Đề: Nhà văn Kim Lân đã nói về truyện ngắn Vợ nhặt:
“Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”
Hãy chứng tỏ điều lạc quan đó qua các nhân vật trong Vợ nhặt của ông.
BÀI LÀM
Vợ nhặt là tác phẩm ưu tú của nhà văn Kim Lân và cùng là một trong những thành tựu xuất sắc cua nền văn học
cách mạng. Tác phẩm ra đời cách đây đã trên bốn mươi năm, viết về một giai đoạn đau thương trogn lịch sử dân
tộc: Nạn đói năm 1945 - Từ Quảng Trị đến Bắc Bộ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói; thế nhưng, tác phẩm
không mang tính nhất thời và sẽ bất tử với thời gian bởi giá trị nhân văn cao cả: niềm tin không bao giờ tắt
hướng về con người. Trong tác phẩm, niềm tin ấy được thể hiện ở chỗ: những người đói, họ không nghĩ đến cái
chết, mà nghĩ đến cái sống.
Như nhiều tác phẩm trước đó viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước những số phận
lương thiện và cùng khổ. Ông không dành ra nhiều trang viết mô tả kĩ hiện thực tàn khốc lúc bấy giờ - người
chết đói như ngả rạ- mà chú tâm thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái bề ngoài xác xơ vì đói khát của
những người nghèo khổ. Cốt truyện Vợ nhặt thật đơn giản: một anh chàng nghèo khổ - tên Tràng - độc thân, chỉ
với mấy câu hò chơi cho đỡ nhọc, đã có được cô “Vợ nhặt” –đang sống dở chết dở vì đói khát”. Đêm tân hôn
của họ âm thầm trong bong tối, giữa tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió đưa lại. Bữa
cơm ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ và người mẹ già chỉ có cháo loãng, muối hột, nhưng họ ăn uống rất ngon
lành trong hồi trống thúc thuế. Ba mẹ con vừa ăn cơm, vừa bàn chuyện Việt Minh phá kho thóc chia cho dân
nghèo. Trong óc Tràng, vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
Ngay từ đầu, câu chuyện đã hiện lên đượm màu sắc tang thương tử khí. Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào.
Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như
những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong
làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối
của rác rưởi và mùi gây của xác người. Thực không còn gì ảm đạm hơn bức tranh quê ấy. Trong khi trước đó
không lâu, mỗi chiều Tràng đi làm về “cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy lại xôn xao lên được một lúc” còn bây giờ, cái
đó đã đè nặng lên vai mỗi người; ngay cả bọn trẻ - những đứa bé hồn nhiên, vô từ nhất cũng mất đi sự tự nhiên,
ngây thơ của mình, chúng ủ rũ, không buồn nhúc nhích…
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều, người trông xóm bỗng thấy Tràng về với một người
đàn bà nữa. Tràng dẫn người đàn bà này về làm vợ, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái tiếp nối sự sống. Giọng
văn lúc này thật dồn nén và gây cam xúc mạnh, mộc mạc mà lôi cuốn: Mặt hắn có vẻ gì phớn phơ khác thường.
Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt sang lên lấp lánh. Đọc đến đây, ta không thể không nghĩ đến những
trang bi kịch ở đây đã vượt lên sự thong thường vẫn có: nó không phải là “hiện thân của sự ngu dốt” như Mác
nói, mà trở nên cao cả “đẹp lạ thường”. Đó là biểu hiện cao nhất của sự chiến thắng, niềm tin, ánh sang. Với chi
tiết Tràng cùng vợ, đi về nhà, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước nhà cũng có thêm một tiếng nói mới, có
sức mạnh hơn
Chuyện lấy vợ của Tràng, trước hết là một chuyện lạ mà thú vị. Điều ấy đã khiến người dân xóm ngụ cư hết sức
tò mò, từ trẻ con cho đến tất cả người làng: họ bàn tán…họ hiểu đôi phần, khuôn mặt họ bỗng dưng rạng hẳn
lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn những người dân làng, le lói lên một chút niềm tin. Họ thú vị nghĩ tới chuyện
Tràng có vợ. Có thể nói, trong phút chốc, khi Tràng cùng với cô “vợ nhặt” đi về làng, cái chết, sự ảm đạm
thâm
u
nơi
xóm
ngụ
cư
được
đẩy
sang
một
bên.
Xóm ngụ cư đang ở trên miệng vật cái chết, bỗng hé lên một thoáng sống
Nhưng, niềm vui vừa đến, đã phải nhường chỗ cho sự âu lo. Dân làng lo thay cho Tràng: Giời đất này còn rước
cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không. Tuy nhiên, đó không phải là nỗi lo tuyệt
vọng, mà là lo cho cái sống. Sự chết choc cứ ám ảnh, đe dọa sự sống, nhưng sự sống vẫn vượt lên cái chết.
Khuôn mặt “rạng rỡ” của người dân làng, ánh mắt của họ thực ý nghĩa, nói với chúng ta bao điều.
Ở bước đường cùng, người ta sinh ra liều lĩnh - điều đó thực đúng lắm thay! Hành động nhân đùa làm thật của
cô gái theo chân Tràng về nhà, xét đến cùng, là một hành động liều lĩnh. Tràng gặp người đàn bà ấy tất cả chỉ
có hai lần vào các dịp chở thóc lên tỉnh. Với Tràng, chị ta chẳng để lại trong anh ấn tượng gì. Bởi thế, lần thứ
hai gặp lại, Tràng phải mất một thời gian mới nhận ra và cũng như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác cua
Nam Cao, cai dạ dày chị đã chiến thắng khối óc con tim: được Tràng đãi, chị ăn liền một chập bốn bát bánh
đúc. Cái đói đẩy lùi ý thức, nhân cách, sĩ diện, quên cả thẹn thùng, người đàn bà không tên ấy cắm đầu ăn
“không chuyện trò gì”. Khi Tràng ngỏ lời, không cân suy nghĩ, chị cũng đi theo một cách dễn dàng, “vô tư lự”.
Thế mới hay, cái đói ghê gớm biết chừng nào. Và hai cái “liều” gặp nhau đã tạo nên một gia đình thời tao loạn.
Điều đáng chú ý là ở đây, khi cùng người Vợ nhặt về nhà, Tràng bỏ ra hai hào để mua một chai dầu, điều này có
nghĩa là anh ta thắp lên một ngọn lửa trong cuộc sống tăm tối của mình, đem lại chút ánh sáng cho gia đình
cũng như dân làng. Điều này chi phối toàn bộ văn phẩm. Cũng từ cuộc “hôn nhân” của Tràng, những người đời
mới thực sự không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sống.
Khi Tràng cùng vợ về nhà, cuộc sống trước mắt họ không kém phần thảm hại, căn nhà vắng teo, rúm ró; niêu
bát, quần áo xống bừa bộ…Ôi lấy vợ cưới chồng, yên bề gia thất! Việc lớn một đời hạnh phúc trăm năm! Vậy
mà họ bị bủa vây bởi sự nghèo đói chết choc. Nhưng sự sống vẫn tồn tại, tìm chỗ sinh sôi nảy nở. Tất cả thật dữ
dội, mà ý nghĩa thật lớn lao; sự sống luôn tồn tại, bất chấp cái chết…
Việc hai người xa lạ bỗng gắn bó với nhau trong cơn đói kém, chứng tỏ quyết tâm nghĩ đến cái sống của hai
người, đem lại cho họ - trước hết là Tràng một niềm vui lớn lao. Trong truyện ngắn, hơn hai mươi lần nàh văn
nhắc đến niềm vui và nụ cười thường trực của Tràng, khi đã có vợ. Tình yêu của hai người, có sức có sức cải
biến thật lớn.
“Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe
dọa…Trong lòng hắn, lúc này chỉ còn tình nghĩa của hắn với người đàn bà đi bên cạnh. Một cái gì đó mới mẻ,
lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông ấy…” Đúng vậy, niềm vui lớn nhất đời anh đã thành thực sự: có vợ.
Cái “mới mẻ”, “lạ lẫm” ấy là tinh thần trách nhiệm của một người chủ gia đình sẽ phải lèo lái con thuyền nhà gia đình qua thời điểm khó khăn, vươn lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt để xây dựng cuộc sống. Tràng bỏ sau
lưng tất cả những tiếng hờ khóc, quạ kiêu…
Chỉ sau một đêm “nên vợ, nên chồng” Tràng thấy mình có sự đổi khác: “Trong người êm ái lơ lửng như người
ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ như không phải…”. Chuyện được “ Vợ
nhặt “ của Tràng ngỡ như đùa nhưng lại là sự thật; bao nhiêu sự sống, sinh khí trở lại với Tràng, với gia đình
sau khi anh có vợ. Và cũng từ buổi “sáng hôm sau đó”, dường như tất cả sự thực chết choc không cón tồn tại
nữa, Tràng chỉ nghĩ đến sự gây dựng cuộc sộng, hướng về sự sống mà tạo lập hạnh phúc: “Tràng thấy thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lung. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà
như một cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong long. Bấy giờ
hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo cho vợ con sau này…”
Có thể nói, đó là biêu hiện cao nhất của tinh thần hướgn về sự sống, quên đi cái chết đang bủa vây.
Vợ Tràng là một nhân vật khá độc đáo. Chị không có tên, không tuổi, không đặc điểm nhận dạng quê quán.
Tưởng rằng, khi chị theo Tràng đi về nhà, với sự chao chat, chỏng lỏng, văn học Việt Nam lại có thêm một nhân
vật “không bình thường”. Nhưng không, ngòi bút của Kim Lân chưa bao giờ để nhân vật của mình tha hóa, biến
chất đến độ ấy. Khi về đến nhà Tràng, con người thật của chị mới hiện lên đầy đủ. Chị cứ ngồi mớm ở mép
giường, hai tay ôm khư khư cái thúng. Vì sao vậy? Cái thế ngồi rụt rè chông chênh ấy cũng là cái thế của lòng
chị, trăm mối ngổn ngang. Liệu chỗ ngồi ấy có phải là chỗ của chị không? Nhà này có phải là chốn để chị dung
thân?
Và cũng như Tràng, sau một đêm làm vợ, chị đã thay đổi hẳn: Trông chị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người
đàn bà hiền hậu, đúng mực…Cái đói một khi được xua đi, thì sự tốt đẹp dung như bản chất hiền trở lại với chị.
Ấy cũng là lúc chị nghĩ đến sự sống, lo cho gia đình mình. Chị quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy
ang…Có bàn tay săn sóc của chị căn nhà trở nên gọn gang, sáng sủa. Sự sống trở về với người với cảnh…
Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thây con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà
không khỏi bùi ngùi, thương xót: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái, nở mày nở mặt sau này. Còn mình thì…Nhưng bà thực sự vui mừng khi con trai đã
yên bề gia thất: Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủn beo u ám của bà rạng rỡ hẳn
lên…Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn.
Tràng à, khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá.
Này, ngoảnh đi ngoảnh lại, cả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Nghi đến cái sống không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắn xua đi thực tại hãi hung, để nhen nhóm niềm
tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên, món chè cám đã nhắc họ về thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến
một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa, bắt họ phải sống cuộc
sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần NGƯỜI đáng quý trong mỗi con người, cái phần NGƯỜI ấy sẽ
giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói
đến những kẻ hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống. Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào,
đã được nhà văn chuẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào
khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu
bởi anh chưa bắt đựợc mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung
của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp tục nối dòng
người kia, giành sự sống cho mình.
Vợ nhặt là thành công xuất sắc của nên văn học cách mạng. Với truyện ngắn này, Kim Lân bày tỏ thiện cảm sâu
sắc với những người nghèo khổ, nhưng giàu long nhân ái. Ông luôn khẳng định cái đói khát, chết choc không
thể giết chết niềm tin vào cuộc sống. Năm tháng qua đi, không còn mãi với thời gian là chất nhân văn cao cả
của một nghệ sĩ nhân đạo.