban hành kèm thông tƣ 31/2011/TT_BYT ngày 11/07/2011 – Ban
hành và hƣớng dẩn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh đƣợc quỹ bảo hiểm y tế thanh toán danh mục này gồm 900 hoạt
chất, đây là danh mục thuốc tƣơng đối đầy đủ. Tại bệnh viện Tâm thần Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu hàng năm khoa Dƣợc xây dựng kế hoạch mua thuốccăn cứ vào
tình hình thực tế sử dụng của năm trƣớc, lƣợng bệnh dự kiến tăng so với năm
trƣớc và nguồn kinh phí do nhà nƣớc cấp để tính nhu cầu mua thuốc.
Chọn phương thức mua [4], [31]:
Ngày 19 tháng 01 năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 01/2012/TTLTBYT- BTC, Thông tƣ 36/2013/TTLT- BYT- BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013
và Thông tƣ 37/2013TT-BYT ngày 11 tháng 11 năm 2013 là cơ sở pháp cho
việc đấu thấu thầu thuốc áp dụng cho đến nay.
1.4.3. Quản lý tồn trữ, cấp phát thuốc

14


 Tồn trữ và bảo quản thuốc [10]; [26].
Tồn trữ bảo quản bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, giám sát, kiểm tra,
kiểm kê, dự trữ và quá trình bảo quản hàng hoá. Thực hiện nghiêm túc quy định
về mua thuốc đảm bảo chất lƣợng, kiểm nhập thuốc, bảo quản, theo dõi hạn
dùng của thuốc. Quán triệt cho tất cả các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc
đều phải thực hiện các quy chế dƣợc chính. Để đảm bảo chất lƣợng thuốc trong
quy trình tồn trữ đòi hỏi các khoa Dƣợc phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu
cầu về bảo quản thuốc có quy trình thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa
Dƣợc. Đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý thuốc gây nghiện, hƣớng thần
theo quy chế của Bộ y tế.
Tất cả các thuốc đều phải đảm bảo đƣợc quản lý giám sát đầy đủ về nguồn gốc
xuất xứ, số đăng ký lƣu hành, lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lƣợng bằng
cảm quan.
 Hệ thống kho: Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt
bảo quản thuốc.
a) Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc đƣợc bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập,
vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu
cầu của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
b) Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải đƣợc hiệu chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh

và xếp dỡ hàng;
15


- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi
nƣớc).
Quy định về bảo quản
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối
thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm đƣợc bảo quản đúng yêu cầu điều kiện
bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các
nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm.
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt
độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thƣờng xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn
sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhƣng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn
đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.
Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho [6].
Nhập thuốc:
- Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải đƣợc kiểm nhập trƣớc
khi nhập kho.
- Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng thuốc, hóa
chất đối với mọi nguồn thuốc trong bệnh viện theo yêu cầu sau:
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả
thầu về các chi tiết của từng mặt hàng nhƣ: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ
(hàm lƣợng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lƣợng, số lô, đơn giá, hạn dùng,

hãng sản xuất, nƣớc sản xuất

16


×