BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRƯƠNG THỊ NGỌC HƯƠNG
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRƯƠNG THỊ NGỌC HƯƠNG
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC
MÃ SỐ: : CKI 60 73 20
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ TRÂM
Nơi thực hiện : Trường đại học Dược Hà Nội
Thời gian : Từ 01/08/2013 đến 30/12/2013
HÀ NỘI 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã
nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo,
các cán bộ công tác tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, gia đình và
bạn bè. Đến nay luận văn đã được hoàn thành.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới Tiến sĩ Vũ Thị Trâm , người thầy đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong bộ môn Quản
lý và Kinh tế Dược đã cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học,
Phòng Đào Tạo, các phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại Học Dược
Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám Đốc, khoa Dược và các khoa
phòng bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình và bạn
bè, những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Trương Thị Ngọc Hương
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang bìa chính
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. 3
1.1.Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện ở nước ta trong những năm
gần đây. 3
1.2. Các nhiệm vụ cung ứng thuốc trong bệnh viện . 8
1.2.1. Lựa chọn thuốc 8
1.2.2. Mua thuốc 12
1.2.3. Cấp phát thuốc 15
1.2.4. Giám sát sử dụng thuốc 17
1.3. Một vài nét về bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình 18
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BV Chấn Thương Chỉnh Hình 18
1.3.2. Hệ thống tổ chức của bệnh viện 19
1.3.3. Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện 21
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 24
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 26
3.1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của
BV Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM. 26
3.1.1. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa dược. 26
3.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí mua thuốc 30
3.1.3. Mô hình bệnh tật 35
3.1.4. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 38
3.2. Phân tích, đánh giá một số hoạt động cung ứng thuốc tại BV Chấn
Thương Chỉnh Hình TPHCM. 40
3.2.1. Phân tích, hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện 40
3.2.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc 40
3.2.1.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện 41
3.2.1.3. Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện 43
3.2.2. Lựa chọn phương thức mua thuốc 46
3.2.2.1. Quy trình đấu thầu 46
3.2.2.2. Quản lý chất lượng trong quá trình mua thuốc. 51
3.2.3. Phân tích, đánh giá hoạt động cấp phát thuốc của bệnh viện 52
3.2.3.1. Quy trình cấp phát thuốc 52
3.2.3.2. Công tác bảo quản thuốc và quản lý hàng tồn kho 53
3.2.4. Phân tích, đánh giá hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện 56
3.2.4.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc bệnh viện 56
3.2.4.2. Giám sát kê đơn, chỉ định dùng thuốc. 57
3.2.4.3. Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc 60
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 65
4.1. Về một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc của BV
Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM 65
4.2. Về hoạt động cung ứng thuốc. 65
4.2.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc 66
4.2.2. Về hoạt động mua thuốc 66
4.2.3. Về hoạt động cấp phát thuốc 67
4.2.4. Về hoạt động giám sát sử dụng thuốc 68
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. 69
1. KẾT LUẬN 69
1.1. Về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng thuốc của BV
Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM 69
1.2. Về hoạt động cung ứng thuốc. 70
2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. 71
2.1. Với Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Y Tế TPHCM 71
2.2. Với bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình 72
2.3. Với khoa dược. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ADR
BHYT
BV
DMTBV
DMTTY
DSĐH
DSTH
HĐT&ĐT
HĐND
HSDT
HSMT
MHBT
UBND TP.HCM
WHO
Phản ứng không mong muốn của thuốc
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc thiết yếu
Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung học
Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng nhân dân
Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ mời thầu
Mô hình bệnh tật
Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC HÌNH
STT
TÊN HÌNH TRANG
1.1 Quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình
08
1.2 Mô hình tổ chức bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
20
3.1 Sơ đồ hoạt động của khoa dược
26
3.2 Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
41
3.3 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong DMTBV
45
3.4 Quy trình mua thuốc tại bệnh viện
47
3.5 Quy trình cấp phát thuốc
52
3.6 Mối quan hệ giữa Dược sĩ- Bác sĩ- Y tá- Bệnh nhân
58
DANH MỤC BẢNG
STT
TÊN BẢNG TRANG
3.1 Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện năm 2011
28
3.2 Nguồn kinh phí mua thuốc tại bệnh viện năm 2011
31
3.3 Mức chi trả của BHYT tại bệnh viện năm 2011
31
3.4 Cơ cấu sử dụng thuốc theo chủng loại
33
3.5 Trang thiết bị bảo quản thuốc tại khoa dược
34
3.6 MHBT tại bệnh viện
36
3.7 Tình hình khám chữa bệnh và công suất sử dụng giường
bệnh
37
3.8 DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2011
41
3.9 Tỷ lệ thuốc thiết yếu có trong DMTBV
44
3.10 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong DMTBV
44
3.11 Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và biệt dược
46
3.12 Kết quả đấu thầu rộng rãi mua thuốc tại bệnh viện Chấn
Thương Chỉnh Hình năm 2011
50
3.13 Mười công ty cung ứng thuốc nhiều nhất năm 2011
50
3.14 Giá trị tiền thuốc tồn kho dự trữ năm 2011
55
3.15 Danh mục các mặt hàng pha chế tại bệnh viện
63
3.16 Kết quả hoạt động của nhà thuốc bệnh viện năm 2011
64
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người và toàn xã hội. Người có
sức khỏe không chỉ là người không có bệnh tật mà còn là người được thoải
mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Vì vậy quan tâm chăm sóc
và nâng cao sức khỏe cho mọi người chính là quan tâm cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong công tác khám chữa bệnh cho toàn dân, bệnh viện là nơi thể
hiện tập trung nhất các quan điểm của Đảng và Nhà Nước về chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe toàn dân. Bệnh viện cũng là nơi thể hiện năng lực của
ngành y tế. Công tác dược bệnh viện có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động của một bệnh viện, nó định hướng cho công tác sử dụng thuốc tại
bệnh viện, đặc biệt là sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Sử dụng thuốc là
khâu cuối cùng trong công tác khám chữa bệnh nhưng kết quả của việc sử
dụng thuốc sẽ thể hiện tính hiệu quả của dịch vụ y tế.
Một trong những nhân tố quan trọng có tính ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc.
Hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện hiện nay không chỉ gói gọn
trong việc mua và cấp phát thuốc mà bên cạnh đó còn phải đảm bảo thuốc
được cung ứng đầy đủ, kịp thời và được hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp
lý, hiệu quả.
Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, ngành dược phát triển
cùng với sự tham gia của hàng trăm công ty dược lớn nhỏ trên thị trường,
sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, nhập khẩu, phân phối
thuốc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác dược bệnh viện. Tuy nhiên
do thị trường thuốc phát triển nhanh, đa dạng về chủng loại cũng như
nguồn cung cấp, hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện gặp phải không ít
2
những khó khăn đòi hỏi và thách thức trong việc lựa chọn, mua sắm, phân
phối và sử dụng thuốc.
Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc
trong bệnh viện là hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của khoa dược bệnh viện, do đó tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:
“Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình – Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2011” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng
thuốc tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp.HCM năm 2011.
2. Phân tích, đánh giá hoạt động đảm bảo cung ứng thuốc của
bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình năm 2011.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, đưa ra những ý kiến đề xuất
góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc trong giai đoạn tới đáp ứng
nhu cầu điều trị hợp lý tại bệnh viện.
3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện ở nước ta trong những
năm gần đây.
Trong những năm qua công tác Dược đã có những bước phát triển
mạnh về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng. Ngành Dược cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc cho nhân dân cả về số lượng và chất
lượng. Thuốc sản xuất trong nước ngày càng nhiều, mẫu mã phong phú,
chất lượng ngày càng tốt hơn [16]. Trong sự tiến bộ của ngành Dược nói
chung có sự đóng góp quan trọng của công tác Dược bệnh viện. Các cơ sở
khám chữa bệnh trong toàn quốc tiếp tục duy trì và tăng cường kết quả
cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý. Theo báo cáo của Cục quản lý Dược
Việt Nam, ngành Dược về cơ bản đã cung ứng đủ thuốc và kịp thời cho các
cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009,2010 của
Cục quản lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh
viện chiếm tỷ trọng 47.9% (năm 2009) và 58.7% (năm 2010) tổng giá trị
tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [21], [22]. Những bất cập trong
cung ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng ngày càng gia tăng, chẳng
hạn như: thuốc không thiết yếu được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng
sinh, vitamin…[21]
Các thuốc do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nguồn
thu viện phí cung ứng tại các cơ sở y tế công lập thực hiện thông qua đấu
thầu với giá hợp lý, ổn định trong vòng 12 tháng, chất lượng đảm bảo.
Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện còn rất lúng túng trong việc triển
khai đấu thầu thuốc mặc dù đã có thông tư liên tịch của Bộ Y Tế và Bộ Tài
Chính. Vì thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt và nhiều chủng loại do đó để
4
lựa chọn thuốc hợp lý cần có kiến thức về thuốc, về điều trị, về tính kinh tế
và tính khách quan.
Cung ứng đầy đủ, kịp thời, thường xuyên thuốc có chất lượng đáp
ứng nhu cầu điều trị an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế cho người bệnh là
một trong những mục tiêu hàng đầu của bệnh viện.
Cung ứng thuốc trong bệnh viện là vấn đề đang được Bộ Y Tế quan
tâm trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc
đã được thực hiện ở nhiều bệnh viện.
Các nghiên cứu đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động cung ứng thuốc trong bệnh viện như tổ chức nhân lực, mô hình bệnh
tật, tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, trang thiết bị, các
nhiệm vụ cung ứng thuốc trong bệnh, phân tích, đánh giá hoạt động cung
ứng và sử dụng thuốc. Đề tài nghiên cứu của bệnh viện TW Quân đội 8,
bệnh viện E… đi sâu vào 4 công đoạn trong chu trình cung ứng thuốc. Các
đề tài phần nào đã chỉ ra được thực trạng cung ứng thuốc trong giai đoạn
hiện nay của các bệnh viện cụ thể.
Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện: Các bệnh viện đều xây dựng
danh mục thuốc bệnh viện dựa trên danh mục thuốc chủ yếu phù hợp với
mô hình bệnh tật và yêu cầu điều trị của từng bệnh viện.
Hoạt động đấu thầu: Các bệnh viện đã tiến hành mua thuốc thông
qua hình thức đấu thầu theo quy định, việc thực hiện đấu thầu mua thuốc đã
hạ được giá thành góp phần tiết kiệm kinh phí cho bệnh viện. Đấu thầu
thuốc vẫn là vấn đề phức tạp và khó khăn đối với nhiều bệnh viện.
Quản lý cấp phát thuốc: Các bệnh viện đều xây dựng quy trình cấp
phát thuốc chặt chẽ từ khâu kiểm nhập cho đến khi thuốc tới tay bệnh nhân.
Hoạt động Dược lâm sàng: Các bệnh viện đã triển khai công tác
Dược lâm sàng, tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một số bệnh viện lớn
phát huy được nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng thuốc , còn lại hầu hết công
5
việc chủ yếu vẫn là xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện và
tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện trong công tác đấu thầu thuốc. Các bệnh
viện tuyến tỉnh, đặc biệt là tuyến huyện thì công tác dược lâm sàng chưa
phát huy đuợc vai trò và đáp ứng yêu cầu. Tình trạng thiếu nhân lực dược sĩ
đại học và kiến thức dược lâm sàng còn yếu chính là nguyên nhân khiến
dược lâm sàng không phát huy được.
Công tác Dược lâm sàng không phải là mới, tuy nhiên cho đến nay
vẫn tập trung ở một số bệnh viện trung ương và một số bệnh viện lớn ở Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Dược bệnh viện đã triển khai công tác
dược lâm sàng, hướng dẫn sử dụng thuốc, nhưng nhìn chung chức năng này
còn khá mờ nhạt. Tình trạng thiếu dược sĩ đại học và trên đại học ở các địa
phương chính là nguyên nhân dược lâm sàng không phát triển được. Tại
một số bệnh viện, do còn thiếu tính khoa học nên Khoa Dược lúng túng,
tổn hao nhân lực và thời gian cho công tác đầu thầu thuốc mà lãng quên
nhiều nhiệm vụ khác
Các bệnh viện cơ bản cung ứng đủ thuốc cho người bệnh nội trú
không để bệnh nhân tự mua thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị đã phát huy
vai trò trong cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc, hướng dẫn sử dụng
hợp lý, an toàn. Tuy nhiên nhiều bệnh viện vẫn có xu hướng dùng thuốc
ngoại, thuốc đắt tiền ( theo đề tài khảo sát của bệnh viện Nhi Thái Bình
năm 2010: tỉ lệ mặt hàng thuốc ngoại chiếm 41.34% nhưng tỉ lệ chi phí sử
dụng chiếm 74.08%) trong khi thuốc sản xuất trong nước hiện đang sử
dụng vẫn còn giá trị chữa bệnh.[24]
Hoạt động thông tin và theo dõi ADR: Được thực hiện dưới nhiều
hình thức như thông tin thuốc mới, thuốc bị đình chỉ lưu hành, phản ứng có
hại của thuốc xảy ra tại bệnh viện… Tuy nhiên, hoạt động thông tin thuốc
vẫn còn yếu kém, chưa thường xuyên, thường là kiêm nhiệm, có bệnh viện
còn chưa thành lập tổ thông tin thuốc. Chưa tạo được mối quan hệ mật thiết
6
giữa y và dược do đó thông tin phản hồi về tác dụng và phan ứng có hại của
thuốc còn nhiều hạn chế.[25] [26] [28] [29]
- Ngày 24 tháng 3 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định số:
991/QĐ-BYT về việc thành lập Trung tâm Quốc gia về thông tin và theo
dõi tác dụng phụ của thuốc, đặt tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Trung
tâm này ra đời sẽ khắc phục được những tồn tại về việc theo dõi ADR của
thuốc trong những năm qua. Một đơn vị thông tin thuốc và theo dõi tác
dụng có hại của thuốc độc lập, với những chức năng, nhiệm vụ rõ ràng,
được phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nước không còn lệ
thuộc vào viện trợ nước ngoài, sẽ là khởi đầu tốt cho lĩnh vực này [20].
Cung ứng thuốc tại bệnh viện tốt không những nâng cao chất lượng
và hiệu quả điều trị của bệnh viện mà còn góp phần làm bình ổn giá thuốc.
Chính vì vậy vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ và đưa ra hướng giải
quyết sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khi có chỉ thị 03/ Bộ Y Tế- CT của Bộ Y Tế ban hành ngày
25/02/1997 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc
tại bệnh viện và chỉ thị 04/Bộ Y Tế- CT ngày 04/03/1998 về việc tăng
cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa
bệnh. Công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc đã góp phần tích cực
trong quá trình điều trị và phục vụ người bệnh.[5] [10]
Ngay từ năm 1997, chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25-02-1997 của Bộ Y
Tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh
viện ghi rõ: “ Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu,
chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định nhà nước”.
Công tác Dược bệnh viện đã đi vào nề nếp, nhưng việc sử dụng thuốc
chưa hợp lý, thiếu an toàn vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Tình trạng lạm dụng
thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh diễn ra phổ biến, thầy thuốc có tâm lý
chuộng kháng sinh mới, tác dụng mạnh, phổ tác dụng rộng để chắc chắn
7
khỏi nhanh, làm tăng uy tín thầy thuốc. Mặc dù những bệnh thông thừờng
không phải dùng tới mức đó. Tình trạng kê đơn theo quảng cáo là tình trạng
chung và trở thành căn bệnh của toàn cầu. Kê đơn theo quảng cáo đồng
nghĩa với bán thuốc quá đắt cho bệnh nhân, giá thuốc biệt dược, thuốc quảng
cáo thường đắt gấp 2-3 lần thuốc gốc [27]. Việc sử dụng thuốc tràn lan đang
là mối lo ngại cho các nhà quản lý y tế và xã hội. Từ những vấn đề trên,
ngày 16/04/2004 Bộ Y Tế sổ sung chỉ thị 05/2004/KT-Bộ Y Tế để tiếp tục
chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện [7] [12].
Ngày 27-07-2005 Bộ Y Tế và Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư
liên tịch số 20/2005/TTLT-BYT-BTC để hướng dẫn thực hiện đấu thầu
cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập. Thông tư này áp dụng cho
các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
theo quy định để mua thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng
bệnh với tổng kinh phí trong năm từ 200 triệu đồng trở lên đối với cơ sở y
tế công lập trung ương.
Sau hai năm thực hiện đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập theo
thông tư 20/2005/TTLT-BYT-BTC, ngày 10-08-2007, Bộ Y Tế, Bộ Tài
Chính ban hành thông tư số 10/2007/TTLT-BYT-BTC thay thế cho thông
tư 20/2005/TTLT-BYT-BTC. Thông tư số 10/2007 thay đổi một số điều
khoản so với thông tư 20/2005 như: áp dụng cho các cơ sở y tế công lập có
sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp
khác để mua thuốc theo quy định tại thông tư này và các văn bản pháp luật
có liên quan (không giới hạn số tiền mua sắm tối thiểu).
Thông tư 10 quy định Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt
kế hoạch đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi
quản lý theo quy định hiện hành. Thủ trưởng các cơ sở y tế công lập (thủ
8
trưởng đơn vị) chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết
quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị.
Thông tư 10 quy định cụ thể các nội dung phải thực hiện gồm:
- Lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc: căn cứ lập kế hoạch, nội dung
của từng gói thầu trong kế hoạch, giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu,
thời gian tổ chức đấu thầu, hình thức hợp đồng
- Trình duyệt kế hoạch và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
- Hồ sơ mời thầu.
- Kết quả lựa chọn nhà thầu.
1.2. Các nhiệm vụ cung ứng thuốc trong bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận tay
người sử dụng, chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện được mô tả như
hình 1.1
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận tay
người sử dụng. Đó là một chu trình khép kín bao gồm, các hoạt động sau :
Lựa chọn thuốc, mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và quản lý sử dụng thuốc.
Các hoạt động này có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa
Lựa chọn thuốc
Quản lý sử dụng
thuốc
Các lĩnh vực quản lý
khác( Nhân lực, tài lực,
CNTT )
Mua thuốc
Cấp phát thuốc
Hình 1.1.Quy trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
9
trên kết quả của hoạt động trước đó đồng thời là nền tảng cho hoạt động kế
tiếp. Do đó các hoạt động cần có sự trao đổi thông tin và phối hợp với nhau
làm tăng hiệu quả của hoạt động cung ứng thuốc.
1.2.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc trong bệnh viện có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng và chi phí điều trị.
Lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc
và là khâu rất quan trọng. Lựa chọn danh mục thuốc hợp lý và thích ứng
với mô hình bệnh tật của bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cho việc chủ động
cung ứng thuốc. Hơn nữa, việc lựa chọn để xây dựng danh mục thuốc bệnh
viện còn là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, sử
dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện [6]. Nó đóng một vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị.
Tiêu chí để lựa chọn thuốc
- Đảm bảo phù hợp với mô hình bệnh tật.
- Thuốc có chất lượng tốt, an toàn, kinh tế.
- Phù hợp với phác đồ điều trị chuẩn.
- Đáp ứng tốt trong thực tế điều trị.
- Ưu tiên sử dụng thuốc thiết yếu và thuốc theo tên gốc.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mô hình bệnh
tật tại chỗ, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán
bộ, nguồn lực tài chính, các yếu tố môi trường, địa lý…[2]
* Mô hình bệnh tật của bệnh viện.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
một khoảng thời gian nhất định (thường theo từng năm) về số bệnh nhân
đến khám và điều trị. Bệnh viện là nơi trực tiếp khám và điều trị cho người
mắc bệnh trong cộng đồng, vì vậy mô hình bệnh tật( MHBT) của bệnh viện
bao gồm cả MHBT của cộng đồng. Nhưng khác với MHBT ở cộng đồng là
10
mỗi bệnh viện có tổ chức khác nhau, đặt trên địa bàn khác nhau với đặc
điểm dân cư và địa lý khác nhau, đặc biệt là có chức năng nhiệm vụ khác
nhau trong tuyến y tế, từ đó dẫn đến MHBT của các bệnh viện khác nhau.
Để nghiên cứu MHBT được thuận lợi và chính xác, Tổ chức y tế thế giới
đã ban hành danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD, bảng phân loại
bệnh tật đã được sửa đổi và bổ sung lần thứ 10 [4]. MHBT là căn cứ quan
trọng giúp bệnh viện không chỉ lựa chọn xây dựng danh mục thuốc phù
hợp mà còn là cơ sở để hoạch định và phát triển toàn diện trong tương lai.
Ngoài một số yếu tố như điều kiện kinh tế- xã hội, tôn giáo, khí hậu, địa lý,
tổ chức mạng lưới và chất lượng dịch vụ y tế, trình độ khoa học kỹ thuật,
MHBT của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người bệnh và
vào chính bệnh viện.[2]
* Phác đồ điều trị.
Phác đồ điều trị là sự đúc rút kinh nghiệm và tập trung trí tuệ của tập
thể cán bộ chuyên môn của bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể
của từng loại bệnh và được Hội đồng khoa học bệnh viện thông qua, là căn
cứ giúp người thầy thuốc có phương hướng điều trị nhanh chóng, hiệu quả
và tối ưu. Phác đồ điều trị thường dựa vào những phác đồ chuẩn để áp dụng
vào bệnh viện cho sát với thực tế điều trị của bệnh viện. Đây là tài liệu
hướng dẫn thầy thuốc thực hành những công việc không thể thiếu được.
* Danh mục thuốc thiết yếu:
“Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa
mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc
này luôn sẵn có bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt,
dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”
Với những ưu điểm có đầy đủ chủng loại thuốc để đáp ứng điều trị
các bệnh thông thường, tên thuốc thường là tên gốc, tên thông dụng quốc
tế, dễ bảo quản dễ sử dụng, giá cả hợp lý. Vì vậy DMTTY đã giúp cho
11
nhiều quốc gia vượt qua được tình trạng thiếu thuốc thiết yếu cho điều trị,
tiết kiệm được ngân sách quốc gia và hạn chế được tác dụng không mong
muốn của thuốc.
Thuốc thiết yếu là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính
sách của nhà nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc
phòng chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong DMTTY
phục vụ công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. DMTTY là một
trong những căn cứ để lựa chọn thuốc trong bệnh viện.
* Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Quyết định 31/2011/ QĐ- BYT ngày 11/07/2011 có 900 hoạt chất.
Đây là danh mục thuốc tương đối đầy đủ và rộng mở nếu so sánh với các
nước trong khu vực và trên thế giới[12] [19] [23].Danh mục thuốc thiết yếu
là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, xây dựng danh
mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào danh mục chủ yếu, mô hình
bệnh tật, khả năng kinh phí của bệnh viện để lựa chọn cụ thể từng loại
thuốc có trong danh mục đưa vào xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện phục vụ công tác khám, chữa bệnh đáp ứng các mục tiêu sau:
+ Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế.
+ Đáp ứng nhu cầu điều trị hiệu quả cho người bệnh.
+ Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh thuộc diện
chi trả của BHYT.
+ Phù hợp với khả năng ngân sách của BHYT và khả năng kinh tế
của người bệnh.
* Khả năng kinh phí của bệnh viện.
Kinh phí của bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng để lựa
chọn và quyết định danh mục thuốc của bệnh viện. Kinh phí bệnh viện phụ
thuộc vào : nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện phí, nguồn BHYT chi
trả và nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức chính trị trong và ngoài nước.
12
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuốc vào trình độ chuyên môn của
người thầy thuốc và trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện.
Ngoài ra lựa chọn thuốc có thể tham khảo danh mục thuốc, hoạt chất,
mô hình bệnh tật, các phác đồ điều trị chuẩn đã được lưu hành của WHO,
của một số quốc gia tương đồng về kinh tế, y tế và dự đoán tình hình bệnh
tật trong kỳ tới.[2]
1.2.2. Mua thuốc
Hoạt động mua thuốc có liên quan đến chất lượng thuốc, Hội đồng
thuốc và điều trị bệnh viện cân nhắc lựa chọn sao cho thuốc được mua có
chất lượng, phù hợp với yêu cầu điều trị. Việc mua thuốc ở bệnh viện tiến
hành theo các bước sau:
- Xác định số lượng thuốc cần thiết cho mỗi loại dựa vào danh mục
thuốc bệnh viện trên cơ sở dựa vào cơ số tồn kho năm trước, số
lượng bệnh nhân khám và điều trị trong năm, dự kiến số lượng bệnh
nhân đến khám và điều trị năm sau.
- Tập hợp những thông tin tiêu dùng về thuốc bao gồm: Dược động
học, dược lực học, tác dụng dược lý, chỉ định, chống chỉ định, tác
dụng không mong muốn, liều dùng, giá thuốc, so sánh gía trị thuốc
cùng hoạt chất, nước sản xuất.
- Sau khi lựa chọn thuốc phù hợp với nhu cầu sử dụng của bệnh viện,
khoa dược tiến hành mua thuốc trong danh mục.
* Lựa chọn phương thức mua thuốc.
Ngay từ năm 1997, chỉ thị số 03/CT-Bộ Y Tế ngày 25/02/1997 của
Bộ trưởng Bộ Y Tế về chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và dùng
thuốc tại bệnh viện đã ghi rõ “Việc mua thuốc phải thực hiện qua thể thức
đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà
nước”[5].
13
Nhằm tăng cường việc quản lý, sử dụng kinh phí của các cơ sở y tế
công lập trong việc mua thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư tiêu hao, phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh có hiệu quả. Ngày 27/07/2005
Bộ Y Tế và Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư liên tịch số 20/2005/TTLT-
Bộ Y Tế-BTC “Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ
sở y tế công lập” tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện tại các cơ
sở y tế phát sinh một số vướng mắc do đó ngày 10 tháng 08 năm 2007 Bộ
Y Tế, Bộ Tài Chính đã ban ban hành thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-
Bộ Y Tế-BTC “ Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công
lập” thay thế thông tư 20/2005/TTLT-Bộ Y Tế-BTC . Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-Bộ Y Tế-BTC đã sửa chữa một số điểm so với thông tư số
20/2005/TTLT- Bộ Y Tế- BTC, cụ thể:
Đối tượng áp dụng: Các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh
phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định
để mua thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
với tổng kinh phí trong năm từ 200 triệu đồng trở lên với cơ sở y tế công
lập trung ương, từ 50 triệu đồng với các cơ sở y tế tuyến quận, huyện đều
phải tổ chức đấu thầu. Đối với các cơ sở y tế công lập có tổng nguồn ngân
sách mua thuốc trong năm dưới mức quy định trên, thủ trưởng đơn vị quyết
định hình thức mua sắm cho phù hợp, có hiệu quả.
Đối tượng không áp dụng: Thuốc do nhà nước đặt hàng, máu và các
chế phẩm từ máu. Thuốc đông, nam dược trừ thành phẩm.
Thời gian phê duyêt kế hoạch đấu thầu: Không quá 10 ngày.
Phê duyệt hồ sơ mời thầu: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm phê
duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho đơn vị
theo quy định hiện hành.
Đánh giá hồ sơ mời thầu: Đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng mặt
hàng trong một gói thầu.
14
Phê duyệt kết quả dự thầu: Thủ trưởng đơn vị
Kế hoạch đấu thầu: Tối thiểu 01 năm, 01 lần.
Phát sinh thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mua: Dưới 100
triệu đồng.
Các yếu tố này giúp cho công tác đấu thầu được nhanh và nhiều
thuận lợi. một số nội dung khác của thông tư số 10/2007/TTLT-Bộ Y Tế-
BTC không thay đổi nhiều so với thông tư 20/2005/TTLT- Bộ Y Tế- BTC
trong đó có các yêu cầu về chất lượng thuốc, cam kết của nhà thầu về đảm
bảo cung ứng đầy đủ, về giá cả.
* Các phương thức mua thuốc.
Có nhiều phương thức mua thuốc: Mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh
tranh, đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu mua sắm đặc biệt… .
* Lựa chọn nhà cung ứng.
Lựa chọn nhà cung ứng chính là tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà
thầu có năng lực về tài chính và chuyên môn đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu của bên mời thầu. Việc tổ chức đấu thầu phải theo đúng các thông tư,
nghị định của chính phủ về đấu thầu mua bán hàng hóa.
* Ký kết hợp đồng mua bán.
Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế do nhà nước quy định hai
bên ký kết hợp đồng mua bán với nội dung:
+ Nội dung hợp đồng.
+ Gía trị hợp đồng.
+ Chất lượng và quy cách hàng hóa.
+ Phương thức giao nhận và nghiệm thu.
+ Thời hạn thanh toán.
+ Hiệu lực của hợp đồng.
+ Thanh toán và kiểm nhận thuốc.
15
* Các phương thức thanh toán tiền thuốc.
Phương thức thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán theo
hợp đồng
Thanh toán tiền thuốc theo đúng số lượng đã mua và đúng giá trong
hợp đồng mua bán.
* Nhận thuốc và kiểm tra thuốc.
+ Trước khi hàng nhập vào kho bên mua phải giám sát, kiểm tra giữa
dự trù với hóa đơn giao hàng có đúng số lượng, chủng loại, chất lượng
thuốc như đã quy định trong hợp đồng trước đó hay không. Khi giao hàng
phải có đầy đủ giấy báo lô, ghi rõ số đăng ký, số kiểm soát, lô sản xuất, hạn
dùng của thuốc, phiếu kiểm nghiệm.
+ Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần khi kiểm nhận phải
làm biên bản kiểm nhập theo quy chế thuốc độc.
+ Thuốc nhập vào kho phải thông qua hội đồng kiểm nhập theo quy
định của bệnh viện.
1.2.3. Cấp phát thuốc.
* Về tổ chức kho:
Hệ thống kho dược được chia thành kho chính và kho lẻ phục vụ cho
hoạt động cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú, cấp phát thuốc là hoạt động
quan trọng trong cung ứng thuốc, khoa dược có quy trình cấp phát thuốc,
thủ tục hợp lý, đảm bảo chặt chẽ, đúng nguyên tắc.
- Kho chính: Thủ kho là dược sĩ đại học giúp trưởng khoa làm dự trù
mua thuốc, nắm vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các kho lẻ.
- Kho cấp phát lẻ: Cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm
y tế, các khoa phòng. Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc
dược sĩ được ủy quyền ký tên.
Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 03 kiểm tra 03 đối chiếu
theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
16
* Tồn trữ và bảo quản thuốc:
- Chất lượng thuốc có thể bị ảnh hưởng do quá trình tồn trữ và bảo
quản, thuốc khi được nhập vào kho cần phải tuân theo điều kiện bảo quản
của nhà sản xuất, nếu không có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì áp dụng điều
kiện bảo quản thông thường (< 30°C). Các thuốc nghiện, hướng thần bảo
quản theo quy định.
- Kho thuốc phải cao ráo, thoáng mát, có các quy trình quản lý, hệt
thống theo dõi quá trình bảo quản, tồn trữ thuốc an toàn, có phiếu theo dõi
ghi chép mỗi ngày( nhiệt độ và độ ẩm).
- Hạn dùng thuốc cũng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng thuốc. Cần lưu giữ thuốc theo quy định hạn gần xuất trước (First-
expiry, First- out). Đối với thuốc có cùng hạn sử dụng tuân theo quy định
nhập trước xuất trước (First-in, First-out).
Hoạt động cấp phát thuốc được đánh giá là có hiệu quả khi:
- Luôn dự trữ trong kho một lượng thuốc hợp lý, không để xảy ra
tình trạng thiếu hoặc thừa thuốc
- Thuốc được bảo quản trong điều kiện tốt, không bị quá hạn sử dụng.
- Hạn chế tối đa tình trạng hao hụt thuốc vì các nguyên nhân khác nhau.
- Thuốc được cấp cho các khoa, phòng đúng, đủ, kịp thời, chất
lượng đảm bảo.
- Có đủ phương tiện vận chuyển nhanh chóng.
- Theo dõi và hướng dẫn quản lý tủ thuốc trực tại các khoa, phòng
trong bệnh viện.
- Xử lý kịp thời những khó khăn ngoài dự kiến.
- Lưu trữ các hồ sơ và dữ liệu đầy đủ, trung thực, chính xác và
minh bạch.