Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

QUÁN THỊ LỆ HẰNG

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC
HƯỚNG TÂM THẦN VÀ TIỀN CHẤT DÙNG
LÀM THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM,
CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

QUÁN THỊ LỆ HẰNG

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC
HƢỚNG TÂM THẦN VÀ TIỀN CHẤT DÙNG
LÀM THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM,
CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƢƠNG NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng



HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
------  ------

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhiều cá nhân, tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, người thầy đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Khoa Dược các Bệnh viện
trong tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số
liệu cho luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng
Sau Đại Học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Bình Dương, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Học viên

Quán Thị Lệ Hằng


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Công ƣớc quốc tế kiểm soát các chất ma tuý, chất hƣớng thần
1.1.1 Công ước 1961
1.1.2 Công ước 1971
1.1.3 Công ước 1988
1.1.4 Những qui định chung của các Công ước quốc tế trong việc kiểm
soát các hoạt động có liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc
1.2 Tình hình quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc ở Việt Nam
1.2.1 Khái niệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc
1.2.2 Quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc
1.2.3 Qui chế về kê đơn trong điều trị ngoại trú
1.3 Vài nét về tỉnh Bình Dƣơng
1.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội
1.3.2 Công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc tại tỉnh Bình Dương
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.2 Đối tượng quan sát
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp
2.2.2 Xác định các biến số nghiên cứu
2.2.3 Mẫu nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang
1
3
3
3
4
5
6
7
12
13
17
20
20
21
24
24
24
24
24
25
25
26
32
34
34

35


3.1. Phân tích việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý
thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014
3.1.1 Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc thành phẩm gây nghiện,
thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ
sở khám chữa bệnh
3.1.2 Thực hiện giao nhận thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.1.3 Thực hiện bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.4 Thực hiện cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.5 Thực hiện xử lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất do trong quá trình sử dụng
3.1.6 Thực hiện hủy thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa
bệnh
3.1.7 Thực hiện hủy bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm gây
nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại
các cơ sở khám chữa bệnh
3.1.8 Thực hiện sổ sách, báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc
thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.9 Mức độ thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở

khám chữa bệnh
3.2. Phân tích sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện
kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh
trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014
3.2.1 Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa
bệnh năm 2014

35

35
36
37

40
41
42

43

44

46

48

48



3.2.2 Phân tích việc thực hiện kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại
các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1 Việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám, chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
4.2 Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê đơn
Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn
tỉnh Bình Dương năm 2014
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

51
59
59

67
72
72
74


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ

Tiếng Anh


Tiếng Việt

viết tắt
DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH

Dược sĩ trung học

“N”

Đơn thuốc gây nghiện

TTYT

Trung tâm Y tế

TPGN

Thành phẩm gây nghiện

TPHTT

Thành phẩm hướng tâm thần

TPTC


Thành phẩm tiền chất

GSP

Good Storage Practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc

INCB

International Narcotic Control Board

Ban kiểm soát Ma túy Quốc tế

INN

International Nonproprietaty Name

Tên thuốc quốc tế không được
đăng ký bảo hộ độc quyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1


Phân loại các chất gây nghiện theo Công ước Quốc tế 1961

4

1.2

Phân loại các chất hướng thần theo Công ước Quốc tế 1971

5

1.3

Phân loại các tiền chất theo Công ước Quốc tế 1988

6

1.4

Hoạt chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất

11

dùng làm thuốc sử dụng làm thuốc ở Việt Nam so với quy định
của các Công ước quốc tế
1.5

Dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 về chất gây nghiện

11


1.6

Dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 về chất hướng tâm thần

12

2.7

Danh sách của các cơ sở khám chữa bệnh được khảo sát

25

2.8

Các biến số nghiên cứu

26

2.9

Đặc điểm nơi sống của bệnh nhân

33

2.10

Phân bố bệnh nhân theo đơn của cơ sở khám chữa bệnh

33


3.11

Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc thành phẩm gây

35

nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm
tiền chất
3.12

Thực hiện giao nhận thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành

36

phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.13

Thực hiện bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành

38

phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.14

Thực hiện cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành

40

phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất

3.15

Thực hiện xử lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất do trong quá
trình sử dụng

42


3.16

Thực hiện hủy thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm

42

hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.17

Thực hiện hủy bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm

43

gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành
phẩm tiền chất
3.18

Thực hiện sổ sách, báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc

45


thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.19

Mức độ thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc

47

gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
tại các cơ sở khám chữa bệnh
3.20

Số lượng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện tại các cơ sở

49

khám chữa bệnh năm 2014
3.21

Số lượng sử dụng thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc

50

thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa bệnh năm 2014
3.22

Thực hiện đúng quy định về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn

51

thuốc gây nghiện Morphin

3.23

Một số lỗi mắc phải về mặt thủ tục hành chính khi kê đơn thuốc

52

gây nghiện Morphin
3.24

Thực hiện quy định về ghi tên thuốc trong đơn thuốc gây nghiện

53

Morphin
3.25

Thực hiện quy định về kê đơn sử dụng thuốc gây nghiện

54

Morphin
3.26

Thực hiện quy định về ghi cách sử dụng thuốc gây nghiện

56

Morphin
3.27


Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân trên đơn thuốc gây nghiện

57

Morphin
3.28

So sánh nơi kê đơn thuốc gây nghiện Morphin và địa bàn nơi cư
trú của bệnh nhân

58


DANH MỤC HÌNH

Hình
3.1

Tên hình
Thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất để

Trang
39

chung một tủ nhưng ngăn riêng
3.2

Tủ thuốc thành phẩm gây nghiện và tủ thuốc thành phẩm hướng

39


tâm thần, tiền chất
3.3

Ngăn riêng cho thuốc thành phẩm gây nghiện

40

3.4

Ngăn riêng cho thuốc thành phẩm hướng tâm thần, tiền chất

40

3.5

Lưu vỏ thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất

44

3.6

Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin không ghi họ tên Bác sỹ

52

3.7

Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin ghi khó đọc, chữ mất nét


53

3.8

Đơn thuốc gây nghiện Morphin chưa ghi đúng nồng độ và hàm

54

lượng
3.9

Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin kê quá ngày quy định

55

3.10

Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin không ghi ngày kết thúc

55

điều trị
3.11

Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin không ghi liều dùng trong

56

24 giờ
3.12


Mẫu đơn thuốc gây nghiện Morphin không ghi giới tính

57


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc thuộc
danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Các hoạt động liên quan đến các thuốc
trên không chỉ phải thực hiện theo Luật Dược mà còn phải theo Luật Phòng
chống ma túy, vì chỉ cần dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, bị suy nhược
tâm thần, gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ.
Do đó, quản lý thuốc nói chung, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc nói riêng cần phải được xem xét quản lý toàn diện
và phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, vận
chuyển, bảo quản, mua bán đến sử dụng.
Ngày nay, xã hội phát triển, dân trí được nâng cao đòi hỏi dịch vụ y tế nói
chung và công tác dược nói riêng đáp ứng toàn diện hơn [1]. Điều này cho thấy
công tác chăm sóc sức khỏe luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và toàn
dân trong bất kỳ giai đoạn nào. Cơ sở khám chữa bệnh là nơi trực tiếp chăm sóc
sức khỏe cho người dân, trong đó khoa Dược là bộ phận không thể thiếu và có
phần đóng góp quan trọng trong công tác cung ứng thuốc cho bệnh viện và là cơ
sở hậu cần phục vụ cho công tác điều trị.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
2.694,43 km2, dân số 1.802.500 người, mật độ dân số là 669 người/km2. Bình
Dương là một trong các địa phương năng động trong kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,9%/năm, thu hút nhiều
các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống người dân
được cải thiện, mặt bằng dân trí đang dần được nâng cao [25]. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Bình Dương về cơ sở khám chữa bệnh có 25 cơ sở có sử dụng thuốc

thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm
tiền chất trong đó có 10 bệnh viện công lập và 8 bệnh viện đa khoa tư nhân có
sử dụng thuốc đã được Sở Y tế Bình Dương quản lý [16].
1


Các qui chế, các văn bản qui định được Bộ Y tế ban hành từ trước đến nay
đã đáp ứng phần nào về quản lý thuốc nói chung và thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế
hoạt động của ngành, sự tuân thủ của các cơ sở y tế ở các nơi không giống nhau,
vẫn còn một số cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các qui định đó. Do
vậy, sự chấp hành các văn bản pháp quy thật sự ở mức nào còn là một vấn đề
đòi hỏi phải được trả lời sáng tỏ. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu về thực trạng
quản lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và
thuốc thành phẩm tiền chất ở các cơ sở khám, chữa bệnh tại tỉnh Bình Dương.
Nhằm giúp các nhà quản lý ngành y tế nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: Phân tích việc thực hiện quy định quản lý thuốc
gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở
khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014” với 2 mục tiêu
sau:
1. Phân tích việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám,
chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014.
2. Phân tích sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê đơn Morphin
trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình
Dương năm 2014.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm

thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 và
trong những năm tiếp theo.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Công ƣớc quốc tế kiểm soát các chất ma tuý, chất hƣớng thần
Những năm 60 của thế kỷ thứ XX Liên hợp quốc đã cho ra đời ba Công
ước quốc tế về kiểm soát các chất ma tuý với lý do Liên hợp quốc thừa nhận
việc dùng các gây nghiện trong y học vẫn còn là điều không thể thiếu được để
giảm sự đau đớn và cần cung cấp đầy đủ để đảm bảo có được các chất gây
nghiện cho mục đích y học. Do đó việc ra đời các Công ước này nhằm mục đích
giới hạn việc sử dụng các chất đó vào mục đích y học và khoa học, tạo điều kiện
cho sự hợp tác và kiểm soát quốc tế một cách liên tục nhằm đạt được những mục
tiêu và mục đích đó.
1.1.1. Công ước 1961
Công ước 1961 được Hội nghị Liên hợp quốc thông qua ngày 30/3/1961 tại
New York - Mỹ, tham gia hội nghị gồm có đại diện của 73 Quốc gia tham dự.
Công ước bao gồm 50 Điều qui định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt
động của INCB, các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất gây nghiện cho
mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các qui định về thương mại Quốc tế đối
với các chất gây nghiện, quy định về hình phạt, hoạt động chống buôn bán bất
hợp pháp, các biện pháp giám sát và kiểm soát...
Công ước 1961 cũng đưa ra Danh mục các chất Ma tuý phải kiểm soát gồm
98 chất. Sau đó đến năm 1972, Công ước 1961 cũng đã được sửa đổi theo Nghị
định thư 1972 và đã cập nhật bổ sung vào Danh mục các chất Ma tuý phải kiểm
soát theo Công ước 1961 lên tới 133 chất được chia làm 3 Danh mục [22].


3


Bảng 1.1. Phân loại các chất gây nghiện theo Công ƣớc Quốc tế 1961
Số chất gây nghiện
Danh mục
Danh mục

Các chất Ma tuý được dùng hạn chế

I

trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên

Danh mục

cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc

II
Danh mục
IV

Công ước

Công ước

1961

1961 sửa đổi


84

106

8

10

6

17

trong lĩnh vực y tế.
Các chất Ma túy tuyệt đối cấm sử
dụng trong lĩnh vực y tế
Tổng cộng:

98

133

1.1.2. Công ước 1971
Công ước 1971 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại Viên ngày
21/2/1971, tham gia hội nghị gồm có đại diện của 71 Quốc gia tham dự.
Cũng tương tự như Công ước 1961, Công ước 1971 bao gồm 33 Điều qui
định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt động của INCB, các chế độ dự báo
nhu cầu sử dụng các chất hướng thần cho mục đích y học và nghiên cứu khoa
học, các qui định về thương mại Quốc tế đối với các chất hướng thần...
Công ước 1971 cũng đưa ra Danh mục các chất hướng thần phải kiểm soát
gồm 33 chất. Sau đó Danh mục các chất hướng thần đã được cập nhật bổ sung,

vì vậy cho tới nay tổng số chất các chất hướng thần phải kiểm soát theo Công
ước 1971 lên tới 116 chất, được chia làm 4 Danh mục [23]:

4


Bảng 1.2. Phân loại các chất hƣớng thần theo Công ƣớc Quốc tế 1971
Số chất hƣớng tâm thần
Danh mục

Danh

Các chất hướng thần tuyệt đối cấm

mục I

sử dụng trong lĩnh vực y tế

Danh
mục II

Công ước

Công ước 1971

1971

sửa đổi

10


28

6

17

5

9

12

62

33

116

Các chất hướng thần hạn chế sử
dụng trong phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều tra tội
phạm hoặc trong lĩnh vực y tế.

Danh

Các chất hướng thần được dùng

mục III


trong phân tích kiểm nghiệm,

Danh

nghiên cứu khoa học, điều tra tội

mục IV

phạm hoặc trong lĩnh vực y tế.
Tổng cộng:

1.1.3. Công ước 1988
Công ước 1988 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp
toàn thể lần thứ 6 tại Viên ngày 19/12/1988.
Công ước này ra đời nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa các Quốc gia
thành viên tham gia Công ước để họ có thể giải quyết có hiệu quả hơn những
vấn đề khác nhau về kiểm soát hoạt động buôn bán bất hợp pháp quốc tế các
chất Ma tuý và các chất hướng thần. Để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, các
thành viên tham gia Công ước cần áp dụng những biện pháp cần thiết kể cả biện
pháp mang tính tổ chức và pháp lý phù hợp với những qui định cơ bản của hệ
thống luật pháp nước mình.

5


Công ước 1988 bao gồm 34 Điều qui định về các chế độ Dẫn độ tội phạm
Ma tuý xuyên quốc gia, quyền tài phán, sự hợp tác quốc tế và tương trợ pháp lý,
trao đổi thông tin, hình thức hợp tác với nhau trong việc điều tra tội phạm Ma
tuý quốc tế, đào tạo, các biện pháp nhằm loại trừ việc trồng trái phép các loại
cây có các chất ma túy và nhằm xóa bỏ nhu cầu sử dụng trái phép các chất ma

túy và các chất hướng thần, vận chuyển thương mại,... Công ước 1988 còn qui
định Danh mục các tiền chất và các chất hoá học không thể thiếu được trong quá
trình tổng hợp ra các chất Ma tuý và chất hướng tâm thần gồm 22 chất được chia
thành 2 Danh mục [24]:
Bảng 1.3. Phân loại các tiền chất theo Công ƣớc Quốc tế 1988
Danh mục

Số tiền chất

Danh

Các tiền chất để tổng hợp tổng hợp ra các chất Ma

mục I

tuý và chất hướng tâm thần

Danh

Các chất hoá học không thể thiếu được trong quá

mục II

trình tổng hợp ra các chất Ma tuý và chất hướng

11

11

tâm thần

Tổng cộng:

22

1.1.4. Những qui định chung của các Công ước quốc tế trong việc kiểm
soát các hoạt động có liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc
Các Công ước qui định các chế độ quản lý đặc biệt đối với các loại thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc như sau:
Chế độ báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng các chất gây nghiện, chất
hướng thần trong lĩnh vực Y tế, nghiên cứu khoa học hay điều tra tội phạm.
Thông báo Tên và địa chỉ của cơ quan Chính phủ có thẩm quyền cấp phép
xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc này cho INCB.

6


Qui định chế độ báo cáo, mẫu biểu, màu sắc của Giấy phép xuất, nhập
khẩu, lưu trữ hồ sơ buôn bán, sản xuất các loại thuốc này để cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra khi cần thiết.
Các qui định liên quan tới thương mại quốc tế chẳng hạn như: khi một
quốc gia nào định xuất, nhập khẩu các chất qui định trong Công ước ngoài việc
phải gửi Giấy phép xuất nhập khẩu cho INCB còn phải gửi cho cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất, hay nhập khẩu để biết rõ số lượng, tên hoạt chất. Thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần chỉ được phép xuất hay nhập sau khi đã có ý
kiến chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi việc xuất, nhập khẩu đã
thực hiện xong, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập (xuất) phải thông báo
cho nước xuất (nhập) biết được kết quả của việc xuất, nhập này (thông báo
chính xác số lượng xuất, nhập, địa điểm xuất, nhập...)
Qui định chế độ cung cấp, trao đổi thông tin cần thiết cho việc kiểm soát

việc vận chuyển hợp pháp các chất ma tuý, chất hướng thần...
Qui định chế độ dự trù hàng năm trên cơ sở báo cáo tình hình sử dụng của
năm trước, nếu số lượng dự trù bất thường so với các năm trước phải được giải
thích và chứng minh hoặc đôi khi có sự thẩm tra thực tế của nhân viên INCB.
Hàng năm INCB đều gửi thông báo đầy đủ về tình hình quản lý, sử dụng các
loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần của các nước trên Thế giới để tham
khảo.
Ngoài ra các Công ước còn qui định chế độ xử phạt, thanh tra, giám sát
việc thực hiện các qui định của Công ước. Qui định việc phối hợp với Cảnh sát
quốc tế (ENTERPOL) điều tra chống tội phạm về ma tuý quốc tế, và các qui
định có liên quan đến các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp...[22], [23], [24].
1.2. Tình hình quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc ở Việt Nam

7


Trong những năm qua và hiện nay, tình trạng nghiện Ma tuý và các tội
phạm về ma tuý ở nước ta diễn ra rất phức tạp, đã và đang trở thành hiểm họa
lớn cho toàn xã hội. Không một địa phương nào, thậm chí không một gia đình
nào không bị đe dọa bởi hiểm hoạ Ma tuý. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm,
suy thoái nòi giống sức khoẻ, nhân cách đạo đức, phẩm giá con người, phá hoại
hạnh phúc của nhiều gia đình, làng xóm... Hiện thế giới có khoảng 250 triệu
người nghiện, mỗi năm sử dụng hàng nghìn tấn ma túy các loại, gây thiệt hại
khoảng 1.000 tỷ USD. Riêng ở nước ta, năm 2014, có khoảng 204.277 người
nghiện ma túy trong diện hồ sơ quản lý của lực lượng công an, tăng 22.981
người (12,14%) so với cuối năm 2013 (nhưng thực tế số người sử dụng ma túy ở
Việt Nam có thể còn lớn hơn nhiều). Tệ nạn Ma túy là tác nhân làm tăng nhanh
các tệ nạn xã hội khác, đặc biệt là lan truyền dịch HIV/AIDS.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc, mỗi
năm mỗi cơ sở cai nghiện khoảng 40 - 50 người nghiện; 117 cơ sở điều trị
methadone tại 38 tỉnh, thành phố đang điều trị cho 20.669 người nghiện ma túy.
Đến năm 2015, theo chủ trương của Chính phủ, giao chỉ tiêu cho các tỉnh phải
điều trị thay thế bằng methadone cho 80.000 người nghiện. Đây là một quyết
tâm rất lớn của Chính phủ, các ngành và địa phương, góp phần ngăn chặn tình
trạng người nghiện ma túy [26].
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về Ma tuý gặp nhiều khó khăn
do bọn tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, nhiều vụ mua bán, sử
dụng trái phép chất Ma tuý có tổ chức chặt chẽ, phương tiện hoạt động hiện đại
và đang xuất hiện mối quan hệ với bọn tội phạm ở nước khác . Trước diễn biến
phức tạp của tình hình nghiện Ma tuý và tội phạm về Ma tuý trong nước cũng
như phạm vi quốc tế, việc ban hành một văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực
pháp lý cao, điều chỉnh tập trung, thống nhất những vấn đề cơ bản về phòng
chống Ma tuý là rất cấp thiết nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội vào cuộc
đấu tranh này. Đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước ta đã chính thức tham gia các
8


Công ước Quốc tế về phòng, chống Ma tuý Công ước 1961, Công ước 1971 và
Công ước 1988 vào ngày 4/11/1997, việc có một đạo Luật do Quốc hội thông
qua điều chỉnh những vấn đề về phòng chống Ma tuý lại cấp thiết hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ban
ngành xây dựng Luật phòng, chống ma tuý số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12
năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý
số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Để hướng dẫn chi tiết thực hiện một số Điều của Luật phòng, chống Ma
tuý, Chính phủ đã ban hành các Nghị định sau:
Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ
hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong

nước.
Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ
quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt
Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ
về việc ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Để tăng cường công tác quản lý, Chính phủ Việt Nam cho thành lập Uỷ
ban kiểm soát ma tuý Quốc gia trực thuộc Chính phủ là cơ quan đầu mối tổng
hợp tình hình sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phòng chống tội phạm về ma tuý
trong cả nước.
Ở Việt Nam trong những năm trước khi Luật phòng, chống Ma tuý ra đời
việc quản lý các chất gây nghiện, chất hướng thần và tiền chất sử dụng cho các
mục đích như nghiên cứu khoa học, phân tích kiểm nghiệm, đấu tranh phòng
chống tội phạm, và trong lĩnh vực y tế hoặc trong công nghiệp thực hiện theo
những qui định riêng của các Bộ chuyên ngành như Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ
Công nghiệp...

9


Những năm gần đây công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần vẫn giữ được nề nếp, đảm bảo quản lý chặt chẽ theo các Công ước quốc tế,
không để thất thoát vào các mục đích bất hợp pháp; thực hiện báo cáo, dự trù, sử
dụng, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất với INCB
theo đúng quy định.
Năm 2008 Cục Quản lý Dược đã cấp 126 giấy phép nhập khẩu thuốc và
nguyên liệu thuốc gây nghiện; 38 giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu tiền
chất làm thuốc; 90 giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc hướng thần;
Đảm bảo thực hiện hợp tác quốc tế và hợp tác với các cơ quan điều tra, hải quan,
Ủy ban phòng chống ma túy, các bộ ngành khác trong các vấn đề liên quan đến

quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất
và thuốc viện trợ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [10].
Các cơ sở đã thực hiện các quy định về nhập khẩu, mua, bán, bảo quản, cấp
phát thuốc theo quy định tại Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, Quy chế quản lý
thuốc hướng tâm thần. Dự trù thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc theo đúng qui định hiện hành. Việc kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, sử dụng thực hiện các quy định tại Quy chế quản lý thuốc gây
nghiện, Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần được tiến hành thường xuyên
hơn.
Nhằm tăng cường công tác quản lý chặt chẽ thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trong ngành y tế tại thời điểm này Bộ Y tế
ban hành Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 gồm 6 chương với 21 điều
quy định về việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, kê đơn, pha
chế, cấp phát và sử dụng, giao nhận, vận chuyển, bảo quản, dự trù, lưu trữ hồ sơ,
sổ sách, báo cáo và hủy thuốc. Ban hành kèm theo danh mục thuốc gây nghiện
43 hoạt chất, danh mục thuốc hướng tâm thần 69 hoạt chất và danh mục tiền
chất dùng làm thuốc 8 hoạt chất.
10


Bảng 1.4. Hoạt chất thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc sử dụng làm thuốc ở Việt Nam so với quy định của các
Công ƣớc quốc tế
STT Nhóm hoạt chất

Số hoạt chất sử dụng
làm thuốc ở Việt Nam

Số hoạt chất quy

định của các Công
ƣớc quốc tế

1

Thuốc gây nghiện

43

133

2

Thuốc hướng tâm thần

69

116

3

Tiền chất

8

22

Số lượng hoạt chất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc sử dụng làm thuốc ở Việt Nam ít hơn so với số hoạt chất quy
định của các Công ước quốc tế.

Hàng năm vào ngày 31/12 các nước dự báo nhu cầu sử dụng cho Ban kiểm
soát các chất Ma túy Quốc tế.
Ở Việt Nam dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 về chất gây nghiện
được tính theo gram gồm 13 hoạt chất [20].
Bảng 1.5. Dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 về chất gây nghiện
Tên hoạt chất gây nghiện

STT

Grams

1

Alfentanil

1

2

Codeine

3

Dihydrocodeine

120.000

4

Ethyl morphine


2.000

5

Fentanyl

6

Hydrocodone

7

Hydromorphone

8

Methadone

2.000.000

9

Morphine

80.000

10

Oxycodone


120.000

11

Pethidine

220.000

12

Remifentanil

100

13

Sufentanil

10

10.800.000

600
20.000
20

11



Dự báo nhu cầu sử dụng hoạt chất gây nghiện cho năm 2015 nhiều nhất
Codein, Methadone, Pethidine, …và sử dụng ít nhất Alfentanil.
Về chất hướng tâm thần dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 của Việt
Nam được tính theo gram gồm 19 hoạt chất [21].
Bảng 1.6. Dự báo nhu cầu sử dụng cho năm 2015 về chất hƣớng tâm thần
STT

Tên hoạt chất

Grams

STT

hƣớng tầm thần

Tên hoạt chất

Grams

hƣớng tầm thần

1

Alprazolam

3.000

11

Methylphenidate


5.000

2

Bromazepam

30.000

12

Midazolam

25.000

3

Buprenorphine

3.000

13

Nitrazepam

3.000

4

Chlordiazepoxide


200.000

14

Pentazocine

5.000

5

Clonazepam

2.000

15

Pentobarbital

5.000

6

Clorazepate

9.000

16

Phenobarbital


15.000.000

7

Diazepam

8

Flunitrazepam

5.000

9

Lorazepam

3.000

10

Meprobamate

10.000.000 17

Tetrazepam

10.000

18


Triazolam

1.000

19

Zolpidem

20.000

500.000

Dự báo nhu cầu sử dụng hoạt chất hướng tâm thần cho năm 2015 nhiều
nhất Phenobarbital, Diazepam, Bromazepam, Meprobamate…và sử dụng ít nhất
Triazolam
1.2.1. Khái niệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc

12


Thuốc gây nghiện
Là thuốc nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nghiện, được quy định tại danh
mục thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [14].
Thuốc hướng tâm thần
Là thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương, nếu sử dụng không đúng
có khả năng lệ thuộc vào thuốc, được quy định tại danh mục thuốc hướng tâm
thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [14].
Tiền chất dùng làm thuốc
Là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, là thành phần tham gia vào công thức của
chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, được quy định tại danh mục tiền chất do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [14].
1.2.2. Quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc
1.2.2.1 Nhân sự giữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc
Thủ kho quản lý thuốc gây nghiện phải tốt nghiệp đại học dược hoặc trung
học dược được người đứng đầu cơ sở ủy quyền bằng văn bản (mỗi lần ủy quyền
không quá 12 tháng).
Đối với thủ kho quản lý thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc
phải tốt nghiệp trung học dược trở lên [6].
1.2.2.2 Cấp phát và sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất

13


Khoa dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị theo Phiếu lĩnh thuốc thành
phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền
chất và trực tiếp cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú.
Trưởng khoa dược hoặc người tốt nghiệp đại học dược được trưởng khoa
ủy quyền bằng văn bản ký duyệt phiếu lĩnh thuốc TPGN, thuốc TPHTT và thuốc
TPTC của các khoa điều trị.
Trưởng khoa điều trị, trưởng phòng khám ký duyệt phiếu lĩnh thuốc TPGN,
thuốc TPHTT và thuốc TPTC cho khoa phòng mình.

Tại các khoa điều trị, sau khi nhận thuốc từ khoa dược, điều dưỡng viên
được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số
lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh;
Thuốc TPGN, thuốc TPHTT và thuốc TPTC thừa do không sử dụng hết
hoặc do người bệnh chuyển viện hoặc tử vong, khoa điều trị phải làm giấy trả lại
khoa dược. Trưởng khoa dược căn cứ điều kiện cụ thể để quyết định tái sử dụng
hoặc hủy theo quy định và lập biên bản lưu tại khoa dược.
Khoa dược phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc TPGN, thuốc
TPHTT và thuốc TPTC xuất, nhập, tồn kho.
Đối với khoa, phòng điều trị trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử
dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc
thành phẩm tiền chất trong tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải để ngăn riêng do
điều dưỡng viên trực giữ và cấp phát theo y lệnh. Khi đổi ca trực, người giữ
thuốc của ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho người giữ thuốc
của ca trực sau [6].
1.2.2.3 Giao nhận, vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc
Khi giao, nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất thì người
giao, người nhận thuốc phải kiểm tra đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng,
số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc về mặt cảm quan; phải ký
14


và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho. Người giao, người nhận thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tốt nghiệp
dược sỹ trung học dược trở lên [6].
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất phải được đóng gói,
niêm phong và có biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát trong quá
trình vận chuyển; trên bao bì cần ghi rõ nơi xuất, nơi nhập, tên thuốc, số lượng
thuốc.

Người đứng đầu cơ sở phải giao nhiệm vụ bằng văn bản cho người tốt
nghiệp trung học dược trở lên của cơ sở mình chịu trách nhiệm vận chuyển
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc; người chịu
trách nhiệm vận chuyển phải mang theo văn bản trên, chứng minh thư nhân dân
(hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp pháp), hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho; chịu
trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc về mặt cảm quan trong
quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho bên nhận [6].
1.2.2.4 Bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng
tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất
Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc
thành phẩm tiền chất phải được bảo quản trong kho tuân thủ các quy định về
"Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP).
Kho, tủ bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng
tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất có khoá chắc chắn. Nếu không có kho, tủ
riêng, thuốc thành phẩm gây nghiện có thể để chung với thuốc thành phẩm
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt để
tránh nhầm lẫn.
Đối với bảo quản thuốc TPGN, thuốc TPHTT và thuốc TPTC tại tủ trực, tủ
thuốc cấp cứu: Thuốc phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khoá chắc
chắn. Số lượng, chủng loại thuốc TPGN, thuốc TPHTT và thuốc TPTC để tại tủ

15


×